Sunday, August 30, 2009

SƠN TRUNG * VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM

VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM


SƠN TRUNG


Nước ta là một nước nông nghiệp, 80% dân số sống về nghề nông. Trước cách mạng tháng 10 Nga, Liên Xô, Trung quốc, Đông Âu cũng là những nước nông nghiệp lạc hậu. Theo triết thuyết Marx, chủ nghĩa cộng sản chỉ thành công tại các nước tư bản, và trong các nước tư bản Anh, Pháp Đức. Marx hy vọng vô sản Đức là giai cấp vô sản đầu tiên đứng lên lật đổ chính quyền tư bản. Nhưng than ôi, ông thầy tiên tri Karl Marx đã đoán trật. Nước Nga là một nước nông nghiệp lạc hậu lại nhảy ra làm cuộc cách mạng cộng sản. Lenin, Stalin đã làm trái lời Marx, đã đưa nước Nga lện xã hội chủ nghỉa mà bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Lời dạy của Marx rất đúng. Ăn cướp nhà giàu thì tốt hơn là ăn cướp nhà nghèo. Nhưng sau khi đã cướp một nhà nào đó, dù giàu hay nghèo cũng phải kiếm tiền bạc hay quần áo, dù rách dù lành, chứ lẽ nào lại lui binh? Marx dạy là phải cướp chính quyền, nhưng sau khi cướp chính quyền, không lẽ lại để cho tư sản cầm đầu? Quân " cách mạng" phải có tiền bạc, địa vị chứ! Vì vậy, bất chấp lời Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ tiến hành công cuộc xây dựng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.Liên Xô, Trung quốc, Việt Nam đều là nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số.


Muốn chiêu dụ nông dân tham gia cộng sản, họ đưa ra những thủ đoạn:

+Gọi tất cả dân nghèo là vô sản để cho hợp với cách mạng vô sản, để họ theo cộng sản. Thật ra theo Marx, vô sản hay giai cấp công nhân chỉ là những thợ lành nghề làm trong những hãng xưởng tư bản, còn thợ mộc, thợ nề, thợ rèn đều không phải vô sản. Bác Hồ phụ bếp, làm thợ rửa ảnh, bác Đỗ Mưòi thiến heo là những người thuộc giai cấp trung lưu, bộ trưởng Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh, làm ăn cá thể, không phải là vô sản theo quy định của Marx.

+Hứa hẹn sẽ chia ruộng đất cho nông dân
Điều này rất hấp dẫn với nông dân Trung Quốc và Việt Nam. Vì vậy, số đông nông dân đã theo cộng sản. Vì vậy sau khi nắm quyền, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã ra chủ trương Cải Cách ruộng đất, giết các địa chủ, cướp ruộng đất của họ mà chia cho dân nghèo. Mới nghe chủ trương đấu tố địa chủ, nhiều người đã khoan khoái hoan hô vì nghĩ rằng địa chủ là mấy thằng giàu sụ, có ruộng hàng trăm, hàng ngàn mẫu, cò bay thẳng cánh, nhiều người ghen ghét, vui sướng mà nói giết đi là phải!

Nhưng mấy ai ngờ rằng địa chủ chính là ta đây, là những trung nông, dần dần được thăng lên phú nông, rồi điạ chủ!Trong chế độ cộng sản, giao thông khó khăn, từ nơi này đến nơi kia phải đi bộ. Kinh tế khó khăn, người dân không đủ tiền bạc, chỉ sống thủ phận trong nhà, it ai muốn đi xa. Người dân muốn đi xa phải có giấy thông hành. Thư tín bị kiểm duyệt. Vì những lý do trên, dân chúng không hề biết chuyện gì xảy ra ở làng bên. Hơn nữa, cộng sản giữ bí mật tuyệt đối, cho nên chỉ khi nào việc xảy ra đến xã thôn hay đụng đến mình thì mình mới hay.Sau khi đoàn Cải cách đến thôn phát động, người dân vẫn còn ngơ ngác.


Trước đó, một hai gia đình trong làng được xếp là phú nông, trong cải cách đợi I hóa thành địa chủ. Cải cách đợt 2, trung nông đôn lên phú nông rồi lên địa chủ. Cải cách đợt 3, 4, 5, trung nông hạng dưới trở thành địa chủ cho theo đúng chỉ tiêu của đảng, và lệnh của cố vấn Trung Quốc! Lúc đó, những người lạc quan mới méo mặt và hiểu rõ thủ đoạn của cộng sản. Mới hôm nào, anh trung nông hân hoan chào mừng đoàn Cải cách, và lớn tiếng chửi bới địa chủ, nhưng chỉ vài tháng sau, đến lượt anh bị trói vào cột và bị người khác lên đấu tố! Chuyện này cũng giống như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ban đầu người ta đưa Trần Dần, Lê Đạt ra đấu tố, thiên hạ cũng hùa theo cho vui lòng đảng, và cũng tưởng thế là yên, không ngờ sau đó từng dây lòi tói kéo dài, những kẻ ủng hộ tiền bạc, hay những kẻ năng lui tới tòa soạn hay nhà của Hoàng Cầm, Nguyển Hữu Đang đều bị liên lụy!


Trong khi qua cơn bão táp, người ta mới hiểu rõ chủ trương của Cộng sản Việt Nam:

-Bất cứ ở đâu, dù là tại một thôn xóm hẻo lánh, phải có ít nhất một địa chủ.
-Cứ theo tỷ lệ 5% dân số là địa chủ
-Những ai không trực tiếp canh tác, phải cho người khác làm thuê, cấy mướn đều bị quy là địa chủ bóc lột dù chỉ có một hai sào ruộng. Thí dụ ông giáo, ông thầy thuốc, bà tiểu thương, ông cách mạng bỏ nhà theo đảng đều bị quy là địa chủ.

-Bên cạnh tội địa chủ, nông dân phải bịa tội cho địa chủ như hãm hiếp phụ nữ, cướp ruộng đất nông dân, đánh đập nông dân, theo Quốc dân đảngv .v. .
-Những nông dân khác cũng bị ghép vào các tội như cường hào ác bá, làm tay sai cho Nhật, Pháp, cho phong kiến. . .


Theo Hoàng Văn Chí trong Từ Thực DÂn Đến Cộng Sản, lúc bấy giờ cộng sản chia nhân dân nông thôn làm 7 bậc:
(1).địa chủ
(2).phú nông
(3).trung nông cứng
(4).trung nông vừa
(5).trung nông yếu
(6).bần nông
(7).cố nông.

Quan trọng nhất là việc phân định thành phần.Quy định này là do tài sản của các nông dân:
-Trung nông cứng: có 1 bò, 1 heo, 1 đàn gà.
-Trung nông vừa: 1 heo, 1 đàn gà.Địa chủ hay địa chủ phong kiến chỉ là một nhãn hiệu mà cộng sản dán cho nông dân nhằm khủng bố toàn dân, bắt mọi tầng lớp phải cúi đầu làm nô lệ đảng cộng sản. Phú nông không được tham gia đấu tố, nhưng được hứa hẹn sẽ cho yên thân.


Sự thực ranh giới giữa địa chủ và phú nông, quả là huyền huyền ảo ảo, không một người nào có thể biết trước mình sẽ là địa chủ hay phú nông (224). Khoảng thời gian sau, một đội cải cách khác lại về, có cả cán bộ Trung Quốc đi theo, đòi hỏi nông dân phát hiện thêm địa chủ. Lúc này, phú nông, trung nông cứng trở thành địa chủ, trung nông thường trở thành phú nông. Tổng số địa chủ kỳ này đông gấp năm lần trước. Số người bị giết, tự tử, chết đói cũng tăng gấp khoảng năm lần (225).. .Kết quả Cải cách ruộng đất là một tấn kịch bi hài.

Kết quả CCRD rất tồi tệ.

1. Địa chủ:
CCRD chỉ là một chiến dịch diệt chủng của cộng sản. Hoàng Văn Chí căn cứ vào tài liệu của Gérard Tongas, một giáo sư Pháp ở Hà Nội ( J'ai vécu dans l'Enfer Communist du North Vietnam. Les Nouvelle Editions Debress, Paris, 1960,222), thì năm 1959, kết quả cuộc tàn sát là một trăm ngàn người (225). Theo Hoàng Văn Chí, CCRD (1953-1956), đã giết chết hơn nửa triệu (1) người , tức 4% dân số Bắc Việt (105).


-Theo báo Nhân Dân, cũng như lờì Võ Nguyên Giáp, trong đợt sửa sai, số nạn nhân CCRD được thả, không biết là bao nhiêu, nhưng có 12 ngàn đảng viên. (261, 288). Cộng sản không bao giờ nói thật, sự thực số bị giam cao hơn nhiều, chưa kể số người chết.

2. Nông dân :Họ được chia ruộng đất, tài sản địa chủ nhưng hầu hết là vô giá trị. Cái giá trị thì đã bị Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc mang đi. Theo chuyên viên Nga, V.P. Karamichev viết trong tạp chí Chăn Nuôi và Kinh Tế Nông Thôn tập V, 1957 của Nga cho biết:CCRD tại Bắc Việt tịch thu 720.000 mẫu tây ruộng đất, 1,846.000 nông cụ, 107.000 gia súc và 22 tấn thực phẩm. Tất cả chia cho 1.500.000 gia đình công nhân và nông dân (271).


Trường Chinh tuyên bố mỗi hộ sau CCRD được một mẫu tây, nhưng theo kết quả trên, mỗi hộ chỉ được khoảng 4000 thước vuông ruộng đất, trong đó có công điền là đất nông dân bao giờ cũng được xã thôn cấp phát. Lại nữa, con số trên không chính xác thì trong thuế nông nghiệp, công sản đã ép dân khai gấp lên ba, bốn lần. Còn nông cụ thì mỗi hộ được một cái, không hiểu là cuốc, xẻng hay liềm, hái, rỗ? Còn về gia súc, mười mấy gia đình mới được một con gà hay con chó? Tài liệu của Karamichev lạc quan nhất. Theo thông báo của ban CCRD nói về vùng ngoại ô Hà Nội, là vùng giàu ở đất Bắc, thì tịch thu , trưng thu, trưng mua 20.482 mẫu ta ruộng, 511 trâu bò, 6.156 nông cụ các loại, 1.032 nhà cửa và 346.903 cân lương thực. . . 24.600 gia đình nông dân và nhân dân lao động gồm 98.000 nhân khẩu, đổ đồng mỗi cố nông được 2 sào 9 thước, mỗi bần nông được 2 sào 8thước, và mỗi trung nông 2 sào 13 thước (273).

Theo tài liệu trên, ngoại thành Hà Nội :-1.032 nhà bị tịch thu, tức là 1032 gia đình địa chủ. So với 4.690 hộ nông dân, ta thấy con số địa chủ được quy định từ 4 đến 5% số dân chúng. Trong trang khác, Hoàng Văn Chí cũng nói cộng sản đã tàn sát 5% dân số Bắc Việt. (285). Một vài tài liệu khác cũng nói 5%. So với số ruộng đất bị tịch thu, mỗi gia đình địa chủ chỉ có trung bình 7.000 thước vuông, nửa con gia súc, 6 nông cụ, 500 cân thực phẩm, và 6.000 đồng bạc cụ Hồ, tương đương 50 dồng của Việt Nam Cộng hòa.(2)

Như vậy, việc kết án họ là địa chủ là một việc phi lý và tàn ác.Sau CCRD, cộng sản chia ruộng đất cho nông dân nghèo. Tài liệu cộng sản không thống nhất thông báo của ban CCRD nói về vùng ngoại ô Hà Nội mỗi hộ có khoảng hai sào có lẽ tương đối gần đúng. Ở miền Trung, mỗi hộ nông dân có lẽ chưa được một sào.



Trong Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, Nguyễn Văn Trấn thuật lời Nguyễn Văn Châu, cán bộ khu 5 đã đi học Bắc Kinh về nói:
Đấu tố như vậy rốt cuộc được cái gì! Được cái nát tan tình nghĩa làng xóm (169).
Bùi Công Trừng nhận định về cải cách ruộng đất như sau:
Cải cách ruộng đất đem lại cho người nông dân Bắc Bộ một khoảnh đất con chó nằm còn ló đuôi ra ngoài ( 229).


Dù nhiều dù ít, đa số nông dân có lẽ phấn khởi vì nhờ đảng mà họ có ruộng tư hữu! Nhưng niềm vui của họ không kéo dài được bao lâu, tất cả chỉ là bánh vẽ vì sau đó it tháng sau, họ phải đem tư hữu vào Hợp tác hóa (270), nghĩa là trở thành nông nô cho chủ nhân ông cộng sản.Khi dân chúng đã vào hợp tác hóa, cộng sản giở trò thứ hai. Họ đem về mỗi xã một vài máy cày và tuyên bố rằng kể từ nay ta sẽ tiến lên đại nông nghiệp theo kế hoạch vĩ mô, ruộng đất sẽ san bằng để cày máy, mồ mả ông bà cũng dẹp qua một bên để cày máy cho dễ. Và từ nay, nông dân không còn cảnh " con trâu đi trước, cái cày theo sau".


Nghe nói thiệt mà mê.Nhưng máy cày (Trâu đỏ ) chưa cày đã hư. Rồi những HTX nào muốn cày ruộng thì phải hối lộ những tay lái máy cày. Vì vậy nông dân có câu: "Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà" là vậy! Cái trò cày máy cũng không tồn tại bao lâu, không biết tại sao đảng thu hồi cày máy, để đem bán hay bỏ xó? Không ai nói cho mà biết!Đảng dẹp cày máy thì nông dân phải làm trâu mà cày. Thời trước, đảng chê bai nông nghiệp lạc hậu, khoe khoang nhờ có đảng mà nông dân thoát cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau. Nay trâu bò đã nộp cho HTX, mà HTX đã bán, đã giết mà cày máy cũng được đảng thu hồi, nông dân đành phải còng lưng làm trâu kéo cày.



** *



Nay nông dân phải làm việc dưới quyền ban Giám đốc HTX là những nông dân đảng viên trong xã.Từ đó, nông dân làm theo sự phân công của ban giám đốc HTX. Nông dân phải làm hai ba vụ lúa trong một năm mà trước đó nông dân chỉ làm một hay hai vụ tùy theo đất . Hồi trước, nông dân trồng khoai, trồng đậu, trồng cà, nay thì chỉ trồng lúa. Hồi trước nông dân trồng gì là tùy ý họ, nay Cộng sản bắt họ trồng lúa Thần nông. Lúa Thần nông cho nhiều lúa nhưng thân ngắn, phải bón phân hóa học, phải dùng thuốc trừ sâu. Vì vậy nông dân không thể dùng rạ lợp nhà, và trong ruộng không còn tôm cá nữa. Như vậy là trong chế độ mới, dân chúng phải ăn muối hoặc phải bỏ ra một số gạo để mua tôm, cá, mắm,muối. Mỗi nông dân khỏe nhất được tính mỗi ngày một ký thóc (nửa ký gạo, tức hai lon sữa bò gạo), và đến mùa sau mới được lãnh. Như vậy họ chỉ ăn đủ một bữa.

Nhiều học sinh trung tiểu học bỏ học tham gia sản xuất để có gạo mà ăn.Thóc lúa được bao nhiêu, HTX nộp cho nhà nước và chia nhau bỏ túi:Một ngưòi làm việc bằng ba,Để cho cán bộ xây nhà sắm xe.



** *

Sau CCRD, ông Hồ bèn sửa sai. Thực ra đó là một màn quỷ thuật do cộng sản trình diễn. Thấy dân chúng bất mãn như vụ Nhân Văn, Giai Phẩm, và Quỳnh Lưu, nên ông Hồ sai Võ Nguyên Giáp lên tiếng xin lỗi và cách chức Trường Chinh.(3)
Nhưng thực tế là lúc bấy giờ Nikita Khrushchev hạ bệ Stalin, kết tội Stalin sùng bái cá nhân và giết hại nhân dân. Ông Hồ nhân việc này truất phế Trường Chinh, chặt tay chân Võ Nguyên Giáp vì nếu Việt Nam xảy ra vụ xét lại thì hai ông này có thể lên thay ông Hồ.Ông Hồ chơi trò cắt tóc thay vì chặt đầu của Tào Tháo. Ông chỉ tha một số tù nhân nhưng những nhân vật quan trọng thì đã giết. Dù sửa sai nhưng vẫn tịch thu ruộng đất, nhà cửa của địa chủ, và đưa nông dân lên nắm quyền ở xã thôn và các cơ quan. Và cuối cùng, ông Hồ bắt toàn dân làm nông nô trong các nông trường hay HTX.Và cũng từ CCRĐ, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Đảng và Nhà nước.
Người ta lợi dụng chia ruộng đất cho dân cày nhưng thực chất là mượn tay nông dân để cướp vàng bạc, của cải, nhà cửa, ruộng đất của nông dân, và bắt toàn dân làm nô lệ cho đảng Cộng sản.Chính sách CCRĐ của cộng sản đã thất bại từ Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
Thất bại thứ nhất là chủ trương tập thể tập đoàn chỉ đem lại năng suất kém làm hàng triệu dân Liên Xô và Trung quốc, Việt Nam chết đói.
Thất bại thứ hai là cộng sản càng ngày lộ mặt gian ác. Trong khi nông dân chết đói chúng không phát lương thực cứu tế, trái lại chúng đem nônfg sản xuất khẩu và chém giết nông dân để che giấu thất bại của chúng. Ngày naycộng sản càng lộ bộ mặt gian ác cướp núi rừng, đất đai của nhân dân và các giáo hội.Tội nghiệp cho nông dân miền Bắc ngày xưa chỉ có vài sào ruộng mà bị kết là địa chủ còn ngày nay bọn đảng viên cao cấp, bọn tướng tá tha hồ phá rừng lấy gỗ xuất khẩu, và chiếm hàng ngàn mẫu đất làm tài sản.Một ngày không xa công lý sẽ xét xử những tên cướp này!
Thất bại thứ ba là chính sách Cải Cách Ruộng Đất cho dân cày không giải quyết được vĩnh viễn cho nông dân bởi vì Malthus đã nói đất đai thực phẩm không tăng nhưng dân số gia tăng cấp số nhân. CCRD chỉ là biện pháp chính trị tạm thời, còn một trăm năm sau, chia ruộng đất sẽ lâm vào bế tắc vì lúc đó một người chỉ đưọc vài tấc đất.
Thất bại thứ tư là khi ruộng đất biến thành tài sản nhà nước, nhất là nhà nước cộng sản gian ác thì chúng sẽ cướp đất khiến cho nông dân không còn đất canh tác.Sau 1975, cộng sản đã chiếm đất nông dân để xây nhà cửa, biệt thự. Sau 1986, ngoại quốc đầu tư, cộng sản lại càng trắng trợn cướp đất của nhân dân để bán cho ngoại quốc. Đất đai của tôn giáo đều bị chúng chiếm cứ để bán lấy tiền. Chúng coi đất đai của nhân dân, của tổ tiên là của riêng chúng, chúng thản nhiên đem bán đất dâng biển cho ngoại quốc.
Ngày nay, đồng bào Bắc Nam Trung đã vùng lên đòi lại đất đai. Dân oan Hậu Giang, Tiền Giang, Vũng Tàu, Thái Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn. . .đồng bào Thiên chúa giáo Thái Hà, Quảng Bình và Vinh đã nhất tề phản kháng Cộng sản. Những người yêu nước , những đồng bào Phật tử, Cao,Đài, Hòa Hảo và Tin Lành ở quốc nội và hải ngọai cương quyết ủng hộ dân oan khắp nước và đồng bào Thiên chúa giáo Quảng Bình anh dũng chống cộng sản cướp nước hại dân.

** *

Nói tóm lại, chính sách CCRD của cộng sản hoàn toàn thất bại. CCRD chẳng qua là một thủ đoạn chính trị của cộng sản để lấy lòng nông dân mà thực chất là cướp tài sản nhân dân. Những sự kiện từ trước đến nay cho thấy chủ nghĩa cộng sản là đại họa của dân tộc, cần phải diệt trừ. Trong các vấn đề, vấn đề đất đai và lãnh thổ rất quan trọng. Chúng ta phải thanh toán thù trong giặc ngoài để cứu dân, cứu nước. Phải trả ruộng đất lại cho nông dân. Phải bảo vệ nhân dân, trong đó nông dân là đa số. Cộng sản đã phản dân hại nước, khiến nhân dân Bắc Nam đều bỏ nước mà đi, nhất là nông dân đã chán ruộng đồng, đã mất đất đai nhà cửa vì bàn tay gian ác của cộng sản mà phải đem thân đến Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Đại Hàn!

Trong tương lai, cộng sản sẽ bị tiêu diệt. Các luật gia, các nghị viên trong chế độ mới phải nghĩ đến việc trả ruộng đất lại cho nông dân. Phải trả lại ruộng đất cho nhân dân để nông dân canh tác và bảo vệ đất đai. Còn để như hiện nay chỉ tạo cơ hội cho bọn quyền thế đem bán mà lấy tiền bỏ túi. Có nhiều phương án:
+Trả lại cho chủ nhân trước 1954 (Bắc ) và sau 1975( Nam). Trả hết hay trả bao nhiêu phần trăm?
+Chia đều cho nông dân?
+Bán lại cho nông dân?
+ Nhà nước giữ lại bao nhiêu để làm công điền công thổ?
Ngoài ra còn một vấn đề nữa. Dân số gia tăng nhưng đất đai và lương thực có hạn. Làm sao giải quyết lương thực và môi trường ? Các khoa học gia cần phải đưa ra những phát minh mới và biện pháp mới để đáp ứng nhu cầu của đất nước. Chúng ta phải đánh đuổi bọn cộng sản ngu dốt và tham lam để kiến tạo đất nước hòa bình thịnh vượng.

Đấy là những vấn đề mà chúng ta cần suy nghĩ cho tương lai Việt Nam thời hậu Cộng sản.
Sơn Trung
*
____
(1). Không có con số chính xác vì cộng sản bưng bít và hủy tang chứng. Nước ta khoảng 1930 dân số 20 triệu. Năm 1975 là 60 triệu. Như vậy khoảng 1954 là 30 triệu dù là chiến tranh. Giả thiết dân Bắc có 15-20 triệu thì 5% là khoảng 800,000 đến một triệu người bị kết tội địa chủ. Bên cạnh còn có cường hào, ác bá. Mỗi gia đình địa chủ có 5 đàn bà và con trẻ, như vậy tổng số nạn nhân lên đến vài triệu là ít. Đó là nói chung, không biết rõ số bị giết, bị bỏ đói, tự tử chết trong lao tù. . .
(2).Số ruộng đất không đúng vì cộng sản kê gấp hai, ba, tư lần để đánh thuế nông nghiệp. Ở Bắc, có vài sào ruộng là phải có một con bò. Mỗi hộ địa chủ chỉ có nửa con gia súc là quá nghèo. Còn 50 đồng VNCH theo gía hối đoái 1954-1956 một mỹ kim ăn 5 đồng VNCH. Lúc bấy giờ tại thôn quê miền Bác tổ phở không người lái 50-100 đồng cụ Hồ, còn Saigon tô phở 3 đồng-5đồng.
Nói chung, những nông dân bị CS kết tội địa chủ là những nông dân nghèo.
(3). Các tài liệu nói ông Hồ lên đài truyền thanh xin lỗi, nhưng ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch UBND thành phố Hà nội thì cho rằng không có việc này, ông Hồ lánh mặt, sai Võ Nguyên Giáp xin lỗi.
=

Friday, August 28, 2009

TƯỞNG NĂNG TIẾN * VIỆT KIỀU

NÚM RUỘT QUÊ HƯƠNG

TƯỞNG NĂNG TIẾN





Trong những trang sổ tay trước, chúng tôi đã có dịp đề cập đến kỹ nghệ cá hồi đóng hộp. Nay xin phép được nhắc lại, tóm lược, như sau:
Trước hết xin được minh định đây chỉ là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi; chớ cá còn cá rô, cá thu, cá chim, cá chuồn, cá bạc má, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá lòng tong, cá mập, cá chép, cá cơm, cá trê, cá đèn cầy, cá ngừ, cá heo, cá hương, cá bống, cá bống kèo, cá bống đá, cá lia thia, cá giếc, cá xảo, cá đuối, cá bè, cá bẹ, cá hú, cá mú, cá trích, cá me, cá he, cá khoai, cá lù đù, cá tra, cá nược, cá mai, cá bông lau, cá dứa, cá chẻm... - hoặc bất cứ một loại cá nào khác đều (hoàn toàn và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.

Cá hồi sinh ở sông nhưng sống phần lớn thời gian sống ở biển. Đặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi phiêu du ở chân trời góc bể nào chăng nữa, thế nào rồi cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để sinh nở. Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ, và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên. Cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi, về về từ sông ra biển (và ngược lại) nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng - dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại. Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm hơn một trăm ba mươi ngàn tấn. Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần cần phải được lưu ý và học hỏi. Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông.


Cũng chính nơi đây, cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh. Mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Và lũ cá con sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời "tha phương cầu thực." Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Rồi nhờ vào khả năng "cảm" đuợc từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, cá sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà - tức sông xưa bến cũ - và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở. Người Nhật đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao, khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới di động. Màng luới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào... hộp!
Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu "đem con bỏ chợ," để biển cả nuôi nấng, khi chúng trở về - theo bản năng - thì họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp rồi mang bán. Cách họ kiếm tiền (rõ ràng) dễ ẹc, và chắc là nhiều. Bởi vậy, có người bắt chước. Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt Cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần tương tự như vậy. Chỉ khác có chút xíu (xiu) là họ dùng người để kinh doanh, thay cá. Từ năm 1978 cho đế năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã "thả" ít nhất là hai triệu người dân ra biển.

Người ta ước tính rằng, trên bước đường lưu lạc, cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả - có lẽ - ít nhất cũng có một phần ba vong mạng. Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa nước trời bao la cho đến chết, vì không còn tìm được nơi để đến và không còn đủ lương thực và nhiên liệu để tiếp tục đi. Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi trong con mắt "cách mạng" của nhà đương cuộc Hà Nội.

Những người dân "trôi sông lạc chợ" này sẽ bị tận tình khai thác dài dài bằng nhiều cách. Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 - đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Đông Nam Á - cũng mang số phận tương tự. Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông - khi phần đất này còn thuộc Vương Quốc Anh - nước Anh đã thoả thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ Kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là những kẻ hồi hương sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi! Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Đại Tây Dương - giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm "xin phép" được hồi hương.

Mỗi Việt Kiều về thăm quê nhà, chắc chắn, đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ Kim mà có thể là đến sáu ngàn Mỹ Kim - hoặc nhiều hơn nữa. Viện sĩ Nguyễn Chơn Trung, Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài Tại Thành Phố H.C.M., đã "tính nhẩm" (và tính gọn) như sau: "0_Đặc biệt, năm 2004 cả nước có khoảng 3,3 tỷ USD kiều hối, riêng TP.HCM đạt 1,8 USD... đó chỉ mới thống kê theo đường "chính ngạch" qua ngân hàng, chưa kể kiều hối về nước bằng những con đường khác nữa. Tiềm năng của Việt kiều rất lớn. Nếu tính xuất khẩu dầu lửa, xuất khẩu gạo của Việt Nam, cả năm phải dùng nguồn lực của toàn dân mới đạt gần 2 tỷ dolar. Trong khi đó, với số lượng kiều hối đổ về quê hương, chúng ta có được 3,3 tỷ dollar. Tiềm lực này nếu bị bỏ quên là điều đáng tiếc"[1] Nghe thiệt là ớn chè đậu. Không biết ông Trung này ở cái viện (thổ tả) nào ra mà phát biểu "linh tinh" như thế. Số kiều hối mấy tỉ Mỹ Kim (tiền tươi) đổ ào ạt về VN hàng năm mà thằng chả kêu là "tiềm lực," và sợ rằng "nếu tiềm lực này bị bỏ quên là điều đáng tiếc"! Coi: "tiềm lực này (mà) bị bỏ quên" thì toàn Đảng đã chết (mẹ) từ lâu, chớ làm sao còn sống sót được đến hôm nay - cha nội?

Những người CSVN có bao giờ quên sót một đồng xu hay cắc bạc nào đâu, kể cả những đồng tiền lẻ - thường thấy kẹp hờ trong những thẻ thông hành - của đám Việt Kiều. Nhà đương cuộc Hà Nội chu đáo lắm, và lo xa nữa. Sau gần hai thập niên khai thác tận tình tiền bạc do "lũ cá hồi" mang về, nay ông Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN, Nguyễn Phú Bình còn bắt đầu tính tới chuyện "Khơi Dậy Nguồn Lực Chất Xám Của Việt Kiều" nữa cơ. "0_Trong số gần 3 triệu người Việt Nam sinh sống định cư ở nước ngoài, uớc tính có khoảng 300.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức cập nhật về văn hóa, khoa học và công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt được vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước và các tổ chức quốc tế... Từ trước đến nay, đội ngũ trí thức kiều bào vẫn được các cơ quan chức năng trong nước đánh giá là thế mạnh của cộng đồng, là một nguồn lực có thể góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước" [2]

Tuy được các cơ quan chức năng trong nước "đánh giá là thế mạnh" như thế, "việc huy động chất xám của trí thức kiều bào còn tự phát và manh mún" cũng theo như nguyên văn lời (than vãn) của ông Nguyễn Phú Bình. Bởi vậy, nhân buổi hội thảo "Trí Thức VN Ở Nước Ngoài Với Sự Nghiệp Xây Dựng Quê Hương" (trong hai ngày 16 và 17 tháng 8 năm 2005) ông Thứ Trưởng đã nhấn mạnh đến vài trò của N.Q 36 như sau: "0_Theo tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới, Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ từng bước hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước." Nói sao nghe dễ ợt, vậy Trời. Không biết "chính phủ và các cơ quan chức năng" đã "thu hút" và "trọng dụng nhân tài" ra sao mà hơn một năm sau - sau ngày N. Q. 36 được ban hành - vào ngày 27 tháng 9 năm 2005, viện sĩ Nguyễn Chơn Trung (buồn bã) mà báo cáo lại với thủ trưởng Nguyễn Phú Bình rằng: "Hiện nay lực lượng trí thức Việt kiều về nước tham gia có hiệu quả còn ít, lẻ mẻ, tự phát"[3]

Từ "manh múm" đến "lẻ mẻ" là một bước tiến, hoàn toàn, không lấy gì làm khích lệ. Nghị Quyết 36, khi đưa vào cuộc sống - rõ ràng - có đụng phải hơi nhiều "thực tiễn (vô cùng) trắc trở." Thành quả mà nó mang lại - xem chừng - chỉ đủ để làm vài màn trình diễn, cho công tác tuyên truyền, và... chấm hết! Xin hãy coi qua một màn trình diễn của N.Q. 36, cho nó đỡ buồn (nếu bạn đang buồn) bằng cách tham dự vào "Đêm Vinh Danh Của Những Người Con Nước Việt Xa Xứ " - tổ chức vào ngày 18 tháng 2 năm 2005 tức ngày mùng 10 Tết năm Ất Dậu, tại khuôn viên Văn Miếu, Quốc Tử Giám - ở Hà Nội. Theo tường thuật của phóng viên Mộc Miên (Tạp Chí Người Viễn Xứ) thì có tất cả có "19 Việt kiều tiêu biểu trong số 3 triệu Việt kiều ta (sic) ở khắp nơi trên thế giới được ban tổ chức mời về dự lễ." "Tại sao ban tổ chức lại quyết định lựa chọn con số lẻ 19 người được nhận danh hiệu mà không phải là một con số nào khác?"

Đó là câu hỏi đã được phóng viên Tạp Chí Người Viễn Xứ nêu ra, và ông Lê Truyền - Phó Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam - trả lời (rất thành thật) như sau: "0_Đó chỉ là một con số ngẫu nhiên vì khả năng phát hiện, thông tin của chúng ta mới chỉ được đến thế. Có thể nói rằng công lao đóng góp của bà con Việt kiều ta trên khắp thế giới đối với quê hương đất nước là rất phong phú đa dạng, dưới nhiều hình thức. Việc vinh danh họ sẽ vẫn cịn tiếp tục được thực hiện trong các lần khác. Tất nhiên, có cả những người chưa muốn xuất hiện trong đợt vinh danh này" [4] "Khả năng phát hiện, thông tin của chúng ta mới chỉ được đến thế" thôi.

Thiệt, nghe mà (thấy thương) muốn ứa nước mắt! Sao số lượng VK (ta) chịu hợp tác với nhà nước để xây dựng lại quê hương lại "manh múm" và "lẻ mẻ" như vậy? Sao được lựa để "vinh danh" mà thiên hạ lại trốn hết trơn hết rọi như vậy cà? Từ California, bỉnh bút Trần Khải của tờ Việt Báo - số ra ngày 8 tháng 5 năm 2005 - đã tìm ra câu trả lời (dễ ẹc) như sau: "Trở ngại lớn nhất chính là tự thân chính phủ. Người dân, trong và ngoài nứơc, đa số vẫn không có cảm giác đang được mời xây dựng đất nứơc, mà chỉ có cảm giác đó là lời mời gọi xây dựng chế độ độc đảng toàn trị. Nơi đây, dân không có quyền chọn lựa chế độ, không có quyền chọn lựa chính phủ, không có quyền chọn lựa dân cử. Không tự do báo chí, không tư do tơn giáo, không tự do đi lại hay các quyền căn bản khác. Với người đã từng sống ở Mỹ-Âu mà về là thấy dị ứng rồi." [5]


Mười chín vị VK không hề bị "dị ứng" với bất cứ chuyện gì, sẵn sàng góp sức (và chia phần) với Đảng và Nhà Nước trên bàn tiệc nhân sinh ở VN hiện nay - tiếc thay - đều đã gần đất xa trời [6]. Tài năng của họ (thường) không bao nhiêu, chỉ có tiềm năng (vụ lợi) và thị dục háo danh là... đáng kể! Vai trò của đám người này - trong giai đoạn hiện tại - chỉ là những con chim mồi làm cảnh, trong khi chờ Đảng và Nhà Nước (loay hoay) tìm kiếm một nguồn nhân lực khác: chất xám của những Việt Kiều thuộc thế hệ thứ hai, hay một rưỡi. Lớp người trẻ tài ba hơn, và trí nhớ cũng... ngắn hơn, nên hy vọng dễ dụ hơn. Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong những trang sổ tay kế tiếp, cũng trên diễn đàn này, với tiểu tựa là "Núm Ruột Quê Hương (5)."


___
[1] http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/doisongnvx/hdvktrongnuoc/2005/08/482794
[2] http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/doisongnvx/hdvktrongnuoc/2005/08/478979
[3] "Chủ Trương Thông, Thực Tiễn Trắc Trở"
http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/doisongnvx/hdvktrongnuoc/2005/09/493801/
[4] http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/vinhdanhnuocviet/2005/02/378384/
[5] Việt Kiều: Sao Chưa Về Đóng Góp?`
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=929

Thursday, August 27, 2009

THANH THANH * THƠ SONG NGỮ

CHÍNH-NGHĨA
Tác-giả tự chuyển-ngữ bài "Just Cause"

Em hỏi anh về nước Việt quê anh,
Và gật đầu ra vẻ cảm-thông nhanh;
Nhưng anh biết: em không hề chú-trọng
Mà chỉ hiếu-kỳ vớ-vẩn chuyện xung quanh.

Anh hỏi thế này (quá đáng không nao?):
Em nghĩ thế nào về cuộc chiến hư hao
Dai-dẳng nhất và đầy mâu-thuẫn nhất
(Dân-ý ngại-ngần, hùng-chí lao-đao)?

Đừng kể gì năm-vạn-tám vong-thân!
Đừng kể gì trăm-tám tỷ phù-vân!
Sự-thể ra sao? trong ngày qua đắng xót:
Hội-chứng di-lưu về xã-hội, tinh-thần...

Em cảm nghĩ gì khi có kẻ rêu-rao:
"Thiếu Chính-Nghĩa!" Em phản-ứng ra sao?
(Trong lúc An-Ninh, Lợi-Quyền nước Mỹ
Dù ở đâu trên thế-giới cũng gồm bao!)

Mỹ tiêu-trừ Phát-Xít Đức, giúp Tây-Dương!
Mỹ chận đường Quân-Phiệt Nhật, cứu Đông-Phương!
Không để Liên-Xô lấn xâm Tây-Đức!
Và Triều-Tiên cho Hoa-Cộng nới biên-cương!

Lẽ tất-nhiên phải tốn kém phần nào
Để đạt cuối cùng Quyền Lợi Tối-Cao!
Nếu họ phân-trần là "Không Chính-Nghĩa"
Chỉ là vì họ đã lỡ-làng bỏ cuộc binh-đao!

Em hãy chờ xem! Mỹ sẽ lại lu-bù
Can-thiệp mỗi Vùng, yểm-trợ từng Khu:
Trung-Đông, Phi-Châu... có phù, có chống,
Hết "Lạ! Xa!", "Không hiểu rõ quân thù!"

Đấy! Hoa-Kỳ đang chuộc lỗi của ngày qua!
(Cương hay nhu: do chiến-thuật mà ra!)
Thế-Giới Tự-Do phải phục-hồi thể-diện
Để chứng-minh Chính-Nghĩa thuộc về ta!

THANH-THANH

JUST CAUSE

You asked me to tell about my native land,
And you made as if you did all understand;
But, I was aware you gave to it no priority,
Except to amuse yourself with your curiosity.

Would it be too demanding if I asked back
Your opinion on the war that became a crack
As the longest and most controversial conflict
To bedevil and cause people to contradict?

Do not mention the fifty-eight-thousand lost,
One-hundred-and-eighty-billion dollars cost,
And the way it happened in that painful past,
Its social and mental syndrome thence to last.

Just tell me what you feel, think, and react
When they claimed lack of Just Cause a fact
While National Security and Interests' scope
Is asserted to include anywhere on the globe!

Why not to let Europe for the Nazis to take,
And Asia for the Mikado militarists to invade,
And West Germany for the Soviets to fool,
And South Korea for the Red Chinese to rule?

Of course, the States had to pay some prices
To win and gain the biggest and best slices!
Thus, they had recourse to "No Just Cause!"
Only because they came to a defamed pause!

Wait and see! I bet, it will be taking actions
To intervene for and against certain factions.
The Middle East, Africa... the cons and pros:
No more "Far! Strange! Misjudging the foes!"

Now, you have got it: It is remedying things!
Iron fists? velvet gloves? just tactical swings!
The Free World must win to redeem its pride
And justify that the Just Cause is on our side!

THANH-THANH

1992

Saturday, August 22, 2009

TIN RFA: HOA KỲ & BIỂN ĐÔNG

TNS JIM WEBB: HOA KỲ NÊN GIÚP CÁC QUỐC GIA Ở BIỂN ĐÔNG
Việt Long, Biên tập viên đài RFA
2009-08-20


Nghị sĩ Hoa Kỳ James Webb họp báo tại Hà Nội, khẳng định vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực biển Đông là cân bằng lực lượng với Trung Quốc và giải quyết công bằng vấn đề chủ quyền quốc gia ở khu vực này.

AFP photo
Nghị sĩ Hoa Kỳ James Webb họp báo tại Hà Nội


Chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa
Báo VietnamNet chú trọng đến quan điểm của nghị sĩ James Webb về vấn đề chủ quyền quốc gia của các nước quanh biển Đông của Việt Nam.
Nghi sĩ Webb phát biểu trong cuộc họp báo chiều thứ tư tại Hà Nội rằng ông quan ngại về sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trên bình diện rộng, không phải chỉ trong khu vực biển Đông. Ông nhấn mạnh đôi ba lần, riêng tại khu vực biển Đông thì điều vấn đề quan trọng là chủ quyền quốc gia của những nước liên quan.

Ông nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa, nói rằng đã có sự tranh cãi chủ quyền hai quần đảo này, cần giải quyết công bằng cho vấn đề đó, và Washington cần tham gia việc ấy. Nghị sĩ Webb nói ông quan niệm rằng Hoa Kỳ phải có thái độ và quan điểm cụ thể hơn về vấn đề bảo vệ chủ quyền trên biển Đông; các quốc gia quanh biển Đông cần có sự cân bằng về sức mạnh quốc gia, và Mỹ sẵn sàng đảm trách vai trò một lực lượng cân bằng đối với Trung Quốc.

Vị nghị sĩ Hoa Kỳ cũng cho biết ông chú tâm đến vấn đề này trong nhiều năm qua, đã tổ chức điều trần tại Thượng Viện hồi gần đây để thảo luận vấn đề chủ quyền trên biển Đông, tìm hiểu nhiều quan điểm về sức mạnh quân sự bành trướng của Trung Quốc.
Hoa Kỳ phải có thái độ và quan điểm cụ thể hơn về vấn đề bảo vệ chủ quyền trên biển Đông; các quốc gia quanh biển Đông cần có sự cân bằng về sức mạnh quốc gia, và Mỹ sẵn sàng đảm trách vai trò một lực lượng cân bằng đối với Trung Quốc.


TNS Jim Webb
Nghị sĩ Webb cũng tiết lộ rằng ông đã đặt những vấn đề an ninh khu vực vừa như nêu với giới lãnh đạo của 5 quốc gia A-Xê-An mà gần đây nhất là Việt Nam.
Trước khi họp báo nghị sĩ Webb đã hội kiến riêng rẽ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và phó chủ tịch Quốc hội Tòng thị Phóng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói cuộc viếng thăm của ông Webb là đặt thêm nền tảng vũng chắc cho quan hệ song phương, và đề cập với ông Webb một số vấn đề về thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Thủ tướng Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ cho Việt Nam vào hệ thống những nước được hưởng thuế quan ưu đãi, gọi tắt là GPS, và không đưa sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam vào danh sách các loại catfish nhập khẩu vào Mỹ. Ông Dũng cũng đề nghị Hoa Kỳ ngưng theo dõi việc sản xuất hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ.
Kinh nghiệm Việt Nam cho Miến Điện
Nghị sĩ Webb hứa sẽ làm vịêc với bộ ngoại giao và các cơ quan khác của chính phủ Mỹ về những đề nghị đó. Trước cuộc hội kiến với Thủ tướng Việt Nam, phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã tiếp nghị sĩ Webb, thảo luận về quan hệ song phương và vấn đề an ninh khu vực.
Tại Hà Nội, vị nghị sĩ có dịp nói chuyện với truyền thông Hoa Kỳ về quan điểm của ông trong vấn đề Miến Điện, trong đó ông đem chính sách của Mỹ đối với Việt Nam ra so sánh với Miến Điện ngày nay.
Trả lời phóng viên hệ thống truyền thanh công chúng của Hoa Kỳ, nghị sĩ Webb nói Mỹ không nên cô lập và cấm vận Miến Điện, trong bối cảnh nước Trung Quốc khổng lồ ở sát một bên, sẵn sàng mua đứt xứ này, và trừng phạt kinh tế và cô lập Miến Điện là một sai lầm về chiến lược.
Không nên cô lập và cấm vận Miến Điện, trong bối cảnh nước Trung Quốc khổng lồ ở sát một bên, sẵn sàng mua đứt xứ này, và trừng phạt kinh tế và cô lập Miến Điện là một sai lầm về chiến lược.
TNS Jim Webb
Ông cho rằng nên hành xử với Miến Điện như đã làm với Việt Nam trước đây. Ông nói ông trở lại Việt Nam nhìều lần, và năm 1991 Việt Nam chẳng khác gì Miến Điện, nhưng những năm sau ông thấy Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng chưa từng thấy, sau khi Mỹ chấm dứt chế độ trừng phạt kinh tế và cô lập Việt Nam.


Chính sách đó đem lại lợi ích vô kể cho người dân Việt Nam, cũng như sẽ có lợi ích cho người dân Miến Điện nếu Mỹ áp dụng chính sách tương tự.
Ông cho rằng tình hình Việt Nam chưa phải là hoàn hảo, nhưng nên tạo cơ hội cho Miến Điện đi theo bước đường của Việt Nam, là một xứ sở mà ông quan tâm rất nhiều sau những năm chiến đấu ở nơi này.

Nghị sĩ Webb từng là một sĩ quan thuỷ quân lục chiến chiến đấu ở Việt Nam, tại địa bàn Chu Lai- An Hoà - Đại Lộc. Người vợ hiện nay của ông là một phụ nữ Việt Nam, bà Hồng, sang Mỹ từ năm 7 tuổi. Hai người gặp nhau tại Washington trong một lần công tác.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

=

THƠ SONG NGỮ

THÁNG BẢY
THẢO NGUYÊN

Tháng Bảy về đây! Tháng Bảy rồi !
Tao phùng Ngưu Chức một đêm thôi !
Cầu Ô thấy đó chìm đâu mất
Còn lại mưa và nước mắt rơi ?

Tháng Bảy êm ru tiếng nguyện cầu
Những người thiên cổ đã về đâu ?
Còn trong lòng đất trong tù ngục
Hay thảnh thơi cùng với lá thu ?

Tháng Bảy thương sao đám lá vàng
Hôm nào xanh biếc tưởng không tan
Mà mưa mấy giọt xanh thành tím
Rồi tím rơi theo sự úa tàn !

Tháng Bảy tôi đi tìm chút nắng
Nắng hồng như thể cánh chim bay
Vương vương dỉnh núi màn sương mỏng
Không khéo tôi nhòa trong đám mây !

Tháng Bảy anh ơi một tiếng thầm
Nói gì rồi cũng hận ngàn năm
Sao không êm tựa như cơn gió
Rất dịu dàng như thể bước xuân?

THẢO NGUYÊN



THE LUNAR SEVENTH MONTH


The Lunar Seventh Month is already back!
The two lovers may meet for only one night!
The Milky Way’s Bridge suddenly sinks away
Leaving behind rain and tears in a pitiful plight?

In the Seventh Month with pleasing prayers
Where have gone the deceased dear?
Are they still in the earth’s womb, the Hades,
Or freed as the fall leaves into the atmosphere?

In the Seventh Month, how piteous the leaves
Which were so green as not thought to change
But then turn purple by a few rain drops
And the purple fades as the elements disarrange.

In the Seventh Month I go out to seek a bit
Of rose sunlight as to follow the birds’ flight;
There over the mountaintop a curtain of mist:
I am afraid to be obliterated in the cloudy sight!

In the Seventh Month, oh honey! a whisper...
But any word only means just my heart to wring.
Why could that not be so smooth as a breeze
Very soft, very sweet as the coming of spring?

Translation by THANH-THANH

THƠ * TÂN CƯƠNG VÙNG LÊN

THÁNG BẢY URUMQI (1)

Mỗi ngã tư có bốn người lính Hán
Dựa lưng nhau tay cầm súng lên nòng.
Như sẵn sàng chờ bốn hướng tấn công (2)
Hòng dập tắt tinh thần Duy Ngô Nhĩ!
Thật dại dột, ngông cuồng, vô chính trị,
Lấy được đầu người đâu đoạt nổi trái tim!
Dẫu dùng chiến tranh kỹ thuật thông tin (2)
Không bịt nỗi miệng truyền thông quốc tế!
Run sợ trước người đàn bà nhỏ bé
Rebiya Kadeer đang sống lưu vong (3),
Vương Lạc Tuyền (4) chẳng đáng mặt người hùng,
Bởi cái đầu rỗng, tim đen, gan lớn.
Sau Lhasa (5), Urumqi rùng rợn:
Thêm một vết nhơ dân chủ, nhân quyền
“Kỷ niệm” Thiên An Môn (6) hai thập niên,
Nỗi nhục lớn của loài người tiến bộ.
Mặt nạ “xã hội hài hoà” gỡ bỏ,
Hiện nguyên hình loài lang sói
Nguyên Mông,Đội lốt Cộng sản vờ phất cờ hồng,
Giáng đại hoạ lên đầu nhân dân Trung Quốc!

Tháng 7/2009Rèn Gò Hàn

Cước chú:

(1) Urumqi: Thủ phủ Tân Cương – Trung Quốc.(2) Theo bài viết của Federico Rampini, phóng viên gạo cội của nhật báo Italia “La Repubblica”về vụ biến động 5/7/2009 tại Tân Cương – Trung Quốc.(3) Bà Rebiya Kadeer: Nhà lãnh đạo của người Duy Ngô Nhĩ đang sống lưu vong ở nước ngoài. (4) Vương Lạc Tuyền: Bí thư tỉnh uỷ Tân Cương.(5) Vụ biến động tháng 3/2008 ở Lhasa, thủ phủ Tây Tạng.(6) Vụ tàn sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn 4/6/1989 do Cựu Thủ Tướng Lý Bằng là người đầu têu đề xuất môt cách sai lầm nếu không muốn nói là ngu xuẩn, Đặng Tiểu Bình đã lú lẫn duyệt y và cho triển khai (Cựu Tổng Bí Thư Triệu Tự Dương phản đối và sau đó bị thất sủng). Hãy xem sám hối của Dặng Tiểu Bình trong Di chúc của mình: Thật ra lúc đó còn có cách giải quyết khác, tuy Đặng Tiểu Bình không nói cách đó là như thế nào. Còn người đời đã bình luận nhiều về những cách khác, vẫn cứu được CNCS giả hiệu ở TQ mà không tạo ra vết nhơ lớn cho nhân dân TQ vĩ đại và cho toàn nhân loại!



=

TÒA TOÀ KHÂM SỨ HÀ NỘI

HIỆN TƯỢNG CAO ĐÌNH THUYÊN
Lửa bừng lên từ Toà Khâm Sứ


Nhìn lại những biến cố từ chưa đầy 2 năm nay, ta có thể nói : hình như lịch sử Giáo Hội Việt Nam đã đến một khúc quanh mới. Có thể lấy ngày 25-01-2008 làm mốc, sau khi hàng rao sắt bao quanh Toà Khâm Sứ cũ ở Hà Nội bị giáo dân lay sập, và tượng thánh giá cao 5m được cung nghinh đến trước mặt tiền toà Khâm Sứ theo tiếng nhạc của 2 đội kèn trống của Hàm Long và Thượng Thuỵ khi cất bài ca mừng các Thánh Tử Đạo Tiếng nhạc oai hùng vang lên khắp cõi trời Việt Nam… hàng ngàn con tim như có thể vỡ ra vì vui sướng. Nhưng cũng từ ngày đó, trong cuộc hành trình đi tìm công lý, tìm tự do, tìm sự thật, Dân Chúa trên quê hương Việt Nam đã gặp biết bao nỗi truân chuyên. Có lúc tưởng gần như tới đích thì lại phải khựng lại. Nhìn từ bên ngoài, hai vườn hoa tại Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà cho thấy rằng cuộc đấu tranh của tín hữu Công Giáo đã kết thúc bằng thất bại. Nhưng đó là nhìn từ bên ngoài.


Tìm hiểu kỹ hơn, ta sẽ thấy rằng qua các biến cố Toà Khâm Sứ – Thái Hà, người tín hữu Công Giáo Việt Nam hôm nay đã vượt qua nỗi sợ hãi, đã công khai bày tỏ một lòng tin sắt đá, đã đạt tới mức trưởng thành theo giáo huấn Công Đồng Va-ti-ca-nô II. Không ai chứng kiến hay theo dõi tin tức trên mạng liên quan đến hai phiên xử vụ Thái Hà mà không nhận ra điều đó.


Lửa về đến Tam ToàNếu khi xảy ra vụ Thái Hà mà đức cha Phao-lô Ma-ri-a Cao Đình Thuyên, giám mục giáo phận Vinh, chỉ ở nhà đọc báo và xem tivi thì mọi sự đã khác. Nhưng ngài đã đích thân đến Thái Hà hành hương. Và khi đã nghe tận tai, thấy tận mắt thì ngài đã công khai bày tỏ ý kiến của mình, lập trường của mình, xác tín của mình. Và câu nói đáng ghi vào lịch sử của ngài, không phải là “chuyện của Thái Hà thì Thái Hà lo” (kiểu như chuyện của Thiên An thì Thiên An lo), nhưng chuyện của Thái Hà cũng là chuyện của Vinh. Chính câu nói đó đã là cái mồi chuyển lửa từ Thái Hà tới Tam Toà như ta có thể chứng kiến từ một tháng nay.


Vừa ăn cướp vừa la làng
Khi xảy ra vụ Tam Toà (thuộc giáo phận Vinh) thì giám mục Vinh đang ở nước ngoài. Chính nhờ công nghệ thông tin mà ngài đã được báo cáo đầy đủ, và kịp thời chỉ đạo, để ở nhà, linh mục đoàn cũng như giáo dân, biết cách cùng nhau ứng phó theo tinh thần Ki-tô hữu. Trong vụ Tam Toà cũng như các vụ Toà Khâm Sứ và Thái Hà, chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục sách lược vừa ăn cướp vừa la làng mà ai cũng biết, có khác chăng là mức độ tàn bạo, vì trong vụ Tam Toà thì không những giáo dân mà còn có 2 linh mục bị đánh trọng thương. Vấn đề là giáo phận Vinh ứng phó như thế nào.


Cuộc tập dượt vĩ đạiỞ đây không nhắc lại diễn biến của vụ Tam Toà đã được ghi lại tỉ mỉ trong rất nhiều bài viết, mà chỉ dừng lại ở ngày 15-08-2009, đại lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng giáo phận Vinh. Chỉ cần xem mấy băng-rôn dọc đường hay ngay tại lễ đài, ta cũng thấy được tinh thần bất khuất của cộng đoàn tín hữu Vinh :
– “Cả giáo phận chung tay hành động để cứu lấy Tam Toà.”
– “Chính quyền Quảng Bình phải chịu quả báo vì hành động bất công của mình.”
– “Cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về công lý, về những người yêu mến Giáo Hội.”
– “Công lý sẽ đẩy lùi bất công.”
– “Tam Toà vững tin.”…


Người ta ước tính có khoảng 200.000 người tham dự thánh lễ tại quảng trường Toà Giám Mục Xã Đoài hôm 15-08. Điều đáng ghi nhận nữa, là sáng kiến của ban tổ chức : Thánh lễ khai mạc lúc 8 giờ 30. Đến giờ đó, các đoàn hành hương từ các nơi về Xã Đoài mà không đến kịp quảng trường Toà Giám Mục, thì cứ dừng lại dâng lễ tại chỗ. Những người đi trên quốc lộ 1A ngày hôm đó, khi đi qua phần đất Nghệ Tĩnh, chắc không khỏi ngạc nhiên vì những gì họ chứng kiến, tỉ dụ cảnh giáo dân tham dự thánh lễ ngay bên vệ đường, hay các biểu ngữ họ mang theo.
Sống dưới chế độ hà khắc mà tập hợp được 200.000 người đã là chuyện phi thường rồi, nhưng điều đáng nói hơn, chính là thông điệp được phát đi từ cuộc tập hợp đó, qua lời tuyên bố của vị Giám mục Chủ tế, đức cha Cao Đình Thuyên.


Một thông điệp hết sức rõ ràngThông điệp gồm hai điểm. Điểm thứ nhất : Giáo Hội không bạo động, Giáo Hội không nổi dậy. Giáo Hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình. Có nghĩa là nhà cầm quyền khỏi lo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nổi dậy và dùng bạo lực để cướp chính quyền như Việt Minh hồi thập niên 40. Nhưng Giáo Hội đòi chân lý, đòi công bình. Đòi chứ không phải đi xin. Đòi bằng đối thoại, bằng trao đổi suốt bao nhiêu năm rồi, mà không đạt hiệu quả, thì nay đòi cách khác. Cuộc tập hợp 200.000 giáo dân ngày 15-08-2009 tại Xã Đoài trong ôn hoà và trật tự là một cuộc tập dượt thành công mỹ mãn. Đức cha Thuyên không phải là người văn chương chữ nghĩa, thường xuyên có bài đưa lên báo. Cũng không phải là người nói nhiều, nhưng khi đã nói, thì câu nào ra câu đó. Trong các vị giám mục đương chức, ngài không thuộc loại khoa bảng, bằng cấp đầy mình, nhưng không ai có kinh nghiệm sống và làm việc với chính quyền cộng sản như ngài.


Nếu nhìn khuôn mặt người nói, và chỉ thấy một ông già đã gần đất xa trời, mà chỉ chờ ngày ông “quy tiên”, thì chớ vội mừng. Và đây là điểm thứ hai của thông điệp : Giáo phận Vinh không chỉ có 1 Cao Đình Thuyên nhưng có tới 500.000 Cao Đình Thuyên. Đường lối của giáo phận Vinh, giáo sĩ cũng như giáo dân, đã quá rõ. Trong tương lai, vị nào đến thay đức cha Thuyên trong cương vị giám mục, thì cũng vậy thôi.


Cùng một ngôn ngữKhi đức cha Thuyên khẳng định là chỉ đòi chân lý, đòi công bình, ngài không làm gì khác hơn là lặp lại theo cách của ngài, nội dung lá thư ngỏ của HĐGMVN năm 2002. Cũng may mà trong HĐGM còn một vị nhớ đến văn kiện đó và long trọng nhắc lại ngay tại trụ sở UBND/TP. Hà Nội, đó là đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội. Nay thì đức cha Kiệt biết mình có ít nhất là một đồng minh. Giả sử đức Tổng Kiệt bị buộc phải rời Hà Nội, thì người thay thế được chính quyền chấp nhận, hẳn là người thuộc giới “yêu nước” ! Còn tại Vinh, người kế vị giám mục hiện nay có mang tên gì đi nữa, thì về tinh thần, chỉ có thể là một Cao Đình Thuyên II mà thôi. Nhìn vào hàng giám mục hiện nay, chắc không phải quá lời nếu nói đức cha Cao Đình Thuyên là một hiện tượng.

Những chuyện lạ đờiNghe đâu có vị giám mục hay tin có tai nạn xảy ra nhân chuyến hành hương của tín hữu Việt Nam tại Missouri bên Hoa Kỳ thì đã tức tốc biên thư hiệp thông, nhưng với anh chị em giáo dân và linh mục bị đánh gãy tay, gãy răng thì không hề có một lời hiệp thông chia sẻ. Lạ hơn nữa, là theo lời kể của một linh mục có mặt tại cuộc hành hương La Vang dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời năm nay, trong các bài giảng cũng như trong các ý cầu nguyện trong lời nguyện tín hữu, chớ chi có một lời nhắc đến anh chị em tín hữu Tam Toà bị bách hại. Đừng quên rằng từ 2006 trở về trước, Tam Toà là một giáo xứ của Tổng giáo phận Huế. Chẳng biết phải hiểu thế nào về mầu nhiệm hiệp thông ta tuyên xưng khi đọc kinh Tin Kính và thường nghe trong các bài giảng.


Học được gì qua đại lễ 15-08 tại Xã Đoài ?Thật là uổng nếu không rút tỉa được một bài học từ đại lễ 15-08 tại Xã Đoài.
Với thiện chí sẵn sàng đối thoại, với lòng kính trọng đối với chính quyền, sau khi đã gửi văn thư hết lần này đến lần khác, chờ đợi suốt bao nhiêu tháng nếu không phải là bao nhiêu năm, mà vấn đề không được giải quyết, hoặc giải quyết cách không thoả đáng, thì tranh đấu bất bạo động là giải pháp cuối cùng. Đã tranh đấu, phải chấp nhận hy sinh : hy sinh cái lợi trước mắt để được cái lợi lâu dài. Tranh đấu muốn thành công thì phải mạnh. Sách lược của mọi chế độ độc tài là chia để trị, hay bẻ đũa từng chiếc. Sách lược này trở thành vô hiệu khi mọi người đoàn kết. Sự hiện diện của 200.000 người trong một cuộc lễ cho thấy sức mạnh của lòng tin, của tình đoàn kết, đồng thời cho thấy khả năng quy tụ của người lãnh đạo. Và đây mới chỉ là một cuộc tập dượt thôi, vì số tín hữu Công Giáo Vinh là nửa triệu người. Nếu giáo phận Vinh có tới nửa triệu Cao Đình Thuyên, và nếu trong hàng giám mục mà có được 30 Cao Đình Thuyên, thì Giáo Hội Việt Nam sẽ có 6 triệu Cao Đình Thuyên. Trong giả thuyết đó, với tư thế đó, đóng góp của Giáo Hội Công Giáo cho chính nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chủ sẽ to lớn vô cùng.


Lửa cháy đến Sài Gòn
Sáng 20-08, vào trang mạng Vietcatholic để săn tin, hình ảnh đập vào mắt tôi là nhà thờ Thủ Thiêm với bài mang tựa đề “TGP Saigon (chứ không phải Tp. Hồ Chí Minh nha !) không di dời nhà thờ Thủ Thiêm cũng như không di dời Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm”. Tôi thở phào rồi buột miệng : “Vậy mới được chứ !” Chẳng biết có phải cuộc lễ tưng bừng tại Xã Đoài hôm 15-08 đã gợi hứng cho lãnh đạo giáo phận Sài Gòn hay chăng, nhưng điều không thể chối cãi là lửa từ Toà Khâm Sứ, từ Thái Hà, từ Tam Toà, từ Xã Đoài… đã lan đến Thủ Thiêm, đến Sài Gòn.


Kết luậnTôi nhìn hình tháp nhà thờ Thủ Thiêm, nghĩ đến cộng đoàn Dân Chúa nơi vùng đất một thời hoang dã này, nghĩ đến bao thế hệ nữ tu Dòng Mến Thánh giá, mà nước mắt cứ muốn trào ra. Chỉ cần Dân Chúa, bắt đầu từ những người lãnh đạo, nhận ra sức mạnh của lòng tin, của tình đoàn kết, chấp nhận hy sinh cái lợi trước mắt, chúng ta sẽ có một sức sống tinh thần mãnh liệt, cho chúng ta khả năng đóng góp không chỉ cho Giáo Hội Công Giáo, nhưng cho tất cả các tôn giáo, cho cả cộng đồng Dân Tộc Việt Nam hôm nay.
Sài-gòn, ngày 21 tháng 08 năm 2009Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofmpascaltinh@gmail.com




BÙI TÍN * VỀ CỘNG SẢN

Về danh hiệu "đảng viên cộng sản" ·
Bùi Tín ·

Tôi ở trong đảng cộng sản hơn 40 năm! Gần hết cả cuộc đời rồi c̣òn ǵì! Đă gần 20 năm nay, tôi là người tự do, không thuộc đảng nào hết. Có ǵ sung sướng bằng! Tôi hoàn toàn hài ḷòng, v́ì có ích cho dân, cho nước hơn hẳn, khác hẳn trước.

Thế mà mới đây, báo An ninh nhân dân (!) - sao họ hay lạm dụng chữ "nhân dân" thế nhỉ (!) - khi kể về anh Nguyễn Tiến Trung gặp Bùi Tín ở Paris, đă nói bừa rằng Bùi Tín là đảng viên đảng Việt Tân (!). Thật là chuyện khôi hài, ăn ốc nói mọ̀, v́ tôi không hề sinh hoạt một phút nào, một buổi nào với đảng Việt Tân; điều này, người Việt ở Paris am hiểu t́ình h́ình đều rõ. Thêm một bằng chứng ngành công an cộng sản thoái hoá, biến chất, vô tích sự, nói lảm nhảm, chỉ ăn hại tiền thuế của nhân dân; báo Công an, An ninh chỉ reo rắc dối trá và vu cáo, truyền bá chuyện đồi truỵ, giật gân để kiếm chác, không cọ̀n biết liêm sỷ là ǵì (tôi không ghét bỏ ǵì đảng Việt Tân, đảng này đă từ bỏ con đường bạo lực và hiện có những người lượng thiện, yêu nước, nhưng tôi không từng là đảng viên VT).

Nhân đây tôi nghĩ về vô vàn bạn bè, người quen, bà con họ hàng của tôi ở trong nước, do hoàn cảnh éo le là chỉ có một ḿnh đảng cộng sản được coi là hợp pháp, nên hiện nay vẫn miễn cưỡng mang danh nghĩa đảng viên cộng sản, dù rằng họ đă chán ngán đối với sự lănh đạo của đảng, với sinh họat đảng, với danh hiệu đảng viên. Chính tổng bí thư đảng cộng sản Nông Đức Mạnh và uỷ viên bộ chính trị trưỏng ban tuyên giáo trung ương đảng Tô Huy Rứa phải than vản rằng đang có hiện tượng " nhạt lư tưởng", "nhạt niềm tin ", "không sốt sắng sinh hoạt đảng", thậm chí ngày càng có "một số đảng viên bỏ sinh hoạt đảng và nghiêng ngả trong lập trường xây dựng chủ nghĩa xă hội"! Họ gọi hiện tượng quay lưng với đảng. với CNXH là nguy cơ "chệch hướng", là hiện tượng "tự diễn biến", chán đảng, tự bỏ đảng.

Để các bạn bè và người thân quen của tôi ở trong nước c̣òn mang danh nghĩa "đảng viên cộng sản" ngẫm nghĩ sâu thêm về cái danh nghĩa chẳng c̣òn mấy hấp dẫn và đẹp đẽ ấy, tôi xin kể về cái Nghị Quyết của Quốc Hội Châu Âu số 1481 năm 2006, với đầu đề: "Quốc tế cần lên án những Tội ác của những chế độ cộng sản toàn trị" - " Need for international condemnation of crimes of totalitarian communist regimes ". Nghị quyết 1481 này được thảo luận sôi nổi và được thông qua bởi đa số áp đảo tại cuộc họp toàn thể Quốc hội châu Âu ngày 25-2-2006.

Nghị quyết 1481 bắt nguồn từ Nghị quyết 1096 của Quốc hội châu Âu (27-6-1996) có nội dung: "Những biện pháp tháo bỏ di sản của những hệ thống cộng sản toàn trị đă qua".- "Measures to dismantle the heritage of the former communist totalitarian systems". Sau khi các nước cộng sản theo chế độ "chủ nghĩa xă hội" trong phe XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ sụp đổ từ năm 1989 đến năm 1991, Liên minh châu Âu được mở rộng, Quốc hội châu Âu nhận thấy rằng tuy phe XHCN đă tan vỡ, nhiều chế độ cộng sản đă sụp đổ nhưng di sản của nó vẫn c̣n dai dẳng, một số chế độ cộng sản lạc lỏng và bất nhân vẫn c̣òn tồn tại ở Trung quốc, Việt nam, Bắc Hàn, Cuba... nên cả nhân loại vẫn c̣òn phải cảnh giác, c̣òn phải chung sức để xoá bỏ hoàn toàn chế độ cộng sản toàn trị ác độc cọ̀n rơi rớt lại.

Bản nghị quyết chỉ ra rất rõ rằng: "Các chế độ cộng sản toàn trị đều có những đặc điểm chung là vi phạm rộng lớn quyền con người, bao gồm những hành động : ám sát, hành quyết cá nhân và tập thể, đày đoạ người dân trong các trại tập trung, bỏ chết đói, tra tấn, lao động khổ sai và những h́nh thức khủng bố khác, loại bỏ do kỳ thị tôn giáo và chủng tộc, chà đáp tự do báo chí và từ chối đa nguyên chính trị".

Theo những nội dung trên, hiện nay, Việt nam vẫn c̣òn nguyên si là một chế độ cộng sản toàn trị tiêu biểu, với những cuộc đàn áp, bắt bớ các chiến sỹ dân chủ, các trí thức yêu nước như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Hồ Thị Bích Khương..., việc đàn áp đánh đập, bắt giam các giáo dân và Phật tử ở Thái Hà, Tam Ṭa và Lâm Đồng, việc đàn áp người theo đạo Cao đài ở Tây Ninh, người theo đạo Hoà Hảo ở Long Xuyên và người theo đạo Tin Lành ở Tây nguyên...Cái chế độ toàn trị ấy vẫn cấm tự do báo chí và cấm đa nguyên đa đảng để duy tŕì chế độ độc quyền đảng trị trơ trẽn, bất công!Chế độ Cộng sản bị cả Quốc Hội châu Âu vạch mặt, kể tội ác rành rọt như thế, những đảng viên cộng sản Việt nam có thấy ḿnh có liên quan không, có c̣n tự hào về đảng cộng sản, về danh nghĩa đảng viên cộng sản của mì́nh hay không?
Nghị Quyết 1481 chỉ rõ: " Sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản toàn trị ở Trung Âu và Đông Âu đă không có cưộc điều tra quốc tế về tội ác của các chế độ ấy, đă không có những cuộc xử án quốc tế như đối với bọn tội phạm nazi trước đây. Do đó công luận quốc tế ít biết về vô vàn tội ác nói trên". V́ vậy, một số đảng Công sản vẫn tồn tại với cái vỏ hợp pháp (!) và vẫn gắn ḿnh với những tội ác kể trên.

Nghị Quyết 1481 cho rằng những nạn nhân của các chế độ cộng sản toàn trị c̣òn sống hay gia đ́ình họ xứng đáng được hưởng sự quý mến, thông cảm và chia sẻ những đau khổ của họ.
Có đảng viên cộng sản ở trong nước hỏi tôi rằng tại sao ở châu Âu vẫn c̣òn một số đảng cộng sản hoạt động. Xin thưa rằng sau khi phe XHCN tan vỡ cuối năm 1989, sau khi đảng CS Liên xô tiêu ma (cuối năm 1991), các đảng cộng sản châu Âu lâm vào khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng.
Đảng cộng sản Anh, thành lập từ năm 1920 tại nước Anh, từng được chủ nghĩa Mác cắm rễ sâu, có cơ sở của Quốc tế cộng sản sớm nhất, nơi có mộ Karl Marx được đảng viên CS khắp thế giới đến viếng suốt năm, lại là đảng CS "chết đứng"đầu tiên, nhanh nhất, sau khi đảng CS Liên xô tan vỡ cuối năm 1991. Tháng 11-1991, ban lãnh đạo đảng ra thông báo đơn giản, nhẹ nhàng, ṣòng phẳng, chấm dứt hoạt động sau 71 năm. Các đảng viên chuyển sang đảng Lao động Anh, hoặc nằm im. Năm 2008, một nhóm cộng sản cũ lập Cánh tả Dân Chủ (la Gauche Démocratique) ra ứng cử ở địa phương, chỉ được 0,55% phiếu bàu (!), đảng CS thực tế không c̣òn sống.

Đảng Cộng sản Italia là đảng lớn, thành lập năm 1921, từng giữ khoảng cách với đảng CS Liên xô khi Hồng quân kéo vào Hungari năm 1956, tuy rằng vẫn nhận viện trợ 47 triệu đôla từ Moscow, năm 1991 cũng nhanh nhẩu tự tuyên bố giải thể. Nhiều đảng viên và lănh đạo của đảng này gia nhập đảng Xă hội - Dân chủ và đảng Dân chủ - Thiên chúa giáo. Đảng CS Italia trên thực tế không c̣n tồn tại.
Đảng Cộng sản Pháp từng có ảnh hưởng lớn, từng là "đảng của những người yêu nước"- "le parti des patriotes, des fusillés", bị phát xít Đức xử bắn nhiều nhất trong thế chiến II, có hồi là đảng được tín nhiệm nhất, thường đạt trên dưới 30% phiếu bàu. Từ khi đảng CS Liên xô sụp đổ, dù đảng CS Pháp tuyên bố từ bỏ lư thuyết chuyên chính vô sản, từ bỏ cả nguyên tắc dân chủ tập trung, đảng vẫn sa sút rất nhanh, nay chỉ c̣n dưới 5% phiếu bầu, kém cả đảng fát-xít của Le Pen!

Đảng CS Pháp hiện nay phải công khai công nhận chế độ chính trị đa nguyên đa đảng và quyền tư nhân ra báo, - trái ngược với đảng CS Việt nam, v́ nếu không công nhận 2 điểm then chốt ấy, đảng CS Pháp sẽ không c̣n lư do tồn tại và sẽ bị loại lập tức ra khỏi đời sống chính trị ở Pháp, những đảng viên CS Việt nam có biết điều ấy không?
Với những ai từng là đồng đội (quân nhân), đồng chí (đảng viên cộng sản), đồng nghiệp (viết báo), đồng hương (Hà Tây và Hà nội), đồng môn (cùng trường), bạn bè, họ hàng, người thân của tôi, tôi xin chân thành nói rơ rằng đã đến lúc các vị cần suy nghĩ kỹ về cái danh hiệu đảng viên của đảng cộng sản VN hiện nay.

Nếu như các người lănh đạo đảng CS Việt nam mang nguyên cái lập trường cộng sản của họ sang trì́nh bày ở nước Pháp này, với những nội dung : kinh tế thị trường theo định hướng XHCN (!), "chuyên chính vô sản ", " dân chủ tập trung ", " chế độ độc đảng ", "cấm tư nhân ra báo "... thì́ chưa cần nói đến những trại cải tạo tàn ác, những phiên toà bịt mồm, những vụ đánh đập phật tử, giáo dân, họ sẽ lập tức bị công luận lắc đầu, bĩu môi, coi họ là những kẻ bệnh hoạn, man rợ, không có tư cách công dân, không có tính người, không thể là một con người đúng nghĩa, không thể là một công dân bì́nh thường, lương thiện của Trái đất này vào thế kỷ XXI!

Vậy có một ai trong các bạn cọ̀n tự hào là đảng viên cộng sản -, đề bênh vực những lý thuyết, nguyên tắc, đường lối và những hành động hàng ngày hiện nay của chế độ cộng sản toàn trị mà Quốc hội Châu Âu sau khi nghiên cứu kỹ đă kết luận vững chắc là những Tội Ác chống nhân loại, cần vạch mặt và lên án cho toàn thế giới nhận rõ -, hay không?
Paris 19-8-2009 - (ngày "kỷ niệm" đảng CSVN "cướp" chính quyền cho riêng đảng)
=
=

Monday, August 17, 2009

VŨ QUỐC THÚC * VĂN HỌC

UNICODE


GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ

Vũ Quốc Thúc


Mới đây tôi được đọc trên mạng lưới Internet một bài phiếm luận lý thú về hai câu thơ, thời tiền đô hộ Pháp. Đó là hai câu lục bát:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương ...

Ngay từ hồi còn học ở Trường Thành Chung Nam Định (1934 - 1937), tôi đã được đọc hai câu thơ này, nhưng không phải là tiếng chuông Thiên Mụ mà là tiếng chuông Trấn Vũ. Theo tôi nhớ thì đây là hai câu đầu của một bài thơ tứ tuyệt:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương,
Mịt mù bãi cát màn sương,
Nhịp chày Yên Thái , bóng gương Tây Hồ..

Thiên Mụ là tên một ngôi chùa danh tiếng ở ngoại thành Huế, còn Trấn Vũ là tên một ngôi chùa cũng rất nổi danh ở phía tây thành Thăng Long cũ (tức Hà Nội). Vậy thì địa danh nào mới đáng coi là chính xác? Dĩ nhiên những ai sinh trưởng ở miền Trung, đặc biệt ở vùng Thừa Thiên, có xu hướng chọn địa danh Thiên Mụ. Trái lại những người gốc miền Bắc tin rằng địa danh Trấn Vũ mới đúng sự thật.
Bản thân kẻ viết bài này không bao giờ có đầu óc địa phương phi lý như vậy: trái lại chúng tôi rất trân quý đồng bào miền Trung. Tuy nhiên khi bàn về một đề tài liên can tới văn học sử chúng ta cần phải khách quan và tôn trọng tinh thần khoa ho.c. Tôi tin rằng tiếng chuông trong câu thơ trên là chuông chùa Trấn Vũ vì những lý do sau đây.
Trước hết, địa danh Trấn Vũ không đưa ra một cách đơn lẻ mà đặt trong một tổng thể gồm 4 địa danh: Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, và Tây Hồ. Cả bốn địa danh này đều thuộc một khu vực chung là vùng tây cố đô Thăng Long, tức Hà Nội cũ. Chùa Trấn Vũ là một thắng cảnh nằm trên đường Cổ Ngư, một đường đê ngăn cách Hồ Tây và Hồ Trúc Ba.ch. Thọ Xương là tên cũ của một huyện sát thành Thăng Long, trên bờ Hồ Tây, trong đó có những làng danh tiếng như làng Bưởi, làng Thụy Khê, làng Yên Thái, vân vân... Đặc biệt là làng Yên Thái chuyên nghề làm giấy bản: trong làng suốt ngày vang tiếng chày giã bột giấy của nhân dân. Như vậy toàn bài thơ tứ tuyệt liên can tới một vùng nhất định là vùng ngoại thành phía Tây của cố đô Thăng Long. Nếu cho là tiếng chuông của chùa Thiên Mụ thì làm sao giải thích được sự hiện diện trong cùng câu thơ của huyện Thọ Xương, một nơi cách xa Huế hàng nghìn dặm?
Đọc bài thơ tứ tuyệt nói trên, ta có thể mường tượng là tác giả đã sáng tác ở đâu trong hoàn cảnh nào. Rõ ràng là lúc đó ông (hay bà?) ta đang ngụ ở một nơi trông ra Hồ Tây cách chùa Trấn Vũ cũng như làng Yên Thái không xa lắm nên mới nghe được tiếng chuông chùa cũng như tiếng chày giã bột giấy của dân làm giấy. Trước biến cố ngày 9 tháng 3 năm 1945 kẻ viết bài này từng cư ngụ ở đường Pépinière, một con đường đi từ đường Quan Thánh qua trường Bưởi (tức Lycée du Protectorat sau đổi tên là trường Chu Văn An), tới Vườn Ươm Cây của Thành Phố Hà Nội (vì thế con đường mới mang tên Pépinière) rồi tới các làng Thụy Khê, Yên Thái. Đứng trên gác ngôi nhà tôi cư ngụ, nhìn qua cửa sổ có thể thấy Vườn Ươm Cây và đàng xa là mặt nước Hồ Tây. Như vậy việc tác giả bài thơ thuật rằng mình nhìn thấy mặt nước Hồ Tây sau bãi cát phủ sương mù ở bờ hồ đồng thời nghe thấy tiếng chuông chùa Trấn Vũ và tiếng chày giã bột giấy của dân làng Yên Thái, là việc có thực, không phải bịa đặt để thi vị hóa. Tác giả đã ngẫu hứng vào lúc nào? Theo tôi nghĩ lúc đó là bình minh vì bốn chữ canh gà Thọ Xương. Hồi theo cấp tiểu học, tôi từng thuộc lòng một bài thơ khác khởi đầu như sau:

Trống canh năm gà vừa gáy sáng,
Bừng mắt dậy trời đã rạng đông!
Ngắm phong cảnh đẹp vô cùng:
Hỏi ai thêu dệt? Ấy Ông Thợ Trời!

Tác giả không nói tới tiếng trống cầm canh của đồn Thọ Xương mà lại nói tiếng gà gáy. Tất nhiên gà gáy vào lúc bình minh chứ không gáy ban đêm: có lẽ tiếng gà gáy đã vang lên cùng lúc với tiếng trống điểm canh năm chăng? Vì thế tác giả mới nảy ra ý nghĩ ngộ nghĩnh là con gà gáy điểm canh! Đây là một nghệ thuật chơi chữ táo bạo của các nhà thơ, nhà văn, có dụng ý đánh động sự hiếu kỳ của độc giả hay thính giả. Từ xưa đến nay đã ai thấy gà gáy điểm canh suốt đêm đâu! Chẳng trách có người đã hiểu lầm và dịch canh gà Thọ Xương là chicken soup of Thọ Xương (bouillon de poulet de Thọ Xương)!
Tiếng chuông chùa cũng như tiếng chuông giáo đường thường có ảnh hưởng gây xúc động trong tâm hồn những người nhạy cảm. Thời Nhà Đường, một thi sĩ Trung Hoa, ngủ trên thuyền ở bến Cô Tô, giữa đêm bỗng nghe thấy hồi chuông từ chùa Hàn San vọng la.i. Ông ta ngẫu hứng đã sáng tác một bài thơ trứ danh trong đó có hai câu:

Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh náo khách thuyền!
(Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San)

Hồi chuông mà tác giả của chúng ta đã nghe thấy không có tính cách bất thường như hồi chuông giữa đêm khuya của chùa Hàn San: đó chỉ là hồi chuông được gióng lên mỗi buổi sáng. Tuy nhiên đối với những người đang có chuyện ưu tư hay phiền não nó nhắc nhở cho họ rằng mọi sự trên cõi đời trần tục này đều là vô thường!

Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm!
Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa!

Tác giả của chúng ta có ở trong trạng thái tâm thần đó không? Ta không thể quyết đoán, chỉ biết chắc rằng ông (hay bà) ta đã chú tâm đến hồi chuông này. Có thế thôi!
Dựa trên các chi tiết trong bài thơ, tôi giả thiết như sau: tác giả vừa thức dậy, nhìn ra ngoài vườn thì thấy nhiều cành trúc trong bụi trúc trước nhà la đà trước gió, rồi nghe thấy tiếng chuông ban mai của chùa Trấn Vũ vang dội cùng lúc với tiếng gà gáy từ phía đồn canh của Huyện lỵ Thọ Xương. Tác giả thầm nghĩ "Thật chẳng khác chi con gà đã thay lính cầm canh báo cho ai nấy biết rằng canh năm tới rồi!". Tác giả nhìn về phía bãi cát ở bờ Hồ Tây, thì thấy sương mù mờ mi.t. Mặc dù còn tranh tối tranh sáng như vậy, đã nghe thấy tiếng chày giã bột giấy của dân làng Yên Thái. Rồi qua màn sương, tác giả thấy mặt nước Hồ Tây lóng lánh như một tấm gương vĩ đại... Ngẫu hứng nhà thơ đã sáng tác bốn câu lục bát, còn được truyền tụng cho đến ngày nay.
Rõ ràng đó là một bài thơ tả cảnh, rất hiện thư.c. Tuyệt nhiên không phải là thơ tả tình vì không có một câu nào, một từ nào, nói lên tình cảm của chủ thể. Điều bất ngờ là do các biến chuyển của thời cuộc, bài thơ dần dần trở thành thơ tả tình, hơn thế nữa: đã được dùng như một thông điệp để biểu lộ một thái độ chính trị.
a) chuyển thứ nhất là việc nước Pháp chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa (1863) rồi đặt nền bảo hộ trên hai miền Bắc Kỳ và Trung Kỳ (1884). Lợi dụng tình trạng khiếp nhược của Triều đình Huế, nhà cầm quyền Pháp đã dần dần biến chế độ bảo hộ trên giấy tờ thành một chế độ trực trị trong thực tế. Những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định ở Bắc Kỳ hoàn toàn do các cai trị viên Pháp quản lý. Bộ mặt của những thành phố này thay đổi sâu xa. Trước cảnh tang thương ấy, nhiều sĩ phu cựu học cảm thấy nhớ tiếc thời đất nước còn tự chủ: thời Hà Nội còn gọi là Thăng Long với những hình ảnh, những âm thanh được ghi trong bài thơ tứ tuyệt "Gió Đưa Cành Trúc La Đà"... Các cụ đã ngâm nga bài này để nói lên tâm trạng hoài cổ của mình và gián tiếp bầy tỏ nguyện vọng cần vương phục quốc. Nhưng sau sự thất bại của các nhà kháng chiến như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật... của các phong trào duy tân như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, sau khi thấy các vị vua có tinh thần đấu tranh như Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái bị lưu đày ra hải ngoại... nhiều cụ đã chán nản, chua chát ghi nhận những sự thật ngang tai chướng mắt.
Thí dụ: Cụ Tú Trần Kế Xương trong mấy câu: Sự biến

Vợ lăm le ở vú!
Con tấp tểnh đi bồi!
Khách hỏi nhà Ông đến:
Nhà Ông đã bán rồi!

b) Sự biến chuyển thứ hai xẩy ra trong những năm đầu của thập kỷ 1930. Sau khi những âm mưu khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng và của Đảng Cộng Sản Đông Dương bị nhà cầm quyền thuộc địa thẳng tay đàn áp, Pháp áp dụng chính sách "lập lờ đánh lận con đen" với hy vọng ru ngủ nhân dân hai miền Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vua Bảo Đại được Pháp đưa về hồi loan chấp chính, Triều đình Huế được tân trang với sự bổ nhiệm một số nhân vật tân học vào Viện Cơ Mật nhưng cơ cấu chính trị và hành chính vẫn giữ nguyên vẹn với các định chế lỗi thời như định chế quân chủ thiên mệnh, định chế quan lại, định chế xã thôn tự trị... Nguyện vọng của các tổ chức đấu tranh và những người yêu nước là phải canh tân toàn diện chứ không phải là cải cách nửa vời, giả dối! Bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" bị coi như tượng trưng xu hướng thủ cựu, một xu hướng chỉ có lợi cho nhà cầm quyền thuộc đi.a. Sau khi vua Bảo Đại bổ nhiệm sáu vị thượng thư "tân học" để thay thế lục bộ cũ, tuần báo hài hước Phong Hóa đã đăng một bức hí họa trong đó sáu cụ "Thượng mới", quần trùng áo dài, đeo thẻ bài lủng lẳng, chen chúc nhau trên một con thuyền nhỏ bé lênh đênh trên sông Hương. Dưới bức họa
ghi hai câu thơ lục bát:

Gió đưa cành trúc la đà
Một thuyền chật ních bài ngà thượng thư ...
Bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" trước kia được coi là biểu tượng của thái độ chống thực dân Pháp thì nay đã biến thành biểu tượng của thái độ thủ cựu, hợp tác với nhà cầm quyền thuộc địa Pháp!
c) Sự biến chuyển thứ ba xẩy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 với sự di cư của hơn một triệu người Việt tị nạn ra ngoại quốc. Nhiều người tị nạn đã mượn bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" để nói lên nỗi lòng tưởng nhớ quê hương của mình. Tất nhiên những người gốc miền Trung đã sửa lại tiếng chuông Trấn Vũ thành tiếng chuông Thiên Mụ.
Ba mươi năm đã trôi qua. Số người tị nạn ở hải ngoại, cộng với con cháu họ và những người Việt không chịu hồi hương sau khi chế độ cộng sản Liên Xô tan rã, đã lên gần ba triê.u. Khỏi cần chứng minh là nhiều thanh thiếu niên không biết gì về lịch sử cũng như văn chương Việt Nam. Nhiều người nói tiếng Việt còn không sõi. Do đó, khi họ đọc bài thơ trứ danh "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" họ đã không hiểu những từ ngữ dùng trong bốn câu thơ. Nếu tra tự điển để tìm nghĩa từng chữ thì có thể sai lầm thảm hại như tác giả bài phiếm luận nói trên đăng trên internet đã chứng minh một cách rí rỏm. Chẳng hạn người ta có thể nghĩ rằng "la đà" là một đàn la và lạc đà rồi suy luận rằng cành trúc là cây roi tre của kẻ chăn đàn la và lạc đà này. Rồi Thiên Mụ thì được hiểu là Vợ của ông Trời, chuông đồng của chùa giống như chuông điện chỉ cần bấm là kêu leng keng, còn canh gà Thọ Xương có lẽ là canh xương gà trong các tiệm ăn Tầu! Tác giả bài phiếm luận đã dựa trên những sự lầm lẫn đó để làm bài thơ trào phúng sau đây:

Roi tre vun vút vung ra:
Lũ lạc đà với lũ la chạy cuồng...
Vợ Trời giáng một hồi chuông
Gọi về ăn bát canh xương gà Tầu!

Nếu dụng ý của tác giả bài phiếm luận là chế giễu các thanh thiếu niên không có đủ kiến thức về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, thì tôi nghĩ rằng cũng tội nghiệp cho họ quá! Họ đâu có được học hỏi về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam như ông, cha của họ!
Kẻ đáng trách chính là chúng ta, những người lớn tuổi thuộc thế hệ ông, cha của các thanh thiếu niên ấy. Chúng ta đã không làm hay không làm đủ bổn phận truyền đạt cho con cháu chúng ta những kiến thức về văn hóa dân tộc mà chúng ta đã hấp thụ.
Thiên phiếm luận đăng trên Internet về bài thơ “Gió đưa cành trúc la đa” đã giúp chúng ta ý thức sâu sắc hiểm họa vong bản đang đe dọa con cháu chúng ta. Chúng ta không nên trì hoãn nữa: cần phải làm một cố gắng quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng này./

VŨ QUỐC THÚC

LÊ MỘNG NGUYÊN * VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Điểm Sách & CD ĐVD (Nhớ lại Chiều Văn Học Nghệ Thuật ngày 13/06/2004 tại FIAP-Phòng Bruxelles do CLB Văn Hóa Paris tổ chức) :
Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên giới thiệu
CD Việt Nam Mến Yêu của Minh Cầm-Phạm Đình Liên

Quê hương yêu dấu của ta ơi
Hàng tre xanh ngắt uốn quanh đồi
Đồng quê man mác mùa hoa nở
Lúa chín thơm nồng trong gió mai
Ôi ngày thơ ấu ta vương vấn
Kỷ niệm còn ghi mấy dặm trường
Biệt ly theo mộng đường lưu luyến
Xa cách gia đình vạn nhớ thương (Thơ Lê Mộng Nguyên)

Sở dĩ 8 câu thơ trên (đăng trong CHTY VIII- 2002) vì sau lúc nghe CD ‘’Việt Nam Mến Yêu’’ của Minh Cầm-Phạm Đình Liên, tôi không cầm được nỗi nhớ nhung nơi chôn nhau cắt rốn của tôi là kinh thành Huế ngàn năm vạn vâ.t. Tôi tin chắc rằng đồng bào chúng ta, một khi thưởng thức tiếng hát Minh Cầm với đàn đệm Tây Ban Cầm của phu quân Phạm Đình Liên, sẽ có những cảm xúc tương tự.
--------------------------------------------------------------.
Làm thế nào để phê bình một giọng ca ? Một nữ ca sĩ đúng với danh xưng ấy phải dựa trên tiêu chuẩn nào ? Theo tôi, người ca sĩ muốn hát đúng phải có một trình độ nhạc lý tối thiểu nghĩa là biết đọc các nốt nhạc cùng những dấu thăng, giảm và bình trong một partition để đi thấu vào âm thanh là phần chính của một bản nha.c. Đổ Tú Tài toàn phần ban Vạn Vật năm 1957 và tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 1959, Minh Cầm (sinh năm 1938 tại Huế, trưởng nữ của ông bà Nguyễn Đình Hàm), đã từng hành chức giáo sư Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh tại Huế suốt 5 năm. Cùng một lúc, nàng chăm chú học piano ở nước nhà và tiếp tục học đàn dương cầm khi đặt chân trên đất Pháp với một giáo sư người Pháp. Nàng cũng là cựu sinh viên ‘’Conservatoire Régional de Musique de Grenoble’’ về phần solfège. Như thế, Minh Cầm có đủ tính chất để trình bày với lương tâm nhà nghề một nhạc phẩm về phần âm thanh.

Trong bài tường thuật Chiều Hồn Đại Việt (ngày 09 tháng 11 năm 2003) do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris của thi sĩ Đỗ Bình tổ chức, tại Montreuil-Pháp (đăng trên nguyệt san Nghệ Thuâ.t-Montréal, số 118 Tháng 01-2004, tr. 39-43), cảm tưởng của tôi về phần Ca Nh?c đại khái qua mấy dòng : Sau khi c?m xúc giọng ca trầm ấm, liêu trai của Tuyết Dung trong Chiều Vàng Năm Xưa và giọng Ténor cao mạnh của Phạm Đăng Thiện đã trình bày một cách huy hoàng và tế nhị nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối và Thu Trên Sông Seine của Lê Mộng Nguyên (phổ nhạc thơ Vương Thu Thủy)... và nhắc nhở đến các nữ ca sĩ có mặt hôm ấy như Đỗ Quyên (trong Tình Hoài Hương), Thúy Hằng (êm dịu và uyển chuyển trong Tiếng Sáo Chiều Quê của Thu Hồ), Ngọc Xuân (trongThôn Trang của Mạnh Bích), Kim Thu (Lối Về Xóm Nhỏ của Trịnh Hưng), Hải Yến (Đường Về Quê Hương) vân vân, tôi tiếp tục... ‘’ Nhưng cặp nghệ sĩ đã làm tôi ngạc nhiên nhất, vui sướng nhất là đôi uyên ương Phạm Đình Liên và Minh Cầm. Hôm nay có lẽ là lần đầu tiên tôi được nghe một giọng ca của Minh Cầm đúng với tình cảm, đúng với trạng thái trong ‘’Tình Nghệ Sĩ’’của Đoàn Chuẩn - Từ Linh (một ca khúc tiền chiến), với đàn đệm guitare espagnole rất thích hợp của phu quân Phạm Đình Liên... Bài này được vào CD VNMY (số 7) với những lời kết cục rất lãng mạn :
Theo gió tha hương bay về miền xưa
Nâng phím tơ lên mấy cung lả lơi
Đây phím đưa duyên đây hoa đợi bướm
Lá thu lìa cành nhớ hoa ngàn xưa

Trong CD, nghe Minh Cầm hát một bài nhạc tiền chiến thứ hai cũng do tác giả Đoàn Chuẩn-Từ Linh sáng tác (Thu Quyến Rũ -bài số 10), tôi nhớ lại nữ danh ca Joan Baez trong kỷ niệm (cách đây hơn 20 năm) lúc cô tự đàn đệm Tây Ban Cầm, trình bày (với giọng ca tuyệt vời) nhiều ca khúc đề cao các vị anh hùng của bất-ba.ođdộng, trong chiều 15 tháng 07-1983 tại Place de la Concorde trước 150 000 khán thính giả : Báo ‘’Le Monde’’ hồi ấy viết : ‘’ Une voix dans la ville, un jaillissement de souvenirs, Joan Baez place de la Concorde vendredi soir. Juste une voix et une guitare, ses armes de pèlerin, et chevillé dans la gorge, un hymne aux anonymes de la souffrance, aux héros de la non-violence ‘’ (Cl. D). Xin dịch : ‘’Một giọng ca trong đô thành ánh sáng, làm cho bao kỷ niệm dồn dập trở lại, Joan Baez có mặt với chúng ta hôm nay chiều thứ sáu tại Công Trường Concorde. Chỉ một giọng ca và một Tây Ban Cầm, lợi khí của người hành hương, và với lời đệm tự đáy lòng, nàng hát để tán dương những kẻ âm thầm trong đau khổ, những vị anh hùng của bất bạo động’’. Riêng phần Minh Cầm, nàng cũng trình bày với đàn đệm Tây Ban Cầm của phu quân, qua tiếng hát trong trẻo ... trong như tiếng hạc bay qua (Nguyễn Du), sáng sủa và rõ ràng như chuông chùa Thiên Mụ đón hừng đông, đặng ca tụng mối tình muôn thuở trong hạnh phúc quê hương yêu dấu :
Anh mong chờ mùa thu
Tà áo xanh nào về với giấc mơ
Màu áo xanh là mầu anh trót yêu
Người mơ không đến bao giờ
-----------------------------------------------
Tôi gặp lại hai vợ chồng Phạm Đình Liên hôm nữ nghệ sĩ lừng danh quốc tế Bích Thuận ra mắt hồi ký ‘’Từ Làng Vân Hồ đến UNESCO’’ trong Chiều Văn Hóa tại Giáo Xứ Việt Nam Paris ngày 18 tháng 04-2004, và tôi đã viết, cũng đăng trên nguyệt san Nghệ Thuâ.t-Montréal (số 122 Tháng 05-2004), cảm tưởng về phần nghệ thuật.... đôi uyên ương Phạm Đình Liên (Tây Ban Cầm) và Minh Cầm (giọng chuông vàng) đã cho mọi người đi vào ‘’Nỗi Niềm’’ của Tuấn Khanh... (tr. 29). Một lần nữa, tôi được nghe giọng hát MC nhưng lần này nàng làm tôi nhớ tới nữ danh ca Hà Thanh (một người bạn của thời niên thiếu) trong ‘’Ai Lên Xứ Hoa Đào’’ của Hoàng Nguyên (mà vừa rồi tôi được nghe lại trên mạng lưới) hoặc ‘’Nhớ Huế’’ của Lê Mộng Nguyên trong băng Tiếng Hát Hà Thanh Khúc Tình Ca Xứ Huế (Giáng Ngọc 2) do Lê Bá Chư thực hiện...
Nỗi Niềm (bài số 1) được Minh Cầm trình bày (cũng như trong 13 bài khác) với tiếng đàn của phu quân Phạm Đình Liên... Được biết anh là trưởng nam của ông bà Phạm Đình Ái... tôi có cảm tình ngay vì ngày xưa thân phụ của anh giữ chức Hiệu Trưởng Trường Trung Học Khải Định, đã không ngần ngại ký giấy cho phép tôi từ lớp 6ème E.O. (extrême orientale) được đổi sang lớp 6ème Occidentale với hai ngoại ngữ Pháp-Anh. Hành trình văn hóa của Phạm Đình Liên thật vững chắc ở trong nước cũng như hải ngoa.i. Sinh năm 1935 tại Huế (Trung Việt) và sau khi đổ bằng Tú Tài toàn phần ban Toán tại trường Trung Học Khải Định năm 1954, anh trúng tuyển kỳ thi Học Bổng Quốc Trưởng toàn quốc vào tháng 07 năm 1954 và được Chính Phủ gửi sang Pháp du học tại Paris bắt đầu niên khóa 1954-1955... Từ dạo ấy, anh đổ bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat 3ème Cycle) về Vật Lý Hạt Nhân năm 1962 và bằng Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Vật Lý (Doctorat d’État ès Sciences Physiques) tại Đại Học Grenoble, năm 1969. Anh Phạm Đình Liên đã từng hành chức giáo sư trong 2 năm tại Đại Học Minnesota (Hoa Kỳ) và trong 35 năm tại Đại Học Grenoble (Pháp). Về mặt khảo cứu khoa học... Phạm Đình Liên đã cho đăng 60 kết quả nghiên cứu trên những tạp chí khoa học Vật lý Hạt nhân lừng danh khắp hoàn cầu (Physical Review, Physics Letters, Nuclear Physics, IL Nuovo Cimento... ). Nhờ đó, Anh được Hội ‘’Association Américaine pour le Progrès de la Science’’ (American Association for the Advancement of Science, viết tắt là : A.A.A.S.) rất tiếng tăm ở Mỹ mời làm Hội viên. GS Phạm Đình Liên về hưu trí từ năm 2000 và ngụ tại Maisons-Alfort (Pháp) với phu nhân Minh Cầm mà anh đã kết hôn từ năm 1964 tại Grenoble, nay có 4 con và từ hơn 5 năm nay đã có cháu gọi ông bà. Về phần tập luyện âm nhạc, từ thời theo học tại Sorbonne với tư cách sinh viên, anh Phạm Đình Liên cũng đã theo học biểu diễn Tây Ban Cầm (độc tấu cổ điển và đệm đàn hòa âm) trong nhiều năm với giáo sư nổi tiếng Romain Worschech. Kế đó, anh ghi tên theo học một khóa đàn điêu luyện dưới sự điều khiển của bà GS Ida Presti là một Tây ban Cầm lừng danh trên thế giới, sau Andrès Ségovia. Lẽ dĩ nhiên là anh đã tham dự những buổi văn nghệ sinh viên tại Paris và Grenoble với cây đàn guitare espagnole hoặc độc tấu hoặc đàn đệm cho nam nữ ca hát. Nhưng anh Phạm Đình Liên cũng là một nhà soạn nhạc, đã sáng tác một bài ca Hẹn Một Ngày Về trong năm 1957 (thời hậu chiến) tại Paris để âu yếm tặng Minh Cầm người vợ tương lai... Theo tác giả, bài này mang số 9 trong CD ra mắt hôm nay (ngày 13 tháng 06 năm 2004) tại FIAP (Salle Bruxelles) để kỷ niệm 40 năm thành hôn của đôi uyên ương (1964-2004) : Tôi đã đọc đi đọc lại partition và nghe đi nghe lại Minh Cầm ca, thật quá nhẹ nhàng, nhung nhớ như một thoáng hương xưa (xin trích 8 câu cuối) : ...
Đời người viễn du thầm mong
Chờ một kiếp mai trở về
Về đây cùng kề với giai nhân
Là người yêu vẹn đời
Về đây lúc con tim còn say
Nhịp theo mơ khúc ân tình
Tiếng tơ lòng phím đàn lướt theo
Đầy những chuỗi ngày nhạc vời...
Viết theo cung ré majeur (khóa Sol với do dièse va fa dièse) có chủ âm (tonique) ré, áp âm (dominante) la và cảm âm (sensible) do dièse, theo đúng mỗi 4 trường canh đặng nhạc và lời được đi từ đầu đến cuối câu, để diễn tả tâm tình (trong bốn câu đầu) :
Đời người viễn du thầm mong
Chờ một kiếp mai trở về
Về đây cùng kề với giai nhân
Là người yêu vẹn đời...
HMNV gồm tất cả 40 trường canh, theo lối hành nhạc blues 4/4 hoặc C, khá đúng nhạc lý dẫn giải và luật nhịp nhàng thông thường... Tuy nhiên, bắt đầu trường canh 18 cho đến TC 24, tác giả dùng đến ba lần nhịp ngoại (lời cuối của một câu không nằm dưới nốt đầu của trường canh 19, 22 và 24 trong đoạn khúc nói trên)... Dầu sao, tôi cũng nồng nhiệt khuyến khích Phạm Đình Liên tiếp tục sáng tác những bài nhạc tương tự như HMNV (và nên tránh các thứ nhịp nghịch, để bài nhạc được dễ đàn dễ hát hơn)... Tôi tin chắc, với giọng ca Minh Cầm & tiếng đàn Phạm Đình Liên, anh chị sẽ đem lại hạnh phúc cho đời và tình thương cho người. May mắn hơn tôi, anh viết nhạc để tặng người vợ tương lai trong Hẹn Một Ngày Về (năm 1957) và nay hai người chung sống hạnh phúc , riêng tác giả Trăng Mờ Bên Suối viết năm 1949 để tặng người yêu dấu, nhưng bây giờ hai đứa vẫn xa nhau, đó là tất cả những cái thê lương và định mệnh oái oăm của cuộc đời...
Bài Nhạt Nắng của Xuân Lôi và Y Vân (số 11 trong CD) : Xuân Lôi là một nhạc sĩ lão thành mà mọi người đều kính mến, đồng thời và được làm quen với những văn nghệ sĩ và học giả nổi tiếng như Phan Khôi, Văn Cao, Đào Duy Anh, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Khoát, Tô Vũ, Canh Thân, Lê Mộng Long, Quốc Vũ... ‘’Nhạt Nắng’’ cũng ca tụng miền quê như ‘’Lối Về Xóm Nhỏ’’ của Trịnh Hưng, nhưng Xuân Lôi ... thương miền quê, nhớ hoàng hôn trên đất xưa. Nghe tiếng tiêu mơ màng chiều hè... một cách êm dịu (very slow) và buồn thương (cung ré mineur ở đây rất thích hợp) , chứ không nhịp múa như qua những bài dân ca Mambo của tác giả ‘’Tôi Yêu’’. Nữ ca sĩ Minh Cầm diễn tả tâm tình của tác giả Xuân Lôi với giọng ca thánh thót và đầy xúc cảm...
Suối Tóc của Văn Phụng (bài số 3) làm tôi nhớ tới Linh Chi (ca sĩ và nhạc sĩ dương cầm cùng vĩ cầm) đã trình bày nhiều lần trên mạng lưới một cách uyển nhã, dễ thương trong lúc Minh Cầm theo đúng dặn dò của tác giả, hát bài này theo kiểu valse lente một cách dằng dặc, dịu dàng mà chỉ người ca sĩ riêng thấu hiểu... (xin trích bốn câu đầu):
Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi
Hãy đi tìm dòng suối tóc trên vai
Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai
Tôi thấy em một đêm thu êm ái...
Thì giờ ngắn ngủi không cho tôi được nói hết tất cả 14 tình khúc mà Minh Cầm-Phạm Đình Liên đã biết lựa chọn để cho vào CD đầu tiên. Một kỷ vật mà quí vị sẽ đón tiếp một cách nồng hậu và riêng tôi, chỉ một ước mong : sau buổi ra mắt này, Việt Nam Mến Yêu sẽ là một thành công mỹ mãn trong giới văn nghệ hải ngoa.i. Để kết thúc, tôi xin nhắc tên mấy bài khác :
Bài số 2, Lệ Đá của Trần Trịnh & Hà Huyền Chi (HHC là một nhà thơ thao thao bất tuyệt : mỗi ngày ông làm ít nhất là 3 bài thơ, đưa lên Internet, theo tiết điệu ấy, tôi đã đọc hàng trăm, hàng ngàn (có lẽ) bài thơ của HHC từ ngày tôi vào mạng lưới); Bài số 4, Mưa Chiều Kỷ Niệm của Duy Yên & Quốc Kỳ; Bài số 5, Xin Trọn Đời Yêu Anh của Lê Khắc Thanh Hoài :
Tôi xin trọn đời còn yêu anh
Tôi xin trọn đời tình không phai
Trăm năm một cuộc tình chứa chan
Tôi xin trọn đời còn say sưa...
Bài số 6, Nắng Thủy Tinh của Trịnh Công Sơn (đã được đạo diễn Trần Anh Hùng - nếu tôi không lầm - cho vào phim A la verticale de l’été qua tiếng ca của hai nữ tài tử chính trong truyện); Bài số 8, Chiều Tím của Đan Thọ & Đinh Hùng; Bài số 12, Tóc Mây của Phạm Thế Mỹ; Bài thứ 13, Gọi Người Yêu Dấu của Vũ Đức Nghiêm; Bài thứ 14, Tiếng Hát Lênh Đênh của Từ Phác & Lương Ngọc Châu...
Nói tóm lại, tình yêu đã làm đôi uyên ương Minh Cầm-Phạm Đình Liên thực hiện một CD khá hoàn hảo gọi là Việt Nam Mến Yêu , tâm đầu ý hiệp, như hai câu thơ của Nhật Vũ & Nhật Linh : Hai đứa mình tuy hai mà một, Hai đứa mình tuy một mà hai... Qua giọng ca Mezzo soprano (nằm giữa Soprano và Contralto) của Minh Cầm và Tây Ban Cầm lão luyện của Phạm Đình Liên, buổi ra mắt CD hôm nay sẽ đánh dấu một cuộc đời mới của hai người trong hành trình văn nghệ và tình yêu vĩnh viễn.

Sunday, August 16, 2009

TS.NGUYỄN THANH GIANG * CHÍNH TRỊ

THAM NHŨNG Ở VN ĐƯỢC DUNG DƯỠNG, BAO CHE BỞI CHÍNH ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CSVN & VẤN ĐỀ VIỆT NAM THAM GIA CÔNG ƯỚC CHỐNG THAM NHŨNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

TS NGUYỄN THANH GIANG


Tham nhũng là bệnh thâm căn của nhân loa.i. Tham nhũng xuất hiện từ khi có sự phân chia quyền lực trong xã hội và hình thành nhà nước.

Không thể không nhìn nhận rằng tham nhũng đã và đang tồn tại trong mọi xã hội,.mo.i hệ thống chính trị, ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tham nhũng đến mức người ta ngờ rằng ở đâu không có tham nhũng mới là bất bình thường.
Ngày 8 tháng 7 năm 2009, trong phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, ông Vũ Tiến Chiến, chánh văn phòng của ban này nói “ Trong tình hình hiện nay, cần phải xem xét đánh giá một cách thận trọng trước các báo cáo của địa phương chưa phát hiện đựoc vụ việc tham nhũng để xử lý ”

Trong một bài trả lời phỏng vấn với báo New York Times của Hoa Kỳ, tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương cũng từng nói ” Tôi cho rằng chỉ có năm phần trăm của tảng băng được đưa ra ánh sáng ”. Nghĩa là, 95% các vụ tham nhũng chưa được phanh phui.
Hồi kháng chiến chống Pháp đã có vụ Trần Dụ Châu, hồi 1975 có vụ phi tang 16 tấn vàng từ ông Nguyễn Văn Thiệu để la.i. Dẫu sao, so với bây giờ, tham nhũng thuở ấy còn thưa thớt. .

Nguòi phát ngôn Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, 6 tháng đầu năm 2009 chỉ riêng thanh tra 8 cơ quan gồm: Tổng cục Thuế, Dự án khu đất tam giác Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thái Hoc, tp HCM, Cổ phần hóa doanh nghiệp tại Thanh Hóa ... đã phát hiện sai phạm lên đến 11 tỷ 130 triệu đồng và 149.889 USD.
Hôm 1 tháng 7 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết cũng trong 6 tháng đầu năm nay, các cơ quan chức năng của thành phố đã phát hiện tổng tài sản tham nhũng trị giá 487 tỷ 160 triệu đồng.

Tham nhũng là bất liêm, không phải chỉ Khổng Tử nói: “Người mà không liêm, không bằng súc vật ” mà ông Hồ cũng từng viết: “Tham ô là trộm cướp... “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ. Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng mà nó nằm trong tổ chức của ta để làm hỏng công việc của tạ” “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ ‘giặc ở trong lòng’.

Nặng lời hơn, ông còn nói ngon!: “ Tham ô là một hành động xấu xa nhất của con người, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội ”.

Trên mặt hình thức gọi là chống tham nhũng, ngày 7/11/2006 Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị số 06/2006/CT-Bộ chính trị tổ chức vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM!”

Nhưng, việc này có tác dụng hiệu quả hay ngược lại ? Vì sao tham nhũng vẫn không giảm ? Đảng đã thực sự quyết tâm chống tham nhũng chưa ?
Luật Phòng Chống Tham nhũng buộc cán bộ từ phó trưởng phòng của ủy ban nhân dân huyện, thậm chí một số cán bộ, công chức tại xã, phường cũng phải kê khai tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên.
Nhưng, cho đến nay chỉ mới có 28 bộ ngành, cơ quan TƯ và 17 tỉnh, thành phố báo cáo hoàn thành việc kê khai tài sản thu nhập của năm 2008. ( Liệu báo cáo có đầy đủ không ? kê khai có đúng không ? ).


Ông Vũ Tiến Chién – Chánh văn phòng TƯ ban chỉ đạo chống tham nhũng thì khích lệ theo cái kiểu nhắc nhở các cơ quan thông tấn báo chí như sau: “ Trong 6 tháng đầu 2009, việc phản ánh và đưa tin phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng của báo chí đã có phần thận trọng hơn”.
Điều thật mỉa mai là, người ta lợi dụng luôn cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” để … tham nhũng ! Người ta chen chúc nhau, móc ngoặc với nhau nặn ra hết đề tài vô nghĩa này đến chương trình vô lý khác để đào khoét ngân khoản quốc gia hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ đồng mà chia chác. Không cần người có hàm, có chức, bất cứ ai, không gì dễ bằng việc đề xuất một đề tài, một show diễn liên quan đến chủ đề đề cao tư tưởng HCM. Thế rồi, tuyển tập xào xáo này - vài tỷ. Công trình nghiên cứu kia chẳng có tư liệu, diễn giải, phân tích gì mới - vài chục, vài trăm triê.u. Bài báo dăm bẩy trang vô hồn không chứa đựng chút tư duy nào - dăm bẩy triệu ….


Tháng 12 năm 2003, tại Merida, Mexico, đại diện chính quyền Việt Nam đã ký kết thỏa thuận tham gia Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc ( gọi tắt là UNCAC –United Nations Convention Against Corruption ).
Công ước này sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế trong việc chống lại tham nhũng, thu hồi lại những khoản tiền bị tham nhũng, thúc đẩy ngân hàng và các tổ chức tài chính có những hành động chống rửa tiền, cho phép các quốc gia thanh tra các công ty nước ngoài và cá nhân mà có dính dáng tới tham nhũng tại nước của mình, cấm việc đưa hối lộ của các quan chức nước ngoài.
Tháng 8 năm 2006, chính phủ Đan Mạch đã tài trợ để Việt Nam tổ chức một hội thảo nhằm thúc đẩy việc phê chuẩn UNCAC. Tại hội thảo này, bà Charlotte Laursen, Phó Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam đã khuyễn khích :
“ Việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc sẽ tạo ra một thông điệp đối với cộng đồng quốc tế, thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam trong việc chống lại nạn tham nhũng trên mọi lĩnh vực ”.


Bà khuyên giải tận tình: “ Chính phủ Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để chống lại nạn tham nhũng. Tham nhũng ảnh hưởng đến người nghèo, đến sự phát triển kinh tế và cũng ảnh hưởng tới tất cả tiến bộ về kinh tế-xã hội của Việt Nam. Chống tham nhũng sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam, làm cho khu vực kinh tế công trở nên hiệu quả hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam ”.
Tháng 2 năm 2008, sau khi Liên Hiệp Quốc tổ chức một hội nghị chống tham nhũng ở Indonesia, ông Mai Quốc Bình, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tuyên bố sẽ trình Chính phủ xem xét UNCAC trong qúy 1 năm 2008.


Vậy mà, mãi cho đến ngày 3 tháng 7 năm 2009, Việt Nam mới ký phê chuẩn Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc, đứng thứ 141 trong danh sách các thành viên chính thức đã phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn ra thông báo bảo lưu không bị ràng buộc bởi khoản 2 Điều 66 của Công ước. Khoản này quy định nếu có tranh chấp về cách giải thích, áp dụng Công ước mà không thương lượng hoặc giải quyết bằng con đường trọng tài được thì thành viên Công ước có quyền đưa vụ việc ra tòa án tư pháp quốc tế để giải quyết.
Việt Nam cũng tuyên bố không bị ràng buộc bởi một số quy định mang tính tùy nghi, không bắt buộc áp dụng của Công ước. Chẳng hạn như hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp, hành vi tham nhũng trong khu vực tư …. Ngoài ra, không coi Công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ tội phạm về tham nhũng …
Tham gia Công ước quốc tế rồâi, liệu công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam có sẽ đạt được thành quả nhân dân mong đợi không ?
Khó lắm !


Tham nhũng, theo cách hiểu thông thường, là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người khác.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng hay tham ô là hành vi " của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân ".
Đối với Việt Nam, không chỉ có vâ.y. Tham nhũng ở Việt Nam còn được dung dưỡng, được bao che bới chính đường lối, chủ trương của ĐCSVN.
Khi cơn suy thoái đã đẩy chế độ đến kỳ hấp hối, ĐCSVN buộc phải từ bỏ nền kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu bao cấp để xây dựng nền kinh tế thị trường. Song le, vẫn nhất quyết ngoan cố đeo đẳng cái đuôi “ Định hướng XHCN ”. Cho nên, cứ nhất quyết kinh tế quốc doanh phải là chủ đa.o. Nhất quyết đất đai phải là công hữu ….


Về kinh tế quốc doanh, cách đây 13 năm, người viết bài này đã từng phát biểu: “ Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là các bầu sữa tong teo của nhân dân bị vắt ra đau đớn để nuôi béo một bọn người vừa bất tài, vừa vô trách nhiệm, vừa phi nhân bản ” ( Bài “ Thế nào là định hướng đúng ” in trong tập sách “ Khát vọng ngàn đời ” ). Năm 2000, trong bài “ Về vấn đề vai trò của doanh nghiệp nhà nước ” ( in trong tập sách “ Suy tư và Ước vọng ” ), tác giả lại nhắc: “ DNNN là cái bồ sứt cạp thủng đáy; phía trên là mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân đang được mạnh tay đổ vào; phía dưới, ngoác ra hàng loạt cái mồm khốn nạn chen nhau nhồm nhoàm nhai nuốt ” .
Về đất đai, dưới danh nghĩa công hữu, đất đai ở Việt Nam hầu như là vô chủ, tạo điều kiện cho những kẻ có quyền, có thế mặc sức cướp đoạt, ban phát, chia chác …..


Cuộc điều tra do Ban nội chính Trung ương và Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển tiến hành từ tháng 3 năm 2005 ở 7 tỉnh đã nêu danh 10 cơ quan tham nhũng nặng nề nhất, đứng đầu tất cả là địa chính nhà đất.với các vụ việc như: cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng mang hàng chục mảnh đất có giá trị tiền tỷ đi chia chác và làm quà xã giao; vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi cùng dự án Rusalka và những sự “ ưu ái ” khó hiểu từ phía tỉnh Khánh Hòa;

Đất rừng tại huyện ngoại thành Sóc Sơn (Hà Nội) bị băm nát. Rừng không để trồng cây mà được chia lô cho các quan và bọn tư bản đỏ xây nhà hàng, biệt thự, nhà nghỉ, làm trang trại;

Dự án sân golf Tam Đảo được tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép với diện tích 137 ha, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Tam Đảo đã dành tới quá nửa diện tích ( 90 ha ) làm biệt thự. Trong 90 ha chủ đầu tư chia thành 290 lô đất, mỗi lô đất có giá khoảng 1 tỷ đồng. Tính ra, 290 lô đất công ty đã thu về khoảng 300 tỷ đồng, trong khi dự toán đầu tư cho toàn bộ dự án sân golf chỉ khoảng 400 tỷ đồng

Sáu dự án đầu tư của doanh nghiệp trong nước vào các dự án sân golf ở Lâm Đồng có tổng diện tích trên 5.000 ha. Trong số này,người ta chỉ giành cho sân golf 991 ha. Hơn 4 phần 5 diện tích còn lại lọt vào túi cá nhân.

Báo Lao Động ra ngày 15 tháng 7 năm 2009 có bài đăng trên trang nhất mang tiêu đề lớn: “ 61% diện tích ( đất ) bị sử dụng sai mục đích ”.

Báo Lao Đông ra ngày 16 tháng 7 năm 2009 lại có phóng sự điều tra về “ Gần 3,7 triệu mét vuông đất bị đem cho thuê giá “ bèo ” ”.

Vân vân và vân vân …

Các tác giả trong cuốn sách “ Công cụ hỗ trợ cho tính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương ” ( Tools to support transparency in local governance ) đã đưa ra biểu thức sau:
Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Trách nhiệm giải trình (Accountability).
Đối chiếu Việt Nam, ta thấy: độc quyền “ rất to” cộng với bưng bít thông tin cũng “ rất to ” trừ đi trách nhiệm giải trình “ rất nhỏ ” thì tất nhiên hiệu số tham nhũng “ rất to ”, rất nặng nề là phải.


Cho nên, muốn chống tham nhũng có hiệu quả ở Việt Nam cần thực hiện 4 việc sau đây:
1 - Đường lối, chủ trương của Đảng cần được sửa đổi hợp lý: đất đai phải đa sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân một cách chính thức; các thành phần kinh tế phải được đối xử bình đẳng, không ưu tiên, ưu đãi thành phần kinh tế quốc doanh một cách bất hợp lý
2 - Hạn chế độc quyền của ĐCSVN. Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc phải có độc lập tính, phải thực thi đầy đủ quyền và trách nhiệm giám sát thực sự đối với ĐCSVN. Tiến bước thận trọng nhưng nhanh chóng đến chế độ đa nguyên, đa đảng.
3 - Bảo đảm cho được tính minh bạch, tính công khai của xã hội, thông tin phải được cởi mở, báo chí phải được tự do thật sự.
4 - Các cơ quan của Đảng, của Nhà nước, của Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình đầy đủ trước Quốc hội, trước nhân dân, đảm bảo cho được khẩu hiệu “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ” công việc của Đảng, của Nhà nước. .
Hà Nội 25 tháng 7 năm 2009
Nguyễn Thanh Giang
Số 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nô.i.
Điện thoại: ( 04 ) 35 534 370



====