Saturday, July 14, 2012

KINH TẾ VIỆT NAM

 

Thủ tướng phớt lờ cảnh báo Harvard?

Cập nhật: 13:13 GMT - thứ tư, 11 tháng 7, 2012
GS David Dapice

Các lời cảnh báo của nhóm nghiên cứu Harvard đã bị phớt lờ?
Cuốn 'cẩm nang' cho chiến lược phát triển Việt Nam kèm cảnh báo về hậu quả của đường lối hiện tại của Việt Nam mà các giáo sư Havard trao tận tay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nay vẫn bị bỏ qua và không được công bố trước công chúng.
Hai năm sau khi nhậm chức, vào năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tìm đến Trường Kennedy thuộc Đại Học Harvard để tham vấn về một chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn 2011- 2020 qua “Chương Trình Châu Á” của Đại học này.
Tên gọi của tập tài liệu: “Lựa chọn thành công”, phần nào nói lên niềm tin của những giáo sư tham gia soạn thảo, rằng sự phát triển của Việt Nam hoàn toàn nằm trong những sự lựa chọn trong tầm tay của Chính phủ.
Cuộc gặp gỡ được báo chí trong nước ca ngợi là cởi mở, thẳng thắn và mang lại nhiều hi vọng phát triển cho Việt Nam.
Tuy nhiên cho đến ngày hôm nay, trước thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng những chiến lược cùng các lời cảnh báo mà nhóm nghiên cứu gồm các vị David Dapice, Dwight Perkins, Nguyễn Xuân Thành, Vũ Thành Tự Anh, Huỳnh Thế Du, Jonathan R. Pincus, Anthony Saich, Benjamin H. Wilkinson đưa ra đã bị phớt lờ.

Các nhóm đặc quyền

Bốn năm trước, nhóm giáo sư Harvard đã cảnh báo trước hậu quả từ sự trục lợi của các nhóm đặc quyền có ảnh hưởng chính trị lớn đang biến của công thành của riêng khiến chất lượng đầu tư công vào các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không hiệu quả, làm mất đi nguồn lực vươn lên của Việt Nam trong lúc nền kinh tế lẫn người dân vẫn phải chịu gánh nặng kinh phí.
“Sự ưu ái của Nhà Nước đối với các công ty dựa vào các mối quan hệ chính trị hơn là kết quả thành công trong kinh doanh”.
“Các doanh nghiệp này vẫn được hỗ trợ vốn dù thua lỗ liên tiếp và chậm chạp trong việc nâng cao chất lượng kinh doanh vì tầm nhìn hẹp và không phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh.”
"Nhà Nước sẽ trở nên “quá tải” trong vai trò quản lí của mình."
“Nếu như không có hệ thống kiểm soát đủ mạnh và khả năng phân tán rủi ro hiệu quả thì sẽ dẫn đến những khoản vay và đầu tư quá mức của các tập đoàn này,” theo lời trích dẫn tập tài liệu.
Bốn năm sau, Việt Nam chìm ngập trong các vụ tai tiếng từ sự đổ bể của các doanh nghiệp nhà nước với thiệt hại lên đến hàng trăm ngàn tỉ, gấp nhiều lần gói hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ trong năm 2012.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung – Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Ương nhận xét về doanh nghiệp nhà nước là “Lời ăn, lỗ cũng ăn và dân chịu.”
“Các nhóm đặc quyền này sẽ tiếp tục ngăn cản Việt Nam trong công cuộc cải cách, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và hạn chế kết quả tăng trưởng của Việt Nam,” nhóm nghiên cứu Harvard viết.

Quản lí yếu kém


Sự sụp đổ của Vinashin và Vinalines là hoàn toàn được báo trước
“Hệ thống quản lí yếu kém đã luôn là nguyên nhân dẫn đến các nguồn đầu tư được sử dụng không đúng lúc, đúng nơi.”
“Lạm phát là kết quả từ những chính sách sai lầm của chính phủ, chủ yếu xuất phát từ yếu kém trong điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động đầu tư công kém hiệu quả.” – Trích dẫn tập tài liệu.
Với quyền lực tập trung chủ yếu vào các nhóm đặc quyền nói trên, tập tài liệu đã cảnh báo Nhà Nước sẽ trở nên “quá tải” trong vai trò quản lí của mình.
Sự quá tải này tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhà nước thả sức phớt lờ chủ trương của Nhà Nước yêu cầu họ tập trung vào những ngành chiến lược và thay vào đó, mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực, đồng thời tạo ra các công ty độc quyền trong nước để ngăn chặn cạnh tranh từ công ty nước ngoài.
Quả thực, vụ tai tiếng Vinalines và Vinashin và mức lạm phát lên đến 22% năm ngoái được giới quan sát cho là sự cao trào của trạng thái quá tải và yếu kém trong công tác quản lí.
“Quản lí yếu kém đồng thời cũng giúp người giàu tránh không phải trả những khoản thuế ... Khi nguồn thu quan trọng của ngân sách bị xói mòn thì nhà nước sẽ không đủ tiền tài trợ cho chi tiêu công”
“Sự tự do hóa tài chính cũng xảy ra quá sớm trong khi hệ thống tài chính được thiết kế không thích hợp và chưa rõ ràng. Điều này tạo cơ hội cho hiện tượng đầu cơ và tạo các bong bóng tài sản.” – Nhóm giáo sư Havard cảnh báo.
Trên thực tế, sự vỡ bong bóng của thị trường chứng khoán Việt Nam đóng góp bởi các giao dịch nội gián và hiện tượng đầu cơ đã chứng minh những cảnh báo này là đúng.
Nghị Quyết số 11 được Chính Phủ đưa ra nhằm “chữa cháy” dường như đã quá muộn màng, khi các báo cáo năm 2012 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với khối Bấm nợ xấu khổng lồ trong bối cảnh doanh nghiệp thay nhau phá sản và hiểm họa tiềm tàng từ những món nợ khủng từ các doanh nghiệp nhà nước.

Khủng hoảng giáo dục

"Sự thất bại của ngành giáo dục không những kìm hãm sự phát triển của quốc gia mà còn duy trì sự bất công bằng trong xã hội"
Nhóm giáo sư Harvard viết: ”Các quốc gia cạnh tranh trên cơ sở lao động rẻ không thể vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Các quốc gia này phải chật vật để có được một tỉ lệ lợi nhuận mỏng manh trong khi thị trường thế giới ngày càng trở nên tinh vi, thâm dụng vốn và công nghệ hơn.”
Thật vậy, trong suốt những năm gần đây, giới quan sát đang cho rằng lao động giá rẻ hiện tại đang là nguyên nhân khiến Việt Nam phải đối mặt với “bẫy thu nhập trung bình”, khi nền kinh tế bị kìm hãm bởi mức thu nhập thấp của người dân.
Tuy nhiên chất lượng giáo dục đứng vào bậc thấp nhất so với các nước đang phát triển đồng khu vực hiện sẽ không đủ giúp Việt Nam sản sinh ra những lao động chất lượng cao hơn để thay đổi điều ấy.
“Số lượng, chất lượng giảng viên hết sức hạn chế và hơn phân nửa sinh viên ra trường tại Việt Nam không được làm đúng ngành đào tạo."
“Một điều đáng ngạc nhiên hơn, đó là tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam là khá cao so với các nước trong khu vực. Vậy tiền đi đâu ? Phải chăng đã bị “nuốt chửng” bởi cơ chế hiện nay ?”
“Dưới hệ thống quản trị hiện tại, các trường đã không có đủ quyền tự chủ để chuyên môn hóa sâu, cạnh tranh trên cơ sở chất lượng phù hợp như cầu thị trường”
“Với một hệ thống quản trị như vậy, đổ thêm tiền vào chỉ là giải pháp tình thế, mà không giải quyết được những vấn đề cơ bản nhất của giáo dục Việt Nam” – Trích dẫn tập tài liệu.

Thiếu công bằng

Tập tài liệu đã chỉ ra thất bại của Chính phủ Việt Nam trong việc duy trì một xã hội công bằng.
Nhóm giáo sư Havard cho rằng, mức độ tiếp cận với nền giáo dục của người giàu nghèo vẫn còn cách rất xa nhau, và sự thất bại của ngành giáo dục không những kìm hãm sự phát triển của quốc gia mà còn duy trì sự bất công bằng trong xã hội.
Tập tài liệu cũng đã nhắm đến những bất công trong vấn đề đất đai.
“Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi đất từ nông nghiệp sang công nghiệp và đô thị đang làm một số người trong đó có các quan chức giàu lên một cách nhanh chóng, trong khi khiến nhiều nông dân trở nên thực sự vô sản.”
Nhóm giáo sư này cũng đã so sánh vấn đề tái tổ chức đất nông nghiệp giữa Việt Nam với hai nước phát triển bậc nhất trong khu vực là Hàn Quốc và Đài Loan:
“Trong quá trình tổ chức lại đất nông nghiệp ở hai nước này, nông dân có thể bán lại đất của mình khi họ muốn với giá công bằng chứ không bị cưỡng bức phải tái định cư và nhận tiền đền bù thấp hơn giá trị thực”
Hai vụ bạo động tại Văn Giang và Tiên Lãng gần tại Việt Nam đã chứng minh sự phớt lờ của chính phủ Việt Nam trước những lời cảnh báo này, đồng thời cho thấy thực trạng bất công rõ rệt có xu hướng tăng cao giữa người nông dân và người giàu trong đó có các nhóm đặc quyền.

Cải cách cần thiết



Giới quan sát nói chọn thành công hay không là hoàn toàn tùy vào các nhà lãnh đạo Việt Nam
Các giáo sư Harvard đã chỉ ra sáu lĩnh vực chính sách mà Việt Nam cần cải cách, dựa theo sự thành công của các nước Đông Á:
Giáo dục: Cần công khai các ngân sách nhà nước dành cho giáo dục để tránh lãng phí và kém hiệu quả. Tiến độ thực hiện cải cách giáo dục đại học phải được thúc đẩy nhằm tận dụng lợi ích của đầu tư nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng: Cần yêu cầu EVN chấm dứt ngay hoạt động đầu cơ, không nằm trong ngành kinh doanh chính nhằm tập trung vốn và nhân lực vào việc cung cấp năng lượng.
Hội đồng thẩm định đầu tư độc lập cần được đưa ra nhằm tránh các hạng mục đầu tư kém hiệu quả bằng cách sử dụng các ý kiến khách quan.
Minh bạch hóa các qui định về đất đai cần được tiến hành để đảm bảo một thị trường bất động sản công bằng và có tính cạnh tranh.
Các thành phố cần được đầu tư có hiệu quả để phục vụ cho mục đích dân sinh.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Phân bổ nguồn lực giữa khu vực nhà nước và dân doanh dựa vào hiệu quả trong khả năng sử dụng, đồng thời kết quả kiểm toán của tất cả các công ty phải được thực hiện bởi những cơ quan kiểm toán độc lập.
"Sáu mảng chính cần cải cách: Giáo dục, Cơ sở hạ tầng, Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, Hệ thống tài chính, Hiệu lực của Nhà Nước, Công bằng"
Hệ thống tài chính: Giảm lạm phát bằng cách nâng cao chất lượng quản lí vĩ mô và tăng cường hiệu quả đầu tư công.
Biến ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thành một ngân hàng độc lập về mặt tài chính, nhân sự, công cụ và mục tiêu.
Hiệu lực của Nhà Nước: Loại bỏ những chính sách hoang đường không có khả năng thực hiện và hệ thống tuyển dụng nhân sự dựa vào thâm niên, lòng trung thành và xuất thân hiện nay để tuyển dụng người tài.
Khuyến khích tính phê phán trong nội bộ chính phủ và sự giám sát từ bên ngoài qua báo chí.
Theo đuổi định hướng cải cách một cách quyết liệt, nhằm tránh những sai lầm của Đông Nam Á, tận dụng cơ hội hiên tại và đáp ứng kỳ vọng của nhân dân về sự phát triển đất nước.
Công bằng: Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, khả năng sở hữu nhà cho người dân thành thị để tạo một xã hội công bằng thực sự.
Trợ cấp cho hoạt động đào tạo nghề để giúp người dân đứng vững trước các biến động thị trường.
Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn để tăng chất lượng sinh sống của đại bộ phận người dân Việt Nam cũng nhu tăng năng suất và giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.

Thêm về tin này

Các bài liên quan

  • Nợ xấu tăng 'là do chính phủ'
    10.07.12
    ,
  • Doanh nghiệp nước ngoài 'đang rời VN'
    09.04.12
    ,
  • ‘Dũng cảm’ mới dám đầu tư ở VN?
    27.05.12
    ,
  • Tín hiệu khủng hoảng kinh tế TQ
    05.07.12
  • Kinh tế thế giới vào năm 2050?
    09.02.12
    ,

    Điều gì đang diễn ra với nền kinh tế VN?

    Cập nhật: 15:11 GMT - thứ tư, 11 tháng 7, 2012

    Nhân sự trẻ trong ghế bộ trưởng được sắp xếp lại nhưng thách thức khắc phục yếu kém dường như quá lớn.
    Tình hình kinh tế Việt Nam bấy lâu nay có nhiều biến động với nhiều luồng thông tin trái chiều, khiến dân và thậm chí cả giới phân tích rất khó để có thể thực sự định hình được những gì đang diễn ra trong nền kinh tế.
    Một mặt là những con số rất lạc quan của chính phủ rằng tăng trưởng sẽ đạt mức trên 5-6% cho cả năm 2012, lạm phát đi xuống một cách đáng kể từ 18% xuống còn 7% kèm theo việc mở rộng những chính sách tiền tệ khiến cho lãi suất ngân hàng hiện giờ giảm chỉ ở mức trên dưới 15%/năm tạo điều kiện vốn cho các doanh nghiệp.
    Ngân hàng đầu tư JP Morgan cũng vừa có báo cáo nói về triển vọng kinh tế của Việt Nam với lạm phát “đáng ngạc nhiên theo hướng tích cực”.
    Mặt khác, vẫn có những báo cáo liên tiếp về thâm hụt thương mại cùng với các khoản vay khổng lồ của chính phủ khiến cho nợ nước ngoài càng ngày càng cao, hay tỉ lệ nợ xấu trong khối ngân hàng cũng tăng một cách đáng kể.
    Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh thua lỗ, trên bờ vực phá sản, hay đã phá sản trong thời gian gần đây.
    Những dự báo về giảm phát là hoàn toàn có cơ sở khi môi trường kinh doanh khó khăn khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
    Điều đó cũng sẽ đồng nghĩa với một nền kinh tế thay vì tăng trưởng thì ngược lại đang rơi vào suy thoái, khi mà giá cả giảm xuất phát từ sức mua yếu do người dân không còn có khả năng để chi trả và đã nghèo đi một cách đáng kể.
    Những con số




    Hiện chưa rõ số nợ xấu cho vay bất động sản trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tín dụng.
    Tuy nhiên, những con số thống kê dường như đang mâu thuẫn và không phản ánh đúng bản chất của nền kinh tế, đặc biệt là khi với số doanh nghiệp thua lỗ chờ phá sản và đã phá sản trong khoảng 6 tháng đầu năm nay đã lên tới hàng chục nghìn.
    Mặc dù các số liệu từ tổng cục thống kê cho thấy tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ ở mức 2.29%, con số này là quá thấp so với số lượng các doanh nghiệp đang giải thể hàng loạt trong khoảng hơn 1 năm gần đây.
    Ở một quốc gia với hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp, phải chăng một lực lượng lớn lao động nông nhàn ở nông thôn cũng được tính là không thất nghiệp?
    Trong khoảng 3 năm trở lại đây, khi thị trường chứng khoán – thước đo sức khoẻ của nền kinh tế - mất 30-40% giá trị, người ta tự hỏi những con số về tăng trưởng ở mức trên dưới 6%/năm là do đâu?
    Với lượng của cải vật chất làm ra trong xã hội thấp đi trông thấy cùng với sự giảm sút của tổng cầu và thâm hụt trong cán cân thương mại thì con số tăng trưởng 4.38% trong 6 tháng vừa qua, hay thậm chí là một mức tăng trưởng dương dường như là rất phi lý.
    "Trong khi khối ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản đạt được những lợi nhuận khổng lồ bằng việc đầu cơ, quả bong bóng bất động sản này không hề tạo ra những giá trị thực sự cho phát triển kinh tế như khối sản xuất"
    Cũng có thể giải thích rằng mức tăng trưởng này đạt được do sự đầu cơ trên thị trường bất động sản và tài chính ngân hàng đã thổi phồng lên những bong bóng giá trị cho những dự án đầu tư, quy hoạch các khu đô thị mới, chung cư cao tầng, biệt thự sang trọng, mà phần nhiều trong số đó đang trở thành những khu đất bỏ hoang không ai ở do nhu cầu thực sự là không cao.
    Trong khi khối ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản đạt được những lợi nhuận khổng lồ bằng việc đầu cơ, quả bong bóng bất động sản này không hề tạo ra những giá trị thực sự cho phát triển kinh tế như khối sản xuất.
    Các yếu tố tích cực khác có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế như đầu tư nước ngoài là thiếu bền vững.
    Chi tiêu của chính phủ chủ yếu dựa trên việc in tiền kể từ sau thảm họa Vinashin khiến chính phủ Việt Nam gần như bất lực trong việc phát hành trái phiếu quốc tế cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ bất ổn cho nền kinh tế.
    Từ nơi quán nước vỉa hè với những bài vè mang đậm màu sắc châm biếm đến những bản báo cáo từ phòng máy lạnh của chính phủ và các ngân hàng đầu tư đang có những sự bất đồng sâu sắc.
    Nhóm lợi ích



    Tổng bí thư Trọng đã nói về điều ông gọi là "tư duy nhiệm kỳ" và "nhóm lợi ích".
    Cũng có thể hiểu rằng các chính sách của chính phủ để điểu chỉnh kinh tế sẽ mất một thời gian để phát huy tác dụng. Nhưng nhiều chuyên gia phân tích vẫn đang thật sự hoài nghi về tính đúng đắn của các chính sách này.
    Nếu như việc khống chế lãi suất tương tự như Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sử dụng từ khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay đã tỏ ra rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp và duy trì tăng trưởng cũng như đang trở thành xu thế chung về mặt chính sách khi đương đầu với khủng hoảng, một chính sách tương tự đã không được chính phủ Việt Nam sử dụng cho đến vài tuần trước đây.
    "Có lẽ mấu chốt phải là cân bằng được quyền lợi của các nhóm đại gia ngân hàng, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước được rất nhiều hậu thuẫn của chính phủ với khối doanh nghiệp tư nhân và phần lớn người dân"
    Ngược lại, lãi suất trong nước được thả trôi nhiều lúc lên tận 20-25% và lãi suất dưới gầm bàn cho doanh nghiệp muốn vay vốn thậm chí còn cao hơn khiến doanh nghiệp khốn đốn.
    Tuy vậy, giảm lãi suất một cách nhanh chóng và đột ngột chưa chắc đã đi cùng với việc doanh nghiệp có thể hay thậm chí là muốn tiếp cận với nguồn hỗ trợ vốn từ ngân hàng.
    Cùng với những dự báo về giảm phát và suy thoái, việc giảm lãi suất đột ngột trong hệ thống ngân hàng sẽ không những không thúc đẩy được phát triển kinh tế mà thậm chí còn có thể gây ra hiện tượng bẫy thanh khoản (liquidity trap) như trong nền kinh tế Nhật Bản trong thập niên 1990 khi người dân sẽ thích giữ tiền mặt hơn gửi tiết kiệm khiến cho hệ thống ngân hàng trở nên thiếu vốn. Không những đầu tư cá nhân sẽ giảm, điều này còn sẽ dẫn đến nhiều hơn những sự ưu tiên về vốn cho doanh nghiệp nhà nước mà phần lớn vốn đã làm ăn thiếu hiệu quả nhưng luôn có sự bảo trợ từ nhà nước từ việc in tiền.
    Doanh nghiệp tư nhân nhiều khả năng là vẫn sẽ gặp khó khăn hay sẽ phải vay với lãi suất cao hơn gấp nhiều lần. Khi trần lãi suất huy động thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay, các nhóm lợi ích tài chính ngân hàng sẽ càng được lợi trên sự khốn đốn của doanh nghiệp.
    Bài toán giải quyết nền kinh tế Việt Nam để cứu các doanh nghiệp sản xuất người tạo ra của cải vật chất cho xã hội hiện giờ là một bài toán khó. Song song với các chính sách tiền tệ, cần phải có những chính sách tài khoá, giảm đầu tư công không hiệu quả và thay vào đó là đầu tư nhiều vào khu vực tư nhân.
    Có lẽ mấu chốt phải là cân bằng được quyền lợi của các nhóm đại gia ngân hàng, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước vốn đã được rất nhiều hậu thuẫn của chính phủ với khối doanh nghiệp sản xuất tư nhân và phần lớn người dân đã phải chịu nhiều thiệt thòi với những chính sách kinh tế đáng thất vọng suốt vài năm qua.
    Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, sinh viên Đại học Cornell, chuyên ngành Triết Học - Chính Trị - Kinh Tế.

    Đầu tư, nhân quyền: Quan tâm chính của Ngoại trưởng Clinton tại Việt Nam

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội 10/7/12
    CỠ CHỮ
    Scott Stearns
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang có chuyến thăm Việt Nam nhằm xúc tiến đầu tư của Mỹ và nêu lên những quan ngại về vấn đề nhân quyền.

    Ngoại trưởng Clinton nói rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang tìm cách mở rộng thương mại và đầu tư với Việt Nam.

    Từ năm 2010 đến năm 2011, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tăng 17% lên gần 22 tỉ đô la.

    Tập đoàn General Electric vừa giành được 2 hợp đồng mới: một dự án cung cấp tuabin hơi nước trị giá 36 tỉ đô la và một dự án cung cấp tụ điện trị giá 50 tỉ đô la.

    Những dự án này sẽ giúp tăng hiệu năng và cho phép Việt Nam quản lý tốt hơn mạng lưới năng lượng quốc gia.

    Bà Clinton nói thỏa thuận về thương mại với khu vực mới có tên Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ dỡ bỏ bớt những rào cản thương mại giữa Brunei, Việt Nam, Malaysia, Singapore, New Zealand, Úc, Peru, Chile, và Mỹ.

    Các nhà kinh tế cho rằng Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ ​​thỏa thuận này mà các nước đối tác hy vọng sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.

    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết thỏa thuận sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại với Hoa Kỳ.

    Ông Phạm Bình Minh nói: “Ðây là một trong các lĩnh vực ..quan hệ rất là quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ðầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp có tiếng của Hoa Kỳ đã vào Việt Nam, như công ty GE, Microsoft, Cargill, Exxon Mobil. Và có thể nói những kết quả này là phát triển nhưng vẫn còn khiêm tốn và còn nhiều tiềm năng để phát triển các quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, và mong rằng trong thời gian tới, thì Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam, cũng như thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng khi Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như các thành viên khác trong đối tác thương lượng TPP sẽ hoàn thiện và mở nhiều cơ hội việc tăng cường thương mại, kinh tế cũng như đầu tư giữa 2 nước.

    Nói chuyện với các nhà báo tại Hà Nội sau cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Clinton nói thỏa thuận TPP sẽ nâng cao tiêu chuẩn về các điều kiện lao động, bảo vệ môi trường, và quyền sở hữu trí tuệ.

    Ngoại trưởng Clinton nói: "Nâng cao các tiêu chuẩn ấy là điều rất quan trọng bởi vì trong các điều kiện Việt Nam tiếp tục phát triển và chuyển đổi sang một nền kinh tế dựa trên sức sáng tạo và tinh thần kinh doanh trong thế kỷ 21, thì phải có nhiều cơ hội để tự do trao đổi ý kiến hầu có thể củng cố nền pháp trị sự tôn trọng các quyền phổ quát của mọi người lao động, kể cả quyền được thành lập công đoàn. "

    Phúc trình mới nhất về nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói các quyền chính trị Việt Nam bị hạn chế nghiêm trọng, trong khi các cuộc bầu cử quốc hội không tự do mà cũng không công bằng, và hệ thống tư pháp Việt Nam bị bóp méo nghiêm trọng vì ảnh hưởng chính trị và nạn tham nhũng tràn lan.

    Ngoại trưởng Clinton nói: "Vì lý do đó, tôi đã nêu ra mối quan ngại về vấn đề nhân quyền, kể cả việc tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động, các luật sư và blogger vì họ đã bày tỏ ý kiến ​​và tư tưởng một cách ôn hòa. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm đến những hạn chế về quyền tự do ngôn luận trên mạng, và vụ án xét xử người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sắp diễn ra."

    Những blogger này bị buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước thông qua Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Nhóm này được thành lập năm 2007 để thúc đẩy báo chí độc lập và tự do ngôn luận.

    Việt Nam nói phúc trình về nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra những kết luận thật đáng tiếc và "nhận xét phiến diện dựa trên những thông tin sai lệch.”

No comments: