Monday, March 15, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ

*



TRUNG QUỐC XUỐNG NƯỚC

VÌ LO SỢ

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

UNICODE: http://viettudan.net

Geneva, 11.03.2009

Đầu tuần này, 08.03.2010, giới Tài chánh có những ngạc nhiên và nghi ngờ về thái độ của Trung quốc trước áp lực Tiền tệ và Thương mại Quốc tế, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu. Đài RFI (Radio France Internationale) phỏng vấn chúng tôi ngay chiều 08.03.2010 về thái độ này của Trung quốc. Thực vậy, trong cuộc Họp báo thứ Bẩy 06.03.2010, những lời tuyên bố của Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, về khả năng tăng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ (Yuan)/Đo-la không đi theo những tuyên bố cứng nhắc của Thủ tướng Oân Gia Bảo trước đó rằng Trung quốc không nhượng bộ đối với bất cứ áp lực nào từ nước ngòai về tỷ giá Yuan/Đo-la. Trong khi ấy, cũng trong cuộc Họp báo ngày hôm sau, Chúa nhật 07.03.210, Dương Khiết Trì, Ngọai trưởng Trung quốc, nhắc ra những căng thẳng hiện nay giữa Hoa kỳ và Trung quốc với những vụ như : (i) Hoa kỳ bán vũ khí cho Đài Loan mà Trung cộng vẫn coi là một Tỉnh của mình, (ii) Hoa kỳ gặp Đức Đạt Lai Lạ Ma mà Trung quốc luôn luôn coi là người khuấy động mọi nơi nhằm tách Tây Tạng ra khỏi lãnh thổ Trung quốc, (iii) Trung quốc chủ trương không trừng phạt về nguyên tử đối với Iran, một nước cung cấp dầu lửa, đứng hàng thứ ba, cho Trung quốc.

Đài RFI hỏi tôi câu cuối cùng là nếu Trung quốc chỉ hứa lần hồi, có thể để đánh lừa, thì liệu có thể xẩy ra một cuộc Chiến tranh Thương mại hay không ? Hỏi bất ngờ như vậy, tôi không dám khẳng định liền.

Hôm nay, trước khi viết bài này, tôi đọc thêm một số bài mà chính tôi đã viết trước đây về thái độ sợ sệt của Trung quốc đối với việc Che Chở Mậu dịch ngay trong những lần họp Davos, trong những dịp nhóm lại G20 và nhất là kiểm điểm lại 66 biện pháp Che Chở Mậu dịch mà các nước đã đưa ra, rồi nhớ rõ lại lời báo động gần đây nhất của ông LAMY, Tổng Giám đốc WTO, rằng lượng Mậu dịch Thế giới trong năm 2009 giảm 12%, một việc tụt dốc chưa từng có kể từ 20 năm nay.

Đọc lại những phân tích về tình trạng tụt dốc Mậu dịch Thế giới, tôi hiểu rằng nếu Trung quốc vẩn ương ngạnh tính tóan lừa đảo Thế giới, thì một cuộc Chiến tranh Thương mại rất có thể xẩy ra mà Trung quốc sẽ là nạn nhân. Có thể viễn tượng Chiến tranh Thương mại này đã làm cho Trung quốc phải tuyên bố như cuối tuần vừa rồi.

Chúng tôi đề cập những khía cạnh sau đây:

=> Những gian giảo Thương mại của TQ làm Thế giới bực mình và có biện pháp

=> Hoa kỳ bầy tỏ công khai thái độ cứng rắn

=> Phân tích thái độ xuống nước của Trung quốc

=> Trung cộng là nạn nhân của Chiến tranh Thương mại

Những gian giảo Thương mại của TQ

làm Thế giới bực mình và có biện pháp

Việc gian giảo trong phẩm chất hàng hóa đã làm thương hiệu MADE IN CHINA giảm xuống khiến Trung quốc phải dùng Tài chánh trợ lực để bán hàng hóa tại những nước nghèo. Những hàng độc hại sẽ mang ảnh hưởng xấu cho sức khỏe dân nghèo trong dài hạn.

Trong nội địa Trung quốc

Nhà Nước Trung quốc đã áp dụng việc khai thác nhân công từ nông thôn một cách phi nhân bản. Những nhân công du mục này bị bóc lột. Chế độ hộ khẩu đã tước đọat quyền cư ngụ của những nhân công du mục không được trở thành những người thuộc thành thị để có thể được hưởng những quyền lợi khi đến các thành thị làm việc. Kinh tế Trung quốc tập trung vào những thành thị ven biển. Những nông dân từ nội địa ra thành thị làm công nhân và bị bóc lột sức lao động, không có những quyền lợi được hưởng của người cư ngụ tại thành thị. Những hiệu quả Kinh tế/Thương mại dành cho nhóm đảng Mafia Cộng sản và những dân thành thị được ưu đãi.

Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, viết về hiệu quả Kinh tế/Thương mại Trung quốc như sau: “It is absurd that a poor country (national income per capita was some $3,000 las year) should be devoting its human and physical resources to producing gadgets for the enjoyment of consumers elsewhere when ordinary Chinese are not reaping the fruits from this effort. A large part of proceeds is instead saved and recycled into lending to rich western countries” (Thật là phi lý một nước nghèo (thu nhập quốc gia theo vốn là khỏang $3,000 năm ngóai) đã hy sinh nguồn nhân lực và vật chất để sản xuất những lọai hàng nhất thời mua vui cho những khách tiêu thụ nơi khác trong khi ấy những người Trung quốc bình thường không được hưởng những thành quả từ sự cố gắng ấy. Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và chuyển thành những vốn cho những nước giầu Tây phương vay).

Những người tiêu thụ tại những nước giầu bắt đầu ngượng ngùng và khó chịu khi tiêu thụ hững hàng này từ sự bóc lột vô nhân bản.

Tại những nước trong vùng Á châu

Ngòai việc bóc lột nhân công như trên vừa nói, Trung quốc còn xử dụng tỷ giá hối đoái thấp của đồng Yuan để làm cho hàng hóa rẻ thêm nữa nhằm tăng cường xuất cảng. Những nước nghèo Á châu cũng làm việc cho xuất cảng và sản xuất những hàng hóa tương tự như Trung quốc. Việc tràn lan những hàng hóa rẻ tiền Trung quốc sang các nước nghèo Á châu giết chết sản xuất của những nước nghèo này. Đồng thời tỷ giá thấp đối với đồng Đo-la còn làm tăng thêm cạnh tranh của hàng Trung quốc đối với những nước nghèo chung quanh khi xuất cảng hàng hóa sang Tây phương liên hệ đến thanh khỏan Đo-la. Việc Trung quốc cố thủ giữ tỷ giá hạ đồng Yuan là lý do chính đang gây bực tức tại các nước Á châu khiến những nước chính trong khối ASEAN yêu cầu hõan lại việc áp dụng Tự do Mậu dịch giữa Trung quốc—Asean, theo ký kết nguyên tắc, bắt đầu được thi hành từ năm nay 2010. Ngòai ra Trung quốc còn xử dụng USD.45 tỉ cho những nước nghèo Á dông để thiết lập những cơ sở phân phối hàng, thậm chí cho hối lộ để đầu cơ. Thái độ nghi ngại của ASEAN là tất nhiên. Những nước Á châu như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Việt Nam... đã quá am tường tính cách làm ăn của người Trung quốc.

Tại những nước Phi châu

Trung quốc xử dụng USD.42 tỉ cho một số nước Phi châu. Tại vùng này, Aâu châu đã lên tiếng gọi đây là chủ trương Tân thuộc địa của Trung quốc. Những nước Phi châu đã là cựu thuộc địa của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... Lục địa cổ Aâu châu cần nguyên vật liệu từ Phi châu. Cách đây chừng 25 năm, Mỹ đã có nhũng đụng độ với Pháp về quyền lợi dầu lửa tại vùng Vịnh Guinée. Mỹ cũng đành phải nhượng bộ với những cựu Thực dân Pháp lâu đời ở vùng này.

Trung quốc dễ xử dụng khí giới tiền bạc để hối lộ những chính phủ để lấy nhượng địa, tài nguyên cũng như mở những đầu cầu xuất cảng hàng hóa rẻ tiền, độc hại. Tình trạng hối lộ đã bị quốc tế công kích. Thực vậy, chính trong cuộc họp báo Chúa nhật ngày 07.03.2010 tại Bắc kinh, Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Ngọai trưởng Trung quốc, đã phải lên tiếng chống đỡ đối với những công kích quốc tế. Ký giả Geoff DYER từ Bắc kinh viết: “Mr.Yang also rejected criticism that China’s economic ties with Africa were encouraging more corruption and hurting labour conditions. Some people are not happy to see the development of China-Africa relations“. (Oâng Dương chối bỏ lời công kích rằng sự kết nối kinh tế của Trung quốc với Phi châu đã cổ võ tham nhũng và làm thiệt hại những điều kiện lao động. Một số người không hài lòng về việc mở rộng những liên hệ Trung quốc—Phi châu) (Financial Times 08.03.2010, p.2).

Thị trường Liên Aâu và Hoa kỳ

Đây là hai Thị trường tiêu thụ chính yếu. Từ năm 2001, khi Trung quốc nhập WTO, hàng Trung quốc, nhất là hàng may mặc, hàng da dầy, đồ chơi trẻ em, thực phẩm... lan tràn hai Thị trường này.

Trước khi xẩy ra cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế, Liên Aâu và Hoa kỳ, vì hy vọng bán máy móc, những thiết bị kỹ nghệ cho Trung quốc, nên có những thả lỏng. Nhưng dần dần, nhất là trong cuộc Khủng hỏang, Liên Aâu và Hoa kỳ bắt đầu thắt chặt việc nhập cảng từ Trung quốc, cụ thể là những hàng hóa sau đây:

=> Kiểm sóat chặt chẽ và từ chối những hàng mang độc hại

=> Liên Aâu tăng thuế nhập đối với hàng may mặc và da dầy

=> Mỹ tăng thuế nhập lốp xe hơi

=> Những nước Đông Aâu và một số nước vùng Địa Trung hải bị canh tranh rất thiệt hại bởi hàng Trung quốc, nhất là hàng tiểu công nghệ.

Hoa kỳ bầy tỏ công khai thái độ cứng rắn

Từ thời TT.BUSH, vấn đề Trung quốc cố thủ xử dụng tỷ giá thấp của đồng Yuan làm lợi khí cạnh tranh thương mại đã được Hoa kỳ yêu cầu Trung quốc hủy bỏ.

Nếu trong chuyến viếng thăm Trung quốc của TT.OBAMA, thái độ của Hoa kỳ chỉ dừng ở lới khuyên nhẹ nhàng, thì trong những thời gian gần đây, Chính quyền Obama đã công khai bầy tỏ thái độ cứng rắn.

Các Ký giả Andrew BATSON, Terence POON, Shai OSTER, đã viết: “Mr.Obama told Democratic Senators earlier this year that he will “get much tougher” with China on trade issues, including the currency. The US Treasury in April called China a “currency manipulator” (Oâng Obama đã nói với những Thượng nghị sĩ Dân chủ, dịp đầu năm nay, rằng ông sẽ “cứng rắn thực sự” đối với Trung quốc về những vấn đề thương mại, gồm cả vấn đề tiền tệ. Bộ trưởng Ngân khố, tháng tư vừa rồi, đã gọi Trung quốc là người “mưu mẹo xử dụng tiền tệ”. (The Wall Street Journal 08.03.2010, p.10).

Thái độ cứng rắn này còn được tỏ lộ trong những quyết định sau đây:

=> Quyết định bán khí giới trị giá USD.6 tỉ cho Đài Loan mà Trung quốc coi là việc vi phạm chủ quyền của mình. Trung quốc vẫn coi Đài Loan là một Tỉnh thuộc chủ quyền Trung quốc.

=> TT.Obama quyết định gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma mà Trung quốc coi là người phản lọan muốn tách rời Tây Tạng ra khỏi lãnh thổ Trung quốc. Hoa kỳ đã tiếp đón người thù địch của Trung quốc.

=> Đối với vấn đề nguyên tử Iran, Hoa kỳ nhất quyết đặt những trừng phạt. Những trừng phạt này động chạm đến quyền lợi dầu lửa của Trung quốc. Iran là nước quan trọng thứ ba về việc cung cấp dầu lửa cho Trung quốc.

Những sự việc trên đây cho thấy sự căng thẳng giữa hai nước Mỹ và Trung quốc. Những căng thẳng này có thể dược đàm phán dàn hòa. Nhưng điều tối quan hệ đối với Trung quốc là vấn đề làm ăn Kinh tế. Sự căng thẳng này có thể dẫn tới tình trạng Che chở Mậu dịch gay gắt mà Trung quốc đã ngại sợ từ lâu: từ những cuộc họp Davos, từ những nhóm lại của G20 mà Trung quốc luôn luôn kêu gọi tự do mậu dịch. Che Chở Kinh tế/Thương mại đã trở thành như con ma ám ảnh trong đầu óc của Trung quốc.

Ban Biên Tập Nhật Báo New York Times ngày 13 tháng 12 năm 2010 đã phác họa cái viễn tượng con ma Che Chở Kinh tế/ Thương mại đang rình rập mà nếu Trung quốc cứ ngoan cố, nó sẽ hiện ra (http://www.nytimes. com/2010/ 01/12/opinion/ 12tue1.html):

“Nền kinh tế của Trung Quốc có kết quả trong vòng 20 năm qua bằng cách mở cửa cho đầu tư từ nước ngoài và kềm giá đồng Quan (so với đồng Mỹ kim), họ đã phát triển nhờ vào sức tiêu thụ của các nước phát triển.

Nhưng đồng thời chính sách này đã mang đến nhiều yếu kém cho nền kinh tế toàn cầu. Nếu Bắc Kinh tiếp tục đường lối nói trên thì nhiều nước sẽ phải dùng đến biện pháp duy nhất là bảo hộ mậu dịch nhằm ngăn chận hàng hoá giá rẻ giả tạo từ Trung Quốc. Cuộc chiến mậu dịch một khi xảy ra rất khó kiểm soát, sẽ ảnh hưởng đến xuất cảng của mọi quốc gia và chận đứng phát triển nơi nơi.

Hàng hoá Trung Quốc đổ ào ạt ra thế giới đã đè bẹp các nhà sản xuất tại các nước đang phát triển. Việc này nếu đã tệ hại khi nền kinh tế thế giới còn phồn thịnh thì lại càng nguy hiểm hơn trong giai đoạn suy thoái hiện tại. Trong nhiều quốc gia các gói kích cầu đã không đạt được tác dụng vì tiền của chính phủ đầu tư rơi một phần nhằm mua đồ giá rẻ từ Trung Quốc nên không tạo công tạo được công ăn việc làm trong nước.

Sau khi thả nổi đồng Yuan tăng giá dần trong vòng ba năm, Bắc Kinh từ mùa hè năm 2008 đã siết đồng Nhân Dân Tuệ theo giá trị Mỹ Kim và trụt xuống so với Euro và tiền Yen, tạo áp lực nặng nề đến Âu Châu và Nhật Bản.

Chính sách “làm nghèo các nước lân bang” của Bắc Kinh khiến nền kinh tế thế giới khó phục hồi. Khi các gói kích cầu chấm dứt thì các nước sẽ phải dựa vào xuất cảng để phát triễn trong hoàn cảnh dân chúng trong nước cắt giảm chi tiêu, nhưng xuất cảng sẽ khó hơn nếu hàng hoá Trung Quốc tiếp tục đổ ồ ạt với giá rẻ mạt. Cán cân mậu dịch nghiên về Trung Quốc rõ rệt từ tháng 12-2009 sau khi sút giảm trong vòng 1 năm, và dự đoán sẽ nhảy vọt trong năm 2010.

Bắc Kinh có thể chọn lựa các chính sách lành mạnh hơn, chẳng hạn như dùng trử lượng ngoại tệ khổng lồ vào các chương trình xã hội: bảo hiểm sức khoẻ, giáo dục và lương bổng hưu trí nhằm nâng cao đời sống dân chúng.

Bắc Kinh chắc hẳn sẽ phải đối phó với biện pháp giới hạn mậu dịch nếu tiếp tục kềm giá đồng Quan. Chính quyền Obama đã phải nhượng bộ áp lực trong nước và tăng thuế lên vỏ xe hơi và ống sắt nhập cảng từ Trung Quốc. Quốc Hội Mỹ giờ này vẫn im lặng nhưng ngườì ta có thể cảm nhận tâm lý trả đủa tăng dần mọi nơi.

Ấn Độ đã nộp một chồng hồ sơ tố cáo các vi phạm mậu dịch tự do của Trung Quốc. Diễn Đàn Hợp Tác Mậu Dịch Á Châu – Thái Bình Dương mới đây kêu gọi “thả nổi giá biểu tiền tệ theo thị trường”, ý muốn ám chỉ chính sách siết giá đồng Yuan của Bắc Kinh.

Một trận chiến mậu dịch với Trung Quốc sẽ tác hại không lường và ảnh hưởng lan rộng toàn cầu. Tự chế là cần thiết, nhưng chúng tôi (Ban Biên Tập Báo New York Times) e rằng không ai có thể chờ đợi lâu hơn nữa vào Bắc Kinh thay đổi chính sách của họ“.

Ngày 14.01.2010, dưới đầu đề GIAN GIẢO KINH TẾ/THƯƠNG MAI TQ LÀM THẾ GIỚI BỰC TỨC VÀ CÓ BIỆN PHÁP, sau khi liệt kê ra những tính tóan gian trá Kinh tế/Thương mại, chúng tôi đã viết đọan kết luận như sau:

Tại cuộc Họp tại Luân Đôn của G20 đầu tháng tư 2009, vấn đề cấp bách cho G20 là Che Chở Kinh tế (Protectionism).

Chính những quốc gia thuộc G20 đã tự động lấy những Biện pháp Che Chở Kinh tế (Mesures protectionnistes). Tổng cộng đã đếm được 66 Biện Pháp. Đó là lời la hỏang của Oâng ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), của Oâng STRAUSS, Tổng Giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF/FMI), của Ong LAMY, Tổng Giám đốc Mậu Dịch Thế Giới (WTO/OMC).

Con Ma CHE CHỞ KINH TẾ (Spectre Protectionnisme/Spectre Protectionism) hiện ra nguyên hình, chứ không phải là bóng ma chập chờn. Đó là vấn đề mà G20 phải giải quyết thực sự. Nhưng vấn đề này không thể giải quyết được.

Những nước đến cuộc Họp thượng đỉnh sẽ cao giọng nêu ý chí triệt hạ Protectionism, nhưng thực tế mỗi nước đã tự động lấy những Biện Pháp Che Chở Kinh tế rồi. Vì vậy, về vấn đề này, những thành viên đến họp G20 chỉ nói xạo. Miệng nói lớn tiếng là Tự do Mậu Dịch, nhưng lại âm thầm làm Che Chở Kinh tế.

Khi ông LAMY, Tổng Giám đốc WTO báo cho Thế giới biết là Lượng Mậu dịch Thế giới giảm 12%, chưa từng có từ 20 năm nay, thì lời cảnh cáo này chắc chắn phải làm cho Trung quốc sợ hãi.

Là người Việt Nam, chúng ta dễ hiểu cái lo sợ nhất của Trung quốc. Đó là miếng ăn. Người Trung quốc gặp nhau, họ chào nhau là “Nị ăn cơm chưa ? “ chứ không nói là “Nị có khỏe không ?“. Họ lo lắng miếng ăn trước tiên. Đụng đến thiệt hại miếng ăn họ mới sợ, chứ còn mắng chửi họ, họ cũng chỉ cười hề hề cho qua chuyện.

Phân tích thái độ xuống nước của Trung quốc

Khi trả lời câu hỏi đầu tiên của Đài RFI về tại sao lúc này, qua những cuộc Họp báo cuối tuần vừa rồi, Trung cộng tỏ ra xuống nước về tỷ giá giữa đồng Nhân Dân Tệ và Đo-la, tôi trả lời liền rằng với thái độ công khai tỏ ra cứng rắn của Hoa kỳ, Trung cộng sợ nó biến thành những quyết định Che Chở Mậu dịch dứt khóat, hay một tình trạng Chiến Tranh Thương Mại bắt đầu từ Quan thuế, rồi những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires), đến những Biện pháp trả thù (Mesures de Représailles).

Thực vậy, trước những cuộc Họp báo cuối tuần vừa rồi, người ta vẫn nhớ những lời tuyên bố ngạo mạn, đầy khinh miệt các nước khác thóat từ miệng Thủ tướng Oân Gia Bảo khi những nước khác muốn áp lực để Trung quốc tăng tỷ giá đồng Yuan: “We will not yield to any pressure... forcing us to appreciate (Yuan)” (Chúng tôi sẽ không nhượng bộ đối với mọi áp lực nào... buộc chúng tôi phải tăng tỷ giá (Nhân Dân Tệ) (Financial Times 08.03.2010, p.2).

Nhưng thứ Sáu 05.03.2010, chính Thủ tướng Oân Gia Bảo sửa lại thái độ cứng nhắc, ngạo mạn trên đây. Ký giả Andrew BATSON viết: “On Friday, Premier Wen Jiabao reaffirmed that China will continue to keep the Yuan “basically stable””. (Ngày thứ Sáu, Thủ tướng Oân Gia Bảo tái khẳng định rằng Trung quốc sẽ tiếp tục giữ đồng Yuan “ổn định một cách căn bản”. Nhưng thế nào là “ổn định một cách căn bản”? Đây là câu nói trống, nhưng dầu sao cũng để cho thấy khả năng thay đổi khi mà những quyền lực liên hệ đến đồng Yuan quyết định việc thay đổi như thế nào.

Thái độ của Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc cũng đã thay đổi đối với đồng Đo-la. Chính ông đại diện Trung quốc, lớn tiếng kêu gọi Thế giới hãy truất ngôi Đo-la và thay thế vào đó bằng một Đơn vị Tiền tệ khác. Ngày 23.03.2009, Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, đã cho đăng lên mạng www.pbc.gov.cn lời tuyên bố như sau (theo bản dịch của Nhật báo LE MONDE ngày 10.11.2009, p.3) :

”L’objectif adéquat est donc de créer une monnaie de réserve internationale qui soit déconnectée de nation individuelle et se montre capable de rester stable sur le long terme. Comparée à la gestion séparée des réserves par chaque pays, la gestion centralisée d’une partie des réserves globales par une institution internationale de référence sera bien plus efficace pour contrer la spéculation et stabiliser les marchés financiers.” (Mục đích phù hợp là tạo ra một đồng Tiền dự trữ quốc tế tách rời ra khỏi một quốc gia riêng lẻ và có khả năng đứng bền vững trong trường kỳ. So sánh với việc quản trị riêng lẻ những dự trữ của từng quốc gia, việc quản trị tập trung những dự trữ tổng quát bởi một Tổ chức Quốc tế làm quy chiếu sẽ hữu hiệu hơn nhiều để chống lại đầu cơ và tạo bền vững cho những Thị trường Tài chánh).

Nhưng thái độ của Chu Tiểu Xuyên đã thay đổi kể từ cuộc Phát biểu ngày thứ Bẩy 06.03.2010. Đồng Yuan vẫn bám chặt lấy đồng Đo-la va có thể trở lại trạng thái thay đổi tỷ giá bình thường theo chuyển biến của Đo-la. Bản tin của Reuters đáng đi từ Bắc Kinh ngày 08.03.2010, tóm tắt như sau (Bản dịch Pháp ngữ của Gwénaelle BARZIC):

“Lors de la session annuelle de l’Assemblée nationale populaire (Parlement), le gouverneur de la Banque populaire de Chine Zhou Xiaochuan a déclaré que Pékin serait un jour ou l’autre contraint d’abandonner cette politique “spéciale” du yuan, qui fait partie des diverses mesures prises par les autorités pour limiter l’impact de la crise. L’expérience a montré que ces politiques ont été positives, en contribuant à la fois au resdressement de notre économie et de l’économie mondiale. Les problèmes concernant le retrait de ces politiques apparaitront tôt ou tard. Si nous devons retirer ces politiques inhabituelles et revenir à des politiques économiques ordinaires, nous devons être extrêmement prudents dans le choix du calendrier. Cela inclut également la politique de taux de change du renminbi.” (Nhân dịp họp hàng năm của Quốc Hội Nhân dân, Thống dốc Ngân Hàng nhân dân Trung quốc Chu Tiểu Xuyên đã tuyên bố rằng Bắc Kinh, một ngày nào đó, buộc phải bỏ chính sách “đặc biệt” của đồng Yuan, chính sách làm thành phần của những biện pháp quyết định bởi Nhà Nước nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của khủng hỏang. Kinh nghiệm cho thấy rằng những chính sách này là tích cực, đóng góp vào việc khôi phục nền kinh tế của chúng ta và nền kinh tế của thế giới. Những vấn đề liên quan đến việc rút lại những chính sách này sớm muộn sẽ đến. Nếu chúng ta phải rút lại những chính sách bất thường này, chúng ta phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn lịch trình. Điều này cũng bao gồm cả chính sách tỷ giá của đồng nhân dân tệ.)

Qua những lời tuyên bố này, những quan sát viên tài chánh/thương mại quốc tế thấy Chu Tiểu Xuyên tìm cách chữa nhẹ đi những chủ trương gian giảo của Trung quốc, như:

* Oâng nói rằng đây là những chính sách “đặc biệt” được quyết định để chống khủng hỏang. Thực ra đây là những chính sách thường xuyên, nhất là chính sách giữ tỷ giá đồng Yuan thấp, nhằm cạnh tranh xuất cảng đã được áp dụng từ lâu, chứ không phải chỉ đặc biệt trong thời khủng hỏang.

* Oâng cũng cố tình nói rằng những chính sách này không những có lợi cho kinh tế Trung quốc mà cho cả kinh tế thế giới nữa. Thực ra đây là những chính sách không những hòan tòan có lợi cho Trung quốc, mà còn nhằm giết những kinh tế các nước khác nữa.

Những lời tuyên bố sẽ rút lại những chính sách “đặc biệt” và bất thường để trở lại những nguyên tắc kinh tế bình thường chỉ là muốn tung ra một hy vọng, nhưng người ta không biết việc rút lại những chính sách ấy ở thời điểm nào.

Đặc biệt chính sách tiền tệ, người ta không biết sẽ tăng tỷ giá đồng Yuan khi nào và tăng bao nhiêu.

Trước những áp lực cấp bách của Thế giới, Trung quốc chỉ tung ra lời hứa như một hy vọng trống trải bởi vì không cho biết tầm mức quan trọng thay đổi như thế nào và bao giờ mới thay đổi.

Ngòai ra, đây chỉ là những lời tuyên bố của Thống đốc Ngân Hàng, còn việc quyết định thay đổi chính sách phải tùy thuộc Chính phủ, tùy thuộc những Bộ liên hệ mà chính yếu là Bộ Thương Mại. Thực vậy ông Chen Deming, Bộ trưởng Thương mại đã cho biết rằng để có thể lấy lại mức xuất cảng như trước cuộc Khủng hỏang, cần tối thiểu 3 năm nữa. Như vậy việc bỏ tỷ giá đồng Yuan thấp thiết cần để nâng đỡ xuất cảng, chưa có thể xẩy ra trong tương lai gần được.

Thế giới, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu, không thể chỉ vì một hy vọng thay đổi trống trải, không định thời điểm, không cho thấy tầm vóc, mà cứ ngồi đợi Trung quốc, hứng chịu những hậu quả thiệt thòi về thương mai hay sao.

Người ta cũng có thể hiểu rằng những tuyên bố của Chu Tiểu Xuyên chỉ vì sự đe dọa Che Chở Kinh tế/Thương mại mà phải nói ra để làm giảm sự căng thẳng mậu dịch quốc tế, nhất là trước thái độ công khai cứng rắn của Hoa kỳ và Liên Aâu.

Trung cộng là nạn nhân

của Chiến tranh Thương mại

Obama có thể nói “Buy America” mà không ngại sợ. Nhưng Hồ Cẩm Đào không dám nói ra câu “Buy China” vì ông luôn luôn sợ hãi Con Ma Che Chở Kinh tế/ Thương mại. Nếu những lời tuyên bố thay đổi trên đây của Trung quốc chỉ là một mưu kế làm giảm căng thẳng để rồi Trung quốc vẫn tiếp tục những chính sách thương mại thủ lợi cho mình, đồng thời làm hại cho những nước khác, thì liệu Liên Aâu, Hoa kỳ và những nước thuộc vùng Kinh tế Thái Bình Dương có ngồi yên hay phải tuyên bố những biện pháp Che Chơ Kinh tế/Thương mại. Dù ý chí của Trung quốc có thành thực thay đổi đi nữa, thì một số nhà Tài chánh nhận thấy rằng Trung quốc rất khó lòng đưa ra một lịch trình tăng tỷ giá đồng Yuan của mình vì hai lý do chính yếu sau đây:

* Kinh tế Trung quốc dồn tòan lực vào xuất cảng. Việc tăng tỷ giá đồng Yuan ảnh hưởng trực tiếp đến tụt dốc xuất cảng, nhất là ở thời kỳ mà Hoa kỷ cũng như Liên Aâu giảm nhập cảng.

* Lý do thứ hai thuộc phạm vi tài chánh. Một lịch trình tăng tỷ giá đồng Yuan sẽ làm cho vốn nước ngòai ào vào Trung quốc để thu lợi do việc tăng tỷ giá đồng Yuan. Sự chênh lệch tỷ giá giữa hai thời điểm đủ cho vốn lưu động đầu tư nước ngòai ào vào để chia lợi do chênh lệch tỷ giá đồng tiền. Việc vốn nước ngòai ào vào này còn tạo ra tình trạng lạm phát mà Trung quốc rất sợ hãi.

Như vậy việc tăng tỷ giá đồng Yuan có tính cách khó khăn khách quan đứng về mặt tài chánh. Nếu vẫn khư khư giữ tỷ giá thấp, thì cái nguy hiểm là tạo một tình trạng căng thẳng quốc tế dẫn đến Che Chở Kinh tế/Thương mại. Còn nếu quyết định thực sự tăng tỷ giá, tạo hướng tăng đồng Yuan, thì vốn đầu cơ nước ngòai dồn vào để chia phần chênh lệch tỷ giá.

Dầu sao Con Ma Che Chở Kinh tế/Thương mại đã hiện ra và Oâng LAMY, Tổng Giám đốc WTO đã công bố việc tụt dốc 12% về lương mậu dịch thế giới như chúng tôi đã trình bầy trên đây. Tình trạng căng thẳng hiện nay giữa Trung quốc và Liên Aâu, Hoa kỳ và những nước thuộc Khối Thái Bình Dương có thể đưa đến những Biện pháp khắt khe không giá biểu (Mesures non-tarifaires) và những Biện pháp trả đũa thương mại (Mesures de Représailles commerciales bilatérales). Đây là tình trạng Chiến tranh Thương mại. Khi mà biên giới quan thuế đóng lại, thì nạn nhân của cuộc Chiến tranh này là Trung quốc bởi lẽ Dân chúng Trung quốc thiếu Khả năng Tiêu thụ, không đủ khả năng mua tất cả những hàng hóa do chính Trung quốc sản xuất ra. Nên lưu ý rằng Khả năng tiêu thụ của 1’300 triệu dân Trung quốc chỉ tương đương với 16% số Tiêu thụ của 300 triệu dân Mỹ.

Không có tiêu thụ, thì sản xuất chết !

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế


*

No comments: