Thursday, April 2, 2009

QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN

VAN BUT QUÔC TÊ VIÊT NAM VÀ NGÀY QUÔC TÊ PHU NU.doc (99KB)
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Văn Bút Quốc Tế, Việt Nam và Ngày Quốc Tế Phụ Nữ



Hai năm trước đây, ngày 6 tháng 3 năm 2007, nhà cầm quyền CSVN đã dùng bạo lực bắt giam nữ luật sư Lê Thị Công Nhân và đồng nghiệp của bà là luật sư Nguyễn Văn Đài. Sau đó hai nhà tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Bình Xã Hội bị kết án tù nặng nề, một cách bất công và trái phép. Nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ năm nay (8 tháng 3 năm 2009), nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt* đã viết một bài báo để nhắc nhở ‘’Chúng ta đừng quên những phụ nữ bị đàn áp vì bênh vực Nhân Quyền’’, tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam dưới chế độ độc tài CS. Ngày 8 tháng 3 năm 2009, tờ báo lớn và lâu đời Tribune de Genève đã đăng giới thiệu bài này trong mục Lá Thư Ngày Hôm Nay.

Kế đến, nhựt báo ngôn luận độc lập Le Courrier cho đăng toàn văn bài trên nửa trang báo, với một tấm hình lớn ở chính giữa, của nhà nhiếp ảnh hảng Keystone. Chụp tại một cuộc biểu tình ở New Delhi thủ đô Ấn độ ngày 14 tháng 2 năm 2009, tấm hình cho thấy khuôn mặt của một thiếu nữ Miến Điện đứng trước chân dung bà Aung San Suu Kyi, nhà tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền Miến Điện, Giải Nobel Hòa Bình và Giải Nhân Quyền Sakharov cùng năm 1991. Bài báo được nữ văn hữu Mavis Guinard chuyển dịch ra tiếng Anh, biên soạn và trình bày thành một thông cáo của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại. Cả hai bản tiếng Pháp và tiếng Anh được phổ biến đến các giới truyền thông báo chí Thụy Sĩ và quốc tế. Thông cáo với tiêu đề VBQT cũng được trao cho nhiều phái đoàn chính phủ và phi chính phủ đang tham dự khóa 10 Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Sau đó, bản văn được tiếp chuyển đến nhiều Trung tâm thành viên VBQT khác.

Bài báo còn được đăng tải trên Trang Thông Tin điện tử của Protection Internationale, tổ chức quốc tế bảo vệ những người bênh vực Nhân Quyền, đặc biệt ở ba vùng Á Châu, Phi Châu và Trung Nam Mỹ Châu:

tiếng Pháp: http://www.protectionline.org/spip.php?article8080

tiếng Anh: http://www.protectionline.org/spip.php?article8074



Liên Hội đề nghị bản lược dịch bài báo như sau :


CHÚNG TA ĐỪNG QUÊN NHỮNG PHỤ NỮ DÂN CHỦ ĐỐI KHÁNG BỊ ĐÀN ÁP


Vài hôm trước Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (International PEN Writers in Prison Committee) cho phát hành tập san PEN WIPC Case List - July to December 2008. Đây là tài liệu chính thức về tình hình các giới cầm bút và truyền thông báo chí bị đàn áp, ngược đãi. Nhiều người là nạn nhân của chính sách độc đoán, bất bao dung và phân biệt đối xử. Chỉ vì những ý kiến, tư tưởng bất đồng hoặc những bài viết phê phán, chỉ trích kẻ cầm quyền mà hàng trăm nữ sĩ, văn nhân hoặc nhà báo bị dọa giết, sách nhiễu, hành hung, bắt bớ, tra tấn, nhốt tù, lưu đày hoặc còn bị ám sát nữa.

Ủy Ban VBQT rất quan ngại vì đã kiểm tra 623 trường hợp hành hung, trấn áp nhà văn và nhà báo trong 6 tháng qua. Nếu tính suốt năm 2008 thì có đến 877 trường hợp như vậy. Một số Nhà nước có những sự cơ nguy cao độ cho quyền Tự do Phát biểu và Tự do Báo chí. Các nhà bất đồng chính kiến, dân chủ đối kháng, bênh vực Nhân Quyền thường bị tống giam nhiều nhứt tại Trung Hoa, Miến Điện, Ba Tư, Cuba, Việt Nam, Ouzbékistan, Erythrée, Azerbaïdjan, A Phú Hản, Syrie, Ai Cập, Tích Lan, Mễ Tây Cơ, Pérou, Colombie, Nicaragua và Venezuela. Phương tiện kiểm duyệt tối hậu là hành vi sát hại một nữ văn sĩ bất đồng chính kiến hoặc một phóng viên độc lập. Hai mươi bốn người đã bị giết, trong đó có sáu nhà báo Tích Lan. Những nạn nhân mới này khơi dậy trong trí nhớ chúng ta cái chết đau thương của nữ đồng nghiệp Anna Politkovskaya hồi tháng mười 2006. Ngày càng có nhiều nữ tù nhân ngôn luận và lương tâm, đặc biệt là ở Việt Nam, Ba Tư, Pérou, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela...

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ năm nay kêu gọi chúng ta đừng quên những người đàn bà bị đàn áp vì bênh vực Nhân Quyền. Hãy cất tiếng nói của chúng ta, những con người được sống tự do, biết quý trọng sự công chính và sẵn sàng bày tỏ tình đoàn kết đối với những người lâm nạn vì dấn thân cho điều nhân nghĩa. Hãy hình dung lại trong ký ức của chúng ta, tên của một vài người đàn bà, tên của một người vợ, một người Mẹ hay một người em gái dũng cảm đã dám nói lên một tiếng KHÔNG và viết ra một chữ KHÔNG, bất chấp hiểm nguy cho mạng sống của mình. KHÔNG (chấp nhận) sự bất công, sự bạo hành, sự dối trá; KHÔNG (tuân phục) quyền lực toàn trị, cuồng tín cực đoan hay tham ô nhũng lạm; KHÔNG (đồng lõa) với các hội kín mafia hoặc các nhóm bất lương có vũ trang.

Nhớ tên của một vài người đàn bà, như tên của những bông hoa nhân loại: ở Trung Hoa với Zeng Honglinh, Mehbube Ablesh (nhà thơ Ouïghour), Tsering Woeser (nữ sĩ Tây Tạng); ở Miến Điện với Aung San Suu Kyi; ở Việt Nam với Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Kim Thu, Hồ Thị Bích Khương (bị tra tấn trong trại tù), Bùi Kim Thành (lưu vong để tránh bị bắt nhốt bệnh viện tâm thần một lần nữa); ở Pakistan với Motoki Yotsukura (nữ ký giả Nhựt); ở Phi Luật Tân với Ninez Cacho Olivares; ở Tích Lan với Radhika Devakumar; ở Arménie với Lusine Barseghian; ở Tây Ban Nha với Teresa Toda; ở Ý Đại Lợi với Rosaria Capacchione; ở Nga với Nadira Isayeva, Roza Malsagova, Alexandra Nabokova; ở Slovénie với Biserka Karneza Cerjak; ở Thổ Nhĩ Kỳ với Rojda Kizgin, Birgul Ozbaris, Songul Ozkan, Yasemin Congar, Nese Duzel, Ece Temelkuran; ở Ba Tư với Mahbubeh Abbasgholizadeh, Parvin Ardalan, Jila Bani Yaghoub, Shadi Sadr, Nusheen Ahmadi Khorasani, Jelveh Javaheri, Maryam Hosseinkhah, Nahid Keshavarz, Delaram Ali, Solmaz Igder; ở Tunisie với Naziha Rjiba et Sihem Bensedrine(lưu vong); ở Colombie với Maria Victoria Bustamante, Patricia Ariza; Équateur với Daisy Pico; ở Mễ Tây Cơ với Lydia Cacho Ribeiro, Ana Lilia Perez Mendoza, Sanjuana Martinez Montemayor; ở Pérou với Melissa Roco Patiño Hinostroza, Elizabeth Salinas, Cynthia Flores, Rosanna Rivera, Mabel Caceres; ở Nicaragua với Sofía Montenegro; ở Venezuela với Marta Colomina, Dayana Fernandez, Maria Teresa Guedes, Dayana Querales; ở Éthiopie với Maria Kadim, Tsion Girma; ở Gambie với Fatou Jaw Manneh; ở Ghana với Gina Ama Blay; ở Kenya với Philo Ikonya; ở Nigeria với Bimbo Ogunnaike, Lara Olugbemi; ở Zimbabwe với Blessed Mhlanga; ở Bolivie với Adriana Barriga; ở Ba Tây với Beth Prata…



Ghi chú thêm: Trong một bản tin kỳ sau, Liên Hội sẽ giới thiệu cùng bạn đọc Phúc trình về tình trạng Nhân Quyền Việt Nam của Văn Bút Quốc Tế và sự đóng góp của các Nhà Văn Việt Nam lưu vong vào hồ sơ Việt Nam tại cuộc Khảo sát Định kỳ Toàn cầu của Hội Đồng Nhân Quyền vào ngày 8 tháng 5 năm 2009.



(* NHBV hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Trung tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại).



Genève ngày 30 tháng 3 năm 2009

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland



Nguyên văn bài báo viết bằng Pháp ngữ và bản chuyển dịch Anh ngữ



http://www.protectionline.org/spip.php?article8080






N’OUBLIONS PAS LES FEMMES DISSIDENTES PERSÉCUTÉES

À la veille de la Journée Internationale de la Femme, le Comité du PEN International de défense des écrivains persécutés et emprisonnés a fait paraître son bulletin semestriel juillet - décembre 2008. Il s’agit d’un rapport sur la situation des femmes et des hommes de lettres et de médias, victimes de l’arbitraire, de l’intolérance et de discrimination. Des femmes et des hommes ont été menacés de mort, harcelés, agressés, arrêtés, torturés, emprisonnés, déportés ou même assassinés à cause de leurs opinions dissidentes ou leurs écrits critiques.

Le Comité a recensé 623 cas d’attaques sur les écrivains et journalistes pendant les 6 derniers mois de 2008 et 877 cas pour toute l’année. Dans son communiqué, le Comité exprime ses graves préoccupations. Parmi les États à haut risque pour la liberté d’expression et de la presse, les plus enclins à jeter leurs dissidents en prison sont la Chine, la Birmanie, l’Iran, Cuba, le Viêt Nam, l’Ouzbékistan, l’Erythrée, l’Azerbaïdjan, l’Afghanistan, la Syrie, l’Égypte, le Sri Lanka, le Mexique, le Pérou, la Colombie, le Nicaragua, le Venezuela, etc.

La peine la plus surprenante a été celle du comédien et activiste birman, Zargana, condamné à 59 ans de prison, récemment réduite à 35 ans pour avoir tenté de monter un programme d’aide aux victimes du cyclone Nargis. Supprimer la vie d’une écrivaine dissidente ou d’un reporter indépendant est devenu l’ultime moyen de censure. On compte 24 tués dont 6 journalistes sri-lankais. Ces nouveaux disparus ravivent notre mémoire sur la mort douloureuse d’Anna Politkovskaya en octobre 2006.

Les prisonnières d’opinion et de conscience sont devenues de plus en plus nombreuses dans certains pays, en particulier le Viêt Nam ou l’Iran, le Pérou, la Turquie, le Venezuela… La Journée Internationale de la Femme nous appelle de ne pas les oublier. Élevons notre voix d’être humain libre, juste et solidaire. Remémorons-nous certains noms de femmes – d’une épouse, d’une mère ou d’une sœur courageuses qui ont osé dire et écrire le mot NON au risque de leur vie. NON à l’injustice, à la violence, au mensonge, aux pouvoirs totalitaires, ultra intégristes ou corrompus, aux groupes mafieux ou paramilitaires. Certains noms de femmes, telles des fleurs humaines: en Chine avec Zeng Honglinh, Mehbube Ablesh (poètesse ouïghour), Tsering Woeser (écrivaine tibétaine); en Birmanie, Aung San Suu Kyi; au Viêt Nam Lê Thi Công Nhân, Pham Thanh Nghiên, Lê Thi Kim Thu, Hô Thi Bich Khuong (torturée en prison), Bui Kim Thành (exilée pour éviter d’être internée de nouveau à l’hôpital psychiatrique); au Pakistan, Motoki Yotsukura (journaliste japonaise), aux Philippines, Ninez Cacho Olivares; au Sri Lanka Radhika Devakumar; en Arménie, Lusine Barseghian; en Espagne, Teresa Toda, en Italie, Rosaria Capacchione; en Russie, Nadira Isayeva, Roza Malsagova, Alexandra Nabokova; en Slovénie, Biserka Karneza Cerjak; en Turquie, Rojda Kizgin, Birgul Ozbaris, Songul Ozkan, Yasemin Congar, Nese Duzel, Ece Temelkuran; en Iran, Mahbubeh Abbasgholizadeh, Parvin Ardalan, Jila Bani Yaghoub, Shadi Sadr, Nusheen Ahmadi Khorasani, Jelveh Javaheri, Maryam Hosseinkhah, Nahid Keshavarz, Delaram Ali, Solmaz Igder; en Tunisie, Naziha Rjiba et Sihem Bensedrine(en exil); en Colombie, Maria Victoria Bustamante, Patricia Ariza; en Équateur, Daisy Pico; au Mexique, Lydia Cacho Ribeiro, Ana Lilia Perez Mendoza, Sanjuana Martinez Montemayor; au Pérou, Melissa Roco Patiño Hinostroza, Elizabeth Salinas, Cynthia Flores, Rosanna Rivera, Mabel Caceres; au Nicaragua, Sofía Montenegro; au Venezuela, Marta Colomina, Dayana Fernandez, Maria Teresa Guedes, Dayana Querales; en Éthiopie, Maria Kadim, Tsion Girma; en Gambie, Fatou Jaw Manneh; au Ghana, Gina Ama Blay; au Kenya, Philo Ikonya; au Nigeria, Bimbo Ogunnaike, Lara Olugbemi; au Zimbabwe, Blessed Mhlanga; en Bolivie, Adriana Barriga; au Brésil, Beth Prata…



Genève le 8 mars 2009

Nguyên Hoàng Bao Viêt

Membre du Centre PEN Suisse Romand,

du Centre des Écrivains Vietnamiens en Exil (CEVEX)

et du PEN Club Vietnamien en Europe.

.......................................................................................................................................



http://www.protectionline.org/spip.php?article8074



SUISSE ROMAND CENTRE (INTERNATIONAL PEN) and VIETNAMESE WRITERS IN EXILE CENTRE (CEVEX) LET US NOT FORGET PERSECUTED WOMEN WRITERS *


On the eve of International Women’s Day, International PEN’s Writers in Prison Committee (WIPC) released its biannual Case List from July to December 2008. This is an ongoing report on the cases of poets, writers, journalists, historians, translators and bloggers, victims of arbitrary sanctions, intolerance and discrimination for their writings. Men and women alike have been harassed, attacked, arrested, tortured, imprisoned for short or exceedingly long terms for daring to write. Some, after receiving death threats for their dissident opinions or nonviolent criticism, have been killed. In the past six months of 2008, International PEN’s WIPC monitored 623 cases of attacks while 877 attacks were reported for the entire year. For more details: http://www.internationalpen.org.uk/go/freedom-of-expression.

In its communiqué, International PEN’s WIPC expressed serious concerns. Among highest risk countries for freedom of expression and press freedom, and the most inclined to long jail sentences are China, Burma, Iran, Cuba, Vietnam, Uzbekistan, Eritrea, Azerbaijan, Afghanistan, Syria, Egypt, Sri Lanka, Mexico, Peru, Colombia, Nicaragua, Venezuela, etc. The most astounding sentence was one of 59 years, recently reduced to 35 years, given to Burmese comedian and activist Zargana for having set up an aid programme to help victims of cyclone Nargis. Death remains the final way to silence a dissident writer or an independent reporter. Twenty-four have been killed, among them six Sri-Lankan journalists. These new losses revive sad memories of the murder of Anna Politkovskaya in October 2006.

Among prisoners of conscience, in countries like Vietnam, Iran, Peru or Venezuela, appear more and more women. On the occasion of International Women’s Day, let us remember the courage of wives, mothers or sisters who risked their lives and dared say NO: NO to injustice, violence or lies, to totalitarian powers, to abuses of fundamentalist, corrupt, mafiosi or paramilitary groups.

In solidarity, let us honour in China, Zeng Honglinh, the Uighur poet Mehbube Ablesh, as well as Tibetan writer and blogger, Tsering Woeser; in Burma, Aung San Suu Kyi; in Vietnam, Lê Thi Công Nhân, Pham Thanh Nghiên, Lê Thi Kim Thu, Hô Thi Bich Khuong (tortured in prison), Bui Kim Thành (who chose exile rather than face the risk of being interned again in a psychiatric ward); in Pakistan, Japanese journalist Motoki Yotsukura; in the Philippines, Ninez Cacho Olivares; in Sri Lanka, Radhika Devakumar; in Armenia, Lusine Barseghian; in Spain, Teresa Toda; in Italy, Rosaria Capacchione; in Russia, Nadira Isayeva, Roza Malsagova, Alexandra Nabokova; in Slovenia, Biserka Karneza Cerjak; in Turkey, Rojda Kizgin, Birgul Ozbaris, Songul Ozkan, Yasemin Congar, Nese Duzel, Ece Temelkuran; in Iran, Mahbubeh Abbasgholizadeh, Parvin Ardalan, Jila BaniYaghoub, Shadi Sadr, Nusheen Ahmadi Khorasani, Jelveh Javaheri, Maryam Hosseinkhah, Nahid Keshavarz, Delaram Ali, Solmaz Igder; in Tunisia, Naziha Rjiba and self-exiled Sihem Benzedrine; in Colombia, Maria Victoria Bustamante, Patricia Ariza; in Ecuador, Daisy Pico; in Mexico, Lydia Cacho Ribeiro, Ana Lilia Perez Mendoza, Sanjuana Martinez Montemayor; in Peru, Melissa Roco Patiño Hinostroza, Elizabeth Salinas, Cynthia Flores, Rosanna Rivera, Mabel Caceres; in Nicaragua, Sofía Montenegro; in Venezuela, Marta Colomina, Dayana Fernandez, Maria Teresa Guedes, Dayana Querales; in Ethiopia, Maria Kadim, Tsion Girma; in Gambia, Fatou Jaw Manneh; in Ghana, Gina Ama Blay; in Kenya, Philo Ikonya; in Nigeria, Bimbo Ogunnaike, Lara Olugbemi; in Zimbabwe, Blessed Mhlanga; in Bolivia, Adriana Barriga; in Brasil, Beth Prata.



Geneva (Switzerland) 8 March 2009



Members of International PEN try to stop the attacks on dissident writers. In 69 PEN centres members take part in the WIPC campaigns by sending letters of protest to government, holding events to make known and support attacked colleagues, write articles, contact prisoners and families, trying to offer a network of support and solidarity.

For more details on the work of International PEN’s WIPC:

http://www.internationalpen.org.uk/go/freedom-of-expression



* English version by Mavis Guinard (WIPC of PEN Suisse Romand Centre) after French original of Nguyên Hoàng Bao Viêt (WIPC of Vietnamese Writers in Exile Centre and WIPC of PEN Suisse Romand Centre).

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

http://www.protectionline.org/spip.php?article8074
http://www.protectionline.org/spip.php?article8080





* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

No comments: