Wednesday, April 27, 2011

TRUYỆN NGẮN NGUYÊN NHUNG




Cơn Bão Rớt
Nguyên Nhung


Tôi tên Uyên, tên của một loài chim cô đơn, đứa trẻ mồ côi lớn lên bằng sự thương yêu cuả các nữ tu trong một Nữ Tu Viện tại Ðà Lạt. Tu Viện có khu nội trú dành cho những nữ sinh con nhà giàu, nhưng đấy chỉ là phương tiện để nhà Dòng lấy lợi tức sinh sống và làm việc bác ái. Suốt một thời ấu thơ, tôi và một số những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, bơ vơ không nơi nương tựa, đã nhận được sự chăm sóc trìu mến cuả những tấm lòng nhân hậu của các bà sơ áo trắng. Nếu không rời bỏ khu nội trú của nhà Dòng, thích tự lập đi làm để nuôi thân, chưa chắc tôi đã gặp Vĩnh, để đâu biết rằng từ đấy tôi đã theo chàng đi vào vùng phong ba, bão táp của tình yêu.

Năm đã khôn lớn, tôi có hỏi về cha mẹ mình, tôi được Soeur Jacqueline kể lại cho nghe đôi chút về cha mẹ tôi, vì Soeur là người đầu tiên đón nhận, săn sóc tôi như một người mẹ hiền. Một người đàn bà giúp việc cho gia đình cuả ông bà ngoại tôi, bồng đến tu viện một đưá bé gái chưa đầy tháng vào một ngày cuối Thu Ðà Lạt. Theo lời Soeur Jacqueline, cha tôi là một người trí thức yêu nước, trước khi theo kháng chiến đi hoạt động bí mật, đã để lại tôi trong bụng một cô gái con nhà giàu, có tiếng tăm. Mối tình lãng mạn mà kết quả là sau khi sinh tôi ra, mẹ tôi đã bị ông bà ngoại bắt kết hôn với một người Pháp rồi theo chồng về nước. . .

Tôi chẳng trách gì cha mẹ, cha tôi vì lý tưởng mà dấn thân vào con đường nguy hiểm, trước cảnh "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Mẹ tôi trẻ người non dạ, bị áp lực gia đình mà đành đoạn lià con để rồi cũng bơ vơ nơi xứ lạ quê người. Soeur Jacqueline nói với tôi như vậy, để an ủi tôi rằng dù sao tôi là kết hợp dòng máu của một người đàn ông quả cảm, với một người đàn bà xinh đẹp, con nhà danh giá. Nếu có trách chăng thì chỉ trách ông bà ngoại tôi đã áp lực quá lớn để mẹ con tôi tách lià nhau, không biết cha tôi có biết đến sự có mặt cuả tôi trong cuộc đời, và mẹ tôi có bao giờ ân hận đã bỏ một đứa con. Cha tôi không bao giờ trở về, nhưng chút ngạo mạn, can trường từ dòng máu của cha tôi còn luân lưu trong huyết quản, tôi cho rằng mình sẽ khuất phục tất cả để vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Khi tốt nghiệp xong Trung Học, lúc ấy tôi vừa mười chín tuổi. Tôi đã có chí tự lập, muốn ra ngoài làm việc như mọi ngưòi bình thường chứ không thể ở mãi trong tu viện, dù nơi này là chỗ trú ẩn an toàn nhất cho một người con gái. Tôi là con của cha tôi mà, dù không biết mặt mũi ông ra sao, nhưng tôi vẫn hình dung ra một khuôn mặt đàn ông rắn rỏi, nghị lực, xem thường tất cả những khó khăn, nguy hiểm. Tôi cũng biết tôi đẹp, di sản của mẹ tôi để lại, dáng người mảnh mai, yếu ớt nhưng nét mặt lại đầy nghị lực, sự pha trộn của cha và mẹ khiến mỗi khi im lặng suy nghĩ, nét mặt tôi chìm đắm xa xôi với đôi mắt trông đắm đuối rất mê hồn. Tôi khổ vì đôi mắt ấy, để khi gặp Vĩnh, đời tôi như con thuyền lao đao trong cơn sóng lớn, tôi mới cảm nhận được nỗi buồn trong đôi mắt mình, hình như là dấu hiệu báo trước sẽ gặp mối tình đầu đầy đau khổ.

Lúc ở trong Tu Viện, chúng tôi được xếp làm hai khu riêng biệt. Những cô nữ sinh con nhà giàu được cha mẹ gửi tới nội trú, họ có một thế giới riêng, được người khác phục vụ. Chúng tôi, những đứa trẻ mồ côi ở một khu riêng, có một thế giới riêng dù khi đi học, chúng tôi vẫn được sinh hoạt chung với nhau. Thật sự với lưá tuổi thiếu nữ vô tư lự, tôi không cảm thấy bao nhiêu sự chênh lệch giàu nghèo giữa con người với nhau. Nhưng mỗi lần xuân đến hay hè về, khi các bạn được gia đình đưa đón về nhà, còn chúng tôi cứ lủi thủi trong mấy bức tường cuả khu Tu Viện quạnh vắng, nhìn ra bên ngoài chỉ nhấp nhô những đồi thông bao xung quanh, tôi thấy đời ảm đạm quá. Chính điều này đã làm tôi muốn thoát ra khỏi nơi đó, bằng cách ra ngoài xin một việc làm cho cơ quan thiện nguyện, tôi đã trải qua những ngày ấu thơ buồn rầu trong cô nhi viện, nên cũng mang ước nguyện làm được một điều gì đó cho những người bất hạnh như tôi. Cùng với một cô bạn gái làm chung sở, gia đình ở Nha Trang, hai đưá tôi thuê một căn nhà nhỏ, ngoài giờ đi làm, tôi và Linh còn nhận đan áo ấm cho những tiệm đan len ở Ðà Lạt.

Thời gian ấy, Linh có một anh bạn cùng quê đang thụ huấn ở Trường Võ Bị, ngày chủ nhật nào anh cũng ghé thăm Linh và dẫn theo một anh bạn cùng khoá. Mới gặp nhau lần đầu, tôi đã bị cuốn hút ngay vào Vĩnh bởi nét chững chạc, khôi ngô, đằm thắm toát ra trong từng cử chỉ,lời nói. Từ đấy quen lệ, hầu như mỗi ngày chủ nhật ra phố, hai chàng SVSQ xa nhà vẫn ghé vào thăm, tôi và Linh lại trổ tài nấu nướng để đãi hai người hùng Võ Bị. Chiếc khăn phu la màu tím Vĩnh quấn trên cổ những hôm trời Ðà Lạt thật lạnh, cũng là món quà đầu tiên tôi tặng chàng, với tất cả nỗi nhớ nhung của mối tình đầu đời rất thơ mộng. Buổi tối ngồi trong căn phòng tí tách tiếng than hồng, đôi mũi kim thoăn thoắt đưa từng sợi len mềm mại, tình yêu tôi đã gửi hết vào đấy, kết thành chiếc khăn phu-la ấm áp gửi cho chàng trong những phiên gác đêm. . .

Có lẽ hai năm cuối của Vĩnh ở Ðà Lạt, là những tháng ngày thơ mộng nhất trong đời tôi. Ðà Lạt loanh quanh những lối đi quen, đồi thông nối tiếp đồi thông, rừng hoa vàng đan nhau nở ven lối đi, không gian như được ướp mùi nhựa thông thơm hăng hắc. Buổi chiều, tôi thích nhất những buổi chiều Ðà Lạt, ngồi với Vĩnh ở một quán kem bên bờ hồ, nghe tiếng chuông nhà thờ thong thả ngân nga, từng giọt cà phê thơm nồng quyện lẫn với khói thuốc khiến không gian càng thêm ấm cúng. Ðà Lạt đẹp óng ả như cô thiếu nữ khoác chiếc áo măng tô màu vàng sẫm, tôi hay trốn vào vai chàng để tìm chút ấm áp chở che. Buổi chiều khi Vĩnh phải trở về Trường, tôi đứng tần ngần dưới gốc thông bên lề đường, nhìn theo bóng chàng khuất dần trên con dốc nhỏ.

Thế rồi tháng 12 năm đó, Vĩnh chuẩn bị rời Trường ra đơn vị. Những ngày cuối ở Ðà Lạt, có lẽ là những ngày thơ mộng xen lẫn nỗi ngậm ngùi vì chúng tôi sắp sửa xa nhau, dù Vĩnh đã hưá với tôi chàng sẽ trở về Ðà Lạt. Ngày ra trường cuả Vĩnh không có mặt tôi vì sự hiện diện cuả mẹ chàng và cô em gái, tôi chưa đủ tư cách để xuất hiện với những người thân trong gia đình chàng.

Nhưng, tôi có nguyên một buổi tối dự Ðêm Truy Ðiệu với Vĩnh trước ngày Lễ Ra Trường của chàng, một đêm cuối cùng quấn quýt trong tay chàng, buổi Dạ Vũ "cây nhà lá vườn" kéo dài đến nửa đêm về sáng. Khi hai đưá dìu nhau trong điệu "Tango" thật lả lướt, tôi gần như muốn lả trong vòng tay rắn chắc và ấm áp của Vĩnh. Nỗi buồn len lỏi vào tâm tư khi nghĩ đến ngày chia tay sắp tới, tôi vẫn bình yên ở thành phố này, nhưng chắc chắn Vĩnh của tôi sẽ "giầm mình trong gió sương" với gian khổ chiến trường. Tôi chỉ sợ mình mất Vĩnh, tôi đã âm thầm khóc lặng lẽ trên vai chàng, nghe Vĩnh thì thầm bên tai tôi những lời êm đềm cho một hạnh phúc thật gần trong tầm tay.

Tôi cứ nhớ mãi đêm tuyệt vời đó vì nó là kỷ niệm có một không hai trong đời tôi. Ðà Lạt đêm ấy lạnh và đẹp, thoang thoảng mùi nhựa thông trong ánh đuốc bập bùng, đêm Truy Ðiệu các niên trưởng đã hy sinh đền nợ nước của Vĩnh được cử hành thật trang trọng và cảm động. Khuôn mặt Vĩnh lúc ấy khi đứng trước hàng quân, trông rắn rỏi và kiêu hùng như hứa hẹn chàng cũng sẽ sống một đời dũng cảm và oai hùng như những bậc đàn anh đã hy sinh vì Tổ Quốc. Trong bóng đêm bừng lên ánh lửa bập bùng, tiếng ai đó rền rền trong màn sương lạnh: " Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến
Ðám sương mù tàn tạ mảnh chinh y..."

Tiếng vọng của hồi kèn truy điệu não nùng như hằng trăm hương linh anh hùng tử sĩ đang trở về chứng giám. Không biết giây phút ấy Vĩnh có cảm động không, riêng tôi mắt đã ướt từ lúc nào. Tôi nghĩ đến Vĩnh và bạn bè chàng trong những ngày gian khổ của đời lính sắp tới, đời sinh viên thơ mộng sắp chấm dứt. Sẽ hết những ngày chủ nhật Ðà Lạt nắng ấm lang thang bên nhau trên đồi thông, sẽ hết những buổi sớm mùa Giáng Sinh, chàng quỳ bên tôi trong ngôi Thánh Ðường ngày chủ nhật, tay nắm lấy bàn tay để chuyền cho nhau hơi ấm, Vĩnh sẽ rời Ðà Lạt và tôi còn lại một mình đợi chờ, nhung nhớ. . .

* * *

Vĩnh nhận đơn vị ở Long Khánh, Sư Ðoàn 18 Bộ Binh, không xa Sài Gòn bao nhiêu lại phảng phất chút buồn Ðà Lạt những buổi sáng mù sương. Tôi ở lại Ðà Lạt một mình, ngóng từng cánh thư và lâu lâu một kỳ nghỉ phép, Vĩnh trở về thăm tôi. Ðơn vị của Vĩnh nằm ngay cửa ngõ miền Ðông, từ đây về Ðà Lạt không xa lắm, nhưng những khu rừng cao su bạt ngàn chập chùng đầy bất trắc. Tôi một nơi chàng một nẻo, con đường Ðà Lạt - Sài Gòn với ba trăm cây số, đầy những hiểm nguy rình rập, nào ai biết được chuyện gì sẽ xảy tới.

Ở lại Ðà Lạt một mình với nỗi nhớ và hình ảnh chàng bàng bạc đó đây. Những đêm Ðà Lạt gió hú đầy trời, nhìn hàng thông sau nhà quằn quại dưới trăng, tôi quấn mình trong chăn để chìm đắm trong niềm thương nhớ bất tận, đi theo hình ảnh chàng vào vùng giông bão của những chiến trường khét mùi thuốc súng. Tôi đã khóc nhiều đêm cô đơn như thế, để rồi khi vắng tin nhau, tôi cũng liều lĩnh đi tìm chàng nơi vùng đóng quân, bạt ngàn những thân cao su thẳng tắp, những vườn chuối và rẫy vườn đan nhau bằng những con đường đất đỏ. Buổi chiều nhìn cây Thánh Giá vươn lên nền trời buồn bã, ảm đạm chiến tranh, đôi mắt tôi rưng rưng khi gặp lại Vĩnh da xạm nắng, trong bộ chinh y vương bụi đỏ miền Ðông, ngửi được mùi mồ hôi khét nắng chói chang muà hè.

Ðêm đầu tiên chỉ còn hai đứa với nhau, hình như trong tôi lại sống dậy cái lãng mạn cuả mẹ tôi ngày nào, tôi đã dâng hết cho chàng đời con gái mà không ngậm ngùi nuối tiếc. Ðứng trước tình yêu lòng tôi mềm như liễu rủ, bao nhiêu năm gìn giữ, bao nhiêu lời dặn dò cuả các Soeur trong Tu Viện tôi quên sạch, không hề ân hận nếu chẳng may, một ngày nào đó. . . Làm sao giữ được những giờ phút hiếm hoi cuả hạnh phúc, Vĩnh cuả tôi đang chênh vênh giữa hai bờ sinh tử, như ngày xưa ba tôi đã bỏ mẹ tôi để ra đi mãi mãi.... Chỉ biết giây phút đó tôi được sống bên chàng, hoà vào hơi thở của chàng, nghe con tim rộn ràng trong lồng ngực. Bên ngoài là ánh sáng hoả châu vừa bừng lên trong đêm tối, tiếng di động cuả bước chân người lính đổi phiên gác trong đêm sương dưới ánh trăng mờ. . .

Ân tình càng ngày càng nồng nàn, khắn khít. Thấm thoát hơn một năm kể từ ngày Vĩnh ra trường, sau khi đến thăm Vĩnh ở lại với chàng đôi ngày, tôi lủi thủi trở về Ðà Lạt một mình, Vĩnh lại lao đầu vào cuộc chiến đầy gian khổ, mãi tới khi mẹ chàng quyết định đi hỏi vợ cho con, Vĩnh mới giật mình nghĩ tới chuyện đưa tôi về ra mắt mẹ. Vĩnh hay cười trêu tôi , dù chưa đám cưới nhưng từ lâu chàng xem tôi đã là vợ chàng, chàng chỉ lo tôi trở thành goá phụ đôi mươi , và ý nghĩ đó làm chàng cứ buồn vơ vẩn.

Cuối cùng, tôi cũng được Vĩnh đưa về nhà vào một kỳ nghỉ phép, để không thể ngờ mình khó bước chân được vào một gia đình bảo thủ, lắm thành kiến. Dù biết thừa rằng chàng đưa tôi về nhà với mục đích gì, mẹ Vĩnh vẫn rất ngọt ngào, bình tĩnh bảo cho chàng biết gia đình đã thu xếp để định ngày đám hỏi. Khi thấy tôi ngồi yên lặng, đôi chân đôi tay thừa thãi như không biết để đâu, bà xoay qua hỏi tôi về thân thế gia đình , bằng đôi mắt vừa soi mói , vưà nghiêm khắc, vẻ lạnh lùng ấy làm cho tôi cuống quýt sợ hãi. Một phần vì không quen nói dối, một phần ảnh hưởng tính quật cường lì lợm cuả ba tôi, tôi kể thật hết cho mẹ chàng biết cuộc đời của tôi. Kể một hơi rồi oà lên khóc cho nỗi tức tối, buồn phiền thoát đi theo dòng nước mắt, trong khi Vĩnh ngồi bên cạnh, mặt mũi nhăn nhó khổ sở.
Tôi nhớ mãi ánh mắt và câu nói đầy vẻ miệt thị của mẹ Vĩnh: " À, ra thế!"

Rồi bà lại bình tĩnh vui vẻ quay qua con trai tiếp tục câu chuyện chuẩn bị đám hỏi, đám cưới, hình như bà cố bắt tôi nghe để tìm cách mà rút lui, không đếm xỉa gì đến tôi đang co người lại để ôm lấy nỗi đau khổ, nhục nhã một mình. Trong đầu tôi vang vang hoài câu nói:"À ra thế!" của mẹ Vĩnh. Chỉ một câu ngắn thôi mà đầy vẻ miệt thị, tiểu sử của một đứa con gái không cha không mẹ, sống nương nhờ vào lòng nhân ái của các bà sơ áo trắng, đâu có xứng đáng để được bước chân vào nhà bà, huống gì nghĩ đến chuyện làm dâu. Những người mẹ có thể hiền lành với con mình, nhưng đứng trước một người đàn bà khác mà họ không ưa, họ cũng tàn nhẫn, ác độc biết chừng nào. Tôi ù cả tai khi nghe bà kể cho Vĩnh nghe về người vợ tương lai của chàng, cô sinh viên tốt nghiệp sư phạm nào đó, đẹp mặn mà lại là con nhà tử tế, hai gia đình đã hưá hẹn với nhau . Ba cô ấy là một người có thế lực, có thể chuyển Vĩnh về thành phố dễ dàng, không phải lặn lội hành quân . . .

Tôi ngồi đấy để nghe những lời nói bình thản cuả mẹ chàng, như không hề đếm xỉa đến sự có mặt buồn rầu của đứa con gái lẻ loi, tội nghiệp trong căn nhà ấy, mà mỗi lời nói ra lại như một mũi dao nhọn xoáy sâu vào nỗi đau khổ của tôi. Ðể đến lúc đứng lên chào mẹ Vĩnh, bước ra khỏi căn nhà lạnh lẽo ấy, tôi lảo đảo đi không vững, sau này tôi mới biết lúc ấy đưá con cuả tôi và chàng cũng đã tượng hình trong lòng mẹ. Không, không thể nào bước chân vào căn nhà này để xin xỏ chút tình thương thừa thãi của ai hết, kể cả người đó là mẹ chàng. Lúc đưa tôi về, Vĩnh cằn nhằn tôi quá thực thà đem hết chuyện mình ra kể cho mẹ chàng nghe, mà theo chàng chưa phải lúc để kể. Ðang buồn khổ, mặc cảm, những câu nói của Vĩnh lúc ấy như dầu đổ vào lửa, đây là lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau, chưa lấy được nhau mà đã có quá nhiều rắc rối, giờ này tôi mới thấm thía thân phận một đưá con gái mồ côi, mới hiểu được những dặn dò của các Soeur khi lo lắng, chuẩn bị cho tôi bước vào đời.

Chiều hôm đó, sau khi đưa tôi về khách sạn, Vĩnh phải về nhà với mẹ. Tôi không biết chàng có đủ sức thuyết phục mẹ mình để cưới tôi làm vợ hay không, nhớ lại đôi mắt đầy vẻ miệt thị của mẹ Vĩnh lòng tôi lại quặn lên nỗi buồn tủi, tôi lặng lẽ rời khách sạn, tìm đến một chị bạn quen học cùng lớp ngày xưa ở Ðà Lạt. Tôi kể hết cho bạn tôi nghe nỗi đắng cay đó, nhờ bạn tôi giúp đỡ để rời Ðà Lạt sớm chừng nào hay chừng nấy. Vài hôm sau, có lẽ Vĩnh cũng đã trở ra đơn vị, tôi một mình trở về Ðà Lạt xin thôi việc, thu xếp hành lý về Sài Gòn sinh sống. Tôi quyết định xa Vĩnh từ lúc ấy. . .

* * *

Ngày hôm ấy là ngày buồn thảm nhất trong đời tôi, nó ghi đậm vào tận tâm khảm đến suốt cuộc đời, đôi khi tôi giật mình cho sự cao ngạo của mình khi dứt khoát trả Vĩnh về cho mẹ chàng,vì lúc nào tôi cũng bị ám ảnh và quay quắt vì ánh mắt của bà. Tôi khóc vùi đến sưng cả mắt, có lẽ hôm ấy lòng Vĩnh cũng rối nùi lên vì không biết làm sao đẩy được cái thành kiến khắt khe nơi bà mẹ để quyết lấy tôi làm vợ. Một bên hiếu, một bên tình, mẹ Vĩnh quyết liệt đẩy tôi ra khỏi đời con bà, tôi lẻ loi làm sao chống lại được. .

Tôi được chị bạn giúp tìm ngay một công việc mới ở Sài Gòn, vì thế chỉ vài hôm sau là tôi đã mau chóng thu xếp về Ðà Lạt, xin phép thôi việc rồi từ giã Linh về Sài Gòn, không để lại địa chỉ. . .

Tôi xa Ðà Lạt như thế đó, dù đã sống hơn hai mươi năm ở thành phố êm ả, tĩnh lặng xinh đẹp này. Tôi cũng xa Vĩnh như thế đó, dù đã gắn bó với chàng thân liền thân, yêu đến mê man chết một đời con gái. Phải đến khi cơ thể bị hành hạ bởi những cơn chóng mặt, ói khan từng hồi tôi mới biết là tôi đang mang trong lòng giọt máu cuả chàng. Cứ nghĩ đến chuyện đi tìm Vĩnh để "bắt đền" chàng như đưá trẻ con khóc lóc để được một cục kẹo, để nhìn lại cặp mắt cuả mẹ chàng một lần nữa quét lên người tôi tia nhìn khinh bỉ, "À ra thế!", con bé mồ côi thì ai dạy dỗ mà chẳng hư thân, mất nết. Tôi có thể đi làm để nuôi con, tôi thưà can đảm để không giống mẹ tôi ngày xưa, tôi sẽ giữ được đứa con cho mình, vì tôi là một người mẹ, dù cho thế nào đi nưã tôi cũng giữ được hình ảnh chàng mãi mãi qua đứa con đang hình thành để được làm người. . .

Không phải tôi đã dễ dàng để thích nghi được với nỗi buồn ấy đâu, nhưng thôi cứ để Vĩnh xem đó chỉ là sự lầm lỡ rất lãng mạn làm kỷ niệm một đời. Chắc chắn là chàng chưa hề hay biết gì về đứa con sẽ có mặt trong cuộc đời, đưá con của tình yêu và đau khổ, của bão tố và chia ly mãi mãi. Tôi đã phải vật vã nhiều ngày với nỗi bầm dập của thể xác, chống trả với nỗi đau tinh thần, những lúc đó tôi có nghĩ đến cái chết, nếu không có bạn tôi an ủi và nâng đỡ. Không,tôi không bao giờ mất chàng, vì tôi vẫn giữ được đứa con mang máu thịt chàng trong lòng tôi, giá nào thì tôi cũng giữ lại cho mình cái gì đó của chàng,dù mẹ chàng có cố tình chia uyên rẽ thuý, dù mai sau lớn lên con tôi không có cha, nhưng vẫn có một người mẹ.

Cuộc chiến bỗng trở nên khốc liệt, những buổi tối ngồi xem truyền hình, tôi vẫn bâng khuâng đau xót nghĩ tới chàng và cầu mong sự bình an chở che chàng ngoài mặt trận. Mẹ con tôi được bảo bọc bởi những người bạn tốt, thằng bé giống bố y hệt từ khuôn mặt cho tới nụ cười, tôi ôm con mà tan nát cõi lòng. Không biết Vĩnh giờ này đang ở đâu, vẫn còn nơi vùng đóng quân đầy bất trắc với đạn bom, hay là chàng đã vâng lời mẹ, kết hôn với người con gái có người cha nhiều thế lực để được thuyên chuyển về nơi bình yên ở thành phố? Dù sao tôi cũng không thể quay lại tìm chàng, để chạm vào tia mắt đầy ác cảm, khinh bỉ của mẹ chàng chiếu vào đời tôi. Ðúng lúc ấy, thời thế càng lúc càng hỗn độn, tôi nghĩ đến chuyện ra đi để chôn vùi cái dĩ vãng quá đau buồn không lối thoát. Như định mệnh đã an bài, tôi lìa xa quê hương vào một ngày cuối tháng Tư năm ấy. . . .

* * *

Sau bao nhiêu khổ nạn của đời mình và biến cố đau thương của đất nước, tôi bồng con theo đoàn người tỵ nạn trôi nổi trên xứ lạ quê người. Muốn vùi chôn nấm mồ dĩ vãng, tôi sợ chen chân vào chỗ đông người Việt, tôi sợ đâu đó gặp lại bạn bè Vĩnh hay của tôi, để rồi lại bị đặt những câu hỏi về đứa bé vừa biết lững chững chạy theo mẹ. Tôi được một người Mỹ ở cơ quan từ thiện đón về một tiểu bang xa tuốt miền Ðông Bắc, thị trấn nhỏ chỉ loanh quanh có mấy khu phố buồn hiu, không khí phảng phất chút buồn Ðà lạt ngày nào. Hai năm sau, tôi kết hôn với một mục sư người Mỹ di chuyển về trông coi một ngôi nhà thờ ở vùng quê, ngôi nhà thờ sơn xám cũng ảm đạm như cái quận lỵ vắng vẻ. Ðối với tôi lúc đó, sau cuộc tình năm xưa với rất nhiều khác biệt về gia cảnh và tôn giáo, tôi chấp nhận lấy một người chồng tốt để nương tựa hơn là những khiá cạnh phức tạp khác của xã hội.

Ngày còn ở quê nhà, cô bạn thân bảo tôi nếu phải lập gia đình , chỉ nên lấy một người Mỹ, vì nếu lấy một người Việt Nam, sau này khi cơm không lành canh không ngọt, người ta dễ tra tấn tinh thần nhau bởi hay ám ảnh dĩ vãng. Dù không còn cái rung động đằm thắm của mối tình đầu năm xưa, nhưng tôi cảm thấy mình được bình yên, tôi sợ những đôi mắt lạnh lùng soi mói như đôi mắt của mẹ Vĩnh năm xưa, đã ám ảnh tôi suốt cả đời. Dù sao ở quận lỵ nhỏ bé này, đi lên đi xuống là những rừng thông đan kín, sống trong ngôi nhà bé nhỏ gần giống như cái viện mồ côi ngày xưa tôi đã trải hết một thời thơ ấu, lòng tôi dần êm ả với một gia đình hạnh phúc, có đưá con của Vĩnh đang lớn dần lên trong sự bảo bọc cuả người đàn ông rộng lượng và hiền hoà. Thỉnh thoảng tôi hay tìm vào khu nghĩa trang nhỏ bé nằm trên ngọn đồi cạnh nhà thờ, đi lang thang đọc tên những người chết , tất cả những ngôi mộ đều bằng phẳng trên mặt cỏ, tôi bỗng nhìn ra cái vô thường cuả kiếp người khi hai tay buông xuôi, lòng lại gợn lên một chút ngậm ngùi.

Mãi tới gần hai mươi năm sau, tình cờ gặp lại vợ chồng Linh trong một chuyến du ngoạn ở Florida . Bao nhiêu năm không gặp lại, kể từ lúc tôi vội vã rời Ðà Lạt để chạy trốn cuộc tình đầy đau khổ. Hai đứa tâm sự thật nhiều, nhưng tôi nhất định dấu Linh về đứa con của Vĩnh, tôi muốn chấm dứt tất cả những gì buồn đau trong dĩ vãng, không hỏi gì về Vĩnh chỉ trừ những điều Linh kể tôi nghe sau ngày tôi rời Ðà lạt.

Vài năm sau, đứa con gái đầu lòng của Linh lập gia đình, Linh khẩn khoản mời tôi đến dự ngày vui của gia đình bạn, tôi mới quyết định một mình đi thăm bạn. Ðã lâu rồi, tôi không được sống lại không khí thân thương với bạn bè như những ngày ở Ðà Lạt, căn nhà nhỏ hồi tôi và Linh vừa bước vào tình yêu, đời còn nhiều mơ mộng. Ðến với bạn cũ đôi ngày, thay đổi một chút cho đời sống đỡ đơn điệu, đó cũng là cách để lấy lại sự quân bình nội tâm.

Thành phố Columbus nơi Linh ở, thuộc tiểu bang Georgia, nằm ở phiá Nam nước Mỹ, không lớn lắm nhưng rất nhiều đồi thông, trời cuối thu nên không khí lành lạnh mang mang nỗi buồn Ðà Lạt. Cũng những con đường đi lên đi xuống, cũng chút mưa bụi bay bay, cũng rừng thông ba lá vươn lên trên nền trời xám nhạt. Gặp lại Linh, tôi cứ tưởng mình đang trở về Ðà Lạt năm nào, dường như vợ chồng Linh muốn dành cho tôi những bất ngờ sau hai mươi mấy năm xa Ðà Lạt, và … tôi gần như chới với khi thấy Vĩnh đi với vợ chồng Linh ra đón tôi tại phi trường . . .

Hơn hai mươi năm kể từ buổi chiều năm xưa tôi lảo đảo bước ra khỏi căn nhà của Vĩnh và bước luôn ra khỏi đời chàng, chiều hôm ấy Sài Gòn mưa tầm tã, như buổi chiều gặp lại nhau trên xứ người cũng lất phất mưa, trời cuối thu ảm đạm và những giọt mưa lấm tấm đậu trên những ngọn thông xanh. Màu xanh và núi đồi của Ðà Lạt năm xưa bỗng trở về, chỉ Vĩnh và tôi là đã quá nhiều thay đổi. Thay đổi của hình dáng và thay đổi vì những hệ luỵ ngang trái của đời đã cột chặt chân tôi lại, không cho tôi chạy lại với chàng như ngày xưa hai đứa đuổi bắt nhau trong khu rừng Ái Ân, cột chặt tay tôi lại để không nhào tới ôm chàng trong bộ chinh y còn khét mùi nắng gió.

Hai đứa nhìn nhau bỡ ngỡ. Hai mươi mấy năm sau gặp lại nhau chỉ là hai dòng nước mắt hờn tủi rưng rưng, tay rã rời, chân chựng lại như sắp bước vào vực thẳm. Tôi đã thay đổi như chàng đã thay đổi. Mái tóc Vĩnh đã ngả bạc, ánh mắt chàng buồn xa xăm như một chiếc lá héo, và nụ cười, trời ơi vẫn là nụ cười ngày xưa ấy nhưng sao chất ngất đau khổ. Linh ôm chầm lấy tôi để dấu nỗi xúc động khi phải làm chứng nhân cho một cuộc tình đau khổ. Riêng Vĩnh, khi chàng đưa bàn tay để nắm lấy tay tôi, bàn tay chàng lạnh ngắt còn tôi thì run rẩy. Gần ba mươi năm cầm lấy tay nhau để biết rằng chẳng còn mấy lúc nữa, đời sẽ hết và tình cũng chết.

Buổi tối hôm ấy, trong căn phòng đọc sách ở nhà Linh, tôi và Vĩnh ngồi nhìn ra khung cửa kính, ngó ra thung lũng mù sương chập chùng những ngọn thông Ðà Lạt . Tôi mím môi che dấu nỗi xúc động, nghe chàng kể lại chuyện ba mươi năm trước. Sự biến mất của tôi đã làm chàng xốn xang, Vĩnh đi tìm tôi khắp nơi ở Ðà Lạt, nhưng biền biệt không một tin tức. Trở về đơn vị, tình hình càng ngày càng căng thẳng, mặt trận miền Ðông là cửa ngõ để địch tấn công vào Sài Gòn, Vĩnh không có thì giờ để đi tìm tôi nữa, nhưng nỗi ray rứt cứ bám chặt lấy chàng không rời ra được. Trong một cuộc hành quân, Vĩnh bị thương nặng và phải chở về Bịnh Viện Cộng Hoà, thời gian này gần như Vĩnh được ở nhà với gia đình, và cũng chính vì thế mà người con gái do mẹ chàng chọn lựa đã xuất hiện đúng lúc, nó cũng là động lực để sau khi bình phục, Vĩnh không thể không vâng lời mẹ để kết hôn với người con gái ấy. Chưa được bao lâu thì cơn gió tháng Tư nghiệt ngã thổi tới, Vĩnh lại khăn gói đi tù ở ngoài Bắc. Sáu năm sau chàng trở về, mẹ chàng qua đời sau một cơn bạo bệnh, Vĩnh an phận sống nốt đời mình bên vợ con, và cho đến khi gia đình được định cư tại Mỹ theo diện H.O.

Ðó là chuyện cuả Vĩnh, tuy buồn và đau khổ nhưng chắc không tủi hờn bất hạnh như hoàn cảnh của tôi, một cô gái mồ côi không cha không mẹ, lại ôm trong tay một đứa con thơ không cha. Ngồi bên nhau buổi tối hôm ấy, Vĩnh thì thầm kể lại những đớn đau của mối tình xưa, xin lỗi tôi những chuyện cũ mà mẹ chàng đã gây cho tôi sự đau khổ, vì chàng không ngờ tôi đã liều lĩnh bỏ đi không một lời từ biệt. Tôi im lặng lắng nghe, mắt vẫn nhìn đăm đăm vào bóng đêm bên ngoài khung cửa kính trong suốt, những giọt mưa còn đọng trên những ô cửa kính nhoè nhoẹt như những dòng nước mắt. Chàng nói rằng suốt đời chàng vẫn giữ mãi hình ảnh tôi và nỗi đau ấy không bao giờ phai nhạt, dù giờ đây định mệnh an bài mỗi người một cảnh.

Làm sao chàng biết được sau những chia biệt đớn đau đó, tôi đã giữ lại được nguyên vẹn hình ảnh chàng qua đưá con trai nay đã trưởng thành. Bây giờ con chàng cũng là một người lính như cha nó ngày xưa, bởi vì tôi luôn luôn giữ cho con hình ảnh tuyệt vời của người cha, nên tôi đã bảo với con rằng "cha con đã hy sinh cho tổ quốc". Tôi không ngờ rằng những tấm ảnh thời quân trường, nơi đơn vị của Vĩnh mà tôi giữ được, lại là niềm hãnh diện của con, đã thúc đẩy cháu gia nhập quân đội với ước ao được làm người lính như cha của nó. Mỗi lần đi thăm con ở quân trường, hay mỗi lần con về phép, tôi gần như hụt hẫng khi cứ ngỡ rằng Vĩnh đã trở về với tôi qua hình ảnh đưá con khôi ngô, khoẻ mạnh, chững chạc trong bộ quân phục thẳng nếp.

Buổi tối hôm ấy, bao nhiêu lần thở dài, cố đè nén để đừng thổ lộ với chàng điều bí mật đó, dù giờ đây mẹ chàng đã không còn nữa, tôi đã dứt được đôi mắt khinh bỉ của bà quét lên thân phận tôi. Nhưng . . . trớ trêu thay, Vĩnh bây giờ không phải là Vĩnh ngày xưa, tôi bây giờ cũng không phải là tôi ngày ấy, dù hai đứa đang ngồi gần bên nhau trong căn phòng ấm áp này, dù ngoài trời kia những cây thông mang bóng dáng Ðà Lạt vẫn reo vi vu trong đêm vắng, và Vĩnh đang nắm lấy tay tôi để nói những lời tự tình đau khổ.

Tôi đã có một gia đình và thêm những đứa con, Vĩnh cũng có một gia đình ấm êm, hạnh phúc. Ngày xưa xa Vĩnh chỉ vì đôi mắt của mẹ chàng, bây giờ lại là những đôi mắt của vợ chàng, của con chàng, của chồng tôi và các con tôi, của cuộc đời sẽ không buông tha nếu chúng tôi trở lại với nhau, để vá víu một mảnh tình đã cũ. Thà rằng tôi im lặng. Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.

Nguyên Nhung

KÝ GIAP NGUYEN



Nhớ

Tôi nhớ gia đình tôi với dáng mẹ gầy vì cả cuộc đời tần tảo, lam lũ với gánh nặng thời gian đang hằn sâu trên khuôn mặt. Giap Nguyen Nhớ những lần đưa cơm ra ngoài đồng cho mẹ cấy, mẹ gặt. Rồi những hôm mẹ "đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa" khi đi làm về. Nhớ những bát cơm xôi mẹ nấu, nồi chè mẹ đun, những lần mẹ làm cốm cho hai chị em ăn mà giờ như mùi thơm còn phảng phất đâu đó. Nhớ cái ôm, mẹ siết chặt khi tôi đi xa. Những lời dặn dò nghe cả trăm lần "con biết rồi, con nhớ rồi" xong để đấy nhưng khi mắc vào mới nhớ. Chợt giật mình khi có người nói bâng quơ "sao dạo này mày già thế?", mong mình đừng già vội để mẹ đừng già thêm.


Nhớ mấy đứa cháu đáng yêu. Học lớp ba rồi với bảng thành tích học tập toàn 10 nhưng vẫn mắc bệnh "nghiện bà". Không có bà là không ngủ được, nếu không thì phải có kế hoạch và lộ trình trước cả tháng khi bà muốn đi mà không có cháu (để còn đấu tranh tư tưởng). Giữa thời đại công nghệ thông tin nhưng ngay cả bố mẹ hay bà đi xa gọi về cũng nhất định không chịu nghe máy. Đứa thì đang bi bô tập nói, tập đọc. Nghe ngọng líu ngọng lô làm cả nhà cười rũ.

Tôi nhớ "quê hương tuổi thơ tôi". Những buổi tối nằm giữa sân kho ngắm trời sao. Có ông "thần nông" trong câu chuyện của bà, cúi khom mình khi gần vào vụ gặt (giờ đây mình không đếm sao nữa mà chuyển sang đếm... trăng. Đếm xem còn mấy con trăng nữa là có thể được về thăm nhà). Nhớ những hôm trời mưa đi bắt cá rô róc (trời mưa, cá rô xót mắt thường theo dòng nước mưa đổ xuống ao, hồ để ngoi lên bờ), về rán giòn hay nấu canh rau ngót thì ngon hết xảy.

Nhớ những buổi sáng dậy cho đàn gà ăn, chăm lo cho chúng, đặt tên cho từng con một và hàng ngày điểm danh. Những lần đi tuốt "đòng đòng" lúa non để ăn. Mùi thơm, vị ngọt mát của "dòng sữa" quê hương như vẫn còn tê tê đầu lưỡi. Nhớ những chuyến đò ngang sang sông về quê ngoại. Có lần chết máy giữa dòng nước chảy siết bị trôi cách bến đậu vài trăm mét. Chỉ tội anh lái đò phải lội xuống và kéo đò về bến.





Tôi cũng "nhớ về Hà Nội" để giờ đây trong mình vang lên câu hát "Hà Nội ơi! Mỗi khi lòng xác sơ, tôi vội vã trở về. Lấy cho mình dù chỉ là một chút bóng đêm trên đường phố quen, dù chỉ là một chiều sương giăng nỗi nhớ". Nhớ những con đường rợp bóng cây xanh. Những buổi chiều trời đông đi bộ quanh hồ Gươm với mong muốn trông thấy cụ rùa ngoi lên mặt nước. Nhớ cả những con đường đầy khói bụi, xe cộ đan xen kẹt cứng để rồi tự thưởng cho mình ly cafe và ngắm dòng người bon chen, lê từng "cm" khi có thời gian.

Nhớ quay quắt mỗi bát phở buổi sáng. Thịt mềm, bánh trắng, nước phở trong, ăn với lát chanh, vài cọng hành và ớt tươi, dấm tỏi thì... Nhớ cả những ly cafe nóng hổi, hòa quyện với mùi sữa tạo thành hương vị khó tả. Rồi ngồi khoanh chân lên ghế thưởng thức và "chém gió". Nhớ lũ bạn với những câu chuyện tào lao không đầu, không cuối mà vui, thoải mái đến lạ. Nhớ hội độc thân. Toàn nhưng gương mặt ưu tú nhưng vẫn cô đơn.

"Trở ngại lớn nhất trên con đường đi tìm hạnh phúc là luôn trông chờ vào hạnh phúc lớn hơn". Có lẽ thế! Bớt cầu toàn đi nhé! Vì "hạnh phúc ở ngay trong khu vườn nhà mình chứ không phải trong ngôi nhà của kẻ khác" phải không? Nhớ đội "vào ba, ra bảy" với những lần chén tạc, chén thù. Chia tay bằng bài "Tiễn bạn lên đường" để tuần sau lại thấy bọn nó lù lù xuất hiện. Tôi nhớ cả những người đã giúp tôi, đã ủng hộ tôi rất nhiều mà không có ý gì khác ngoài mục đích làm tôi vui, giúp tôi tiến bộ. Và tôi cũng nhớ cả những người đã nợ tôi.

Nợ tôi về lời hứa không giữ, nợ tôi vì đã phụ lòng tin của tôi. Tôi nhớ những nơi từng đặt chân đến, những vùng đất mà tôi đã đi qua. Dù là danh lam thắng cảnh với mục đích hưởng thụ hay đến những nơi nghèo xơ xác thì cũng để lại dấu ấn trong lòng tôi. Và tôi sẽ luôn tự hào là mình đã đến đó vì nó đánh dấu những khoảnh khắc trải nghiệm, gắng với những mốc thời gian trong cuộc đời ngắn ngủi.

Và... tôi nhớ em!
Vì em:

Không gầy, không béo
Không khéo không lanh

Không nhanh, không chậm
Không thấp, không cao.
Lúc em tào lao
Lúc em sâu sắc

Lúc cười sằng sặc
Lúc nở khóe môi.

Đôi khi em cười
Mùa thu tỏa nắng.
Da em không trắng
Cũng chẳng phải nâu.
Mắt không bồ câu
Cũng không ti hí.
Lúc em lý trí
Lúc em mơ màng
Lúc em ngang tàng
Lúc em hiền dịu.
Đôi khi ngượng nghịu
Đôi khi tự nhiên

Đôi khi hồn nhiên
Đôi khi trịnh trọng
.Nhưng nhiều tham vọng
Nhưng nhiều ước mơ
Để tôi tương tư
Để tôi nhung nhớ!

Học quên

Mỗi chúng ta, để yêu được một người và tìm được người yêu mình, có lẽ không phải là dễ. Đó là cả một quá trình dài và đầy thử thách. Với người này, việc chia tay và quên một người là chuyện không khó khăn gì. Nhưng với người khác, thì đó là cả một vấn đề không nhỏ. Baiyu Đó là khi bắt đầu một ngày mới, bạn học cách tự nhủ rằng với lòng:
"Mình phải quên".Đó là mỗi buổi sáng thức dậy, bạn học cách không nhắn tin, không gọi điện với người đó

Đó là khi tỉnh giấc, bạn tự lên kế hoạch cho mình luôn bận rộn với công việc, vui chơi, bạn bè, gia đình... để lấp đầy khoảng trống bỗng dưng được tạo ra ấy.

Và đó là khi một ngày bạn biết, bạn phải bước đi một mình.Rồi sẽ có lúc bạn cân bằng được cuộc sống của mình với những thói quen và niềm vui đang dần mở ra xung quanh. Bạn vui mừng trong chốc lát và thầm nghĩ: "Hình như mình đang dần quên được rồi". Nhưng rồi sẽ có một ngày, một đêm, một giây phút nào đó, lòng bạn bỗng chùn lại và một nỗi nhớ cồn cào không thể che giấu bao vây bạn. Bạn lại thất vọng và thừa nhận "Thì ra mình hoàn toàn chưa quên được". Bạn vật vã và dường như kiệt sức sau những cố gắng tưởng như vô ích kia. Đừng vội nản chí... đừng vội tự trách mình đã quá yếu đuối.






Vì chỉ có tình yêu thật sự mới làm bạn khó quên như thế.Và tình yêu đó quá đẹp để bạn phải nhớ đến như vậy.
Vậy tại sao bạn không vui mừng rằng: "Đã có lúc bạn có một tình yêu đẹp vô cùng". Trên thế gian không phải ai cũng may mắn tìm được tình yêu và cũng không phải ai cũng từng có diễm phúc trải qua một mối tình đẹp, nếm trải những vui buồn đắng cay trong tình yêu. Để có thể yêu, người ta cũng cần có cái gọi là "duyên".

Đừng nghĩ rằng bạn thật không may khi đánh mất tình yêu, mà hãy nhủ rằng bạn đã may mắn biết bao khi đang giữ cho mình những kỷ niệm khó quên mà không phải ai cũng có. Và hãy hãnh diện rằng... bạn từng một lần "yêu" và đã biết "thế nào là yêu". Đừng níu kéo khi chữ "duyên" kia thật sự đã không còn. Bạn đã cố gắng... không ai phủ nhận điều đó.
Càng cố gắng... khi không thành... có lẽ bạn sẽ càng mệt mỏi.
Hãy để mọi chuyện tự nhiên. Rồi thời gian sẽ là bạn đồng hành giúp bạn.


Bởi thời gian là vô cùng vô tận, nên bạn đừng lo rằng bạn sẽ thiếu thời gian để làm điều mình muốn. Dù có là một năm, 5 năm, hay thậm chí là 10 năm...
Tin rằng bạn sẽ làm được... bạn sẽ quên được.
Và cũng chính thời gian... sẽ giúp bạn tìm thấy một tình yêu mới cùng những cung bậc tình cảm riêng của nó. Từ từ thôi nhé... bắt đầu tập gói những ký ức tình yêu đẹp đã có, cất nó thật kỹ vào một góc sâu trong tim.


Tập quan sát và cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Khám phá những điều mới mẻ vẫn đang diễn ra.
Cuộc sống là những trang sách đang chờ bạn mở ra và khám phá. Kỷ niệm rồi sẽ chìm vào quá khứ như nó cần phải thế.Rồi sau này dù có lần mở ra, tim bạn có thể vẫn bồi hồi nhưng nó sẽ không còn đau nhói.
Hãy nhớ điều này nhé...
"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

RFI * TÂY TẠNG


Ông Lobsang Sangay tại Dharamsala (Reuters/Mukesh Gupta)
Ông Lobsang Sangay tại Dharamsala (Reuters/Mukesh Gupta)


Một tiến sĩ luật được bầu làm tân Thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng

Ông Lobsang Sangay, 43 tuổi, tiến sĩ đang làm công việc nghiên cứu tại khoa Luật trường đại học Havard, Hoa Kỳ, hôm nay 27/3 đã được bầu làm Thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng. Nhận lấy trọng trách mà Đức Đạt Lai Lạt Ma từng đảm nhiệm trong nhiều thập kỷ qua, Tân Thủ tướng có thể áp dụng chính sách triệt để hơn đối với Trung Quốc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, 75 tuổi, hồi tháng Ba đã thông báo rút lui khỏi sân khấu chính trị. Tuy vậy, vốn được xem là hiện thân của Đức Phật, ngài vẫn là lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng lưu vong. Tân Thủ tướng sẽ có quyền lực rộng rãi hơn, đồng thời việc chuyển giao nhiệm vụ này cũng giúp tránh được khủng hoảng chính trị một khi Đạt Lai Lạt Ma tạ thế.

Ông Lobsang Sangay, chuyên gia về luật quốc tế liên quan đến nhân quyền, đã dễ dàng vượt qua hai ứng cử viên khác với 55% phiếu bầu. Tenzing Tethong, trước đây là đại diện của Đạt Lai Lạt Ma tại New York và Washington, được 37,4% số phiếu, còn ông Tashi Wangdi, đã từng lần lượt nắm nhiều bộ trong chính phủ lưu vong, chỉ được có 6,4% phiếu bầu. Có trên 49.000 cử tri trong số 83.400 người Tây Tạng lưu vong có quyền bầu cử đã tham gia bỏ phiếu.

Sinh năm 1968 tại một vùng sản xuất trà ở đông bắc Ấn Độ, ông Sangay chưa bao giờ đặt chân đến Tây Tạng. Việc ông được bầu làm Thủ tướng đánh dấu một bước chuyển so với quá khứ, với các khuôn mặt lãnh đạo tôn giáo xưa nay vẫn thống lĩnh phong trào đấu tranh của người Tây Tạng lưu vong.

Hiện đang ở Hoa Kỳ, tân Thủ tướng sẽ chuyển đến Dharamsala ở bắc Ân Độ, nơi đặt trụ sở của chính phủ Tây Tạng lưu vong kể từ năm 1959. Ông cho biết có thể đi xa hơn đòi hỏi của Đạt Lai Lạt Ma về quyền tự trị của Tây Tạng đối với Trung Quốc. Được biết lúc còn là sinh viên ở New Delhi, ông Sangay từng lãnh đạo phong trào sinh viên Tây Tạng, vốn đòi được độc lập hoàn toàn.

Người Tây Tạng lo sợ Trung Quốc sẽ chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma mới, một khi lãnh tụ tinh thần hiện nay của họ qua đời. Việc tách biệt quyền lực tinh thần và chính trị là cố gắng của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhằm tránh nguy cơ này, còn Bắc Kinh lên án sáng kiến trên đây là một « ngụy kế ».

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110427-mot-tien-si-luat-duoc-bau-lam-tan-thu-tuong-chinh-phu-luu-vong-tay-tang


JEAN FRANCOIS REVEL * HỒ CHÍ MINH






Jean François Revel

1. 1

LTS. - Bài viết dưới đây của triết gia người Pháp, Jean- François Revel nhằm phản đối vụ UNESCO coi Hồ Chí Minh như một nhà văn hóa. Chúng tôi đăng lại nhân có nhiều bạn trẻ trong và ngoài nước còn đặt câu hỏi về thành tích của nhân vật này. Tựa đề do tòa soạn đặt. Các cuốn sách nổi tiếng của J.F. Revel là Ni Marx ni Jesus (1970), La Tentation totalitaire (1976), Comment les Démocraties finissent (1983). (Người Việt, 17/3/99)



Hồ Chí Minh, lẽ ra, đã có thể là một vị anh hùng tạo lập một nước Việt Nam tân tiến và dân chủ, một người đáng lẽ đã dẫn đưa đất nước mình thoát khỏi sự lệ thuộc vào thực dân và hướng về một nền văn minh hiện đại, như một tổng hợp các truyền thống với bản sắc của một quốc gia mới mẻ.


Khốn thay, mục tiêu của ông không phải là nền độc lập của Việt Nam, mà là việc sáp nhập nước này vào Quốc tế Cộng sản. Không phải là để cho dân tộc mình có quyền tự quyết, quyền bầu cử, quyền lựa chọn các vị lãnh đạo, với các luật lệ và nếp sống của mình, mà là áp đặt chủ nghĩa độc tài Stalin vào dân tộc Việt Nam, bằng cưỡng bức với đủ tất cả các hình thức tạo ra nó như các vụ hành quyết, các trại tập trung, như làm biến chất con người bằng lao động cải tạo, với nạn đói khát trong nhân dân và sự hủ hóa trong hàng ngũ cầm quyền, như việc quân sự hóa triệt để, với chính sách ngoại giao theo mệnh lệnh của Moscou.


Thành thử Hồ Chí Minh là một trong những người thực hiện một cách cứng nhắc nhất phương pháp mà chủ nghĩa cộng sản đã dùng trong suốt thế kỷ thứ 20. Phương pháp đó là nắm lấy sức mạnh nằm trong các mong muốn tự nhiên của con người như mong muốn được tự do, được phồn vinh, được tiến bộ, được độc lập dân tộc, rồi xoay chuyển sức mạnh đó để phục vụ cho các mục đích hoàn toàn trái ngược lại với các mục đích mà những người dân bị lợi dụng đã ước mong và đeo đuổi. Một khi những người dân đó nhận ra được sự gian trá thì đã quá muộn màng, họ đã bị giam hãm, chính thể độc tài đã được thiết lập, cái lồng chim đã đóng lại rồi.


Không có sự đồi bại nào ma quỉ hơn là mưu toan chiếm đoạt những tâm tình hào hiệp và hàng triệu những con người với tấm lòng tận tụy, những nhiệt tình sâu xa nhất và chính đáng nhất của bản chất loài người để đưa tới nô lệ, bần cùng, nhục nhã và đơn thuần cho tội ác; bởi vì chúng ta đừng quên rằng hệ thống cộng sản là một trong những hệ thống giết người tàn bạo nhất trong lịch sử, và có thể là tàn bạo nhất vì không có một hệ thống nào khác đã tuần tự ngự trị trên nhiều nước như thế. Vào khoảng năm 1980, có hơn 2 tỷ người đang còn bị nô lệ cho cái hệ thống vừa dã man, vừa phá hoại cũng như vô hiệu đến mức ngu xuẩn đó.


Dựa vào lòng ước mơ tự do để nô lệ hóa dân chúng, đó là phương pháp của Hồ Chí Minh, được sao chép một cách rất trung thành theo phương pháp gian ác của Lênin. Nó đã tàn phá những nước khác như Cambodge, Ethiopie, Mozambique, Alge'rie, Cuba, Angola. Ðàng sau cuộc chiến tranh giải phóng, cuộc chiến đấu cho bình quyền, mà các đoàn quân kháng chiến tin là thật, được che giấu một âm mưu của các người lãnh đạo để chống lại tự do và nhân quyền.


Hồ Chí Minh có thực tâm tin tưởng vào những lợi ích tương lai của chủ nghĩa cộng sản không? Tôi nghi ngờ điều này, bởi vì ông ta đã thấy được diễn tiến của nó ở nhiều nước khác.
Ðã là một người có tư tưởng cuồng tín hẳn là ông ta chẳng cần phải đặt câu hỏi như thế để làm gì nữa, vì giống như tất cả các nhà lãnh tụ độc tài, ông ta có cách giữ mình không cảm thấy hối hận khi nhìn thấy những sự tàn phá của một hệ thống mà ông ta đã cống hiến trí thông minh của mình cho nó.

Lịch sử không phải là kết quả của những ý định của người ta mà là kết quả của những hành động của họ. Thế thì những kết quả còn đó: Nô lệ, xương máu, chết chóc và đói khát. Ðã trưng dụng cuộc chiến đấu chống thực dân để đưa đến một tình trạng suy sụp như thế thì chẳng còn cách gì chống chế để chạy tội cả. Trái lại đây là một trường hợp tội gia trọng, một vụ trộm cắp, một vụ lừa bịp không hơn không kém.


Nếu UNESCO làm lễ kỷ niệm (*) nhân dịp 100 năm sinh nhật người phạm tội ác chống lại nhân loại đó, mà không có một tinh thần phê phán nào cả, thì e rằng tổ chức này sẽ kết liễu đời mình vì tự làm mất uy tín và làm trò cười cho thiên hạ. Chúng ta hy vọng rằng một chút ít "glasnost" sẽ đi vào trong cái nhà máy nói dối vô phước đó tại công trường Fontenoy.
Jean-François REVEL
(Viết năm 1990)
Chú thích:
* Sau cùng UNESCO đã hủy bỏ dự án này. Buổi lễ được thay thế bằng một buổi trình diễn văn nghệ, với hợp đồng thuê rạp là người tổ chức cam kết không được nhắc đến tên Hồ Chí Minh. (Chú thích của nhà xuất bản).

SANDRA SCHULZ * TRUNG QUỐC




Lòng can đảm của số ít.

Hàng chục người là mục tiêu trong cuộc đàn áp những tiếng nói phê phán ởTrung Quốc.

Sandra Schulz, Thượng Hải, SPIEGEL, 04/20/2011 http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,758152,00.html
Việc mất tích gần đây của họa sĩ Trung Hoa Ai Weiwei được đưa tin rộng rãi trên khắp thế giới. Nhưng chế độ Trung Hoa còn nhắm đến hàng chục nhà phê bình và hoạt động khác trong một cuộc đàn áp quy mô lớn. Nhiều người hiện vẫn đang mất tích. Nó là một xảo thuật mà họ tưởng có thể qua mặt kiểm duyệt dù chỉ thời gian ngắn. Những blogger chống đối, quyết định tiếp tục viết về việc bắt bớ họa sĩ Ai Weiwei ngay cả sau khi tên ông đã bị chặn bởi kiểm duyệt Internet, bắt đầu viết “Ai Weilai” thay cho tên thật của họa sĩ trên những trang blog của họ và trên các diễn đàn Internet.


Thuật ngữ này (Ái Vị Lai) giống với tên ông (Ai), nhưng nghĩa đen là “yêu tương lai.” Một người viết: “Chúng ta yêu tương lai và chúng ta cần tương lai.” Nhưng cái mẹo này đã không ăn thua. Đoạn văn ấy đã bị bóc đi khỏi Internet. Bằng việc bắt Ai Weiwei, chính phủ Trung quốc đã cho thấy rõ ràng tương lai nào đang chờ đợi những người theo gương nhà họa sĩ này. Ai chỉ là nạn nhân nổi bật nhất của chế độ trong mấy tuần gần đây – ông không phải là người đầu tiên và không phải là người cuối cùng. Thế nhưng những anh hùng trong bóng tối này không khuấy lên những vụ tai tiếng về ngoại giao.


Thậm chí đa số nhân dân Trung Hoa ít biết về sự can đảm của những người thiểu số này. Các nhóm hoạt động nhân quyền như Những người Bảo vệ Nhân quyền Trung Hoa (CHRD) có cơ sở ở Hồng Kông mô tả đây là cuộc đàn áp khốc liệt nhất của nhà cầm quyền kể từ 1998. Từ giữa tháng Hai đến cuối tuần trước, 30 người đã bị giam giữ, theo con số của CHRD. Ngoài ra khoảng 20 người đã mất tích, năm người bị bắt và ba người được đưa đến các trại lao động để “cải tạo.” Những con số nêu trên đây chỉ nhắc đến những sự cố liên quan đến đợt đàn áp thẳng tay mà chính quyền Trung Quốc phát động sau những lời kêu gọi một cuộc Cách mạng Hoa nhài ở Trung Quốc. Chế độ còn hành động chống các nhóm tôn giáo.

Chẳng hạn, các lực lượng an ninh gần đây đã bắt giữ hơn 100 thành viên của một nhà thờ bí mật chỉ trong một ngày. Chính quyền tự tung tự tác. Đây là những hành động của một chính quyền có quyền lực không bị kiểm soát. Một hôm các nhà cầm quyền bắt giữ nhà hoạt động Ni Yulan – người hiện nay đang phải ngồi xe lăn do kết quả của tra tấn, hôm khác họ kết án Liu Xianbin 10 năm tù. Rồi họ cảnh cáo Zhao Lianhai, người đấu tranh đòi mở cuộc điều tra vụ sữa bột năm 2008, rằng nếu ông không thôi nói, ông sẽ phải quay lại nhà tù.


Trong một cuộc phỏng vấn của một tờ báo Zhao đã dám mô tả ông đã bị cưỡng bức đổ một dung dịch sữa bột vào lỗ mũi như thế nào. Ông cũng đã kêu gọi đòi thả Ai Weiwei. Nỗi sợ đã lên đến mức chỉ một mẩu tin cũng đủ gây báo động. Tuần trước, bỗng nhiên không một ai có thể liên lạc được với luật sư Liu Xiaoyuan nữa. Điện thoại di động của ông tắt, không ai nghe được tin tức gì về ông. Trước đó ít ngày, Liu đã cho vợ của Ai Weiwei một số lời tư vấn về pháp luật. Ông được coi là một trong những luật sư có thể ra đại diện cho nhà họa sĩ. Mặc dầu trong thời gian ấy Liu có xuất hiện trở lại, việc ông bỗng dưng biến mất làm dấy lên nỗi lo sợ rằng hiện nay chính phủ đã đưa ông luật sư này vào tầm ngắm.

“Nghiện mùi hoa nhài” Vòng gần đây nhất của các biện pháp đàn áp là vào tháng Hai, sau khi một người nặc danh trên mạng kêu gọi một cuộc “Cách mạng Hoa Nhài” ở Trung Hoa – lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng Tunisia mang tên đó – và (kêu gọi) những cuộc biểu tình đều đặn vào những ngày Chủ nhật. Hôm 20 tháng Hai, một luật sư ở Quảng Châu viết trên Twitter: Hôm nay tôi có một cuộc hẹn với cô Nhài.” Ông còn viết: “Nhài là từ được dùng nhiều lần nhất trên thế giới. Hôm nay nó nở hoa trên màn hính máy tính, ngày mai trên quảng trường.” Luật sư này là người đầu tiên bị nhiều người lạ mặt đánh đập, sau đó ông mất tích. Cũng ngày hôm đó, một nhà hoạt động ở thành phố Wuxi viết trên Twitter: “Từ hôm nay trở đi, tôi sẽ ôm những bó hoa nhài và hát những bài hát về hoa nhài.”


Hình phạt của ông là lao động trong trại cải tạo. Đảng Cộng sản không sợ gì hơn là những cá nhân tập hợp với nhau trong một tổ chức. Và sự tập hợp của 1,3 tỷ người, trong đó 420 triệu sử dụng Internet, cùng với nhiệt tình của nhiều người dùng blog và bất bình về những vấn đề như lạm phát và cướp đoạt đất, có nghĩa là ý tưởng về tổ chức là rất cám dỗ. Rốt cuộc lực lượng của quần chúng thậm chí có thể đủ mạnh để chống đối với lực lượng của chính phủ. Đây chính là điều mà chính phủ đang cố gắng ngăn ngừa. Dẹp hết những tranh cãi. Ran Yunfei, nhà văn và blogger, là một nạn nhân khác của nỗi sợ của chế độ.


Tại một điểm, Ran dùng Twitter để phát tán những câu chuyện về các cuộc cách mạng ở Bắc Phi. Ông cũng nhắc nhở rằng đã lâu không thấy có dấu hiệu gì về cuộc sống của người đoạt giải Nobel Hòa bình Liu Hiểu Ba. Ran phân tích chế độ kiểm duyệt Trung Hoa trên blog của ông: “Trong 60 năm kiểm soát truyền thông, đã có nhiều biến thể về phương pháp,” ông viết. “Nhưng mục tiêu che dấu sự thật và bóp nghẹt tự do báo chí luôn giữ nguyên không đổi.” Ông tiên đoán: “ Về lâu dài, sự lớn mạnh của Internet sẽ làm cho kiểm soát truyền thông chính thức sụp đổ. Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào những nỗ lực của chúng ta.”


Hôm 20 tháng Hai, cảnh sát đã dẹp luôn những nỗ lực của Ran cổ võ tự do phát biểu. Ông bị kết tội xúi giục lật đổ chính quyền nhà nước. Ran Yunfei chẳng phải là người lạ lùng gì đối với chế độ. Là người ký Hiến chương 08 nổi tiếng của Trung Hoa, một tuyên ngôn kêu gọi dân chủ, Ran biểu lộ công khai tình đoàn kết với nhà bất đồng chính kiến Liu Hiểu Ba. Việc bắt Ran khẳng định rằng những người cầm quyền ở Trung Quốc hiện nay đang dùng bất kỳ cớ gì để dẹp đi những cuộc tranh cãi với những tiếng nói phê phán, những người đã bị theo dõi từ lâu. Chính phủ đang đặc biệt nhắm vào các luật sư là những người trợ giúp pháp lý cho các nhà hoạt động khác và cố gắng chơi lại chế độ bằng vũ khí của chính họ - luật pháp.


Luật sư Teng Biao ở Bắc Kinh, người đã bị chính phủ nghi ngờ vì những công việc trước đây của ông với tổ chức Sáng kiến Hiến pháp Mở, một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp luật, nói hồi tháng Mười Hai ông đã bị các lực lượng an ninh đe dọa. “Tại sao chúng ta phải phí lời với những thằng loại này?” Teng trích dẫn lời một trong những người đó nói. “Đập chết nó đi rồi đào hố lấp xác nó.” Teng cũng mất tích, vào hôm 19 tháng Hai. Trước đó ít ngày, ông đã khởi sự chống đối theo cách của ông - trên Twitter, tại đó ông nhắc lại việc bắt giữ một đồng nghiệp và công khai vạch mặt các sĩ quan cảnh sát đã ngược đãi ông: “Số hiệu của họ là 024228, 025581,” ông viết. “Hành vi cực kỳ tồi tệ.”


Đổ máu vì tiến bộ xã hội Quan điểm cứng rắn rõ ràng của Bắc Kinh có thể thấy cả trong các phương pháp của nó nữa. Các thành viên gia đình tuyệt vọng chờ đợi những dấu hiệu về sự sống còn của những người mất tích, nhưng khác với trong quá khứ, chính phủ qua nhiều tuần không hề có một lời giải thích về tung tích của những người này. Nó thậm chí không có cố gắng nào để ít ra giữ vẻ bề ngoài của một trình tự tố tụng thích đáng. Một luật sư của một hãng luật nổi tiếng ở Bắc Kinh nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng các vụ vi phạm pháp luật đã tăng liên tục từ năm 2008. Trong một bức mật điện ngoại giao do WikiLeaks tiết lộ, Đại sứ quá Hoa Kỳ trích lời một luật sư Trung Hoa nói rằng Trung Hoa đã đi vào một thời kỳ tồi tệ chưa từng có của việc vi phạm các quyền hợp pháp.


Chương trình đe dọa của chế độ đang có động lực. Một nữ luật sư từ Thượng Hải mô tả một cuộc thảo luận trên mạng giữa chị và các đồng nghiệp về việc liệu có nên đi biểu tình hay không. Ý kiến của chị rất rõ ràng, “Ai không đi là cứt lừa.” và: “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là bạn bị toát mồ hôi.” Chị còn tiếp cận những người nghiêng về đi và nói rằng: “Bởi vì có những người như bạn, bạn sợ phải toát mồ hôi, nên có những người phải đổ máu vì sự phát triển của xã hội.” Rốt cuộc, những người đi biểu tình ngày chủ nhật ở Trung Quốc chủ yếu là các nhà báo nước ngoài, cùng với có lẽ vài trăm công dân Trung Quốc. Không ai có thể nói chính xác có bao nhiêu người, vì tất cả những người biểu tình cải trang thành khách qua đường. Trong khi đó chính phủ lại sợ những kẻ thù vô hình của nó. Nó đánh họ bằng cách truy nã những kẻ thù hữu hình. Chị luật sư ở Thượng hải người kêu gọi các đồng nghiệp của mình hãy can đảm lên cũng biến mất cách đây hai tháng.
Ella Ornstein dịch từ tiếng Đức


TRẦN BÌNH NAM * LIBYA





Libya và Dầu Hỏa

Trần Bình Nam

Thế giới A rập và Hồi giáo tại Trung đông và Bắc Phi đang trải qua một cuộc cách mạng có thể làm thay đổi bộ mặt của vùng đất này và tạo ra những chấn động chính trị có tầm vóc thay đổi mối quan hệ quốc tế hiện hữu. Bão nổi từ Tunisia ngày 17/12/2010 thổi qua Yemen, Ai Cập, Quatar, Bahrain, Syria và từ ngày 18/2/2011 cơn gió dân chủ ào ạt thổi đến Libya đe dọa chế độ của nhà độc tài Kadafi. Ngày 11/2/2011 tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập từ chức, nhường quyền quản lý đất nước cho các tướng lãnh qua sự dàn xếp khéo léo của Hoa Kỳ. Vào những ngày hạ tuần tháng 4 tổng thống Yemen chuẩn bị từ chức.


Trong khi đó chính quyền Bahrain, Quatar, Syria tiếp tục dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình trước sự bất động của thế giới Tây phương. Thế giới hình như đang dồn tâm lực tìm một giải pháp cho Libya nghĩ rằng nếu có một giải pháp cho Libya tình hình Trung đông sẽ được ổn định. Libya đất rộng dân thưa. So với Việt Nam Libya rộng hơn 5 lần, và với 5.8 triệu người, dân số Libya chỉ bằng 1/15 dân số Việt Nam. Nhưng Libya từng là nơi hội tụ của nhiều nền văn minh Hy Lạp, La Mã, A Rập và từ năm 1911 đến nay là trung tâm tranh chấp của các nước Tây phương chính yếu là Ý, Pháp, Anh, Mỹ. Gần đây hơn, dưới chế độ của đại tá Kadafi, Libya còn là trung tâm ve vãn của Trung quốc và Liên bang Nga. Người Hy Lạp chiếm đóng Libya từ thế kỷ 7 trước Công nguyên . Sáu thế kỷ sau, người La Mã thay người Hy Lạp cho đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, người A Rập chiếm đóng Libya.

Đến thế kỷ thứ 16 người Thổ Nhĩ Kỳ sát nhập Libya vào đế quốc Ottoman của họ, lấy Tripoli (nay là thủ đô Libya) làm trung tâm chính trị. Trước khi đế quốc Ottoman suy tàn, năm 1911 Libya trở thành thuộc địa của Ý. Năm 1943 trong Thế chiến 2 quân đội đồng minh đánh bại quân đội Ý và chiếm đóng Libya. Sau khi Thế chiến 2 chấm dứt (1945) Libya được đặt dưới sự giám hộ của Liên hiệp quốc và năm 1951 trở thành một Vương quốc độc lập dưới quyền cai trị của vua Idris as-Senussi xuất thân là một trong những tộc trưởng có công tranh đấu cho nền độc lập Libya.


Lịch sử Libya sóng gió kể từ năm 1959 khi các hãng dầu Tây phương tìm thấy dầu tại Libya. Dầu hỏa đã đem lại nhiều quyền lợi cho vương triều Idris nhưng cũng mang đến nhiều tai họa cho nhân dân Libya. Trong thập niên 1960 phong trào A Rập dâng cao tại Trung đông, trong khi vua Idris bảo thủ không chịu hội nhập với phong trào, thúc đẩy một nhóm sĩ quan trẻ do Đại úy Kadafi (sau này trở thành Đại Tá) cầm đầu một cuộc đảo chánh lật đổ vua Idris và thành lập Cộng Hòa Hồi giáo Libya năm 1969. Đại tá Kadafi là một người có tài, chủ trương đất A Rập của người A Rập, thù ghét Tây phương và ông nhanh chóng trở thành một nhà độc tài lập dị.


Ông bắt chước trang phục của Cesar, họp hành bàn quốc sự trong lều dựng ngoài trời cho giống dân du mục (TBN: thật ra ông họp trong lều là để tránh tình báo Tây phương nghe lén). Ông thuê các thiếu phụ trẻ đẹp người Ukraine làm vệ sĩ và săn sóc sức khỏe cho ông. Năm 1988, ông ra lệnh đặt bom làm nổ một máy bay dân sự của hãng Pan Am của Hoa Kỳ trên không phận Scotland . Ông chi tiền giúp các nhóm khủng bố Palestine, nhóm Hồi giáo Phi Luật Tân và nhóm Cộng hòa Ái Nhĩ Lan (Irish Republican Army – IRA). Đồng thời Kadafi tiến hành chương trình chế tạo bom nguyên tử . Sau cuộc khủng bố 911 năm 2001, Hoa Kỳ đánh Afghanistan và tấn công Iraq lật đổ Saddam Hussein. Kadafi biết phận mình ông thay đổi thái độ.

Ông giao hai người bỏ bom chiếc chiếc máy bay Pan Am cho tòa án Anh quốc (TBN: sau này Kadafi dùng dầu vận động chính phủ Anh trả tự do cho một trong hai người) và bỏ ra hằng trăm triệu mỹ kim bồi thường cho các gia đình nạn nhân. Quan trọng nhất là tự nguyện hủy bỏ chương trình nguyên tử và đồng ý bảo đảm nguồn dầu hỏa giới hạn của Libya cho Hoa Kỳ, Ý, Pháp,Anh, Trung quốc và Liên bang Nga. Năm 2004 Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm vận Libya. Không còn bị liệt vào thành phần bất hảo, Đại Tá Kadafi đã được đón tiếp tại dinh thủ trướng Anh số 10 Downing Street London, được ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đến thăm tại Tripoli, và được bầu làm chủ tịch khối các quốc gia Phi châu trong một nhiệm kỳ.


Tuy nhiên chỉ là một “cuộc tình duyên” đồng sàng dị mộng, nên khi dân Libya theo chân Tunisia, Ai Cập xuống đường, các nước Tây phương tuy có lúng túng trước tình hình mới cũng nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để nhổ cái gai Kadafi nhường chỗ cho một chế độ dân chủ thân Tây phương. Ngày 17/3/2011 Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết 1973 cho phép Liên hiệp quốc áp đặt vùng cấm máy bay của Kadafi bay trên không phận Libya (no-fly zone) để - với lý do – ngăn không cho Kadafi dùng Không quân bỏ bom và bắn giết những người biểu tình đòi dân chủ.

Người ta ngạc nhiên vì Trung quốc và Liên bang Nga đã không phủ quyết mà chỉ bỏ phiếu trắng để cho 10 phiếu thuận của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trở thành Nghị quyết quốc tế. Hoa Kỳ đã nhanh chóng hành động. Hàng trăm hỏa tiễn đã được Hải quân Hoa Kỳ bắn vào các cơ sở quân sự của Kadafi . Nhưng tổng thống Obama rút kinh nghiệm hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan chỉ can thiệp cấp thời để cứu các lực lượng “dân chủ” chống Kadafi khỏi tan rã rồi giao lại nhiệm vụ thi hành nghị quyết “cấm bay” cho NATO. Hoa Kỳ tuyên bố không có ý định lật đổ Kadafi, và sẽ không bao giờ đưa quân đến Libya. Tuy nhiên tổng thống Obama tin rằng nghị quyết của Hội đồng Bảo an có thể tạo ra sức bật cần thiết để nhân dân Libya đứng lên hòan thành cuộc cách mạng dân chủ. Ông mạnh dạn tuyên bố “Kadafi phải ra đi!”


Nhưng sự việc đã không xẩy ra như dự kiến của tổng thống Obama. Sau khi giao trách nhiệm áp đặt no-fly zone cho NATO, cuộc chiến nhì nhằng không phân thắng bại. Quân Kadafi và quân nổi dậy đánh nhau qua lại dọc theo hằng trăm cây số xa lộ chạy ven bờ Địa trung hải, khi tiến khi lùi tùy theo mức độ can thiệp của Không quân NATO . Lời tuyên bố bảo vệ dân Libya của NATO mỗi lần bỏ bom chận đà tiến quân của Kadafi trở thành buồn cười vì hai bên – lực lượng Kadafi và lực lượng nổi dậy - bắn nhau và dân chúng đều bị tổn thất bởi súng đạn của cả hai bên, ngay cả các cuộc bỏ bom của NATO cũng gây tổn thất nhân mạng cho dân chúng. Trong khung cảnh đó, cuộc chiến tại Libya trở thành một cái gì khác thường.


Cái làm cho cuộc chiến tại Libya khác thường có thể là dầu hỏa và đặc biệt là vai trò của Trung quốc. Khi khí thế dân nổi dậy đòi dân chủ bùng nổ tại Bắc phi, Trung quốc và Liên bang Nga đều biết nó là một hiện tượng không kềm chế được một cách đơn giản và chọn thái độ như Tây phương là hành xử cách nào để duy trì quyền lợi của mình. Trung quốc đang mua và vẫn cần mua dầu hỏa của Libya nên Trung quốc có nhu cầu duy trì thiện cảm với một chính quyền mới tại Libya, do đó Trung quốc không bỏ phiếu phủ quyết Nghị quyết 1973.

Trung quốc biết dù không có Nghị quyết 1973 Hoa Kỳ, Pháp, Ý vẫn hành động (như Hoa Kỳ từng hành động tại Iraq) và Trung quốc sẽ mất cả chì lẫn chài. Nhưng Trung quốc cũng không thể bỏ phiếu thuận, vì nếu Kadafi tồn tại Trung quốc sẽ có khó khăn về sau chẳng những với Libya mà còn khó khăn với các nước Phi châu vốn có cảm tình với Kadafi. Trung quốc nhập cảng 35% dầu dùng trong nước từ Phi châu .

Phiếu trắng là lựa chọn tốt nhất của Trung quốc (và Liên bang Nga). Hành động nửa vời của Hoa Kỳ “vừa đánh vừa run” và cách xử dụng vũ lực của NATO khi đánh khi không để hai bên không bên nào diệt được bên nào phải chăng là cái giá để Trung quốc và Liên bang Nga bỏ phiếu trắng ? Cục diện Libya sẽ như thế nào? Một kịch bản hay được nói tới: Libya chia đôi, Kadafi, - hay ít nhất con trai ông ta - còn đó, Al Quada bị kềm chế, Anh- Pháp- Mỹ- Liên bang Nga- Trung quốc- Ý không ai mất phần dầu. Phải chăng đó sẽ là giải pháp cho cuộc nổi dậy tại Libya ? Thời thế “thế thời phải thế”. Các thế lực trên thế giới đều hành xử theo quyền lợi của mình. Những gì còn lại đều là chiêu bài. Trần Bình Nam April 26, 2011

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com


THỰC PHẨM



THỰC PHẨM BỔ DƯỠNG TRỊ ĐAU NHỨC

Tài liệu Tổng hợp

A. Thực phẩm trị đau lưng


Thịt bò lá lốt:

Thịt bò 100g, lá lốt 100g. Thịt bò có vị ngọt, bổ máu. Lá lốt có vị cay, thơm, tínhấm, có công dụng trừ thấp, trị đau nhức xương, ra mồ hôi... Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị mươi phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ. Món này ngoài công dụng bổ máu còn trị đau nhức cơ thể, trị mỏi lưng.

Trái nhàu: Trái nhàu trị đau lưng, mỏi lưng rất hay, được dân gian dùng chữa bệnh này từ xa xưa. Cách sử dụng như sau: ăn trái nhàu chín mỗi ngày (ăn với muối), hay có thể lấy trái nhàu chín đem ép lấy nước để dùng. Nếu ai chưa quen thì khó dùng vì mùi vị hăng hắc của quả nhàu, nhưng dùng lâu sẽ quen.


Trái nhàu

Quả dâu tằm: Có công dụng chữa đau nhức lưng rất hay, mà dân gian và cổ truyền hay áp dụng. Cách dùng phổ biến nhất là lấy dâu tằm ngâm với rượu; đợi trong vòng vài tuần thì dùng nước rượu ngâm này. Có thể lấy dâu tằm và vị thuốc ngũ gia bì cùng đỗ trọng đem ngâm. Mỗi lần uống một cốc nhỏ (100 ml), ngày uống 1-2 lần.

Cật heo nấu vị thuốc: Cật heo 50g, cùng các vị thuốc như đỗ trọng 40g, tục đoạn 30g, đậu đen 20g. Cật heo làm sạch rồi cùng các vị thuốc ninh (nấu) cho chín mềm, nêm nếm gia vị vừa dùng. Người hay bị đau lưng thi thoảng dùng món này rất hay.



Thịt bò, tôm tươi, mùng tơi - các nguyên liệu dùng chế biến món ăn trị đau lưng -

Đỗ trọng nấu xương heo: Dùng khoảng 200g xương sống heo đem nấu với 30g vị thuốc đỗ trọng và một ít đậu đen, nêm nếm gia vị vừa dùng.


Xương lợn hầm đỗ trọng, kỷ tử.

Mồng tơi nấu móng giò heo: Những người hay bị đau nhức lưng (dạng đau nhức do bệnh phong thấp) thì có thể dùng rau mồng tơi đem nấu với móng heo. Móng giò heo hầm với nước và ít rượu, nêm nếm gia vị, hầm cho chín mềm, sau đó cho mồng tơi vào.

Đuôi heo nấu vị thuốc: Dân gian có bài thuốc dùng đuôi heo (1-2 cái) đem nấu với 50g vị thuốc đỗ trọng, 50g vị thuốc tục đoạn, một ít đậu đen. Cho các nguyên liệu vào nồi cùng một lượng nước vừa dùng, nấu cho chín mềm, nêm nếm gia vị; dùng nước này sẽ chữa chứng đau mỏi lưng rất hay.

Cháo cá rô: Lấy vài con cá rô đồng đem nấu với một ít tủy heo và vài nắm gạo tẻ, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này thích hợp cho người đau mỏi lưng do thận yếu.

Cháo cá ngựa: Dùng món cháo nấu từ 20g cá ngựa, 100g tôm tươi, cùng vị thuốc nhân sâm (15g) và bắc kỳ, kỷ tử (cùng 12g), gạo tẻ, gừng và gia vị. Gạo tẻ (50g) đem vo sạch. Cá ngựa và tôm giã nhuyễn. Đem các nguyên liệu nấu cháo. Khi cháo chín, lấy xác vị thuốc bắc kỳ bỏ ra, nêm nếm gia vị. Món này dùng rất tốt cho người hay bị đau lưng và nhức mỏi.


B. Thực phẩm giảm đau đầu gối

Do mắc bệnh viêm khớp xương mãn tính, nhiều người bị đau và đơ cứng ở đầu gối. Các phương pháp điều trị thường gồm năng tập thể dục, giảm cân thừa, tiêm steroid hoặc thậm chí phẫu thuật. Các chuyên gia cũng cho biết, bạn có thể cải thiện chứng đau khớp gối qua 3 loại thực phẩm sau:


Cá, trái cây có thể giúp cải thiện chứng đau khớp gối -


Những người bị đau đầu gối cho biết họ cảm thấy dễ chịu và ít dùng thuốc giảm đau hơn sau khi bổ sung protein từ đậu nành mỗi ngày trong suốt 3 tháng, tạp chí Reader’s Digest dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học bang Oklahoma. Đó là do đậu nành giàu isoflavone, một loại hormone có đặc tính chống viêm sưng. Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Bahram H.Arjmandi, cho biết các tình nguyện viên đã bổ sung 40g protein từ đậu nành mỗi ngày.


Trái cây. Một cuộc nghiên cứu ở 293 người Úc cho kết quả, ăn nhiều trái cây giúp giảm nguy


Thực phẩm giảm đau đầu gối


Do mắc bệnh viêm khớp xương mãn tính, nhiều người bị đau và đơ cứng ở đầu gối. Các phương pháp điều trị thường gồm năng tập thể dục, giảm cân thừa, tiêm steroid hoặc thậm chí phẫu thuật. Các chuyên gia cũng cho biết, bạn có thể cải thiện chứng đau khớp gối qua 3 loại thực phẩm sau: Đậu nành. Những người bị đau đầu gối cho biết họ cảm thấy dễ chịu và ít dùng thuốc giảm đau hơn sau khi bổ sung protein từ đậu nành mỗi ngày trong suốt 3 tháng, tạp chí Reader’s Digest dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học bang Oklahoma. Đó là do đậu nành giàu isoflavone, một loại hormone có đặc tính chống viêm sưng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Bahram H.Arjmandi, cho biết các tình nguyện viên đã bổ sung 40g protein từ đậu nành mỗi ngày.


Bốn mùa bơ đều ra quả tươi ngon tại vườn anh Trịnh Xuân Mười




Trái cây. Một cuộc nghiên cứu ở 293 người Úc cho kết quả, ăn nhiều trái cây giúp giảm nguy cơ bị thương tổn ở tủy xương, vốn là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm khớp xương đầu gối cũng như chứng đau nhức trở nặng. Nhiều loại hoa quả cung cấp nhiều vitamin C được xem tốt cho người bị đau khớp đầu gối. Đó là quả kiwi, cam, xoài, bưởi và đu đủ. Các chuyên gia cho rằng, chính vitamin C trong các loại hoa quả này có tác dụng bảo vệ khớp gối. Cá. Theo nhiều cuộc khảo sát, cá và dầu cá giúp giảm đau, đơ cứng viêm khớp xương cổ tay, bàn tay, đầu gối, bàn chân. Và mới đây, một cuộc nghiên cứu khẳng định, a-xít béo omega-3 trong cá có thể ngăn chặn không chỉ các loại hóa chất gây viêm sưng ở bệnh nhân viêm khớp xương mãn tính mà còn loại bỏ protein được cho là bào mòn sụn. Ăn hai khẩu phần cá chứa nhiều dầu (như cá hồi, cá thu) hằng tuần hoặc uống một viên dầu cá chứa 1g a-xít béo omega-3 mỗi ngày, theo chuyên gia dinh dưỡng Artemis P.Simopoulos.


C. Quả bơ (Avocado)

10 lợi ích của quả bơ



Có những lợi ích từ quả bơ mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là 10 lợi ích về sức khỏe mà quả bơ có thể mang lại cho bạn nếu dùng nó mỗi ngày..



1. Chống ung thư thận
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh rằng, trong trái bơ có chứa một số chất giúp chống ung thư như trong một số trái cây rau quả khác.

2. Tăng khả năng chống ung thư miệng
Một số hợp chất có trong trái bơ có thể phát hiện những tế bào có khả năng ung thư hoặc gây ung thư miệng và tiêu diệt chúng mà không gây hại đến những tế bào khỏe mạnh.

3. Chống ung thư vú
Giống như dầu ô liu, bơ có chứa lượng axit oleic khá cao. Đây là loại axit giúp ngăn ngừa ung thư vú.

4. Tốt cho mắt
Trong bơ có chứa lượng lutein carotene cao hơn bất cứ loại trái cây nào khác. Chất này giúp chống sự thoái hóa thành các vết đen, bệnh đục nhân mắt và một số bệnh về mắt liên quan đến tuổi thọ.



Ảnh: bosap,net



5. Giảm Cholesterol
Bơ có chứa rất nhiều beta-sitosterol, là một hợp chất làm giảm tỉ lệ cholesterol. Một nghiên cứu tiến hành trên 45 người đã cho thấy ăn một quả mỗi ngày sẽ giúp giảm tỉ lệ chất béo xuống khoảng 17% chỉ trong vòng một tuần.



6. Giúp tim khỏe mạnh
Một ly bơ có chứa 23% folate, chất đã được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ do bệnh tim gây ra so với những người không ăn. vitamin E và glutathione có trong bơ cũng rất tốt cho tim của bạn.



Kem bơ

7. Chống đột quỵ
Tỉ lệ folate cao trong bơ giúp giảm thiểu tối đa các cơn đột quỵ.

8. Hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn
Một nghiên cứu cho thấy những người ăn salad kèm với bơ sẽ hấp thụ lượng caroteroid (bao gồm lycopene và carotene) gấp 5 lần so với việc ăn salad không.

9. Glutathione
Bơ chứa rất nhiều glutathione - chất chống ôxy hóa rất quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự lão hóa, ung thư và bệnh tim.

10. Vitamin E
Bơ là nguồn cung cấp vitamin E tốt nhất cho cơ thể. Vitamin này giúp ngăn ngừa bệnh tật và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
__________________________________________________________


Sự kỳ diệu của quả bơ



Ly sinh tố bơ


Hầu hết người tiêu dùng ở Việt Nam chỉ biết sử dụng quả bơ cho việc làm
sinh tố, chưa biết về giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cũng như cách sử dụng
rất phong phú của quả bơ.
Trên thế giới, tại các nước như Mỹ, Mexico, Úc…Trái bơ được đánh giá cao và được
sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như ăn quả tươi, chế biến nhiều món ăn ngon,
tinh chiết dầu ăn và đặc biệt bơ được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm cho
việc chăm sóc sắc đẹp.
Những công dụng nầy mang lại tiềm năng phát triễn lớn cho sản xuất và tiêu dùng
Trái bơ của Việt Nam, nhất là hiện nay với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế,
Trái bơ Việt Nam còn rộng đường cho việc xuất khẩu, nhờ kéo dài đến 60 ngày.




Đổ sinh tố ra cốc, uống liền.

Giá trị dinh dưỡng

Trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen.
Trái bơ cũng rất giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc.
Trái bơ còn là nguồn Folate rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở và đặc biệt quan trọng đối với thai kỳ ở những tuần đầu tiên vì 75% trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống là do thiếu folate từ trong bụng mẹ.
Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bảo hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol.
Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa.
Ngoài ra, Trái bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp.

Giá trị với sắc đẹp
Trái bơ được sử dụng vào việc chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe nhờ giàu vitamin A, E, D cùng với các khoáng chất kali, phốtpho, lưu huỳnh và clo, trong đó:
- Vitamin E có tác dụng bảo vệ các axit béo chống lại sự ôxy hóa, nhờ vậy làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi trẻ và săn chắc.
- Vitamin A có tác dụng lột bỏ lớp da chết, thúc đẩy việc sản xuất chất collagen.
- Vitamin D giúp duy trì hàm lượng canxi trong máu nhờ đó xương và răng chắc khỏe.
- Kali và phốtpho có tác dụng làm đẹp da, tóc và giúp phát triễn cơ thể.
- Dầu trái bơ có rất nhiều giá trị trong việc tái tạo và giữ ẩm cho làn da. Dầu bơ bảo vệ làn da không bị khô và tăng khả năng đàn hồi của da.

Nguồn dinh dưỡng cho trẻ em

Trái bơ rất dễ chế biến làm thức ăn cho bé, với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thì chỉ cần nghiền nhỏ phần thịt của Trái bơ, còn trẻ em lớn hơn thì có thể cắt thành từng miếng cho bé cắn.
Trái bơ rất có lợi cho sức khỏe của trẻ em, vì trong quả bơ có chứa protein, vitamin A, E, C cao. Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triễn của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ngoài ra các chống ôxy hoá tác dụng bảo vệ các tế bào não, còn vitamin B tổng hợp trong Trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ. Vì thế quả bơ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triễn trí não của trẻ em.


Giá trị với môi trường
Trồng bơ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường:
- Cây bơ không chỉ có tác dụng làm bóng mát mà còn giúp làm giãm nhiệt độ không khí do việc thoát hơi nước từ lá.
- Cây bơ còn là nguồn cung cấp ôxy đáng kể và giúp cho không khí có sự trong lành tươi mát. Vì theo các nghiên cứu cho thấy cứ 1 cây bơ sản xuất gần 118kg ôxy mỗi năm và cứ 1 ha vườn bơ trong 1 năm có thể giúp loại thải được 6,4 tấn CO2.
Vườn Bơ còn có thể làm giãm dòng chảy và lọc nước mưa nhờ đó làm giãm nguy cơ lũ lụt, nâng cao khối lượng và chất lượng nước. Rễ cây Bơ còn giúp chống lại sự xói mòn của đất..
Ngọc Thanh

___________________________________________________________________________

Quả bơ rất tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, trái bơ còn là một loại thực phẩm có thể chữa trị những biểu hiện của bệnh tim có liên quan đến mức cholesterol.
Một thời gian dài trước đây, nhiều người đã được khuyến cáo là không nên ăn bơ vì nó giàu chất béo và chứa nhiều calorie. Trong khi, theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng chất béo cao chứa trong trái bơ là chất béo không bão hòa dạng đơn thể (monounsaturated fat) rất có ích trong việc cải thiện sức khỏe. Cụ thể, khi dùng bơ thường xuyên sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sau:


Lợi ích về mặt dinh dưỡng
Các loại axít béo không bão hòa dạng đơn thể trong quả bơ giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài những loại axít béo có ích, trái bơ còn chứa hàm lượng kali cao. Bên cạnh đó, nó chứa các loại quan trọng khác như sắt, đồng, magiê và phốt pho. Trái bơ còn có nhiều loại vitamine như vitamine A, nhóm vitamine B, axít folic, vitamine C, vitamine E và can-xi. Trái bơ còn là nguồn giàu chất xơ, ít chất đường và tinh bột, là loại thực phẩm lý tưởng cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Lợi ích về sức khỏe
- Giúp điều chỉnh huyết áp: Với hàm lượng cao axít folic và kali có trong trái bơ sẽ giúp điều chỉnh huyết áp và chống đột quỵ, cũng như ngăn ngừa những vấn đề về tim và các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.
- Giảm cholesterol gây hại: Thành phần axít oleic và linoleic chứa trong trái bơ có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và gia tăng lượng cholesterol có ích cho cơ thể.
- Trị loét bao tử: Bơ giúp làm dịu phần bề ngoài nhạy cảm, niêm mạc của bao tử và tá tràng, do vậy sẽ có tác dụng điều trị hiệu quả các vết loét.

- Tăng cường hệ miễn dịch: Việc dùng bơ thường xuyên có tác dụng duy trì tình trạng khỏe khoắn và tăng cường hệ miễn dịch.
- Thị giác: Các chất antioxidants chứa trong trái bơ giúp trung hòa các gốc tự do, phòng tránh các bệnh về mắt, như bệnh loạn thị, bệnh tăng nhãn áp và bệnh đục thủy tinh thể.
- Giúp hơi thở thơm tho: Các thành phần trong trái bơ có tác dụng tẩy trừ các chất cặn bã đã bị phân hủy trong đường ruột.
- Ngăn ngừa sạn thận: Chất kali chứa nhiều trong trái bơ giúp làm giảm lượng can-xi bài tiết qua đường nước tiểu, nhờ thế sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh sạn thận..
- Giúp thai nhi phát triển: Thành phần axít folic trong trái bơ đóng vai trò có ích và quan trọng cho quá trình phát triển các mô mạnh khỏe của bào thai.
- Ngăn ngừa tình trạng nôn ói ở thai phụ: Vitamine B6 có trong trái bơ có thể giúp làm dịu cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bao tử của chị em trong suốt thời gian thai nghén.
- Phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt: Chất phytonutrient có trong trái bơ có tác dụng ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt.
- Tăng cường độ khỏe khoắn của hệ thần kinh và cơ bắp: Lượng kali chứa trong trái bơ giúp cân bằng các chất điện phân, giúp các cơ bắp hoạt động hiệu quả, đồng thời còn giúp tăng cường năng lượng cho hệ thần kinh và quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Ngăn ngừa bệnh vẩy nến: Theo các chuyên gia, chất dầu có trong trái bơ rất có ích trong việc điều trị các chứng bệnh về da như bệnh vẩy nến và chứng khô da.
Theo Phụ nữ/Suite 101 ____________________________________________________________________________ Sinh tố bơ , 30 giây thôi Không chỉ có quả bơ không xay ra, mình còn cho thêm vài loại trái cây và hương vị khác để món sinh tố thêm hấp dẫn, uống hoài không chán.
Nguyên liệu:
1 quả bơ chín mềm
½ quả chuối
1 quả kiwi
1 hộp sữa chua trắng
1 -2 thìa đường syrup hoặc đường kính trắng
3 viên đá
Cách làm:

Bơ tách đôi bỏ hạt, nạo lấy phần thịt quả. Chuối bóc bỏ, cắt miếng nhỏ, kiwi gọt bỏ vỏ và lõi.
Cho bơ, chuối, kiwi, đường, sữa chua, đá viên vào máy xay sinh tố, nhấn nút xay trong 30 giây đến khi thành hỗn hợp sánh màu xanh dịu nhẹ.

Đổ sinh tố ra cốc, uống liền.


Mách nhỏ:
Nếu không thích cho đá, sợ loãng sinh tố thì bạn có thể để các loại hoa quả và sữa chua vào tủ ướp lạnh trước, sau đó mới xay.
____________________________________________________________________________


Quả Bơ trộn Salad C




Vật Liệu:
Thông thường, người Việt Nam ăn quả bơ (Avocado hoặc Avocat) như là một món tráng miệng bằng cách xay nhuyễn với đường, đá viên và chút sữa. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể chế biến để ăn quả bơ như là một món salade khai vị.

(cho 4 suất ăn)

Quả Bơ 0,3kg (chọn loại bơ chưa chín kỹ, còn hơi rắn)

Trứng gà 3 quả

Dầu ăn 2 thìa canh (khoảng 20ml)

Dấm 1 thìa canh (10ml)

Bột canh 1 thìa nhỏ

Tỏi, hạt tiêu, rau bạc hà, 1 quả cà chua (để làm hoa trang trí)


Cách Làm
Luộc trứng chín, làm nguội và cắt trứng làm đôi, khía hình răng cưa cho đẹp.

Trộn bột canh với dấm, đánh cho đến khi tan thì cho tiếp dầu ăn vào, đánh tiếp 1 phút cho dung dịch hoà tan rồi cho hạt tiêu vào.

Cắt sẵn vỏ quả cà chua và uốn thành một bông hồng, thịt quả xắt thành lát dày 1cm. Là bạc hà xắt lát mỏng, cho vào trong hỗn hợp dầu dấm.

Gọt vỏ quả bơ, sau đó bổ làm 2 , bỏ hạt rồi thái lát (theo chiều ngang quả) dày khoảng 1cm.

Bày các lát bơ vào đĩa to, xen kẽ với trứng và cà chua trang trí thêm bằng lá bạc hà, sau đó rưới đều dầu dấm lên trên, để khoảng 10 phút thì dùng được.

Món salade quả bơ ăn rất mát và bùi, ngon miệng, nhất là trong dịp hè.

____________________________________________________________

Bánh mì bơ rau quả

Đây là món ăn phù hợp cả với những người ăn kiêng, vừa đủ chất lại tốt cho sức khỏe. Bạn cũng có thể làm món này vào buổi sáng cho cả nhà, vừa nhanh gọn lại ngon miệng và cung cấp đủ năng lượng.. Thực đơn sau dành cho 2 người ăn..

Nguyên liệu:
-1 chén cà chua bỏ hột, xắt nhỏ
-1/4 chén dưa chuột gọt vỏ, xắt nhỏ
-2 thìa rau húng quế thái nhỏ
-1 thìa giấm vàng (loại giấm có vị chua nhẹ, hơi ngọt)
-1/8 thìa muối
-1/8 thìa tiêu đen nguyên hạt
-16 miếng bánh mì thái khoanh (loại bánh mì dài kiểu Pháp)
-1 củ tỏi bóc vỏ, đập dập
-1/4 chén bơ mềm, dầu ôliu.

Thực hiện:
Cho cà chua, dầu ôliu, rau húng quế, giấm, tiêu đen trong một chiếc tô lớn, trộn đều cho thấm gia vị. Đặt bánh mì vào trong các miếng giấy nướng cho vào lò nướng ở nhiệt độ 400 độ F trong vòng khoảng 8 phút hoặc cho đến khi miếng bánh hơi vàng và giòn. Lấy bánh mì ra khỏi lò, để 2 phút cho nguội bớt. Nếu không có lò viba, bạn có thể nướng bánh mì trên chảo, chú ý để lửa nhỏ và lật đều tay sao cho miếng bánh không bị cháy.
Phết tỏi lên hai mặt của từng miếng bánh. Quết một lớp bơ mỏng lên một mặt bánh, sau đó xúc hỗn hợp rau quả rải lên trên.
___________________________________________________________________________

Món khai vị ngon từ trái bơ


Bơ và salad cà chua
Bơ và salad cà chua Thành phần: 2 quả bơ 6 trái cà chua chín Nước ép từ 1 trái chanh 2 muỗng canh dầu ôliu 1 muỗng canh mật ong 1 tép tỏi, băm nhỏ Bột ớt để tạo vị Muối và tiêu 2 muỗng canh quả phỉ cắt nhỏ Cách chế biến: Cắt bơ và cà chua thành miếng nhỏ. Cho vào tô và đặt sang một bên. Trong tô khác, trộn dầu ô liu, nước cốt chanh, mật ong, tỏi và ớt. Đổ vào salad bơ và cà chua. Nêm nếm với muối và hạt tiêu và rắc quả phỉ lên phía trên. Dùng ngay.


Trái bơ và sushi cá hồi
Trái bơ và sushi cá hồi Thành phần: 250g gạo nấu sushi của Nhật 3 muỗng canh dấm gạo 1 trái bơ trung, thái lát mỏng theo chiều dọc 3 muỗng canh bột wasabi ¼ pound cá hồi làm sushi ¼ pound dưa chuột, lột vỏ, xắt lát mỏng Nước tương để chấm Gừng ngâm thái mỏng 1 tấm cuốn sushi 1 tấm nhựa bọc, cắt theo chiều rộng của tấm cuốn sushi Cách thực hiện: Vo sạch gạo vài lần, cho đến khi nước gần như là trong. Để ráo nước.

Cho gạo và 1 ¼ chén nước vào nồi. Đun sôi, giảm nhiệt để hơi sôi thấp và đậy nắp kín trong 10 đến 12 phút. Bắt nồi sang một bên, để yên gạo trong 10 phút. Sau đó, khuấy gạo với giấm. Đặt một nửa cọng bơ vào bọc nhựa từ trái sang phải. Đặt qua một bên. Trải cơm đã nguội vào tấm cuốn sushi, dày vừa phải. Pha loãng 1 muỗng canh bột wasabi trong 1 muỗng canh nước, trải đều trên gạo. Xếp lớp cá hồi, dưa chuột và bơ còn lại ngang qua phần cơm. Cuộn tấm cuốn lại và nhấn nhẹ nhàng. Gỡ ra và sau đó lăn qua bơ trên bọc nhựa. Nhẹ nhàng bỏ lớp bọc và ấn bơ vào cuộn. 4. Bằng một con dao lưỡi mỏng, cắt cuộn sushi thành 8 miếng vừa miệng. Ăn với nước tương, gừng và wasabi.