G20 báo hiệu thay đổi lớn cho IMF
Steve Schifferes
Phóng viên Kinh tế BBC
Lãnh đạo IMF Dominique Strauss-Kahn sẽ có thêm nhiều quyền mới
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dường như thắng lớn tại hội nghị G20, sau khi được hứa hẹn tăng mạnh cả về vật lực cùng vai trò mới.
Nhưng tổ chức này làm gì, và vai trò của nó sẽ thay đổi ra sao trong tương lai?
IMF được thành lập để giúp các nước bị rơi vào khủng hoảng tài chính ngắn hạn do không có đủ tiền. Tổ chức này cung cấp khoản vay ngắn hạn để giúp các quốc gia đó.
Nhưng đổi lại, nó áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt, ví dụ buộc các nước cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Ban đầu, khi IMF thành lập năm 1944, chủ yếu chỉ có các nước châu Âu nhờ nó giúp đỡ. Nhưng những năm gần đây, lại là các nước đang phát triển buộc phải nhờ vả khi gặp khốn khó.
Giờ đây trong lúc khủng hoảng tài chính càng trầm trọng, nhiều nước quay sang IMF xin giúp đỡ và ngân quỹ của tổ chức có thể sớm cạn kiệt.
Vì thế G20 đồng ý IMF nên tăng gấp ba ngân quỹ để có đủ tiền cho vay.
Nhật Bản đã hứa cho IMF vay 100 tỉ đôla và EU nói sẽ bỏ thêm vào 100 tỉ.
Bước đi mạnh dạn
IMF muốn dùng tiền này để cho vay theo tính chất ngăn chặn. Thay vì chờ các nước lâm vào khốn khó, tổ chức sẽ cấp tín dụng để họ bảo vệ đồng tiền của mình.
Trong quá khứ, các nước không muốn yêu cầu số tiền này, vì các thị trường tài chính lo ngại các nước đang gặp khó. Nhưng Mexico là nước đầu tiên đề nghị có, và nay có vẻ sự kì thị đã giảm bớt.
IMF cũng sẽ có vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn khủng hoảng tương lai, bằng cách tạo một hệ thống cảnh báo sớm cho các vấn đề tài chính.
Steve Schifferes
Phần lớn trong số tiền mới của IMF sẽ được dùng theo cách này, chủ yếu nhắm tới các nước có thu nhập bậc trung và có nền kinh tế tương đối vững.
Nhưng trong một bước đi mạnh dạn hơn nữa, các lãnh đạo G20 có vẻ cũng đồng ý tăng 250 tỉ đôla cho một quỹ khác của IMF, quota của từng nước.
Điều này sẽ được thực hiện bằng cách tạo ra thêm đồng tiền riêng của tổ chức, gọi là SDR, tức là một rổ gồm các đồng tiền như đôla Mỹ, yen và euro.
Nó sẽ giúp các nước có một khoản tiền miễn phí, mà họ có thể dùng trong khi lại không phải thương lượng với IMF. Nhiều nước trước đây đã chỉ trích những điều kiện nghiêm ngặt mà IMF áp dụng.
Trong quá khứ, loại tiền này bị Đức phản đối vì cho rằng nó tạo ra lạm phát. Nhưng trong môi trường giải lạm phát hiện thời, có vẻ Đức đã thôi chống đối.
Cải tổ
IMF cũng sẽ có vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn khủng hoảng tương lai, bằng cách tạo một hệ thống cảnh báo sớm cho các vấn đề tài chính.
Tổ chức này cũng sẽ tăng vai trò quan sát các vấn đề của ngành tài chính nói chung, hợp tác cùng tổ chức kiểm tra mới thành lập, Financial Services Board.
Nhưng thay đổi lớn nhất ở IMF sẽ xảy ra sau 2011, là lúc xem lại cơ cấu bỏ phiếu. Nó có thể khiến Mỹ mất quyền phủ quyết, trong khi Trung Quốc và các nước đang lên khác có tiếng nói lớn hơn.
Người ta đã đồng ý rằng trong tương lai sẽ bãi bỏ quy chuẩn để người Mỹ và châu Âu nắm World Bank và IMF.
Đổi lại, Trung Quốc được yêu cầu cho IMF vay số tiền dự trữ của họ. Người ta cũng sẽ thúc đẩy để đưa SDR thành loại tiền thực, thay thế đôla Mỹ.
Những thay đổi về vai trò và khả năng của IMF mang tính lịch sử và có lẽ là kết quả quan trọng nhất từ hội nghị G20.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2009/04/090402_imf_historic_changes.shtml
Steve Schifferes
Phóng viên Kinh tế BBC
Lãnh đạo IMF Dominique Strauss-Kahn sẽ có thêm nhiều quyền mới
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dường như thắng lớn tại hội nghị G20, sau khi được hứa hẹn tăng mạnh cả về vật lực cùng vai trò mới.
Nhưng tổ chức này làm gì, và vai trò của nó sẽ thay đổi ra sao trong tương lai?
IMF được thành lập để giúp các nước bị rơi vào khủng hoảng tài chính ngắn hạn do không có đủ tiền. Tổ chức này cung cấp khoản vay ngắn hạn để giúp các quốc gia đó.
Nhưng đổi lại, nó áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt, ví dụ buộc các nước cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Ban đầu, khi IMF thành lập năm 1944, chủ yếu chỉ có các nước châu Âu nhờ nó giúp đỡ. Nhưng những năm gần đây, lại là các nước đang phát triển buộc phải nhờ vả khi gặp khốn khó.
Giờ đây trong lúc khủng hoảng tài chính càng trầm trọng, nhiều nước quay sang IMF xin giúp đỡ và ngân quỹ của tổ chức có thể sớm cạn kiệt.
Vì thế G20 đồng ý IMF nên tăng gấp ba ngân quỹ để có đủ tiền cho vay.
Nhật Bản đã hứa cho IMF vay 100 tỉ đôla và EU nói sẽ bỏ thêm vào 100 tỉ.
Bước đi mạnh dạn
IMF muốn dùng tiền này để cho vay theo tính chất ngăn chặn. Thay vì chờ các nước lâm vào khốn khó, tổ chức sẽ cấp tín dụng để họ bảo vệ đồng tiền của mình.
Trong quá khứ, các nước không muốn yêu cầu số tiền này, vì các thị trường tài chính lo ngại các nước đang gặp khó. Nhưng Mexico là nước đầu tiên đề nghị có, và nay có vẻ sự kì thị đã giảm bớt.
IMF cũng sẽ có vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn khủng hoảng tương lai, bằng cách tạo một hệ thống cảnh báo sớm cho các vấn đề tài chính.
Steve Schifferes
Phần lớn trong số tiền mới của IMF sẽ được dùng theo cách này, chủ yếu nhắm tới các nước có thu nhập bậc trung và có nền kinh tế tương đối vững.
Nhưng trong một bước đi mạnh dạn hơn nữa, các lãnh đạo G20 có vẻ cũng đồng ý tăng 250 tỉ đôla cho một quỹ khác của IMF, quota của từng nước.
Điều này sẽ được thực hiện bằng cách tạo ra thêm đồng tiền riêng của tổ chức, gọi là SDR, tức là một rổ gồm các đồng tiền như đôla Mỹ, yen và euro.
Nó sẽ giúp các nước có một khoản tiền miễn phí, mà họ có thể dùng trong khi lại không phải thương lượng với IMF. Nhiều nước trước đây đã chỉ trích những điều kiện nghiêm ngặt mà IMF áp dụng.
Trong quá khứ, loại tiền này bị Đức phản đối vì cho rằng nó tạo ra lạm phát. Nhưng trong môi trường giải lạm phát hiện thời, có vẻ Đức đã thôi chống đối.
Cải tổ
IMF cũng sẽ có vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn khủng hoảng tương lai, bằng cách tạo một hệ thống cảnh báo sớm cho các vấn đề tài chính.
Tổ chức này cũng sẽ tăng vai trò quan sát các vấn đề của ngành tài chính nói chung, hợp tác cùng tổ chức kiểm tra mới thành lập, Financial Services Board.
Nhưng thay đổi lớn nhất ở IMF sẽ xảy ra sau 2011, là lúc xem lại cơ cấu bỏ phiếu. Nó có thể khiến Mỹ mất quyền phủ quyết, trong khi Trung Quốc và các nước đang lên khác có tiếng nói lớn hơn.
Người ta đã đồng ý rằng trong tương lai sẽ bãi bỏ quy chuẩn để người Mỹ và châu Âu nắm World Bank và IMF.
Đổi lại, Trung Quốc được yêu cầu cho IMF vay số tiền dự trữ của họ. Người ta cũng sẽ thúc đẩy để đưa SDR thành loại tiền thực, thay thế đôla Mỹ.
Những thay đổi về vai trò và khả năng của IMF mang tính lịch sử và có lẽ là kết quả quan trọng nhất từ hội nghị G20.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2009/04/090402_imf_historic_changes.shtml
No comments:
Post a Comment