Thursday, April 9, 2009

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * G 17 Á CHÂU

G17 Á-CHÂU:
HỌP THƯỢNG ĐỈNH


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: http://ViệtTUDAN.net
Geneva, 08.04.2009



Họp Thượng đỉnh G17
tại Thái Lan (Pattaya)

=> Tham dự : Những nước trong G17 Á châu : 10 Hội viên của Tổ Chức Đông Nam Á (ASEAN), Trung quốc, Nhật, Nam Hàn, Aán độ, Uùc, Tân Tây Lan.

=> Thời gian và Địa điểm : Bắt đầu ngày thứ Sáu 10.04.2009 tại Thai Lan. Chúa nhật 12.04.2009, có sự tham dự của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon và những người đứng đầu Qũy Tiền Tệ Quốc tế, Ngân Hàng Thế Giới và Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới.

=> Mục đích gần và cấp bách:

1) Giải quyết nạn thất nghiệp tập thể và những đe dọa quần chúng nổi dậy là việc cấp bách . Đây là vấn đề rất lớn đối với Trung quốc và Việt Nam.

2) Tìm một chiến thuật cho việc cứu tụt dốc xuất cảng. Hầu hết các nước Á châu làm việc cho xuất cảng, trừ Aán độ, Tân Tây Lan và Uùc. Xuất cảng bị giảm nặng do Khủng hỏang Kinh tế tại những khối tiêu thụ lớn như Hoa kỳ và Liên Aâu.

3) Những nước Á châu như Nhật, Nam Hàn và Trung quốc, Tân Gia Ba là những Chủ nợ đối với Tây phương. Phải lấy một lập trường trong Chương trình Điều chỉnh Tài chánh mà cuộc Họp G20 Luân Đôn đã tuyên bố.

=> Mục đích xa :

1) Nâng tiếng nói của mình lên : Nếu trước đây, Tổ chức những nước Đông Nam Á (ASEAN) đứng chung lại để có tiếng nói đối với những nước mạnh tại Á châu như Nhật, Trung quốc và Aán độ, thì lúc này, khối Kinh tế Thái Bình Dương cũng đứng chung lại để có tiếng nói đối với các khối Kinh tế khác : Hoa kỳ và Liên Aâu.

2) Trả giá Tự do Mậu dịch : Từ trước đến nay, khi nói đến đóng tiền cho IMF, Trung quốc lặng thinh. Trong cuộc Khủng hỏang hiện nay, những nước như Nam Hàn, Tân Gia Ba, nhất là Trung quốc và Nhật, rất sợ hãi con ma Che Chở Kinh tế (Protectionnisme/ Protectionism) đang hiện hình ra. Trung quốc không yên lặng nữa, mà đã hứa đóng USD.40 tỉ cho IMF để có quyền bầu phiếu và trả giá cho những thương lượng song phương sau này về Tự do Mậu dịch. Trung quốc tăng cường ngọai giao và thân thiện với Tây phương hơn trước cũng trong mục đích mâu dịch. Việc đóng góp này được Tây phương coi là sự cố gắng hội nhập Kinh tế tòan cầu.

2) Kinh tế tiên chiếm giả đắc : Kinh tế Thế giới trong cơn bệnh họan lúc này. Trong lúc người khác đang bệnh họan mà mình lấy lại sức sớm hơn, đó là tiên chiếm giả đắc trong cạnh tranh thị trường. Á châu là trung tâm sản xuất. Khôi phục lại trung tâm sản xuất ấy trước người khác, đó là điều phải làm. Hãy lợi dụng lúc người khác đang bị bệnh.


Những tính tóan của những nước lớn
trong khối G17 Á châu

Theo ý kiến của một số nhà Kinh tế, cuộc Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế hiện nay không phải chỉ vì lý do Mortgage Sub-prime Credits từ Hoa kỳ, mà đó là sự thổi phồng tích lũy Tài chánh cũng như sản xuất Kinh tế đã từ 10 năm nay. Khi mà trái bong bóng thổi phồng lên quá sức chịu đựng, thì nó nổ. Những lý do sau đây được kể ra:

=> Từ thế giới thực của Tài chánh, các Ngân Hàng đã làm Tài chánh trở thành ảo bằng phát hành Tài chánh dựa trên giá trị bảo đảm không chắc chắn của tương lai. Chi tiêu, Đầu tư bằng ngưỡng vọng thu nhập tương lai. Người ta chi tiêu bằng Credit Cards, đầu tư bằng Bảo Lãnh Ngân Hàng.

=> Cường độ sản xuất Kỹ nghệ và Công nghiệp tăng lên cấp số nhân và hướng về những hàng hóa cao cấp, xa xỉ phẩm tách rời với tiêu thụ căn bản nhu yếu phẩm của đại đa số quần chúng. Sản xuất cấp số nhân để làm giầu mau chóng. Người tiêu thụ không còn là vì nhu cầu thực nữa. Chính giới sản xuất đã không còn nhân đạo khi theo sát câu định nghĩa Marketing của KOTLER : “Pour l’entreprise, le Marketing, c’est l’atelier de fabrication des clients” (Đối với Xí nghiệp, môn Marketing, chính là cơ xưởng sản xuất những khách hàng tiêu thụ). Sản xuất hàng hóa và bắt ép tiêu thu bằng quảng cáo nhồi sọï. Nó ngược với tinh thần của Henry FORD trước đây: ”Tôi trả lương thợ cao để họ có tiền mua xe mà tôi sản xuất”.

=> Việc lan tràn và bắt ép tiêu thụ này lại được hỗ trợ bởi chủ trương Tòan Cầu Hóa. Tòan cầu hóa hàng hóa, nghĩa là chiếm thị trường tận những nước nghèo. Nhưng người ta lại thấy tình trạng Tập trung hóa Tài chánh. Bán hàng đến tận cùng Thế giới, thu từng đồng tiền cắc của những người nghèo, rồi tập trung tiền về những nước lớn đầu tư vào sản xuất nữa.

Cái chu trình thổi phồng như vậy tăng lên cấp số nhân đến một độ người tiêu thụ chỉ còn răng với …, thì họ hết tiêu thụ nổi. Phía sản xuất cũng hết chỗ bán. Khủng hỏang Kinh tế xẩy ra.

Cuộc Họp G20 tại Luân Đôn cho thấy rằng những nước sản xuất chính yếu trong khối, Nhóm G8, đang đi tìm, kéo vây cánh để có Thị trường tiêu thụ để họ có thể tái sản xuất như cũ. Khôi phục Kinh tế ở đây có nghĩa là khắp nơi hãy tiêu thụ xả láng như trước để chúng tôi G8 sản xuất và tiếp tục làm giầu. Những người biểu tình phản đối tại Luân Đôn muốn chống lại thái độ làm giầu ấy.

Trở về trường hợp G17 Á châu. Trong khối này, một số nước áp dụng kiểu sản xuất như trên đã nói và hiện đang bị khủng hỏang nặng, đó là Nhật, Trung quốc, Nam Hàn và Tân Gia Ba. Trước việc bị cắt giảm nặng nề về xuất cảng sang Hoa kỳ và Liên Âu, những nước sản xuất Á châu này tìm về khối anh em Á châu của mình để bành trướng xuất cảng trong vùng và để cứu Kinh tế sản xuất của chính họ. Cuộc Hopï Thượng Đỉnh G17 mang thâm ý tính tóan đó của Nhật, Trung quốc, Nam Hàn và Tân Gia Ba. Một số những việc sau đây cho thấy sự tính tóan:

* Trong tháng Hai vừa rồi, Á châu quyết định thành lập Qũy Dự Trự Ngọai tệ chung USD.120 tỉ. Trung quốc và Nhật đóng góp 2/3 tổng số đó. Việc đóng góp này cho thấy cái thế của Trung quốc và Nhật trong khối.

* Trung quốc tăng cường đầu tư và xuất cảng Xí nghiệp lan ra những nước trong vùng. Trung quốc đấu thầu những dự án và xuất khẩu nhân công của họ. Tỉ dụ cụ thể là Trung quốc đã trúng rất nhiều Dự án tại Việt Nam và xuất khẩu nhân công cũng như thiết bị của họ sang Việt Nam. Dự án khai thác Bô xít tại Tây Nguyên là một trong những ý đồ lan tràn của Trung quốc.

* Nhật bản tái nối lại Chương trình ODA với Việt Nam. Đó cũng nằm trong ý đồ xuất cảng hàng hóa của Nhật trong vùng.

* Có thể trong cuộc Họp Thượng Đỉnh G17 Á châu sắp tới, một hình thức Qũy Tiền Tệ Á châu sẽ được nói tới, giống như Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) được lập ra tại Hội Nghị Bretton Woods năm 1944. Qũy Tiền Tệ Á châu AMF (Asian Monetary Funds) nhằm mục đích hỗ trợ những nước nghèo trong vùng Á châu. Những nước giầu và sản xuất mạnh như Nhật, Trung quốc, Nam Hàn, Tân Gia Ba sẽ đóng góp vào Qũy AMF này. Nói là giúp đỡ những nước nghèo, nhưng thực ra là để xuất cảng những hàng hóa của mình. Không ai là mạnh thường quân giúp tiền khơi khơi, mà phải có hậu ý tính tóan lợi cho mình. Nói là Qũy giúp những nước nghèo, nhưng rất khó lòng những những nước nghèo nhận được TIỀN MẶT, mà chỉ nhận được hàng hóa, thiết bị, máy móc… trị giá theo tiền mặt của Kế tóan. Xin đưa ra một ít tỉ dụ sau đây:

@ Chương trình Marshall tái thiết Âu châu sau Thế Chiến II là dịp xuất cảng hàng hóa, máy móc của Mỹ qua Âu châu. Mỹ không trao tất cả USD.173 tỉ tiền mặt của Chương trình, mà giao hàng hóa trị giá USD.173 tỉ.

@ Khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, dân Moscow nghèo đói. Thụy sĩ đã giúp cho Moscow USD.5’000’000.- . Nhưng đó không phải là tiền mặt 5 triệu đo la, mà là những đồ ăn đóng hộp trị giá tổng công là 5 triệu. Phần lớn những hộp đồ ăn này lại lấy từ trong hàng dự trữ quân đội gần đến ngày hết hạn.

@ Cách đây 15 năm, Việt Nam kêu gọi cứu đói. Nước Ý quyết định trợ giúp 30 tiệu Mỹ kim. Tôi tìm hiểu sự trợ giúp này qua Ngân Hàng Credit Lyonais mà nước Ýù nhờ. Ngân Hàng này cho tôi biết điều kiện là: (i) Phải qua một Công ty gốc Ý; (ii) Nếu lấy hàng hóa của Ý thì dễ dàng, tỉ dụ dân Việt Nam đói, thì lấy Spaghetti của Ý mà ăn, chứ không được ăn bún gạo.

Tóm lại, những nước lớn thuộc Khối G17 Á châu nhằm cứu vớt Kinh tế tại những nước nghèo về mặt tiêu thụ hàng hóa để họ có thể xuất cảng những hàng hóa tồn đọng. Họ là những nước sản xuất, thì khó lòng cứu vớt những nước nghèo trong vùng về sản xuất Kinh tế để trở thành cạnh tranh với chính họ.


Trung quốc và Việt Nam

Nếu Nhật, Nam Hàn và Tân Gia Ba tính tóan xuất cảng hàng hóa ra trong vùng, thì những hàng hóa này thuộc hạng cao cấp kỹ thuật.

Riêng về Trung quốc, việc chiếm thị trường trong vùng để xuất cảng, thì đây là một đại nạn. Thực vậy:

=> Hàng hóa Trung quốc thuộc về những hàng tiêu thụ hàng ngày. Những nước nghèo trong vùng muốn gây dựng Kinh tế bắt đầu bằng những sản phẩm xử dụng hàng ngày cho dân chúng, nếu nhập hàng Trung quốc vào, thì đây là những sản phẩm cạnh tranh và giết chết Công nghệ đang nhen nhún lên của mình.

=> Một số những nước nghèo trong vùng làm việc để xuất cảng sang các Thị trường Liên Âu và Hoa kỳ. Trung quốc dùng tiền trả giá để nâng đỡ xuất cảng sản phẩm sang Hoa kỳ và Liên Âu. Hàng của Trung quốc, cùng lọai, rẻ hơn, nghĩa là Trung quốc giết cạnh tranh của những nước nghèo Á châu không những về mặt giá cả, mà còn về việc Trung quốc dùng tiền để lấy thế Quốc tế.

Việt Nam thuộc một trong những nước nghèo khối Á châu G17. Cùng chung số phận của những nước nghèo trước tính tóan xuất cảng tràn lan của Trung quốc, Việt Nam còn phải chịu đựng thảm cảnh hơn nữa vì đảng CSVN cúi đầu vâng phục Chính trị của Trung quốc, thậm chí qùy gối dâng đất đai và biển khơi cho Trung quốc.

Bô-xit Tây Nguyên là nỗi nhục cho đảng CSVN về Chính trị cũng như về Kinh tế trước toan tính của Trung quốc.




Những câu hỏi cụ thể được đặt ra

Một cơ quan truyền thông gửi cho chúng tôi Bản Tin của AFP đánh đi từ Bangkok ngày 06.04.2009. Bản Tin ký tên bởi Danny KEMP. Cơ quan truyền thông này gợi ý cho chúng tôi một số câu hỏi cụ thể để xem ý kiến của chúng tôi như thế nào. Dựa vào những phân tích ở trên, nên câu trả lời của chúng tôi được tóm tắt vắn gọn lại.

Câu hỏi 1: Vai trò của Á châu như thế nào trong việc đóng góp vực lại Kinh tế tòan cầu ?

Trả lời: Kinh tế Á châu đặt trọng tâm vào sản xuất để xuất cảng, từ những hàng cao cấp như từ Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Tân Gia Ba. Đặc biệt Trung quốc sản xuất những hàng thường dùng hàng ngày nhằm xuất cảng. Thị trường tiêu thụ chính yếu của sản xuất Á châu là Hoa kỳ và Liên Au. Ngay cả hầu hết các Công ty Tây phương cũng lởi dụng nhân công rẻ của Á châu để sản xuất những linh kiện đem về bán tại Tây phương.

Cuộc Khủng hỏang hiện nay là cuộc Khủng hỏang về tiêu thụ, phát nguồn từ Tây phương. Tây phương giảm tiêu thụ, thì ảnh hưởng của nó là giảm đặt hàng sản xuất từ Á châu. Á châu tự nó không có Khủng hỏang về sản xuất mà chính là chịu ảnh hưởng của Khủng hỏang tiêu thụ từ Tây phương. Á châu không thể tặng tiền bạc cho Tây phương để kích cầu tiêu thụ.

Trước đây, để tổ chức sản xuất, Á châu phải mua sắm thiết bị từ Tây phương. Thời kỳ đó không những đã qua, mà các Xí nghiệp sản xuất tại Á châu còn dư thừa khả năng sản xuất, nên không mua sắm gì thêm thiết bị của Tây phương.

Á châu không giúp nhiều cho việc vực lại căn bệnh giảm tiêu thụ của Tây phương hay tòan cầu. Á châu gồm 3 tỉ người nhưng thiếu Khả năng Tiêu thụ (Pouvoir d’Achat). Vực lại Kinh tế tòan cầu, chính Tây phương phải Kích cầu để tăng Khà năng Tiêu thu của mìnhï.

Cấu hỏi 2: Với nạn thất nghiệp tập thể và đe dọa dân chúng nổi dậy, Á châu phải tìm một hướng đi Kinh tế ra sao ?

Trả lời: Trước sự bế tắc của Tây phương về tụt dốc tiêu thụ khiến giảm thiểu đặt mua hàng sản xuất từ Á châu và do đó Á châu gặp thất nghiệp tập thể, dân chúng nghèo dễ nổi dậy, cuộc Họp thượng đỉnh G17 nên tìm hướng đi theo những hướng sau đây:

* Hướng dân chúng về sản xuất phục vụ cho chính mình trong nội địa mỗi nước. Khả năng và điều kiện nông nghiệp, ngư nghiệp của Á châu rất mạnh. Hãy phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp phục vụ cho đời sống đủ ăn của dân chúng.

* Tăng cường xuất cảng chính trong vùng Á châu. Kích cầu tiêu thụ trong vùng Á châu gồm 3 tỉ người. Việc Kích cầu này không thể thực hiện tức thời mà phải có đường dài vì đó là vấn đề tạo Khả năng tiêu thụ (Pouvoir d’Achat), không thể có một sớm một chiều.

* Một số nước Á châu có tiền như Nhật, Trung quốc…Hãy dùng tiền đó làm điều kiện để bắt ép Tây phương phải mua hàng của mình. Đó là điều mà Trung quốc và Nhật đang làm với Hoa kỳ và Liên Âu.

Câu hỏi 3: Đóng tiền vào Qũy Tiền Tệ Quốc tế để có vai trò chủ động?

Trả lời: Qũy Tiền Tệ Quốc tế hiện nay hướng về trợ lực cho những nước đang phát triển của Tây phương, nhất là những nước Đông Âu để củng cố cho Khối Liên Âu. Đây là điều tự nhiên bởi vì phần lớn qũy đóng vào là từ Tây phương. Bây giờ Nhật và Trung quốc tham dự vào Qũy đó, tức là dành lấy một phần chủ động trong những quyết định của Qũy Tiền Tệ Quốc tế, đồng thời cũng chứng tỏ việc hội nhập Kinh tế Thế giới để bắt ép trong những thương lượng xuất cảng.

Câu hỏi 4: Qũy Dự Trữ Ngọai Hối USD.120 tỉ cho Á châu ?

Trả lời : Đây là qũy tương trợ về hệ thống tiền tệ mỗi nước, phòng bị những bất trắc khủng hỏang tiền tệ như năm 1997. Đây là biện pháp đề phòng tốt. Nhưng khi Trung quốc và Nhật đóng vào 2/3 tổng số, thì vai trò của hai nước trở thành mạnh trong vùng và có thể ấn định những quan hệ mậu dịch trong vùng. Hai nước này muốn giữ thế chủ động xuất cảng trong vùng.

Cẩu hỏi 5: Thiện chí Trung quốc mang hai mặt trong Khu vực Á châu ?

Trả lời: Thiện chí đóng góp tiền bạc của Trung quốc có thể mang hai mặt. Trung quốc có thể cho vay mượn, đóng góp vào những Kích cầu trong vùng Á châu. Nhưng cái mặt trái của nó là Trung quốc ấn định việc xuất cảng tràn lan hàng hóa, xí nghiệp và nhân công của họ sang các nước Á châu. Đây là việc sẽ tiêu diệt chính những cố gắng phát triển Kinh tế tại những nước nghèo. Chúng tôi đã phân tích dài về việc tính tóan này và hâu quả của nó ở phần trên. Lấy tỉ dụ điển hình để tóm tắt: Trung quốc thầu những Dự án ở Việt Nam, khai thác Bô xít tại Tây Nguyên. Họ thu lấy nguyên vật liệu, đồng thời xuất cảng thiết bị và chính nhân công Trung quốc sang Việt Nam. Hiện nay hàng Trung quốc tràn ngập Việt Nam và đang giết Công nghệ Việt Nam. Nguy hiểm hơn nữa là đảng CSVN còn tuân vâng phục Chính trị Trung quốc. Có thể nói là đảng CSVN vâng phục tất cả những điều kiện mà Trung quốc đặt ra để mong Trung quốc bảo vệ cho quyền lực Chính trị.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN

No comments: