Thursday, July 28, 2011

ĐẶNG TIỂU BÌNH & CHIẾN TRANH HOA VIỆT




Vì sao Đặng Tiểu Bình đánh VN năm 1979?



Họp mặt Đặng - Carter 31/1/1979

Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ và họp báo với Tổng thống Jimmy Carter ngày 31/1/1979

Nhắc lại Chiến tranh Trung - Việt 32 năm về trước, một số nguồn sử liệu gần đây nhấn mạnh hơn đến vai trò riêng của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình trong cuộc tấn công Trung Quốc gọi là 'phản kích tự vệ'.

Trong phần gửi cho BBC hôm 16/2 vừa qua, ông Dương Danh Dy, nhà ngoại giao Việt Nam từng làm việc tại Trung Quốc, có nói đến cách nhìn cuộc chiến từ hai phía.

Tuy nhiên, văn bản này còn cho biết thêm về vai trò quan trọng của ông Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow.

Nay BBC Tiếng Việt khai thác thêm các góc độ trong tài liệu này và so sánh với một số đánh giá đã nêu từ trước về cuộc chiến 1979, sự kiện vẫn chưa được thảo luận công khai ở cả Việt Nam và Trung Quốc.

'Hoa Kỳ không tán thành'

Đặng Tiểu Bình được trích lời nói rằng ông đã tuyên bố dạy cho Việt Nam 'một bài học' trước đó, khi thăm Hoa Kỳ, mở đầu chiến lược kiên kết với chính quyền Carter, nhằm chống lại Moscow và các đồng minh, trong đó có Hà Nội.

Ông Đặng nói với các tướng lĩnh Quân Giải phóng rằng Hoa Kỳ không tán thành việc Bắc Kinh trừng phạt Hà Nội nhưng cũng giúp một ít tin tình báo.

Cuộc đưa quân sang Campuchia của Việt Nam khi đó cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía TQ cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để 'dạy cho VN một bài học' vì 'xâm lăng Campuchia', nước khi đó là đồng minh, và hiện nay cũng đang gần lại với Trung Quốc trong chiến lược Đông Nam Á của Bắc Kinh.

Trong bản dịch của học giả Dương Danh Dy nhân kỷ niệm 32 năm Chiến tranh Biên giới, ông Đặng tiết lộ:

"Khi thăm Mỹ tôi nói cho Việt Nam bài học, nước Mỹ không tán thành. Chúng ta sử dụng hành động tương đối lớn sợ dẫn tới phản ứng lớn của Liên Xô, nước Mỹ một mặt phản đối chúng ta trừng phạt, nhưng mặt khác cũng thông báo cho chúng ta chút tình báo, nói quân đội Liên Xô về căn bản không động đậy, trên mấy ngàn cấy số biên giới( Trung Xô) chỉ có 54 sư đoàn không đầy đủ quân số,"

Có vẻ như chi tiết này khiến TQ tiến hành cuộc chiến họ gọi là 'Đối Việt tự vệ phản kích chiến' nhanh chóng và sau khi tàn phá sáu tỉnh biên giới của VN thì rút quân về:

"Ba phần tư binh lực Liên Xô bố trí tại châu Âu, nên muốn tấn công Trung Quốc qui mô lớn thì phải chuyển dời trọng điểm chiến lược, ít nhất phải điều 1 triệu quân từ châu Âu về, việc này không kịp vì thời gian hành động của chúng ta không dài."

Những người lính Trung Quốc hành quân trong cuộc chiến

Trong bài nói chuyện đó, ông Đặng Tiểu Bình cũng gọi Việt Nam là 'Cuba Phương Đông', hàm ý nước này là 'tay sai Liên Xô', và gọi các lãnh đạo Hà Nội là 'điên cuồng'.

Với giới trí thức bên ngoài, kể cả ở Phương Tây, cuộc chiến ngắn ngày nhưng dữ dội là một cột mốc quan trọng để đánh giá Trung Quốc trong quá trình tìm con đường mới, thoát khỏi thời kỳ tự cô lập của Mao Trạch Đông, và xác định vị trí trên trường quốc tế.

Vai trò quyết định

Trong một nghiên cứu hồi 2010, tác giả Trương Tiểu Minh từ U.S. Air War College, Hoa Kỳ cho rằng ông Đặng có vai trò cá nhân nổi bật trong quyết định đánh Việt Nam.

Theo ông, nhìn từ quan điểm của ban lãnh đạo TQ khi đó thì có ba yếu tố khiến bối cảnh xảy ra cuộc chiến trở nên khả thi.

Đó là quan hệ đặc biệt giữa Moscow và Hà Nội sau hiệp định 1978; vai trò thống trị của Việt Nam ở Đông Dương và quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Còn về nội bộ, theo TS Trương, chính việc thăng chức của ông Đặng Tiểu Bình, từ vị trí phó thủ tướng khi Mao chết năm 1976, lên chức vụ cao nhất, nắm Quân uỷ Trung ương tại Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yếu tố quyết định cho việc đánh VN.

Trong bài dịch của học giả Dương Danh Dy, ông Đặng tỏ ra có quan điểm thù ghét Việt Nam một cách khác thường.

Trong phát biểu ngày 16/3/1979, ông được trích lời nói:

"Đồng thời khi kinh doanh chuyện chống đối Trung Quốc, Việt Nam đã đánh nhau nhiều năm, ngay lúc chúng ta tăng cưòng viện trợ cho chúng, có công sự đã xây bẩy năm, có cái đã được ba năm, chỗ nào cũng thấy công sự, tích trữ rất nhiều vật tư, rất nhiều vật tư là do chúng ta viện trợ, gạo, đạn, vũ khí, lần này lấy về một loạt, Việt Nam cậy có hiệp ước Xô Việt mới dám như thế."

Một số nhà quan sát đã từng cho rằng ông Đặng phụ trách chuyện viện trợ của TQ cho Hà Nội thời chiến tranh Mỹ - Việt nên cảm thấy bị 'phản bội' bởi thái độ quay sang Liên Xô của nước Việt Nam cộng sản sau chiến tranh.

Vì thế, quyết định trừng phạt của ông được nói rõ:

"Nó cũng nghĩ là cậy hiệp ước này kéo Liên Xô xuống nuớc, cũng cậy có hiệp ước này cho rằng chúng ta không dám áp dụng trừng phạt qui mô tưong đối lớn. Ngay trước khi chúng ta ra quân mấy ngày nó còn dự đoán rằng chúng ta chỉ có hành động phạm vi nhỏ hai sư đoàn. Chúng ta hạ quyết tâm này đúng là đã tỉnh táo đánh giá phản ứng của phía bắc lớn đến đâu."

Các nguồn tin của phía Việt Nam, chẳng hạn như lời kể của cựu đại tá Bùi Tín, cho rằng mâu thuẫn giữa ông Lê Duẩn và Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình lên cao trước khi xảy ra cuộc chiến năm 1979.

Một số giới tại Việt Nam tin rằng ban lãnh đạo Bắc Kinh không thực sự muốn hai miền Nam Bắc VN thống nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Nội.

Ngoài ra, trong dư luận Việt Nam có niềm tin rằng Trung Quốc chỉ lợi dụng tình thế để kiếm lợi về địa chính trị và cả lãnh thổ, với bằng chứng là vụ đưa quân chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa.

Cố vấn an ninh Brzezinski đưa ra chiến lược lôi kéo Trung Quốc

Hệ quả lâu dài

Về vai trò của Mỹ, các bình luận cho tới nay phần nhiều đồng ý rằng chiến lược lôi kéo Trung Quốc để bao vây Liên Xô của cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski là yếu tố cơ bản để Washington liên kết với Bắc Kinh trong vấn đề Đông Dương.

Điều này cũng được chính giáo sư Brzezinski, người gần đây lại một lần nữa kêu gọi chính quyền Obama xây đắp trở lại quan hệ với Trung Quốc, xác nhận trong nhiều bài viết và sách của ông.

Đổi lại, Trung Quốc được mở lối vào lại với Phương Tây để hiện đại hóa nền kinh tế nhờ các thí điểm về đầu tư tư bản và công nghệ.

Về phía Hoa Kỳ, chiến lược Brzezinski tạo liên minh không tên với Trung Quốc khiến Washington phá vỡ khối xã hội chủ nghĩa châu Á mà không phải tham chiến.

Chiến tranh Biên giới 1979 và cuộc chiến Việt Nam - Campuchia đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế này, xung đột quân sự nổ ra giữa các nước cùng ý thức hệ.

Kế hoạch Bốn Hiện Đại hóa của Trung Quốc cuối thập niên 1970, đầu 1980 có cả phần về quân sự.

Và dù thiệt hại nặng trong cuộc chiến biên giới, Quân Giải phóng Trung Quốc đã rút kinh nghiệm trong việc tổ chức và tiến đến hiện đại hóa.

Việc tăng cường quân bị theo mô hình dùng không quân, hải quân và tên lửa nhiều hơn bộ binh, lực lượng chịu nhiều thiệt hại năm 1979, khiến Trung Quốc ngày nay trở thành một cường quốc khu vực với tham vọng toàn cầu.

Còn với Việt Nam, ngoài thiệt hại nghiêm trọng về vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc, xung đột vẫn kéo dài, gây chảy máu nền kinh tế.

Cuộc chiến và việc đóng quân lại Campuchia cũng khiến Hà Nội bị cô lập nhiều năm về chính trị và kinh tế.

10 năm sau, cùng thời gian cách mạng dân chủ rung chuyển Đông Âu, ban lãnh đạo Việt Nam đã lại ngả sang Bắc Kinh qua cuộc gặp Thành Đô, tạo ra một loạt hệ luỵ mới cho quan hệ song phương tới ngày nay.

Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển dần dần được giải quyết nhưng hòa bình qua đường biên giới, giao thương tăng nhanh với phần lợi nghiêng về Trung Quốc, vẫn chưa thực sự đem lại hòa giải giữa hai nước.

Việc các trang mạng cá nhân và blog ở Việt Nam nhắc lại nhiều về cuộc chiến 1979 cho thấy giới trí thức e ngại Trung Quốc vẫn muốn lên tiếng, trong khi truyền thông chính thức không đả động gì đến chủ đề lịch sử này.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110217_1979_war_history.shtml

THỰC PHẨM * BÁNH HỎI


Bánh hỏi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Một dĩa bánh hỏi

Bánh hỏi

là một món ăn đặc sản của rất nhiều ở Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định của Việt Nam, bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. ánh hỏi thường ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của địa phương.


Nguyên liệu

Để làm được bánh hỏi, cần có những nguyên liệu cơ bản như: Gạo( tùy những vùng khác nhau mà loại gạo chế biến cũng khác như: TH41. MALAM 107, nước lọc.

Dụng cụDụng cụ cơ bản để chế biến bánh hỏi là khuôn. Khuôn bánh hỏi là khối ống bằng đồng hay inox, đường kính khoảng nhỏ khoảng bảy, tám phân, to thì khoảng 20cm, chiều cao khoảng 50cm. Phần miệng ống hơi loe để tựa vào bàn gỗ. Đáy ống có một rá dày chừng vài ly, có nhiều lỗ nhỏ, vừa cỡ kim may luồn qua được. Bánh hỏi ngon hay không phụ thuộc nhiều vào khuôn bán to hay nhỏ. Lỗ nhỏ quá, bột không qua, lỗ lớn quá sợi bánh sẽ lớn ăn không ngon.

Quy trình chế biến


Phương pháp chế biến gồm các bước trình tự sau:
Gạo vo kỹ, ngâm nước một đêm (khoảng 10-12 giờ), rồi vớt ra xay nhuyễn bằng cối đá (hoặc bằng xay bằng máy xay bột)và tiếp tục rọng bột qua 1 đêm.
Pha bột với nước thành một hỗn hợp sền sệt được cho vào nồi, khấy đều bằng máy cho đến khi bột đặt lại rồi mới lấy ra tạo thành cây bột dài bằng với đường kính của khuôn.Dùng khuôn ép thành bánh. Các khối bột đã nhào nặn sẵn, người ta bỏ vào khuôn, dùng máy thủy lực ép cho bột chảy ra. Cần 01 Người dùng tay hứng bánh chảy ra từ khuôn bánh, sau đó cho vao tấm vỉ, đưa vào nồi hấp cách thủy một lần nữa mới đem ra.Cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Nướng xong rồi, vừa xắt miếng và xếp lên dĩa

Xếp cái dĩa heo quay đẹp…


Da giòn rụm nhé, vàng ươm dù rằng không dùng màu thực phẩm



Cách thưởng thức

Bánh hỏi khi dùng thường thêm chút dầu phụng cùng với lá hẹ thái nhỏ li ti thoa lên miếng bánh để thêm hương vị. Bánh hỏi thường chỉ ăn với lá hẹ, không dùng cho các thứ bánh khác do lá hẹ rất xanh, hương thơm nhẹ. Lá hẹ sau khi thái nhỏ, được xào qua dầu ăn cho thơm. Hương vị chính của món bánh hỏi là do lá hẹ khử dầu tạo nê


Ăn bánh hỏi, nhớ má!

Bảo quản
Bánh hỏi bảo quản bằng cách xếp vào giỏ tre có lót lá chuối nhưng không đậy kín bằng bịch nilon. Bánh hỏi ăn kèm được với nhiều món. Nếu muốn đơn giản, có thể chan nước mắm chanh ớt hoặc mắm cái. Thông thường thì người ta ăn bánh hỏi kèm thịt heo luộc cuốn bánh tráng với dưa leo thái mỏng. Ngoài ra,còn có thể ăn với chả giò, lòng heo, thịt nướng, chạo tôm.

Thông tin thêm

Tại Bình Định, Nha Trang có các nhà hàng chuyên phục vụ món bánh hỏi phục vụ hơn 10 món như: bánh hỏi chả giò, bánh hỏi lòng heo, bánh hỏi thịt nướng, bánh hỏi chạo tôm, bánh hỏi tôm càng, bánh hỏi thịt bò nướng, bánh hỏi bò lụi, bánh hỏi gà lụi... Tại Bình Định, Nha Trang có các vùng làm bánh hỏi chuyên nghiệp như huyện Tây Sơn, An Nhơn, Diên Khánh, Cam Ranh một ngày có thể tiêu thụ cả tấn bánh hỏi. Người Bình Định có câu:
Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ
Em thương một người có mẹ không cha
Bánh xèo bánh đúc có hành hoa
Bánh hỏi thiếu hẹ như ma không kèn”.




Bánh hỏi Phú Long

Ai về Bình Thuận cho theo
Phú Long bánh hỏi lòng heo - nhớ hoài!

Bánh hỏi Phú  Long


Thật vậy, đến Bình Thuận nếu chưa thưởng thức bánh hỏi Phú Long thì chuyến du lịch xứ biển quả thật chưa trọn vẹn.

Đó là món ăn gồm: bánh hỏi, lòng heo, bánh tráng mỏng, rau sống và nước chấm. Bánh hỏi Phú Long mới nhìn qua tưởng đơn giản, nhưng chế biến cũng thật công phụ Để có được bánh hỏi bạn thưởng thức vừa ý, người làm bánh phải chọn thứ gạo tốt, làm ra từng con sợi trắng tinh, ráo hỏị Lòng heo, nhất là bao tử phải sạch hết mùi hôị Miếng dồi bắt mắt, dọn ra dậy mùi hấp dẫn, nhìn qua đã kích thích khẩu vị vô cùng.


Làm bánh hỏi từ bún khô. Cách làm cũng dành cho bạn nào xa tiệm heo quay, xa lò bánh hỏi hén Cách làm: Bún khô ngâm nước khoảng 10 – 15′ cho mềm. Vớt ra để ráo nước. Trộn chút bột năng/bột mì với bún cho áo ngoài mặt bún. Trong khi làm ngâm & trộn bún với bột thì đun sôi 1 nồi nước. Trộn bún xong, thoa dầu đều lên 1 vỉ lưới (loại vỉ lưới dùng để đậy xoong chảo khi chiên cũng được), trải đều bún thật mỏng lên đó (trải dày bánh dày, trải mỏng, bánh mỏng ). Đặt vỉ lưới lên xoong nước sôi, đậy nắp lên vỉ & bún. Hấp khoảng 5 – 10′ (tùy lượng nước trong xoong nhiều ít thì hơi nóng ít hay nhiều ) Thoa dầu lên tấm thớt, úp vỉ bún lên thớt, để đó cho nguội nguội chút, rồi cắt dọc, xong. Có thể cắt bánh hỏi theo ý hoặc cắt dọc rồi cuộn lại, khi ăn thì ngắt ra thôi



Bánh hỏi lòng heo thường được dùng trong dịp cưới xin, tiệc tùng hoặc điểm tâm sáng. Khi ăn, cuốn bánh tráng với bánh hỏi lòng heo, kẹp rau sống ở giữa, rồi chấm nước mắm chanh đặc biệt. Hương vị lạ có chất béo ngọt của lòng heo, vị ngọt đượm tí chua của nước chấm quyện với rau sống, khiến người ăn thật khoái khẩụ.




Bánh hỏi lòng heo xuất xứ từ xóm Lụa - Phú Long (nay là xã Hàm Nhơn huyện Hàm Thuận Bắc), là một trong những loại ẩm thực độc đáo của Bình Thuận, đã có lâu đờị Bí quyết chế biến được ''Cha truyền con nốí', ngày nay đã thành ''Lò'' sản xuất, chuyên cung cấp cho những tiệm ăn đặc sản trong vùng. Món ẩm thực này du khách có thể thưởng thức ngay trong thành phố biển.


Bánh hỏi đây

Rau sống đây

Làm bánh hỏi từ bún khô. Cách làm cũng dành cho bạn nào xa tiệm heo quay, xa lò bánh hỏi hén Cách làm: Bún khô ngâm nước khoảng 10 – 15′ cho mềm. Vớt ra để ráo nước. Trộn chút bột năng/bột mì với bún cho áo ngoài mặt bún. Trong khi làm ngâm & trộn bún với bột thì đun sôi 1 nồi nước. Trộn bún xong, thoa dầu đều lên 1 vỉ lưới (loại vỉ lưới dùng để đậy xoong chảo khi chiên cũng được), trải đều bún thật mỏng lên đó (trải dày bánh dày, trải mỏng, bánh mỏng ). Đặt vỉ lưới lên xoong nước sôi, đậy nắp lên vỉ & bún. Hấp khoảng 5 – 10′ (tùy lượng nước trong xoong nhiều ít thì hơi nóng ít hay nhiều )


Thoa dầu lên tấm thớt, úp vỉ bún lên thớt, để đó cho nguội nguội chút, rồi cắt dọc, xong. Có thể cắt bánh hỏi theo ý hoặc cắt dọc rồi cuộn lại, khi ăn thì ngắt ra thôi



Nhưng muốn ăn đúng hương vị quê hương phải đến Phú Long, cách Phan Thiết chừng 7 cây số. Nơi đây san sát gần 20 tiệm ăn nằm dọc hai bên đường quốc lộ lẠ Xe xuôi ngược Bắc Nam khi ngang qua vào mỗi sáng thường ít khi bỏ lỡ dịp thưởng thức. Còn vào ngày thứ bảy, chủ nhật, và các dịp lễ lớn, thực khách đến đây rất đông.

Chỉ cần khoảng vài ngàn đồng theo giá bình dân hay giá gấp đôi ở những tiệm sang hơn, thực khách sẽ được một phần ăn ngon lành. Nhưng dù có đi đâu về đâu nhiều người vẫn thích ghé tiệm ăn số 40 đường Trần Phú, Phan Thiết. Cái ngon đậm đà của bánh hỏi lòng heo phải kể đến nước chấm, nên đa số các tiệm ăn đều có bí quyết pha chế riêng để khẳng định tên tuổi của mình
Tác giả bài viết: Hà Thanh Nguồn tin: naungon.com

IMG_8487


Về Phú Yên ăn bánh hỏi, cháo lòng

Trên đường thiên lý Bắc Nam, nếu có dịp bạn hãy dừng chân ghé quán Hòa Đa (xã An Mỹ - Tuy An) để thưởng thức món bánh hỏi cháo lòng – thứ đặc sản dân dã nhưng đậm đà ý vị của vùng quê Phú Yên. Quán Hòa Đa được vợ chồng anh Quang và chị Từ Tâm mở cách đây hai năm nhưng đã nhanh chóng trở thành điểm dừng chân quen thuộc của cánh lái xe đường dài.

Nhờ nằm trên trục lộ giao thông chính nên hai món ăn này - bánh hỏi và cháo lòng - không chỉ thu hút được khách nội tỉnh mà còn trở thành “đặc sản” hấp dẫn khách ngoại tỉnh... Quán Hòa Đa chỉ mở một buổi duy nhất là buổi sáng để chủ yếu phục vụ khách thuận đường ngang qua, dừng chân nghỉ ngơi ăn sáng. Cả hai món - bánh hỏi quấn bánh tráng và cháo lòng - đều là những món ăn quen thuộc, bình dân nhưng qua bàn tay chế biến của chủ quán đã trở thành những món khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.

Theo chị Từ Tâm, để món ăn có chỗ đứng trong lòng khách hàng, đòi hỏi cần có sự chọn lựa kỹ lưỡng ngay từ lúc chọn nguyên liệu. Điều đặc biệt hơn hết là chị đều dùng nguyên liệu tại chỗ





Trước hết là tận dụng bánh tráng Hòa Đa có ưu điểm được tráng bằng thứ bột gạo trong vắt nhưng lại có độ dẻo, không dai và không bị nhão một khi nhúng nước quá lâu. Tiếp đó thịt heo là những phần thịt đùi ngon nhất mà theo chị “lựa mười, chỉ ưng ý được một”. Để có nguồn thịt heo cung cấp ổn định cho quán, chị chủ động đặt sẵn với chủ chăn nuôi ưu tiên những lứa heo mới lớn, đúng tuổi.

Nhưng đậm đà nhất vẫn là nước mắm. Đó là thứ nước nhìn vào sóng sánh rất bắt mắt, khi nếm, một lúc lâu sau vẫn còn vị mặn, mùi thơm đọng trên đầu lưỡi. Chị Tâm lấy nước mắm từ “lò” của chị ruột - chuyên cung cấp cho quán và làm theo đặt hàng chứ không đem tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

Chỉ cần lấy bánh tráng quấn bánh hỏi, thêm một ít rau, thịt heo, rồi nhúng vào chén nước mắm có đâm chút ớt, nhai chậm rãi là đảm bảo vị giác của khách sẽ được kích thích tối đa. Thưởng thức xong món bánh tráng cuốn bánh hỏi, khách lại làm ấm bụng bằng một tô cháo lòng nghi ngút khói, thơm lừng. Anh Nghĩa trú tại Di Linh (Lâm Đồng) cho biết : Năm ngoái, đi ngang qua Phú Yên, tôi xe dừng ở quán này , nhờ đó tôi mới có dịp phát hiện 2 món “ruột” của quán. Sau đó, hễ lần nào có dịp đi ngang qua đây, tôi đều gợi ý bác tài ghé vào… Còn anh Tân (TP Tuy Hoà) thì tâm đắc : Lâu lâu tôi lại “hú” mấy đứa bạn chạy mười mấy cây số ra Hòa Đa để ăn bánh hỏi, cháo lòng, kèm một xị lai rai cho vui. Phú Yên mình nhiều nơi có món này nhưng theo tôi, ở Hòa Đa là… số dách!

Báo Phú yên


Bánh hỏi Diêu Trì

Bánh hỏi Diêu TrìMQ==Mg==Mw==NA==NQ==Ng==Nw==OA==OQ==MTA=MTE=MTI=MTM=MTQ=MTU=MTY=MTc=MTg=MTk=MjA=MjE=MjI=MjM=MjQ=MjU=MjY=Mjc=Mjg=Mjk=MzA=MzE=MzI=MzM=MzQ=MzU=MzY=Mzc=Mzg=Mzk=NDA=NDE=NDI=NDM=NDQ=NDU=NDY=NDc=NDg=NDk=Bánh hỏi là đặc sản của Bình Định, thịnh và ngon nhất là ở Diêu Trì (Tuy Phước). Đến Diêu Trì là thấy nhan nhản những món ăn với những tấm quảng cáo "cháo lòng, bánh hỏi", món điểm tâm quyến rũ và phổ biến vì hương vị lạ mà giá lại rẻ.
* NTA=Nguồn NTE=gốc
Không NTI=biết NTM=NTQ=NTU=từ NTY=lúc NTc=nào NTg=NTk=tại NjA=sao NjE=lại NjI=mang NjM=tên NjQ=NjU=bánh NjY="hỏi". Njc=Theo Njg=suy Njk=nghĩ NzA=của NzE=giới NzI=cầm NzM=bút, NzQ=NzU=sợi NzY=bánh Nzc=xoăn Nzg=xoăn Nzk=như ODA=hình ODE=dấu ODI=hỏi ODM=(?) ODQ=nên ODU=người ODY=ta ODc=đặt ODg=tên ODk=theo OTA=lối OTE=tượng OTI=hình. OTM=Thật OTQ=tình OTU=cờ, OTY=OTc=một OTg=lần OTk=gặp MTAwmột MTAxcụ MTAygià MTAzMTA0địa MTA1phương MTA2thì MTA3cụ MTA4ấy MTA5cười MTEwMTExbảo MTEyrằng: MTEz"Đó MTE0MTE1suy MTE2nghĩ MTE3của MTE4các MTE5ông, MTIwchứ MTIxbánh MTIyhỏi MTIzMTI0từ MTI1xưa, MTI2MTI3MTI4trước MTI5chữ MTMwquốc MTMxngữ MTMykia MTMzmà". MTM0Cụ MTM1giải MTM2thích MTM3thêm MTM4- MTM5Bánh MTQwhỏi MTQxMTQythứ MTQzbánh MTQ0lạ, MTQ1lúc MTQ2đầu MTQ3mới MTQ4sản MTQ5xuất MTUwra, MTUxai MTUythấy MTUzcũng MTU0hỏi MTU1MTU2bánh MTU3gì? MTU4Từ MTU5đó, MTYwcái MTYxtên MTYybánh MTYzhỏi MTY0được MTY1khai MTY2sinh. MTY3Cùng MTY4thời MTY5với MTcwbánh MTcxhỏi MTcyMTczbánh MTc0tráng, MTc1bánh MTc2đúc, MTc3bánh MTc4ít MTc5MTgwbún. MTgxBánh MTgyhỏi MTgzMTg0biến MTg1thể MTg2của MTg3bún MTg4tươi. MTg5Nhận MTkwthấy MTkxsợi MTkybún MTkzlớn, MTk0ăn MTk1không MTk2ngon MTk3nên MTk4người MTk5thợ MjAwchế MjAxbiến MjAylàm MjAzcho MjA0sợi MjA1bún MjA2nhỏ MjA3lại MjA4MjA5thành MjEwbánh MjExhỏi.

* MjEyCách MjEzchế MjE0biến

Bánh MjE1hỏi MjE2MjE3bún MjE4MjE5cách MjIwchế MjIxbiến MjIytương MjIztự MjI0nhưng MjI1bánh MjI2hỏi MjI3được MjI4làm MjI5cẩn MjMwthận MjMxMjMycông MjMzphu MjM0hơn. MjM1Gạo MjM2tám MjM3thơm MjM4được MjM5vo MjQwkỹ, MjQxngâm MjQynước MjQzmột MjQ0đêm. MjQ1Vớt MjQ2gạo MjQ3đem MjQ4xay MjQ5nhuyễn MjUwbằng MjUxcối MjUyđá MjUz- MjU0thứ MjU1cối MjU2đá MjU3Diêu MjU4Trì. MjU5Bỏ MjYwgạo MjYxvào MjYyhọng MjYzcối, MjY0quay MjY1cối, MjY2cứ MjY3dăm MjY4ba MjY5vòng Mjcwlại Mjcxthêm Mjcymột Mjczít Mjc0nước Mjc1để Mjc2cối Mjc3khỏi Mjc4"nghẹn". Mjc5Bột Mjgwnước MjgxMjgymột Mjgzhỗn Mjg0hợp Mjg1nước Mjg2sền Mjg3sệt. Mjg4Bột Mjg5nước Mjkwcho Mjkxvào Mjkybao Mjkzvải Mjk0khô, Mjk1"đăng" Mjk2cho Mjk3ráo Mjk4nước. Mjk5Đem MzAwhấp MzAxbột MzAyvừa MzAzđủ MzA0chín, MzA1nhồi MzA2MzA3chia MzA4bột MzA5thành MzEwtừng MzExkhối MzEychừng MzEznửa MzE0MzE1gọi MzE2MzE3"giảo" MzE4bột MzE5đưa MzIwvào MzIxkhuôn MzIyép MzIzthành MzI0bánh.

Khuôn: MzI1MzI2khối MzI3ống MzI4bằng MzI5đồng MzMwhay MzMxbằng MzMysắt, MzMzđường MzM0kính MzM1chừng MzM2bảy, MzM3tám MzM4phân, MzM5chiều MzQwcao MzQxkhối MzQyống MzQzchừng MzQ0hai MzQ1mươi MzQ2phân. MzQ3Phần MzQ4miệng MzQ5ống MzUwhơi MzUxloe MzUyđể MzUztựa MzU0vào MzU1bàn MzU2gỗ. MzU3Đáy MzU4ống MzU5MzYwmột MzYx"rá", MzYyMzYzMzY0MzY1đồng MzY2dày MzY3chừng MzY4vài MzY5ly, MzcwMzcxnhiều Mzcylỗ Mzcznhỏ, Mzc0vừa Mzc1cỡ Mzc2kim Mzc3may Mzc4luồn Mzc5qua Mzgwđược. MzgxMzgyquyết Mzgznghề Mzg0làm Mzg1bánh Mzg2hỏi Mzg3Mzg4sự Mzg5đóng Mzkwgóp Mzkxcủa MzkyMzkzđồng Mzk0này. Mzk1Lỗ Mzk2nhỏ Mzk3quá, Mzk4bột Mzk5không NDAwqua, NDAxlỗ NDAylớn NDAzquá NDA0sợi NDA1bánh NDA2sẽ NDA3lớn NDA4như NDA5vậy NDEwăn NDExkhông NDEyngon.

Ép NDEzbánh: NDE0Từng NDE1khối NDE2bột NDE3đã NDE4giảo, NDE5bỏ NDIwvào NDIxkhuôn, NDIyrồi NDIzdùng NDI0một NDI1khối NDI2gỗ NDI3vừa NDI4lòng NDI5khuôn, NDMwép NDMxcho NDMybột NDMzchảy NDM0ra NDM1(giống NDM2như NDM3hoạt NDM4động NDM5của NDQwpiston NDQxtrong NDQymáy NDQznổ). NDQ0Bột NDQ1khá NDQ2đặc, NDQ3lỗ NDQ4lại NDQ5nhỏ NDUwnên NDUxcần NDUysức NDUzép NDU0lớn, NDU1nên NDU2thợ NDU3phải NDU4dùng NDU5hệ NDYwthống NDYxđòn NDYybẩy. NDYzSức NDY0ép NDY1trên NDY2mặt NDY3khuôn NDY4lên NDY5đến NDcwvài NDcxba NDcytrăm NDczký.
Một NDc0người NDc1ép NDc2một NDc3người NDc4bắt NDc5bánh. NDgwMỗi NDgxlần NDgyép NDgzđòn NDg0bẩy NDg1xuống NDg2NDg3những NDg4vòi NDg5bột NDkwxoăn NDkxxoắn NDkytuôn NDkzra. NDk0Người NDk1thứ NDk2hai NDk3đưa NDk4tay NDk5hứng NTAwlấy NTAxNTAyngắt NTAzra NTA0từng NTA1đoạn NTA2chừng NTA310cm. NTA4Đó NTA5NTEwbánh NTExthô. NTEyBánh NTEzthô NTE0còn NTE1hấp NTE2cách NTE3thủy NTE4một NTE5lần NTIwnữa NTIxmới NTIytiêu NTIzthụ.

Thưởng NTI0thức: NTI1Bánh NTI2làm NTI3xong NTI4NTI5thể NTMwăn NTMxngay NTMynhưng NTMzkhông NTM0ngon NTM1lắm NTM2NTM3đó NTM4chỉ NTM5NTQwtinh NTQxbột. NTQyDầu NTQzphụng NTQ0đã NTQ1khử NTQ2chín NTQ3thoa NTQ4lên NTQ5miếng NTUwbánh NTUxđể NTUythêm NTUzchút NTU0vị NTU1béo. NTU2Nhìn NTU3những NTU4miếng NTU5bánh NTYwtrắng NTYxmuốt, NTYyươn NTYzướt NTY0mỡ NTY1NTY2thấy NTY3ngon NTY4nhưng NTY5chưa NTcwđủ. NTcxBánh NTcycòn NTczđược NTc0rắc NTc1thêm NTc2NTc3hẹ. NTc4Hẹ NTc5màu NTgwxanh NTgxlục NTgyđiểm NTgztrên NTg0bánh NTg1khiến NTg2bánh NTg3trở NTg4nên NTg5hấp NTkwdẫn NTkxhơn:

Mưa NTkylâm NTkzrâm NTk0ướt NTk1dầm NTk2NTk3hẹ

Em NTk4thương NTk5một NjAwngười NjAxNjAymẹ NjAzkhông NjA0cha

Bánh NjA1xèo NjA2bánh NjA3đúc NjA4NjA5hành NjEwhoa

Bánh NjExhỏi NjEythiếu NjEzhẹ NjE0như NjE1ma NjE2không NjE3kèn.

Thật NjE4vậy, NjE5hẹ NjIwchỉ NjIxđiểm NjIyNjIzcho NjI0bánh NjI1hỏi, NjI2không NjI3dùng NjI4cho NjI5các NjMwthứ NjMxbánh NjMykhác. NjMzHẹ NjM0tuy NjM1cùng NjM2họ NjM3với NjM4hành, NjM5tỏi NjQwnhưng NjQxNjQyrất NjQzxanh, NjQ0hương NjQ1lại NjQ2nhẹ NjQ3nên NjQ4hẹ NjQ5rất NjUwhợp NjUxvới NjUybánh NjUzhỏi. NjU0Bánh NjU1vừa NjU2đẹp NjU3lại NjU4vừa NjU5thơm NjYwnhẹ. NjYxPhải NjYychăng NjYzđó NjY0NjY1nghệ NjY2thuật?
Nước NjY3chấm: NjY4Thông NjY5thường NjcwNjcxnước Njcymắm Njczpha Njc0loãng Njc1cùng Njc2với Njc3ớt, Njc4tỏi, Njc5đường, Njgwchanh. NjgxChính Njgythứ Njgznước Njg0chấm Njg1này Njg2làm Njg3cho Njg4bánh Njg5bớt Njkwkhô Njkxráp Njkygiúp Njkzdễ Njk0nuốt, Njk1ăn Njk2được Njk3nhiều. Njk4Đó Njk5NzAwcách NzAxăn NzAybình NzAzdị NzA0nhất

* NzA1Nét NzA2đặc NzA3biệt NzA4của NzA5bánh NzEwhỏi NzExDiêu NzEyTrì

Vào NzEzmột NzE0quán NzE1bánh NzE2hỏi NzE3NzE4Diêu NzE5Trì, NzIwkhi NzIxgọi NzIymón NzIznày NzI0NzI1bạn NzI2sẽ NzI3được NzI4thưởng NzI5thức NzMwthêm NzMxhai NzMymón NzMznữa, NzM0đó NzM1NzM2cháo NzM3NzM4lòng.

Cháo NzM5khá NzQwloãng, NzQxnấu NzQybằng NzQzhuyết NzQ0ninh NzQ1với NzQ2thịt NzQ3nạc NzQ4băm. NzQ5Cháo NzUwvừa NzUxngọt NzUylại NzUzvừa NzU0loãng, NzU1thơm. NzU2Cháo NzU3NzU4món NzU5đưa NzYw"trơn" NzYxNzYykhông NzYzcần NzY0dùng NzY1rượu. NzY2Cạnh NzY3NzY4đĩa NzY5lòng Nzcwheo. NzcxLòng Nzcyđược Nzczchế Nzc0biến Nzc1rất Nzc2khéo, Nzc3Nzc4lẽ Nzc5không Nzgwnơi Nzgxnào Nzgybằng. NzgzNhững Nzg0miếng Nzg1gan Nzg2dày, Nzg3miếng Nzg4dồi Nzg5màu Nzkwnâu, Nzkxkhoanh Nzkytròn Nzkzbên Nzk0cạnh Nzk1những Nzk2miếng Nzk3tim Nzk4deo Nzk5dẻo, ODAwmiếng ODAxcổ ODAydai ODAzdai ODA0giòn ODA1giòn, ODA2ODA3cả ODA4miếng ODA5bầu ODEwdục ODExmong ODEymỏng. ODEzNhững ODE0thứ ODE1này ODE2ăn ODE3kèm ODE4với ODE5bánh ODIwhỏi, ODIxkhiến ODIybánh ODIzhỏi ODI0trở ODI1nên ODI2béo ODI3bở, ODI4ngon ODI5ngọt ODMwkhác ODMxthường. ODMyThỉnh ODMzthoảng ODM0húp ODM1một ODM2muỗng ODM3cháo ODM4lòng ODM5- ODQwThỏa ODQxnhư ODQy"uống ODQzrượu ODQ0ODQ1không ODQ2say".

ODQ3quyết ODQ4của ODQ5bánh ODUwhỏi ODUxDiêu ODUyTrì ODUzODU0ODU1đó. ODU2Đến ODU3các ODU4nơi ODU5khác ODYwcũng ODYxđược ODYyăn ODYzmón ODY0này ODY1nhưng ODY2cái ODY3ngon ODY4không ODY5sao ODcwODcxkịp. ODcyNếu ODczODc0dịp ODc1về ODc2Bình ODc3Định ODc4xin ODc5mời ODgwbạn ODgxthưởng ODgythức ODgzmón ODg0bánh ODg1hỏi ODg2lòng ODg3heo. ODg4Hương ODg5vị ODkwBình ODkxĐịnh ODkynhư ODkzđọng ODk0lại ODk1nơi ODk2đó.

Theo ODk3Văn ODk4hóa ODk5Ẩm OTAwthực OTAxBình OTAyĐịnh



LÊ QUẾ LÂM * BIỂN ĐÔNG



Biển Đông:
Con đường sống của Dân tộc và phát triển của Đất nước
________________________________________________________________________________________________
Lê Quế Lâm
Tuần qua, trong “Kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước trong tình trạng hiện nay” gởi Quốc Hội và Bộ Chính trị Đảng CSVN, các nhân sĩ trí thức trong nước đã báo động “Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài”. Nhưng đối với Đảng CSVN, “đường đi ra Biển Đông bị bịt” cũng không có gì quan trọng, vì lẽ Đảng đã có phương châm 16 chữ: Việt Nam hợp tác toàn diện với Trung Quốc trong tình láng giềng hữu nghị để ổn định lâu dài, hướng về tương lai.
Dù Biển Đông thuộc chủ quyền TQ, song VN còn có hải cảng Cam Ranh để giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì thế, hồi tháng 10/2010, TT Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố mở cảng Cam Ranh để đón tiếp tàu thuyền của tất cả các nước. HK là ứng viên, vì trước đây họ đã đầu tư gần 2 tỉ đôla để xây dựng, nay họ đưa tàu chiến và hạm đội trở lại Biển Đông, hợp tác với các nước ASEAN trong đó có VN, để đối phó với mưu đồ bành trướng của TQ. Về phần VN, Giáo sư Richard Bitzinger, chuyên gia các vấn đề Quốc phòng tại Châu Á Thái Bình Dương ở Honolulu đã nhận định: “VN muốn thấy có nhiều quốc gia hơn nữa can thiệp vào BĐ. Đối với VN, đây sẽ là một sự bảo vệ. VN cũng muốn nhận được sự hỗ trợ để mở rộng hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng của cảng trong vịnh Cam Ranh. Tôi nghĩ rằng Hải quân Mỹ sẽ tranh thủ vị trí chiến lược này, hải quân các nước cũng sẽ làm như vậy. Đương nhiên chỉ có hải quân TQ là sẽ vắng mặt” (Đức Tâm/RFI, “36 năm sau chiến tranh: Tái ngộ Việt Mỹ” bản dịch bài viết của Xavier Monthéard, được đăng trên Nguyệt san Le Monde Diplomatic tháng 6/2011)
Về phần HK, khi vừa đến Bắc Kinh ngày 10/7/2011, Đô đốc Mike Mullen, TMT Liên quân HK đã tuyên bố “Chúng tôi có sự hiện diện lâu dài tại đây, chúng tôi muốn ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp này (Biển Đông)”. Ông khẳng định “HK sẽ không đi đâu cả. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực đã là điều quan trọng cho đồng minh chúng tôi trong nhiều thập niên và sẽ tiếp tục đóng vai trò đó”.
Trong số các đồng minh, có MNVN đã từng hợp tác với Mỹ để kết thúc chiến tranh VN bằng một hiệp định hòa bình dựa trên hai cơ sở: tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân MN và thừa nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN là “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước VN như HĐ Genèv 1954 đã công nhận”. Sau đó, HK rút khỏi VN và ĐNÁ.
Sau gần bốn thập niên vắng bóng, nay Biển Đông dậy sóng, HK trở lại, vừa để cân bằng thế lực với TQ, vừa hợp tác Quốc phòng với 10 nước ASEAN và các cường quốc khác như Ấn Độ, Nga, Trung Cộng, Nhật Bản, Đại Hàn, Úc và Tân Tây Lan để hình thành khu vực Đông Á/Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển trong thế kỷ 21.
Đề cập đến khu vực ĐÁ/TBD hiện nay, tôi liên tưởng đến người anh kết nghĩa đã quá cố: Giáo sư Lê Tấn Lợi (1924-1993). Từ năm 1972 ông đã phác họa con đường sống cho Dân tộc với hai đề án Cộng đồng Kinh tế Thái Bình Dương và Việt Nam trên đường phát triển, khi HK sắp chấm dứt sự can dự ở VN. Rồi 40 năm sau CSVN có nguy cơ bị bịt đường đi ra Biển Đông để phát triển và hợp tác với thế giới bên ngoài. Bài viết này để tưởng niệm một chiến sĩ Quốc gia vừa nằm xuống: Lam Sơn Lê Tấn Lợi, qua đời ngày 16/4/1993 tại Sydney Úc Châu. Bài viết được trích từ Phụ đính III: Triển vọng Việt Nam thời Hậu chiến (trang 947-962) trong quyển tổng kết cuộc chiến VN trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tựa đề Việt Nam Thắng và Bại xuất bản năm 1993.
Ông LTL là một chuyên viên kinh tế có kiến thức uyên thân thâm nhờ nghiên cứu học hỏi nhiều, từng tốt nghiệp thủ khoa trường Kinh tế Thương mại Lausanne (Thụy Sĩ) sáng lập viên tuần báo Chấn Hưng Kinh tế 1960, đã giữ các chức vụ Phụ tá Tổng Giám đốc Thương Vụ, Giám đốc Nha Tiểu thương Tín Dụng, Giám đốc Nha Khuếch trương Xuất cảng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Ông còn là Giáo sư trường Đại học Chính trị Kinh doanh Đà Lạt.
Là kinh tế gia với hoài bão góp phần vào chính trị xây dựng đất nước, ông chủ trương Tri Hành Hợp Nhất theo chu trình Tư Ký Thuyết Hành (Suy nghĩ, viết, nói và làm). Ông đã vạch ra Lập thuyết đồ Việt Nam trên đường phát triển, và chỉ vẽ cho các môn sinh: “Muốn xây nhà phải đấp móng, xây nền. Phải phác họa lược đồ kiến trúc” và “Muốn xây dựng nước, xuất sinh thành lập thuyết cứu nhân sinh. Vì đồ án kiến xây là cả một công trình. Phải minh họa từng li, từng tí. Từ thượng tầng tâm chí, đến hạ tầng, sâu vào uẩn khúc tâm linh”.
Cái ray rứt của ông, cũng như hoài bão của biết bao nhân tài yêu nước vì sinh bất phùng thời, vận nước gặp hồi điên đảo nên không có đất dụng võ. Đó là những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…hồi đầu thế kỷ 20. Từ 30 năm nay, ông đã nổ lực nhiều phen để đưa công trình Tư Ký Thuyết vào giai đoạn thực Hành. Nhưng bao nhiêu biến cố, trong cảnh phân hóa từ quê hương ra hải ngoại đã khiến cho đề án “VN trên đường phát triển” vẫn còn nằm yên trong tủ sách. Khi cuộc xung đột thế giới kết thúc, ông kỳ vọng “Đây là một cái gì có thể góp phần khỏa lấp giữa tư bản và cộng sản chủ nghĩa, khởi đầu trong phạm vi đoan chỉnh đường lối sa lầy của quê hương thống khổ lầm than”.
Tin ông đột ngột ly trần đã gieo cho tôi một nổi tiếc thương vô hạn. Tôi vội viết đôi dòng về người con yêu của đất nước đã sớm trở về lòng đất mẹ trong khi dân tộc vẫn còn lầm than. Trước hết để tưởng niệm người vừa vĩnh viễn ra đi, để chia xẻ nổi đau đớn với với nhiều bậc trưởng thượng và anh em bè bạn đồng tâm sự với ông, để các thế hệ trẻ thông cảm với sự hy sinh gắng sức của cha anh, nhưng họ đành bất lực vì vận nước gian truân. Và sau hết những gì người đã khuất để lại vẫn còn hữu ích, là nền tảng cho đại cuộc toàn dân quang phục đất nước.
Tôi đã viết về những cống hiến của ông dành cho đất nước, những tình cảm nồng nàn ông dành cho đồng bào, đồng hương, cho các môn sinh và thế hệ trẻ…Nay tôi viết về ông: một kinh tế gia.
Kế hoạch phát triển hải cảng Cam Ranh
Đầu năm 1972, TT Nixon đi TC và LX bình thường hóa mối quan hệ Đông Tây, mở đầu giai đoạn hợp tác quốc tế dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Lúc bấy giờ ông LTL đang làm việc ở Bộ Kinh tế, ông nghĩ rằng thế giới đã bước vào giai đoạn mới: hợp tác kinh tế thay cho đối đầu quân sự. Đó là thời cơ huyển biến khiến cho Biển Thái Bình thôi dậy sóng, để trở lại thiên chức thái bình, và kinh tế sẽ thay cho quân sự dưới hình thức Cộng đồng Kinh tế Thái Bình Dương. Ông tin tưởng trong bối cảnh mới này, Cam Ranh sẽ trở thành một hải cảng lớn nhất của CĐKT/TBD, vì trong chiến tranh, HK đã chi nhiều tỉ đôla biến Cam Ranh thành một quân cảng tối tân để yểm trợ kịp thời cho các hoạt động của Quân lực Mỹ và Đồng minh.
VN đương nhiên sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong khu vực, vì Cam Ranh nằm ngay trung tâm đường giao lưu quốc tế nối liền hầu hết những cảng lớn trên thế giới nằm quanh bờ TBD. Tiến lên phía Bắc và Đông Bắc là Hồng Kông, Đài Loan, Hán Thành, Hải SâmUy, Đông Kinh, Manila. Thẳng về phía Đông là HK, Gia Nã Đại và các nước Nam Mỹ. Tiến xuống Nam là Brunei, Singapore, Mã Lai, Nam Dương, Tây Tây Lan và Úc Đại Lợi, nối vào Ấn Độ Dương. Bên cạnh đó là quần đảo Trường Sa được ghi nhận là khu vực có trữ lường dầu mỏ đáng kể.
Do sự nhìn xa trông rộng mà ông tìm mọi cách chen chân vào việc chỉnh trang hải cảng Cam Ranh sau khi HK quyết định rút lui khỏi VN. Lúc đó Công ty tư doanh Sea Land sắp sửa chấm dứt hợp đồng vận chuyển với Quân đội Mỹ, nên gởi nhiều văn thư đến các phủ bộ như Công chánh, Tài chính, Kinh tế, Quốc phòng…với đề án chuyển quân cảng Cam Ranh thành hải cảng dân sự, dùng vào mục tiêu thương mại. Phương án đề nghị:
- Duy trì tất cả dụng cụ máy móc, tàu mẹ tàu con tại hải cảng Cam Ranh để đầu tư vào một dự án hỗn hợp khai thác chuyển vận viễn dương liên lục địa. Trị giá chung là 500 triệu đôla. Riêng phần cần trục khổng lồ cũng trị giá 20 triệu đôla.
- Công ty Sea Land khai thác vận chuyển trên mặt bể. Một công ty VN hợp tác với Sea Land sẽ khai thác các dịch vụ trên đất liền.
- Sea Land sẽ yểm trợ cho một công ty VN thành lập một đội hàng hải thương thuyền gồm 25 tàu lớn, trọng tãi trên 10 ngàn tấn trong đợt đầu. Thể thức mua chịu, trả bằng tiền chuyên chở hàng của Sea Land cho đến khi dứt nợ, chuyển chủ quyền cho công ty VN. Thời gian trả nợ tối đa là 25 năm.
Thấy đề nghị hấp dẫn, ông cùng người bạn là Cao Hữu Huấn bàn bạc mấy ngày liền và quyết định gởi thư mời đại diện Sea Land đến thảo luận. Lúc đó mới khám phá ra văn thư chỉ là một bản sao đánh máy lại nên không có địa chỉ lẫn điện thoại của Sea Land. Bản sao này xuất phát từ Bộ Tài chính, chuyển qua Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. Phụ tá Tổng Giám đốc Ngân hàng -Trương Quang Cảnh đồng thời với Phụ tá Nguyễn Viết Trưng, chuyển văn bản sang Bộ Kinh tế và Thứ trưởng Trần Cự Uông đã giao cho ông.
Vì là bản sao, ông phải điện thoại đến các ông Trưng, Cảnh và nhiều nơi khác nữa mới tìm ra tung tích Sea Land. Nhờ đó ông mới gặp được đại diện của Sea Land là Carlton Alexander. Carlton đã nói với ông: “May mà hồ sơ đến tay anh, người biết việc nên mời tôi đến thảo luận. Bằng không thì tuần tới nếu không ai đả động gì đến dự án này thì chúng tôi sẽ ký hợp đồng với Singapore. Họ trả cho tôi một triệu đôla để vận chuyển toàn bộ dụng cụ trang bị sang bên ấy hoạt động”.
Sea Land là hệ thống vận chuyển bằng tàu thùng có gắn máy điều hòa không khí và đông lạnh tùy theo loại hàng chuyên chở. Tôm cá, rau cải, nông sản…chỉ cần đưa vào thùng điều hòa mức độ lạnh, đưa xuống tàu con, sau đó chuyển sang tàu mẹ đậu ngoài khơi, vận chuyện đến nơi còn nguyên vẹn không hư thối gì cả. Lúc bấy giờ ông LTL phụ trách về ngoại thương, nhận thấy việc xuất cảng cá gộc và rau cải bị hư thối nhiều vì chỉ được ướp bằng nước đá. Do đó, dự án này rất hữu ích cho việc khuếch trương xuất cảng, nên ông nắm lấy cơ hội ngay.
Sau khi thảo luận với đại diện Sea Land, ông thảo tờ trình lên Ủy ban Liên bộ Kinh tế Tài chính. Được sự yểm trợ của Tổng Thư ký Ủy ban là Nguyễn Đình Liễn, đề án được chấp nhận trên nguyên tắc. Sau đó ông cùng Cao Hữu Huấn và Nguyễn Hữu Bào ra Cam Ranh nghiên cứu tại chỗ những việc cụ thể phải làm để thực hiện dự án.
Trở lại Sàigòn, do đề nghị của Carlton Alexander, ông mời Hiệp hội Thuyền chủ do Châu Nhựt Thanh làm chủ tịch, đại diện đến hợp tác với Sea Land. Sau khi dự án -với đầy đủ chi tiết mà ông cùng Cao Hữu Huấn thảo luận từng chi tiết với luật sư Plateau của Sea Land từ HK sang- được trình lên Hội đồng Nội các. Nhiều phủ bộ thấy được tầm quan trọng nên đề nghị giao dự án cho một Ủy ban liên bộ duyệt xét kỹ. Vài tháng sau, Ủy ban Liên bộ trình đề án mới lên Hội đồng Nội các thì bị bác bỏ và khuyến cáo nên dùng lại dự án mà ông và Cao Hữu Huấn soạn thảo lúc ban đầu. Toàn bộ dự án được hoàn thành vào năm 1972, Công ty Vinavatco được Quỹ Tiết kiệm quân đội bỏ vốn thành lập, cộng tác với Sea Land. (5)
Nhờ hệ thống vận chuyển này, từ cuối 1973, mức độ xuất cảng nông phẩm và thủy hải sản gia tăng gấp 5 lần. Nhưng rất tiếc, sau khi chiếm được MN, CS tịch thu toàn bộ vật tư trang bị, giao Cam Ranh cho Hải quân LX, xóa bỏ tất cả không dùng một tí kinh nghiệm nào của thời trước.
Vị trí chiến lược của hải cảng Cam Ranh
Năm 1983, do bảo lãnh của trưởng nam, ông rời quê hương đến định cư ở Úc, với mối u buồn của một người vong quốc còn nặng nợ với núi sông. Trong những tháng ngày đầu tiên ở hải ngoại, với bút hiệu Hoài Sơn, ông viết những bài khơi động lòng yêu nước và tình quê hương: “Thương về quê mẹ, trầm luân khổ, Trí kiếm trùng quang vạn lý tình”. Trong bài Đường về Quê Mẹ, ông đã gởi gấm tâm sự qua đôi dòng tâm niệm với bạn đọc “ghi lại những gì mà những người ở quê hương khó nói với người Việt tha hương…Những gì tôi viết hôm nay, là viết cho những người ở quê hương đau khổ đang kỳ vọng nơi người tha hương một thuở quay về…”
Ông còn viết hồi ký ngắn Đường ra Sơn Hải Khẩu với niềm u uẩn của một người từng vạch ra “Lập thuyết đồ VN trên đường phát triển, xây mộng thanh bình cho thế hệ tương lai”. Hồi ký của ông đã được Báo Việt Luận Úc châu đăng tãi năm 1984, dưới đây tôi xin trích đăng lại phần mở đầu.
“Sơn Hải Khẩu là mỹ danh tôi trao tặng hải cảng Cam Ranh sau khi quan sát địa điểm này để thiết lập cảng chuyển tàu (Tranship point) biến quân cảng thành thương cảng với sự hợp tác yểm trợ của Công ty Sea Land –Inc C.A –USA.
Cam Ranh là hải cảng đẹp nhất nhì trên thế giới. Về vị trí, nơi đây núi vòng tay ra ôm lấy biển, thành một nơi an toàn cản gió, án bảo, cho các tàu thuyền vào đây ẩn trú tránh phong ba. Cam Ranh lại nằm ngay trung tâm điểm đường giao lưu quốc tế. Đây là một vị thế thuận lợi về mặt quân sự cũng như kinh tế. Về địa lý, thì nơi đây núi chẳng những gặp biển, mà lại mở rộng vòng tay ôm biển cả vào lòng đất mẹ. Theo truyền thuyết thì chúng ta là con Rồng cháu Tiên xuất sinh từ bọc trăm trứng nở trăm con. “Nửa trăm xuống biển cùng cha, nửa trăm theo mẹ dựng nhà trên non”. Bao giờ nước trở về non là ước mơ của nhà thơ Tản Đà trong lời thề non nước mà chúng ta ghi mãi trong lòng dù cho vạn lý cách trùng dương.
Nơi đây nước đã hòa với non, trong khi các hòn non chạy ra biển cả để ôm nước vào lòng đất lại mang tên bộ Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phượng biến Cam Ranh thành một long đàm. Ai làm chủ hải cảng Cam Ranh thì sẽ có một thế mạnh. Nhưng vì đây là đất nước VN, thì ngày nào dân tộc Việt thực sự làm chủ Sơn Hải Khẩu này thì ngày ấy nước VN mới thấy cảnh phú cường.
Hiểu rõ địa thế quan trọng của hải cảng này trong vận mạng nước nhà còn ghi trong gia phả Thái Ất Thần Y, tôi tìm mọi cơ hội để chen chân vào chỉnh trang hải cảng Cam Ranh với lời tâm niệm thiết tha sâu kín tận đáy lòng là tuần tự dành lại chủ quyền hải cảng này lại cho người VN. Chừng ấy địa linh sinh nhân kiệt ngộ thiên thời phú quốc cường dân. Cho nên tôi đã góp phần nghiên cứu dự án phát triển Cam Ranh của Techtonics, của Mitsubishi…Đặc biệt trong dự án thiết lập cảng chuyển tàu Cam Ranh tôi đã đầu tư cả máu tim và máu óc cùng Cao Hữu Huấn với sự hỗ trợ của anh Nguyễn Đình Liễn.
Ngày nay (1984) NDL vẫn còn sống ở Cali để làm nhân chứng lịch sử và cũng để nghe lời tâm niệm thầm kín kể rõ nguyên do địa lý nào đã khiến cho tôi ném tất cả sinh lực vào dự án suýt toi mạng này, nhưng vẫn chưa đạt thành tâm nguyện. Nay ghi lại mấy dòng này, tôi chỉ còn một ước mơ nhỏ nhoi đến mức tội nghiệp là trong tương lai, vào một thời thiên định, người Việt nào nắm thời cơ trấn giữ cảng Cam Ranh, thì hãy giữ lấy cho người Việt làm chủ với bất cứ giá nào, dù phải lấy xương máu của mình để vun bồi cho địa linh xuất sinh thêm nhiều nhân kiệt. Đây là nguyệt đạo trung tâm nằm trong long mạch ấn uy Tiền Đồ Tổ Quốc. Đừng vì quyền lợi hay quyền lực nào áp bức mà để mất đi vùng đất thiêng liêng lọt vào tay không chế của nước ngoài bất cứ từ đâu đến”.
Tâm nguyện của ông đã thành hiện thực, thời cơ thiên định đã khiến Cam Ranh trở về thuộc chủ quyền VN. Sau khi chiếm được MN, Hà Nội hủy bỏ kế hoạch của ông, giao Cam Ranh cho LX sử dụng. Đến năm 1986, Đặng Tiểu Bình đưa ra điều kiện là TC sẽ không còn phản đối sự hiện diện của LX ở Cam Ranh, nếu Moscow áp lực được Hà Nội rút quân khỏi Cam Bốt. LX đã đáp ứng đòi hỏi này, song họ cũng không còn sức mạnh để tiếp tục hiện diện ở đây vì khối Xô Viết đã sụp đổ. Mới đây, Lê Đức Anh, chủ tịch nước lạ gạ cho HK thuê mướn từng năm sau khi Mỹ rút khỏi Subic ở Phi, song HK nại ra lý do tránh rắc rối nên từ chối. Trước 1975, TT Nguyễn Văn Thiệu cũng có lần đề nghị với Đại sứ Bunker cho Mỹ thuê vịnh Cam Ranh trong 99 năm. Dù đã chi nhiều tỉ đôla cho Cam Ranh song Mỹ cũng không nhận.
Đề án Cộng đồng Kinh tế Thái Bình Dương
Trở lại tình hình VN và thế giới hồi cuối thập niên 1960, khi nhận thấy HK thực sự muốn chấm dứt chiến tranh để mở đầu giai đoạn hợp tác quốc tế mới: kinh tế thay cho
quân sự, ông LTL đã cấp bách soạn thảo mô hình Nhân Đạo Pháp Trị góp phần phát triển đất nước thời hậu chiến.
Theo ông, cuộc xung đột Đông Tây sắp chấm dứt thực sự, một thế giới muốn sống trong hòa bình lâu dài cần có một chủ thuyết trung hòa, hướng về mục tiêu chung mà mọi dân tộc đều mong ước là phục vụ nhân sinh, chớ không phải thống trị con người. Ông đề ra thuyết Ngũ Nhân: nhân tộc độc lập, nhân quyền tự do, nhân sinh hạnh phúc, nhân lực sung túc, nhân khí hàng cường. Và Kinh tế đạo là con đường để đáp ứng sáu nhu cầu thiết thực của con người là: Thực (lương thực đầy đủ), Y (mạng lưới y tế rộng khắp), Cư (mọi người đều có chỗ ở), Hành (ai cũng có công ăn việc làm), Khang và Lạc (cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc). Đó là nội dung Lục cầu.
Từ chủ thuyết trên, khi tham dự hội nghị Phát triển Kinh tế cấp bộ trưởng vùng ĐNÁ năm 1969, ông đã phôi thai Đề án Cộng đồng Kinh tế Thái Bình Dương với cảng Cam Ranh nằm trong trung tâm khu vực mậu dịch quốc tế này. Theo ông, “đấy là một dự án Kinh Tế Đạo làm đòn bẩy để phóng mô hình Nhân Đạo Pháp Trị vào quĩ đạo quốc tế” những mong đóng góp một cái gì nhỏ nhoi cho nước nhà thoát nạn binh đao, tiến lên đường phát triển. Nên đề án nguyên thủy mang tên Việt Nam trên đường phát triển. Ông đã nhờ hai Thượng Nghị Sĩ Lê Tấn Bửu và Nguyễn Mạnh Bảo chuyển kế hoạch này cho TT Richard Nixon.
Chủ thuyết trung hòa cũng như Lập thuyết đồ “Việt Nam trên đường phát triển” được trình bày tại Hội chợ Quốc tế Osaka (Nhật Bản) năm 1972. Theo ông, đó là đề tài tiến bộ, là chủ thuyết cao siêu, thể hiện đặc tính hòa đồng của con người VN: “Cho nước nhà phát triển quang vinh, Cho thế giới hòa mình trong cộng đồng nhân loại”.
Một lần nữa, “mộng thanh bình” và ước vọng “phú quốc cường dân” lại gãy đổ, vì mưu đồ của các cường lực nên kế hoạch của ông bị bỏ quên. Năm 1974, khi sang Mỹ tham dự hội thảo về kinh tế, ông dự tính chuyển đề án đến TT Mỹ, nhưng vụ Watergate làm cho Nixon phải rời bỏ chính quyền. Sau đó Bắc Việt thôn tính MN, đặt cả nước vào quĩ đạo Xô Viết, HK lại tiếp tục con đưòng cứng rắn đưa chủ nghĩa CS vào con đường cáo chung.
Khi khối CS đi dần vào con đường sụp đổ, chiến tranh lạnh sắp sửa chấm dứt thì Cộng đồng Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương bắt đầu ló dạng. Đầu tháng 11/1989, Úc Đại Lợi triệu tập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương (Asian Pacific Economic Co-operation Council) tại Canbarra: khối APEC được chính thức thành lập bao gồm 12 quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và 6 nước khối ESAN. Hai năm sau, Trung Cộng, Đài Loan và Hồng Kông trở thành hội viên chính thức. Trong tương lai gần, Mexico, Papua Tân Guiné, Chilie, Nga và Việt Nam cũng sẽ gia nhập APEC.
Đê án Cộng đồng Kinh tế Thái Bình Dương do ông đề ra từ hai thập niên trước, giờ đây đã thành hiện thực. Đầu năm 1992, nhân dịp TT George Bush (cha) viếng thăm Úc Châu, ông nhờ Tòa Đại sứ Mỹ ở Canberra chuyển đề án đến vị lãnh đạo HK với kỳ vọng góp phần củng cố hòa bình thế giới thông qua việc hợp tác kinh tế giữa các nước sau chiến tranh lạnh chấm dứt.
Con đường đưa đất nước đến cảnh phú quốc cường dân mà ông từng phác họa, nay vẫn còn nguyên giá trị. Nếu không vì tham vọng điên cuồng của LX thì thế giới đã có hòa bình từ lâu. Trong khi HK rút lui để tạo bầu không khí hòa hoãn, tiến dần đến hợp tác hai bên cùng có lợi thì khối CS lấn tới bành trướng chủ nghĩa, cuối cùng phải sụp đổ hoàn toàn. Còn CSVN nếu không vì mù quáng, nô lệ qua độ vào LX, biết đặt quyền lợi đất nước đồng bào lên trên quyền lợi của quan thầy thì sau 1975, với thương cảng Cam Ranh tân tiến, với chiến lợi phẩm khổng lồ đáng giá hàng chục tỉ đôla, với đội ngũ trí thức của hai miền Nam Bắc phối hợp, VN hiên ngang phát động đề án Cộng dồng Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương để trở thành trung tâm điểm của khối mậu dịch quốc tế quan trọng này. Trái lại ngày nay (bài này viết năm 1993) những người lãnh đạo CS tự nhận “đỉnh cao trí tuệ loài người” van xin HK bải bỏ cấm vận, nài nỉ được gia nhập khối ASEAN và APEC, mở rộng cửa đón mời bọn tài phiệt vào khai thác tài nguyên phong phú của đất nước, bốc lột lực lượng nhân công đông đảo rẻ mạt đang cần miếng cơm manh áo. Sự kiện đó làm sao khỏi động lòng trắc ẩn khi nghĩ đến nổi đau đớn của người vừa nằm xuống!
Trước khi vĩnh biệt chúng ta, ông căn dặn tôi nhân ngày 30/4/1993, phổ biến bài viết “18 năm quốc hận: Thử tìm huyền cơ đoan chỉnh Việt Nam”. Ông căn dặn chúng ta đoàn kết và căn bản đoàn kết như thế nào để có sức mạnh đối tác với cộng sản nắm quyền để góp phần cứu nước cứu dân. Ông còn gieo cho tôi niềm tin về tương lai huy hoàng của đất nước. Vì VN ngày nay [1993] đã hội đủ ba yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Một là thiên thời: Thời cơ huyền biến khiến CSLX sụp đổ chiến tranh lạnh chấm dứt. Trong gần nửa thế kỷ qua (1946-1993) VN là địa bàn chính của cuộc xung đột này, nhân dân đã gánh chịu những tổn thất nặng nề, quốc gia suy vi chậm tiến, trong khi nhiều nước láng giềng trở thành những con rồng kinh tế ở Châu Á. Sự cáo chung của “thành trì cách mạng thế giới” còn giúp những lãnh tụ CSVN thức tỉnh, vì từ trước đến nay họ sùng bái LX quá độ. Đầu thập niên 1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn còn đề cao LX là “người bạn đồng minh hùng mạnh và vững chắc nhất của VN. Từ nay về sau chúng ta tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác toàn diện VN-LX. Chúng ta coi đó là một bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội chũ nghĩa của nhân dân ta”. Sự sụp đổ của LX, khiến CSVN mất chỗ dựa -phải chăng đó là do lòng trời xui khiến? Hay là hậu quả tất yếu của một đường lối chính trị sai lầm?
Hai là địa lợi: VN nằm ngay trung tâm điểm Cộng đồng Kinh tế Á châu TBD. Khối mậu dịch quốc tế này sẽ là thế lực hùng mạnh nhất của thế giới, trước khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Trước và sau Thế chiến II, khu vực Á Châu/TBD là một trong những địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc xung đột thế giới. Các nước trong vùng được liệt vào thành phần chậm tiến đang trên đường phát triển. Nhưng từ khi cuộc đối đầu giữa các cường lực giảm đi, thay thế bằng chính sách “hòa bình hữu nghị, hợp tác”, thì mức độ phát triển của các nước trong vùng -chỉ trừ ba nước Đông Dương, được ghi nhận là mạnh nhất so với các khu vực khác trên thế giới. Đó là bốn con Rồng kinh tế Châu Á: Đại Hàn, Singapore, Hồng Kông và Đài Loan và TQ có triển vọng trở thành một siêu cường kinh tế trong vài thập thệp niên tới. Đây là những nước có mức phát triển kinh tế cao nhất, sẽ là mô hình biểu tượng về sự tự do cổi mở kinh tế.
Ba là nhân hòa: khoảng ¾ dân số nước ta ngày nay (1993) là những người không phải tham dự trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến vừa qua, nên tâm tư của họ không giống như những thế hệ lớn tuổi “vẫn còn ôm quá khứ máu lữa huy hoàng và cay đắng của cách mạng, của chiến tranh”. Một nhà sử học Na Uy đến VN nghiên cứu về Cách mạng 1945, ông gặp một số văn, nghệ sĩ ở lứa tuổi 30-40, đặt câu hỏi về “Cách mạng tháng Tám”. Ông rất ngạc nhiên khi nghe mấy bạn trẻ đó gạt đi: “Thôi, nói chuyện đó bây giờ chán lắm”.
Sau bao năm dài sống bên trong bức màn sắt, từ đầu 1990, có dịp tiếp xúc với bên ngoài, thế hệ trẻ VN mới nhận thấy chỉ còn mấy năm nữa là bước sang thế kỷ 21, song đất nước còn quá nghèo nàn lạc hậu, xã hội đầy rẩy những bất công, không có dân chủ tự do, nhân quyền bị chà đạp nặng nề…Đó không thể là biểu tượng vinh quang, là sự lãnh đạo tài tình tài tình sáng suốt của Đảng CS, mà là hậu quả của chiến tranh, của cách mạng, của hận thù giai cấp, của sự lệ thuộc Nga Tàu.
Riêng người Việt ở hải ngoại, thì “khoảng cách thế hệ cũng lớn như vậy. Người thuộc thế hệ lớn tuổi không những bị mối ám ảnh của quá khứ đè nặng, mà còn bị vướng mắc thêm bởi ảo tưởng về quyền lực. Năm 1975, nhiều người thấy mình có thể ảnh huởng đến lớp trẻ lên 10, 15 tuổi. Mười tám năm sau, họ vẫn giữ ảo tưởng rằng ảnh hưởng đó vẫn còn. Nhưng lớp trẻ lên 10, 15 tuổi hồi đó, bây giờ đã 30, 40 tuổi rồi. Lớp trẻ đó nhìn thế giới một cách khác, và nhất là nhìn các vấn đề của VN một cách khác. Trên Tạp chí Cánh Én xuất bản ở Đức, một bạn trẻ đã viết: “Thế hệ trẻ vừa là nạn nhân, vừa là chứng nhân của giai đoạn lịch sử bế tắc, nay phải bước vào đời để nhận lãnh trách nhiệm của thời đại”. Nếu thế hệ trẻ đã thấy được sự bế tắc hiện nay của đất nước, tất nhiên họ đã hiểu rõ nguyên nhân và con đường nào để đưa dân tộc vượt khỏi sự bế tắc đó để tiến lên.
Đối với VN, chiến tranh lạnh chấm dứt cũng có nghĩa là chấm dứt một quá khứ bi thảm. Những thế lực dựa vào ngoại bang làm tay sai cho chúng trong cuộc xung đột vừa qua, cũng lần lượt bị đào thải. Đó là điều dễ hiểu, vì một khi chỗ dựa không còn, thì chẳng sớm thì muộn, họ phải ra đi. Đã không phục vụ nhân dân, thì làm sao được lòng dân và thuận được ý trời. Trong giai đoạn lịch sử mới -thời hậu CS, nhân dân ta với quyền tự quyết thiêng liêng, sẽ quyết định tương lai của đất nước. Chỉ có một cuộc tổng tuyển cử dân chủ tự do, chiến thắng của những người do nhân dân lựa chọn mới là cái thắng quang minh chính đại, đất nước mới quang phục vững mạnh lâu dài.
Lê Quế Lâm
_____________________________________________________________
Tham khảo:
- Các bài viết của Lê Tấn Lợi: Mộng Thanh Bình (kịch thơ), Đường ra Sơn Hải Khẩu, Đường về Quê Mẹ., “18 năm quốc hận: Thử tìm huyền cơ đoan cỉnh VN” (Báo Việt Luận Úc châu 07/5/1993)
- Lê Quế Lâm, Viết về một người vừa nằm xuống: Lam Sơn Lê Tấn Lợi, Báo Chiêu Dương, Úc châu, 24/4/1993.
- Lê Quế Lâm, Kinh tế gia Lê Tấn Lợi và kế hoạch phú quốc cường dân, Báo Việt Luận Úc Châu 30/4/1993.
- Vương Hữu Bột, Thế hệ trẻ và trách nhiệm, Báo Dân Việt Úc châu 09/9/1993.
- Phạm Trọng Chính, T