ĐÀI Á CHÂU TỰ DO (RFA )
Cuộc hành trình và lao lý của hàng trăm ngàn người Việt
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2009-04-29
Cùng lắng lòng quay về với khoảng thời gian của hơn 30 năm trước đây, khi một cuộc đổi đời bắt đầu vào những ngày mùa xuân bằng những cuộc hành trình vào lao lý của hàng trăm ngàn con người.
Bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn hôm 30-4-1975. AFP PHOTO Chúng ta không muốn nhắc tới để tìm một sự đền trả, nhưng những hoài niệm này dù sao cũng là hình thức tốt nhất trước để cho những người chưa biết có dịp chiêm nghiệm thêm về những giá trị tự do được đánh đổi bằng tù đày nước mắt như thế nào.
Đồng thời, cũng có thể cảnh báo những toan tính tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Dù sao, nhà tù không bao giờ là nơi tốt nhất dùng để cải tạo con người, nhất là những con người luôn tin vào chân lý. Chương trình hôm nay có giọng diễn đọc của Nguyễn An và Phương Anh, mời quý vị theo dõi...
Những hình ảnh xót lòng
Những tiếng súng thưa thớt cuối cùng trên vài đường phố SàiGòn như những nốt nhạc lặng lẽ chấm dứt một bản nhạc trường thiên sau gần hai mươi năm liên tục. Lúc hào hùng, lúc bi tráng nhưng chưa bao giờ thật sự ngơi nghĩ dù chỉ một ngày.
Không ai có thể nghĩ rằng ngày 30 tháng 04 năm 1975 cũng là ngày chấm dứt cuộc chiến Việt Nam bằng chiến thắng cuối cùng của quân đội miền Bắc. Như bất cứ cuộc chiến nào sau khi chấm dứt, những hình ảnh xót lòng và hoảng loạn của người dân miền Nam đã làm thế giới một phen thức tỉnh.
Từng đoàn người tìm đường ra đi trên những chuyến tàu đầy nghẹt người còn neo ở bến Bạch Đằng hay chen lấn nhau trong khuôn viên tòa Đại Sứ Mỹ để tìm một chỗ thoát thân.
Màn hình Ti Vi trên khắp thế giới quay đi quay lại những hình ảnh cuối cùng này như để tưởng niệm một cuộc chiến mà không lâu trước đó Quốc Hội Mỹ đồng thanh bỏ phiếu phủ nhận nó sau hơn một thập kỷ đổ máu xương ra bồi đắp.
Một hình ảnh khác vài ngày sau đó bi đát hơn, đau xót hơn nhưng không bao giờ xuất hiện trên phương tiện truyền thông đại chúng của thế giới: Hình ảnh của những người trong quân đội miền Nam bị tập trung cải tạo. Hàng đoàn người lặng lẽ tập trung trong bóng đêm, xuống tàu thủy xuôi về Bắc.
Bộ đội miền Bắc tiến vào phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn hôm 30-4-1975. AFP PHOTO Một hình ảnh khác vài ngày sau đó bi đát hơn, đau xót hơn nhưng không bao giờ xuất hiện trên phương tiện truyền thông đại chúng của thế giới: Hình ảnh của những người trong quân đội miền Nam bị tập trung cải tạo. Hàng đoàn người lặng lẽ tập trung trong bóng đêm, xuống tàu thủy xuôi về Bắc.
Những khoan tàu dơ bẩn và câm nín đã báo trước cho những người tù này một tương lai mù mịt và ảm đạm. Sau khi cập bến Hải Phòng, từng đợt tù nhân tiếp tục lên tàu hỏa vào lúc nửa đêm để đến những vùng cao hơn, sâu hơn của miền Bắc đầy dấu hỏi đối với những con người xa lạ.
Trên những chuyến tàu mịt mùng này những con người ngồi nhìn nhau như nhìn những hình nhân câm lặng, nghe tiếng rền xiết va đập của sắt thép mà tưởng đâu vẫn còn hiện diện trên chiến trường.
Cảm cảnh thân phận tù đày
Người tù Tô Thùy Yên đã đem con tàu kinh hoàng và buốt lạnh trong tiềm thức này vào những trang thơ đầu tiên của ông sau hơn 10 năm trãi nghiệm qua nhiều nhà tù tại miền Bắc.
Với sức mạnh lạ thường của ngôn ngữ thi ca, Tô Thùy Yên đã chiếu lại những thước phim quá khứ làm người xem chìm đắm vào trong đó hòa với nhân vật và đau chung cái đau của đồng loại.
Tàu đi. Lúc đó đêm vừa mỏi
Lúc đó, sao trời đã ngủ mê Tàu rú.
Sao ơi hãy thức dậy
Long lanh muôn mắt tiễn tàu đi
Thức dậy, những ai còn sống đó
Nhìn ra nhớ lấy phút giây này
Tàu đi như một cơn giông lửa
Cuồn cuộn sao từ ống khói bay
Cảnh vật mơ hồ trong bóng đêm
Dàn ra một ảo tượng im lìm
Ủ ê những ngọn đèn thưa thớt
Sáng ít làm đêm tối tối thêm
Bến cảng nhà kho những dáng cây
Chưa quen mà đã giã từ ngay
Dẫu sao cũng một lần tan hợp
Chớ tiếc nhau vài cái vẫy tay
Toa nêm lúc nhúc hồn oan khốc
Đèn bão mờ soi chẳng rõ ai
Ta gọi rụng rời ta thất lạc
Ta còn chẳng đủ nửa ta đây
Người bạn đường kia chắc chẳng ngủ
Thành tàu sao chẳng vỗ mà ca?
Mai này xô giạt về đâu nữa
Đất lạ ơi, đừng hắt hủi ta!
Đất lạ người ta sống thế nào
Trong lòng có sáng những trăng sao?
Có buồn bã lúc mùa trăn trở
Có xót thương người qua biển dâu?
Tàu đi như một cơn điên đảo
Sắt thép kinh hoàng va đập nhau
Ta tưởng chừng nghe thời đại động
Xô đi ầm ỉ một cơn đau
Ngồi đây giữa những phân cùng bụi
Trong chuyển dời xung xát bạo tàn
Ta trở thành than thành súc vật
Tiếng người e cũng đã quên ngang .....
Mà thôi, hãy nuốt lệ còn nghẹn
Tỉnh thức, lòng ơi nhìn tận tường
Thời đại đang đi từng mảng lớn
Rào rào những cụm khói miên man
Người bạn đường kia chắc vẫn thức
Mong tàu đi đến chỗ đêm tan
Có nghe lịch sử mài thê thiết
Cho sáng lên đời đã rỉ han
Tàu ơi, hãy kéo còi liên tục
Cho tiếng rền vang dậy địa cầu
Lay động những tầng mê sảng tối
Loài người hãy thức, thức cùng nhau...
Sau những chuyến tàu tù nhân lại đến những chuyến tàu thân nhân, thân nhân của người tù. Lịch sử Việt Nam chưa khi nào có những trang đau xót như thế. Hàng trăm ngàn tù nhân hệ lụy thêm hàng trăm ngàn người khác đó là thân nhân của họ.
Sau những chuyến tàu tù nhân lại đến những chuyến tàu thân nhân, thân nhân của người tù. Lịch sử Việt Nam chưa khi nào có những trang đau xót như thế. Hàng trăm ngàn tù nhân hệ lụy thêm hàng trăm ngàn người khác đó là thân nhân của họ.
Người vợ đi thăm tù
Những mảnh đời tái tê rách rưới trong thời gian này không thể nào đếm hết, vậy mà những người vợ, người mẹ vẫn tảo tần xuôi ngược khăn gói thăm con thăm chồng, từ miền Nam nay đã trở thành hiu hắt. Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đã có một đoạn mô tả người vợ tù đi thăm chồng như sau:
“Mãi 8 giờ tối tàu mới đến Ấm Thượng. Cùng xuống với tôi tại ga này có khoảng ba bốn chục người, tất cả đều là dân đi thăm nuôi thân nhân tại trại tù Tân Lập. Xuống ga chúng tôi tập trung tại một cái trạm trình giấy tờ. Trạm là một căn nhà lá lợp tranh.
Chúng tôi ngồi chờ riết tại đó cho đến sáng. Trời lạnh như cắt da cắt thịt. Có bao nhiêu áo tôi mặc hết mà vẫn thấy rét. Sáng hôm sau đoàn người lũ lượt đi xuống một bến đò gọi là bến Ngọc.
Nơi đó có phà chở chúng tôi đi ngược dòng sông. Sông khá to, vùng này người ta gọi là Suối Mai, chiếc phà tựa như chiếc xà lan tôi thường thấy chở dừa chở chuối trên sông Thủ Thiêm.
Cả một ngày trời, phà chạy trên sông tôi nhìn cảnh vật hai bên bờ và thấy núi non ở miền Bắc khác hẳn trong Nam. Núi ở đây cao hơn, nhọn hơn, ít cây hơn và có nhiều đá xanh.
Hai bên bờ lác đác những căn nhà chòi cất cao như kiểu nhà sàn của người Thượng. Phà đi lâu lắm, đến tận chiều tối chúng tôi mới đến nơi, một bến đò nằm tuốt phía dưới sâu.
Đây là vùng đồi núi. Từ bến muốn lên đường cái phải lên cái dốc thiệt cao. Mọi người hì hục mang đồ lên. Lên trên đó có xe Molotova, một loại xe nhà binh Liên Sô chờ sẵn. Xe đưa chúng tôi một quãng đường hơn 10 cây số, đến một cái trạm thì ngừng. Mọi người xuống xe.
Lúc đó đã 8 giờ tối. Tôi đinh ninh là đã đến Tân Lập, té ra còn phải cuốc bộ thêm cả tiếng đồng hồ nữa mới đến trại. Hành lý đồ đạc của mọi người được chất đầy trên một chiếc xe trâu, một loại giống như xe bò ở miền Nam nhưng do hai con trâu kéo.
Dưới ánh sáng mờ mờ, đoàn người thăm nuôi lặng lẽ đi bộ theo xe trâu trên con đường rừng.
Khoảng 10 giờ đêm, chúng tôi đến trại Tân Lập. Mọi người trình giấy tờ ngoài cổng và được hướng dẫn đến một dãy nhà lá ở phía ngoài trại. Nhà này dùng làm chỗ ngủ cho dân thăm nuôi, đó là loại nhà ở ngoài Bắc gọi là "láng", nhà lá lợp tranh, cột gỗ lấy trong rừng, chắc là do những ông tù cải tạo làm và được ngăn ra từng phòng nhỏ.
Mỗi người được cấp phát một cái mền Trung Quốc có lông đỏ thật dầy. Trời ban đêm quá lạnh, có lẽ trong đời tôi chưa bao giờ phải ngủ ở một nơi giá buốt như thế.
Chúng tôi ngồi chờ riết tại đó cho đến sáng. Trời lạnh như cắt da cắt thịt. Có bao nhiêu áo tôi mặc hết mà vẫn thấy rét. Sáng hôm sau đoàn người lũ lượt đi xuống một bến đò gọi là bến Ngọc.
Nơi đó có phà chở chúng tôi đi ngược dòng sông. Sông khá to, vùng này người ta gọi là Suối Mai, chiếc phà tựa như chiếc xà lan tôi thường thấy chở dừa chở chuối trên sông Thủ Thiêm.
Sáng ra tôi trở dậy, đứng xúc miệng đánh răng tôi nhìn xuống núi, phía dưới kia, ba người công an dắt một một đoàn tù cải tạo vác cuốc đi vào rừng lao động.
Tuy nhìn từ xa nhưng tôi thấy rõ đoàn người ai nấy đều ngoái cổ ngước nhìn lên ngọn đồi chỗ tôi đang đứng và tôi hình dung nỗi nôn nao của họ trong số những bóng đàn bà thấp thoáng trên kia có người vợ thân yêu của mình hay không?
Lúc ấy lòng tôi cũng nôn nóng không kém họ. Đã năm năm rồi còn gì. Năm năm không hề thấy bóng dáng anh. Kể từ ngày cuối tôi tiễn anh với mớ hành trang và thức ăn tôi sửa soạn rất kỹ để anh dùng trong thời gian xa cách mà lúc ấy tôi nghĩ là chỉ có hai tháng.
Sau năm năm chờ đợi, chốc nữa tôi sẽ gặp anh. Nhưng "chốc nữa" bây giờ trông như vô tận, đã 10 giờ sáng rồi mà tên anh chưa thấy gọi trên loa....”
Bài thơ "Hai hàng cây so đũa"
Một người vợ khác cũng lên thăm chồng nhưng đau đớn hơn, lần này chị lên xin phép chồng để đưa con đi vượt biên. Từ bài thơ "Hai hàng cây so đũa" của Nguyên Huy, cũng là người chồng đau khổ trong câu chuyện này, nhạc sỹ Thành Trọng đã phổ thành ca khúc rất thành công qua giọng hát Minh Hòa.
Minh Hòa hát như khóc trong nhạc phẩm này có lẽ vì bản thân chị cũng từng đi nuôi chồng và cũng từng nếm qua biết bao đau khổ để hôm nay chị hát mà lòng đau như cắt, hóa thân thành thiếu phụ dắt con trên nẻo đời gian khổ.
Rồi thời gian cũng qua, mùa xuân khác của nhân gian cũng phải tới. Người tù cải tạo rồi cũng phải về. Vòng quay nhân sinh đưa Tô Thùy Yên về lại quê nhà trong tâm thức hỗn mang và đầy bất ổn.
Nhà thơ nhìn mình câm lặng trước xã hội và phác thảo hình ảnh của chính mình:
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao vẫn nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay.
Nhưng cái bản ngã rất người của nhà thơ chợt trở lại chỉ trong một sát na, khi mà thù hận ghen ghét đau đớn lẫn thống khổ đã tách rời khỏi tâm trí, trở thành những vụn vặt, thành những lá bay, những đốm lửa nhân quần....
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này.
Phải chăng hai chữ giải oan đã làm nhà thơ hạnh phúc. Hạnh phúc khi được đứng lên trên biển dâu, thù hận để nhìn lại chính mình sau nhiều năm khắc khoải?
No comments:
Post a Comment