*
============ =====
Số phận một dân tộc phụ thuộc vào người dân
Joyce Anne Nguyen
Theo blog Joyce Anne Nguyen
Nếu ta chỉ ngồi yên chờ đợi. Người này chờ người kia. Người kia chờ người nọ. Mọi người cùng chờ. Chờ đợi một điều hão huyền. Hoặc mong muốn một sự thay đổi nhưng ai đó sẽ làm thay mình, hoặc ai đó đi trước để mình đi theo. Mọi người cùng chờ. Và không điều gì xảy ra.
Số phận một cá nhân phụ thuộc vào tính cách cá nhân đó.
Số phận một dân tộc phụ thuộc vào tính cách của người dân ở đó.
Không ai có thể định đoạt cho dân tộc Việt Nam ngoài chính nhân dân VN.
Ta có thể đưa ra lý do lý giải. Nhưng đó chỉ là cái cớ. Chỉ là sự ngụy biện. Chỉ là lối đối đáp cho qua chuyện không giải quyết được gì như cách nhiều người chỉ cần cãi không cần lý lẽ, chỉ để cố đập lại lý lẽ người khác và biện minh cho những cái sai trái, sai lầm của ban lãnh đạo, và để những cái mục ruỗng thối nát tiếp tục thối nát mục ruỗng. không điều gì được thay đổi. không điều gì trở nên khá hơn.
Đừng nói rằng Việt Nam phải nhún mình chịu nhục trước Trung Quốc để phải chấp bút ký đồng ý tiến hành dự án bauxite và dự án điện hạt nhân, để Trung Quốc lấy Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản Giốc, biển Đông.. và để hàng chục nông dân bị cướp, bị bắt vì đánh cá trên chính biển Việt Nam vì Việt Nam là nước quá nhỏ so với TQ. Đó chỉ là một lối nói. một lối biện minh. một lối giải thích.
Hãy nhìn Campuchia với VN. Hãy nhìn Singapore với các nước lớn xung quanh. Hãy nhìn Ba Lan với Nga. Hãy nhìn…
Tôi có thể kể ra hàng loạt ví dụ phản chứng.
Chẳng qua bởi sự hèn nhát của ban lãnh đạo chỉ muốn giữ ghế giữ Đảng mà không cần quan tâm đến tình hình, số phận đất nước. Chẳng qua bởi sự tuyên truyền trong truyền thông bưng bít thông tin khiến rất nhiều người không được biết đến sự thật. Trong khi hàng chục ngư dân Việt Nam đang bị bắt, bị bắn ngoái biển Đông, dân Việt Nam ta đang tỉ tê khóc Micheal Jackson. Chẳng qua bởi nhân dân Việt Nam không làm gì cả, một bộ phận không biết, một bộ phận vờ như không biết, muốn lờ phát tất cả như không phải việc của mình với quan điểm đó là việc lớn lao nhà nước đã có chính sách mình không phải lo, một bộ phận biết và muốn làm gì đó nhưng không thể làm gì được khi mọi hành động và sự lên tiếng đều bị những người khác xem là điên khùng vớ vẩn dở hơi và bị ngăn chặn bởi chính những nhà cầm quyền VN. Chẳng hạn như việc biểu tình của dân Việt Nam chống Trung Quốc về sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa, không giúp ích gì bao nhiêu nhưng đó là một cách thể hiện sự quan tâm đến tình hình an ninh lãnh thổ đất nước, một hình thức lên tiếng, lên tiếng với VN, với Trung Quốc và cả với TG, một cách khẳng định dân Việt Nam không đớn hèn khiếp nhược chấp nhận mất đảo. Biểu tình vì quyền lợi là điều rất bình thường và quen thuộc ở các nước khác, nó chỉ thành lạ, thành điên khùng dở ng, thành loạn trong những xã hội người dân không bao giờ được biểu tình như xã hội VN.
Số phận Việt Nam do chính người Việt Nam định đoạt. Tôi chỉ hỏi, ai có thể đinh đoạt số phận Việt Nam ngoài chính người dân VN? Ko, Trung Quốc không có cái quyền đó. Trung Quốc có thể muốn chiếm Việt Nam và sử dụng nhiều thủ đoạn để đạt được nhiều đó, nhưng vấn đề là Việt Nam chúng ta làm gì? Điều quan trọng là chúng ta làm gì?
Vừa rồi may mắn tôi đã có cơ hội ghé qua Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan. Những nước từng theo chế độ cộng sản nhưng đã sụp đổ.
Tại Đức, khao khát tự do, người dân ùa nhau trèo tường chạy từ Đông Đức sang Tây Đức, họ trèo tường, phá tường tới mức giật đổ bức tường Berlin.
Tại Tiệp Khắc, giới trí thức đã lên tiếng và biểu tình vì xã hội kiểm soát không có tự do dân chủ.
Tại Ba Lan, mở đầu, các công nhân đình công và sau đó phong trào nổ ra với sự dẫn dắt của Giáo hoàng.
Chế độ cộng sản sụp đổ.
Người ta có câu “Freedom is not free.” Tự do không phải cho ko. Tự do không phải trái sung tự rụng. Tự do không phải cái từ trên trời rơi xuống. Trong bài phát biểu của nữ thủ tướng Đức vào lễ kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin, bà đã rất nhiều lần nhắc đến điều đó. Tự do không tự đến. Tự do phải tranh đấu để đạt được.
Cùng một chế độ cộng sản, cùng thiếu tự do dân chủ, cùng một hoàn cảnh, tại các nước Đông Âu nhân dân không thể chịu được đã nổi dậy đấu tranh để có thể tự do nói lên quan điểm riêng của mình và làm mọi thứ cho cuộc sống tốt đẹp hơn, cho tự do thực sự. Ở TQ, VN, Bắc Hàn hay Cuba, ngược lại, họ chấp nhận hoàn cảnh với lời an ủi xã hội đang ngày càng tiến bộ và phát trin»ƒn và họ cũng không cần quan tâm họ có quyền nói lên quan điểm của mình hay ko. Họ không cần tự do dân chủ, không cần được đi bầu, không cần được biểu tình, không cần đòi hỏi cho quyền lợi của mình, không cần góp ý kiến và phản đối những chính sách họ cảm thấy có hại cho họ hoặc cho đất nước, họ không cần phản kháng. Đơn thuần chấp nhận. Và họ cho rằng như thế là yêu nước. Cho rằng những người như tôi là phản động, là không yêu nước, là bạc bẽo vô ơn, là kẻ đòi hỏi đất nước làm gì đó cho mình mà không nhìn lại xem mình đã làm gì cho đất nước… Những điều đó tôi đã nghe qua rât nhiều lần.
Cho tự do và độc lập bền vững thực sự, chúng ta không thể chờ đợi bất kỳ ai. Bản thân chúng ta phải tự ý thức và đứng dậy. Thoát khỏi cái ách của TQ. Trở thành một đất nước thực sự độc lập không phụ thuộc và đứng trên đôi chân của mình. Đừng bao giờ hy vọng vào Mỹ, như nhiều người đã hy vọng sự can thiệp từ phía Mỹ. Quá lạc quan thiếu thực tế, toàn mơ mộng hão huyền. Tôi chỉ muốn hỏi, giữa Việt Nam và TQ, tại sao họ phải đứng về phía Việt Nam để chống lại một nước lớn như TQ? Rút cuộc họ cũng sẽ nghĩ đến quyền lợi của nước họ và chọn đứng bên ngoài như cách Mỹ đã bỏ rơi miền Nam trước kia. Mỹ sẽ không bao giờ can thiệp. Hãy nhìn Tây Tạng. Hãy nhìn Tân Cương. Quốc tế cùng lên tiếng nhưng lên tiếng chỉ là lên tiếng. Tây Tạng, Tân Cương vẫn tiếp tục bị đàn áp. Và từ ngày Obama lên, và trong suốt thời gian qua nhìn những gì Obama đang làm, tôi thấy càng không có hy vọng vào sự giúp đỡ của Mỹ bởi Obama đang ngày càng có những dấu hiệu hèn nhát và yếu đuối trước Trung Quốc trong việc không dám tiếp Dalai Lama và khẳng định sẽ không để những vấn đề về nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
Và ai lại giúp đỡ một đất nước mà bản thân người dân nước đó cũng bàng quan lãnh đạm trước số phận dân tộc họ?
Bức tường Berlin đã sụp đổ. Bức tường ở Việt Nam vẫn chưa.
Vấn đề hiện nay của Việt Nam không chỉ là bức tường lửa của nhà nước chặn lại những luồng thông tin khác để người dân không được biết đến những tin tức khác, không chỉ là bàn tay che mặt trời. Mà còn là bức tường vô hình do chính người dân Việt Nam tự tạo ra làm rào cản bao bọc chính mình và từ chối quan tâm đến chính trị xã hội. Tự xây cho mình rào cản, họ cho rằng chính trị là cái gì đó rất to tát và phức tạp bản thân họ không hiểu nổi mà không biết rằng mọi vấn đề trong một đất nước suy tận cùng đều bắt nguồn từ chế độ, từ thể chế chính trị. Họ tự nhủ đó là những vấn đề lớn lao họ không thể làm gì được và không cần để ý đến vì đã có nhà nước lo hộ. Tin tưởng nhà nước đã có chính sách giải quyết và cải thiện những vấn đề đó dù đã sống trong Việt Nam bao nhiêu năm và không hề thấy chút dấu hiệu của điều này. Miễn là họ còn có cơm ăn áo mặc, còn có thể đi chơi, giải trí, có điều kiện đi học hoặc đi làm, thế là đủ, họ không muốn quan tâm đến chính trị hay lãnh thổ. Thậm chí nguy cơ mất nước cũng không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ, ít nhất là hiện nay trong suy nghĩ của họ, có lẽ việc mất nước sẽ không xảy ra vì họ tin vào truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta, không nhận ra rằng bây giờ với VN, Trung Quốc không cần kéo quân sang hùng hổ đánh chiếm, thế này dễ hơn nhiều, nuốt từ từ, nhâm nhi nhấm nháp không nuốt trộng. Ta đã mất đảo. Đã mất biển. Và sẽ mất cao nguyên. Và sẽ mất tất cả.
Nếu ta chỉ ngồi yên chờ đợi.
Người này chờ người kia.
Người kia chờ người nọ.
Mọi người cùng chờ. Chờ đợi một điều hão huyền. Hoặc mong muốn một sự thay đổi nhưng ai đó sẽ làm thay mình, hoặc ai đó đi trước để mình đi theo.
Mọi người cùng chờ. Và không điều gì xảy ra.
Gát•p người Việt ở Đức, Ba Lan và Tiệp Khắc, trực tiếp gặp và nói chuyện với họ, ngoài thực tế đáng buồn là cộng đồng Việt rất khép kín, không hội nhập với đất nước họ đang sống (bởi danh nghĩa sống tạm thời: tạm thời 10 năm, 20 năm, 30 năm...) mà chỉ co cụm với nhau trong cộng đồng người Việt ăn thức ăn Việt nói tiếng Việt, tôi còn thấy một sự thật khác, họ không xem gì ngoài VTV4 và An ninh Thế Giới. Ta không thể nói đó là vì “bức tường lửa” của nhà nước Việt Nam cản trở con người tiếp cận những luồng thông tin phong phú đa dạng, nhưng đó là “bức tường vô hình”. không ai cấm cản hay áp đặt họ phải xem VTV4 và đọc An ninh TG, ở nước người họ hoàn toàn tự do, nhưng họ chỉ có thế. Họ không cần biết gì thêm, không cần quan tâm thêm. Thế đã đủ, điều duy nhất họ quan tâm là cuộc sống mưu sinh, là tiền bạc, là đời sống. Trong bữa ăn họ cùng chửi nhà nước, chửi đường lối của Đảng, chửi ban lãnh đạo.. Nhưng rút cuộc họ cũng chỉ xem VTV4, đọc An ninh TG, bởi họ sợ. Họ sợ. Họ vẫn muốn về nước.
Họ không muốn về đến cửa khẩu lại bị trục xuất hoặc thậm chí bị bắt vì tội danh “phản động”. Nỗi sợ luôn luôn ở đó, luôn tồn tại, nỗi sợ đã từ lâu ngấm vào máu họ và kiểm soát, chi phối họ. Nỗi sợ khiến họ im lặng chấp nhận không lên tiếng, không phản kháng và điều duy nhất họ có thể làm là tìm mọi cách ra nước ngoài để có cuộc sống tốt hơn. Hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau để người Việt Nam rời khỏi nước trong suốt 34 năm nay. Vượt biên, lao động hợp tác, môi giới lao động, du học theo học bổng hoặc tự túc, bảo lãnh, làm giấy tờ đăng ký kết hôn giả, hôn nhân, đăng ký giấy phép kinh doanh sang Nga và vượt rừng sang Ba Lan hoặc Tiệp Khắc sống bất hợp pháp không giấy tờ…
Ngoài những lý do là sự hèn nhát bạc nhược sợ hãi một thứ quyền lực vô hình và ảnh hưởng quá nặng nề của nhồi sọ, người Việt Nam chấp nhận cuộc sống này và cho rằng như thế đã tốt, không cần đấu tranh là vì họ không cần tự do dân chủ. Họ không cần. Bởi họ không hiểu được giá trị và sự quan trá.ng của tự do dân chủ. Bao lâu nay sống trong xã hội độc tài đã khiến họ mất đi khao khát tự do nói lên quan điểm của mình. Con chim bị nhốt quá lâu trong lồng đến khi tự do lại thấy hãi sợ và không hạnh phúc, trong phạm vi chật hẹp của cái lồng, nó cảm thấy an toàn, không có điều gì đe dọa. Và đã từ lâu nó mât đi cảm giác hứng thú với việc bay nhảy giữa TG rộng lớn không kìm kẹp giới hạn.
Ngay từ trong nền giáo dục đã vậy. Đến trường học Văn họ có thể có nhiều ý và chi tiết khác nhau nhưng quan điểm luôn theo sgk và gv. Với một bài thơ dở, ta vẫn phải viết là nó hay vì sgk bảo nó hay. Cả một guồng 12 năm phổ thông lên đến ĐH, đó là cả một hệ thống và đã từ lâu hs trở nên quen với cách sống đó. Và tới một lúc nào đó họ không còn nghĩ đến việc đó nữa và cho rằng đó là điều bình thường, thậm chí tốt, khi họ không có chút cảm giác gì với một bài thơ hoặc bài văn, họ có thể bê toàn bộ sách vở vào. Rất an toàn. Giờ Sử hs đứng lên căn vặn về vấn đề “nhạy cảm”, giáo viên vòng vo nói nó “nhạy cảm” và lảng sang chuyện đông chuyện tây.
Khi đã sống quá lâu không được quyền nói lên quan điểm riêng của mình, dần dần con người không cần đến quyền ấy, và thậm chí họ cũng không còn khả năng tư duy độc lập có suy nghĩ riêng, ý kiến riêng và tự phán xét điều gì đúng điều gì sai từ việc đọc, quan sát và đánh giá thực tế, chỉ còn lắng nghe một luồng thông tin duy nhất họ vốn luôn được nghe và tin vào những điều họ đã luôn được dạy. Họ đóng cửa không cần biết đến những cách suy nghĩ khác và cũng không cần quan tâm đến điều gì đang xảy ra. Cuộc sống tiếp diễn, ăn no mặc ấm, ăn ngon mặc đẹp, là đủ. Và khi không còn thấy giá trị và sự quan trọng của tự do dân chủ, của việc nói lên ý kiến riêng và đòi hỏi cho quyền lợi của bản thân mình, của việc biểu tình, chống đối và phản kháng những điều họ cảm thấy không đúng, họ không còn đấu tranh vì nó.
Rồi dần dần họ trở nên vô cảm và vô tình với mọi thứ. không còn gì là chuyện của họ. Đồng bào sống chết ra sao không phải việc của họ. Chính trị xã hội không phải việc của họ. An ninh lãnh thổ không phải việc của họ. Việc sống còn của đất nước không phải việc của họ.
Việc của họ giới hạn trong bán kính bản thân họ, gia đình họ và công việc của họ.
Họ sợ bị ảnh hưởng. Sợ bị liên lụy. Thấy người quen bắt đầu bị nhà nước “quan tâm” vì lên tiếng, họ rụt lại và không dám gọi hỏi thăm dù chỉ một cú điện thoại.
Mỗi con người Việt Nam đều biết xã hội đã nát bét như thế nào. Biết nhà nước cùng ban lãnh đạo đã tồi tệ đến mức nào. Như chỉ một số muốn có một sự thay đổi. Số còn lại thích ứng và không nghĩ đến, để tiếp tục tồn tại.
Họ quên rằng họ là người VN. Họ đang sống ở VN. Họ ở Việt Nam và phải chịu những vấn đề, khó khăn và hạn chế của VN. Họ phải chịu sự bất công và bất ổn tại VN.
Họ quên rằng nếu mất nước họ sẽ không còn là người Việt Nam và không còn đất nước VN. Họ quên rằng nếu có chuyện trầm trọng xảy ra với VN, họ cũng sẽ phải hứng chịu. Họ quên rằng nếu họ đứng lên đấu tranh, kết quả sẽ đem lại tự do thực sự và cuộc sống tốt đẹp thuận lợi hơn cho họ. Họ quên rằng họ đã được học rất nhiều về tinh thần chiến đấu bền bỉ kiên gan của dân Việt Nam trong quá khứ chống lại kẻ thù xâm lược từ xa xưa và Việt Nam vẫn luôn là Việt Nam với ngôn ngữ riêng của người Việt Nam dù Trung Quốc đã rất nhiều lần xâm lược, và Việt Nam đã thoát khỏi ngàn năm Bắc thuộc còn giờ đây ta đang từ từ và dần dần mất từng tấc đất.
Họ quên rằng chỉ người Việt Nam mới có thể quyết định số phận của Việt Nam và chỉ có họ có thể đứng lên chứ không thể hy vọng vào sự can thiệp của bất kỳ quốc gia nào. Họ quên rằng không ai giúp đỡ một quốc gia mà thân người dân nước đó còn lãnh đạm thờ ơ với dân tộc mình.
Số phận dân tộc Việt Nam do chính người Việt Nam định đoạt.
If u don't stand up for your rights, who will? If u don't struggle for your better life, who will? If u don't fight for democracy, who will? Don’t keep waiting, do sth!
Joyce Anne Nguyen
2g18ph sáng, Na Uy
*
============ =====
Số phận một dân tộc phụ thuộc vào người dân
Joyce Anne Nguyen
Theo blog Joyce Anne Nguyen
Nếu ta chỉ ngồi yên chờ đợi. Người này chờ người kia. Người kia chờ người nọ. Mọi người cùng chờ. Chờ đợi một điều hão huyền. Hoặc mong muốn một sự thay đổi nhưng ai đó sẽ làm thay mình, hoặc ai đó đi trước để mình đi theo. Mọi người cùng chờ. Và không điều gì xảy ra.
Số phận một cá nhân phụ thuộc vào tính cách cá nhân đó.
Số phận một dân tộc phụ thuộc vào tính cách của người dân ở đó.
Không ai có thể định đoạt cho dân tộc Việt Nam ngoài chính nhân dân VN.
Ta có thể đưa ra lý do lý giải. Nhưng đó chỉ là cái cớ. Chỉ là sự ngụy biện. Chỉ là lối đối đáp cho qua chuyện không giải quyết được gì như cách nhiều người chỉ cần cãi không cần lý lẽ, chỉ để cố đập lại lý lẽ người khác và biện minh cho những cái sai trái, sai lầm của ban lãnh đạo, và để những cái mục ruỗng thối nát tiếp tục thối nát mục ruỗng. không điều gì được thay đổi. không điều gì trở nên khá hơn.
Đừng nói rằng Việt Nam phải nhún mình chịu nhục trước Trung Quốc để phải chấp bút ký đồng ý tiến hành dự án bauxite và dự án điện hạt nhân, để Trung Quốc lấy Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản Giốc, biển Đông.. và để hàng chục nông dân bị cướp, bị bắt vì đánh cá trên chính biển Việt Nam vì Việt Nam là nước quá nhỏ so với TQ. Đó chỉ là một lối nói. một lối biện minh. một lối giải thích.
Hãy nhìn Campuchia với VN. Hãy nhìn Singapore với các nước lớn xung quanh. Hãy nhìn Ba Lan với Nga. Hãy nhìn…
Tôi có thể kể ra hàng loạt ví dụ phản chứng.
Chẳng qua bởi sự hèn nhát của ban lãnh đạo chỉ muốn giữ ghế giữ Đảng mà không cần quan tâm đến tình hình, số phận đất nước. Chẳng qua bởi sự tuyên truyền trong truyền thông bưng bít thông tin khiến rất nhiều người không được biết đến sự thật. Trong khi hàng chục ngư dân Việt Nam đang bị bắt, bị bắn ngoái biển Đông, dân Việt Nam ta đang tỉ tê khóc Micheal Jackson. Chẳng qua bởi nhân dân Việt Nam không làm gì cả, một bộ phận không biết, một bộ phận vờ như không biết, muốn lờ phát tất cả như không phải việc của mình với quan điểm đó là việc lớn lao nhà nước đã có chính sách mình không phải lo, một bộ phận biết và muốn làm gì đó nhưng không thể làm gì được khi mọi hành động và sự lên tiếng đều bị những người khác xem là điên khùng vớ vẩn dở hơi và bị ngăn chặn bởi chính những nhà cầm quyền VN. Chẳng hạn như việc biểu tình của dân Việt Nam chống Trung Quốc về sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa, không giúp ích gì bao nhiêu nhưng đó là một cách thể hiện sự quan tâm đến tình hình an ninh lãnh thổ đất nước, một hình thức lên tiếng, lên tiếng với VN, với Trung Quốc và cả với TG, một cách khẳng định dân Việt Nam không đớn hèn khiếp nhược chấp nhận mất đảo. Biểu tình vì quyền lợi là điều rất bình thường và quen thuộc ở các nước khác, nó chỉ thành lạ, thành điên khùng dở ng, thành loạn trong những xã hội người dân không bao giờ được biểu tình như xã hội VN.
Số phận Việt Nam do chính người Việt Nam định đoạt. Tôi chỉ hỏi, ai có thể đinh đoạt số phận Việt Nam ngoài chính người dân VN? Ko, Trung Quốc không có cái quyền đó. Trung Quốc có thể muốn chiếm Việt Nam và sử dụng nhiều thủ đoạn để đạt được nhiều đó, nhưng vấn đề là Việt Nam chúng ta làm gì? Điều quan trọng là chúng ta làm gì?
Vừa rồi may mắn tôi đã có cơ hội ghé qua Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan. Những nước từng theo chế độ cộng sản nhưng đã sụp đổ.
Tại Đức, khao khát tự do, người dân ùa nhau trèo tường chạy từ Đông Đức sang Tây Đức, họ trèo tường, phá tường tới mức giật đổ bức tường Berlin.
Tại Tiệp Khắc, giới trí thức đã lên tiếng và biểu tình vì xã hội kiểm soát không có tự do dân chủ.
Tại Ba Lan, mở đầu, các công nhân đình công và sau đó phong trào nổ ra với sự dẫn dắt của Giáo hoàng.
Chế độ cộng sản sụp đổ.
Người ta có câu “Freedom is not free.” Tự do không phải cho ko. Tự do không phải trái sung tự rụng. Tự do không phải cái từ trên trời rơi xuống. Trong bài phát biểu của nữ thủ tướng Đức vào lễ kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin, bà đã rất nhiều lần nhắc đến điều đó. Tự do không tự đến. Tự do phải tranh đấu để đạt được.
Cùng một chế độ cộng sản, cùng thiếu tự do dân chủ, cùng một hoàn cảnh, tại các nước Đông Âu nhân dân không thể chịu được đã nổi dậy đấu tranh để có thể tự do nói lên quan điểm riêng của mình và làm mọi thứ cho cuộc sống tốt đẹp hơn, cho tự do thực sự. Ở TQ, VN, Bắc Hàn hay Cuba, ngược lại, họ chấp nhận hoàn cảnh với lời an ủi xã hội đang ngày càng tiến bộ và phát trin»ƒn và họ cũng không cần quan tâm họ có quyền nói lên quan điểm của mình hay ko. Họ không cần tự do dân chủ, không cần được đi bầu, không cần được biểu tình, không cần đòi hỏi cho quyền lợi của mình, không cần góp ý kiến và phản đối những chính sách họ cảm thấy có hại cho họ hoặc cho đất nước, họ không cần phản kháng. Đơn thuần chấp nhận. Và họ cho rằng như thế là yêu nước. Cho rằng những người như tôi là phản động, là không yêu nước, là bạc bẽo vô ơn, là kẻ đòi hỏi đất nước làm gì đó cho mình mà không nhìn lại xem mình đã làm gì cho đất nước… Những điều đó tôi đã nghe qua rât nhiều lần.
Cho tự do và độc lập bền vững thực sự, chúng ta không thể chờ đợi bất kỳ ai. Bản thân chúng ta phải tự ý thức và đứng dậy. Thoát khỏi cái ách của TQ. Trở thành một đất nước thực sự độc lập không phụ thuộc và đứng trên đôi chân của mình. Đừng bao giờ hy vọng vào Mỹ, như nhiều người đã hy vọng sự can thiệp từ phía Mỹ. Quá lạc quan thiếu thực tế, toàn mơ mộng hão huyền. Tôi chỉ muốn hỏi, giữa Việt Nam và TQ, tại sao họ phải đứng về phía Việt Nam để chống lại một nước lớn như TQ? Rút cuộc họ cũng sẽ nghĩ đến quyền lợi của nước họ và chọn đứng bên ngoài như cách Mỹ đã bỏ rơi miền Nam trước kia. Mỹ sẽ không bao giờ can thiệp. Hãy nhìn Tây Tạng. Hãy nhìn Tân Cương. Quốc tế cùng lên tiếng nhưng lên tiếng chỉ là lên tiếng. Tây Tạng, Tân Cương vẫn tiếp tục bị đàn áp. Và từ ngày Obama lên, và trong suốt thời gian qua nhìn những gì Obama đang làm, tôi thấy càng không có hy vọng vào sự giúp đỡ của Mỹ bởi Obama đang ngày càng có những dấu hiệu hèn nhát và yếu đuối trước Trung Quốc trong việc không dám tiếp Dalai Lama và khẳng định sẽ không để những vấn đề về nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
Và ai lại giúp đỡ một đất nước mà bản thân người dân nước đó cũng bàng quan lãnh đạm trước số phận dân tộc họ?
Bức tường Berlin đã sụp đổ. Bức tường ở Việt Nam vẫn chưa.
Vấn đề hiện nay của Việt Nam không chỉ là bức tường lửa của nhà nước chặn lại những luồng thông tin khác để người dân không được biết đến những tin tức khác, không chỉ là bàn tay che mặt trời. Mà còn là bức tường vô hình do chính người dân Việt Nam tự tạo ra làm rào cản bao bọc chính mình và từ chối quan tâm đến chính trị xã hội. Tự xây cho mình rào cản, họ cho rằng chính trị là cái gì đó rất to tát và phức tạp bản thân họ không hiểu nổi mà không biết rằng mọi vấn đề trong một đất nước suy tận cùng đều bắt nguồn từ chế độ, từ thể chế chính trị. Họ tự nhủ đó là những vấn đề lớn lao họ không thể làm gì được và không cần để ý đến vì đã có nhà nước lo hộ. Tin tưởng nhà nước đã có chính sách giải quyết và cải thiện những vấn đề đó dù đã sống trong Việt Nam bao nhiêu năm và không hề thấy chút dấu hiệu của điều này. Miễn là họ còn có cơm ăn áo mặc, còn có thể đi chơi, giải trí, có điều kiện đi học hoặc đi làm, thế là đủ, họ không muốn quan tâm đến chính trị hay lãnh thổ. Thậm chí nguy cơ mất nước cũng không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ, ít nhất là hiện nay trong suy nghĩ của họ, có lẽ việc mất nước sẽ không xảy ra vì họ tin vào truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta, không nhận ra rằng bây giờ với VN, Trung Quốc không cần kéo quân sang hùng hổ đánh chiếm, thế này dễ hơn nhiều, nuốt từ từ, nhâm nhi nhấm nháp không nuốt trộng. Ta đã mất đảo. Đã mất biển. Và sẽ mất cao nguyên. Và sẽ mất tất cả.
Nếu ta chỉ ngồi yên chờ đợi.
Người này chờ người kia.
Người kia chờ người nọ.
Mọi người cùng chờ. Chờ đợi một điều hão huyền. Hoặc mong muốn một sự thay đổi nhưng ai đó sẽ làm thay mình, hoặc ai đó đi trước để mình đi theo.
Mọi người cùng chờ. Và không điều gì xảy ra.
Gát•p người Việt ở Đức, Ba Lan và Tiệp Khắc, trực tiếp gặp và nói chuyện với họ, ngoài thực tế đáng buồn là cộng đồng Việt rất khép kín, không hội nhập với đất nước họ đang sống (bởi danh nghĩa sống tạm thời: tạm thời 10 năm, 20 năm, 30 năm...) mà chỉ co cụm với nhau trong cộng đồng người Việt ăn thức ăn Việt nói tiếng Việt, tôi còn thấy một sự thật khác, họ không xem gì ngoài VTV4 và An ninh Thế Giới. Ta không thể nói đó là vì “bức tường lửa” của nhà nước Việt Nam cản trở con người tiếp cận những luồng thông tin phong phú đa dạng, nhưng đó là “bức tường vô hình”. không ai cấm cản hay áp đặt họ phải xem VTV4 và đọc An ninh TG, ở nước người họ hoàn toàn tự do, nhưng họ chỉ có thế. Họ không cần biết gì thêm, không cần quan tâm thêm. Thế đã đủ, điều duy nhất họ quan tâm là cuộc sống mưu sinh, là tiền bạc, là đời sống. Trong bữa ăn họ cùng chửi nhà nước, chửi đường lối của Đảng, chửi ban lãnh đạo.. Nhưng rút cuộc họ cũng chỉ xem VTV4, đọc An ninh TG, bởi họ sợ. Họ sợ. Họ vẫn muốn về nước.
Họ không muốn về đến cửa khẩu lại bị trục xuất hoặc thậm chí bị bắt vì tội danh “phản động”. Nỗi sợ luôn luôn ở đó, luôn tồn tại, nỗi sợ đã từ lâu ngấm vào máu họ và kiểm soát, chi phối họ. Nỗi sợ khiến họ im lặng chấp nhận không lên tiếng, không phản kháng và điều duy nhất họ có thể làm là tìm mọi cách ra nước ngoài để có cuộc sống tốt hơn. Hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau để người Việt Nam rời khỏi nước trong suốt 34 năm nay. Vượt biên, lao động hợp tác, môi giới lao động, du học theo học bổng hoặc tự túc, bảo lãnh, làm giấy tờ đăng ký kết hôn giả, hôn nhân, đăng ký giấy phép kinh doanh sang Nga và vượt rừng sang Ba Lan hoặc Tiệp Khắc sống bất hợp pháp không giấy tờ…
Ngoài những lý do là sự hèn nhát bạc nhược sợ hãi một thứ quyền lực vô hình và ảnh hưởng quá nặng nề của nhồi sọ, người Việt Nam chấp nhận cuộc sống này và cho rằng như thế đã tốt, không cần đấu tranh là vì họ không cần tự do dân chủ. Họ không cần. Bởi họ không hiểu được giá trị và sự quan trá.ng của tự do dân chủ. Bao lâu nay sống trong xã hội độc tài đã khiến họ mất đi khao khát tự do nói lên quan điểm của mình. Con chim bị nhốt quá lâu trong lồng đến khi tự do lại thấy hãi sợ và không hạnh phúc, trong phạm vi chật hẹp của cái lồng, nó cảm thấy an toàn, không có điều gì đe dọa. Và đã từ lâu nó mât đi cảm giác hứng thú với việc bay nhảy giữa TG rộng lớn không kìm kẹp giới hạn.
Ngay từ trong nền giáo dục đã vậy. Đến trường học Văn họ có thể có nhiều ý và chi tiết khác nhau nhưng quan điểm luôn theo sgk và gv. Với một bài thơ dở, ta vẫn phải viết là nó hay vì sgk bảo nó hay. Cả một guồng 12 năm phổ thông lên đến ĐH, đó là cả một hệ thống và đã từ lâu hs trở nên quen với cách sống đó. Và tới một lúc nào đó họ không còn nghĩ đến việc đó nữa và cho rằng đó là điều bình thường, thậm chí tốt, khi họ không có chút cảm giác gì với một bài thơ hoặc bài văn, họ có thể bê toàn bộ sách vở vào. Rất an toàn. Giờ Sử hs đứng lên căn vặn về vấn đề “nhạy cảm”, giáo viên vòng vo nói nó “nhạy cảm” và lảng sang chuyện đông chuyện tây.
Khi đã sống quá lâu không được quyền nói lên quan điểm riêng của mình, dần dần con người không cần đến quyền ấy, và thậm chí họ cũng không còn khả năng tư duy độc lập có suy nghĩ riêng, ý kiến riêng và tự phán xét điều gì đúng điều gì sai từ việc đọc, quan sát và đánh giá thực tế, chỉ còn lắng nghe một luồng thông tin duy nhất họ vốn luôn được nghe và tin vào những điều họ đã luôn được dạy. Họ đóng cửa không cần biết đến những cách suy nghĩ khác và cũng không cần quan tâm đến điều gì đang xảy ra. Cuộc sống tiếp diễn, ăn no mặc ấm, ăn ngon mặc đẹp, là đủ. Và khi không còn thấy giá trị và sự quan trọng của tự do dân chủ, của việc nói lên ý kiến riêng và đòi hỏi cho quyền lợi của bản thân mình, của việc biểu tình, chống đối và phản kháng những điều họ cảm thấy không đúng, họ không còn đấu tranh vì nó.
Rồi dần dần họ trở nên vô cảm và vô tình với mọi thứ. không còn gì là chuyện của họ. Đồng bào sống chết ra sao không phải việc của họ. Chính trị xã hội không phải việc của họ. An ninh lãnh thổ không phải việc của họ. Việc sống còn của đất nước không phải việc của họ.
Việc của họ giới hạn trong bán kính bản thân họ, gia đình họ và công việc của họ.
Họ sợ bị ảnh hưởng. Sợ bị liên lụy. Thấy người quen bắt đầu bị nhà nước “quan tâm” vì lên tiếng, họ rụt lại và không dám gọi hỏi thăm dù chỉ một cú điện thoại.
Mỗi con người Việt Nam đều biết xã hội đã nát bét như thế nào. Biết nhà nước cùng ban lãnh đạo đã tồi tệ đến mức nào. Như chỉ một số muốn có một sự thay đổi. Số còn lại thích ứng và không nghĩ đến, để tiếp tục tồn tại.
Họ quên rằng họ là người VN. Họ đang sống ở VN. Họ ở Việt Nam và phải chịu những vấn đề, khó khăn và hạn chế của VN. Họ phải chịu sự bất công và bất ổn tại VN.
Họ quên rằng nếu mất nước họ sẽ không còn là người Việt Nam và không còn đất nước VN. Họ quên rằng nếu có chuyện trầm trọng xảy ra với VN, họ cũng sẽ phải hứng chịu. Họ quên rằng nếu họ đứng lên đấu tranh, kết quả sẽ đem lại tự do thực sự và cuộc sống tốt đẹp thuận lợi hơn cho họ. Họ quên rằng họ đã được học rất nhiều về tinh thần chiến đấu bền bỉ kiên gan của dân Việt Nam trong quá khứ chống lại kẻ thù xâm lược từ xa xưa và Việt Nam vẫn luôn là Việt Nam với ngôn ngữ riêng của người Việt Nam dù Trung Quốc đã rất nhiều lần xâm lược, và Việt Nam đã thoát khỏi ngàn năm Bắc thuộc còn giờ đây ta đang từ từ và dần dần mất từng tấc đất.
Họ quên rằng chỉ người Việt Nam mới có thể quyết định số phận của Việt Nam và chỉ có họ có thể đứng lên chứ không thể hy vọng vào sự can thiệp của bất kỳ quốc gia nào. Họ quên rằng không ai giúp đỡ một quốc gia mà thân người dân nước đó còn lãnh đạm thờ ơ với dân tộc mình.
Số phận dân tộc Việt Nam do chính người Việt Nam định đoạt.
If u don't stand up for your rights, who will? If u don't struggle for your better life, who will? If u don't fight for democracy, who will? Don’t keep waiting, do sth!
Joyce Anne Nguyen
2g18ph sáng, Na Uy
*
No comments:
Post a Comment