Monday, July 30, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * HỒ CHÍ MINH, NÔ LỆ LIÊN XÔ-TRUNG QUỐC


HỒ CHÍ MINH, 
NÔ LỆ LIÊN XÔ-TRUNG QUỐC
Đệ  tam quốc tế cộng sản là một tổ chức đầu não của đế quốc Liên Xô, do Lenin thành lập năm 1919, sau Lenin chết do Stalin điều khiển. Lúc bấy giờ các nước Á Phi bị thực dân đế quốc xâm lược, một số nhà cách mạng đã hướng đến Liên Xô như một vị cứu tinh. Riêng Phan Bội Châu là sáng suốt, không theo "tín ngưỡng cộng sản". Còn những người khác, nhất là các triết gia Pháp, các trí thức trên thế giới, vì khâm phục Karl Marx đã đâm đầu vào rọ đệ tam quốc tế, do đồ tể Stalin lãnh đạo. Mặc dầu năm 1943, Stalin đã giải tán đệ tam quốc tế thì Liên Xô vẩn là "thành trì cách mạng thế giới" như ngưòi cộng sản đã tung hô, ca tụng.
Hồ Chí Minh thật hay giả đều xuất thân từ lò đào tạo Liên Xô. Cũng từ trong đệ nhị thế chiến, Mao Trạch Đông đã đứng lên, tạo một thế lực quốc tế cộng sản thứ hai bên cạnh Liên Xô. Dù là cán bộ đệ tam quốc tế, HCM vẫn là một kẻ trung thành với Mao Trạch Đông. HCM tôn Liên Xô và Trung Quốc là hai mẫu quốc của đảng Cộng sản Việt Nam. Phải nói rằng HCM may mắn đã được một lúc hai đồng minh giúp đỡ. Nhưng đó cũng là nỗi khổ nhục  của một nhược tiểu nằm giữa hai gọng kìm Liên Xô và Trung Cộng, họ phải tuân lệnh của hai ông chủ, mà Stalin và Mao Trạch Đông đều là hai ông chủ gian ác.
Theo đệ tam quốc tế, người cộng sản Việt Nam đã trở thành một công cụ của Liên Xô. Đây là một tổ chức chặt chẽ theo kỷ luật quân đội Phát xít, trên hết là bộ Tổng tư lệnh. 


GS Tôn Thất Thiện đã nói rõ mối liên quan giữa đảng Cộng sản Việt Nam và đệ tam quốc tế  trong bài "Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế" nội dung như sau:


Tổ chức này có một nội quy chặt chẽ, gồm 21 điều, được ấn định năm 1920, trong đó những điều quan trọng là:
- Điều 12 : "Tất cả các đảng thuộc Đệ Tam Quốc Tế phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ". Tập trung dân chủ hay dân chủ tập trung là thuật ngữ cộng sản nói trắng ra là độc tài. Dân không có dân chủ, cái quyền dân chủ đó nằm trong tay các lãnh tụ cộng sản. HCM đã đưa ra một thí dụ rất rõ ràng: " Dân chủ tập trung cũng như các chú tập trung tiền bạc vào tay tôi." Điều "tập trung dân chủ", nghĩa là trong nước, các đảng viên phải tuyệt đối phục tòng lãnh tụ trong nước; còn trên quốc tế, cộng đảng các nước phải tuân lệnh Lenin, Stalin.
- Điều 16 : "Tất cả các quyết nghị của các Đại hội thế giới Đệ Tam Quốc Tế, cùng các quyết nghị của Ủy Ban Chấp Hành của Đệ Tam Quốc Tế, đều ràng buộc các đảng gia nhập Đệ Tam Quốc Tế".
- Điều 21:  "Đảng viên nào phủ nhận các điều kiện và cương lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế sẽ bị loại ra khỏi đảng".
- Điều 17, các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, vì Đệ Tam Quốc Tế "không phải là một tập hợp của những chi bộ quốc gia, mà là một tổ chức quốc tế thống nhất".
- Điều 13 nói rằng các quyết định của Ủy Ban Chấp Hành "có tính cách ép buộc đối với các chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế và phải được thi hành mau chóng".
Ở Ủy Ban Chấp Hành Đệ Tam Quốc Tế (ECCI), trong số 10-12 ủy viên, mỗi đảng lớn được hai ghế, còn các đảng nhỏ không có ghế nào, chỉ có quyền được tham khảo. Liên Xô đương nhiên dành cho mình 5 ghế, cùng chức vị chủ tịch Ủy Ban Chấp Hành vì Liên Xô là quốc gia tiếp nhận tổ chức. Trên Ủy Ban Chấp Hành là một Chủ Tịch Đoàn (Presidium) mà quyền hành còn lớn hơn nữa. Người giữ chức chủ tịch đoàn này luôn luôn là một người rất thân cận của tổng bí thư Liên Xô, (đến năm 1924 là Lênin, và sau đó là Stalin).
Sự lệ thuộc của các đảng cộng sản đối với Đệ Tam Quốc Tế được tăng cường thêm với điều 1 và điều 15. Theo điều 1, tuyên truyền và vận động phải có tính cách thực sự cộng sản, không đuợc mang tính cách quốc gia, và phải "phù hợp với chương trình và quyết định của Đệ Tam Quốc Tế". Theo điều 15, "các đảng phải lập chương trình thích ứng với điều kiện của nước và đúng với những nghị quyết của Đệ Tam Quốc Tế", nghĩa là chương trình của mỗi đảng phải được "một Đại hội của Đệ Tam Quốc Tế hay Ban Chấp Hành chấp thuận".
Năm 1928, Nội quy Đệ Tam Quốc Tế lại có thêm một điều, điều 29, buộc Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của mỗi đảng phải trình lên ECCI biên bản và phúc trình về công việc của đảng đó, và phải được ECCI chấp thuận trước khi đảng đó họp đại hội.
Về hệ thống chỉ huy, theo điều 30 của Nội quy 1928, các cán bộ lãnh đạo của một đảng chỉ được từ chức nếu được phép của ECCI . Về cơ cấu và phương pháp làm việc của các đảng hội viên thì Đệ Tam Quốc Tế nói rõ rằng "mỗi đảng cộng sản phải lệ thuộc sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế” và “các chỉ thị và quyết định của Đệ Tam Quốc Tế ràng buộc các đảng và, tất nhiên mỗi đảng viên của các đảng đó". Hơn nữa, "Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của một đảng chịu trách nhiệm với Đại hội của Đảng và ECCI". Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, thỉnh thoảng Đệ Tam Quốc Tế gởi "phái viên" đi dự Đại hội của các đảng.
Theo điều 9 của Nội lệ của ECCI năm 1928, liên hệ giữa các đảng hội viên và các cơ quan trung ương của Đệ Tam Quốc Tế theo nguyên tắc thống nhất và kỷ luật vô sản. ECCI là thượng cấp và các đảng là thuộc cấp, chớ không bình đẳng. ECCI có quyền đòi một đảng hội viên trục xuất một nhóm hay một đảng viên vi phạm kỷ luật, hoặc trục xuất một đảng vi phạm quyết định của Đai hội Đệ Tam Quốc Tế. ( Tôn Thất Thiện, HCM, CIII)


Một khi đã gia nhập quốc tế cộng sản, các đảng cộng sản phải dứt bỏ chủ nghĩa quốc gia, diệt trừ những kẻ hoặc những nhóm có tinh thần quốc gia, hoặc chủ trương cải lương, nghĩa là không cách mạng triệt để, và yêu chuộng hòa bình nghĩa là không chống tư bản, không dùng bạo lực. Vì lý do này, HCM đã bán Phan Bội Châu và diệt trừ các đảng phái quốc gia, và sau 1975, họ dẹp tan bọn GPMN. Vì chủ trương vô sản chuyên chính, cộng sản cướp mọi quyền tự do, dân chủ, và cướp tài sản của nhân dân, bắt nhân dân làm nô lệ.Mọi hoạt động trong nước, HCM đều xin phép hoặc trình báo với Liên Xô, Trung Quốc. Như năm 1950, HCM giải tán đảng Cộng sản Việt Nam thì Trung cộng đã chỉ trích và cật vấn HCM tại sao giải  tán đảng cộng sản.


Sau khi Stalin chết, Trung Quốc trở thành đối thủ của Liên Xô, các nước chư hầu một số theo Liên Xô, một số theo Trung cộng. 
Trong các văn kiện đảng, ta thấy rõ người cộng sản cũng nói rõ HCM  luôn thỉnh thị ý kiến Nga, Tàu, luôn chờ đợi lệnh Nga Tàu. Rõ ràng HCM là một kẻ tay sai Nga Tàu.
Trong cuốn: “Văn Kiện Đảng Toàn Tập” của nhà xuất bản Sự thật (Đảng cộng sản Việt Nam) - tập 1 có đoạn trích như sau: 

“Tháng 11, 1927, bác Hồ được Quốc Tế Cộng Sản phái đi Pháp công tác. Bác Hồ rời Moscow đi qua Đức, rồi bí mật đi vào Pháp. Tại Pháp Bác tìm hiểu những cơ sở của đảng cộng sản Pháp tại Đông Nam Á nhằm phối hợp cho chuyến công tác của ông tại Xiêm do Quốc tế cộng sản giao phó...

... “Sau 1 tháng rưỡi hoạt động bí mật tại Paris theo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản, Bác trở về Berlin. Ở đây, Quốc tế cộng sản lại chỉ thị cho Bác đi Bruxelles, thủ đô nước Bỉ dự hội nghị Quốc Tế Liên Đoàn Chống Đế Quốc. Chuyến đi này do Sa-tô-pa-đi-a-I-a, một đảng viên cộng sản Ấn Độ tổ chức. Đến hội nghị, Bác gặp lại những người đã từng làm việc với Bác vào những năm 1923-1924. Hội nghị chấp dứt, Bác trở về Đức, chờ chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản cho chuyến đi về Đông Nam Châu Á. Ở đó, Bác làm phóng viên cho tờ báo Đức Die Welt (Thế Giới)…”
Trong lúc làm việc với tư cách là phóng viên, ông Hồ viết thư lên đoàn Chủ Tịch Quốc Tế Nông Dân xin tiền. Nội dung bức thư được viết với lý do là đi về công tác tại vùng Đông Nam Á, nhưng chúng ta nên lưu ý là lúc này Quốc Tế Cộng Sản chưa có quyết định dứt khoát đưa ông Hồ về Xiêm (Thái) hoạt động thì tại sao ông ta phải xin tiền với lý do đi công tác?. Nội dung bức thư viết vào ngày 16-12-1927 như sau:

Gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân
Các đồng chí thân mến,
Trong 2 hoặc 3 tuần lễ tôi sẽ trở về Đông Nam Á. Chuyến đi của tôi tốn chừng 500 đôla Mỹ. Vì tôi không có tiền, nên tôi mong các đồng chí giúp tôi. Xin vui lòng trả lời tôi ở địa chỉ như sau: Ông Lai, ở nhà ông écxten, 21 phố Halesơ, Béclin. Trong thư trả lời này, hãy viết đơn giản "có" hoặc "không". Nếu là có, hãy gửi tiền đến Ủy ban Trung ương của Đảng Đức, cho "Liwang". Có hay không có tiền, tôi yêu cầu các đồng chí gửi cho tôi một chương trình tổ chức thực hành để tôi có thể làm việc một cách có ích. Trong khi chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng có được tức thời, xin các đồng chí thân mến nhận lời chào cách mạng của tôi.

Béclin, ngày 16-12-1927
N. ÁI QUỐC
Qua các bức thư trên, ta thấy HCM đã sống khốn khổ vì bị Quốc Tế Cộng sản coi khinh, chẳng cung cấp tiền bạc và phương tiện cho ông sinh sống và hoạt động:


Gửi một đồng chí trong Quốc tế Cộng sản
Đồng chí thân mến,

Tôi gửi cho đồng chí một bản sao bức thư tôi gửi cho Ban phương Đông để đồng chí được biết. Đồng thời tôi rất cảm ơn về việc đồng chí quan tâm đến vấn đề của tôi và nhanh chóng trả lời tôi. Đồng chí có thể hình dung nổi tôi đang sống trong một tình trạng tinh thần và vật chất như thế nào không: biết là có nhiều công việc nhưng không thể làm gì được, ăn không ngồi rồi, không có tiền, sống ngày nào hay ngày ấy mà không được phép hoạt động, v.v...

Ngay cả khi những sự vận động của đồng chí không có kết quả, đồng chí cũng viết cho tôi một chữ gửi Ủy ban Trung ương Quoc Te Nong Dan để tôi liệu quyết định. Hôm nay là ngày 12-4, tôi hy vọng nhận được tin tức của đồng chí vào ngày 24 tới. Tôi tin cậy ở đồng chí và gửi đến đồng chí lời chào cộng sản anh em.
NGUYỄN ÁI QUỐC 12-4-1928


Năm 1924, HCM đã làm việc dưới trướng Borodin, năm 1924, ông đã bán Phan Bội Châu và hơn một trăm chiến sĩ quốc gia không theo cộng sản và lấy một số tiền lớn. Vật số tiến đó đi đâu mà khoảng 1927-1928, HCM phải khốn khổ như vậy? Phải chăng số tiền đó theo tinh thần cộng sản, ông  không được dùng riêng mà phải cúng dường cho tổ chức đệ tam quốc tế? Năm 1940, Nguyễn Khánh Toàn được trọng dụng, được hưởng bậc lương chuyên viên, còn NAQ vẫn là một cán bộ lưu động, một tay chạy ngoài, một tay sai vặt của đệ tam quốc tế. Làm việc tại Trung Quốc với Borodin cũng chỉ là nhân viên hạng bét, không có việc cố định cho nên được Quốc tế ba điều động sangÂu Châu, cũng chỉ là việc bí mật lặt vặt, với đồng lưong chết đói. Sự kiện này cho ta biết hai vấn đề: một là ông ấy bị coi khinh, hai là chế độ cộng sản bóc lột. Sau khi cướp chính quyền, Lenin, Stalin thất bại trong các kế hoạch năm, mười năm cho nên Liên Xô không rộng mở hầu bao và tấm lòng cho NAQ.


Theo Đặng Chí Hùng, trong quyển Cộng sản “Chủ thuyết của chúng ta” của học giả  A.Schenalder - một đảng viên đảng cộng sản CHDC Đức - được ấn hành tại Đông Đức năm 1981, trên trang 93 có nói đến nhân vật Hồ Chí Minh được tạm dịch như sau: 

“Người cộng sản chân chính không đánh giá quá cao về tấm lòng nhiệt thành và lý tưởng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Nhiều vị lãnh tụ như Stalin nhận thấy ở ông ta một sự tư lợi cá nhân mà một người có tinh thần dân tộc ít có.” 
( Đặng Chí Hùng, Những sự thật không thể chối bỏ Phần 11. HCM, LXII)


Nói tóm lại, trong giai đoạn 1923-1932, NAQ bị coi khinh, bị bạc đãi. Từ 1932-1940, NAQ biệt tích. Từ 1940, một Hồ Chí Minh ra đời, thay thế vai trò Lý Thụy. Ông là một người khác, không phải NAQ trước kia như một vài tác giả đã nói. Năm 1950, gặp Stalin, ông cũng bị Stalin coi khinh. Người cộng sản bảo rằng vì Stalin nghĩ rằng Việt Nam không thể đánh thắng Mỹ, nhưng không phải. Từ lâu các lãnh tụ Liên Xô, Trung Quốc đã coi khinh NAQ, vì ông học chưa hết tiểu học, không có khả năng như Trần Phú, Ngô Gia Tự, Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Khánh Toàn. Hơn nữa, cộng sản là một giống đế quốc, có tinh thần "sô vanh nước lớn" rất mạnh, họ coi khinh các tiểu quốc như man di di, mọi rợ. việc này đã thể hiện rõ trong Đệ tam quốc tế, Liên Xô đứng cao với 5 đại biểu, nước lớn 2 phiếu, trong khi các nước nhỏ là bàng thính không có một phiếu nào.
 Chính HCM nhiều lần nói đến đệ tam quốc tế. và luôn miệng nói rằng ông là tay sai của tổ chức này, luôn thỉnh thị mệnh lệnh của họ. Trong hội nghị chuẩn bị cho Đại Hội 2 năm 1950, Hồ Chí Minh  tuyên bố:
 “Đệ Tam Quốc Tế là một đảng Cộng sản thế giới, các đảng ở các nước như là chi bộ, đều phải nghe theo kế hoạch và quy tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và kế hoạch của Đệ Tam Quốc Tế, thì các đảng không được làm”.
“Các cô các chú nên biết rằng việc đổi tên đảng ta, Bác đã xin ý kiến các đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông rồi, các đồng chí ấy đã đồng ý. Các cô các chú nên biết rằng ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được.” (Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 4)
Sang năm 1951, vào đúng Đại Hội 2 của Đảng, Hồ Chí Minh cũng lặp lại nguyên văn: 
Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được.”
Rõ rệt HCM là tay sai đệ tam quốc tế, luôn tuân lệnh chủ, trung thành tuyệt đối với Stalin và Mao Trạch Đông. Ông luôn đem Quốc tế III hù dọa các đảng viên. Ông làm tay sai cho Nga, Tàu thế mà  ông và cộng đảng chửi rủa Bảo Đại bù nhìn, Ngô Đình Diệm tay sai Mỹ! Cái đáng buồn cười là ông cung kính với Stalin nhưng Stalin coi khinh ông. Ông tuân lệnh Mao mà lại bị Lưu Thiếu Kỳ hạch sách về việc đổi tên thành đảng Lao Động.
Hoàng Tùng trong Hồi ký đã nói lên nỗi nhục nhã của HCM trước những tên Tàu Cộng xấc xược
 Chỉ đến khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi, Bác trực tiếp sang mới tri`nh bày rõ vấn đề. Việc này tôi không được nghe trực tiếp, nghe anh Lê Văn Lương nói lại. Khi gặp Bác, Lưu Thiếu Kỳ nói ngay rằng : các đồng chí giải tán Đảng, các đồng chí tưởng lừa được địch, nhưng địch không lừa được mà lại lừa chính chúng tôi, vi` chúng tôi hiểu rằng các đồng chí giải tán Đảng thật. 
Hoàng Tùng  đã nói rõ ràng HCM đi vào quỹ đạo Nga Tàu, làm tay sai cho Ngà Tàu, phải cúi đầu tuân lệnh Nga, Tàu để được họ viện trợ. Lúc ấy, Stalin ngảnh mặt, đẩy cho Trung Cộng gánh vác công việc viện trợ Việt Nam.Ông viết:
Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin . Chuyến đi Trung quốc và Liên xô năm 1950 của Bác là chuyến đi gian khổ. Khi đó Stalin nói : Bây giờ cách mạng Trung quốc thành công rồi, Trung quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước phương Đông, cũng như Liên xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước châu Âu và châu Mỹ. Trung quốc cho như thế là Quốc tế cộng sản đă phân công Trung quốc phụ trách châu Á. Bám vào y' kiến ấy, sau này Trung Quốc coi như là người đỡ đầu ta. (sđd)


Như  vậy, HCM và cộng đảng Việt Nam đã được giao phó cho Trung Quốc bảo hộ. Tuy vậy, HCM vẫn phải chịu mệnh lệnh cả hai, phải sống cái cảnh "một cổ hai tròng".


Sau khi Trung Cộng thâu tóm lục địa, HCM nhận lãnh hai nhiệm vụ: Nhiệm vụ thứ nhất là chống Pháp. Sau chống Pháp là CCRD.


 Sau đệ nhị thế chiến, hai phe cộng sản và tư bản trở thành đối địch trong chiến tranh lạnh.  Trung Quốc muốn vươn lên bằng mở cuộc chiến tranh với Mỹ tại Triều Tiên và với Pháp tại Việt Nam. Trung Quốc muốn dùng chiến tranh để thực hiện thuyết Marx chống tư bản, dùng chiến tranh để báo thù cái nhục bị bát quốc liên quốc xâu xé, và muốn thỏa mộng Đại Hán bành trướng. Trung Quốc phải đánh thắng Pháp. Muốn đánh Pháp, Trung Quốc phải nhờ tay Việt cộng. Trung Cộng đứng sau lưng Việt Nam thúc  đẩy Việt Nam tấn công Pháp. 


 Ngoài cái kỷ luật của đệ tam quốc tế như đã trình bày ở trên, Liên Xô và Trung Quốc đã " ban ân" cho Việt Cộng" để Việt Cộng phải mang ơn, phải vâng lời cuả họ. Công việc viện trợ này kéo dài qua hai thời gian: thời gian chống Pháp và thời gian chống Mỹ của cộng sản.


Sau 1949,Trung Cộng giúp đào luyện binh sĩ cán bộ, binh sĩ, và giúp vũ khí, cố vấn và có thể cả binh sĩ. Võ Nguyên Giáp là cha hờ, mà người cha thực của chiến thắng Điện Biên Phủ là các tướng lãnh Trung Quốc như Vi Quốc Thanh, La Quý Ba, Trần Canh.. ..Cộng sản Việt Nam luôn dùng mưu mánh để lừa dối người, chuyên  nặn đất sét  và tô vẽ thành thần tượng. Võ Nguyên Giáp không học trường quân sự nào, nhưng đàng sau có thể là người Nhật ở lại Việt Nam sau đệ nhị thế chiến, hoặc các tướng lãnh của đệ tam quốc tế, hoặc các tướng lãnh Trung Quốc nhưng họ giấu mặt, thay tên đổi họ...


Nói ra điều này, người cộng sản sẽ chạm tự ái, họ cho rằng chính họ, và chính Võ Nguyên Giáp đã tạo chiến thắng. Nhưng sự thực như thế nào, các ông Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng phải biết nhưng những người này đã chết,  đã gìà, họ có đem lại sự thật mà nói cho lớp sau biết không? Mặt thật HCM đã bị vạch rõ, rồi tương lai sẽ đến mặt thật của Võ Nguyên Giáp và nhiều người nữa.


Trong cuộc chiến này, các phe vô tình hay hữu ý đều đã theo lời Lão tử trong " Đạo Đức kinh " chương 36.
Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi. Tương dục phế chi, tất cố cử chi. Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi. Thị vị vi minh. Nhu nhược thắng cương cường.
將欲歙之, 必固張之. 將欲弱之. 必固强之. 將欲廢之, 必固舉之. 將欲奪之, 必固與之. 是謂微明. 柔弱勝剛.
(Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Như vậy là sâu kín mà sáng suốt )





Trung Quốc đã là trung tâm ẩn náu, trung tâm đào tạo của Việt cộng từ 1924 cho đến 1954. Sau 1949, Trung Cộng thống nhất đất nước, thì hậu phương của Việt Cộng trải dài từ Việt Bắc cho đến Tây Bá Lợi Á. Công cuộc viện trợ này rất to lớn xem trong  HỒI KÝ CỐ VẤN TRUNG QUỐC thì chúng ta sẽ rõ.
Sau trận Điện Biên Phủ, quân Trung Quốc coi như Việt Nam là chư hầu của họ.Cố vấn Trung Quốc nghênh ngang ở Hà Nội và kiểm soát một số cơ quan Việt Cộng.
Chính lúc này. HCM sang Liên Xô Trung Quốc nhận chỉ thị Cải Cách Ruộng Đất. Cán bộ Trung Cộng coi Việt Nam là chư hầu, họ trực tiếp điều khiển CCRĐ.
 Xem các bức thư HCM gửi cho Stalin, ta sẽ rõ sự thực về tính chất nô lệ của HCM và f9ảng Cộng sản Việt Nam..

Bức thư thứ 1

 Tạm dịch:

Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San. Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952
Nguồn tài liệu: Cục lưu trử quốc gia Nga:
http://www.rusarchives.ru/evants/exh...tnam1/22.shtml
http://www.rusarchives.ru/evants/exh...tnam1/23.shtml

Bức thư thứ 2



Tạm dịch:
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có người chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét-thanhnam) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc túc đẹp nhất
Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã kí
Nguồn: Cục lưu trữ quốc gia Nga:
http://www.rusarchives.ru/evants/exh...tnam1/22.shtml

Việt Cộng không thể chối cãi rằng họ không phải là tay sai Nga Tàu trong nhiều việc, mà CCRD là việc rõ ràng nhất. Hoàng Tùng cho biết trong hồi ký "Những Kỷ Niệm về Bác Hồ":

Mùa hè năm 1952, Mao trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải thực hiện cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, Bác mới quyết định phải thực hiện cải cách ruộng đất. .. Năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, Bác chuẩn bị cho Hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất. Trung quốc cử đoàn cố vấn sang, bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền. Đoàn cố vấn cải cách ruộng đất do Kiều hiểu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây. Họ muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm".

Hoàng Tùng nói lên âm mưu thâm độc của Trung Quốc trong CCRD
 Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo Cách mạng tháng tám thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953?Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là cải cách ruộng đất mà là đánh vào Đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp dừng lại, nếu không thì tan nát hết. Sau này có những phiên họp Bộ chính trị tôi hay ngồi lại cùng Bác nói chuyện. Có lần Bác trầm ngâm nói, " Mình đã nói để kháng chiến xong đã, mới tiến hành cải cách ruộng đất, cứ ép mãi. Mà nếu có làm cũng làm theo cách ta, chứ không theo họ. "
Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản là do Trung quốc đề ra. Hậu quả là hơn một triệu người di cư vào Nam. Ta đổ tội cho Pháp, Mỹ, điều đó chỉ đúng phần nào, còn là do ta làm vội, làm ẩu, đánh tràn hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng đánh. Đảng viên nhiều người tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách, cải cách lúc đó là như thế.
Hoàng Tùng biện hộ cho HCM. Một khi là đảng viên cộng sản, điều tiên quyết là thi hành lệnh đảng dù phải giết cha mẹ, anh em. Ông Hồ theo cộng sản, làm đến chủ tịch, tất đã thành yêu quái công lực ngàn năm đâu phải từ bi như thế? Dù ông không bằng lòng cũng phải chấp hành mệnh lệnh giết người thì ngần ngại có ich lợi gì đâu? 
 
HCM phải tuân lệnh Nga Tàu, mặc cho cán bộ Trung Cộng chém giết dân lành trong CCRD. Thực hiện CCRD và Cải tạo công thương nghiệp thì Trung Cộng lấy được vàng bạc của nông dân, đồng thời mượn tay HCM tiêu diệt tổ chức đảng Cộng sản Việt Nam và một số nhân dân Việt Nam, làm Việt Nam suy yếu cho Trung Cộng dễ bề đánh chiếm sau này. HCM biết âm mưu này hay  không? Nếu ông ấy là người Trung Quốc thì việc đó có lợi cho Trung Quốc, tất nhiên là ông phải đóng vai trò tích cực. Còn Đồng, Chinh, Giáp biết không? Biết cũng không dám phản đối.Trong CCRD, HCM đã đổ tội cho Trường Chinh, và dùng Võ Nguyễn Giáp đứng ra xin lỗi. Trường Chinh là con vật tế thần. Ông thực ra không có tội. Cái tàn ác, cái dã man là do chính sách " vô sản chuyên chính" của Marx, do Lenin giết hại nhân dân Xô Viết mà Trường Chinh chỉ làm theo thôi. Hơn nữa, vạn tội là do bọn cố vấn Trung Cộng bày ra để sát hại người Việt. Chính Chu Ân Lai đã biết thủ đoạn của người Trung Quốc nhà ông. Hoàng Văn Hoan viết :
“Tham dự xong Hội nghị Trung ương về CCRĐ, tôi lại trở ra Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai được biết tin và rất quan tâm về vấn đề sai lầm trong CCRĐ, khi gặp tôi liền hỏi: Việc sai lầm trong CCRĐ có liên quan gì đến các đồng chí cố vấn Trung Quốc hay không?

Tôi trả lời: Kinh nghiệm CCRĐ của Trung Quốc là rất tốt. Ủy ban CCRĐ ở Việt Nam phạm sai lầm, như coi thành phần địa chủ lên quá nhiều, đánh vào thành phần phú nông và trung nông, đánh vào những người chỉ có một ít ruộng đất nhưng nguồn thu nhập chính là những nghề nghiệp khác, đánh vào những địa chủ kháng chiến, địa chủ có công với cách mạng, đặt biệt là đánh tràn lan vào các cơ sở Đảng, thì đó là sai lầm của Ủy ban CCRĐ Việt Nam, chứ không phải là sai lầm của các cố vấn TrungQuốc!"


Hoàng Văn Hoan là tay nịnh hót. Nhưng mà không nịnh hót,  trả lời thẳng thắn như Trần Huy Liệu, Phan Khôi, sư  Thiện Chiếu thì phải về nhà xua gà, mà cũng có thể mất đầu như chơi! 
 

 Trong chiến tranh, Trung Cộng giúp đỡ Việt Cộng nhưng đã âm thầm xâm chiếm Việt Nam. Người lên tiếng tố cáo đầu tiên chính là Vũ Thư Hiên. Trong Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên đã tố cáo Trung Cộng khoảng 1950 mượn cớ lập căn cứ yểm trợ Việt Cộng, Trung Cộng đã xâm chiếm biên cương miền Bắc.
 Thật vậy, trong chiến tranh 1945-1954, để tiếp tế võ khí, quân trang, quân dụng, cung cấp cố vấn và cán bộ huấn luyện cho Bắc Việt, các xe vận tải và xe lửa Trung Cộng đã chạy sâu vào nội địa Việt Nam để lập các căn cứ chỉ huy, trung tâm huấn luyện, tiếp viện và chôn giấu võ khí. Thừa dịp này một số dân công và sắc dân thiểu số Trung Cộng kéo sang Việt Nam định cư lập bản bất hợp pháp để lấn chiếm đất đai.
Trong chiến tranh từ 1956 -1975, với các chiến dịch Tổng Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân (1968) và Mùa Hè Đỏ Lửa (1972), Bắc Việt huy động toàn bộ các sư đoàn chính quy vào chiến trường Miền Nam. Thời gian này để bảo vệ an ninh quốc ngoại chống sự phản kích của quân lực Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ (như trong Chiến Tranh Triều Tiên), Bắc Việt nhờ 300 ngàn binh sĩ Trung Cộng mặc quân phục Việt Nam đến trú đóng tại 6 tỉnh biên giới Bắc Việt. Trong dịp này các binh sĩ, dân công và sắc dân thiểu số Trung Hoa đã di chuyển những cột ranh mốc về phía nam dọc theo lằn biên giới để lấn chiếm đất đai.
Năm 1979, phản ứng trước việc Lê Đức Anh đánh Kampuchia và chống Trung Cộng, Đặng Tiểu Bình xua quân đánh sáu tỉnh miền Bắc để dạy Việt Cộng một bài học, và khi rút lui họ  đã  xâm chiếm một số đất đai rộng tới vài chục cây số vuông .
Ngày nay, do lệnh Bắc Kinh, Hà Nội cúi đầu ký  Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung 1999 để nhượng cho Trung Cộng hơn 800 km2 đất biên giới, trong đó có các quặng mỏ và các địa danh như Ải Nam Quan, Suối Phi Khanh tại Lạng Sơn và Thác Bản Giốc tại Cao Bằng ..
Có nhiều văn bản bán nước mà ta không được biết, nhưng văn bản bán nước công khai chính là công hàm Phạm Văn Đồng ký ngày14-9-1958 công nhận Trường Sa, Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Trung Cộng.
Nguyên lai là ngày 4 tháng 9 năm 1958,  thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố về chủ quyền hải đảo của Trung cộng. Tuyên bố này được thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân, và ra nghị quyết:

"+ Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc.
+Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thủy vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.
+Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
+Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp."
Cũng như bao lần trước, HCM muốn tỏ dạ trung thành với mẫu quốc và cũng mưu cầu đại thắng, đại lợi, nhưng ông không ra mặt mà chỉ thị cho Pham Văn Đồng gửi công hàm cho Chu Ân Lai công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc. 
 



+Ngày 15/06/1956, Ung Văn Khiêm (ngoại trưởng) minh thị tuyên bố : “Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của TC tại Hoàng Sa và Trường Sa mà TC gọi là Tây Sa và Nam Sa”.
+Để biện minh cho lập trường bán nước Biển Đông của Hồ Chí Minh, sau khi Trung Cộng xâm chiếm Trường Sa hồi tháng 03/1988, báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng Cộng Sản trong số ra ngày 26/04/1988 đã viết : “Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược thì Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của TC, và ngăn chặn Hoa Kỳ sử dụng 2 quần đảo nói trên”.
  +Và hồi tháng 05/1976, báo Saigon Giải Phóng trong bài bình luận việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa bằng võ lực hồi tháng giêng 1974, đã viết : “TC vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc TC cũng vậy thôi”.


 HCM là con người khát khao quyền lực, ông chỉ biết quyền lợi của đảng Cộng sản và bản thân ông mà không nghĩ đến quốc gia dân tộc. Lời tuyên bố của ông như Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy “Độc lập đã cho thấy ông sẵn sàng tiêu diệt quốc gia , dân tộc cho tham vọng của ông và của đế quốc cộng sản. Nếu ông là người Trung Quốc, thì việc này là đương nhiên.
Chúng ta thử đọc đoạn hồi ký sau đây của Trần Nhu viết về Võ Nguyên Giáp để hiểu biết về việc HCM dâng Trường Sa, Hoàng Sa cho Trung cộng và thái độ của quần thần triều Hồ. Đây là đoạn đối thoại giữa ông bà Võ Nguyên Giáp:


- Thì tôi bảo ông phải cẩn trọng, mà bao nhiêu lần nó làm nhục ông rồi! Nhưng những cái nhục đó cũng không đáng kể đâu.- Thì cái nhục gì đáng kể, bà nói tôi nghe ? - Không những nhục mà còn là tội tầy đình. - Tội gì ? - Tôi hỏi ông, việc để mất Hoàng Sa, Trường Sa không phải trách nhiệm của ông sao ?
- Không. - Thế ông làm tướng để làm gì ? Và còn những ai trách nhiệm nữa ?
- Bà không biết việc này, chính cụ Hồ khi họp Bộ Chính Trị vào ngày mùng 7 tháng 9 năm 58 bàn về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, cụ nói: "Các đồng chí Trung Quốc đã giúp ta từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ ở họ. Nay họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, sao có thể từ chối ? Vả lại, mảnh đất hoang dã ấy chẳng có gì ngoài cứt chim..."
- Đồ ngu, tôi muốn ỉa vào mặt nó, nợ thì trả, còn đất đai sông núi tổ tiên ta đổ xương máu ra để bảo vệ, gìn giữ. Không một cá nhân nào, một tập đoàn đảng phái nào có quyền sang nhượng cho nước ngoài. .  ....
Và sau đây là đoạn đối thoại giữa Lê Đức Thọ và Võ Nguyên Giáp:
... trong cương lĩnh của đại hội đảng CSVN lần thứ II ơ ở chiến khu Việt Bắc năm 1951, HCM đã lấy "tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam". Lúc đó cả đảng mừng. Nhưng không lâu họ tỏ ra nghi ngại, và phải trả giá mắc hơn hết trong lịch sử. Nó là một quyết định đường lối chính sách đưa đến hậu quả tai hại cho cả dân tộc. Do sự hiểu biết các thực tế lịch sử của ông ta không được thấu đáo. Nên bản cương lĩnh đó trở thành một bi kịch cho cả dân tộc VN. Một bi kịch tủi nhục về sự lệ thuộc tư tưởng không được xã hội lịch sử tha thứ.

Về điểm này tướng Giáp hơi u mê Hay là ông mải trận mạc, hoặc là... Nên ông vẫn hỏi Thọ:
- Thế ai đã mời cố vấn Tầu sang nước ta chỉ đạo cách mạng Cải Cách ruộng đất?
-Cũng chính ông ta. Chuyện ấy rõ như ban ngày. Không tốn một que diêm cũng rõ. Mặc dù biết việc dâng Hoàng Sa do HCM, Giáp vẫn hỏi: - Thế việc dâng đảo Trường Sa cho Bắc Kinh, ông Hồ có thuận không? Thọ cười, rõ ràng y đã trở lại như cũ rồi, độc ác bí mật như quỷ. Hắn nói: - Trước khi Phạm Văn Đồng qua Bắc Kinh dâng những hòn đảo này, có một cuộc họp hẹp. Ông Hồ nói: Trung Quốc giúp chúng ta cuộc kháng chiến chống Pháp chín (9) năm ròng về đủ mọi phương diện. Họ viện trợ cho chúng ta từ cây kim, sợi chỉ, trang bị quân đội ta từ đầu tới chân: mũ Trung Quốc, quần áo Trung Quốc, giầy Trung Quốc, ... Bây giờ kháng chiến thắng lợi, họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, lẽ nào ta từ chối. Khi ông Hồ phát biểu như vậy, không có ai phản ứng gì. Tôi nhớ trong đó có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Và có mặt cả ông trong cuộc họp đó. Ông tắt máy... nghĩa là tán thành rồi còn gì? ( TRẦN NHU * TƯỚNG ĐI ĐÊM)


Và vụ đảo Bạch Long Vỹ cũng vậy. HCM dụng tâm dâng cho Trung Quốc đề đổi lấy viện trợ. 
Tháng 4-2010, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC, ông Dương Danh Dy đã nói : Không hề có chuyện tranh chấp về đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ. Câu chuyện lịch sử là như thế này: tháng 10/1954, sau khi ký Hiệp định Geneve, quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Đảo Bạch Long Vĩ lúc đó vẫn là của Việt Nam, nhưng do có một số khó khăn, và tôi cũng không rõ là thỏa thuận ở cấp nào nhưng có việc Việt Nam nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ.Trung Quốc giữ hộ Việt Nam tới năm 1956 thì trả lại cho Việt Nam. Hồi đó tôi còn trẻ, sau khi vào Bộ Ngoại giao thì tôi có được tận mắt đọc biên bản ký kết về việc Trung Quốc trao trả lại đảo Bạch Long Vĩ cho Việt Nam. Có một chi tiết thú vị là lúc đó Việt Nam còn ngần ngừ chưa nhận vì chưa có phương tiện để ra đảo. Thế là phía Trung Quốc, sau khi thỉnh thị, lại tặng thêm cho Việt Nam hai chiếc ca-nô.Từ đó, không có chuyện gì xảy ra. Hơn nữa, trong đàm phán Vịnh Bắc bộ vừa qua, rõ ràng không hề có vấn đề gì về chủ quyền Bạch Long Vĩ. Nhưng tôi cũng biết gần đây có tin đồn bên Trung Quốc là "Trung Quốc cho Việt Nam mượn" đảo Bạch LongVĩ(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2010/04/100412_duongdanhdy_bachlongvi.shtml



 Trung Cộng và Liên Xô giúp  Việt Cộng là muốn biến Việt Cộng thành tay sai cho họ trong việc xâm chiếm châu Á và thế giới. Không phải người quốc gia xuyên tạc, nói xấu cộng sản, mà đó là sự thật đã bị HCM bưng bít và thần tượng hóa. Sự thật đó sau này được Lê Duẩn tố cáo Trung Cộng bành trướng như sau:
 Cuốn sách Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại xuất bản năm 1954 ở Bắc Kinh có bản đồ vẻ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả nhiều nước chung quanh, kể cả ở Đông nam châu Á và vùng biển Đông.

Ý đồ bành trướng của những người lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963:
“Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông nam châu Á”

Cũng trong dịp này, chủ tịch Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở; đối với nước Lào đất rộng người thưa, chủ tịch Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở.
Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:

“Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”(
TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC    - SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA.Nhà xuất bản Sự Thật , 1979) 

 Riêng Trung Cộng thì phức tạp hơn. Họ giúp Việt Cộng nhưng họ chủ trương hai nước Việt Nam tồn tại song song. Họ đánh Mỹ nhưng cũng  muốn Mỹ ở lại Việt Nam nhằm ngăn chận Liên Xô bành trướng.Việt Nam thời Lê Duẩn nói rõ âm mưu của Trung Quốc :
  Về phần những người cầm quyền Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc. Họ muốn Việt Nam bị chia cắt lâu dài,(Sđd)


  Sau này,  một số cán bộ cao cấp Việt Cộng như Nguyễn Trọng Vĩnh, Dương Danh Dy đã bày tỏ nỗi đau đớn vì bị Trung Cộng lừa đảo bằng những hành động thâm độc trong khi  HCM vui cười gọi là  " mối tình thắm thiết Việt Hoa/ Vừa là đồng chí, vưà là anh em"
 Theo Đặng Chí Hùng, trên trang của học viện Hành chính quốc gia Việt Nam tại Hà Nội có một bài viết nói về phát biểu của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến năm 1987.
Trong bài viết có đoạn tướng Vĩnh phát biểu: Giúp nhiều như vậy, một mặt họ bắt ta phải hàm ơn, phải đi theo; mặt khác, buộc ta phải lệ thuộc họ về phụ tùng nguyên liệu. Vì vậy họ tiếp tục giúp ta về tiền và vật chất mãi đến khi chúng ta giải phóng hoàn toàn miền Nam…”  

Sau khi ta ký hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta chia làm hai miền, Trung Quốc gợi ý ta xây dựng miền Bắc trước và thực hiện trường kỳ mai phục ở chiến trường miền Nam. Ý đồ là giữ chúng ta luôn ở thế yếu thì họ mới dễ khống chế (vì ta chỉ có một nửa nước). Họ không muốn ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trở thành một nước mạnh tuột khỏi tay Trung Quốc…” 

Sau Tết Mậu Thân, khi Mỹ dao động quyết tâm, ta cũng thấy có thời cơ thương lượng, thì Trung Quốc không muốn ta đàm phán mà muốn ta “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” vừa để cho ta kiệt quệ vừa để Mỹ sa lầy phải tìm đến Trung Quốc.”
(Links: http://www.hanhchinh.com.vn/forum)
 (Đặng Chí Hùng. Những sự thật không thể chối bỏ, phần 10- HCM,LXII)


 Cũng theo Đặng Chí Hùng, tác giả người Nga, Ruslan Kobachenko, nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu lịch sử Châu Á từng giảng dạy tại đại học Minsk-Nga,  là đảng viên cộng sản Nga, trong  sách “Liên Xô- Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề chưa được biết” nhà xuất bản Lịch sử của Liên Bang Nga xuất bản năm 1995, trang 235 như sau của  đảng cộng sản Liên Xô. Cuốn sách này đã được : “Trung Quốc muốn Việt Nam không toàn vẹn và nội chiến. Họ muốn chúng ta (ý nói Liên Xô) phải suy yếu khi đối đầu với Mỹ và Việt Nam là con bài trong tay họ”.
 (Đặng Chí Hùng. Những sự thật không thể chối bỏ, phần 10- HCM,LXII)
Điều này cho thấy chính những người cộng sản Nga cũng đã công nhận rằng Trung cộng âm mưu làm cho Việt Nam suy yếu để họ lợi dụng cho mục đích bành trướng. Họ lợi dụng viện trợ để gây lòng tin tưởng và lòng tham mà nghe lời họ, để rồi lọt vào cái bẫy của họ. Chính HCM là một cái bẫy, Trung Cộng đã dùng một người Trung Cộng lèo lái đảng Cộng sản Việt Nam thành nô lệ, dâng đất đai của tiền nhân cho Trung Cộng.
 Sau năm 1956, sau đại hội XX cộng đảng Liên Xô, Khrushchev kết tội Stalin và chủ trương sống chung hòa bình với tư bản. HCM, Ung Văn Khiêm đã ký vào bản hiệp ước hoà bình này. Vì vậy mà Lê Duẩn bắt bớ  những ai theo đường lối "Xét lại hiện đại" này. Họ nhắm hạ bệ Võ Nguyên Giáp và HCM . Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái bị giết, Hoàng Minh Chính, Lê Trọng Nghĩa;  Lê Minh Nghĩa Đỗ Đức Kiên, Hoàng Thế Dũng, Nguyễn Kiến Giang Minh Tranh, Trần Minh Việt, Phạm Hữu Viết; Phạm Kỳ Vân, Trần Thư đều bị bắt giam.
Trong lúc này, tại Mỹ có phong trào phản chiến mà chính phủ Mỹ từ Kennedy đã muốn hòa bình. Kennedy đã cho sứ giả thương thuyết nhưng Liên Xô và Trung Cộng không chịu, và họ cho là Mỹ suy yếu, cần đánh mạnh là thắng. Mỹ đã bí mật đàm phán với Liên xô, và Trung Quốc, đến năm 1972, Nixon sang thăm Trung Quốc. Trong khoảng 1960, Ngô Đình Diệm được Hồng Y Spellman thông báo cho Ngô Đình Diệm biết tin Mỹ mật đàm với Trung Cộng. Anh em họ Ngô muốn hớt tay trên Mỹ, bèn tiến hành mật đàm với Trung Cộng và Việt cộng. Ngoài việc hớt tay trên Mỹ, họ Ngô cũng muốn thương thuyết với cộng sản để giải tỏa áp lực Mỹ. Lúc này, người Mỹ lên tiếng chỉ trích Ngô Đình Diệm cắt xén tiền viện trợ, thì hành gia đình trị, và  thất nhân tâm, đẩy dân về cộng sản. Mỹ đòi ông Diệm đưa Ngô Đình Nhu ra ngoại quốc. Anh em nhà Ngô muốn  giữ quyền lợi cho gia đình và tập đoàn của họ, nên bắt tay với cộng sản hy vọng được tồn tại. Ông thường mượn cớ đi kinh lý nơi này nơi kia để họp riêng với thủ hạ vì sợ họp tại Dinh Độc lập tai vách mạch rừng. Ông cũng không giấu diếm việc tiếp xúc với bên kia, nhưng ông vẫn che đậy sự thật. Ông bảo tiếp xúc với Mặt trận để hai bên trao trả tù binh. Tuy nhiên, công cuộc giao thương bí mật này vẫn bày tỏ trước mắt dân Sài gon. Chính phủ cấm dân  lên rừng hạ gỗ nhưng đêm đêm xe tải của đức Cha Ngô Đình Thục từ rừng chở gỗ về Saigon tấp nập. Làm sao lừa dối được dân Saigon? Trong dân chúng, người ta thở dài bảo nhau quân cộng hòa đem xe tăng súng đạn vào rừng rồi tay không rút lui, bỏ lại vũ khí, lương thực đằng sau. Tướng Nguyễn Chánh Thi hành quân vào mật khu thấy toàn thuốc tây của Trang Hai, La Thành Nghệ là chân tay của Ngô Đình. Trước đó không lâu, khoảng 1954, ông Ngô Đình Cẩn phạm tội bán gạo cho Việt Cộng nhưng được xử chìm xuồng. Ai bảo họ Ngô chống cộng?Nghĩ mà đắng cay cho dân tộc này luôn bị người ta lường gạt!  


Giáo sư Bửu Hội, nhà vật lý nguyên tử nổi danh quốc tế,  và đang giữ một chức đại sứ của Cộng Hòa Việt Nam biết được ông Diệm muốn thương thuyết, và biết tham vọng trung lập hóa Đông Dương của De Gaulle, đã tiếp xúc với vị tổng thống Pháp, đề nghị để đại sứ Lalouette thu xếp cùng với đại sứ Ấn Độ làm thế nào tạo cơ hội cho trưởng đoàn Ba Lan trong ủy hội Kiểm Soát Đình Chiến là Mieczyslaw Maneli có thể gặp ông Ngô Đình Nhu, bào đệ và là cố vấn chính trị của Tổng Thống Diệm. Ngoài hai vị này, còn có đại sứ Ý Giovanni d’Orlandi và đại diện của Vatican tại Việt Nam là Đức Cha Salvatore D’Asta. Không biết HCM nghĩ sao, phải chăng ông cũng muốn hòa bình theo Liên Xô? Có thể là như vậy vì HCM thường dùng sách lược tạm thời bắt tay với kẻ thù. Phải chăng vì vậy mà Lê Duẩn, Lê Đức Thọ kiềm chế ông vì nghi ông theo Liên Xô sống chung hòa bình với miền Nam và Mỹ, mà cũng nghi ông theo Trung Cộng giữ nguyên trạng hai quốc gia Nam Bắc trong thân thiện hòa bình? Mùa xuân, năm quý mão (1963) vì thành ý hay vì ông dùng kế mượn dao giết người mà gửi cành đào vào Nam chúc tết Ngô Đình Diệm ? Việc chưa thành, anh em Ngô Đình Diệm  đáng lẽ phải giấu kín đi lại chưng bày ở Dinh Độc Lập? Anh em họ Ngô tin Cộng sản sẽ hòa hợp hòa giải, sẽ đem lại hoà bình cho Việt Nam như Nguyễn Văn Châu tin tưởng ? Hay hai ông cũng muốn mượn cành đào mà hù dọa Mỹ theo kiểu mấy bà giận chồng phụ tình: "Mày phụ tao thì tao sẽ lấy thằng khác cho mày trắng mắt ra"! Nhiều tác giả như Nguyễn Chánh Thi ,Trần Văn Đôn, Đỗ Mậu đã viết về giai đoạn này, nói việc anh em họ Ngô bắt tay cộng sản, và các cha cố  đã đưa Việt Cộng vào dinh Độc Lập
 Một số cho rằng các tác giả trên ghét ông Diệm nên nói không đúng, nhưng Nguyễn Văn Châu, chồng cũ của Trần Lệ Xuân, và là cán bộ cao cấp của Cần Lao đã tự hào về Ngô Đình Diệm trong quyển "Ngô Đình Diệm, Một Nền Hoà Bình Dang Dở" thì không ai có thể nghi ngờ rằng ông chống Ngô Đình Diệm.


Cái cành đào của HCM tại dinh Độc Lập  đã đưa đến cảnh máu đào tuôn chảy tại Dinh Độc lập.  Toàn gia Ngô Đình bị giết bởi vì người Mỹ và người quốc gia phải diệt trừ gấp kẻo anh em họ Ngô có thể cầu cứu quân Trung Cộng và quân Trung Cộng có thể nhập Saigon trong vài giờ! Và như vậy tình hình đã đổi khác.  
 Theo Lê Xuân Nhuận trong "Biến Loạn Miền Trung " , sau khi ông  Diệm chết, chính sách Vatican hiện rõ nét. 


"Ngày 4-10-1965, Giáo Hoàng Paul VI viếng nước Mỹ. Sau chuyến đi cuả GH Paul VI, màu sắc ngoại giao Roma rõ nét: liên lạc trực tiếp với Hà Nội và Trung Quốc. Hồng y IginoEugenio liên lạc với đại diện VN ở Âu châu. Hồng y Paolo Bertoli qua trung gian người Pháp làm việc với Saigon và Hà Nội. Đại diện Vatican ở Cambodia tiếp xúc với Việt-Cộng. Học giả, luật gia, sử gia, hàng giáo phẩm, nhân viên ngoại giao… đổ xô về Roma.  GH và ông Hồ Chí Minh trực tiếp trao đổi thư từ...
  Tóm lại, lập trường của Vatican rất rõ ràng: Cổ võ Hòa bình, chấm dứt chiến tranh, quan hệ tốt với chính quyền miền Bắc và Chính phủ lâm thời miền Nam. Giáo Hoàng Phao Lô Đệ lục đã tiếp kiến phái đoàn của MTGPMN mà từ chối gặp Nguyễn Văn Thiệu. Ngọc Nhạ, điệp-viên cộng-sản trong Phủ Tổng-Thống VNCH được Tòa thánh Vatican và Giáo hoàng Paulus VI tặng bằng khenHuy chương "Vì hòa bình" vào tháng 6 năm 1971 trong lúc Nhạ đang ở tù tại Côn Đảo."

 Theo chủ trương của giáo hoàng, tại miền Nam, nhóm "Công Giáo Tranh đấu" gồm Linh mục Trần Hữu Thanh, LM. Nguyễn Ngọc Lan, LM Chân Tín,  bà Nguyễn Thị Thanh, Lý Chánh Trung trước đây là những  nô bộc họ Ngô, là công thần của Ngô triều đã dấy lên cuộc chống Thiệu tham nhũng thì đã rõ họ là anh chị em của Judas. Tại Pháp, Nguyễn Văn Châu và đồng bọn sau này cũng theo Việt Cộng nhưng những người này bị Việt Cộng quay lưng.


Dù HCM muốn hoà bình hay muốn giết Ngô Đình Diệm, công cuộc hòa bình vẫn sôi nổi tiếp tục. HCM vẫn thư từ qua lại với Vatican, Mỹ vẫn tiếp tục mật đàm với các phe cộng sản. Do Thái cũng muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam để Mỹ dốc toàn tâm, toàn trí ủng hộ họ. Trung Cộng và Pháp bắt tay thầm kín cho giải pháp Đông Dương trung lập mà cả hai bên Pháp Hoa đều có lợi. Vanuxem đóng vai tich cực trong đặc vụ hòa bình này và có vẻ ăn chắc. Nhiều chính khách ở Pháp quay về Việt Nam. Nhiều chính khác đã ra đi hay có thể ra đi ngoại quốc trước 30-4-75 đã ở lại với chính phủ trung lập. Có nhiều ông đã ngồi trên tàu Việt Nam Thương Tín, nghe Việt Nam trung lập bèn đòi quay về trong số này nghe đâu có mấy ông Giáo sư nhà Khiêu Vũ khõa thân, và ông nhà sách to đùng Saigon...Việt Cộng  chiếm dinh Độc Lập, chính phủ Dương Văn Minh đầu hàng. Dương văn Minh không theo lời Vanuxem vì trung lập theo Trung Cộng thì cũng chẳng khá hơn theo Việt Cộng. 


Người quốc gia đã thấy nhiều đắng cay trong bang giao quốc tế. Có lẽ miền Bắc cũng vậy. Sau này, Lê Duẩn nói:
"Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại".
Không rõ ông tự hào hay cay đắng cho thân phận nhược tiểu lính đánh thuê?
Lính đánh thuê thì được trả công, còn CS vừa hy sinh tánh mạng, vừa ký giấy nợ. Nợ bao nhiêu cho chiến thắng của HCM?

   Ai cũng biết nhờ có Liên Xô, Trung Cộng giúp đỡ mà Việt cộng thắng lợi. Chúng ta không biết rõ món nợ đã lên bao nhiêu, mặc dầu trong hồi ký, các tướng lãnh Trung Quốc cũng như HCM tuyên bố là cho không trong tình quốc tế vô sản. 


Mặc dầu Việt Nam che giấu, Trung Cộng đã ấn hành bạch thư công bố sự viện trợ của Trung Cộng cho Việt Nam .Trung Cộng không nói rõ số lượng, họ chỉ nói chung chung về viện trợ trong khoảng 1949-1954:
 Trong những năm chiến tranh,khi nhân dân Việt Nam chiến đấu cho sự giải phóng quốc gia,lương thực,y phục và nhiều đồ dùng thường ngày của biết bao nhiêu bộ đội,cán bộ và dân chính là do Trung Hoa cung cấp,kể cả những vũ khí mà họ sử dụng.Bây giờ hãy còn những xe vận tải Jiefang do Trung Hoa cung cấp chạy trong các thành phố cũng như tại nông thôn,những công trình xây cất nhờ ở viện trợ Trung Hoa rất nhiều ở phiá bắc vĩ tuyến 17,và rất nhiều người Trung Hoa "vị nghĩa hi sinh" (martyrs) được chôn cất ở trên đất Việt.
(TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC)

Tiếp theo, Trung Cộng nói đến viện trợ cho Việt Nam trong khoảng 1965-1970:
 Đầu tháng 4/1965, Lê Duẩn cầm đầu một phái đoàn VN đến Bắc Kinh, thỉnh cầu chính phủ TH gởi quân lính sang hổ trợ cho VN. Ông ta tuyên bố vào dịp đó : « Chúng tôi muốn có những phi công tự nguyện, những chiến sĩ tự nguyện…và những nhân sự cần thiết, kể cả nhân sự chuyên về ngành tái thiết đường xá và cầu cống ». Để đáp lại những đòi hỏi của VN, chính phủ TH và VN đã ký những công ước. Từ tháng giêng 1965 đến tháng 3/1968, TH đã gởi qua VN trên 320.000 binh lính vào những đơn vị phòng không, công binh, hỏa xa và tiếp liệu, có lúc đến 175.000 người trong một năm. Hòa hợp với nhân dân VN, các binh sĩ TH tại VN, đã đem xương máu và sinh mạng của mình ra để bảo vệ không phận Bắc Việt, bảo đảm sự thông trên các trục lộ Bắc Việt. Điều đó đã cho phép quân đội nhân dân VN gởi một số quan trọng bộ đội để chiến đấu tại miền Nam. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quốc tế, binh lính TH đã rút toàn bộ về nước vào tháng 7/1970.
(TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC)

Lê Duẩn đã ký kết những gì? Và trước đó, HCM ký kết những gì? Họ không nói ra nhưng chúng ta cũng biết đó là những văn kiện bán nước.

Theo thống kê của Wikipedia, viện trợ của các khối cho miền Nam và miền Bắc như sau:

Viện trợ của khối Xã hội chủ nghĩa cho VNDCCH 1970-74 (ước tính của Hoa Kỳ)
Năm Viện trợ kinh tế
(triệu USD)
1970 675-695
1971 695-720
1972 425-440
1973 575-605
1974 1.150-1.190
1970-74 3.520-3.650




 Viện trợ  cho VNCH
Năm Tổng
viện trợ
(Triệu USD)







1955 322,4






1956 210,0






1957 282,2






1958 189,0






1959 207,4






1960 181,8






1961 152,0






1962 156,0






1963 195,9






1964 230,6






1965 290,3
   
Viện trợ của khối Xã hội chủ nghĩa cho VNDCCH (ước tính của Hoa Kỳ)

Năm Viện trợ quân sự
(triệu USD)
1970 205
1971 315
1972 750
1973 330
1974 400
1970-74 2.000

Việt Nam Cộng hòa

Viện trợ quân sự Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa:
Giai đoạn Trị giá (triệu đô la)
Tài khóa 1972-1973 1.614
Tài khóa 1973-1974 1.026
Tài khóa 1974-1975 700


Và đây là tài liệu của Việt cộng:
Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ từ năm 1955 đến 1975, qua từng giai đoạn:
Giai đoạn 1955-1960: tổng số 49.585 tấn, gồm: 4.105 tấn hàng hậu cần, 45.480 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: viện trợ 29.996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19.589 tấn.
Giai đoạn 1961-1964: tổng số 70.295 tấn, gồm: 230 tấn hàng hậu cần, 70.065 tấn vũ khí, trang bị – kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 47.223 tấn: Trung Quốc 22.982 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 442 tấn.
Giai đoạn 1965-1968: tổng số 517.393 tấn, gồm: 105.614 tấn hàng hậu cần, 411.779 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 226.969 tấn, Trung Quốc: 170.798 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 119.626 tấn.
Giai đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô 143.793 tấn, Trung Quốc 761.001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn.
Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần, 49.246 tấn vũ khí, trang bị – kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 65.601 tấn, Trung Quốc: 620.354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38.557 tấn.
Tính tổng cộng qua 20 năm, theo thống kê chính thức của Việt Nam, số viện trợ mà Việt Nam nhận được là 2.362.581 tấn hàng hóa; khối lượng hàng hóa quân sự trên quy đổi thành tiền, tương đương 7 tỉ rúp.
Về chủng loại vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu, các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự cho biết số liệu:
Súng bộ binh (khẩu): Liên Xô 439.198; Trung Quốc 2.227.677; các nước khác 942.988
Súng chống tăng (khẩu): Liên Xô 5.630; Trung Quốc 43.584; các nước khác 16.412
Súng cối các loại (khẩu): Liên Xô 1.076; Trung Quốc 24.134; các nước khác 2.759
Đạn tên lửa (quả): Liên Xô 10.169
Máy bay chiến đấu (chiếc) Liên Xô 316; Trung Quốc 142


Xưa nay, người ta nghĩ sai lầm hai điều:
+Việt cộng anh dũng chiến đấu, không cần binh lính ngoại quốc.
+VNCH được viện trợ nhiều hơn bên kia, nhưng không phải thế.


+Trong quyển "China and the Vietnam War 1950-1975 của  Địch Cường (翟强, Qiang Zhai) đã xuất bản từ năm 2000, cho biết trong giai đoạn 1965-1968 Trung Quốc đã gửi 320.000 lượt quân hậu cần sang Bắc Việt, mà có trên 1.000 người chết.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110106_qiangzhai.shtml
 
Các bản thống kê không cho biết số binh sĩ ngoại quốc chiến đấu tại Việt Nam là bao nhiêu. Trung Cộng cho biết số binh sĩ của họ ở Việt Nam từ 1965 đến 1970, nhưng không cho biêt con số từ 1945-54. Và họ cũng không cho biết HCM đã ký những gì.




Dù  cho không hay tính tiền lời, HCM đã cam tâm dâng hiến đất đai và hải đảo để làm vui lòng Trung Cộng. HCM giống như một kẻ tham quyền , đem vợ con dâng cho quan thầy để được thăng quan tiến chức mà không nghĩ đến danh dự con người. Hành động của HCM gây hệ lụy đến ngày nay. Trung Cộng ngày nay hung hăng vẽ đường lưỡi bó, đòi 80 % chủ quyền Biển Đông và muốn thực hiện chính sách tân thực dân. Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, Đỗ Mười, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh đã sang xin Trung Quốc bảo hộ. Vì vậy, đương nhiên coi Việt Nam là đất của họ.


Như đã nói, Liên Xô, Trung Quốc muốn chiếm Việt Nam thì trước tiên phải viện trợ cho Việt Nam. Mỹ muốn thắng Trung Quốc cũng áp dụng sách lược này. Muốn cho kẻ thù sau này phân liệt, trước hết phải cho nó bành trướng. 


Mỹ đã thực hiện kế sách này trên 20 năm. Bước thứ nhất, Mỹ muốn Trung Cộng bành trướng nên 1949, đã buông Tưởng Giới Thạch khiến Tưởng Giới Thạch phải chạy qua Đài Loan. Mao đắc chí phô trưong thanh thế thì các nước lân cận sợ quá phải theo Mỹ. Nhưng Mỹ cũng cho Trung Quốc phát triển có giới hạn cho nên Mỹ vẫn giữ căn cứ ở Nam Triều Tiên, Đài Loan và Phi Luật Tân, Nhật Bản. Mỹ mở mặt trận Triều Tiên và Việt Nam là muốn kềm chế bớt không cho thế cờ domino sụp đổ tại Á Châu. Có lẽ Mỹ cũng có một số vấn đề cần giải quyết nên đã lưu binh tại Việt Nam 20 năm từ 1954 đến 1975.


Về phía Liên Xô, họ đã viện trợ cho Việt Nam đổi lại Việt Nam phải đánh Kampuchia cho Liên Xô. Và sau khi theo Liên Xô, Việt Nam đã thỏa thuận cho Liên Xô khai thác các đồn điền cao su tại miền Nam. Trong khoảng 1980, người Bắc theo xe lửa vào Nam, đổ xuống ga Bình Triệu, họ tỏa ra các quận phường xin ăn. Họ cho biết cả xã, cả huyện vào Nam để làm công nhân cao su tại các đồn điền Liên Xô. Nhưng việc Khemer đỏ tấn công biên giới đã làm đổ vỡ chương trình này.


Bước thứ hai từ 1975 về sau, cũng kéo dài hơn 30 năm. Mỹ rút lui khỏi Việt Nam và Thái Bình Dương để cho con ếch Trung cộng phình to bằng con bò.  Không những rút quân mà sau 1980, Mỹ đầu tư ồ ạt vào Trung Cộng có kinh tế, thương mại, quân sự Trung Quốc phát triển.
Trung Quốc phát triển thì có lợi gì cho Mỹ:
+Trung Quốc phải mua một số hàng Âu Mỹ cần cho phát triển kinh tế như thang máy cho building, khách sạn, nhà hàng, nhà thương, cơ quan nhà nước.. 
+Trung Cộng phải mua máy móc xăng dầu như máy bay, đầu máy tàu hỏa cao tốc, tàu lặn...
+Kinh tế phát triển đến một lúc thì phải xẹp theo nguyên tắc âm dương: "Âm cực độ sẽ chuyển sang dương, dương cực độ sẽ chuyển sang âm", và "hết thịnh đến suy", "hết thái đến bỉ".  Đó là lúc quả bong bóng nhà đất vỡ tan, là lúc nợ xấu lan tràn. Nếu Âu Mỹ đi đến bảo hộ mậu dịch hay tuyệt thương với Trung Cộng thì tại Trung Cộng  hàng loạt nhà máy phải đóng cửa, hàng triệu công nhân thất nghiệp, dân đói khổ sẽ nổi loạn, các phe phái sẽ nổi lên giành địa vị... 
+Cũng vì phát triển kinh tế, tinh thần đế quốc Trung Hoa cũng nổi lên. Họ bỏ nhiều tiền bạc để chế tạo vũ khí. Họ cũng tăng cường quân đội. Sức tiêu thụ xăng dầu và các nguyên liệu khác cũng gia tăng theo tính thần Đại Hán, họ phải đi xâm chiếm các nước. Việc rõ rệt là họ tuyên bố 80% biển Đông là của họ. Họ xâm chiếm  biên cương Việt Nam, các đảo của Nhật Bản, Phi Luật Tân, họ gây chiến Ấn Độ, họ xâm lược Phi Châu. Như vậy là họ đã bành trướng.. .

Muốn diệt kẻ thù thì trước hết phải làm cho nó mạnh, cho nó giàu. Trung Cộng giàu mạnh thì sinh ra kiêu căng, lên tiếng đe dọa thế giới làm cho cả thế giới ghét Trung Cộng. Đó là lúc Mỹ tuyên bố trở lại châu  Á. 
Nhiều người rất đau đớn khi Mỹ bỏ Việt Nam. Nhưng mà nước cờ bắt buộc Mỹ phải bỏ Việt Nam vì đó là một cuộc chiến tranh không đi đến thắng lợi. Tại sao?  Vì Trung Cộng. Nếu Mỹ cứ tiếp tục đánh thì cuối cùng dân Việt Nam bị tiêu vong mà Mỹ cũng bị xuất huyết. Trong trận mậu thân 1968, tướng Maxell Taylor báo cáo đã diệt hết quân Việt Cộng, nhưng sau đó, Việt Cộng vẫn tấn công mạnh mẽ. Bộ quốc phòng Mỹ nghi ngờ tướng Taylor báo cáo láo. Họ không biết rằng Việt Nam chết bao nhiêu thì quân Trung Cộng sẵn sàng thay thế bấy nhiêu.Và Việt Cộng phải ký giấy nợ! Trung Quốc có hai tỷ người, hy sinh vài chục triệu là không đáng kể. Họ cho quân Trung Cộng mang Việt phục, cán bộ Trung Cộng làm việc các cơ quan, công xưởng. Càng chiến tranh thì Trung cộng càng xâm chiếm Việt Nam nhiều hơn. Cái kho lính, và súng ống Trung Cộng thì vượt trội, dù 50 triệu người Việt và Mỹ chết, vẫn không đem lại thắng lợi cho phe tự do mà chỉ làm lợi cho Trung Cộng. Đốt cháy Trường Sơn hay hy sinh người Việt Nam cuối cùng đều có lợi cho Trung Cộng. Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Cái gốc sâu và to là Trung Cộng phải làm sao " đào tận gốc, trốc tận rễ"?
Lê Duẩn thấy rõ dã tâm của Trung Quốc, còn HCM thì sao? Lẽ nào ông không biết. Dù ông là người Việt hay người Hoa, ông cũng bỏ tình thần quốc gia, nhắm mắt bán nước cầu thắng lợi. Ông và đảng cộng sản cầm quyền là được, là đại thắng, là thành công, đại thành công. Miễn là ông được làm vua, dù là làm tay sai cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á.  Ông chủ trương đánh Mỹ cho đến người Việt cuối cùng để Trung Quốc chiếm Việt Nam, chiếm châu Á và chiếm thế giới. Chỉ có Lê Duẩn là có can đảm chống Trung Quốc. Thật ra Lê Duẩn cũng chỉ là tiểu nhân đắc chí bởi vì ông cậy thế Liên Xô.  Sau 1975, ông tự cao tự đại, cho là đã đánh thắng bốn tên đầu sõ thế giới. Nhưng than ôi, khi ông nằm xuống, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Thọ đã quỳ lạy Trung Hoa xin Trung Hoa bảo hộ vì sợ nhân dân lật đổ chính quyền và giết sạch bọn họ!
Mỹ muốn thắng Trung Quốc thì phải dùng bom hạt nhân, nhưng các tổng thống Mỹ đã từ chối việc này. Vì nhân đạo, vi sợ thế giới chửi, hay họ cho rằng Trung Quốc là thị trường tốt có thể dùng được? Và họ đã dùng "không thành kế" tạm thời rút khỏi Việt Nam và Thái Bình Dương. Không thành kế cũng chỉ dùng  giai đoạn, ban đầu là lui binh, sau là quay lại tổng tấn công. Khi Trung Cộng đã phát triển cao độ, khi Trung Cộng đã ra mặt chiếm Thái Bình Dương, Ấn Độ dương và đe dọa thế giới,  Mỹ sẽ trở lại Thái Bình Dương. Và Mỹ  đang trở lại. Mỹ đang gặp khủng hoảng kinh tế, Mỹ đám chơi lại Trung cộng không? Nhẫn nhục, im lặng là vàng? Đánh nhỏ hay đánh lớn? Bao giờ?  Dù mau hay chậm, cái bệnh căn Trung Cộng, cái họa da vàng sẽ được giải quyết.

No comments: