Sunday, March 7, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * CHÍNH TRỊ KINH TẾ

*

NHỮNG NHẬN ĐỊNH THEO DÒNG THỜI SỰ:

LIÊN-ÂU VÀ VIỆT NAM:

VIỄN TƯỢNG BẾ TẮC

ĐÀM PHÁN MẬU DỊCH



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN,
Kinh tế Geneva, 04.03.2010

Tờ The Wall Street Journal ngày 03.03.2010 loan tin rằng hôm qua thứ Ba/02.03.2010, Liên Âu và Việt Nam bắt đầu đàm phán về Mậu dịch song phương giữa Liên Âu và Việt Nam. Sau thất bại của Daho Round tổng quát trong khuôn khổ WTO, các Khối quốc gia đi tìm những đàm phán mậu dịch song phương. Thực ra ý tưởng đàm phán song phương giữa Liên Âu và Việt Nam đã manh nha từ lâu, rồi bỏ bẵng đi, nay lấy lại mà thôi. Liên Âu, nhất là Pháp, nhằm bán xe hơi, những thiết bị máy móc cho Việt Nam. Việt Nam nhằm xuất cảng những hàng nông nghiệp, hàng may mặc sang Liên Âu. Theo một số nhà phân tích, cuộc đàm phán mậu dịch song phương này có một số những bế tắc.


Thời điểm đàm phán Cuộc đàm phán rơi đúng vào thời điểm mà Liên Aâu đang bối rối, khủng hỏang trong chính những nước thuộc Vùng Euro của họ. Những nhà Chính trị đã quá vội thống nhất đồng Tiền (Euro) trước khi giải quyết những khác biệt Kinh tế giữa các nước thành viên để có những chỉ đạo thống nhất. Liên Aâu đang gặp khủng hỏang vì khác biệt Kinh tế/Tài chánh giữa một số thành viên, mà Hy Lạp là điển hình. Những nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đang bị đe dọa như trường hợp Hy Lạp. Liên Âu cũng đã có một số kinh nghiệm về Tự do Mậu dịch khi hàng may mặc Trung quốc tràn đầy vào và làm thiệt hại cho ngành nghiệp này tại Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và ngay tại Pháp. Liên Aâu cách đây hai năm đã phải lấy những biện pháp ngăn chặn hàng may mặc Trung quốc. Họ cũng đã lấy biện pháp đối với hàng da đến từ Trung quốc và Việt Nam.


Riêng về những hàng nông nghiệp, Liên Âu cũng có những nước nông nghiệp, ngư nghiệp chính như Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Pháp, Hy Lạp. Họ cần phải che chở những nước này trong khối Liên Aâu. Về chăn nuôi và những hàng công nghệ nhẹ, thường dùng, Liên Aâu có những nước Đông Aâu với nhân công rẻ. Bắt đầu Phong trào dân chúng Liên Âu công kích việc sản xuất tại Trung quốc để làm tăng thất nghiệp tại Liên Aâu. Khuynh hướng là đưa việc sản xuất những hàng rẻ tiền về cho những nước Đông Aâu trong khối của họ. Ngại sợ hàng hóa Trung quốc, Liên Aâu ngại sợ luôn sự liên hệ quá mật thiết giữa Việt Nam và Trung quốc để có tráo trở hàng hóa giữa hai nước này. Bế tắc chính yếu khó lòng vượt qua Hai Ký giả, John W.MILLER từ Bruxelles và Patrick BARTA từ Bangkok, viết chung một bài về bế tắc chính yếu này đăng trong The Wall Street Journal ngày 03.03.2010.

Hai Ký giả khẳng định ngay từ đầu trước khi vào chi tiết: “Any deal faces obstacles in European Parliament” (Mọi thương vụ đều đối diện với những chướng ngại trong Quốc Hội Aâu-châu). (The Wall Street Journal 03.03.2010, trang 7). Các ông nhắc lại việc Liên Aâu đã tăng thuế nhập những hàng da đến từ Việt Nam bắt đầu từ 2006. Về tình hình Kinh tế Việt Nam, hai ông viết: “Vietnam’s recent growth has come from costly stimulus programs that have forced the government to borrow heavily abroad. Meanwhile, the global economic crisis has dented foreign direct investment and pushed exports into a slump, swelling Vietnam’s trade deficit and forcing the government to devalue its currency” (Sự tăng trưởng mới đây của Việt Nam đến từ những chương trình khích cầu tốn kém và những chương trình này đã bắt buộc Nhà Nước phải vay mượn nặng nề vốn nước ngòai.


Trong khi ấy, cuộc Khũng hỏang Kinh tế tổng quát đã tạo lỗ trống về đầu tư trực tiếp từ nước ngòai và đã đẩy xuất cảng tụt dốc nặng, hiện đang tạo thiếu hụt mạnh cán cân thương mại Việt Nam và đang bó buộc Nhà Nước phải phá giá đồng tiền của mình) (The Wall Street Journal 03.03.2010, trang 7) Tại Liên Aâu, Quốc Hội, từ Hội Nghị Lisbon mới đây, có quyền biểu quyết phê chuẩn một Khế ước Thương Mại. Cái quyền này là bế tắc căn bản cho những đàm phán hiện nay mà Việt Nam và Liên Aâu bắt đầu. Những thành phần của Quốc Hội này không phải đa số là thuộc Pháp, Đức..., những nước muốn bán xe hơi, máy móc cho Việt Nam. Có 27 quốc gia trong Liên Aâu. Đa số những Nghị viên là thuộc Khối Đông Âu và những nước ven Địa Trung Hải như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.


Về mặt Kinh tế, đa số những Nghị viên thuộc Khố Đông Aâu và vùng Địa Trung Hải không muốn những hàng cạnh tranh của Trung quốc và Việt Nam đối với nước gốc của họ cũng đang sản xuất những hàng hóa giống với Việt Nam và Trung quốc. Về mặt Chính trị, những nước Đông Aâu đã quá quen thuộc với Cộng sản Việt Nam và Tầu. Quốc Hội Âu châu đã nhiều lần ra Nghị quyết phản đối về Nhân quyền đối với Việt Nam. “The Parliament could also raise Vietnam’s human-rights record” (The Wall Street Journal 03.03.2010, trang 7).

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 04.03.2010

*

No comments: