Đất nước lâm nguy. Trung Quốc bây giờ lộ bộ mặt thực dân, đế quốc xâm lăng thế giới, muốn tiêu diệt Mỹ để làm bá chủ hoàn cầu.
1. Chúng đã tăng cường quân sự, nhất là hải quân.
2. Chúng đã lấn chiếm Biển Đông trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
3. Chúng đã cướp đất biên giớiViệt Nam
4. Chúng đã chiếm đoạt đất đai tài sản của ta khắp nước với kế hoạch khai Bauxit Tây Nguyên, làm đường xe lửa Xuyên Việt, và bao công trình khác dưới dạng khai thác tài nguyên, lập công ty, lập thương hiệu hay xí nghiệp và đưa hàng hóa và người sang Việt Nam để thực hiện kế hoạch thực dân xâm lược và đồng hóa. Và đó cũng là kế hoạch lập các căn cứ quân sự trên đất nước Việt Nam để dần tiến chiếm Miên, Lào, Thái Lan, Ấn Đô. . .
Bọn cộng sản Việt Nam đã bán nước cho Trung Quốc, cam tâm làm nô lệ Trung Quốc. Xin đồng bào hãy tự cứu mình, cứu con cháu và cứu nước.
Sơn Trung
BÀI THỨ NHẤT
TRUNG CỘNG DIỆT KINH TẾ CÁC NƯỚC NGHÈO Á CHÂU
(ĐẶC BIỆT KINH TẾ VIỆT NAM)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN
Nền Kinh tế Trung Cộng cho đến nay chính yếu là sản xuất những hàng tiêu thụ thông dụng và những linh kiện xuất cảng sang Tây phương Hoa kỳ và Liên Aâu để thu tiền về mau chóng. Kinh tế lệ thuộc vào xuất cảng.
Cuộc Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế tòan cầu hiện nay bắt nguồn từ Tây phương. Nó không hẳn là chỉ vì sự ung thối của Mortgage Subprime Credits của Hoa kỳ, mà nguyên do tổng quát là những quốc gia giầu G8 đã xử dụng Tài chánh ảo của tương lai để tăng sản xuất những hàng cao cấp, xa xỉ phẩm theo cấp số nhân đã từ 10 năm nay. Những linh kiện cho những hàng cao cấp này và những hàng tiêu thụ hàng ngày lại được tổ chức chính yếu ở Trung quốc do nhân công rẻ, để hạ giá thành mà kiếm lợi nhuận cho mau. Rồi mở rộng phong trào Tòan cầu hóa để chiếm Thị trường bán những sản ấy đến tận cùng Thế giới. Họ xử dụng Marketing theo định nghĩa của KOTLER “Marketing, c’est l’atelier de fabrication des clients“(Marketing, chính là cơ xường sản xuất khách mua hàng) để người tiêu thụ nhắm mắt chi tiêu như robots.
Bộ máy Kinh tế sản xuất cấp số nhân, tòan cầu hóa để chiếm thị trường, bắt ép người tiêu thụ chi tiêu không theo nhu cầu thực mà theo quảng cáo Marketing. Thổi chi tiêu phồng lên như quả bóng, thì sức chịu đựng thổi phồng đến lúc nổ toanh ra tạo cuộc Khủng hỏang hiện nay. Những con robots tiêu thụ trở lại làm người với suy nghĩ về sức hạn hẹp tài chánh tiêu thụ của mình.
Tây phương giảm tiêu thụ, tức là giảm phía CẦU. Cái hậu quả là cắt đi những đặt mua hàng tại những nước sản xuất.
Trung quốc là nạn nhân trực tiếp của Khủng hỏang giảm phía CÂU của Tây phương. Muốn cứu vớt Kinh tế Trung quốc, chính yếu sản xuất cho tiêu thụ, thì phải làm thế nào để tái lập mức độ tiêu thụ của Tây phương. Sau thời gian dài tiêu thụ xả láng, người dân Tây phương bỏ thái độ nhắm mắt tiêu thụ như robots, mà trở lại thành người suy nghĩ tiêu thụ đúng theo nhu cầu (besoins nécessaires). Dân chúng Hoa kỳ và Liên Aâu bắt đầu tăng tiết kiệm. Các xí nghiệp Tây phương giảm đầu tư với Tài chánh ảo, tăng cường thủ thế Tài chánh thực cho tương lai mà cuộc Khủng hỏang hiện nay không cho biết bao giờ Kinh tế mới được vực lại.
Trung quốc sợ hãi nhất là khuynh hướng Che Chở Kinh tế (Protectionism) đang lớn mạnh để cắt giảm hơn nữa việc xuất cảng của họ.Trong tình trạng bế tắc này đối với Tây phương, Trung quốc nghĩ đến việc Kích Cầu Kinh tế Á châu. Cuộc Họp Thượng Đỉnh 17 quốc gia Á châu (G17 Á châu) dịp cuối tuần này có mục đích vực lại Kinh tế Á châu gồm gần 3 tỉ dân tiêu thụ. Trung cộng cũng như Nhật sẵn sàng giúp đỡ các nước nghèo Á châu khôi phục tiêu thụ.
Nhiều người có thể nghĩ đây là một thiện chí của Trung quốc cũng như Nhật. Nhưng qua cái “thiện chí“ này, người ta nhìn thấy cái mặt trái tính tóan gồm:Trung quốc có một kho hàng đã sản xuất nhằm bán cho Thị trường Tây phương, nhưng nay bị ứ đọng. Các Xí nghiệp sản xuất Trung quốc hoặc là bị đóng cửa ngưng họat động, hoặc là chỉ họat động 1/3 khả năng.Số thất nghiệp trở thành tập thể và dễ trở thành cuộc nổi dậy bạo động chống đối nhà cầm quyền.Vực lại tiêu thụ cho những nước nghéo Á châu có nghĩa là tìm cách bán kho hàng ứ đọng và làm cho các Xí nghiệp Trung quốc tăng họat động. Trung quốc cũng nhằm xuất cảng ngay những Xí nghiệp sang các nước nghèo bằng xuất cảng vốn, thiết bị và ngay cả nhân công thất nghiệp.
Các nước nghèo đang cố gắng tạo nền Kinh tế sản xuất những hàng tiêu dùng hàng ngày cho dân chúng nội địa, thì nếu chấp nhận sự tràn lan xuất cảng hàng hóa cùng lọai của Trung quốc với những xí nghiệp và nhân công Trung quốc đi kèm, thì nền Kỹ nghệ bản xứ của những nước nghèo sẽ bị Trung quốc giết chết.
Việt Nam hiện nay đang chịu cái thảm cảnh này trước các nước nghèo khác. Thực vậy, vì muốn lệ thuộc vào Chính trị của Trung cộng để giữ lấy quyền hành cai trị, nên đảng CSVN đã chấp nhận những điều kiện tính tóan Kinh tế của Trung cộng. Những Dự án Việt Nam bị Trung cộng mua bằng cách chi tiền tham nhũng cho quan chức. Dự án nằm trong tay rồi, Trung quốc xuất cảng thiết bị và nhân công sang Việt Nam. Hàng hóa Trung quốc ứ đọng tràn vào Việt Nam. Những Xí nghiệp Việt Nam không thể sống sót cạnh tranh lại được. Công nhân Trung quốc tràn vào, dân Việt Nam thất nghiệp càng tăng.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
BÀI THỨ HAI
TIN BBC
Công nhân nước ngoài ồ ạt vào VN?
Lao động Trung Quốc tại một dự án ở VN (ảnh của báo Tuổi Trẻ)"
Dư luận và báo chí trong nước gần đây bắt đầu nói nhiều tới hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số được ước tính có thể lên tới hàng vạn.
Đa số họ là người Trung Quốc, làm việc cho các dự án mà nước này đầu tư, hoặc là nhà thầu chính.
BBCVietnamese.com đã nói chuyện với Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng, về chủ đề này. Ông Liêm nhận xét:
TS Phạm Sỹ Liêm: Trước kia không có tình trạng lao động nước ngoài vào nhiều là vì các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước tương đối phát triển. Họ vào đây cốt để đầu tư, hoặc có dự án thì họ chịu trách nhiệm về thiết kế xây dựng nhưng sử dụng lực lượng nhân công của Việt Nam vì rõ ràng giá nhân công rẻ hơn.
Thế nhưng gần đây có một số nước, trình độ phát triển chỉ hơn VN ít nhiều, đầu tư hoặc nhận thầu công việc tại VN và mang luôn nhân công của họ sang.
Cũng cần phải nói là khi Việt Nam đầu tư các dự án thí dụ ở Lào hay Campuchia, ta cũng mang công nhân VN sang vì người bản địa chưa được đào tạo cho phù hợp với công việc. Nhưng trong trường hợp công ty nước ngoài mang lao động phổ thông vào VN, thì lao động VN lại hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, chứ không hề thua kém.
BBC: Thưa ông tại sao các công ty nước ngoài này lại được phép làm như vậy?
TS Phạm Sỹ Liêm: Thực ra đây là sơ suất, chứ không phải chủ trương. Chính phủ VN cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều kiện công ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì mình phát triển để tạo việc làm cho người nước khác.
Do vậy chính phủ đã có quy định là những dự án đầu tư nếu cần phải đưa người nước ngoài vào thì phải là giới nhân viên kỹ thuật hoặc quản lý và số người cũng giới hạn.
BBC: Tức là nhà thầu nước ngoài khi đưa người vào là đã vi phạm quy định của Việt Nam, thưa ông?
TS Phạm Sỹ Liêm: Đúng thế, và có khi lao động của họ còn vào VN theo con đường du lịch, đến làm và VN không kiểm soát được.
BBC: Vậy thưa ông, ai sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này?
Chính phủ VN cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều kiện công ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì mình phát triển để tạo việc làm cho người nước khác.
Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm
TS Phạm Sỹ Liêm: Thứ nhất là chủ dự án, chủ đầu tư, người ký hợp đồng với nhà thầu. Thứ hai là những đơn vị nhận thầu. Thứ ba là chính quyền địa phương nơi có dự án. Nếu họ không kiểm tra kiểm soát được, có nghĩa là không làm tròn trách nhiệm về quản lý nhà nước.
BBC: Gần đây báo chí đưa tin một số nước, đơn cử như Trung Quốc, đã thắng thầu trong nhiều dự án, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Liệu có gì bất thường trong điều này không, thưa ông?
TS Phạm Sỹ Liêm: Thực ra họ cũng không thắng thầu nhiều lắm, nhưng so với các công ty của các nước khác, họ gây chú ý nhiều hơn. Đó là vì họ mang không những nhân công, mà cả vật liệu của mình vào VN. Những loại vật liệu như xi măng, sắt thép ở VN đều có, và có thừa nữa là đằng khác. Điều đó là không lợi cho kinh tế VN.
Tôi được biết nhà thầu TQ ra nước ngoài có nhận được một số trợ giúp của chính phủ, chằng hạn về thuế. Thí dụ một quy định về nhận thầu xây dựng ở nước ngoài của TQ nói nếu công ty TQ mang được lực lượng lao động và công trình sử dụng được ít nhất 30% nguyên vât liệu của TQ, thì họ được miễn thuế.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/04/090416_china_labourers.shtml
No comments:
Post a Comment