Friday, December 31, 2010

SƠN TRUNG * LÒNG YÊU NƯỚC




Yêu nước là một bổn phận và là một đức tính tốt. Nho gia đề cao Trung hiếu. Nguyễn Đình Chiểu nói:
"Trai thì trung hiếu làm đầu,
Gái thì tiết hạnh là câu trau mình."
Nguyễn Công Trứ viết:
"Có trung hiếu đứng trong trời đất"

Trần Bình Trọng thà chết chứ không hàng giặc:
"Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc".

Nguyễn Biểu cũng nêu gương trung liệt khi sang sứ nhà Minh. Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương đã tận trung báo quốc. TRong ngày Miền Nam thất thủ, năm tướng lãnh VNCH là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ đã tuẫn tiết với Quốc gia Việt Nam.

Tuy theo Khổng tử, không phải ai cũng là trung thần. Trần Ích Tắc, Lê Tắc là những nho gia danh tiếng nhưng đã theo quân Nguyên phản lại dân tộc Việt Nam. Hồ Quy Ly là một danh nho và là đại thần nhưng phản chúa. Trần Nguyên Đán là nho gia và là tôn thất nhà Trần mà chạy theo gian thần Hồ Quý Ly. Và từ trước đến nay, nhiều người Việt Nam đã phản quốc.

Thế nào là yêu nước? Vấn đề cũng khá phức tạp.
Chúng ta theo chủ nghĩa quốc gia, còn cộng sản theo chủ nghĩa quốc tế -- quốc tế vô sản. Các cụ ta bảo cộng sản tam vô là vô tổ quốc, vô tôn giáo và vô gia đình . Đảng cộng sản lập ra Quốc tế I vào ngày 22-7-1863. Đại hội V của Quốc tế tổ chức tại La Hay từ ngày 2 đến ngày 7-9-1872 có Mác và Ăng ghen tham dự. Nhưng vì mâu thuẫn nội bộ, Quốc tế I không tồn tại lâu dài. Hội nghị cuối cùng của Quốc tế I họp ở Philađenphia ngày 15-7-1876 tuyên bố giải tán Quốc tế.

Sau đó it lâu, liên minh quốc tế của các đảng công nhân, thành lập tháng 7-1889 ở Paris. Hoạt động của QT II do Enghen trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ đạo. Sau khi Enghen qua đời (1895) ,K. Kautsky, E. Bernstein lãnh đạo, phủ định hoặc đòi xét lại những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac. Trên thực tế, khi Chiến tranh thế giới I bùng nổ (1914), QT II đã bị tan rã vì một số theo chủ nghĩa quốc gia chống Phát xit.

Đệ Tam Quốc tế còn gọi là Cộng sản Đệ Tam hay Comintern là tổ chức của những người cộng sản, được thành lập vào tháng 03 năm 1919 ở Moskva và giải tán năm 1943, được tái sinh lại năm 1947 và giải tán năm 1956, sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô. Cương lĩnh hoạt động của Đệ Tam Quốc tế là đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên chính vô sản. Trong đệ nhất thế chiến, Lenin, Stalin đều chủ trương Cộng sản liên kết với Phát xít để chống tư bản dù Đức xâm lăng Nga. Lenin tuyên bố: Tôi không quan tâm đến nước Nga sẽ ra sao. Đồ quỷ tha ma bắt! Tất cả chỉ để hướng đến cách mạng thế giới mà thôi".(1)
Trong đệ nhị thế chiến, Stalin theo Đưc chống tư bản nhưng bị Đức đánh cho tan tành khiến Stalin phải xoay ra liên minh với Anh, Pháp Mỹ. . .

Ông Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam chửi Bảo Đại, Ngô Đình Diệm theo Pháp Mỹ nhưng chính họ cũng theo ngoại bang, làm tay sai Nga Tàu. Ông Hồ đưa ra nhiều quan điểm ngược ngạo và hành động tàn ác. Ông không muốn con hiếu với cha mẹ và trung với nước với dân. Ông bắt mọi người trung hiếu theo kiểu cộng sản:
"Trung với đảng, hiếu với dân."

"Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa".


Theo quan điểm này và quan điểm "bạn và thù", ai không theo cộng sản thì không phải là nhân dân nữa, tức là kẻ thù, tức là phản quốc, đáng bị giết, bị bỏ tù. Vì vậy mà cộng sản cho rằng họ là yêu nước , họ có quyền giết tất cả những ai bị nghi ngờ phản động, Việt gian theo chủ trương" giết lầm hơn bỏ sót". Vì vậy trong thời chiến, ai quàng khăn trắng đỏ hay mặc áo trắng xanh đỏ thì bị giết vì CS cho rằng họ mang cờ tam tài của Pháp. Rồi những nông dân nghèo trong CCRD bị giết, bị tù, bị đấu tố vì bị kết tội địa chủ hoặc phản quốc, phản động. Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và nạn nhân trong vụ Xét lại hiện đại cũng bị giết, bị đày ải vì tội phản quốc, phản đảng, chống đảng.. .

Cộng sản muốn giữ độc quyền yêu nước. Từ 1945, chúng sát hại các lãnh tụ tôn giáo, các đảng phái quốc gia và đệ tứ quốc tế, vu cho họ là tay sai phát xít Đức, Nhật.
Năm 1939, trong ba bức thư từ Trung Quốc gửi về Việt Nam,Hồ Chí Minh nói rằng Troskist không còn là một khuynh hướng chính trị mà trở thành “một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế”.(2)

Những dân di tản và vượt biên cũng bị coi là phản quốc cho nên họ bị tịch thu nhà cửa,và bị bắt giam. Bọn tuyên giáo tuyên truyền mạnh mẽ khiến cho đa số người XHCN cũng coi khinh người vượt biên hoặc dân "Mỹ ngụy". Công an đã tận tình "giáo dục " những người xuất cảnh bằng triết lý Mác Lê và cho nghe bài" Quê hương là chùm khế ngọt" của Đỗ Trung Quân!

Thật vậy, người cộng sản có nhiều tự hào và tự hào nhất là lòng yêu nước của họ! Nhưng ngày nay, trước việc Hồ Chí Minh và đảng cộng sản dâng Trường Sa, Hoàng Sa, biên cương miền Bắc, và cho Trung Cộng khai thác nhiều nơi khắp Nam Bắc, nhất là việc bọn Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh quý gối trước Trung Quốc láo xược, thì không còn ai tin vào lòng yêu nước của bọn cộng sản lớn nhỏ.


Trong kháng chiến, bao người đã vì lòng yêu nước mà theo cộng sản, cuối cùng bị cộng sản sát hại như trong CCRD, Chỉnh Đốn Đảng, và vụ án Xét lại hiện đại, nhưng bi thảm nhất là bọn Giải Phóng Miền Nam.. . Ngày nay, cộng sản vuốt ve người Việt hải ngoại bằng nhiều mỹ từ như hòa hợp, hòa giải, về nguồn, giúp nước, góp tiền cứu dân nghèo, nạn lụt và trẻ mồ côi, tật nguyền.

Yêu nước phải yêu dân. Cộng sản bán nước cho Tàu để cầu thắng lợi thì sao có thể xưng yêu nước. Than ôi!
Ái Quốc bán nước cho Tàu thành phản quốc!
Cộng sản nay cướp đất, cướp nhà của dân oan thì sao gọi là thương dân?
Cộng sản cấm tự do bầu cử, tự do tín ngưỡng và thi hành độc tài đảng trị thì phản dân chủ, nhân quyền thì sao tự nhận là yêu nước, yêu dân?


Ngày nay cộng sản ve vản dân chúng hải ngoại. Việt Cộng yêu Việt kiều ư? Việt Cộng không yêu Việt kiều, không coi những người Việt ở nước ngoài là dân Việt Nam.Trước đây, chúng ta quan niệm rộng rãi rằng những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đều là Việt kiều, người Hoa sinh sống ở nước ngoài là Hoa kiều, còn cộng sản thì có quan niệm khác..
Trước đây, Cộng sản kết tội những người di tản, những người vượt biên là phản quốc, chạy theo "Mỹ ngụy". Nay trong đầu óc họ vẫn giữ nguyên mối căm thù này mặc dầu ngoài miệng họ cười cầu tài, gọi những người này là "khúc ruột ngàn dặm".

Cộng sản có chính sách bí mật, và công khai. Phần lớn họ nói xuôi cũng được, nói ngược cũng hay.Trong đảng và nhà nước, Việt kiều là Việt Cộng công tác hải ngoại như nhân viên tòa đại sứ, gián điệp cộng sản, hoặc tay sai cộng sản và du học sinh con ông cháu cha ra hải ngoại chuyển tiền. Còn những người Việt Nam mang quốc tịch ngoại quốc thì không xem như là người Việt Nam, không được hưởng quyền lợi gì. Tuy nhiên, khi có lợi cho họ, họ vẫn coi hạng này là người Việt như Lý Tống bị giam ở Thái Lan, Việt Cộng đòi trả về Việt Nam vì họ coi Lý Tống là người Việt Nam. Giáo sư Ngô Bảo Châu quốc tịch Pháp, nay cần lôi kéo ông, họ ca tụng ông, coi là người Việt yêu nước! Ấy thế , Việt kiều vẫn không được ứng cử bầu cử, và khó khăn lắm mới mua được nhà đất tại Việt Nam!

Theo định nghĩa này, những ai dù là người Việt Nam mang quốc tịch ngoại quốc đều là người ngoại quốc. Như vậy, ông Hồ không phải Việt Nam mà cũng không phải Việt kiều . Còn dân chúng vượt biên, HO; đoàn tụ gia đình.. .và con cháu họ đều là ngoại quốc, không phải Việt kiều. Tuy nhiên, khi cần tuyên truyền, họ nhập nhằng gọi tất là Việt kiều. Nnân dân ta có bài thơ Việt kiều như sau:

Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về Đảng lại chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.
Trốn đi Đảng bắt đến cùng
Trở về mời gọi, săn lùng đô la
Đảng ta ân đức bao la
Làm cụ thằng đểu, làm cha thằng lừa...
Việt Minh, Việt Cộng, Việt Kiều,
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào?
Việt Minh thì tuổi đã cao!
Việt Cộng ốm yếu, xanh xao gầy còm!
Việt Kiều thì vẫn còn son.
Đảng yêu, đảng quý như con trong nhà!
Chỉ cần một ít Đô La
Việt Gian phản quốc hóa ra Việt Kiều!

Những người Việt Nam con em cán bộ đi lao động XHCN ở Liên Xô, Đông Âu là Việt kiều hay ngoại kiều?

Dù là Việt kiều, con ông cháu cha, là đồng chí anh em, CS cũng chẳng vui vẻ đón rước thứ dân này. Thâm tâm họ đẩy được ai ra khỏi nước đều tốt. Dân XHCN đi Đông Âu, Liên Xô cũng vậy mà thôi. Vì vậy mà khi Đông Đức trả người Việt về nước, họ không nhận. Họ đòi tiền. Vậy họ có thực sự cần người Việt về giúp nước không? Chắc chắn là không. Một số du học sinh ở Nga về nước, không thế mạnh,không xin được việc làm ở Hà Nội, đành phải lưu vong như bọn" Mỹ ngụy"! Ông Dũng Vũ cho biết khi Đông Âu sụp đổ, một số dân CHXHCN Việt Nam chạy sang Đông Đức , và họ tự hào là "cộng sản", vỗ ngực xưng là cộng sản, và gọi những dân "Mỹ ngụy" là Việt kiều! Đến khi chính phủ Đức muốn trả họ về "quê hương chùm khế ngọt", thì họ bèn hô to đả đảo Cộng sản , mang nhãn hiệu "chống Cộng" và "tị nạn" để xin ở lại (3). Mặc dầu tỏ lòng ưu ái với " người Việt ở nước ngoài", Quốc Hội Việt Nam chưa phê chuẩn cho người Việt về làm công chức, thì làm sao người Việt hải ngoại có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam? Họ chỉ cần vài người để tuyên truyền mà thôi.

Ông Ngô Bảo Châu quốc tịch Pháp hay Mỹ nhưng cần tuyên truyền thì họ níu kéo. Nếu Ngô Bảo Châu chịu về phục vụ dưới ngọn cờ máu, trong thời gian đầu sẽ vui lắm, nhưng khi đã vào tròng như từ bỏ quốc tịch ngoại quốc thì mọi sự sẽ khác. Sau 1954, một số trí thức đã ở lại miền Bắc, họ được trả lương theo chế độ cũ, nghĩa là gấp vài chục lần lương cán bộ cộng sản. Cuối cùng, đảng vận động cho họ tình nguyện bớt lương. Một thí dụ nữa, sau 1975, Cộng sản vỗ về các trí thức ở lại, mỗi người được phụ cấp vài ngàn, nhưng cũng chỉ được vài tháng mà thôi! Tất cả chính sách của cộng sản là giả dối.

Có một ông đã dùng Tâm Hồn Cao Thượng để kêu gọi lòng yêu nước. Câu chuyện đó như sau:
Có một đứa bé 11 tuổi ở gần Padova,nước Ý, cha mẹ nó nghèo bèn đem bán cho một gánh xiếc rong. Nó học nhào lộn rồi theo gánh xiếc sang Pháp, Tây Ban Nha. Đứa bé bị hành hạ bèn bỏ trốn và tìm đến tòa lãnh sự Ý. Ông lãnh sự quán mua cho nó một vé tàu và gửi một bức thư c ho thị trưởng Genova nhờ ông trả nó về cho cha mẹ nó. Trên tàu, nó được hành khách cho tiền rất nhiều. Trong lúc đó, một số du khách nói chuyện về nước Ý, chê bai nước Ý bẩn thỉu, trộm cắp. Đứa bé tức giận bèn ném tất cả số tiền vào mặt các du khách (4)

Truyện này ca tụng lòng yêu nước của một đứa trẻ nghèo đã vì tự ái dân tộc và yêu nước mà ném bỏ tiền bạc. Đa số thích bài này nhưng tôi lại có vài suy nghĩ gần xa.Đa số người nay muốn từ bỏ quốc gia nghèo đói để ra ngoại quốc sinh sống trong đó có người Việt Nam yêu quý của chúng ta., nhất là người CHXHCN Việt Nam. Mục đích của họ ra nước ngoài là vì tiền. Đứa bé 11 tuổi bị cha mẹ bán đi nay được một số tiền lớn lại ném đi hay sao? Tiền rất quý, tiền là tiên là Phật, các đảng viên cộng sản đã bán nước để lấy tiền đó hay sao? Câu chuyện này ở trên sự tưởng tượng của chúng ta! Nếu có một đứa bé như thế, chúng ta có thể nói tinh thần yêu nước của cậu bé này cao hơn bọn Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh phản quốc hại dân!

Con người có lòng yêu nước là tốt nhưng tự ái dân tộc có chỗ không đúng. Người ta phê bình đúng thì mình phải nhìn nhận. Cái quan trọng là tìm cách sửa chữa sai lầm, là vứt bỏ khối ung thư chứ không phải là bênh vực nó. Nhiều ông cộng sản khi nghe người ta phê bình cái xấu của Việt Cộng thì họ dẫy nẫy như đỉa phải vôi, và mắng chửi người ta là phản quốc, phản dân tộc, làm xấu nước Việt.

Làm ô nhục Việt Nam chính là bọn cộng sản hèn nhát cúi đầu trước Trung Cộng, và làm những việc ô danh dân tộc như việc ông Hồ giết Nông thị Xuân, cầu Cần Thơ vừa xây đã sập, vụ Vinashin, đại sứ Việt Nam ở Mỹ đứng tè ngoài đường, các tiếp viên hàng không và phi công Việt Nam buôn lậu, ăn cắp hàng trong các siêu thị ngoại quốc và rất nhiều chuyện ô danh khác.. . Muốn trừ những tật xấu này phải tiêu diệt nguồn gốc nó là đảng cộng sản. Còn người viết chỉ là những kẻ nói lên nói sự thật. Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung, Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, Tô Hải. . . là những người nói thật!



Việt Cộng kêu gọi người Việt hải ngoại yêu nước, người Việt hải ngoại cũng hô hào người Việt hải ngoại yêu nước. Trong các buổi phát bằng tốt nghiệp hay trong những cuộc phỏng vấn hoa khôi Việt Nam, một số người trẻ đã nói: sẽ về giúp Việt Nam.. . .

Tôi không hiểu họ là Việt Nam quốc tịch Mỹ hay du sinh Việt Nam. Người CHXHCN Việt Nam nói điều đó là đúng lý mặc dù đa số họ ra ngoại quốc là tính việc ở lại bằng hôn nhân, lao động, hoặc kinh doanh. Còn người Việt quốc tịch Mỹ mà nói câu ấy khiến người ta thắc mắc:
-Họ muốn về tiếp tay cho cộng sản bán nước hại dân hay sao?
-Họ về làm gì? Có việc làm cho họ ở Việt Nam hay không trong khi bao thanh niên nam nữ tìm cách bỏ nước ra đi?

Năm 1988, giáo sư Trần Quang Đệ, cựu Viện Trưởng Viện Đại Học Sài Gòn viết lời tâm sự:

‘Tôi. . . còn thắc mắc trong lòng vì quê hương và dân Việt chưa cằn cỗi và tiêu diệt mà còn phải mãi mãi tồn tại, tiến hoá không ngừng, còn tôi, tuy còn đó mà chẳng thể làm thêm được gì để phụng sự cho quê hương dân tộc. Tôi hy vọng điều gì tôi để lại sau cuộc đời không làm tôi bị liệt vào những kẻ đã làm điều sái quấy đối với quốc gia và điều đó, cùng vơí tình yêu hiến dâng cho nghề nghiệp, làm cho đồng bào và tổ quốc tôi được tốt đẹp hơn.’’ (5)

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh ca tụng GS cựu viện trưởng:
Bài viết bằng tiếng Pháp chứa đầy chân tình của một nhà trí thức nặng lòng với đất nước, trong những tháng năm cuối của cuộc đời, hằng mong sao thế hệ sau tiếp nối công cuộc xây dựng một chương trình bảo vệ sức khỏe tân tiến và hữu hiệu cho quê hương (5).

Chúng ta biết bác sĩ Viện trưởng là người quốc gia, nhưng câu trên của Ngài cựu Viện trưởng không rõ rệt. Ông nặng lòng với quê hương nhưng là quê hương nào? Lúc nào? Ông yêu Việt Nam cộng sản hay Việt Nam thời hậu cộng sản?

Trong bài "Trải hương theo gió", GS. Nguyễn Xuân Vinh đã nêu thành tích học tập và nghiên cứu, giảng dạy của người Việt khắp thế giới. Sau đây là một đoạn:

Nếu ai nhìn vào bất kỳ một sự phát triển nào trên giải đất Hoa Kỳ cũng phải công nhận rằng có sự đóng góp của ngươì dân gốc Việt. Lấy một thí dụ là theo Bộ Thương Mại thì có hơn 300 người Mỹ gốc Việt đã có ít ra là 3 bằng sáng chế cho mỗi người. Riêng kỹ sư Đoàn Chính Trung, hiện nay là một trong những phó chủ tịch của Micron Corporation ở tỉnh Boise, tiểu bang Idaho , đã được cấp 132 bằng sáng chế. Người Việt Nam đặc biệt là xuất sắc trong những ngành kỹ thuật và khoa học bao gồm cả y, nha và dược học. . . .

. . . Theo một ước lượng thật dè dặt thì hiện nay ở Hoa Kỳ có vào khoảng 4200 bác sĩ gốc Việt đang hành nghề và như thế thì cứ một ngàn người chúng ta lại có 4 bác sĩ. Nói chung cho toàn thể đất nước thì tỷ lệ này chỉ có được ở những vùng thật trù phú. Nhiều bác sĩ, ở lớp đàn em và con cháu sau này, cũng đã trở thành giáo sư y khoa ở những đại học danh tiếng như những vị thầy tiền bối khi xưa.
(5)

Bài này rất có ích cho những ai muốn nghiên cứu về sự thành tựu của người Việt hải ngoại. Sau khi giới thiệu các gương thành công của người Việt Nam khắp thế giới, GS. Nguyễn Xuân Vinh viết về nỗi băn khoăn của ông: mình còn làm được điều gì lợi ích cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, và rồi đây cho quốc gia và dân tộc? (5)
Lời nói của GS Nguyễn Xuân Vinh là rõ ràng, chính xác, tiêu biểu cho hạng người, có kiến thức khoa học và có lập trường chính trị quốc gia.

Ngày nay, chúng ta dầu đã vào quốc tịch Mỹ, Canada, Pháp, Nhật, Úc, nhưng chúng ta vẫn nặng lòng với đất nước Việt Nam. Chúng ta yêu đất nước và nhân dân Việt Nam bằng cách tranh đấu cho độc lập, tự do và dân chủ tại Việt Nam. Sau khi đã tiêu diệt cộng sản, với lực lượng trí thức hùng hậu ở hải ngoại, chúng ta sẽ xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh theo như các bậc tiền bối Cao Đài, Hòa Hảo mong ước:
"Việt Nam như thể cái lầu,
Bốn phương thiên hạ tới chầu xung quanh."

Sơn Trung

--------------------------------


(1). I don’t care what becomes of Russia. To hell with it. All this is only the road to a World Revolution. http://quotes.liberty-tree.ca/quotes_by/vladimir+ilyich+lenin

(2).Nguyễn Khoa Khôi. Hồ Sơ Đệ Tứ Quốc Tế Việt Nam. tr.6. http://www.tusachnghiencuu.org/pdf_files/hsdt_I.pdf

(3).Dũng Vũ.
Từ “ngụy”, “Việt kiều” cho tới “kiêu dân”
http://talawas2.multiply.com/journal/item/394
(4).EDMOND DE AMICIS.
Tâm Hồn Cao Thượng,Hà Mai Anh dịch; "LÒNG YÊU NƯỚC CỦA CẬU BÉ THÀNH PADOVA". http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=196
(5).GS Nguyễn Xuân Vinh. Trải hương theo gió.
http://www.vannha.com/NXV/TraiHuongTheoGio.htm

TRẦN BÌNH NAM * DU LỊCH AI CẬP


Cảm tưởng về một chuyến du lịch qua một nước Hồi giáo

Trần Bình Nam

Chúng tôi, một đoàn du khách 22 người từ nhiều tiểu bang khác nhau ở Hoa Kỳ, hẹn gặp nhau tại phi trường John F. Kennedy (JFK Airport) ở New York để cùng đáp chuyến bay số 84 của hãng Delta Aitlines cất cánh lúc 10:35 tối ngày 25/11/2010 đi Cairo, thủ đô của Ai Cập. Người Pháp gọi là “Le Caire”. Máy bay đáp xuống phi trường Cairo lúc 4:25 chiều hôm sau, tổng cộng 12 giờ bay cộng với 7 múi giờ cách biệt giữa New York và Cairo. Ông Trần Chính, chủ nhân của công ty du lịch Voyages Saigon Inc. tại Orange County đích thân hướng dẫn.


Cairo nằm trên hữu ngạn sông Nile, trước khi tẽ ra nhiều nhánh như rẽ quạt mang phù sa thượng nguồn về thành lập một vùng châu thổ phì nhiêu, cái nôi của nền văn minh Ai Cập cổ đại kéo dài hơn 5000 năm và là vựa lúa nuôi dân Ai Cập hôm nay. Đáy của châu thổ sông Nile áp với bờ biển đông nam Địa Trung hải gần miền Trung Đông, nơi manh nha văn minh nhân loại, trước cả nền văn minh lâu đời của Trung quốc, và là nơi diễn ra những cuộc tranh chấp giữa các nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Ai Cập nằm trong lục địa châu Phi, nhưng có nhiều sắc thái của một nước Cận đông hơn là sắc thái Phi châu của người da đen.

Phía đông giáp Do Thái, Hồng Hải, và giải đất Gaza. Phía nam giáp Soudan, phía Tây là Lybia và phía bắc là Địa Trung Hải. Ai Cập có 75 triệu dân, theo đạo Hồi hệ phái Sunni 84%, 13.5 % theo Thiên chúa giáo chính thống, 1.4% theo Thiên chúa giáo La Mã. Ba thành phố lớn là thủ đô Cairo 6.7 triệu dân, Alexandria 4.0 triệu dân và Port Said 570.000 dân. Ai Cập là một nước có một nền văn minh lâu đời nhất thành hình như một quốc gia do người Ai Cập tự cai quản cách đây 5000 năm và kéo dài gần 2.700 năm qua 31 triều đại nối tiếp nhau cho đến năm 332 trước công nguyên (332 B.C.). Thời gian 2.700 năm này được chia thành 3 thời đại rõ nét: Cổ đại (Old Kingdom), Trung Cổ (Middle Kingdom) , và Tân cổ (New Kingdom).




Thời Cổ đại là thời kỳ người Ai Cập xây dựng các Kim tự tháp. Thời Trung cổ họ phát triển điêu khắc. Thời đại Tân Cổ là thời đại người Ai cập thiết lập đế quốc và cũng là thời đại người Do Thái ồ ạt di cư đến Ai cập. Vào thế kỷ thứ 7 BC người Assyrian (một đế quốc nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates hiện nay) xâm lăng Ai Cập và năm 525 BC Ba Tư (Iran ngày nay) thiết lập một đế quốc tại đó. Đến năm 332 BC Alexander Đại đế từ Macedon (bây giờ là Cộng Hòa Macedonia, ở phía bắc Hy Lạp, trước đây là một phần của lãnh thổ Nam Tư) chiếm Ai Cập Năm 30 BC người La mã đến và cầm quyền cho đến năm 395 sau Công nguyên (395 AD).

Khi giáo hội Thiên chúa giáo chia thành 2 trung tâm quyền lực, Ai Cập nằm dưới sự quản trị của trung tâm Constantinople. Năm 313 AD vua Constantine cho phép Ai Cập thành lập giáo hội riêng gọi là Giáo hội Thiên chúa giáo Ai Cập (Coptic Church). Từ thế kỷ thứ 7 người A Rập chiếm Ai Cập và biến Ai Cập thành một vùng nói tiếng Arabic, hầu hết theo đạo Hồi trải qua các triều đại của các ông vua Umayyad , Abbasid, Fatimid , Mamluks kéo dài cho đến thế thế kỷ thứ 16. Năm 1517 Ai Cập trở thành một phần của đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ cho đến năm 1914 ngưòi Anh chiếm Ai Cập. Năm 1922, bốn năm sau khi Thế chiến I chấm dứt người Anh thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến tại đó và trao trả độc lập cho Ai Cập một cách hình thức. Vị vua bù nhìn cuối cùng là vua Farouk lên ngôi năm 1936 lúc mới 16 tuổi .

Năm 1952 tướng Mohammed Naguib lật đổ vua Farouk. Năm sau đại tá Nasser (Gamal Abdul) lên thay và trở thành lãnh tụ uy tín của khối Hồi giáo dựa vào lập trường chống Tây phương và nghiêng về chế độ xã hội trong cuộc chiến tranh lạnh. Năm 1958 cùng với Syria đại tá Nasser thành lập nước A Rập thống nhất. Đại tá Nasser phát động cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967 đánh Do Thái nhưng thất bại làm Ai Cập mất bán đảo Sinai. Năm 1970 Nasser qua đời, Anwar Sadat thay thế và năm 1973 tấn công Do Thái để giành lại bán đảo Sinai, nhưng cũng không thành công. Năm 1979 Anwar Sadat thay đổi thái độ chính trị, và do tổng thống Jimmy Carter làm trung gian dàn xếp, thương thuyết với Do Thái. Kết quả là thỏa ước hòa bình Ai Cập – Do Thái ký tại Camp David công nhận Do Thái để đổi lấy bán đảo Sinai (dự trù trao trả lại vào năm 1982). Từ phi trường Cairo về thành phố, sông Nile uốn khúc, trong xanh. Mặt nước phẳng lờ hiền lành như sông Hương giang. Ai Cập và sông Nile là một.

Không có sông Nile thì không nền văn minh Ai Cập 5000 năm trước, với Kim tự tháp, đền đài lăng tẩm, và cũng không có Ai Cập hôm nay. Sông Nile dài 6650 km là con sông dài nhất thế giới (sông Cửu Long dài 4350 km đứng thứ 10 trong những con sông dài hơn 1000 km) và là con sông lớn duy nhất trên thế giới chảy từ phía Nam đổ ra biển ở phương Bắc. Mùa mưa nước từ từ dâng lên mang phù sa tấp hai bên bờ và tạo một châu thổ lớn phì nhiêu nhìn ra Địa Trung Hải. Các thành phố và đền đài thành quách, Kim tự tháp của Ai Cập đều tụ họp chung quanh hai bờ sông Nile kéo dài từ thành phố Cairo đến thành phố Abu Simbel sát biên giới Soudan, còn lại là cát và cát của sa mạc Sahara phía đông ra tân Hồng Hải và phía Tây ngút ngàn đến biên giới Lybia. Sông Nile tạo nên vựa lúa của Ai Cập như sông Cửu Long đối với Việt Nam, nhưng khác ở chỗ sông Cửu Long nước đục và nước dâng vào mùa mưa không nhịp nhàng như sông Nile.

Từ ngàn xưa vào mùa nước lên nông dân ngưng đồng áng, và các vua chúa trưng dụng nhân công để xây dựng đền đài. Nước sông dâng lên gíúp thuyền bè đến lấy đá từ các núi đá và chở đển các vùng xây dựng. Chuyến bay số 84 bay theo một vòng tròn lớn băng qua Canada, Bắc Hải, Băng Đảo (Iceland), Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp, Địa Trung Hải trước khi đáp xuống Cairo. Trời cuối thu ngày ngắn thành phố đã nhấp nháy lên đèn. Nhìn chung, thành phố xây cất hổn độn và đa số nhà cửa còn dang dở. Gió mang cát từ sa mạc chung quanh phủ lên thành phố một lớp bụi cát. Cairo do vua Menes xây dựng từ năm 3100 BC. Khi người Hy Lạp chiếm Cairo họ đóng bản doanh phía tây ngạn sông Nile phía nam trung tâm Cairo 15 km và đặt tên là Memphis. Hai ngày đầu ở Cairo chúng tôi đi thăm các công trình xây cất chung quanh thành phố gồm vùng lăng mộ Sakkara ở Memphis chôn vùi dưới cát trong suốt 2000 năm trước khi các nhà khảo cổ Âu châu phát hiện và biến thành một trung tâm du lịch.


Công trình nổi bật của Sakkara là Kim tự tháp bậc thang mộ của vua Djoser (2668 – 2649 BC) thuộc vương triều thứ 3 do kiến trúc sư Imhotep xây cất. Rải rác dọc sông Nile từ Cairo về hướng nam có hằng trăm kim tự tháp lớn nhỏ mồ chôn của các vua chúa, hoàng hậu, hòang thân quốc thích của nhiều triều đại. Vĩ đại nhất là 3 Kim tự tháp trong sa mạc Giza gồm Kim tự tháp của vua Khufu, Khaefra và Menkaue và một Nhân Sư (Sphinx) khổng lồ xây dựng từ thế kỷ thứ 26 BC. Kim tự tháp Khufu là một trong 7 kỳ quan thế giới. Du khách nào trước khi đến Ai Cập cũng từng nghe các Kim tự tháp Ai cập vĩ đại và huyền bí như thế nào.

Nhưng khi đứng trước chúng chúng ta không khỏi có một cảm giác ngây ngất kỳ lạ làm ngưng đọng suy tưởng của chúng ta. Trời đất bỗng mênh mông hơn, con người nhỏ bé hơn, và kẻ kiêu căng nhất cũng phải chùn lòng thấy sự kiêu căng của mình là vô nghĩa . Một du khách trong đoàn đã cảm hứng: Nhìn Kim tự tháp đứng uy nghi Lòng khách viễn du nghĩ ngợi gì? Tượng tháp huy hoàng khi đắc thế Đền đài hoang phế lúc suy vi Công lao nước mắt người nô dịch Thành tích mồ chôn kẻ trị vì Dâu bể khác nào cơn gió thoảng Kìa bao danh lợi có còn chi! ĐBC Chữ viết của cổ Ai Cập cũng là một trong những huyền bí khác.

Ngày hôm nay Ai Cập dùng chữ Arabic. Nhưng từ ngàn xưa họ có một thứ chữ viết gọi là Hyeroglyphic do các nhà trí thức Ai Cập (gọi là Scribers) sáng chế gồm các hình vẽ tạo nên theo âm thanh. Vào thế kỷ thứ 1 AD khi Thiên chúa giáo du nhập vào Ai Cập các tu sĩ Thiên chúa giáo dùng mẫu tự Hy Lạp để viết tiếng Ai Cập với mục đích rao giảng Tân ước và Cựu ước. Vào thế kỷ thứ 5 AD khi người A Rập xâm chiếm Ai Cập, chữ Hyeroglyphic biến mất. Một bản văn bằng chữ Hyeroglyphic được tìm thấy tại đền thờ nữ hoàng Isis vợ vua Osiris (380 – 343 BC) trên đảo Philae ở Aswan và do nhà khảo cổ Pháp Jean Francois Champollion giải mã năm 1824.

Từ Cairo chúng tôi bay đi Luxor cách Cairo 700 km về phía nam nằm trên bờ đông sông Nile. Luxor, tiếng A rập có nghĩa là “lâu đài” là nơi có nhiều di tích lịch sử nhất của Ai Cập, được xây dựng khoảng năm 2000 BC và có đền thờ vua Amontohap III trị vì Ai Cập vào thế kỷ thứ 15 BC. Đền thờ vua Amontohap III được xem là nơi linh thiêng nhất, các vua chúa Ai Cập về sau thường phải vào đó để chính thức xưng vương. Dưới triều vua Ramses đệ nhị (Ramses II) thuộc vương triều thứ 19 (1279-1212 BC) Luxor là thủ dô của một dế quốc Ai Cập thịnh vượng 1000 năm kéo dài từ sông Euphrates (bây giờ thuộc Iraq) sang tận Nubia (nam Ai Cập) có rất nhiều di tích lịch sử và là một nguồn phong phú để nghiên cứu lịch sử Ai Cập. Theo nhà khảo cổ Champollion nghệ thuật điêu khắc Ai Cập dường như đã được bắt nguồn tại Luxor.

Bên kia sông Nile đối diện vơi Luxor là “Thung lủng các nhà vua” (Valley of the Kings) gồm lăng tẩm của các vua Seti II, Ramses III và Ramses IV.

Các nhà khảo cổ tin rằng trong khối núi đá khổng lồ của thung lũng còn nhiều mồ chôn các vua chúa và vương hầu Ai Cập. Cuộc đào xới đang được tiếp tục trước mắt du khách. Từ Luxor chúng tôi xuống du thuyền xuôi nam dọc giòng sông Nile. Du thuyền có đầy đủ tiện nghi, phòng ngủ rộng rãi, thức ăn tuyệt hảo, sân thượng mênh mông với quầy rượu, hồ bơi, ghế ngồi ghế nằm ngắm cảnh dưới ánh nắng mặt trời mùa Thu dịu dàng. Giòng sông phẳng lặng trong veo, hiền từ như “nữ tu sĩ” cứ thế đưa chúng tôi vào trái tim của Ai Cập. Hai bên bờ sông chà là, ruộng vườn, nhà cửa nhấp nhô thanh bình và sung túc.

Du thuyền cặp bến Esna cách Luxor 50km đế lấy hành khách trước khi đến Edfu cách Esna 40km. Edfu tọa lạc trên bờ Tây sông Nile có đền Horus thời đại Hy-La có khắc nhiều văn bản cho biết lịch sử và sự hưng thịnh của các vương triều và văn minh Ai Cập thời Ptolemaic (304 – 30 BC). Du thuyền tiếp tục xuôi nam qua vùng núi đá Gebel Silsika trên một khúc sông rộng uốn khúc nên thơ đưa chúng tôi đến Kom Obo thăm đền Kom Obo và thành phố Aswan. Đền Kom Obo là một đền đôi gồm hai đền nằm trong một kiến trúc chung. Một đền thờ thần cá sấu Sobek và một đền thờ thần chim ưng Horoeris. Bên trong đền thờ là các hình chạm trổ dụng cụ y khoa của nền mổ xẻ cổ đại Ai Cập. Aswan ở phía nam Kom Obo 20km có đập Aswan nổi tiếng thế giới xây cất trong hai thập niên 1960 và 1970 bởi đại tá Nasser, một người hùng của Ai Cập được nhân dân Ai Cập kính mến.

Đập Aswan là đối tượng tranh chấp giữa hai khối Tự do – Cộng sản trong cuộc chiến tranh lạnh. Trong khi xây cất các nước tây phương (Anh, Pháp, Mỹ) không bằng lòng với chính sách thiên tả của Nasser đã ngưng viện trợ, Nasser nhờ viện trợ của Liên bang Xô viết tiếp tục xây cất. Tại đó hiện còn một đài ghi dấu sự hợp tác giữa Liên bang Xô viết và Ai Cập. Đập Aswan hoàn thành sản xuất điện lực giúp phát triển kỹ nghệ vùng nam Ai Cập và điều hòa lưu lượng sông Nile ở hạ nguồn. Nước sông Nile bị đập ngăn lại tạo thành một cái hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất thế giới (hồ Nasser) trải dài 230 km từ Aswan đến Abu Simbel sát biên giới Soudan. Hồ Nasser tràn ngập một số di tích và thế giới Tây phương đã giúp Ai Cập dời đến chỗ cao hơn như đền thờ trên đảo Philae (tại Aswan) được dời qua đảo Agikila và đền Abu Simbel.

Đền Philae được xây cất thời Hy-La trong thế kỷ thứ 4 BC thờ hoàng hậu Isis (vợ vua Osiris – vua Osiris có đền thờ trên đảo Biggeh gần đó). Aswan là cổng chiến lược phía nam của Ai Cập cổ đại. Các vua chúa Ai Cập đã chinh phục và chiếm đất của người Nubia kéo biên giới đến tận Abu Simbel cách Aswan 230 km, sát biên giới Soudan. Sáng sớm ngày 3/12 chúng tôi đáp máy bay đi Abu Simbel. Đền Abu Simbel tôn vinh vua Ramse II và hoàng hậu Nefertari nguyên được tạc trong núi đá khối và bị cát chôn vùi không ai biết trong nhiều thế kỷ cho đến năm 1817 nhà mạo hiểm Belzoni (Giovanni Battista – người Ý) nhân đi tìm châu báu khám phá ra. Vào thập niên 1960, 1970 nước hồ Nasser de dọa tràn ngập đền Abu Simbel và thế giới đã giúp đỡ cắt đền ra từng mảnh ráp lại một điạ điểm mới (nơi chúng tôi đến thăm).


Đền Abu Simbel tiểu biểu bởi 4 bức tượng khổng lồ của vua Ramses II ở lối vào hướng chếch Đông. Bên trong là môt hành lang nhỏ dài 60 mét chấm dứt bằng 4 bức tượng nhỏ của thần Ptah, thần Amon-Re , vua Ramses II và thần mặt trời Re-Horakhty. Hành lang được kiến tạo để ban ngày và quanh năm bên trong tranh tối tranh sáng, ngoại trừ một năm hai lần vào hai ngày Hạ chí 21/6 và Đông chí 21/12 khi mặt trời vừa mọc có một thời gian chừng vài phút mặt trời chiếu thẳng vào hành lang rọi sáng 3 bức tượng Amon-Re, Ramses II và Re-Horoakhty, nhưng vẫn để thần Plah trong bóng tối.

Lối xây cất chứng tỏ người Ai Cập hơn một ngàn năm trước đã có những hiểu biết chính xác về thiên văn và sự đổi chỗ của mặt trời trên bầu trời trong năm. Chiều cùng ngày chúng tôi đáp máy bay trở về Cairo và sáng hôm sau đi viếng thành phố Alexandria. Alexandria do Alexander Đại đế xây cất năm 332 BC. Alexandria trở thành trung tâm kinh tế, quân sự và văn hóa của Ai Cập trong suốt 500 năm, và là trung tâm phát triển và truyền bá Thiên chúa giáo tại Ai Cập trong thế kỷ thứ 3 AD. Hiện Alexandria có lăng vua Ceasar và mộ Alexander Đại đế và khu nghĩa địa của người Roman gọi là Catacomb ở Kom-el-Shukafa. Trong thời kỳ hưng thịnh Alexandria có thư viện lớn nhất thế giới, có đèn pha Pharos cao 140 mét bằng đá cẩm thạch. Vật đổi sao dời. Ceasar đốt thư viện để dẹp tàn tích của Muslim.

Đèn pha sụp đổ bởi một trận động đất vào thế kỷ thứ 14. Trở về Cairo, đoàn du khách chúng tôi có dịp quan sát đời sống của người Ai Cập tại khu chợ Khan al-Khalili. Cảnh sát du lịch (Tourist Police) hiện diện khắp nơi. Sinh hoạt thương mãi nhộn nhịp. Chúng tôi thấy nhiều du khách gốc Á châu (Đại Hàn, Trung quốc, Nhật Bản) hơn là người da trắng Tây Phương. Phái nam len lõi vào các lối nhỏ “window shopping” và chụp hình trong khi các bà mua bán. Chúng tôi có dịp vào “Naguib Mahfouz Coffee Shop” trong một ngỏ hẽm của khu chợ, nơi nhà văn nổi danh Naguib Mahfouz người được giải văn chương Nobel năm 1988 thuở sinh thời từng đến uống cà phê gặp bạn bè và văn hữu.

Là một nước theo Hồi giáo nhưng người phụ nữ được tự do trang phục khi đi ra ngoài. Đa số choàng khăn kể cả phụ nữ theo Thiên chúa giáo cho chúng tôi thấy choàng khăn (ít nhất đối với Ai Cập) là một văn hóa chứ không nhất thiết là một ràng buộc của tôn giáo. Điều kỳ lạ là chúng tôi thấy phụ nữ với khăn choàng trông khả ái hơn phụ nữ đầu trần. Trên đường phố Ai Cập khăn choàng trở thành một vật dụng trang sức của phụ nữ. Số phụ nữ mặc tuyền đen, bịt mặt chỉ chưa đôi mắt rất ít và đó là sự chọn lựa của họ.

Các cô sinh viên trẻ tuổi tụ tập nhau tại quảng trường lớn trước khu chợ trao đổi chuyện trò và chụp hình với khách du lịch một cách thoải mái tự nhiên. Các cô chia nhau kẹo bánh ríu rít cười đùa. Ai Cập là quốc gia Hồi giáo đang ở thế bản lề làm trung gian trong cuộc chiến tranh chống khủng bố của Hoa Kỳ và thế giới Tây phương. Chính sách bản lề này do tổng thống Anwar Sadat thực hiện sau khi ký thỏa ước hòa bình với Do Thái. Vì thỏa ước hoà bình này năm 1981 tổng thống Sadat bị các thành phần Hồi giáo qúa khích giết trong một cuộc diền binh tại Cairo. Thỏa ước hòa bình vẫn tồn tại sau khi tổng thống Hosni Mubarak thay thế Sadat. Ông Mubarak năm nay 82 tuổi vẫn còn cầm quyền.

Thế giới đang lo nếu ông không sắp xếp một sự chuyển quyền ổn thỏa, sự ra đi của ông có thể tạo ra sự bất ổn định tại Trung đông. Trên đường ra phi trường trở về Hoa Kỳ chúng tôi dừng chân thăm mộ tổng thống Anwar Sadat chôn tại một quảng trường ngay trước khán đài nơi ông bị hạ sát. Mộ chôn là một Kim tự tháp nhỏ lóng lánh đèn ngủ sắc. Qua chuyến du hành Ai Cập cá nhân tôi (và nhiều bạn khác trong đoàn) thấy có cảm tình với nhân dân Ai Cập mặc dù có bận tâm đối với cuộc chiến tranh chống khủng bố do thái độ quá khích của một thành phần tín đồ Hồi giáo. Chúng tôi thấy có thể hòa mình vào sinh hoạt của người bản xứ, cảm thấy gần gũi và không lo sợ. Cơ quan phụ trách du lịch của chính phủ Ai Cập có cho cảnh sát thường phục vũ trang bảo vệ ngầm chúng tôi khi di chuyển bằng xe coach, hoặc khi đi thăm các khu di tích.

Trên đường từ phi trường Cairo đến khách sạn và ngược lại có xe vũ trang hộ tống. Tôi nghĩ đó chỉ là sự bảo vệ hình thức để làm yên lòng du khách nhất là du khách người da trắng hơn là một sự bảo vệ hữu hiệu. Sự đe dọa du khách ở nước nào cũng có! Trong một cuộc tranh chấp hai bên cách ly nhau, sợ nhau, nghi ngờ lẫn nhau thì sự căng thẳng dễ đưa đến chiến tranh. Xích lại gần nhau để thông cảm nhau và quý mến nhau như những con người cùng “đầu đen máu đỏ” mỗi bên có thể cảm nhận rằng nổi sợ lẫn nhau chỉ là tượng tuợng.

Phải chăng đó là phương án giải quyết các tranh chấp trên thế giới, và là một trong những phương án giải quyết cuộc đối đầu vì tranh chấp văn hóa Tây phương và văn hóa Muslim? Suy nghĩ đó ám ảnh tôi trong suốt chuyến bay dài 13 giờ cất cánh từ thủ đô Cairo lúc 11 giờ đêm ngày Thứ Hai 6/12/2010 đưa đoàn du khách chúng tôi trở về Hoa Kỳ. Đường bay trên màn ảnh nhỏ, do sự ưu ái đối với hành khách theo đạo Hồi, có hình vị trí máy bay với mũi tên chỉ về thánh địa Mecca ở Saudi Arabia để hành khách theo đạo Hồi biết hướng nghiên mình cầu nguyện. Khi máy bay cất cánh mũi tên chỉ hướng sau đuôi của máy bay.


Chập chờn với giấc ngủ trên chiếc ghế lưng nghiêng 200, khi thức dậy mũi tên đã hướng về hướng 10 giờ, cũng là lúc phi trưởng thông báo hành khách cài dây lưng an toàn và sửa lại cho ngay lưng ghế để đáp xuống phi trường New York. Sau thủ tục nhập cảnh chúng tôi chia tay nhau, người bay về San Francisco, Seattle , kẻ đi Las Vegas và Los Angeles chấm dứt một chuyến du lịch phong phú về hiểu biết và hữu ích về mặt tinh thần. Thế giới chúng ta sống không nguy hiểm như chúng ta tưởng, nếu ai cũng có một tấm lòng.
Trần Bình Nam Dec . 19, 2010

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com


Wednesday, December 29, 2010

VIETNAM AIRLINES






BA NGUYÊN

Vietnam Airlines

Vietnam Airlines hiện là hãng hàng không quốc doanh lớn nhất nước và cũng là hãng hàng không duy nhất của Việt Nam có đường bay quốc tế. Bài viết dưới đây được trích từ blog của Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc, cho thấy một thực tế về hãng hàng không này khi ‘chăm sóc khách hàng’ trên một trong những đường bay quốc tế quan trọng là Sydney-Sài Gòn.




Có lẽ đó là một trong những chuyến bay buồn chán nhất trong đời đi máy bay từ trước đến nay. Ðó là chuyến bay từ Sydney đi Sài Gòn ngày 9 tháng 8. Phong cách phục vụ của tiếp viên, của cơ trưởng, và vệ sinh trên máy bay có lẽ nói lên một thực tế rằng Vietnam Airlines còn kém rất xa so với các hãng hàng không nước láng giềng.

Lần đầu tiên thấy Vietnam Airlines (VNA) khởi hành đúng giờ. Chúng ta biết rằng Vietnam Airlines được mệnh danh là “Sorry Airlines”. Hai chữ “sorry” gắn liền với hãng hàng không mang cờ quốc gia này là một cách châm biếm rằng máy bay của hãng luôn bay trễ giờ, và vì trễ giờ nên cơ trưởng lúc nào cũng phải xin lỗi (sorry) hành khách. Nhưng trong chuyến đi này thì VNA khởi hành đúng giờ, và đó là một điểm son, nhưng cũng là một điểm có thể nói là “bất bình thường” của VNA.

Ðiểm son của VNA được thay thế bằng điểm đen trong phục vụ.

Chuyến bay vẫn bắt đầu bằng những động tác thông thường của tiếp viên: đem cái rổ đưa khăn giấy cho khách. Nhìn qua cách họ đưa cái khăn, đến cách nói, hành khách cũng có thể cảm nhận rằng những người tiếp viên này không yêu nghề, hoặc yêu nghề mà không nói được tiếng Việt (chứ chưa nói đến tiếng Anh). Họ làm một cách miễn cưỡng, làm cho có làm. Và, chả bao giờ thấy nàng cười. Các nàng và chàng tiếp viên làm việc cứ như là làm việc hành chính, như một cái máy.

Ðã bay với VNA là chấp nhận mù thông tin. Trong chuyến đi này cũng không phải là ngoại lệ, vì suốt chuyến bay cơ trưởng rất tiết kiệm lời.

Tôi để ý thấy cơ trưởng chỉ nói có 2 câu duy nhất: lúc cất cánh, và lúc hạ cánh. Và, chỉ nói với phi hành đoàn, chứ không nói với hành khách.

Nếu bay với các hãng khác như Singapore Airlines, Cathay Pacific, United Airlines, Qantas, v.v. hành khách có cảm giác như mình được cơ trưởng quan tâm đặc biệt. Máy bay cất cánh ra sao, hướng nào, cao độ bao nhiêu, thời tiết ở nơi sắp đến diễn biến ra sao, máy bay sắp đến vùng thời tiết xấu, lúc gần đáp có cảnh nào đẹp, v.v. tất cả đều được cơ trưởng thông báo cho hành khách biết. Thậm chí, có người còn cung cấp thông tin về những trận đá banh nóng bỏng! Không hiểu có phải cơ trưởng VNA kém tiếng Anh hay do “văn hóa Vietnam Airlines” mà họ chẳng nói chẳng rằng gì với hành khách. Tôi không tin họ kém tiếng Anh, nhưng có thể do họ không thích hay không muốn nói chuyện với khách.

Ðã bay với VNA là chấp nhận luật lạ lùng của VNA. Những “luật” hay những qui định mà tiếp viên có thể sáng tác ra trong lúc bối rối không trả lời được cho hành khách.

Một ví dụ tiêu biểu là thời điểm có thể sử dụng điện thoại di động. Nếu đi với các hãng văn minh khác, khi máy bay hạ cánh và trong lúc taxi đến bến, cơ trưởng cho biết hành khách có thể mở điện thoại di động để liên lạc. Nhưng VNA thì có “luật” rất lạ lùng là phải ra khỏi máy bay mới được mở điện thoại di động! Khi được hỏi tại sao có luật này, thì tiếp viên nói do nhiễu sóng... máy bay! Cố nhiên đó chỉ là lời giải thích tùy tiện, làm trò cười cho người biết chuyện.

Hệ thống giải trí bị hư hỏng. Suốt chuyến bay không có tin tức. Không có tivi. Không có nhạc. Phi công trưởng xin lỗi hành khách vì sự cố đó.

Ðiều khôi hài nhất là dù cho phi công báo hệ thống giải trí bị hư hỏng, nhưng tiếp viên vẫn đẩy cái xe trolley để phát microphone cho hành khách! Và, hành khách vẫn nhận! Tôi hỏi chị tiếp viên rằng cái microphone này để làm gì trong khi phi công mới cho biết toàn bộ hệ thống giải trí đó không còn làm việc, thì chị ấy mới ngớ ra, và... cười. Nhưng chị vẫn đi phát microphone cho hành khách! Họ làm việc cứ như là những cỗ máy. Không có logic. Không cần suy nghĩ. Bất chấp thực tế.

Họ nói không thật. Hơn 2 tuần sau, trong chuyến bay từ Sài Gòn về Sydney, cũng trên máy bay đó, hệ thống giải trí vẫn bị hư hỏng. Thế nhưng tiếp viên vô tư nói rằng sự cố chỉ xảy ra trong chuyến bay này, và... xin lỗi. Khi có dịp tiếp kiến người tiếp viên, tôi nhắc rằng sự cố đã xảy ra hơn 2 tuần rồi (và có thể lâu hơn nữa), chứ không phải chỉ trong chuyến bay này. Chị tiếp viên im lặng không nói gì (và chắc cũng chẳng biết gì để nói). Như vậy, trong suốt hơn 2 tuần - hay có thể 3 tuần - máy bay Boeing 777 bị hư hỏng hệ thống giải trí mà không hề được sửa chữa. Một lỗi như thế mà còn không được sửa, chúng ta có thể tin tưởng vào những gì lớn hơn?

Còn nhớ trong chuyến bay đi Mỹ với United Airlines, hệ thống giải trí của một khu hành khách bị hư. Thế là phi công rối rít xin lỗi hành khách. Xin lỗi đến 2, 3 lần. Chưa hết, tiếp viên đi đến từng khách, phát cho một cái form để khách điền vào báo cáo sự cố kĩ thuật đó. Ðể làm gì? Xin thưa để United bồi thường cho khách. Chúng tôi nói không cần, vì thật ra cũng gần đến nơi. Nhưng tiếp viên nhất định bảo điền vào form và họ sẽ làm thủ tục để United bồi thường khách, vì đây là vấn đề nguyên tắc, không có ngoại lệ. Sau vài tuần, United gửi cái cheque 50 USD đến tôi để bồi thường cho sự cố đó. Ðúng là kiểu làm của Mỹ. Cần nói thêm rằng United là một trong những hãng hàng không tồi nhất thế giới. Tồi nhất thế giới, nhưng chắc chắn là hơn Vietnam Airlines.

Sự kém chất lượng của VNA không có gì là bí mật, vì ngay cả tiếp viên VNA cũng biết.

Trong một lần nói chuyện, chị tiếp viên VNA thẳng thắn nói VNA còn rất kém, còn phải học nhiều từ các hãng láng giềng. Chị (người miền Nam) còn nói về tình trạng chủ nghĩa lý lịch và chủ nghĩa địa phương trong việc tuyển tiếp viên hàng không. Ai cũng biết phần lớn phi công VNA là người Bắc, nhưng ít ai biết rằng phần lớn tiếp viên VNA cũng là người phía Bắc. Ðó là hệ quả của chủ nghĩa lý lịch và chủ nghĩa địa phương, “chủ nghĩa chiến thắng”.

Thấy chị tiếp viên có vẻ “biết chuyện” và thổ lộ những cảm nghĩ như thế, tôi hỏi một cách... khiêu khích: Thế có bao giờ em cảm thấy nhục hay xấu hổ khi VNA còn quá kém so với Thai Airways hay Cathay Pacific? Tại sao người ta cũng Á Châu, cũng đầu đen, cũng đầu óc như mình (chưa chắc thông minh hơn ta), cũng có 20 năm để phát triển, mà họ phát triển hơn chúng ta, làm tốt hơn chúng ta? Tôi nghĩ chị ấy sẽ sốc trước câu hỏi đó; nhưng không, chị tỏ ra bình tĩnh, suy nghĩ một hồi rồi nói: Em cũng chưa nghĩ đến điều này, nhưng quả thật em có thấy nhục.

Có lẽ chính vì thế mà chả bao giờ thấy nàng cười.

TOU …
Tôi đi tìm Tôi… Khoảng cách hàng không Việt Nam


Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, nơi sở hữu những khoảng cách kỳ diệu, quãng hở giữa hai khái niệm vừa đủ rộng để len vào một tiếng thở dài.

Khoảng cách giữa giá tiền với chất lượng và thái độ phục vụ của món ăn tại sân bay dễ gây một sự ngỡ ngàng thú vị của người ăn lần đầu.

Khoảng cách giữa sắc đẹp ngoại hình và thái độ cư xử với hành khách của các bạn trẻ mặc đồng phục xanh blue và đỏ mận, đủ làm đề tài tiến sĩ cấp quốc gia cho những ai muốn tìm hiểu sự bí ẩn của tạo hóa.

Khoảng cách giữa nụ cười giành cho khách tây và cái chau mày dành cho khách ta, vừa đủ để các nhà nhân trắc học, nhân chủng học, dinh dưỡng học tìm hiểu trọn đời.

Khoảng cách giữa các chuyến bay cất cánh đúng giờ và trễ giờ luôn bí ẩn như bồ đề Langlands, khi mà loa thông báo đơn giản “vì lý do máy bay đến muộn, nên giờ dự định cất cánh sẽ là…” và trong thời gian chờ đợi, laptop của ai hết pin thì tự động chạy ra phía sau TV SamSung tìm phích cắm, vì phần còn lại của sảnh chờ mênh mông dự kiến sẽ có hệ thống phích cắm không dây.

Khoảng cách giữa tiếng Việt bản địa, tiếng Anh bản xứ và tiếng Anh trong các hướng dẫn trước và sau khi cất cánh, đủ để các nhà ngôn ngữ học và ký tượng học ngất ngây con gà tây, người Việt không hiểu, người Tây cũng không hiểu nốt, dường như các tiếp viên và cơ trưởng nói cho nhau nghe.

Khoảng cách giữa hướng dẫn và chỉ dẫn của các tiếp viên nữ khi tàu bay chuẩn bị hạ cánh /cất cánh thật là thoáng đãng, thay vì nói, các cô chỉ việc đưa tay ra, hất lên có nghĩa là kéo màn che cửa sổ, úp tay có nghĩa là gấp bàn ăn phía trước, vẫy tay có nghĩa là dựng thẳng lưng ghế. Điều tuyệt vời là tất cả quốc tịch màu da tuổi tác đều răm rắp làm theo, cấm cãi, các cô sáng tạo một loại ngôn ngữ cực kỳ uy nghi và hoàn chỉnh.

Khoảng cách giữa trang điểm và nụ cười của các tiếp viên cực kỳ tinh tế, phải trải qua vài trăm giờ bay mới chiêm nghiệm được chân lý sơ khai “đã trang điểm đẹp rồi thì đếch cần cười, chỉ có bọn điên mới cười sau khi trang điểm”. Những mẫu nghi thiên hạ đang chịu một tải trọng cực lớn về cao độ nhiệt độ ẩm độ, kể cả hàng hóa đi buôn trong xách tay, nên nghiêm trang là điều tất yếu.

Khoảng cách giữa hình chụp quảng cáo và thực tế hiện hữu, vừa đủ để khách hàng khám lại thị lực hoặc kiểm tra sự tỉnh táo trí não, nếu cả hai đều ổn, có lẽ photoshop đã có version đặc biệt cho hàng không VN.




Khởi tố một phi công Vietnam Airlines vận chuyển trái phép 300.000 euro
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=101373&Catid=22 Theo tin ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt quả tang một phi công của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vận chuyển trái phép khoản ngoại tệ có giá trị lớn lên đến 300.000 euro (tương đương khoảng trên 6,6 tỉ đồng).

Cùng bị bắt với viên phi công trên còn có một nhân viên OCC của Trung tâm Đặt giữ chỗ Nội Bài. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 2 đối tượng trên.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Nguyễn Sỹ Hưng đã xác nhận thông tin này và cho biết phi công bị bắt có tên là Tường và cán bộ OCC tên là Dương. Cũng theo ông Nguyễn Sỹ Hưng thì lãnh đạo Vietnam Airlines đã chỉ đạo Đội bay và Trung tâm Đặt giữ chỗ Nội Bài là nơi phi công Tường và nhân viên OCC Dương làm việc rà soát, chấn chỉnh, nhắc nhở cán bộ - nhân viên trong đơn vị, coi vụ việc trên là bài học để tránh vi phạm.

"Vietnam Airlines đang chờ kết luận của Cơ quan điều tra về hành vi vi phạm của hai cán bộ này, trên cơ sở đó sẽ có quyết định xử lý nghiêm" - ông Hưng nói. Đây không phải là lần đầu tiên phi công của Vietnam Airlines bị khởi tố vì hành vi vận chuyển trái phép ngoại tệ. Ngày 4/6/2006, Hải quan Australia bắt giữ phi công Trần Văn Đăng - cơ phó tổ lái chiếc Boeing 777 của Vietnam Airlines - vì hành vi vận chuyển 500.000 USD. Sau đó, Trần Văn Đăng đã bị toà án ở thành phố Sydney kết án 4 năm 6 tháng tù giam.
(Theo LĐ)



TUYÊN TRUYỀN CỦA ÁC ĐẢNG



Niềm tin vào con người Việt

Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người "lì" như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc.
Năm 1983, trong một dịp về thăm nhà ở California, tôi đang loay hoay sửa lại hệ thống tưới nước cho khu vườn trước nhà, áo quần mặt mày lem luốc như một anh lao công Mỹ chính hiệu; thì một người phụ nữ lạ mặt xuất hiện ngoài cổng, cao tiếng, "Ông Tổng; Ông Tổng". Đã lâu lắm tôi mới nghe lại danh từ này.

Ngạc nhiên, tôi ra mở cửa mời khách vào nhà. Chị giải thích, "Con là nhân viên cắt thịt của nhà máy Dona Foods ở Biên Hòa ngày xưa. Chắc ông không nhớ?" Tôi lắc đầu. Nhà máy có hơn 3.000 nhân viên, ngoài các cán bộ trong ban quản lý, tôi thực sự không biết ai. Chị đưa ra tấm thẻ ID cũ của công ty, đã bạc màu, nhưng vẫn còn nhận rõ tên Dương Thị Gấm, với tấm hình đen trắng ngày xưa rất quê mùa, có cả tên và chức vụ của anh quản lý trong khu vực sản xuất.

Chị tiếp tục kể, "Sau khi chính quyền tiếp thu, con làm thêm 4 tháng rồi bị cho nghỉ vì nhà máy Justify Fullkhông đủ nguyên liệu để điều hành.

Con lên thành phố làm ô sin cho một gia đình vừa ở ngoài Bắc vô. Sau 1 năm, ông chủ được thăng chức điều về Hà Nội. Vì con làm việc tốt, ông đem con đi luôn và con ở ngoài đó đến 2 năm. Trong thời gian làm thuê, có ông nhân viên ngoại giao người Đức cạnh nhà. Ông ta lớn tuổi, nhưng ngỏ ý muốn cưới con và đem về Đức khi mãn nhiệm. Muốn giúp gia đình nên con đồng ý, dù con chỉ mới 22 tuổi trong khi ông ta đã hơn 60." Tôi nhìn chị kỹ hơn. Năm 1975, chị mới 19, thì năm nay, có lẽ chị chỉ mới 27, nhưng xem chị già và phong trần nhiều. Chị thuộc loại đàn bà xấu, dưới trung bình, lại thêm đôi chân bị khập khễnh. Có lẽ những bệnh tật, bất hạnh và mặc cảm đã làm chị già trước tuổi?


"Con theo chồng về Đức được 3 năm thì phải bỏ trốn, rồi ly hôn, vì ông này mỗi lần say rượu là đánh đập con tàn nhẫn. Con phải vào nhà thương cả chục lần mỗi năm. Không có tiền bạc hay của cải, làm bồi bàn khổ cực, nên con nghe lời rủ rê của bạn bè chạy qua Mỹ tìm đường sống. Con đến Los Angeles được 6 tháng nay." Đại khái, chị đang làm nhân viên thoa bóp (masseuse) cho một tiệm trên San Bernadino. Thu nhập cũng tạm đủ sống, nhưng có cơ hội, người chủ muốn sang tiệm, nên chị tìm cách mua lại.
"Con dành dụm được hơn 12 ngàn đô la, nhưng còn thiếu 5 ngàn nữa. Nghe tin ông Tổng ở đây, con hy vọng ông giúp cho con số tiền này để con có cơ hội vươn lên".


Tôi đính chính với chị, tôi đã hết là ông Tổng, hiện nay chỉ là một nhân viên xoàng của một ngân hàng nhỏ ở Wal Street, sống đời trung lưu bình dị như triệu người Mỹ khác. Nhưng may cho chị là hôm ấy, gần ngày Giáng Sinh, tôi thấy rộng lượng và nhất là vừa nhận được tấm chi phiếu khá lớn của ngân hàng cho tiền thưởng cuối năm. Tôi cho chị mượn 5 ngàn và thực sự, không nghĩ rằng mình sẽ thấy lại số tiền này, như nhiều trường hợp vẫn luôn xảy ra với bà con bạn bè.


Nhưng chỉ 6 tháng sau, chị lại tìm đến nhà trả lại số tiền 5 ngàn và còn muốn đưa thêm 3 ngàn tiền lãi. Tôi không có nhà, vợ tôi chỉ nhận lại 5 ngàn không lấy lãi và chúng tôi đều đồng ý là số tiến 5 ngàn khứ hồi này quả là chuyện thần thoại của Hollywood. Chị còn khoe với vợ tôi là đã mua thêm 1 tiệm massage khác.

Bẵng đi 5 năm, tôi không gặp lại chị và cũng không liên lạc gì. Tình cờ, tôi và bạn bè vào một quán ăn khá sang trọng ở Bolsa (quận Cam) và người chủ tiệm đứng đón tiếp chúng tôi là chị Gấm ngày nào. Chị huyên thuyên câu chuyện, "Làm massage có tiền nhưng nhức đầu với nhân viên, khách hàng và cơ quan công lực, nên con bán hết 5 tiệm và quay ra kinh doanh nhà hàng. Ngoài tiệm này, con còn 2 tiệm nữa ở khu phố Tàu và khu đại học UCLA." Chị cũng khác hẳn lúc xưa. Áo quần thời trang bảnh bao, ăn nói lịch thiệp hơn, cư xử đúng như một bà chủ, và chiếc xe Mercedes đời mới đậu ngay cạnh cửa nói lên sự "thành công" của chị.

Sau bữa ăn miễn phí, tôi cũng không liên lạc gì với chị, vì công việc làm ăn của tôi lúc này đem tôi đi khắp thế giới, không mấy khi về lại California.

Cho đến năm 1997, khi tôi đi dự một hội thảo và triển lãm về ngành ngân hàng ở Chicago, chị lại xuất hiện. Tôi đang nghiêm túc ngồi trên bàn làm phối hợp viên (moderator), còn chị thì tươi cười chào tôi trong bộ âu phục của một nhân viên cao cấp (executive), với một thẻ bài đeo trên người có tên rất Mỹ là Christina Spencer. Trong bữa ăn chiều sau hội thảo, chị đưa tấm hình chồng chị và đứa con đã lên 3, rồi tiếp tục, "Trong khi kinh doanh, con đi học thêm vào buổi tối và cuối tuần, cuối cùng cũng lấy được mảnh bằng Cử nhân (Bachelor) về Tài chính (Finance).

Sau đó con đi làm cho Wells Fargo (ngân hàng lớn ở California), gặp chồng con là Phó Giám Đốc R&D cho Xerox nên đời sống hai đứa cũng tốt đẹp. Chúng con đang sống ở Palo Alto (một khu giàu của Bắc California cạnh đại học Stanford)". Một nhân công nghèo hèn, thất học với một nhan sắc kém cỏi, lại gặp nhiều gian truân, chị đã lên tới đỉnh sung túc của một xã hội có sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa nhiều loại dân tứ xứ. Tôi nhìn lại chị thêm lần nữa, một biểu tượng đáng khâm phục cho ý chí cầu tiến và sự hy sinh vô bờ để đạt đến giấc mộng của mình.

Dĩ nhiên là chị không nói ra, nhưng tôi tin là trong cuộc hành trình 22 năm vừa qua của chị, đã không thiếu những tình huống hiểm nghèo, cay đắng và tuyệt vọng chị phải đối diện. Sức mạnh nội tại nào đã giúp chị vượt qua và bay cao mới thực sự là "cú đấm thép" mà cộng động chúng ta hay bàn luận.

Không thiếu những trường hợp như chị trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Rời quê hương với hai bàn tay trắng, thiếu sót mọi kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ trên xứ người, những người Việt như chị đã vượt lên mọi rào cản, trở ngại để dành cho mình một chỗ đứng dưới ánh mặt trời (a place in the sun).

Tôi cũng còn nhớ một buổi sáng mùa đông nào, khoảng 1990, mấy người bạn đưa tôi đi thăm Chợ Vòm ở Moscow nơi phần lớn người Việt tụ tập mua hàng sỉ để đem về các tỉnh thành xa xôi ở Nga để bán lẻ lại. Tôi đã ái ngại nhìn những thùng đồ nặng trĩu trên đôi vai gầy yếu mỏng manh của vài thiếu nữ Việt Nam, quẩy gánh đi đến các trạm xe lửa, để tải hàng về những nơi như Siberia, Kazakhstan...chỉ nghe tên là đã lạnh run người. Họ là những biểu tượng đẹp nhất của tinh thần và sức sống Việt.

Dĩ nhiên là tôi cũng đã từng gặp những người Việt "xấu xí" trên các nẻo đường thế giới. Những anh chị dốt nát nhờ chút quyền lực, có chút tiền, ra nước ngoài coi trời bằng vung, hành xử với tất cả ấu trĩ của một bậc "đại quê mùa". Hay những cậu ấm cô chiêu, nhờ tiền rừng bạc biển của cha mẹ cung cấp, ăn chơi đua đòi, nhiễm mọi thói hư tật xấu của bọn sinh viên hoang đàng. Nhưng các người này chỉ là thiếu số giữa một đám đông người Việt thầm lặng, kiên nhẫn, cần cù xây dựng cho mình một tương lai xứng đáng với mọi lời vinh danh cao cả nhất.

Khi nói về sự hãnh diện của dân tộc, tôi nghĩ phần lớn những người Việt tha phương không cho hình ảnh các đại gia với máy bay riêng hay xe siêu sang là sự tiến bộ của xã hội. Hay các chân dài với đủ nhãn hiệu "hoa hậu", "siêu sao" là biểu tượng của thành công. Hay vài trận bóng đá với các nước láng giềng hoặc những xếp hạng rất vô nghĩa của các nhóm truyền thống quốc tế.
Vả lại, ở lâu trên xứ người, chúng tôi đã chứng kiến những sự giàu sang hay tiếng tăm cả triệu lần các nhân vật hay sự kiện này.

Niềm hãnh diện thực sự của chúng tôi là những Dương Thị Gấm, những cô gái buôn hàng lẻ ở Moscow, những em trẻ đứng đầu bảng ở các trường trung học, những khoa học gia đồng hành cùng các nhân tài thế giới ở rất nhiều viện nghiên cứu, những doanh nhân cạnh tranh ngang ngửa trên sân chơi bằng phẳng của các nền kinh tế tân tiến... Những người Việt đó là động lực khiến chúng tôi phải gắng đi thêm bước nữa trong những giờ phút đen tối khó khăn nhất, phải vượt qua cái kỹ năng hạn hẹp của mình để tỏa sáng.

Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người "lỳ" như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Muốn quay về một góc tối nào đó, an phận với cuộc sống an nhàn, cho qua kiếp người dâu bể. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc. Tôi tự nhủ mình đã quá may mắn, được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, phong lưu, với đủ lợi thế cạnh tranh. Sự thất bại của mình sẽ là một vết nhơ gấp đôi những con người Việt kém may mắn khác. Do đó, mình phải vươn vai đứng dậy để tiếp tục, vì đây là bổn phận và danh dự của mình trước những người bạn đồng hành.

Trước bối cảnh khó khăn hiện tại của kinh tế thế giới, và dự đoán là tình hình sẽ tệ hại hơn (theo nhận định chủ quan của tôi), tôi muốn nói với các doanh nhân trẻ và nhỏ của Việt Nam, trong hay ngoài nước, là nếu những con người như chị Gấm đã làm được, chúng ta cũng sẽ làm được. Điều thú vị nhất là lần ăn tối ở Chicago với chị Gấm, tôi bốc được một lời khuyên trong chiếc bánh may mắn (gọi là fortune cookies mà các nhà hàng Tàu ở Mỹ thường mời khách free.

Bánh kèm bên trong một lời bói toán hay một câu nói của doanh nhân). Tôi còn giữ tờ giấy này, "Thua cuộc chỉ là một tình trạng tạm thời. Bỏ cuộc biến nó thành một sự kiện thường trực". (Being defeated is often a temporary condition. Giving up is what makes it permanent-- Marlene vos Savant). Chúng ta không tiên đoán về tương lai, chúng ta đang tạo dựng nó hàng ngày.

( Bài do Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )

VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH

Bài viết trên ẩn dưới dạng sách Học Làm Người, khuyên người Việt nên phấn đấu đừng ngã lòng. Thực chất không phải thế. Đây là mánh lới tuyên truyền của bọn buôn người. Ngày xưa chúng tuyên truyền Cộng sản là thiên đàng, nay không thấy thiên đường cộng sản đâu, chúng tuyên truyền tư bản là thiên đường, trong đó Mỹ quốc là thiên đường, không cần học hành, không cần sắc đẹp, sống bất hợp pháp bên Mỹ rồi cũng trở thành tư bản, thành giai cấp thượng lưu như cô Gấm trong truyện.

Bao nhiêu người cùng khổ, lần nữa lại nghe theo cộng sản và bọn buôn người, bán nhà bán đất , nộp cho bọn chúng trăm triệu, hai trăm triệu để rồi ra nơi xứ người bơ vơ, trai phải đi ăn cướp, gái phải làm điếm. Trên Bên Kia Bờ Đại Dương chúng tôi đã nhiều lần trình bày về vấn đề này. Đài RFA cũng đã chú trọng đến thực tại lao động Việt Nam bị lừa gạt.

Trong bài viết về Bang giao Thụy Điển Việt Nam ở trong số này, chúng tôi đã đăng búc thư một bạn gốc XHCN Hà Nội đã sống ở Đông Âu, có đoạn nói về tình trạng người Việt sau khi bức tường Berlin sụp đổ: Họ chạy trốn qua Thụy Điển và hành nghề…trộm cướp. Phải nói là người miền Bắc trốn ở đây chỉ đi ăn cắp mà thôi
. Khi qua đây họ tìm cách giúp người thân qua bằng con đường hôn nhân giả dối. kéo cả dòng họ qua bên này đi…ăn cướp.

Xin anh chị em quốc nội sáng suốt, đừng mắc mưu cộng sản gian ác.



TIN LIÊN HỆ
  1. Bảo vệ quyền lợi lao động Việt ở nước ngoài ra sao? - RFA Home

    20 Tháng Chín 2010 ... Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Nói chung việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một trong những cái nhu cầu, chính phủ Việt Nam ...
    www.rfa.org/vietnamese/.../Labour-safety-regulations-for-viet-workers-abroad-ThTruc-09202010212450.html - Cached
  2. Lao động nữ làm việc ở nước ngoài phải tự bảo vệ? - RFA Home

    Tuy Việt Nam hiện nay đang tham gia vào chương trình của UNIFEM nhằm giúp ...
    www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/The-oversea-female-worker-protection-measures-are-still-unconsidered-0316201009583... - Cached

3. haylentieng - Nghịch lý lao động bất hợp pháp ở Việt Nam


Nghịch lý lao động bất hợp pháp ở Việt Nam. Nhã Trân, phóng viên đài RFA. Thứ Bảy, Ngày 6/6/2009. Tình trạng lao động nước ngoài làm việc không phép tại ...
haylentieng.org/ArticleDetial-557-Nghichlydaodongbathopphap.htm - Cached

4. HUỲNH TÂM * DI DÂN LẬU VIỆT NAM TẠI PHÁP

5. LAO ĐỘNG VIỆT NAM http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-communities-in-eastern-europe-and-soviet-union-TAn-08062010104140.html

6. SƠN TRUNG * VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
7. RFA * NẠN BUÔN NGƯỜI TẠI VIỆT NAM

THƠ NGUYỄN KHÔI




NHÀ VĂN HÀ NỘI
Tặng : Vũ Ngọc Tiến & Lê Mai

Nhà văn Hà Nội không sống bằng " bao cấp"
Kiếm ăn đủ nghề,hứng khởi làm Thơ
xót cây Cầu Long Biên trăm năm thương tích
thương Sông Hồng hết lũ lại cạn khô...

Dân tứ xứ về Thủ Đô hội tụ
mong đổi đời hơn "Cống trắng", "Xóm Đê" (1)
Nhà văn sống " Trong lòng Hà Nội" (2)
Đến tâm thần vẫn cứ đam mê;
Sau chiến trận lại trở về Phố cũ
Nung nấu câu văn cháy bỏng đêm hè...


Ai đó "lớn" coi thường dân viết lách
-đến đăng đàn "dạy dỗ" răn đe...?
"Người Hà Nội-Nhà văn" thường hiếu khách
Chẳng bằng lòng...vẫn lịch sự ngồi nghe...


Văn Hà Nội ít hoa hòe, hoa sói
Không đao to búa lớn "đánh" bạn bè
Như Bác Nguyễn, Bác Tô...đời sành sỏi
Văn thâm trầm..."hiền" sáng tựa Sao Khuê


Người Hà Nội biết "sai" thì sám hối
Nguyễn Đình Thi còn để lại " Gió bay" :
Thật rùng mình "ghê' cái thời nhậu nhẹt
Văn để đời...thắp sáng tới tương lai...


Thủ Đô nghìn năm, Nhà văn trăn trở
"Viết gì đây" để cổ vũ đồng bào
Là "thông điệp" như những lời dự báo
Người Thủ Đô biết sống ngẩng cao đầu.


Mình tự hào là Nhà văn Hà Nội
Mái tóc sương ngồi "máy tính" cần cù
Cùng phường phố chung xây Thủ Đô mới
Đêm Hà Thành thức trắng những trang thơ...

__


(1) nhớ Trần Huyền Trân,Phan thị Thanh Nhàn
(2) Hà Minh Tuân
Viết tại Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội, khóa XI
Chiều 23-11-2010
Nguyễn Khôi - thân tặng...

Ngày: Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010, 19:33


MỪNG TUỔI 73 (26-12-2010)


*"Vạn lý bi thu thường tác khách
Bách niên đa bệnh độc đăng đài'
-
Đỗ Phủ

*"Tuổi già là sự chìm tàu" -
Charles De Gaulle


TỰ TÙ MÌNH
Đời chẳng tù Ta : ta tự tù,
Nằm trên gác Xép : khép lòng tu ;
Chẳng buồn ra Phố : kinh xe máy !
Ứ thèm ăn Quán : sợ ung thư !
Mở mạch Google : ôi, tường Lửa !
Toàn film Trung Quốc : tivi ru...?
Văn thơ đã Cạn :-ừ, gác bút !
Đời chẳng tù Ta : ta tự tù .

Góc Thành Nam Hà Nội 26-12-2010
Nguyễn Khôi - cẩn bút



ĐÔI VẦN TỔNG KẾT
ĐẠI LỄ HỘI NGHÌN NĂM THĂNG LONG-HÀ NỘI
-
*"Đại lễ hội" dư 10 ngày chơi nhởi
Ta lượn vòng xem Thành Phố tân trang :
-"Đường gốm sứ" bốn phương về xây chắp
"Khu Hoàng Thành" hai tường mới chắn ngang
"Chiếu dời Đô" dựng trước Đường Lăng Bác
Đèn đường dăng đêm xuống thật huy hoàng
*Ờ, mừng nhất là Cầu đường vừa mở:
Lối Vĩnh Tuy sang Kinh Bắc thênh thang
Đường Hòa Lạc,rộng, nghìn năm mới có
Khu Mỹ Đình "cao ốc" vút hàng hàng
Người mình chuộng mốt thời trang Âu Mỹ
Phỏng Hawai...mời Thầy Berlin sang...
*Ồ,vui nhất là đồng bào cả nước
Nghe Báo Đài cổ động nức lòng mong
-Về Hà Nội nằm vỉa hè cũng sướng
"Người xem người" khí thế rất Thăng Long
"Xỉu" một chút đến mồng 10 kết thúc
Chật cứng Người...đêm gối đất nằm sương !
* Chào lễ hội : pháo hoa hơi bị "xịt"
Mất 2 xe để chập mạch nổ tung ?
Diễu binh thiếu những Pháo xe hoành tráng
Tiến Quân ca...tuy thế vẫn trầm hùng
Mừng lễ hội những "Cổng chào" thiếu vắng
Dân kết hoa cờ đỏ để trang hoàng...
*Vui thực vui...có đôi điều xui xẻo :
-Lũ Miền Trung: Người mất, ngập bao làng...
Cánh "Dịch Vụ" được phen giương "máy chém"
Về quá đông "trật tự"? - Rác ngổn ngang...
Thầm nhẩm tính chắc đà hơi tốn kém
Thôi, xuề xòa : thế mới một nghìn năm ?!
*"Đại lễ hội"...cỡ 5 ngày là ĐẸP
Nên dành tiền xây cơ sở hạ tầng
"Đường ùn tắc" dân Thủ Đô nhức nhối
Di tích xưa chớ "dỡ" để kiếm ăn ?
Ừ, Lễ hội: Vui/cười...Rồi khép lại
Còn bao điều để nghĩ ngợi miên man...
Hà Nội 18-10-2010
Nguyễn Khôi - rỗi hơi, ngồi tự ngẫm...

SƠN TRUNG * CỘNG SẢN PHÁ ĐẠO




Tây An cổ tự

Marx và Mao cho rằng tôn giáo là thuốc phiện. Nay cộng sản vẫn tiếp tục chủ trương tiêu diệt tôn giáo. Chúng dùng nhiều chiêu thức để phá đạo. Chúng bắt các nhà tu phải tuân theo chúng. Những nhà tu chân chính như Huyền Quang, Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Lễ không khuất phục thì chúng bỏ tù. Chúng ra sức phá nhà thờ, nhà chùa và cướp đất các giáo hội. Trong khi đó, chúng dùng các nhà tu bất chính làm tay sai cho chúng như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Phạm Minh Mẫn.. .mục đich tuyên truyền và làm tiền.. .Trong khi đó chúng cho công an giả sư, ngoài đường hoặc nơi công cộng ôm gái, uống rượu để làm xấu ấn tượng Phật giáo. ..

Bao nhiêu năm, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài đã đứng lên chống Cộng sản. Nay cọng sản bày ra chủ trương " Khôi phục Bửu Sơn Kỳ Hương" nhằm phá hoại Phật giáo Hòa Hảo. Tay sai của cộng sản trong việc này là ông Cao Ngọc Trung viết "Tâm Thư phục đạo" vu khống Đức Huỳnh Giáo chủ và Phật giáo Hòa Hảo.

Gần đây cộng sản đã chiếm cứ Tây An tự, phá nơi cổ tích này để làm nên một chùa mới. Phá Tây An tự là Cộng sản muốn phá đứt nguồn gôc Phật giáo Miền Nam, Phật giáo Hòa Hảo nhưng di tượng đức Phật Thầy, di tích Tây An Tự vẫn còn mãi trong lòng Phật tử Việt Nam.

Bửu Sơn Kỳ Hương là mối đạo sơ khai của Phật Giáo Miền Nam mà hậu duệ là Phật giáo Hòa Hảo. Từ Bửu Sơn Kỳ Hương đến Phật giáo Hòa Hảo là con đường thống nhất .Chúng ta theo Phật Thầy mở nước khai đạo, phản đối mưu cộng sản phá đạo, cướp chùa, cướp đất.

Canada ngày 28-12-2010
Sơn Trung