THOÁT HIỂM
Bùi Mỹ Dương
“ Exit là thoát hiểm” dòng chữ được gắn trên các cửa ra vào trong nhà ga phi-trường Tân-sơn-Nhất, người dịch ngu-dốt không biết tiếng Anh hay có một ẩn ý gì khác?
Ra khỏi Việt-Nam là thoát-hiểm như trên hai triệu người chạy trốn khỏi nước vào tháng Tư năm 1975 và sau đó. Một nhà báo Pháp đã diễn tả sự khủng-khiếp của chế độ: Nếu cái cột đèn biết đi thì nó cũng ra đi( Vì ở trong nước dưới sự cai trị của Cộng-Sản luôn là những hiểm họa).
Sau 52 năm rời làng quê, 50 năm xa Hà-Nội và 30 năm lìa xa đất nước thương yêu, tuổi càng cao thì những kỷ-niệm, hình ảnh của dĩ vãng càng thôi thúc mong có ngày tìm gặp lại. Một mặt khác cảnh chết-chóc, tù-đày, đói-rách, dã-man của chế độ đã đè nặng trên cả nước 80 triệu người khiến tôi tự nhủ với lòng “ quyết không đội trời chung với bè lũ Cộng-Sản”. Chỉ nhìn thấy hình của tên giặc Hồ và lá cờ máu như trên 52 ngày trên khu phố Bolsa tại thành-phố Westminster, chúng tôi đã hiện diện đến khi hai biểu tượng giết người đó được mang đi.
Tôi không có tư thù cá nhân vì đại gia-đình tôi ngoài ông chú là sĩ quan bị chết trước khi di-cư 1954, những gia-đình nhỏ chúng tôi đều thoát nanh vuốt của chế-độ. Trước sự dã-man của chế độ Cộng-Sản trên Thế-giới rồi tại nước tôi bao bà con, bạn bè và đồng bào tôi đang ngụp lặn trong xã-hội coi con người như con vật, tất cả để đạt tới mục đích là nhuộm đỏ cả nước Việt-Nam. Vậy nên mỗi khi có cơ hội bày tỏ được lòng uất ức, phản đối chống lại chế-độ Cộng-Sản tôi đều tham-gia tích-cực, chắc hình ảnh tôi cũng tràn ngập trong nhiều cuộc biểu-tình.
Hai đấng sinh-thành đã có nguyện-ước là sau khi mãn-phần mong được mang tro cốt về rải trên sông Hồng-Hà nơi quê hương yêu dấu, mà tôi là người được trao phó nhiệm vụ. Ước nguyện thiêng-liêng của hai cụ, tôi đành phải xóa đi lời thề và chủ-trương của mình: Chữ Hiếu với Bố Mẹ trên hết.
Tuy ghét chế-độ nhưng có cơ hội chính đáng về thăm quê, nhớ lại những ngày thơ ấu trong tiềm thức hằng ấp ủ. Nhìn lại mảnh vườn, bờ ao, cây chuối, căn nhà đã cùng gia-đình chia xẻ ngọt bùi. Được trở về quê xưa với lũy tre xanh bao quanh làng, những buổi sáng thật sớm khi hừng đông vừa ló dạng những nông phu vai vác cầy, tay dắt trâu ra đồng làm việc, các thôn nữ lũ lượt đi làm cỏ, cấy lúa, trên đường làng các bà các cô gánh hàng ra chợ. Rồi khi mặt trời sắp lặn, mục đồng gọi trâu về, trên không có những cánh diều bay theo gío, tiếng sáo diều vi-vu, tiếng chuông chùa thánh-thót nhẹ nhàng lan tỏa làm chiều quê thêm êm đềm thơ mộng.
Chiến tranh lan tràn khắp nơi, gia-đình tôi rời bỏ quê lên Hà-Nội khi tôi mới 12 tuổi, bao hình ảnh yêu dấu nơi làng quê in đậm trong ký-ức.
Hà-Nội kinh-đô từ triều đại nhà Lý: Vua Lý Thái-Tổ nằm mơ thấy rồng nên đã thiên đô từ Hoa-Lư và đặt tên là Thăng-Long-Thành, từ đó Thăng-Long là đất của Đế-Đô. Rồi di-tích lịch sử với hồ “ Trả-Gươm”của người anh hùng áo vải đất Lam-Sơn. Đền thờ Hai Bà Trưng tại làng Đồng Nhân, Hồ Tây nơi hai bà vùng vẫy đánh nhau với quân Mã-Viện . Gò Đống-Đa nơi bao quân Thanh đã vùi thây trước tài dùng binh tốc chiến tốc thắng của vua Quang-Trung. Chùa Trấn-Quốc được xây vào đời tiền Lý với ý bảo vệ kinh-thành đối với giặc phương Bắc. Văn Miếu dấu tích văn học có 82 bia đa ghi tên tuổi các tiến-sĩ , một vài hình ảnh của chuyện Bích-Câu kỳ-ngộ phía tây thành còn sót lại là ngôi chùa Bà-Ngô.
Hà-Nội kinh-đô từ triều đại nhà Lý: Vua Lý Thái-Tổ nằm mơ thấy rồng nên đã thiên đô từ Hoa-Lư và đặt tên là Thăng-Long-Thành, từ đó Thăng-Long là đất của Đế-Đô. Rồi di-tích lịch sử với hồ “ Trả-Gươm”của người anh hùng áo vải đất Lam-Sơn. Đền thờ Hai Bà Trưng tại làng Đồng Nhân, Hồ Tây nơi hai bà vùng vẫy đánh nhau với quân Mã-Viện . Gò Đống-Đa nơi bao quân Thanh đã vùi thây trước tài dùng binh tốc chiến tốc thắng của vua Quang-Trung. Chùa Trấn-Quốc được xây vào đời tiền Lý với ý bảo vệ kinh-thành đối với giặc phương Bắc. Văn Miếu dấu tích văn học có 82 bia đa ghi tên tuổi các tiến-sĩ , một vài hình ảnh của chuyện Bích-Câu kỳ-ngộ phía tây thành còn sót lại là ngôi chùa Bà-Ngô.
Thăng-Long thành cũng là tên một bài thơ của nữ-sĩ Thanh-Quan luyến tiếc sau khi kinh-thành dời vào miền Trung.
“ Lối xưa xe ngựa hồn thu-thảo
Nền cũ lâu-đài bóng tịch dương…”
Đền Quan-Thánh gợi nhớ tới bà chúa thơ nôm Hồ-Xuân-Hương.
“ Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
Nó bảo nhau rằng ấy ái uông”
Hà-Nội có Hoàng-Diệu anh hùng khí tiết chết theo thành, ôi bao gương anh hùnh liệt sĩ đã cho tôi niềm hãnh diện về lịch sử và quê-hương. Hà-Nội được coi là nơi “Ngàn năm văn-vật” với những hình ảnh đẹp, văn minh nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ-kính của bao nền văn-hóa. Khi triều Nguyễn lấy Huế làm kinh-đô song Hà-Nội vẫn được coi trọng về mặt văn-hóa, địa thế và chiến lược, Vậy nên Hà-Nội đẹp lắm, người Hà-Nội lịch sự, ăn mặc thanh-tao, lời nói ngọt ngào
Năm 1954 đất nước bị chia đôi, miền bắc vĩ tuyến 17 thuộc Cộng-Sản và miền nam vĩ-tuyến thuộc thể chế Quốc-gia ( Tự-do). Gia-đình chúng tôi cùng hơn một triệu người dân miền Bắc chọn tự-do nên di cư vào Nam. Những hình ảnh yêu-dấu từ làng quê, nơi chôn rau cắt rốn, rồi Hà-thành thơ-mộng, thanh-lịch, cổ-kính của tuổi thơ Tiểu-học, những cảnh sắc thương yêu đó cất dấu trong tiềm-thức nay sẽ được gặp lại. Trên đà tiến hóa của văn-minh, của khoa-học, và nay là thế-kỷ 21 chắc cảnh cũ sẽ được tô-bồi, chau-chuốt cho đẹp hơn. Mường tượng sự trùng-phùng kỳ-diệu với cảnh cũ người xưa càng làm tôi bồi-hồi xúc-cảm.
“ Lối xưa xe ngựa hồn thu-thảo
Nền cũ lâu-đài bóng tịch dương…”
Đền Quan-Thánh gợi nhớ tới bà chúa thơ nôm Hồ-Xuân-Hương.
“ Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
Nó bảo nhau rằng ấy ái uông”
Hà-Nội có Hoàng-Diệu anh hùng khí tiết chết theo thành, ôi bao gương anh hùnh liệt sĩ đã cho tôi niềm hãnh diện về lịch sử và quê-hương. Hà-Nội được coi là nơi “Ngàn năm văn-vật” với những hình ảnh đẹp, văn minh nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ-kính của bao nền văn-hóa. Khi triều Nguyễn lấy Huế làm kinh-đô song Hà-Nội vẫn được coi trọng về mặt văn-hóa, địa thế và chiến lược, Vậy nên Hà-Nội đẹp lắm, người Hà-Nội lịch sự, ăn mặc thanh-tao, lời nói ngọt ngào
Năm 1954 đất nước bị chia đôi, miền bắc vĩ tuyến 17 thuộc Cộng-Sản và miền nam vĩ-tuyến thuộc thể chế Quốc-gia ( Tự-do). Gia-đình chúng tôi cùng hơn một triệu người dân miền Bắc chọn tự-do nên di cư vào Nam. Những hình ảnh yêu-dấu từ làng quê, nơi chôn rau cắt rốn, rồi Hà-thành thơ-mộng, thanh-lịch, cổ-kính của tuổi thơ Tiểu-học, những cảnh sắc thương yêu đó cất dấu trong tiềm-thức nay sẽ được gặp lại. Trên đà tiến hóa của văn-minh, của khoa-học, và nay là thế-kỷ 21 chắc cảnh cũ sẽ được tô-bồi, chau-chuốt cho đẹp hơn. Mường tượng sự trùng-phùng kỳ-diệu với cảnh cũ người xưa càng làm tôi bồi-hồi xúc-cảm.
Sài-gòn yêu dấu, sau khi rời bỏ đất Bắc, Bố Mẹ tôi đã chọn nơi đây làm quê hương thứ hai để nuôi dưỡng chúng tôi.
“Một ngày 54 cha lùi quê-hương,
lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo-cường” (Phạm-Duy)
Miền Nam với đồng bằng sông Cửu-Long rộng lớn phì-nhiêu nên dân cư sung túc giầu có, câu chuyện: “ Công tử Bặc-Liêu” đã được truyền tụng. Sài-Gòn hòn ngọc Viễn-Đông của xứ Đông-Dương rất rộng nếu so sánh với Hà-Nội. Sài-Gòn đẹp xa-hoa, rộng-ràng chứng tỏ mức sống của người dân. Nơi đất lành chim đậu, Bố Mẹ tôi xây dựng sự nghiệp, chúng tôi đã trải hết cuộc đời niên-thiếu, mộng-mơ, trưởng thành, yêu đương và vào đời tại đấy. Biết bao kỷ-niệm làm sao tôi quên được, từ gốc-cây, sân trường thời học-sinh, nơi hẹn-hò của bạn-bè, của người yêu. Nơi chúng tôi đã khắc ghi những ngày tiểu-đăng-khoa, đại-đăng-khoa những hạnh-phúc của tiểu gia-đình là bốn đứa con yêu dấu ra đời mang địa danh Việt-Nam như Sài-Gòn, Pleiku, Chợ-Lớn trong khai-sinh.
Xa quê đã hơn phần tư thế-kỷ, chắc là ngôn ngữ Mẹ có phần nào mai một, nay trở về quê-hương, nơi được gọi là “ Cái nôi của Văn-Hóa” mong sẽ học được chữ Việt thêm phong-phú. Ôi biết bao ước-vọng sẽ có khi trở về quê Cha, đất Tổ đã ngàn trùng xa cách.
Không thích chế-độ nhưng vì nhiệm-vụ tôi cũng cố tìm một điều khả dĩ có thể chấp nhận được cho chuyến về nước này.
Từ hơn một năm nay tôi cố gắng tìm hiểu cái chế-độ Cộng-Sản được coi là cởi mở và dân tình tạm coi như khá hơn xưa? Một người trở về quê-hương sau bao năm xa cách, thấy vô cùng khó khăn như đi vào nơi nguy hiểm, cạm bẫy giăng mắc. Để tìm hiểu tôi đã hỏi thăm bạn bè những người đã về thăm quê hương hầu trấn tĩnh được những lo âu. Nhưng mỗi người một ý có thể họ nhìn với cảm quan khác nhau: Người thì nói bây giờ cởi mở dân chúng giầu có. Tôi cũng mừng cho bà con còn kẹt lại có được sống dễ chịu nhưng qua báo chí tôi chỉ thấy nước ta xếp hạng chót về nghèo đói và tụt hậu.
Tôi đã tìm đọc cuốn “ Quê Hương Thương Ghét” của tác giả Vũ Thụy-Hoàng, ông là một nhà báo viết về những cảm nghĩ của mình khi trở lại quê hương với bao nỗi lo sợ buồn chán vì cảnh vật đổi thay, lòng người thay đổi, chính trị độc-tài, xã-hội thối nát, tham-nhũng đang ngự trị trên đất nước.
Cuốn “ Trở về quê-hương” của bà Lê thị thấm Vân, bà kể lại những đau khổ ngập tràn mà người dân vẫn còn phải gánh chịu sau khi đất nước đã có hòa-bình gần 30 năm ,
Nhà văn đối kháng Dương Thu Hương ở trong nước phát biểu lúc Cộng-Sản cưỡng chiếm Sài-Gòn : “Rất buồn khi chế-độ man rợ thắng chế-độ văn minh”. Rồi gần đây một cuộc phỏng vấn hỏi bà sau khi Cộng-Sản cởi mở xã hội có hơn trước không? Bà cho hay muốn biết người dân sống như thế nào hãy ra khỏi thành phố vài chục cây số là thấy ngay: Người dân vẫn nghèo nàn, nạn tham ô gia tăng và bà tóm lược: “ Muốn khá phải có tự-do, loại bỏ những người cầm quyền.”.
Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc. Caine tại tiểu bang Arizona khi đựợc mơì sang thăm Việt-Nam đã phát biểu: “Không hiểu sao cái ác lại thắng”.
Vé máy bay đã mua, ngày về đã gần tới, hồi hộp, lo sợ buồn vui lẫn lộn. Hãng Cathay Airlinee sau 13 giờ bay dài đã dừng lại ở Hồng-Kông, sau 6 giờ chờ đợi để rồi chuyển sang Việt-Nam Airline bay thêm 2 giờ nữa là tới Hà-Nội, lòng bồi hồi xúc cảm và lo sợ.
Xưa Air Việt-Nam với áo dài màu xanh da trời, cổ áo thêu rồng, tượng trưng cho dân Việt là con Rồng cháu Tiên, các tiếp viên trông thật đẹp và thanh nhã. Đã có định kiến nên dù các tiếp viên ngày nay cũng trẻ đẹp, tươi cuời trong áo dài màu đỏ ( Màu máu) không làm tôi có mỹ cảm. Phi trường Nội-Bài thay thế cho phi trường Gia-Lâm thuở trước có thể vì nhu cầu nên phi trường đã được xửa chữa, lên xuống phi cơ không phải quốc bộ ở ngoài sân bay. Vật nhìn thấy đầu tiên là lá cờ đỏ, rồi những nhân viên màu áo xanh cứt ngựa, trên vai, trên mũ đều có cờ và sao, những biểu tượng đó đã làm cho tôi bực mình ra mặt và chính tôi cũng cảm thấy điều đó.
Nghe nhiều người nói khi đi qua của khẩu phải khám xét, nhân viên cố tình làm khó dễ để vòi tiền. Nhưng lòng đã quyết không để kẻ ngồi mát ăn bát vàng, tôi đã chẳng bỏ tiền vào Visa như mọi người khuyên. Không buôn lậu, sai luật lệ và bằng lòng mở hết các va-ly cho họ khám, mất thì giờ đôi chút nhưng bọn công-an không ăn được đồng xu nào của tôi. Mọi thủ tục đã qua chúng tôi thuê xe theo người cháu về khách sạn đã giữ chỗ trước.
Trên đường vào thành-phố tôi ngắm nhìn hai bên đường nhà cửa chi chít, một cảm nghĩ chợt tới cho sự an toàn về hỏa-hoạn. Vào tới thành phố cửa nhà san-sát, chen chúc nhau không đường lối, nhà to, nhà nhỏ, xấu đẹp hỗn độn , khi xưa luật lệ nhà đất buộc chủ nhà phải xủa chữa xây cất cho đồng đều để cho phố xá có trật-tự và đẹp.
Con đê Yên-Phụ ngày xưa khoáng-đãng, nay nhà của xây kín, hầu hết là quán thịt chó và bia hơi. Hà-Nội yêu dấu của tôi đây à? Hànội với 36 phố-phường, hàng Bột, hàng Đường, hàng muối trắng tinh không còn như xưa. Như Lưu, Nguyễn nhập Thiên Thai trở về trần gian, mọi vật đều thay đổi theo chiều hướng xấu: Trên vỉa-hè, đường phố lồi lõm không tu-xửa, những quán cóc lôi thôi luộm thuộm ở khắp mọi ngả đường. Người xe đông đúc, với diện tích như cũ mà dân số tăng gấp nhiều lần, mật độ tăng vì sinh-sản, vì nông thôn cầy cấy không đủ ăn nên người ta kéo nhau ra tỉnh kiếm việc. Ngoài đường phố chỗ nào cũng là chợ, vì không có việc làm, không có nghề chuyên môn nên họ chỉ biết bán hàng, họ bán bất cứ cái gì có thể bán được ngay cả con người? Vài chai nước ngọt, vài cái bánh rợ, bánh nếp mấy củ khoai, qủa chuối, với vốn liếng đó làm sao mà sống? Tối khuya đi vòng quanh bờ hồ ngắm nơi di tích lịch-sử anh-hùng áo vải Lê-Lợi chỉ thấy sương mù dăng kín mờ ảo của Tháp-Rùa. Những người buôn thúng bán bưng mời chào không rứt, hành khất khắp nơi gìa trẻ lớn bé đeo theo người qua lại đến đau lòng. Hà-Nội ngày nay với câu ví không được thanh tao: “ Hà-Nội như một chị gái điếm gìa xấu-xí cố bôi son trát phấn níu kéo tuổi xuân, trơ trẽ và kệch cợm”.
Trên đường phố đã treo đèn kết hoa sửa soạn cho ngày lễ Giáng-Sinh, những bảng hiệu ca ngợi Bác và Đảng, thật khôi hài trước đám dân đen nghèo đói.
Hình ảnh Bác Hồ bế cháu thiếu nhi mỉm cười thương yêu? Ai yêu Bác Hồ-chí Minh hơn các em nhi đồng?
–Các cháu có thật được bác thương yêu không khi mà bố mẹ các cháu sống dưới chế độc của bác kiếm không đủ ăn thì lấy tiền đâu nuôi các cháu ăn học?
Học sinh là người Tổ-Quốc mong cho mai sau?Thanh niên sinh viên có là rường cột của quốc gia?
- Biết bao thanh niên bị bắt đi làm nghĩa vụ chết ở Cao-Miên bành trướng thế lực Đỏ.
- Thanh niên sinh viên phần lớn phải bỏ học đi làm kiếm sống.
Thầy gíao ra khỏi lớp là bán thuốc lá, coi xe..v..v..? Còn trò thì cũng phải làm đủ mọi việc phụ giúp cha mẹ. Hỏi còn giờ nào cho thày trau dồi học vấn, kiến thức để truyền đạt cho trò, còn trò thì giờ đâu mà văn ôn võ luyện. Cứ cái đà này tương lai nước Việt sẽ đi về đâu? Với câu nói “ Trăm năm trồng người”, thế hệ này không lo vun trồng cho lớp trẻ thì mai sau người đâu mà dùng? Câu hỏi như thế có xa thực tế không? Vì Bác Hồ không học mà cũng được xưng tụng là nhà Tư-Tưởng, được toàn dân ngưỡng mộ, bác Hồ có vợ con mà được tôn xưng là Cha Già Dân Tộc, không gia-đình một lòng cho dân cho nước?
Bác Hồ tự lấy tên là Trần dân Tiên viết sách ca tụng mình, bác Hồ dối trá toàn dân?
Nhà thơ bồi bút Tố-Hữu chỉ vì ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác, khóc Staline, Kim Nhật Thành mà được làm bộ trưởng. Các Bác như Phạm văn Đồng, Lê khả-Phiêu, học lới ba trường làng, Đỗ mười là anh hoạn lợn mà cũng năm quyền điều khiển quốc gia thì các cháu cần gì phải học, học nhiều lại cứng đầu khó trị.
Những kẻ ăn trên ngồi chốc do tiền thuế của dân, tiền hối lộ, tham nhũng, tiền buôn lậu, tiền biển thủ công qũy đã thừa mứa ra nước ngoài ăn chơi. Rồi mai đây thì con vua lại làm vua vẫn là những người cưỡi cổ dân đen.
Chủ trương san bằng giai cấp của Cộng-Sản có được thi hành hay không?
- Vì hiện nay trong nước rất nhiều giai cấp giầu nghèo rõ rệt, ( Tư bản Đỏ)
- Thái độ hống hách, hối mại quyền thế có khác chi chế độ phong kiến quan quyền xưa kia mà chúng kêu gọi lật đổ.
Dân nghèo được đưa ra làm bung-sung, làm biểu tượng hòng lôi cuốn cho cuộc chiến giết người có ý nghĩa, giờ này bà con nghèo bị phản bội thật tội nghiệp.
Ở nước dân chủ, có tự-do, người cầm quyền được bầu lên điều hành các cơ quan không phải là ông vua thời phong kiến, không có quyền sinh, quyền sát, làm sai thì bị hạch hỏi có khi bị truất-phế như trường hợp tổng-thống Nixon ở Mỹ.
Thuế của người dân phải dùng vào việc công ích như xây trường học, làm cầu cống, lo cho dân nghèo, bảo đảm cuộc sống cho mọi người, có như thế thì nước mới giầu dân mới mạnh, còn tiền của công mà cho vào túi tham thì nước vẫn nghèo nàn, lầm than!
Nước dân chủ, tự do không làm thui chột tài năng như một người trẻ Đinh Hồng Phụng-Việt khi ở Việt-Nam, bố bị tù nhà đông anh em nên phải bán thuốc lá phụ với gia-đình. Khi vượt biên sang Mỹ, anh vưa đi học vừa đi làm, kết quả anh đỗ tiến-sĩ về luật Hiến-pháp Hoa-Kỳ, tối cao Pháp Viện dùng anh, sau đó trong tân nội các của chính phủ Bush, anh là thứ trưởng bộ Tư-Pháp Hoa-Kỳ.
Bác-sỹ Nguyễn Xuân-Nam, một điển hình thứ hai: gia-đình anh làm nghề chài lưới ở miền cực Nam nước Việt. Mồ côi mẹ từ năm lên 4 tuổi, Nguyễn xuân-Nam cùng ba người em được cha nuôi dạy, một cuộc khủng bố làm cha anh thoát chết nhưng bị trọng thương vì thế anh phải gánh trách nhiệm nặng nề ngay trong tuổi thiếu niên là thay thế cha làm nghề đánh cá nuôi gia đình lúc anh vưa tròn 11 tuổi.
Mới học xong lớp năm, anh phải bỏ học, sau nhờ một dịp may anh sang được Hoa-Kỳ. Ở đây là một nước cho nhiều cơ-hội với những ai quyết tâm và cố gắng, vượt qua được mọi cám dỗ ngoại cảnh, giờ đây anh là một bác-sỹ giỏi nổi tiếng về chuyên-khoa giải phẫu nhi-đồng.
Một khoa học gia về không gian người Việt-Nam Nguyễn Hùng-Hiền.
Tạm đưa ra vài bằng chứng là ở một nước tự-do, tài năng được phát triển và trọng dụng. Trái lại ở nước mình trẻ con không được nâng đỡ nếu có cố gắng học thì cũng phải điều tra lý-lịch ba đời, và khi học xong cũng phải chạy tiền mới được chỗ làm hay phải quen biết vì “ Nhất thân nhì thế”.
Trong cuốn sách “ Văn-Hóa trì trệ nhìn từ Hà-Nội đầu thế kỷ 21” của bà Lê thị-Huệ: “ từ năm 1975 cho đến nay chính quyền Việt-Nam không đẻ ra một chính sách nào để giúp cho Việt-Nam thẳng tiến nhanh lẹ cùng thế giới. Hai mươi lăm năm không phải là thời gian ngắn, nếu một chính sách hữu hiệu chắc chắn hiệu qủa sẽ đạt được năng xuất cao. Tiếc thay những người đàn ông lãnh-đạo Việt-Nam đã tỏ ra bất tài trong việc điều hành quốc gia này. Sự lạm dụng quyền thế và sự bất-tài của chính quyền Cộng-Sản mới đưa đến thảm cảnh là trong suốt thời gian nước nhà nghèo đói mà họ không làm gì cả. Họ chỉ biết mở cửa chút đỉnh để cho người dân Việt-Nam tự cứu lấy đất nước Việt-Nam”.
Trong cuốn sách “ Văn-Hóa trì trệ nhìn từ Hà-Nội đầu thế kỷ 21” của bà Lê thị-Huệ: “ từ năm 1975 cho đến nay chính quyền Việt-Nam không đẻ ra một chính sách nào để giúp cho Việt-Nam thẳng tiến nhanh lẹ cùng thế giới. Hai mươi lăm năm không phải là thời gian ngắn, nếu một chính sách hữu hiệu chắc chắn hiệu qủa sẽ đạt được năng xuất cao. Tiếc thay những người đàn ông lãnh-đạo Việt-Nam đã tỏ ra bất tài trong việc điều hành quốc gia này. Sự lạm dụng quyền thế và sự bất-tài của chính quyền Cộng-Sản mới đưa đến thảm cảnh là trong suốt thời gian nước nhà nghèo đói mà họ không làm gì cả. Họ chỉ biết mở cửa chút đỉnh để cho người dân Việt-Nam tự cứu lấy đất nước Việt-Nam”.
Khẩu hiệu treo trên sở Thông-Tin: “ Toàn dân, đoàn-kết, xây-dựng đời sống Văn-Hóa, dân giầu, nước mạnh, xã-hội công-bằng, dân-chủ, văn-minh.”
Hỏi xem từng ấy chữ có chữ nào được thực thi? Tại nhà hát lớn sáng nào cũng có ban nhạc hát ca ngợi Đảng và mỗi ngày một biểu ngữ dăng lên cổ võ những việc làm của đảng,. hỏi như thế có thực tế không?
Đảng có mặc cảm về vô văn hóa hay sao? Mà trên từng khu dân cư đều có bảng kẻ: “ Khu văn-hóa”.
Ngôn ngữ Việt-Nam phong phú lắm như cũng một ý mà ta có thể dùng nhiều từ-ngữ diễn tả cho hay cho đẹp nhưng hình như họ hà tiện hay không đủ chữ nghĩa thí dụ trước của trường Trung học Trưng-Vương dựng biểu ngữ có lẽ khuyến khích thầy cô và học trò :
“ Dậy tốt, học tốt, làm tốt”
Ta có thể dùng câu châm ngôn.
“Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”
Một biểu ngữ khác khuyên người dân kiểm soát sinh đẻ.
“ Dừng lại ở hai con, nuôi tốt”.
Mẫu quảng cáo trên đường phố:
“Điểm mười cho chất lượng”.
Một biểu ngữ treo trên nhà hát lớn thành-phố chúng tôi đọc mà tới bây giờ cũng không hiểu :
“9-I và giải-pháp cho hệ-thống sẵn sàng cao của HP”.
Rồi một biểu ngữ của nhà nước kêu gọi giúp đỡ người tàn tật, họ lập lại câu:
“ Dù xây chín đợt phù-đồ,
Không bằng làm phúc cứu cho một người”.
Tôi xin nói với nhà nước là chỉ cần nhà nước cố gắng lo cho dân cho nước không hối mại quyền thế, không tham nhũng cho vào túi riêng, cho dân một chút Tự-Do thì nhà nước không phải chỉ cứu cho một người mà trên 80 triệu người.
Hỏi xem từng ấy chữ có chữ nào được thực thi? Tại nhà hát lớn sáng nào cũng có ban nhạc hát ca ngợi Đảng và mỗi ngày một biểu ngữ dăng lên cổ võ những việc làm của đảng,. hỏi như thế có thực tế không?
Đảng có mặc cảm về vô văn hóa hay sao? Mà trên từng khu dân cư đều có bảng kẻ: “ Khu văn-hóa”.
Ngôn ngữ Việt-Nam phong phú lắm như cũng một ý mà ta có thể dùng nhiều từ-ngữ diễn tả cho hay cho đẹp nhưng hình như họ hà tiện hay không đủ chữ nghĩa thí dụ trước của trường Trung học Trưng-Vương dựng biểu ngữ có lẽ khuyến khích thầy cô và học trò :
“ Dậy tốt, học tốt, làm tốt”
Ta có thể dùng câu châm ngôn.
“Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”
Một biểu ngữ khác khuyên người dân kiểm soát sinh đẻ.
“ Dừng lại ở hai con, nuôi tốt”.
Mẫu quảng cáo trên đường phố:
“Điểm mười cho chất lượng”.
Một biểu ngữ treo trên nhà hát lớn thành-phố chúng tôi đọc mà tới bây giờ cũng không hiểu :
“9-I và giải-pháp cho hệ-thống sẵn sàng cao của HP”.
Rồi một biểu ngữ của nhà nước kêu gọi giúp đỡ người tàn tật, họ lập lại câu:
“ Dù xây chín đợt phù-đồ,
Không bằng làm phúc cứu cho một người”.
Tôi xin nói với nhà nước là chỉ cần nhà nước cố gắng lo cho dân cho nước không hối mại quyền thế, không tham nhũng cho vào túi riêng, cho dân một chút Tự-Do thì nhà nước không phải chỉ cứu cho một người mà trên 80 triệu người.
Nước Thái-Lan, Phi luật-Tân có khôn giỏi gì hơn dân Việt mà vì họ có Tư-Do nên mức sống người dân rất khá.
Sống ở làng sang ở nước, người dân dù nghèo cũng cố bám lấy mảnh đất quê-hương, nhưng dân ta bây giờ vì chế độ nên đã ra đi khắp nơi trên thế-giới tìm sự sống, tìm tư-do. Nước đã hòa bình gần 30 năm nhưng người dân vẫn tìm cách ra đi bằng cách này hay cách khác : Đoàn tụ, vượt biển, lấy chồng ngoại quốc như Đại-Hàn, Đài-Loan hay chạy tiền ra nước ngoài lao động, họ bất chấp những bất chắc xẩy ra thật là đau thương!
“ Hà chính ư mãnh hổ” có nghĩa là chính sách cai trị tàn bạo cũng như hổ dữ: Chuyện xưa kể khi đức Khổng-Tử dẫn học trò qua một khu rừng, chợt nghe thấy tiếng rên khóc, hỏi ra thì biết chồng và con trai bị hổ ăn thịt. Đức Khổng-Tử hỏi sao bà không vào trong làng mà sống cho an toàn, bà đáp lại : “Ở đây hổ dữ nhưng thỉnh thoảng mới có người bị ăn thịt, chứ trong làng bọn quan quyền hà khắc rất khó sống”.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954 chia đôi nước Việt-Nam phần vỹ tuyến 17 trở lên phía Bắc thuộc quyền kiểm-soát của Việt-cộng còn từ phía Nam Vỹ tuyến 17 là thể chế quốc-gia Tự-do hơn một triệu người đã rời miền Bắc nơi quê-hương đã bao đời sinh sống.
Ngày 30 tháng tư năm 1975, Việt-cộng thôn tính nốt miền Nam hơn hai triệu người đã ra đi bằng mọi cách để thoát khỏi đất nước trong vòng kiềm tỏa của chủ nghĩa Cộng-sản. Hai thời điểm và dữ kiện trên đã chứng minh chế độ hà-khắc thực nguy hiểm hơn mãnh-thú?
Xét trên thế-giới có nước nào theo chế độ Cộng-Sản mà người dân giầu có sung sướng đâu? Ngay như Nga-Sô là ông tổ của Cộng-Sản Việt-Nam, dân tình rất nghèo mặc dầu họ đã bỏ chủ nghĩa Mác-Lê mong cho dân theo kịp các nước phương Tây . Trường hợp Tây-Đức xưa kia chỉ có một nửa nước nhưng họ hùng mạnh về kinh-tế , thể-thao và chính trị nay cưu mang Đông-Đức nước này đã xuống hàng thứ yếu. Tìm hiểu thì thấy người Cộng-Sản luôn dối-trá: làm láo bá-cáo hay. Công nhân làm tập thể nhiều ít cũng hưởng như nhau nên không ai cố gắng. Trong hợp tác-xã nông dân đi cấy, đi cầy, gặt lúa được trả lương rất ít nên họ trốn việc chừng nào tốt chừng ấy. So sánh Bắc và Nam Hàn thì rõ, hai thể chế khác nhau nên mức sống hai miền một trời một vực. Cộng-Sản là không có quyền tư-hữu nên không cạnh tranh để tiến bộ, Tư-bản làm nhiều được hưởng nhiều nên người ta mới cố gắng.
Cộng-Sản là chế độ công-an trị, họ dùng người vào những công việc dò xét, bắt bớ, công-an không sản-xuất, công-an ăn hại.
Nhà nông được chia ruộng đất rất ít, mỗi đầu người được một sào rưỡi ruộng, làm cật lực không đủ ăn, họ kéo nhau ra thành -thị kiếm việc vặt. Người đông, xe cộ nhiều thành phố đầy khói và bụi rất nguy hại cho sức khỏe, từ người đi bộ tới người đi xe đều dùng khăn bịt kín từ mũi trở xuống trông thật là tội!
Đang đi trên đường phố ở quê nhà mà cứ ngỡ lạc vào nước A-Phú-Hãn, người dân xứ này lật đổ chính quyền để bỏ khăn bịt mặt, nay dân ta tự-do, hạnh-phúc, ấm-no lại bịt mồm bịt miệng?
Hà-Nột thủ-đô của bao triều-đại và hiện nay cũng là nơi đặt bản doanh của Bắc-bộ-phủ, đỉnh cao trí tuệ loài người, mỉa mai thay?
*Cộng-Sản chủ trương đánh tư-sản, san bằng giai cấp, xã hội không còn người giầu kẻ nghèo, người người sung-sướng hạnh-phúc? Đó là những lời tuyên-truyền khi họ muốn mọi người theo chứ bây giờ cán bộ của đảng được mệnh danh là tư-bản đỏ tài sản có người lên hàng tỷ mỹ-kim.
* Loại bỏ trí thức vì Mao Trạch-Đông đã ví trí-thức không gía trị bằng cục phân vì thế những người cầm quyền chỉ cần tuổi đảng nhiều, trình độ học vấn không cần thiết. Lãnh đạo đất nước là việc trọng đại giờ đây vận mệnh quốc-gia giao phó cho một lũ tham-ô, vô học, chúng bóp cổ dân lành cho đầy túi tham và bảo vệ quyền-lực.
Khi trở về thăm quê-hương tôi đã hoàn toàn thất vọng vì làng quê không còn lũy tre vây quanh, ao hồ lấp đi xây nhà của vì người đông đúc, dân tăng nhưng không có việc làm nên vẫn nghèo đói. Thế-kỷ 21 mà người dân vẫn sống như 60 năn về trước: nước ao tù, nước giếng còn thông dụng ở nông thôn, nhà vệ sinh không có vì phân người vẫn dùng bón cho cây cối. Sau mấy chục năm mà quê-hương vẫn nghèo, tụt hậu trước đà tiến hóa của thế-giới thật đáng buồn!
Hà-Nội, Sài-Gòn sung túc giả tạo, mọi người lao vào cuộc sống bỏ quên nền móng đạo đức, bất chấp mọi thủ-đoạn cho mục đích .
Văn-hóa, văn chương, đạo-đức xuy đồi, chữ nghĩa bị lăng mạ, ngôn từ khó hiểu, về lại quê hương mà không học thêm được gì?
Lãnh thổ do công lao của thế-hệ ông cha đã đổ bao xương máu bảo vệ, mở mang thêm bờ cõi nay vì quyền lợi cá nhân mà những người cầm quyền nỡ nhường đất đai cho ngoại bang.
Ải-Nam-Quan đã thuộc về Trung-Hoa, Nguyễn-Trãi, Phi-Khanh người ở đâu? Lý Thường-Kiệt đã đánh phá hai châu khâm,châu, Liêm , Vua Quang Trung nếu không mất sớm thì miền lưỡng quảng cũng đòi lại cho nước Việt. Huyền-Trân công chúa tuy là gái cũng hy-sinh hạnh-phúc cá nhân làm cho nước ta có thêm phần đất về phía nam.
Bây giờ con cháu vì địa-vị, vì quyền-lợi phải dựa vào Trung-Cộng nên địa giới đã lui vào trong lãnh-thổ của nước mình làm thiệt hại hơn ngàn cây số vuông. Khi xưa Việt-Nam Cộng-Hòa đã có những trận ác chiến với Trung-Cộng để dành lại mấy đảo ngoài khơi trong lúc đó thì Cộng-Sản Việt-Nam đã ký-kết và công nhận các đảo đó thuộc Trung-Cộng.
Ôi!lại tội cõng rắn cắn gà nhà?
Trong cuộc hội thảo của của giáo sư Lưu trung-Khảo và kỹ-sư Trần-đức Thanh-Phong về đất đai của Việt-Nam bị nước Tầu lấn chiếm, để kết luận luật-sư Nguyễu hữu-Thống đã tóm tắt như sau: Nước Việt-Nam không có độc lập, không có tự-do, không có hạnh-phúc.
• Không độc lập vì nước ta lại nội thuộc nước Tàu: Nước bị cắt đất: Ải-nam-Quan đã ở xâu vào lãnh thổ Trung-Hoa và một số các đảo ngoài khơi cũng bị chiếm cứ.
• Không Tự-do vì báo chí, truyền thanh, truyền-hình đều do nhà nước điều khiển, không có đối lập, ai khác chính-kiến là bị bắt bớ tù-đày. Các tu-sĩ Phật-Giáo, Thiên Chúa-Giáo, Cao-Đài-giáo và Hòa-Hảo và các chùa, nhà thờ, Thánh-Thất bị tước đoạt tài-sản của giáo hội, quyền giảng dậy và huấn luyện tăng-sĩ.
• Không hạnh-phúc vì dân vẫn nghèo đói, nước ta đứng vào hạng chót trong các nước nghèo trên thế-giới.
Dân Việt Nam bao phen lầm than khổ cực: 1000 năm Bắc thuộc, 100 năm Tây đô hộ, trên 50 năm chiến tranh và nay rơi vào tay Cộng-Sản nên dân chúng vẫn nghèo nàn .
Xin trời, Phật, Thượng-Đế, Tổ-Tiên phù hộ cho dân việt thoát khỏi tai-ách Cộng-Sản để nước nhà tiến trên đà Văn-minh, Tự-Do, Dân-Chủ, với thế-giới, cho nước Việt hùng-mạnh.
Bùi Mỹ Dương ( Mùa thu năm 2002)
No comments:
Post a Comment