Wednesday, March 31, 2010

SƠN TRUNG * TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC

*
TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC
VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC


*
Trong quyển CỘNG SẢN LUẬN, chúng tôi đã nhận định hai điểm quan trọng về chủ nghĩa cộng sản:
-Quốc gia:
Trong quốc gia, cộng sản thực thi chế độ độc tài đảng trị, lừa dối nhân dân và tàn ác, xảo quyệt. Cộng sản không thương nhân dân, không yêu vô sản, cộng sản cướp đoạt quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
-Quốc tế:
Cộng sản không phải chủ nghĩa quốc gia mà là chủ nghĩa quốc tế cộng sản. Sự thực chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Nga đã cướp đất các tiểu quốc xung quanh mà lập Liên bang Sô Viết và xâm chiếm các nước Đông Âu.



Trung Quốc cũng thế. Trung Quốc đã chiếm Tây Tạng, và đô hộ Mông Mãn, Việt Nam. Không phải sau 1949, cũng không phải sau 1980, Trung Quốc mới cai trị Việt Nam mà họ đã được bọn Cộng sản Việt Nam cam phận nô lệ từ năm 1925 khi Nguyễn Ái Quốc dưới cái tên Lý Thụy đã theo Borodin sang Trung Quốc mà giao thiệp với đảng cộng sản Trung Quốc và tôn Trung Cộng làm thầy. Vì vậy, chúng ta không lạ khi thấy Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu ca tụng Stalin, Mao Trạch Đông là lãnh tụ vĩ đại của họ, và Trung Quốc là đồng chí anh em. Cái họa của đất nước và nhân dân Việt Nam là từ đấy.



Chính nhờ Trung Quốc giúp cán bộ, binh sĩ, vũ khí, lương thực mà cộng sản Việt Nam thắng Điện Biên Phủ, và được chia nửa nước. Chính nhờ Trung Cộng và Liên Xô mà cộng sản Việt nam chiếm được miền Nam. Muốn có những thắng lợi đó, cộng sản đã ký kết nhiều mật ước, trong đó là công hàm của Phạm Văn Đồng đã hiến Trường Sa cho Trung Quốc, và sau đó, bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh đã liên tiếp nhượng bộ Trung Quốc hết phần biển đến phần đất.




I.CHIẾN THUẬT VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Trong Điện Biên Phủ, và Cải Cách Ruộng Đất, Trung Cộng đã áp đặt mọi chính sách, còn Việt nam chỉ thụ động chấp hành. Ngay cả CCRD, cán bộ Trung Quốc đã đi sâu vào các làng xóm miền Bắc và chuẩn bị vào khu V để thực thi chính sách cướp của giết người. Điều này cho thấy Trung Quốc coi Việt nam là một quận lỵ của Trung Quốc, còn bọn Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp chỉ là những tay sai ngoan ngoản. Và như đã nói, Đệ tam quốc Tế cộng sản (Komintern ), chính là đầu não của chủ nghĩa đế quốc cộng sản. Người của Komintern đã nằm trong các đảng cộng sản các nước để trực tiếp sai khiến và theo dõi họ. Bọn đầu nậu của các đảng cộng sản chư hầu, tổng bí thư, thủ tướng chỉ là những tên bù nhìn của Nga Tàu. Họ chửi Bảo Đại, Ngô Đình Diệm nhưng bọn họ cũng là tay sai ngoại bang , vâng lệnh Nga, Tàu. Nhưng tư bản và cộng sản khác nhau. Tư bản không tàn sát, không bóc lột dân chúng như cộng sản. Các chư hầu Mỹ như Đài Loan, Đại Hàn phát triển mạnh, có báo chí tư nhân và có nhiều quyền tự do hơn cộng sản.



Khởi đầu, người của Komintern đã lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, và từ đó hệ thống Komintern thống trị thế giới, nghĩa là cộng sản các quốc gia chỉ là chư hầu của Liên Xô và Trung Quốc. Trong khoảng cuối thập niên 75, Trung Cộng ép buộc Việt Cộng phải theo các chính sách của Trung Cộng. Lê Duẩn ngả theo Liên Xô, chống lại Trung Quốc và đem binh xâm chiếm Kampuchia. Vì vậy chiến tranh biên giới hai nước đã xảy ra âm thầm, cho đến năm 1979 mới công khai. Mục tiêu của Trung Quốc có lẽ là "dạy cho Việt Nam một bài học" chứ Đặng Tiểu Bình chưa tỏ ý thôn tính Việt Nam, cho nên sau cuộc đánh phá mấy tinh biên giới, Trung Cộng rút quân. Việt Nam la ầm lên là đại thắng, đã đánh bại bốn kẻ thù lớn nhất thế giới là Nhật, Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Song sau khi Liên Xô, tan rã, Việt Cộng lại quay sang xin làm tôi tớ cho Trung Cộng cho nên họ bị Trung Cộng căm thù, khinh bỉ và đối xử tàn nhẫn.


Từ đó, Việt Cộng răm rắp tuân lệnh Trung Cộng trong việc phản quốc hại dân, bán đất, bán nước cho Trung Cộng vì họ ngây thơ và ngu xuẫn tin rằng Trung Cộng sẽ bảo vệ cho họ an toàn cai trị Việt Nam, nhân dân không nổi loạn và ngoại quốc không can thiệp. Họ không ngờ họ tự đút đầu vào miệng cọp. Nhưng dẫu sao, họ cũng như Hồ Chí Minh đã rơi vào kế hoạch thâm hiểm của Trung Quốc để từng bước một dâng hiến Việt Nam cho quan thầy!

Từ 1979 cho đến 1988 đã xảy ra nhiều cuộc chiến ngoài biển và biên giới với Trung Quốc nhưng Việt cộng che giấu.Kết cuộc quân Việt cộng đã đại bại. Từ đó, Việt cộng càng sợ hãi Trung Quốc. Cuộc chiếm đoạt này cũng là do Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Ung Văn Khiêm, và sau này là Lê Đức Anh. .. đã ký mật ước bán nước.(1)


Trước khi mất, Trần Hưng Đạo đã trối trăng:

Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái nó cậy trường trận, ta dùng đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới có thể dùng được. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)


Nay thế trận đã rõ.Ngày xưa, ông Hồ kính cẩn lạy tạ cho nên Trung Cộng còn có chút che dấu nanh vuốt. Cũng có thể ông Hồ là một người Tàu đã được cải trang sau 1932. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng bộc lộ tâm lý và hành động thực dân đế quốc.Theo lời kể của ông Ngô Vĩnh Bình, Trần Huy Liệu với tư cách Phó chủ tịch Hội Hoa Việt Hữu Nghị sang chầu Trung Quốc , đã được ngoại trưởng Trần Nghị đã hỏi một câu thiếu ngoại giao và thiếu văn hóa:
“Các đồng chí có sợ chúng tôi không?
Trần Huy Liệu đã đáp: “Các đồng chí cứ nhìn lại lịch sử thì rõ!
http://www.vannghequandoi.com.vn/-nhanvt-vn-skin/1--nhanvt-vn-skin/4453-trn-huy-liu-la-chng-nhan-la-cau-hi-ca-th-k-hai-mi.html

Trần Huy Liệu cũng như Đặng Thái Mai tính tình cứng cỏi cho nên cả hai ông không được làm quan to được trong chế độ cộng sản.

Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam, khi đến thăm Hà Giang – một trong những tỉnh từng bị quân đội Trung Quốc san bằng trong cuộc chiến Việt – Trung cách nay ba thập niên đã thốt những lời vô cùng lễ độ của một tên đầy tớ rất trung thành:

Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa là số một! Phải làm sao giữ mãi, trân trọng. Dù nó có gặp khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại thì hãy đoàn kết, thân ái với nhau. Trao đổi để tìm ra cái giải pháp khắc phục! Hai bên biên giới phải là hai bên biên giới hữu nghị. Nhân dân hai bên phải thực sự đoàn kết!

Trong khi đó, ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc đã đau xót, ngậm ngùi trả lời đài Á Châu Tự Do như sau

Tôi làm việc với Trung Quốc suốt từ năm 1962, đến năm nay về hưu rồi nhưng mà vẫn cứ tiếp xúc, vẫn phải làm với Trung Quốc - anh láng giềng to, khoẻ, lại tham, xấu tính. Mệt lắm! Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy.

Ngay trong những lúc họ giúp đỡ mình to lớn nhất, họ vẫn có ý đồ. Lúc đầu mình không để ý. Cho nên trong một buổi phát biểu gần đây tôi có nói thế này: "Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó".

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Armed-forces-of-China-massacred-9-Vietnam-fishermens-in-Jan-2005-TrVan-01182010154742.html?searchterm=None

Nhưng than ôi, Trung Quốc bấy giờ không lừa đảo nữa mà cướp bóc, xâm lược trắng trợn kể từ khi Lê Duẩn cậy thế Nga chống lại Trung Quốc.

Họ đã có những chiến thuật, chiến luợc như sau:
1. Giai đoạn đầu: 1945-1975:
giả nhân nghĩa, lường gạt ,cho vay, cho mượn để tính giá cắt cổ. Công sản Việt Nam cần chiến thắng nên đã sẵn sàng nhắm mắt cầm bút ký các hiệp ước bất bình đẳng. với Trung Quốc.

2. Từ 1975 đến nay:Trung cộng áp dụng chính sách cứng và mềm:
+dùng quân sự đánh chiếm biển động và biên giới.
+dùng biện pháp mềm, bắt bọn đầu gấu ký kết văn tự bán nước dưới danh nghĩa kinh doanh, khai thác, mà cho Trung Cộng thuê đất, phá rừng, ký các hợp đồng kinh tế.

Nói tóm lại, Trung Quốc dùng cả hai chiến thuật quân sự vũ bão và kế tàm thực trong khi bọn cộng sản tham nhũng bất tài, hết ký kết hiệp định này đến hiệp ước, bán đứt cả giang sơn tổ quốc Việt Nam.

Ngày 6 tháng 1,trước 12 ngày kỷ niệm 60 năm hợp tác Việt Trung (18/1/1950 - 18/1/2010), đặc sứ Tôn Quốc Tường đã họp báo tại Hà Nội để nói rõ cho nhân dân Việt Nam và đảng Cộng sản nghe những khuyến cáo của ông. Các đài ngoại quốc và báo chí trong nước đã đưa tin về việc này.
Về phía Cộng sản Việt Nam, Tôn Quốc Tường khuyên nên: tạm gác lại “tranh chấp” biển Đông, chờ điều kiện chín mùi rồi giải quyết, trong khi ưu tiên cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hai nước. Họ Tôn cho rằng hai phía đã giải quyết xong vấn đề phân định biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Việt; còn việc giải quyết vấn đề biên giới trên biển thì nên gác lại khi điều kiện thuận tiện.

Về phía dân tộc Việt Nam, Tôn Quốc Tường cho là:hợp tác sẽ phát triển , nếu đấu tranh sẽ thất bại. Tuy họ Tôn nói ngắn gọn, nhưng qua lời phát biểu này, rõ ràng là Tôn Quốc Tường đã nói lên quan điểm của Bắc Kinh và của cả lãnh đạo Hà Nội rằng họ sẽ trấn áp và tiêu diệt mọi nỗ lực đấu tranh chống lại sự bá quyền của Bắc Kinh trên biển Đông mà họ gọi là biển Nam Hải.
Đặc sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường đã nói bóng bảy cho Việt Nam là Việt Nam phải đầu hàng"hàng thì sống, chống thì chết". và họ hăm dọa khi nào điều kiện chín muồi nghĩa là khi Trung Quốc xuất quân đánh Mỹ chính là ngày tàn của Việt Nam dù là Việt Nam cộng sản.

Đài VOA tường thuật như sau:

Những phát biểu của ông Tôn Quốc Tường đã nhanh chóng gặp phải sự đả kích của dư luận người Việt trong và ngoài nước. Một số thính giả VOA đã gởi e-mail bày tỏ bất bình về điều mà họ gọi là thái độ trịch thượng của Trung Quốc và những hành vi xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Một tờ báo trên mạng có nhiều người đọc ở Việt Nam là TuanVietNam.net, do nhà nước kiểm soát, đã cho đăng một bài viết của một độc giả, tên Khương Duy, nói rằng “Nếu gác lại sự tranh chấp bằng vũ lực, quân sự, gác lại sự va chạm không đáng có giữa hải quân Trung Quốc với ngư dân Việt Nam thì thật đáng hoan nghênh. Song nếu gác lại những biện pháp giải quyết bằng con đường đàm phán song phương và đa phương, bằng những luận giải pháp lý khoa học và lịch sử về chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên biển Đông thì có nên không?”

Ông Khương Duy cũng mạnh mẽ đả kích lời khuyên của ông Tôn Quốc Tường là báo chí Việt Nam nên “vì đại cục” mà tránh đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá. Một trang blog ở Việt Nam, không do nhà nước kiểm soát, là trang anhbasam.com, hôm thứ năm vừa qua cũng cho đăng một bài viết của ông Hồng Lê Thọ, chỉ trích bài học mà Đại sứ Tôn Quốc Tường nói tới trong cuộc họp báo. Bài viết nhan đềThông điệp mở đầu năm hữu nghị Việt-Trung: Những gáo nước lạnh ngổ ngáo!” có đoạn: “Đại sứ Tôn Quốc Tường nói một cách hùng hồn rằng ‘kinh nghiệm quí báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung-Việt là hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại – một lời khuyên của người đồng chí với 16 chữ vàng của Chủ tịch Giang Trạch Dân hồi đó đã gửi gắm hay đây là một thái độ trịch thượng, hàm ý Việt Nam không nên đấu tranh chống lại Trung Quốc trong những vấn đề song phương, trong đó có vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? ‘Thất bại’ ở đây có nghĩa gì? Lại là ‘một bài học’ như Trung Quốc đã xua quân sang ‘trừng phạt’ nước ta vào năm 1979?”
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/focus/a-19-2010-01-11-voa13-82749212.html

Trong Bauxite Việt Nam, nhà văn Hoàng Lại Giang phát biều như sau:

Hoàng Sa, Trường Sa Trung Quốc chiếm. Điều đó thuộc quá khứ, thuộc lịch sử. Khi nào điều kiện chín muồi thì hãy bàn thảo. Bản thảo khi điều kiện chưa chín muồi chỉ có thất bại thôi. Ông không nói đòi mà ông nói đấu tranh. Ông không nói thua mà ông nói thất bại. Như bao nhiêu cuộc đòi đất, đòi nước khác. Kẻ mạnh bao giờ cũng dẫm lên xác của kẻ yếu mà đi tới!!

http://boxitvn.wordpress.com/2010/03/01/doi-loi-goi-hai-ong-dai-su-trung-quoc-tai-viet-nam-ton-quoc-tuong-va-duong-cong-to/

Ông Lý Thái Hùng viết:


Qua những phát biểu của họ Tôn nói trên, lòng tự trọng và lòng yêu nước của người dân Việt Nam sẽ không thể nào im lặng trước sự thách đố của Bắc Kinh. Khi dùng đến nhóm từ “Đấu tranh sẽ thất bại” cho thấy là Bắc Kinh đã thấy rõ sức đề kháng mạnh mẽ và liên tục của người dân Việt Nam trong nhiều năm vừa qua. Đặc biệt là từ khi có những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên, văn nghệ sĩ vào cuối năm 2007 nhằm chống lại Bắc Kinh cho lập huyện Tam Sa trực thuộc đảo Hải Nam để quản trị hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Ngoài ra, những cơ quan truyền thông của Cộng sản Việt Nam loan tải rộng rãi lời thách đố của họ Tôn sau cuộc họp báo, chứng tỏ là Hà Nội cũng đã đồng tình và muốn nhờ lời của họ Tôn để răn đe những ai đặt vấn đề xâm chiếm biển Đông của Bắc Kinh đối với lãnh đạo Hà Nội kể từ nay.

Đây là một sự nhục nhã của dân tộc Việt Nam có giòng máu bất khuất, oai hùng. Đây là dấu hiệu cho thấy là sau khi mất đất biên giới, mất vùng biển Vịnh Bắc Việt, việc mất biển Đông chỉ còn là thời gian nếu chúng ta không hành động kịp thời.
www.facebook.com/topic.php?uid=103201056366&topic=12584 -

Tháng sau, khi về Trung Quốc, Tôn Quốc Tường lại gửi một bức thư cho nhà cầm quyền và nhân dân Việt Nam. Đài RFA đã phỏng vấn Hoàng Lại Giang về câu nói của ông: “Nhẫn hơn nữa là mất nước. Điều ấy với nhân dân Việt Nam là không thể được”...

Trả lời đài RFA, Hoàng Lại Giang phê bình thái độ và lời lẽ của ông đại sứ như sau:
Là một nhà văn Việt Nam ở tuổi ngoài thất thập mà tôi vẫn thấy đại sứ này đóng vai trò như một sư huynh đang cho kẹo những trẻ em ở Việt Nam. Những viên kẹo rất ngọt.

Ông cũng phê phán hành động của Trung Quốc:
Sự thật thì chúng ta đã mất Hoàng Sa và một phần của Trường Sa. Chính Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm lấy hai quần đảo này và chính Trung Quốc chứ không phải ai khác phải xin lỗi nhân dân Việt Nam và trả lại chủ quyền hai quần đảo này cho nhân dân chúng ta, chứ không phải tiếp tục dùng vũ lực, tàn bạo đối với ngay cả những dân chài Việt Nam gặp nạn bão.Cách hành xử như vậy thì còn ai tin ở những câu khẩu hiệu không có nội dung như “hai nước sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” nữa. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Cannot-see-history-from-the-same-direction-tvan-02272010070316.html

II.TAI HỌA CỦA VIỆC CỘNG SẢN BÁN NƯỚC

1.Kinh tế:

(1).Trong khi nhân dân Việt Nam đói khổ, thất nghiệp, trai gái phải đi làm nộ lệ xứ người , bị lường gạt và đối xử vô nhân đạo, việc xâm lược của Trung Cộng làm cho dân ta khổ hơn. Bọn Trung Cộng đưa nhân công sang Việt Nam, cướp hết công việc của nhân dân Việt Nam.
(2). Hàng hóa của chúng tràn ngập và bán rẻ,khiến hàng hóa Việt nam mất ngay thị trường trong nước.
(3). Các đập thủy điện đầu nguồn tại Trung Quốc đã làm kiệt quệ kinh tế Việt Miên, Lào. Ngư dân, nông dân Việt Miên Lào sẽ càng ngày càng đói khổ.Ngoài ra, ngư dân Việt Nam không được đánh cá trên biển Việt Nam. Ôi những ngư dân Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi một thời cuồng nhiệt theo cộng sản nay chính họ là nạn nhân của những anh em đồng chí với Hồ Chí Minh!

2. Môi trường:

Việc khai thác Bau xit, phá rừng để bọn cộng sản Việt Nam làm giàu trong khi bọn Trung Quốc tàn phá quê hương, gây ra nạn lụt lội và ô nhiễm môi trường.Chưa kể việc Trung Quốc xây thủy điện đã giết chết sông Hồng, sông Đà và Cửu Long giang, đồng thời tiêu diệt đồng bằng Bắc Việt và đồng bằng Nam Kỳ.

3. Về quân sự:

Việc cộng sản Việt Nam cho Trung Quốc khai thác rừng chính là việc bán nước, đem đất nước của cha ông bán rẻ cho quân thù, một quân thù dã man tàn bạo mà ông Hồ và đảng cộng sản đã mang tội cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giầy mả tổ. Thế là từ nay, Trung cộng hiên ngang lập hãng xưởng, căn cứ quân sự trên đất nước ta. Họ từ Mông Cáy, Lạng Sơn, Hải Phòng . . . nhiều đường tấn công Hà Nội. Cũng có thể họ không cần cất quân, hàng ngàn , hàng vạn pháo từ núi rừng gần đó có thể phóng vào Hà Nội, biến thủ đô của Việt Cộng thành đống tro tàn. Họ sẽ mở con đường từ Trung Quốc sang Việt Nam, đến Tây Nguyên, một loại đường xuyên Trường Sơn, một loại đường mòn Hồ Chí Minh mà Việt cộng đã làm để xâm chiếm miền Nam trước đây.

Nối với đường mòn Hồ Chí Minh họ có thể đem quân đến miền Nam Việt Nam, Miên Lào và Thái Lan nếu cần. Các cơ sở khai thác, kinh doanh có thể biến thành pháo đài, và các công nhân sẽ là những chiến binh đã đầy đủ đạn dược lương thực.
Từ đường mòn xuyên Hoa Việt và các căn cứ từ biên giới Hoa Việt này, họ sẽ khống chế Đông Nam Á, mà gần nhất là khống chế các tỉnh miền Trung. Từ Cao Nguyên họ nối liền Hoàng Sa, Trường sa. Thủy và bộ binh đủ ép chết Việt Nam, và cắt Việt Nam ra nhiều khúc. Chính bọn cộng sản Việt nam đã tiếp tay cho Trung Cộng xâm lấn nước ta.

4. Chính trị:

Rõ ràng là một cuộc xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản. Phía Bắc Việt Nam, dân Trung Quốc phá rừng, lập làng xã, xóa biên cưong hai nước, trong năm mươi năm, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang . . . sẽ là huyện lỵ của Trung Quốc và dân cư sẽ là người Hoa chiếm đại đa số.
Tại miền Trung, việc khai thác bauxite và lập các hãng xưởng Trung Quốc tương lai sẽ đưa đến việc mở rộng chế độ thực dân trên đât nước ta theo kiểu tằm ăn dâu.Trong một trăm năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quận lị Trung Quốc.

Nay Trung Cộng đã đặt xong những buớc cơ bản cho chương trình xâm lược theo kiểu tằm ăn dâu. Nếu họ động binh đánh chiếm thế giới, việc đầu tiên là chiếm công khai Việt Nam bằng quân sự để làm tiền đồn bảo vệ chính quốc, và làm bàn đạp xâm lăng các nước khác. Chính đại sứ đặc nhiệm Trung Quốc đã hé lộ hay cố tình hù dọa là sẽ tính sổ luôn một thể, nghĩa là khi họ chiếm Á Châu, Thái Bình Dương, họ sẽ thanh toán Việt Nam cùng một lúc. Cái mộng của Stalin, Mao Trạch Đông là hạ thủ Mỹ để lên cầm quyền cả thế giới! Nay thì Hồ Cẩm Đào sẽ thực hiện cái mộng của Stalin, Mao của đảng Cộng sản, và cái mộng xâm lược của Tần Thủy Hoàng và Hôt Tất Liệt.

Họ có thể dùng quân sự không kiêng sợ gì ai. Họ cũng có thể đưa ra trăm ngàn mưu kế như bọn cộng sản Việt Nam lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để cướp phá nhân dân Miền Nam. Họ có thể làm những việc sau bằng cách dùng một vài tên địa phương lập chính phủ để chống lại cộng sản Việt Nam:
+Chính quyền Fulro ( Pháp hoặc Trung Cộng đã làm).
+Chính phủ Chiêm Thành
+Quân Kampuchia tiến đánh Miền Nam đòi lại Thủy Chân lạp.(Việc này Shanouk đã nói.)

Trung Cộng sẽ đem hàng triệu lính , vũ khí, lương thực giúp các tổ chức này như họ đã làm tại chiến tranh Việt Nam. Lúc bấy giờ Việt Cộng cũng bị tiêu diệt vì Trung Cộng tin dùng người Trung Cộng hơn Việt Nam. Sau khi bọn Kampuchia, Fulro, Chiêm Thành thắng lợi, thì bọn này lại bán nước cho Trung Quốc. Kế hoạch này sẽ được lập lại ở Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Miến Điện v. v..Nói tóm lại, trước sau Việt Nam sẽ bị xóa bản đồ trên thế giới. nếu nhân dân ta không tranh đấu, cứ cúi đầu làm nô lệ cho bọn Việt cộng và Trung Cộng.

III.TÌNH HÌNH MỸ HOA

Sau tháng tư 2010, Hồ Cẩm Đào đi Mỹ về thì tình hình mới rõ rệt. Nhưng nay thì Trung Cộng đã sẵn sàng. Trung Cộng đã ra lệnh tổng động viên. Và bao năm nay, họ đã tich thảo đồn lương, luyện tập binh sĩ và chế tạo vũ khí. Họ làm thế để hù dọa Mỹ hay chuẩn bị đánh thực nếu hòa đàm bất thành? Đây là cơ hội tốt nhất cho Tàu đánh Mỹ vì lúc này là lúc Mỹ yếu nhất:

Trung Cộng cho rằng Mỹ không dám chống Trung Cộng vì:
+Kinh tế và quân sự Trung Cộng mạnh hơn trước nhiều.
+Mỹ đang gặp khó khăn kinh tế, không dám can thiệp việc châu Á và thế giới
+Mỹ không giải quyết được chiến tranh Afganistan và Iraq nên không dám đánh Trung Cộng, Nếu đánh thì Mỹ thua vì tứ diện thụ địch.
+Mỹ mạnh nhưng rất yếu vì phe phản chiến thường dễ dàng khuynh đảo chính quyền nếu chính quyền gặp khó khăn về chính trị kinh tế và quân sự.
+Cuộc bầu cử sẽ làm cho phe chủ chiến thua phiếu, rồi lại phải hứa hẹn rút quân. . .
+Mỹ có vũ khí tối tân nhưng không giải quyết được du kích chiến. Mỹ có thể chiếm được Trung Quốc nhưng không giữ được Trung Quốc.

IV. TÌNH HÌNH VIÊT NAM

Một số những tên tai to mặt lớn trong đảng là tay sai Trung Quốc, chúng cũng cũng như Hô Chi Minh, Trương Chính, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan. . . đã bán mình cho Trung Quốc.Hơn nữa, nay chúng có tài sản lớn, chúng chỉ cần yên thân để an hưởng tuổi già, không muốn chiến đấu nữa mặc cho nước mất, dân khổ, chúng không cần, dù chúng là tướng tá. Càng địa vị cao chúng càng hèn hạ. Ngày xưa chúng đánh Mỹ là có Nga Tàu hà hơi tiếp sức, nay chúng nhờ vào đâu mà chiến đấu? ..
Giả sử trong đảngcộng sản có phe yêu nước muốn chống lại Trung Quốc, họ sẽ gặp nhiều khó khăn dù ngày nay, cộng sản Việt Nam mua vũ khi Nga.

Việc mua vũ khí này chưa đạt tiêu chuẩn cần và đủ vì những lý do sau:

+Mấy chiếc máy bay, mấy tàu thủy mua của Nga thì cũng chỉ làm giàu cho Nga, không thể chiến đấu với lực lượng đông đảo của Trung Quốc. Trung Quốc xưa kia dùng biển người nay họ sẽ dùng rừng pháo, hỏa tiễn các loại để chống lại Việt Cộng với tỷ số mười hoặc ba mươi chọi một.
+Trong hàng ngũ cộng sản có nhiều tai mắt của Trung Quốc, mọi bí mật quân sự sẽ bị tiết lộ.
+Nhân dân Việt Nam căm thù cộng sản vì cộng sản đàn áp, cướp bóc nhân dân. Muốn nhân dân đoàn kết phải có một chính phủ phi cộng sản vì nước vì dân. Một chính phủ dân chủ và đoàn kết toàn dân thì mới được nhân dân trong và ngoài nước, và các nước tự do ủng hộ trong chính nghĩa bảo vệ độc lập và xây dựng dân chủ, tự do.
+Nga là một nước xa, họ đã không giữ lời cam kết cho nên bọn Lê Duẩn bị hớ mà phải đâu hàng Trung Quốc. Nga đang suy sụp, Nga chỉ có cách bán vũ khí mà sinh sống, Nga không dại gì nhảy vào đánh nhau với Trung Quốc chỉ vì một nước Việt Nam nhỏ bé.

Dù Trung Quốc nhường Mỹ nhưng chắc chắn là Trung Quốc đã chiếm và sẽ chiếm Việt nam bằng cách nắm cổ mấy tên lãnh đạo phản quốc. Đó là cách cai trị gián tiếp, là cách mượn tay Việt Nam giết Việt Nam.Viêc cấm sinh viên biểu tình, bắt bớ giam cầm các nhà tranh đấu dân chủ chính là thực hiện chính sách dùng người Việt cai trị, tàn sát dân Việt của bọn Trung Quốc xâm lược .

Đảng Cộng sản từ Hồ Chí Minh cho đến nay càng ngày càng lộ rõ bộ mặt bán nước, phản dân. Mong nhân dân ta phải hiểu rõ mà tự tranh đấu cho mình và tương lai con cháu.

____


(1). In the Paracel Islands battle, the South Vietnam fleet sank two Chinese ships and caused damage to two others, whereas on the South Vietnam side, one Patrol craft escort was sunk, 40 soldiers were captured. In 1988, when China invaded the Spratly Islands, Hanoi forces let China sink 3 ships, kill 72 soldiers and capture 9 others.
The reasons for those invasions have been known far earlier. It is part of the "Survival Space" Program, because China has foreseen the two main national resources in Manchuria and Sinkang will soon be dry up. To carry out the program, China started the easiest steps. It began with what the VCP had promised China earlier. It was a secret agreement between the communist governments of Vietnam and China.
According to Reuter, on 12-30-1993, the VCP denied the secret agreement with China. However, they could not prove that such agreement has not existed. Le-Duc-Anh visited China and the Chinese told him to wait 50 more years to discuss about the dispute. Might China look at Le-Duc-Anh as an ungrateful and disloyal person, who forgets the earlier promise?
According to the China Foreign Ministry, their sovereignty on those two Paracel and Spratly Islands is indisputable (Beijing Review, Feb 18, 1980), because Hanoi had already settled the matter with China. China also provides evidence to support their claim:
- In June 1956, two years after Ho-Chi-Minh formed his new North Vietnam government, Ung-Van-Khiem, Deputy Foreign Minister of North Vietnam government told Li-Zhimin, Charge d'affaires of the China Embassy in Hanoi that: "According to Vietnam document, Xisha (Hoang-Sa or Paracel Islands), and Nansha (Truong-Sa or Spratly Islands) are Chinese historical lands." [sic]

http://www.hqvnch.net/default.asp?id=236&lstid=135






Tuesday, March 30, 2010

TIN TRUNG CỘNG

*

Trung cộng ban hành luật tổng động viên.

Chủ tịch Trung cộng Hồ Cẩm Đào đã ký sắc lệnh công bố để Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2010. Luật bao gồm 72 điều, cho phép thành lập các đơn vị tác chiến và hệ thống chỉ huy nhằm điều động quân đội, nhân sự, viện nghiên cứu chiến lược, công tác cứu trợ các hậu quả liên quan tới chiến tranh.

Theo luật Quốc hội sẽ được quyền tuyên bố huy động cấp quân khu hoặc toàn quốc là phù hợp với hiến pháp “nếu chủ quyền đất nước, sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia bị đe dọa”. Luật này cũng quy định công dân nam trong độ tuổi từ 18 đến 60. Nữ trong độ tuổi từ 18 đến 55 (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt) phải tuân theo luật Tổng động viên, bao gồm phục vụ trong quân đội trong thời gian chiến tranh, tham gia

vào công tác tái thiết, khôi phục thảm họa sau chiến tranh, và giúp duy trì trật tự xã hội. (Tin nguồn: Xinhuanet)


Không quân Trung cộng thực tập tiếp nhiên liệu trên không.


Lực lượng chiến xa Trung cộng đang tập trận.


Chiến hạm Trung cộng tuần tiểu trên biển Đông.


Lực lượng tàu ngầm nguyên tử Trung cộng.


Trung cộng tập trận bắn hỏa tiển từ các tàu ngầm.

http://congdongvietnamnamcalifornia.wordpress.com/2010/03/01/trung-c%E1%BB%99ng-ban-hanh-lu%E1%BA%ADt-t%E1%BB%95ng-d%E1%BB%99ng-vien/

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11867



*

Monday, March 29, 2010

NHÀ VĂN CHU TỬ

*
TƯỞNG NHỚ NHÀ VĂN CHU TỬ


Sáng ngày 2-5 của 29 năm về trước tại Subic Baỵ Tôi đứng dưới con đường dốc lối đi bệnh xá nhìn lên đám người đi ngược về khu tạm trú, chưa kịp vỡ cơn mừng đã vội tắt nụ cười, sững câm bởi vừa nhìn thấy Sơn với đôi nạng gỗ, có Vân dìu đỡ, khấp khểnh lê từng bước.




Bà người làm tay bồng tay dắt hai đứa con gái của đôi vợ chồng người con trai lớn của nhà văn Chu Tử. Cả bà Hai lẫn Vân cũng vừa nhận ra tôi, mừng tủi khóc òa lên cùng một lúc. Tôi đón nhận tin ông Chu Tử chết trong buổi sáng hoang mang xao xác đó. Buổi sáng ngơ ngẩn như hồn đi lạc, xác thân cũng lạc, đường đột bước đi đến nơi bờ bến lạ, không ý thức được rằng mình đi như thế là đi xa đất nước, là rời bỏ quê hương. Tôi nghe choáng váng và lòng tầm tã một cơn mưa buồn thảm...


Trọn cái tiểu gia đình đứng trước mặt tôi đều mang thương tích từ mảnh vụn B-40 quân Cộng bắn vào chiếc Việt Nam Thương Tín. Quả đạn đã giết được người và chỉ giết một người trong cái đám đông hốt hoảng chạy tìm đời sống và đất sống. Con người xấu số đó là nhà văn Chu Tử. Định mệnh nào tai ác đã thù hằn theo đuổi để hại cho bằng được con người khốn khổ tài hoa ấy, trong quãng giờ khắc điêu linh bất hạnh ấy của quê hương, và bằng cung cách gớm ghê thảm khốc dành cho một hình hài yếu đuối như hình hài Chu Tử, trưa ngày 30 tháng Tư, 1975 – khi ông buồn bã đứng dựa thành tàu, nhìn Saigon lần cuối, nhìn quê hương lần cuốỉ... Chu Tử bị bắn một lần hồi tháng Tư, 1966 ngay trước nhà ttrong con hẻm trường Hoài An, Phú Nhuận - vỡ một mảnh hàm - nhưng ông sống sót và hồi phục chóng vánh kỳ diệu trong thương yêu phẫn nộ của công luận.


Viên đạn oan khiên nghiệp chướng ngày 30 tháng Tư 75 cũng đã thổi bay hàm dưới và là viên đạn chí tử, dứt điểm mà định mệnh đã dành cho đời Chu Tử. Tôi như nhìn thấy ông nằm ngay trước mặt, đau đớn, quằn quại trên vũng máu và kêu rên, và gọi tên thống thiết đứa con gái thương yêu Chu Vị Thủy đã cùng mẹ, cùng em và chồng con ở lại...


Tôi như nghe được cả tiếng ông giục Sơn dốc trọn ống thuốc ngủ cho ông nuốt chửng để khỏi kéo dài cơn thảm thiết. Chu Tử đã chào thua định mệnh, chết dữ dằn và phải chết trầm hà. Số mệnh tham lam đã bắt ông phải trả cả vốn lẫn lời quá nặng. Tôi đã vô cùng gần gụi và có quá nhiều kỷ niệm với nhà văn Chu Tử. Đầu năm 64, tờ Ngày Nay của ông Hiếu Chân bị đóng cửa, tôi đã rời Ngày Nay, theo ông trong cái ê-kíp đầu tiên viết mướn cho cho những vị chủ báo, có vị không bao giờ viết báo.


Từ tờ Tương Lai, Tiền Tiến của “vua thầu khoán” Đỗ Cường Duy. Rồi tờ Thân Dân của cụ Nguyễn Thế Truyền, Tranh Đấu của ông “vua đái đường” Ngô Đức Mão, Bến Nghé của “vua bóng bàn” Đinh Văn Ngọc... cho đến khi Chu Tử xin được măng-xét ra riêng tờ Sống, đứng tên Chủ nhiệm, tất cả kéo nhau về tòa soạn cũ trên đường Hồ Xuân Hương. Cái “ê-kíp Chu Tử” đầu tiên ấy chỉ vỏn vẹn có vài người. Ngồi thường trực trong tòa soạn có Hoàng Anh Tuấn, Trọng Tấu, Đằng Giao và tôi.



Vợ chồng Trần Dạ Từ – Nhã Ca và Tú Kếu mỗi đêm đến làm tin, dịch tin. Duyên Anh phụ trách trang thiếu nhi. Vũ Dzũng, Đỗ Quý Toàn trang Thanh niên, Sinh viên. Nguyễn Ang Ca ký giả thể thao, kịch trường. Võ Hà Anh phóng viên chạy ngoài. “Cô” Kim Chi Hoàng Anh Tuấn lo giải đáp tâm tình và tử vi đẩu số! Anh Hợp, Nguyễn Thụy Long, Tuấn Huy, Nguyễn Đức Nam, Lương Quân, Tiền Phong Từ Khánh Phụng viết tiểu thuyết trang trong, lâu lâu mới ghé một lần đưa bài và lấy tiền nhuận bút. Nhân vật “ngoại hạng” phải kể là “chí sĩ” Minh Vồ đặc trách mua bông giấy và ngoại giao với phòng Kiểm duyệt bộ Thông Tin, xin lại giấy phép mỗi khi bị chính quyền đóng cửa...


Tôi đã gần gụi ông Chu Tử trong cả đời sống bên ngoài tòa báo, can dự vào nhiều biến cố của gia đình ông như một thành phần ruột thịt. Ông cũng coi tôi như ruột thịt của gia đình và dành cho tôi một tin cậy, mến thương sâu đậm. Tôi đã chứng kiến ông hoan lạc, bi thương, vui, buồn, hờn giận... Chứng kiến một Chu Tử hồn nhiên đúng như Nguyễn Mạnh Côn nhận xét, “Một tâm hồn đứa trẻ trong thể xác ông già”. Nhưng có lẽ tôi thấy đời ông thống khổ nhiều hơn hạnh phúc. Thể xác ông phải chịu những đớn đau nhiều và quá độ đối với hình hài yếu mảnh nhưng mạnh mẽ tinh thần phấn đấu. Như chứng kiến lần Minh Vồ chở ông sau chiếc vespa, bị taxi đụng gẫy chân để Chu Tử phải chống nạng và có bút hiệu Kha Trấn Ác trong mục “Ao Thả Vịt”. Lần ông bị bắn bốn viên đạn, phải đóng đinh trong hàm để giữ bộ răng giả, tay run lật bật khó khăn cầm bút và mất ngủ đến rên la kêu trời réo đất hàng đêm...


Nhưng tất cả những đau đớn thể xác ấy gom lại cũng không bằng cái đau thương thống khổ của ông ngày Chu Trọng Ly, đứa con trai út ông đặt lòng thương quý đã hủy mình bằng viên đạn carbine nổ vào đầu năm 14 tuổi. Nhà thơ Hà Thượng Nhân, dịch giả Phan Huy Chiêm và tôi đã ở bên ông, trong căn phòng cho mượn của ông thẩm phán Phạm Hải Hồ đằng sau khu chợ Bà Chiểu, mủi lòng, bối rối, cảm thương, cực cùng xúc động trước cơn vật vã và tiếng khóc thê lương của người cha cô khổ. Bao nhiêu năm đã trôi qua. Bao nhiêu ngày 30 tháng Tư đánh dấu Việt Nam quốc hận.



Bao nhiêu năm tôi đã ngậm ngùi tưởng niệm Chu Tử chết cùng vận nước. Tôi day dứt nhớ và tiếc nhiều điều chưa trọn vẹn cùng ông. Chu Tử sống mang không biết bao nhiêu ngộ nhận và ân oán. Một con người có văn tài và khí phách, sống giữa đám đông mà lúc nào cũng cô đơn thê thảm, cũng muốn bung phá và nổi loạn vì cái đớn hèn khiếp nhược ở chung quanh... Tôi nghĩ, thôi thà Chu Tử chết trầm hà như thế là yên phận. Người như ông, đem thân lưu lạc mà nhìn thấy đám nhân loại nhơ bẩn quá nhiều, lừa dối, gian manh, đê tiện quá nhiều, sẽ héo hon, cô đơn thê thảm gấp trăm lần cái cô đơn thê thảm ngày xưa trên đất nước...

Đào Vũ Anh Hùng
http://www.hopluu.net/default.aspx?LangID=0&tabId=475&ArticleID=858





Kỷ niệm 30 năm ngày giỗ Nhà văn CHU TỬ

Buổi sáng ngày 29-4-2005 tôi ngồi trong nhà uống trà một mình, anh tổ phó an ninh khu phố tới trước cửa nhà tôi nhắc nhở treo cờ, kỷ niệm chiến thắng 30-4. Tôi biết chứ, ngày 30-4-1975 là ngày nhà văn nhà báo Chu Tử bị tử nạn trên đường di tản, năm nào gia đình ông cũng làm giỗ kỷ niệm ông vào ngày đó, nhưng để tránh lôi thôi phải đổi thành vào ngày âm lịch (19-3 âm lịch). Anh em bạn bè của ông Chu Tử nhớ ngày đó mà đến, tôi cũng đến cách đây một ngày. Ðể cắm nhang cho ông cho vẹn tình vẹn nghĩa. Có tiếng người nào trong xóm:
- Cha nội, hôm nay mới là 29 à!
Anh tổ phó an ninh trả lời cáu kỉnh, tỏ quyền uy:
- Lệnh của phường có thi hành không thì bảo.
Tôi thì lẩm bẩm:
- Biết rồi khổ lắm nói mãi.
Nhà văn Chu Tử, tác giả tiểu thuyết YÊU nổi tiếng một thời, đã thành một hiện tượng trong giới trẻ Việt Nam trong những năm 1960, kéo dài đến năm 1970 và ảnh hưởng còn mãi mãi, nay đã gần nửa thế kỷ người ta vẫn còn nhắc đến, dù tác phẩm của ông đã bị nhà nước cầm quyền mới loại trừ nằm cùng trong danh sách tác phẩm bị kết án là đồi trụy, biệt kích văn nghệ sau ngày 30-4-1975, cần phải tiêu diệt, cùng thời với những sách báo xuất bản ở miền Nam Việt Nam, bị thiêu đốt và bị tiêu diệt. Những văn nghệ sĩ miền Nam bị bắt bỏ tù, không mang một tội danh nào rõ ràng. Phần đông những nhà báo, nhà văn miền Nam phải gác bút ngần ấy năm trời, vì bị kỳ thị ra mặt... Nhưng tinh thần người cầm bút miền Nam vẫn còn đó, nếu có dịp.
Năm nay sau 30 năm chiến thắng đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào, người chiến thắng tổ chức thật xôm tụ, họ nói có khác hơn mọi năm, có ca tụng chiến thắng, nhưng nay thì mong có sự hòa hợp dân tộc do lòng khoan dung của người chiến thắng. Họ lôi cổ vài anh tướng Ngụy gần đất xa trời lên nói chuyện về lòng nhân đạo của cách mạng trong ngày 30-4-1975, quên đi quá khứ kêu gọi nhân dân Việt Nam, kể cả ở nước ngoài hãy quên đi quá khứ để xây dựng lại đất nước. Quên đi quá khứ sao? Người Do Thái có quên được Hítler tàn sát dân Do Thái không? Trung Quốc Ðại Hàn có quên đi được quân đội Nhật hoàng gây bao nhiêu đau thương trên đất nước họ không, gần đây nhất là nước Cambuchia có quên được bọn diệt chủng Khờ Me Ðỏ không? Hình như lời kêu gọi ấy đến nay đã muộn màng quá rồi.
Mọi năm tới ngày này anh em chúng tôi gặp nhau, thắp cho ông Chu Tử nén nhang tưởng niệm. Chúng tôi ôn lại những năm tháng đã trôi qua, những năm tháng chúng tôi cùng hành nghề làm báo viết văn với nhau. Những kỷ niệm buồn vui lẫn lộn trong những ngày tháng hành nghề, cùng với nhà báo Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống. Ðối với tôi, một người làm báo cộng tác với nhiều tờ báo, nhưng báo Sống vẫn là tờ báo chính, tình nghĩa với ông Chu Tử từ ngày đầu đến ngày cuối, tôi thành nghề, thành danh nhà văn nhà báo cũng từ tờ báo ấy. Từ một thanh niên yêu nghề, còn lơ ngơ trong nghề nghiệp, rồi trưởng thành đi đến thành công, đều khắp các anh em, chứ chẳng riêng gì tôi. Tôi quí mến người đàn anh dẫn đầu, mãi mãi không thể nào quên. Với đám nhà báo cứng đầu cứng cổ chúng tôi, thường giữa chủ nhiệm và ký giả ít khi có sự hòa hợp, vì không phục tài năng của nhau cũng như sự đối xử có phần tệ hại với ký giả ở vài ba tờ báo khác, nhưng với báo Sống và ông Chu Tử thì không có chuyện đó. Mười năm chúng tôi làm việc với nhau, kết với nhau thành một khối, trong tình trong nghĩa, mỗi ngày có thêm anh em, đời sống chúng tôi như ruột thịt... cho đến khi bầy đoàn bị tan rã vì báo bị đóng của bị khủng bố vì tội ăn ngay nói thật, cho đến lúc chế độ Việt Nam Cộng Hòa bại trận (30 Tháng Tư 1975). Tôi nói ông Chu Tử là một chủ nhiệm tuyệt vời, những người anh em còn lại trên thế gian này vẫn nghĩ đến ông, cả những người anh em thân hữu của báo Sống, đã 30 năm qua tình cảm vẫn nguyên vẹn, người nào trong anh em “dạo chơi miền tiên cảnh” thì cứ đi, người còn lại đến với ông, thắp cho ông nén nhang tưởng nhớ. 30 năm qua bao nhiêu người anh em đã ra đi, đến hôm nay dự đám giỗ ông Chu Tử tôi thấy vắng bóng nhiều anh em xưa: Nhà thơ trào phúng Tú Kếu, nhà văn Mặc Thu, ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, một thân hữu của báo Sống từ ngày đầu, cũng mới qua đời, chỗ ngồi kia mới năm ngoái còn có nhà báo Phan Nghị, anh đã nằm xuống trong năm qua, lần cuối cùng anh dự buổi giỗ của ông Chu Tử khi sức khỏe anh đã suy yếu lắm rồi, vào tuổi 80. Còn nhiều những anh em khác đi nước ngoài. Tôi vẫn cảm thấy xôn xao như khi còn đông đủ anh em ngày nào... Tôi cũng già yếu như các anh em có mặt ở đây và mang nhiều thứ bệnh, không biết mình sẽ gục ngã lúc nào, sang năm tôi còn ngồi với anh em nữa không, tôi cho là mình nghĩ dại dột, nhưng tôi bình tĩnh khi nghĩ đến điều đó. Một cuộc đời đầy bất trắc đâu có nói trước được điều gì. Chú Ðông con (Nguyễn Ðình Ðông) làm việc trong ban trị sự báo Sống, liên tiếp bao nhiêu năm đều có mặt trong bữa giỗ ông Chu Tử, chú ấy còn trẻ tuổi hơn chúng tôi, khỏe mạnh, vậy mà cũng đã qua đời vì một tai nạn đáng tiếc. Ðiểm mặt người quen của báo Sống thì buổi giỗ này thiếu nhiều lắm. Nghĩ lại anh em chúng tôi càng buồn, buồn vào ngày 30 tháng Tư. Năm nay vẫn làm giỗ vào ngày 19 tháng Ba âm lịch, chỉ cách ngày 30-4 dương lịch có ba ngày, nhưng sự bồi hồi trong lòng mọi người vẫn nguyên vẹn. Nhà báo, nhà thơ, nhà văn Hồ Nam, ký bút hiệu làm thơ là Vương Tân, ngậm ngùi đọc bài thơ: GỬI CHU TỬ
Anh đi ba mươi năm
Trên biển cả mênh mông
Tôi ở ba mươi năm
Trong ngục tù ngạo nghễ
Chúng nào giết được anh
Chu Tử luôn bất tử
Sống, Yêu và sống mãi
Một đời những thiên thu
Anh gieo rắc tình yêu
Chúng gieo rắc thù hận
Anh vinh danh sự thật
Chúng nói dối lừa gạt
Lịch sử đã sang trang
Kịch nào cũng hạ màn
Tôi vẫn là tôi nói
Nói thật và nói thẳng
Tôi vẫn là tôi làm
Làm thơ và uống rượu
Ngất ngưởng giữa cuộc đời
Ðể vinh danh con người
Những con người dám sống
Dám yêu và dám chết
Những con người tử tế
Những con người bất diệt
Dám xoay chuyển đất trời
Dám vượt lên tất cả
Ðể cứu rỗi chính mình
Trong bão táp thời đại. Bài thơ anh ký tên là Vương Tân, bút hiệu làm thơ của anh trong nhiều năm. Bài thơ anh làm khá bạo, mà tôi biết phát xuất tự trong tâm trạng của anh, những người Việt Nam ở phía bại trận còn ở lại Việt Nam suốt 30 năm qua, hiểu tất cả, thấm thía cuộc đời, Hồ Nam tức Vương Tân, tức Hồ Lô, tên Hồ Lô do anh em thân mật đặt cho anh, vì anh như chiếc hồ lô chứa rất nhiều, mà không có nắp đậy, có dịp là xả, một con người ăn ngay nói thẳng, vì vậy suốt ba mươi năm qua anh bị ở tù hơi nhiều lần. Mà chứng nào vẫn tật ấy, không chừa được.


Không có tiếng vỗ tay tán thưởng, chúng tôi lặng người để tưởng niệm ông Chu Tử, Hồ Nam tự rót cho mình một ly rượu và uống cạn... Con người anh như thế, tuổi gần tám mươi rồi nhưng vẫn lắm điều. Ðối thủ của anh là Phan Nghị, nay không còn nữa, anh không nói nhiều như năm ngoái năm kia, trong những buổi giỗ ông Chu Tử tranh nhau nói, gần như cả bàn chỉ nghe tiếng hai anh, anh nào cũng đầy kỷ niệm với Chu Tử từ thuở nảo thuở nào, nhưng năm nay anh có bài thơ...


Trong bữa giỗ vợ chồng Chu vị Thủy, Ðằng Giao cũng cho chúng tôi biết, Chu Sơn (con trai lớn của của ông Chu Tử, và là anh của Chu vị Thủy) ở bên Mỹ, trong năm nay sẽ tái bản tiểu thuyết Yêu của Chu Tử trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, phát hành tại Houston, Texas. Ông Chu Tử cùng với gia đình con trai là Chu Sơn đi cùng chuyến tầu, khi vừa tới biển Cần Giờ hồi 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, chiếc tàu Việt Nam Thương Tín bị đạn pháo, ông Chu Tử bị tử nạn, hai đứa cháu nội của ông bị thương rất nặng.


Tôi đã được nghe chuyện này mấy ngày sau, khi Sài gòn bại trận và ông Dương văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Tôi biết rõ chi tiết hơn, khi vào trong trại học tập cải tạo, giam chung với những người đi trên chiếc tầu ấy, dại dột nghe lời tuyên truyền mà quay trở về Việt Nam. Anh Hài, người tù cùng trại, biết tôi là người từng làm báo Sống nên đã kể cho tôi nghe từng chi tiết khi ông Chu Tử táng mạng bởi cú đạn B40 từ bờ biển Cần Giờ bắn ra trúng tầu, xác Chu Tử được thủy táng ngay khi ra tới cửa biển Vũng Tầu trên biển Ðông.


Vĩnh biệt Chu Tử, ba mươi năm đã trôi qua rồi, một giấc mơ hay một cơn ác mộng? Có nghĩa lý gì đâu, ngày 30 tháng Tư là ngày vui của người chiến thắng và cũng là ngày buồn của nhiều người Việt Nam. Xuất bản lại tiểu thuyết của nhà văn Chu Tử trong cộng đồng người Việt ở một nơi có tự do tư tưởng, có tự do báo chí là một điều an ủi, mát lòng cho linh hồn của ông ở ngoài biển đông cùng với bao trăm ngàn linh hồn người miền Nam bỏ nước ra đi tìm Tự Do không được may mắn đến bến bờ hạnh phúc


Tôi được nghe những đài phát thanh nước ngoài tường thuật lại buổi lễ cầu siêu lẫn với tiếng sóng biển ầm ầm, rồi tiếng khóc sụt sùi của một vài người khi nói đến người thân yêu phải nằm lại trên mảnh đất xa lạ, và những giọng nói thuật lại vẫn mang những âm hưởng kinh hoàng dù những chuyện xảy ra trên biển cách đây 30 năm. Những thuyền nhân vượt biển may mắn thoát chết, ngày nay cuộc sống của họ đã yên ổn và họ được định cư ở nhiều nước trên thế giới, nay ba mươi năm sau quay trở lại những trại tạm cư bên bờ biển đông để cầu siêu cho linh hồn những thuyền nhân đã tử nạn. Mà nhà văn Chu Tử là nạn nhân đầu tiên trong ngày tháng Tư đau buồn ấy.


Ngày này mỗi năm chúng tôi lại tìm đến nhau, uống với nhau ly rượu trong bữa giỗ ông Chu Tử, nhắc lại những kỷ niệm xưa, những ngày tháng tự do, hạnh phúc cùng làm báo với ông Chu Tử dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Buổi lễ nào rồi cũng phải tàn, tiệc nào cuối cùng rồi cũng phải chia tay. Khói nhang trên bàn thờ đốt lên để tưởng niệm ông Chu Tử cũng đã tàn, anh em tôi lần lượt ra về, trời đêm trên xứ Gia Ðịnh xưa thật buồn, năm nay mùa mưa đến rất muộn... Gia Ðịnh, Phú Nhuận 30-4-2005
NGUYỄN THỤY LONG


*

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG * CHÍNH LUẬN

*
NGÂY THƠ VỀ CHÍNH TRỊ

Trần Viết Đại Hưng


Ngây thơ là một đặc tính của tuổi thơ. Ðầu óc tuổi thơ luôn bao gồm những gì hồn nhiên, trong sáng. Ðối với tuổi thơ, không ai đặt vấn đề bắt mấy em phải dùng lý trí để suy xét một vấn đề. Ðầu óc các em là một tờ giấy trắng, chỉ biết thu thập những dữ kiện mà không có sự phán đoán chính xác .

Rồi theo thời gian, tuổi thơ lớn lên thành người lớn từng trải. Sự phán đoán ngày càng được hình thành dựa trên kiến thức học hỏi và kinh nghiệm đời sống. Sự khôn ngoan không phải một sớm một chiều có được mà phải tích lũy và sàng lọc qua thời gian. Thông thường một người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn một người ít học hay vô học.

Nhưng trong môi trường chính trị, một môi trường chứa đầy thủ đoạn, dối trá, bịp bợm, đôi khi có những người trí thức vẫn có óc suy luận ngây thơ như một con nai tơ để rội bị lường gạt. Lý trí đầu óc của họ đã bị trái tim yêu thương lấn át để rồi sau đó phải sống những chuỗi ngày ân hận, ray rứt và hối tiếc. Cần phải quân bình yêu thương và lý trí mới mong có sự chọn lựa đúng đắn và chính xác trong lãnh vực chính trị vốn là một nơi chốn điên đảo có nhiều gió tanh mưa máu mà khả năng trí thức cao chưa đủ để có sự nhận định trung thực về những diễn tiến chính trị phức tạp và rối rắm.

Mới đây nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia có cho xuất bản cuốn sách “ Hồi ký của một thằng hèn “ của nhạc sĩ Tô Hải . Trong lời tựa đề cho cuốn sách , nhà văn Lê phú Khải có kể chuyện về sự thú nhận sai lầm cuối đời của Bác sĩ Nguyễn khắc Viện như sau:

“ *Ðọc” Hồi ký của một thằng hèn” của nhạc sĩ Tô Hải, tôi bất giác nhớ đến Bác sĩ Nguyễn khắc Viện. Ông là một trí thức Việt kiều, rất hăng hái hoạt động trong phong trào Mác-xít, đảng viên Ðảng Cộng sản Pháp, đã tình nguyện về nước để tham gia kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hăng hái là thế, mà ỡ tuổi ngoài tám mươi, khi làm bản tổng kết đời mình, ông đã phải thốt lên “ Ðời tôi là đời của một thằng ngây thơ. Trong hai chữ “ thơ “ và chữ “ ngây “ tôi xin giữ lại cho mình cái chữ “ thơ “ vì đã đi theo kháng chiến, còn cái chữ “ ngây” để chỉ cái sự đi theo chủ nghĩa xã hội thì xin ..vứt nó đi!”*

* Nguyễn khắc Viện tự đánh giá như thế là khách quan. Cần phải tách bạch hai chuyện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cái gọi là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Một đàng là hành động theo lương tâm, một đàng là hành động theo người khác khuyến dụ, và cả ép buộc nữa.*

* Tô Hải và Nguyễn khắc Viện: hai con người, hai số phận, cả hai đều được nhà nước tặng nhiều huân chương “ cao quý “, nhưng cái tương đồng giữa hai người là ở chỗ họ đều thiết tha yêu nước, nhưng không thể yêu xã hội chủ nghĩa “.*

Ai cũng biết Bác sĩ Nguyễn khắc Viện ngoài bằng cấp của một bác sĩ chuyên nghiệp, ông còn là một nhà ngữ học tài ba. Ông đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du ra Pháp văn. Và vào cuối đời ông được chính phủ Pháp trao giải thưởng về những công trình văn hóa viết bằng tiếng Pháp của ông. Một người trí thức hàng đầu như thế mà cuối đời cũng thú nhận là đã ngây thơ khi đi theo chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa có nội dung rất đẹp trên giấy trắng mực đen nhưng là một địa ngục kinh hoàng khi xây dựng. Con tim ông sôi nổi nồng nàn thiết tha, quá mê mệt cái thiên đường xã hội chủ nghĩa mà bộ óc trí thức của ông không kềm chế và kiểm soát nổi để rồi khi về già trở nên hối tiếc ân hận vì mình đã bỏ công sức ra xây dựng một chủ nghĩa không tưởng . Dĩ nhiên Bác sĩ Nguyễn khắc Viện không phải là người trí thức duy nhất bé cái lầm về chủ nghĩa xã hội, còn có biết bao nhiêu trí thức phương Tây và Việt Nam cũng sai lầm như ông khi coi chủ nghĩa xã hội là con đường đi đến sự toàn thiện toàn mỹ cho xã hội loài người. Dù sao cuối đời ông cũng có đủ cái lương thiện trí thức để nói ra cái ngây thơ dại dột của mình. Hy vọng lỗi lầm tự bạch của ông sẽ giúp nhiều người khác tránh khỏi vết xe đổ mà ông đã đi qua. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần, Nguyễn khắc Viện thấy ra cái dại của mình vào lứa tuổi ngoài tám mươi. Dù có trễ tràng nhưng còn nhìn ra còn hơn không. Biết bao nhiêu trí thức khác còn mơ màng ảo tưởng về cái chủ nghĩa xã hội phản khoa học và phi nhân bản này.

Một người trí thức thứ hai hàng đầu của miền Nam cũng mang bệnh” ngây thơ “ về chính trị là Học giả Nguyễn hiến Lê. Ông Lê đúng là một trí thức tháp ngà, suốt ngày đóng cửa để đọc sách và viết sách. Ông tự hào là người còn viết nhiều còn hơn Học giả Trương vĩnh Ký. Cả đời ông , ông viết khoảng chừng 30000 trang sách. Ông viết đủ mọi thể loại, đề tài như văn học, chính trị, toán học, học làm người v..v. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những diễn tiến chính trị tàn nhẫn đã làm ông sững sốt như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Những suy nghĩ về diễn tiến chính trị ở miền Nam của ông coi như sai bét. Ông viết hồi ký nói lên sự suy nghĩ non dại của mình trước những sự kiện phũ phàng của cuộc đời. Kiến thức ông bao la nhưng ông thiếu một yếu tố quan trọng làm nhận định thời cuộc của ông sai bét vì ông không có kinh nghiệm thực tế . Muốn có những nhận định chính xác về thời cuộc thì kiến thức chưa đủ mà cần bổ túc thêm kinh nghiệm thực tế thì mới mong có những phán đoán chính xác. Hồi ký Nguyễn hiến Lê nói rõ diễn tiến sự suy luận của ông về tình hình chính trị miền Nam như sau :

“..*Khi hội nghị Paris kết thúc năm 1973, chúng tôi mừng rằng chiến tranh sắp chấm dứt sau non ba chục năm dai dẳng, khốc liệt, toàn dân sẽ nắm tay nhau kiến thiết quốc gia. Tôi không đọc được toàn văn Hiệp ước đó, chỉ do báo chí mà biết đại khái rằng Bắc Việt, Mỹ, Mặt Trận Giải Phóng và Chính phủ dân chủ miền Nam: người của Mặt trận, người của chính phủ miền Nam thỏa thuận với nhau sẽ có ba thành phần ở miền Nam: người của Mặt trận, người của chính phủ miền Nam, và một số người ở trong nước và ngoài nước, không theo phe nào ( tức thành phần thứ ba ) ở giữa dung hòa hai thành phần trên.*

* Tôi đoán công việc đó khó khăn nhưng có thể thực hiện được nếu những người trong sạch, có tư cách, nhiệt tâm ở miền Nam và ở ngoại quốc về chịu ra đảm đương việc nước, và nếu Mặt trận vẫn tỏ ra vẻ ôn hòa như họ thường tuyên bố. Như vậy, sau bốn năm năm, miền Nam ổn định rồi, có thể thống nhất quốc gia được, Bắc Nam dung hòa nhau, Nam hồng thêm lên một chút, để cùng nhau kiến thiết mà tạo hạnh phúc cho dân. Riêng tôi, tôi sẵn sàng bỏ một ít tự do đi, sống thanh bạch hơn nữa, miễn là hết thấy cái nạn tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp, phè phỡn, bóc lột và thấy con người có tư cách hơn. Tôi vẫn thường nói với nhà tôi: cộng sản vào đây thì chỉ nội 48 giờ là hết cái tệ đó.*

* Ngày 30-4-75- VIỆT NAM THỐNG NHẤT*

* Nhưng hiệp định Paris vừa mới ký xong – tất nhiên có chữ ký của Nga, Trung Hoa và một số nước khác như Pháp, Anh..- hai bên trao đổi tù binh với nhau xong, Mỹ rút hết quân về rồi thì chiến tranh lại tái diễn. Thế là hiệp định chưa ráo nét mực đã bị xé bỏ. Tôi không hiểu có một sự thỏa thuận ngầm nào giữa các cường quốc nắm vận mạng của Việt Nam không, có những uẩn khúc, những bí mật nào không. Theo luật quốc tế, phải 50 năm sau, những bí mật đó mới được công bố, lúc đó những kẻ chịu trách nhiệm chết hết rồi.*

* Một bên ( Bắc ) mới thắng Mỹ về ngoại giao, rất phấn khởi, khí thế đương hăng; một bên ( Nam)bị Mỹ chẳng nghĩ gì đến liêm sỉ, nhẫn tâm bỏ rơi, vừa uất ức vừa thất vọng, thì phần thắng về ai, điều đó rất dễ hiểu. Quân Bắc tiến tới đâu, dân chúng một phần sợ những vụ chém giết, chôn sống như ở Huế tết Mậu Thân, dắt díu, bồng bế nhau bỏ chạy; một phần ghét Mỹ, ghét chính phủ Thiệu, theo quân đội giải phóng, cho nên cuộc tiến quân của Bắc dễ như chẻ tre, chỉ trong ít tháng chiếm trọn miền cao nguyên và miền Trung, gần tới Biên Hòa. Tổng thống Dương văn Minh biết chống cũng vô ích, xin hai bên ngừng chiến để đỡ chết dân và chính quyền miền Nam chờ đợi quân đội miền Bắc vào Sàigòn để giao lại quyền hành, nói tóm lại là xin đầu hàng vô điều kiện; và ngay 12 giờ trưa ngày 30-4 tướng Trần văn Trà của Mặt trận ngồi xe thiết giáp tiến vào dinh Ðộc Lập. Sự thắng lợi đó quả là vẻ vang cho miền Bắc, nhưng xét kỹ thì cũng như sự thắng lợi của quân đội Mao trạch Ðông năm 1949( cũng chỉ trong có mấy tháng họ tiến từ Nam Kinh tới biên giới Bắc Việt); và cũng như sự thắng lợi của Khmer đỏ ( ngày 17-4) khiến Lon Nol phải bỏ nước để thoát thân như Nguyễn văn Thiệu. Ðại sứ Mỹ phải nhục nhã cuốn cờ bỏ Nam Vang mà về nước, và Khmer Ðỏ vào Nam Vang 13 ngày trước Cộng sản Bắc Việt vào Sài gòn. *

* Từ ngày 20-4-75 Sài Gòn rất xôn xao. Một ông bạn thân của tôi 65 tuổi, ở gần nhà tôi, đương đau mà gia đình cũng “ bốc “ lên phi cơ để tỵ nạn, mới tới Manila thì chết, phải chôn ở đó. Một cô em ruột nhà tôi, cô Trịnh thị Mộng Ðơn cũng dắt con lên phi cơ qua với chồng bên Mỹ.*

* Rồi chính cô em út của tôi, Nguyễn thị Mùi, gần 60 tuổi, cũng theo gia đình bên chồng qua Mỹ; vợ chồng tôi giữ lại ở với chúng tôi, cô không chịu.
Trong số ba người em, tôi mến cô nhất, mà cô cũng quý tôi. Cô làm dâu họ Tô ở Hà Nội, có ba người con đều vào hạng học giỏi. Con gái lớn, Tô lệ Hằng, đậu tiến sĩ vật lý, tính tình hợp vói tôi, hiện ở Pháp, giúp đỡ tôi được nhiều việc, vợ chồng tôi coi ba cháu đó như con. Cô đi rồi, ở Sài gòn tôi không còn ai ruột thịt cả.*

* Mấy ngày hạ tuần tháng 4 dương lịch đó tôi vẫn nghĩ tình hình không có gì bi đát lắm đến nỗi phải di cư. Quân Bắc có tiến vào Sài gòn thì Nam Bắc cũng thương thuyết với nhau- trước Bắc chỉ đòi Mỹ rút đi, Thiệu rút đi, thì bây giờ họ rút cả rồi, còn muốn gì nữa ? – mà hiệp định Paris còn đó, Bắc phải thi hành chứ. Tôi ngây thơ quá.*

* ( Hồi ký Nguyễn hiến Lê ( tập 3) trang 20, 21, 22, 23, nhà xuất bản Văn Nghệ , Hoa Kỳ )_*

Ðọc những suy nghĩ đơn giản về diễn tiến chính trị mà thấy tội nghiệp cho học giả Nguyễn hiến Lê. Ông quá mơ màng ảo tưởng về cách đối xử đàng hoàng của Bắc quân sau khi chiếm được miền Nam. Thực tế phũ phàng đã dội một gáo nước lạnh vào mặt ông khiến ông tỉnh người và thốt lên “ *Tôi ngây thơ quá*“ Thật ra ông có cảm tình với kháng chiến ( cộng sản ) từ lâu nên cuộc cách mạng cải cách ruộng đất kinh khiếp và tàn bạo ở miền Bắc sau 1954 và sự tàn sát kinh hoàng tại Huế trong trận Mậu Thân 1968 cũng không làm ông thấy rõ hơn về bản chất tàn bạo khát máu của bọn Cộng sản Việt Nam nên ông vẫn có những ý nghĩ tốt đẹp và tích cực về bọn thú đội lốt người này. Biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã mở mắt cho ông và những người khác đến nỗi nhạc sĩ mù Văn Vỹ cũng phải “ mở mắt “ ra chứng kiến sự độc ác, lưu manh của bọn Việt Cộng ! Rồi đến suy nghĩ ngây thơ của ông khi cho rằng Cộng sản vào thì miền Nam sẽ chấm dứt nạn tham nhũng! Ông Lê mất năm 1984, nếu ông sống thêm ít năm nữa, ông sẽ thấy nạn tham nhũng trong chế độ Cộng sản còn gấp trăm ngàn lần chế độ miền Nam. Ðây lại là một suy nghĩ dễ dãi của ông, một trí thức tháp ngà, không có điều kiện cọ xát vói thực tế nên cứ suy đoán viễn vông sai sự thật.

Ông Lê phát hiện ra yếu tố phải sống mới hiểu chứ không thể hiểu một chế độ qua sách vở nên ghi thêm suy nghĩ của mình như sau :

“ *Ðiều đó ai cũng biết nhưng muốn thấy chế độ đó ra sao thì phải sống dưới chế độ dăm năm. Ðó là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng mà tôi và có lẽ cả 90% người miền Nam rút được từ 1975 tới nay. Muốn nghe ai phê bình, khen chê gì thì nghe, muốn đọc sách gì thì đọc, dù là người thông minh , chịu suy nghĩ, cũng chỉ biết lờ mờ một chế độ thôi .”*

* ( Hồi ký Nguyễn hiến Lê, tập 3 trang 25, 26) *

Dù sao Nguyễn hiến Lê là người không tham gia sinh hoạt chính trị, chuyện ông sai lầm trong nhận định cũng là chuyện thường tình. Ngay cả những người có chức vụ cao trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng sững sờ thấm thía trước sự lật lọng của Cộng sản miền Bắc sau 1975. Trương như Tảng, nguyên bộ trưởng tư pháp của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, lên thuyền vượt biển để sau này định cư ở Pháp. Bác sĩ Dương quỳnh Hoa, nguyên bộ trường y tế của MTDPMN, làm đơn xin rút ra khỏi Ðảng vì nhìn thấy sự tàn ác bất lương lật lọïng của bọn Cộng sản miền Bắc. Ðây có thể nói là những con nai tơ ngây thơ trong chính trị. Trước đây họ vào Ðảng với ước mong cứu nước , cứu dân.

Nào ngờ sau chiến thắng năm 1975, Ðảng hiện nguyên hình là một đảng cướp lưu manh dối trá cùng cực không còn có thể chấp nhận được. Tiếc thay, biết khôn thì sự đã rồi ! Dương quỷnh Hoa từ trần ở Sài Gòn ngày 25 tháng 2 nàm 2006.

Cả cuộc đời Dương quỳnh Hoa coi như tan nát vì mắc lưà Cộng sản.

Nói chung, Trương như Tảng và Dương quỳnh Hoa đã từ bỏ địa vị xã hội, cuộc sống giàu sang phú quý để vào bưng chiến đấu cho lý tưởng độc lập tự do, công bằng xã hội theo sự dụ dỗ của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Họ ngây thơ tưởng rằng sự xả thân của họ sẽ đóng góp vào nền độc lập của tổ quốc và sự no ấm, hạnh phúc của đồng bào. Sau ngày chiến thắng của Cộng sản năm 1975, họ mới sững sờ nhìn thấy cái xấu xa lật lọng vô bờ bến của bọn Cộng sản miền Bắc. Họ phải trả một giá rất đắc cho sự ngây thơ chính trị của mình.

Trương như Tảng có kể chuyện trong hồi ký của mình là sau 1975, Trương như Tảng có dự một cuộc duyệt binh trước dinh Ðộc Lập. Tảng đứng gần Ðại tướng Cộng sản miền Bắc Văn tiến Dũng. Tảng lên tiếng hỏi Dũng, “ Sao những sư đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đâu rồi? “ Dũng nhếch mép cười mỉa mai, “ Quân đội đã thống nhất “. Tảng choáng váng trước câu trả lời thẳng thừng và lạnh lùng của Dũng và đủ thông minh để hiểu là Cộng sản miền Bắc đã cho giải giới Mặt Trận khi chuyện xâm chiếm miền Nam đã hoàn thành.

Dĩ nhiên Cộng sản miền Bắc đã “ vắt chanh bỏ vỏ “ , đã dẹp ngay Mặt Trận Giải phóng Miền Nam sau ngày chiến thắng. Chúng chỉ sử dụng Mặt Trận như một công cụ dể che mắt quốc tế trong chuyện xâm lăng miền Nam mà thôi. Xong chuyện rồi là chúng dẹp bỏ Mặt Trận một cách không kèn không trống, không thương tiếc. Trương như Tảng còn kể thêm một chuyện nữa trong hồi ký của ông là khi ông bị chính quyền miền Nam bắt giam vì tìm ra ông có liên hệ với Cộng sản. Cha ông vào thăm ông trong nhà giam và đau đớn nói với ông, “ *Cha không hiểu sao con từ bỏ đời sống vinh hoa phú quý, hạnh phúc gia đình để theo Cộng sản để rồi bây giờ phải chịu cảnh tù tội, thân tàn ma dại như thế này !* “ Dĩ nhiên Trương như Tảng từ bỏ tất cả sự nghiệp và hạnh phúc gia đình để đi theo lời dụ dỗ cứu nước cứu dân đẹp đẽ và cao quý của Cộng sản.
Ðến ngày chiến thắng , bọn quỷ đỏ mới lòi ra bộ mặt bất nhân, tàn bạo làm cho Tảng mới vỡ mặt và không còn chịu đựng nổi để rồi phải lên thuyền vượt biển ra đi tìm tự do như bao nhiêu đồng bào Việt Nam khác không sống nổi dưới chế độ Cộng sản hà khắc, độc ác.

Loại trí thức du học ở Pháp như Bác sĩ Dương quỳnh Hoa, Giám đốc nhà máy đường Sài gòn Trương như Tảng mà còn ngây thơ để cho Cộng sản dụ dỗ, lường gạt thì nói gì đến loại nông dân, công nhân ít học như Võ thị Sáu, Nguyễn văn Trỗi thì lại càng dễ bị lôi cuốn vào tham gia hoạt động cho Cộng sản sau khi nghe lời đường mật lôi cuốn của chúng.

Không phải chỉ có những trí thức như Nguyễn khắc Viện, Nguyễn hiến Lê, Trương như Tảng, Dương quỳnh Hoa là ngây thơ với Cộng sản đâu. Ngay cả ông vua của nước Việt Nam là vua Bảo Ðại cũng mắc lừa bọn Cộng sản gian manh.

Học giả Trần trọng Kim ( nguyên là thủ tướng trong chính phủ Bảo Ðại) có kể chuyện trong hồi ký “ Một cơn gió bụi” của ông là vào năm 1946 khi ông qua Hương Cảng ( Hồng Kông) gặp vua Bảo Ðại đang sống lưu vong. Lúc gặp nhau, lời nói đầu tiên mà vua Bảo Ðại nói với cụ Trần là : “ Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn”* ( Hồi ký “ Một cơn gió bụi “ của Trần trọng Kim , trang 146). Chữ du côn mà vua Bảo Ðại nói ở đây để nói đến Hồ chí Minh và tổ chức Việt Minh của Hồ. Khi nói bị mắc lừa, có nghĩa là vua Bảo Ðại chấp nhận mình đã ngây thơ tin nghe Cộng sản. Chữ “ du côn “ mà vua Bảo Ðại dùng để chỉ Hồ chí Mình và tổ chức Việt Minh thật là quá đúng vì lúc ấy chúng đã lộ rõ nguyên hình là một bọn du côn, du đãng, lưu manh tàn bạo đối với các đảng phái quốc gia khác trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Khi vua Bảo Ðại thoái vị để trao quyền cho Việt Minh và sau đó nhận chức “ cố vấn tối cao “ cho chính phủ Hồ chí Minh, ông đã nói một câu bất hủ để đời “ Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ “ . Tiếc thay vua Bảo Ðại không thể làm công dân một nước độc lập trong chế độ Hồ chí Minh bịp bợm vì độc lập chỉ là cái bánh vẽ để dụ dỗ những người yêu nước theo Cộng sản. Vua Bảo Ðại đã nhìn thấy con người gian manh, quỷ quyệt của Hồ chí Minh khi ra Hà Nội cộng tác với Hồ và rốt cuộc đã phải bỏ nước ra đi lưu vong để rồi không bao giờ trở lại quê hương Việt Nam nữa. Thật ra một người sống trong cung vàng điện ngọc từ nhỏ đến lớn như vua Bảo Ðại làm sao hiểu thấu những trò đểu giả, dối trá của thứ người hạ cấp bồi tàu, đầu đường xó chợ như Hồ chí Minh để rồi bị con cáo già này gạt gẫm. Có điều đáng buồn là từ khi lưu vong cho đến khi gửi nắm xương tàn trên đất Pháp, vua Bảo Ðại chưa một lần được về Huế thăm mẹ là Ðức Từ Cung. Cả ba chính phủ đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa của miền Nam và chế độ Cộng sản đã không tạo điều kiện cho vua Bảo Ðại làm bổn phận của một người con, về Việt Nam thăm viếng người mẹ già bao năm xa cách . Cả ba chế độ đều không có được một cử chỉ nhân ái dành cho với một ông vua tuy bất tài nhưng hiền lành vô tội này.

Chuyện những nhà đại trí thức ngây thơ với Cộng sản trước 1975 đã không mở mắt được cho một số tổ chức hiện đang đấu tranh chống cộng dỏm ở hải ngoại. Chúng mang danh chống cộng như vẫn mơ màng ảo tưởng cộng tác với Cộng sản để mong kiếm ghế trong chính phủ Cộng sản ở quốc nội. Chúng cho người điều trần trước quốc hội các nước Âu Mỹ nói tốt cho Cộng sản để mong chiếm cảm tình với Cộng sản với mong ước Cộng sản sẽ chia cho chúng chút cơm thừa canh cặn về quyền lực chính trị sau này. Không ai khác mà chính là Ðảng Việt Tân cuả Hoàng cơ Ðịnh. Từ một đảng chống cộng chúng biến thành một dảng hợp tác với Cộng sản để mong chia chác quyền lực. Có lẽ con đường đấu tranh gian khổ đổ xường đổ máu dài lâu làm chúng nản chí và mong đi con đường tắt để có quyền lực là hợp tác với Cộng sản. Dĩ nhiên chúng chỉ làm trong sự dấu diếm khốn nạn trước sự khinh bỉ và nguyền rủa của người Việt hải ngoại. Tội nghiệp cho sự ngây thơ đáng nguyền rủa của chúng . Ðồng bào hải ngoại cần phải nhìn cho rõ bộ mặt nham nhở khốn nạn của những tổ chức chống cộng cuội này. Chúng hội họp khua môi múa mỏ ở đâu thì cũng nên mang cà chua trứng thối đến để tặng chúng. Bao nhiêu kinh nghiệm cay đắng của những người đã từng hợp tác với Cộng sản cũng không làm cho chúng mở mắt ra được vì giấc mơ quyền lực đã làm chúng u mê nên chúng đi theo đường làm tay sai cho Cộng sản mặc dù chúng mang danh nghĩa chống cộng. Thật đáng nguyền rủa và lên án cho bọn súc vật “xanh vỏ đỏ lòng “ này.

Người dân Việt nam hiện nay không những chán ghét Cộng sản vì chế độ chúng bất công, tham nhũng mà còn bất bình bức xúc về chuyện Cộng sản Việt Nam bán đất, dâng biển cho Trung Cộng và đem công nhân Tàu đỏ vào khai thác bô-xít ở Tây nguyên gây nên hiểm họa về môi trường sinh thái và nguy cơ mất nước. Người dân chắc chắn sẽ hưởng ứng tham gia lời kêu gọi “ bất tuân dân sự- biểu tình tại gia “ do Hòa Thượng Quảng Ðộ vào tháng 5 – 2009 sắp tới.

Cuộc đình công bãi thị này chắc chắn sẽ có sức ép rất lớn làm lung lay và rung rinh chế độ Cộng sản Việt Nam, một chế độ chỉ sống bằng bạo lực, dối trá và giờ đây cam tâm làm tay sai cho Trung cộng, bán tháo bán đổ mảnh giang sơn gấm vóc Việt Nam cho ngoại bang để mong duy trì quyền lực thống trị của chúng. Năm 2009 chắc chắn sẽ là một năm nay đầy biến động, làm lung lay tới gốc rễ chế độ gian ác Việt Cộng để từ đó đưa đến sự sụp đổ một ngày không xa. Biết bao lọc lừa, gian trá do chế độ Cộng sản này gây ra sẽ tan biến đi nhường chỗ cho một chế độ dân chủ đích thực, nhân bản, tự do để từ đó nhân dân Việt Nam nắm tay nhau xây dựng lại đất nước rách nát đau thương trong nền độc lập , tự chủ mới giành lại được.

Xin kết thúc bài viết bằng 2 bài thơ của nhà thơ Nguyễn chí Thiện, một người ngồi tù Cộng sản suốt 27 năm, để vạch ra cái gian trá lật lọng của Cộng sản với ước mong kể từ nay sẽ không coò ai ngây thơ tin tưởng vào những lời đường mật tuyên truyền của Cộng sản nữa. Qua năm tháng, sự dối trá đã phơi bày trơ trẽn và không còn có khả năng lừa bịp người nhẹ dạ được nữa.

* Ðảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng*

* Trước như trẻ thơ tôi nào biết được*

* Cộng sản là quân bất nhân tàn ngược*

* Thắt cổ dân đen đûủ các loại tròng !*

* ( Những suy nghĩ vụn vặt số 121)*

* *

* MỖI LẦM LỠ*

* Mỗi lầm lỡ, một mảnh lòng rạn vỡ*

* Song thời gian hàn gắn được đôi phần*

* Riêng cái lầm nơi đất đỏ dung thân*

* Thời gian khoét to và sâu, bất tận !*

* Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn*

* Lầm nơi, lầm lúc, lầm người *

* Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời*

* Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản !*

* ( 1963)*

Ngày mà chế độ không còn lừa bịp được người khác nữa là ngày bị đào thải, sụp đổ. Có điều đáng buồn là phải mất vài thế hệ mới gột rửa và xóa bỏ hết bao tàn tích dối trá, lọc lừa mà Cộng sản đã gieo rắc trong hơn nửa thế kỷ vào con người và xã hội Việt Nam,

Los Angeles, một trưa vắng lặng có nắng vàng hoe và chim kêu ríu rít giữa tháng 4 năm 2009

TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG

THẦY THÍCH QUANG LONG

*



*

MỘT ĐÓA SEN


Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Một vị sư - Một đóa sen

Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươi tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng trước mặt, ngay cả cái ván lót trên sàn nằm cũng toát ra hơi nóng. Những người tù nhân chính trị chế độ cũ như trong một lò ngục tối trên trần gian, ban ngày thì lao động khổ sai đổ mồ hôi không phải đổi lấy bát cơm mà đổi lấy ít thức ăn độn như khoai hay sắn hay bo bo mà vẫn không đủ no, ban đêm thì cố giỗ giấc ngủ trong cái nóng như nung như đốt ấy trong cái cảnh nằm xếp hai từng như cá đóng hộp trong buồng giam. Mồ hôi lại đổ ra cho đến khi mệt lả người đi thì giấc ngủ chập chờn mới đến.

Cái nóng kinh người đã kéo dài cả tháng nay và đồng ruộng đã nứt nẻ, các em bé chăn trâu mà Trung và các bạn gặp trên đường đi lao động cũng môi khô và chui vào các bụi cây trú nắng. Các giếng nước cũng từ từ khô cạn đưa đến nạn thiếu nước trầm trọng cho cả dân chúng những làng bên ngoài lẫn những người tù khốn khổ trong trại.

Buổi trưa hôm đó cũng như mọi ngày sau khi lao động về, ăn xong phần ăn trưa ít ỏi, các người tù cố nằm giỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ và mặt ngước nhìn thẳng lên trời. Những khi hạn hán thì thầy vẫn cầu nguyện như thế và sau đó chiều tối hay trước nửa đêm thể nào mưa giông cũng kéo đến. Đêm nay cũng thế, Trung cố giỗ giấc ngủ để mà mai còn sức trả cái nợ lao động nhưng không làm sao nhắm mắt được, mồ hôi trên người cứ nhỏ từng giọt như làm cho sức khỏe của anh cạn dần đi theo đêm. Anh nhớ tới thằng bạn thân nằm bên cạnh nói với anh hồi chiều rằng chỉ ước ao ông Trời cho một trận mưa chứ đã tù cả chục năm rồi cũng chẳng mơ ước xa xôi gì ngày trở về nữa.

Thế rồi, như một phép lạ những làn gió mát từ đâu từ từ thổi đến, len lỏi vào những khung cửa sổ, luồng dưới những cánh cửa buồng giam và từ xa xa vài lằn chớp nhoáng lên bên trời. Chẳng bao lâu sau thì những giọt mưa, ôi những giọt mưa cam lồ của Trời ban xuống như thêm sức mạnh cho những người tù biệt xứ lưu đày. Các buồng giam không ai bảo ai đều thức dậy và tung mùng ra để được hít thở những giây phút mát rượi của làn gió lùa vào trại giam.

Vô tình Trung nhìn xuống nơi vị sư già giam cùng buồng với anh, thầy vẫn như còn đang ngồi thiền trong mùng, mặt quay vào tường trong thế kiết già. Trung chợt hiểu và các bạn anh cũng hiểu rằng chính nhờ thầy cầu nguyện mà đã có trận mưa đêm nay. Vị sư già đó chính là Trung Tá Quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH – Thượng Tọa Thích Quang Long, một người tù xuất chúng đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu kính nể. Giang sơn của thầy cũng là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại Đức Tuyên Úy khác.

Anh nhớ đến thầy Khuê, một vị Tuyên Úy Phật Giáo và Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo võ đường Quang Trung, một vị Đại Đức mà anh rất mến thương và kính trọng, đã từng nói với anh rằng nếu nói về đạo Phật, về sự tu hành thì hãy lấy thầy Long mà làm gương; đừng vì một vài vị Tuyên Úy đã không nghiêm giữ được giới răn mà hiểu lầm về đạo Phật mà mất đi niềm tin.

Anh nhớ lại câu chuyện lúc mới bước chân vào trại giam Long Thành sau khi Sài Gòn sụp đổ và hầu như mọi người đều không biết bấu víu vào đâu, niềm tin vào các tôn giáo cũng bị lung lay thì một sự việc đã xảy ra làm mọi người đều kính trọng thầy, nhất là khi biết hai tòa đại sứ bạn đã đến đón thầy đi di tản trước đó nhưng thầy đã khẳng khái chối từ và thanh thản bước chân vào trại giam.

Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản. Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.

Thầy nhìn hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm rãi nhưng thật cương quyết thầy nói:
“Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”.

Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quãng đời biệt xứ lưu đày.

Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam thầy đều kính trọng vị sư già này, người mà lúc nào cũng như mỉm cười, hòa nhã, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ tất cả mọi tù nhân mỗi khi thầy có phương tiện.

Năm 1976, thầy cùng một số Tuyên Úy chuyển trại từ Nam ra Bắc và bị giam giữ tại trại 1 Sơn La hay còn gọi là trại Mường Thái là nơi mà trước kia Pháp đã từng giam giữ những tù nhân bị án lưu đày. Năm sau thì thầy có tên trong số những tù nhân di chuyển về trại Yên Hạ, trại giam này nằm dưới thung lũng và bao vây chung quanh bởi những dãy núi đá vôi, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trại Yên Hạ là nơi chuyên giam giữ những tử tội hình sự cướp của giết người mà đã được nhà nước “khoan hồng” tha cho tội chết.

Chỉ hơn một năm sau thì các tù nhân này dần dần kiệt sức vì lao động khổ sai, thiếu dinh dưỡng, thiếu ăn nhất là thiếu chất mỡ và đường, và vì khí độc từ dãy núi đá vôi phả vào từ chung quanh. Bởi thế chỉ sau một thời gian ngắn chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, ai nấy đều gầy như bộ xương còn biết đi. Khi đi lao động hay đi trở về trại, người ta chỉ thấy những bộ quần áo tù phấp phới bay mà chẳng thấy da thịt đâu. Thế rồi sau bốn năm trời giam cầm và lưu đày, một số những người tù lần đầu tiên được nhận một gói nhỏ tiếp tế cực kỳ quí giá từ gia đình trong Nam gửi ra, một số khác thì vẫn chưa nối lại được sợi dây với gia đình trong Nam. Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Thầy cũng không thoát được những vụ hỏi cung, một hình thức tra tấn tinh thần những người tù khốn khó này trong trại giam. Một tên cán bộ từ Hà Nội vào với mái tóc hoa râm có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đã hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Hắn vứt cho thầy tờ giấy để tối về khai báo những tội lỗi đã chống đảng, nhà nước và nhân dân trước kia khi hoạt động ở Sài Gòn cho Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sáng hôm sau, khi kêu ra làm việc tiếp tục, thầy đã nộp bản khai báo cho hắn, vừa xem xong thì hắn đùng đùng nổi giận ném tờ khai xuống bàn và quát tháo:

“Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? anh muốn tù rục xương ra không?”.

Vẫn thái độ bình tĩnh và từ tốn của một vị cao tăng thầy chậm rãi trả lời:

“Thì đây chính là những gì mà tôi đã làm và đã tụng niệm khi xưa, có thể thôi!”.

Hắn với vẻ mặt hầm hầm liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại một cách thành khẩn để được sớm khoan hồng. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp cho hắn một tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhã. Đến đây thì hắn nổi điên lên và mạt sát thầy thậm tệ và đe dọa rằng thầy sẽ tù mọt gông và đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời rằng:

“Các ông cứ việc giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hãy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.

Từ đó đến sau, chúng ít khi kêu thầy ra hỏi cung nữa cho đến mãi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà thì trong các vị Tuyên Úy bị hỏi cung có tên thầy. Nhưng đặc biệt lần này chúng gọi thầy bằng thầy chứ không gọi là anh như trước nữa, tuy nhiên chúng vẫn dụ dỗ thầy nhận tội để được khoan hồng. Thầy trả lời rằng các ông cứ thả hết các ông đại đức tuyên úy ra đi vì họ chẳng có tội lỗi gì hết tất cả đều do tôi và họ đều làm theo chỉ thị của tôi hết, muốn gì thì cứ giữ tôi ở lại đến bao lâu cũng được. Chúng đành chào thua và chỉ vài tháng sau thì thầy có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại cùng với tất cả các đại đức và những vị mục sư linh mục khác trong các Nha Tuyên Úy quân đội.

Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc.

Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Ký cũ ở Sài Gòn để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đình Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu sòng và phe phẩy chiếc quạt đã sờn rách và môi luôn nở nụ cười hiền hậu giống như một ông già nhà quê chất phát hiền lành.

Chùa Vĩnh Nghiêm có vời thầy ra nhưng thầy vẫn ở lại Giác Ngạn – ngôi chùa mà thầy góp công xây dựng lên và trụ trì cho tới khi mất nước – cho tới khi thầy viên tịch vài năm sau đó.
Viết xong ngày 28 tháng 4 năm 2004, mùa xuân tại Cali

http://toandanlentieng.blogspot.com/2010/03/mot-vi-su-mot-oa-sen.html

*