Saturday, July 14, 2012

TIN BIỂN ĐÔNG


Việt - Mỹ và Việt – Trung


2012-07-12
Trong khi chuyến viếng thăm đến Việt Nam lần thứ ba trong vòng 2 năm của bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ có thể mở ra một tương lai mới làm sâu sắc thêm mối quan hệ Hà Nội – Washington, thì những tranh chấp lãnh hải dường như đang làm mối quan hệ Việt – Trung trở nên căng thẳng. 
RFA screen capture
Bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu tại bộ ngoại giao Việt Nam. 
Việt – Mỹ siết tay
Bà Hillary Clinton rời Việt Nam sau hai ngày thăm viếng với lời khẳng định “Việt Nam đang ngày càng quan trọng ở Đông  Nam Á”, trong lúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cần nâng tầm quan hệ hai nước. Lần này đến Việt Nam, người đứng đầu bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mang theo một lịch trình dày đặc, không kém các chuyến đối thoại nhộn nhịp của giới chức Hà Nội, Washington trong thời gian gần đây.
Mới đầu tháng trước, Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta cũng đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Hình ảnh ông Tổng trưởng vẫy chào trên tàu USNS Richarcd. E Byrd neo đậu tại cảng Cam Ranh đánh dấu bước chân đầu tiên của một bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến đây từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Tiếp theo chuyến viếng thăm của người đứng đầu bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là cuộc đối thoại quốc phòng giữa trợ lý ngoại trưởng đặc trách vấn đề chính trị và quân sự Andrew J. Shapiro cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh. Những hoạt động ngoại giao này diễn ra trong một thời gian ngắn sau những bước phát triển của 15 năm bình thường hóa quan hệ cho phép người ta lạc quan về một mối quan hệ mới giữa hai nước cựu thù.
dưới góc độ kinh tế, tôi nghĩ rằng cả Hà Nội và Washington đều đang nỗ lực để duy trì ...mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, dưới góc độ an ninh, thì sự quan ngại là rất rõ ràng.TQ ngày càng tăng cường củng cố quân sự, cách thức họ gây áp lực lên Việt Nam, cách thức họ tuyên bố chủ quyền ngoài Biển Đông và cả những động thái của họ đối với Hoa Kỳ nữa.
học giả Michael Auslin
Tháng 7 là tháng quan trọng đánh dấu nhiều mốc tích cực trong quan hệ Việt - Mỹ. Tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ hai nước.
Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế
Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Tháng 7 năm 2010, bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Việt Nam lần đầu tiên trong nhiệm kỳ với nổ lực thúc đẩy nâng tầm quan hệ hai nước. Và tháng 7 năm nay, bà Ngoại trưởng đến Việt Nam lần thứ ba trong vòng hai năm với những hứa hẹn mới cho sự hợp tác quan trọng.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài RFA, học giả về Châu Á Michael Auslin cũng cho biết vì sao Hoa Kỳ cần Việt Nam:
“Cả hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ đều đang có những quan ngại giống nhau về Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang trở thành một đối tác thương mại quan trọng đối với cả 2 quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ. Vì thế dưới góc độ kinh tế, tôi nghĩ rằng cả Hà Nội và Washington đều đang nỗ lực để duy trì sự ổn định cũng như phát triển hơn nữa mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, dưới góc độ an ninh, thì sự quan ngại là rất rõ ràng. Trung Quốc ngày càng tăng cường củng cố quân sự, cách thức họ gây áp lực lên Việt Nam, cách thức họ tuyên bố chủ quyền ngoài Biển Đông và cả những động thái của họ đối với Hoa Kỳ nữa”.
…trên cơ sở “đôi bên cùng có lợi”
Điểm đặc biệt trong chuyến đi này của bà Hillary Clinton là bà trực tiếp gặp Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng. Nằm trong bộ Chính trị, nắm ngành an ninh, quân đội trên thực tế, ĐCSVN được cho là nhân tố quan trọng trong các chính sách của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Washington, ĐCSVN 
Ngày 21 tháng 6 vừa qua quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển. (Source VTV9)
Ngày 21 tháng 6 vừa qua quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển. (Source VTV9)
“rất thận trọng trong mối quan hệ với Hoa Kỳ”. 
Theo một thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh đi từ Hà Nội ngày 10 tháng 7 ghi lại cuộc họp thường kỳ của cơ quan này, thì mục đích cuộc tiếp xúc của bà Ngoại trưởng và ông Nguyễn Phú Trọng là vì Hoa Kỳ chủ động nâng cao niềm tin của ĐCSVN với Washington.
“Thận trọng” có thể là một từ dùng để chỉ mối quan hệ hiện nay của Hà Nội – Washington nhưng nó không phải là một mối quan hệ thụt lùi hay dậm chân tại chỗ. Nếu so sánh với mối quan hệ 60 năm giữa Việt Nam – Trung Quốc, có nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Việt – Mỹ được xây dựng trên một cơ sở chắc chắn hơn và không ngừng phát triển.
“Thận trọng” có thể là một từ dùng để chỉ mối quan hệ hiện nay của Hà Nội – Washington nhưng nó không phải là một mối quan hệ thụt lùi hay dậm chân tại chỗ...có nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Việt – Mỹ được xây dựng trên một cơ sở chắc chắn hơn và không ngừng phát triển
Năm 2000, hai nước ký kết hiệp định thương mại song phương. Năm 2007, Quốc hội Hoa Kỳ phê duyệt việc bình thường hóa thương mại vĩnh viễn (PNTR). Năm 2006, Việt Nam được ra khỏi danh sách các nước cần được quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Cũng năm đó, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Tất cả những điều đó đã làm thương mại hai nước từ hầu như bằng không hồi năm 1995 đã tăng lên 22 tỷ đô la trong năm 2011.
Về quân sự, năm 2008, cuộc đối thoại quân sự - chính trị đầu tiên về an ninh khu vực và các vấn đề chiến lược được thực hiện. Tháng 8 năm 2010, hai nước đã đồng ý tổ chức đối thoại an ninh quốc phòng mỗi năm 2 lần. Tất cả những ký kết sẽ không mang một ý nghĩ thực tiễn nếu nó không được thực hiện bởi những chuyến viếng thăm, trao đổi dày đặc giữa cơ quan an ninh, quốc phòng hai nước diễn ra trong vòng hai năm nay, mà điển hình nhất là những cuộc thăm viếng của các tàu chiến quan trọng của Hoa Kỳ tại các cảngViệt Nam.
Mặc dù các tàu chiến Hoa Kỳ chỉ đến các cảng dân sự Việt Nam, và mặc dù vấn đề nhân quyền có thể cản trở việc hợp tác thương mại về mua bán vũ khí nhưng việc tìm ra một lợi ích chung là cơ sở tháo bỏ những rào cản. Đây chính là một chính sách xuyên suốt của Hoa Kỳ từ những năm 50 nhằm phát triển quan hệ đồng minh với các nước khác.
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ hôm nay gặp nhau tại Hà Nội.
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ hôm nay gặp nhau tại Hà Nội. tháng 6/2012. AFP
Hồi tháng 6 vừa qua, tại Việt Nam, ông Bộ trưởng Leon Panatta cũng khẳng định có cùng mục đích với những điều mà Bộ trưởng Phùng Quang Thanh muốn thúc đẩy: “điều quan trọng là phải đảm bảo làm sao các nước có thể phát triển năng lực, kinh tế, thương mại. Điều đó sẽ đem các nước xích lại với nhau”. Trong bài viết “For China, It’s all about America” (“Đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ là điểm tập trung duy nhất”) đăng trên The Diplomat hôm đầu tháng 7 của học giả Michael Auslin, ông cũng khẳng định rằng “mặc dù các nước khác luôn ngờ vực những ý định thực sự của Washington… nhưng người ta cũng phải nhìn nhận rằng Hoa Kỳ thường tìm kiếm một loại quan hệ dựa vào nguyên tắc hai bên cùng có lợi”.
“mặc dù các nước khác luôn ngờ vực những ý định thực sự của Washington…nhưng người ta cũng phải nhìn nhận rằng Hoa Kỳ thường tìm kiếm một loại quan hệ dựa vào nguyên tắc hai bên cùng có lợi”
học giả Michael Auslin
Thực tế, Hoa Kỳ đã khẳng định “lợi ích quốc gia” của mình tại biển Đông và gần đây Quốc hội nước này đã bắt đầu lên tiếng muốn thông qua UNCLOS, một dấu hiệu cho thấy có điểm đồng thuận chung giữa Việt – Mỹ trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông.
Việt - Trung giãn dần
Trong khi đó, mặc dù mối quan hệ Việt – Trung đã được thiết lập hơn 60 năm, nhưng khó có thể gọi đây là một mối quan hệ không nhập nhằng hay cân bằng. Chủ thuyết cộng sản đã gắn kết hai nước Việt – Trung nhưng nó cũng tạo ra một mối quan hệ giữa hai Đảng hơn là giữa hai nhà nước độc lập, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là nước chịu thiệt thòi. Điều này thể hiện qua những văn kiện được ký kết giữa hai Đảng nhưng được cho là của hai nước mà trong đó Việt Nam đã có những ứng xử “nhún nhường”, như nhận xét của GS Nguyễn Đăng Hưng (Bỉ quốc, hiện giảng dạy tại việt Nam):

Trung Quốc đưa 4 tàu hải giám hiện đại vào tuần tiểu trong khu vực tranh chấp khu vực quần đảo Trường Sa. Courtesy sinaimg.cn

Trung Quốc đưa 4 tàu hải giám hiện đại vào tuần tiểu trong khu vực tranh chấp khu vực quần đảo Trường Sa. Báo TQ/ sinaimg.cn
“Tôi nghĩ là cho đến bây giờ Việt Nam vẫn có chủ trương nhún nhường và giải quyết êm đẹp giữa hai nước có thể chế tương đồng. Tôi cho rằng đây là một sai lầm”.
Đây là lần đầu tiên QH nước CHXHCNVN khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nó còn là một văn bản chính thức khai tử công hàm năn 1958 của ông Phạm Văn Đồng mà Trung Quốc luôn dùng nói để khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông
Theo ông Đông Đinh Kim Phúc
Từ năm 1949, khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, có thể chia quan hệ Việt – Trung ra năm giai đoạn: giai đoạn từ năm 1949 đến 1978 (với sự tin tưởng và hỗ trợ); giai đoạn từ 1979 đến 1990 (với những cuộc chiến tranh biên giới và tại biển Đông); giai đoạn từ 1991 đến khoảng năm 2007 (với việc phục hồi mối quan hệ từ sau chuyến viếng thăm của đại tướng Lê Đức Anh); giai đoạn từ năm 2008 đến cuối năm 2011 (với ngày càng nhiều các cáo buộc xâm phạm lãnh hải từ phía Việt Nam); và giai đoạn hiện tại khi giới chức Việt Nam bắt đầu phản bác lại lập luận của Trung Quốc một cách cứng rắn hơn.
Hôm 21 tháng 6 vừa qua, QH Việt Nam thông qua luật biển Việt Nam với điều 1 khẳng định chủ quyền của Hà Nội tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc, việc này có một ý nghĩa quan trọng:
“Đây là lần đầu tiên QH nước CHXHCNVN khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nó còn là một văn bản chính thức khai tử công hàm năn 1958 của ông Phạm Văn Đồng mà Trung Quốc luôn dùng nói để khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông”.
Việt Nam thông qua luật biển đã làm Trung Quốc phản ứng gay gắt bằng việc triệu hồi đại sứ, chính thức tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trong đó bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và cho tàu hải giám đi tuần tra. Căng thẳng hơn, Trung Quốc kêu gọi mời thầu tại 9 lô dầu khí mà trong đó có các lô nằm trong quyền đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Cũng theo thông tin vừa loan hôm 10 tháng 7, sáu tàu cá Quảng Ngãi vừa bị Trung Quốc bắt giữ trong vòng một tuần qua, trong đó chỉ có ba tàu vừa được thả về nước.
Việc Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa vừa bị phó chủ tịch thường trực hội nghề cá Việt Nam phản đối. Các hành động trước đó của Trung Quốc cũng bị bộ Ngoại giao Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, và tập đoàn dầu khí Việt Nam cực lực phản đối. Còn người dân Việt Nam trong hai tuần qua cũng xuống đường tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ mất bạn?
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 nhiệm kỳ 2012 – 2017 Hội Hữu nghị Việt – Trung được tổ chức hôm 10 tháng 7 tại Hà Nội, phó TT Nguyễn Thiện Nhân vẫn tiếp tục khẳng định mối quan hệ “mười sáu chữ vàng”, “bốn chữ tốt”. Tuy nhiên, nhìn những diễn biến trong quan hệ Việt - Trung và những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, khó có thể nói mối quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh đang đi đúng hướng.
Khó có thể nói mối quan hệ thực tế giữa Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” khi trong những vụ phân chia biên giới, những cuộc chiến chủ quyền và những cuộc đua trên thương trường, Việt Nam luôn là người đổ máu và thiệt thòi.
Khó có thể nói mối quan hệ thực tế giữa Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” khi trong những vụ phân chia biên giới, những cuộc chiến chủ quyền và những cuộc đua trên thương trường, Việt Nam luôn là người đổ máu và thiệt thòi. Ngay cả việc giải quyết tranh chấp tại biển Đông, giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng chưa đạt được ý tưởng đồng thuận khi Trung Quốc chủ trương giải quyết song phương và không có chủ trương dựa vào COC để giải quyết tranh chấp.
Đã có những đồn đoán cho rằng Trung Quốc đang dần mất đi người bạn của mình và mối quan hệ này của hai nước “là một cuộc hôn nhân gượng ép”. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc vừa có bài viết cảnh cáo Việt nam “sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”, cho thấy phía Trung Quốc không phải kém khôn ngoan để không nhìn thấy quan hệ Việt – Mỹ đang tiến từ từ. Nhà nghiên cứu biển Đông Dương Danh Dy nhận xét:
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc vừa có bài viết cảnh cáo Việt nam “sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”, cho thấy phía Trung Quốc không phải kém khôn ngoan để không nhìn thấy quan hệ Việt – Mỹ đang tiến từ từ.

“Đồng thời, chúng tôi rất coi trọng sự ủng hộ về tinh thần, thậm chí cả về vật chất của các nước có lòng tốt trên thế giới. Trong đó, chúng tôi không loại trừ Mỹ. Cho nên Mỹ giúp đỡ được chúng tôi về tinh thần, về vật chất hay về bất kỳ điều gì nữa trong việc làm cho tình hình biển Đông ổn định; làm cho sự xung đột giảm căng thẳng đi, chúng tôi đều hoan nghênh.”
Chủ thuyết cộng sản có lẽ là sợi dây ràng buộc mà những ai lạc quan vào mối quan hệ Việt – Trung dựa vào. Tuy nhiên, một chủ thuyết chưa bao giờ được lịch sử chứng minh là nhân tố quyết định cho mối quan hệ lâu dài của hai nước mà lợi ích mới chính là yếu tố quyết định. Trung Quốc sẽ mất bạn? Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ đối tác chiến lược quan trọng? Điều đó rồi tương lai sẽ trả lời. Thế nhưng, giới thạo tin cho biết tháng 11 này, tổng thống Barack Obama có thể sẽ ghé thăm Việt Nam và người ta mong đợi rằng việc cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam sẽ được bãi bỏ. Còn đối với Trung Quốc, những hoạt động nào sắp diễn ra trong thời gian tới? Có lẽ là những cuộc biểu tình của người Việt và việc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.

Theo dòng thời sự:

 

Kết thúc diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19

2012-07-12
Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 vừa kết thúc tại Phnom Penh ngày 12/7.

RFA PHOTO/Quốc Việt
Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 tại Phnom Penh ngày 12/07/2012.


Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 19 đã tập trung thảo luận những vấn đề nổi cộm như tranh chấp biển Đông, an ninh lương thực, xung đột ở bán đảo Triều Tiên, tiến trình cải tổ dân chủ; đặc biệt là định hướng tương lai và nỗ lực hướng tới việc xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Cơ hội bày tỏ quan điểm


Bộ trưởng Ngoại giao các nước kêu gọi các nước Phương Tây nới lỏng cấm vận vì Myanmar có sự thành tâm trong tiến trình đưa đất nước quay trở lại dân chủ. Ô. Kao Kim Hourn
Quan chức cấp cao của Campuchia cho biết Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã tạo cơ hội cho các nước thành viên ASEAN bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, an ninh cùng quan tâm, trao đổi hợp tác và tìm kiếm những biện pháp đối phó với các thách thức nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực và thế giới.
Quốc vụ khanh thuộc Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia là ông Kao Kim Hourn cho biết tại buổi họp báo Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và 17 nước đối tác đã thống nhất và thông qua kế hoạch hoạt động mà các quan chức cấp của các nước được thực hiện vừa qua, đồng thời ARF cũng định hướng cho kế hoạch năm 2012 – 2013.
Theo ông, những vấn đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất là sự biến đổi khí hậu, tiến trình cải tổ dân chủ cũng như xung đột trong khu vực. Trong đó, các thành viên 27 nước đã hoan nghênh những tiến trình cải tổ dân chủ của Myanmar; nhận thức vai chủ đạo của ASEAN và nâng cao vai trò trên trường quốc tế thông qua việc tăng cường mở rộng các quan hệ đối ngoại; thúc đẩy các bên đang có xung đột ở bán đảo Triều Tiên phải tôn trọng luật pháp quốc tế và sự quyết định của Liên Hiệp Quốc, tránh trường hợp làm tăng thêm sự căng thẳng trong khu vực; trao đổi một số vấn đề đang phát triển và những khó khăn trong khu vực Đông Á.
Về vấn đề biển Đông, Diễn đàn khu vực ASEAN cũng kêu gọi các bên liên quan tranh chấp tôn trọng Tuyên bố về ứng xử (DOC) ở biển Đông, Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện (TAC), luật pháp quốc tế, luật biển năm 1982 và tự do hàng hải.
Ông Kao Kim Hourn cho biết thêm:



ARF-4-250.jpg

Đại diện các nước tại Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 ở Phnom Penh ngày 12/07/2012. RFA PHOTO/ Quốc Việt.
“Một trong những vấn đề quan trọng được tập trung thảo luận tại Diễn đàn, Bộ trưởng Ngoại giao các nước đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về vấn đề biến đối khí hậu. Các bên quyết tâm dùng Diễn đàn khu vực ASEAN để tìm biện pháp hạn chế biến đối khí hậu, thiếu lương thực.
Đối với trường hợp của Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao các nước kêu gọi các nước Phương Tây nới lỏng cấm vận vì Myanmar có sự thành tâm trong tiến trình đưa đất nước quay trở lại dân chủ.
Đáp lại tiến trình chuyển đổi dân chủ tại Myanmar, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nới lỏng lệnh cấm vận, bao gồm tài chính, đầu tư và đi lại đối với quốc gia Đông Nam Á này.
Bà Clinton công bố tại buổi họp báo sau khi kết thúc Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 hồi chiều ngày 12/7 rằng Hoa Kỳ nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar và bắt đầu cho phép các nhà đầu tư để làm các doanh nghiệp trong nước này.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN cùng Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ cũng tổ chức Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 2. Các Bộ trưởng Ngoại giao đã khẳng định vai trò quan trọng của EAS và những đóng góp của EAS trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Các bên nhất trí thúc đẩy trao đổi giáo dục, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và sáng tạo hợp tác.

Mỹ đứng vào trước sân ngôi nhà Trung Quốc

2012-07-12
Tuần này có nhiều sự kiện liên quan đến Việt Nam và Đông Nam Á. Được quốc tế chú ý nhiều nhất là hoạt động của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Việt Nam, chuyến thăm lịch sử của bà Ngoại trưởng Mỹ tại Lào, nhưng sự chú ý hơn hết của châu Á và Việt Nam hướng vào bài diễn văn của bà Clinton trong buổi khai mạc hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN- Hoa Kỳ tại Phnom Penh lúc chiều thứ tư.


RFA screen capture
Bà Clinton nhận hoa tặng trước buổi họp báo ở Hà Nội

Công việc ở Việt Nam

Mục đích chuyến thăm Việt Nam của bà Clinton là thúc đẩy mậu dịch, mở rộng và tăng tiến mối quan hệ song phương về thương mại, giáo dục, song song với những khuyến cáo liên quan đến dân chủ, nhân quyền.
Bà Clinton nhấn mạnh đến việc gia tăng trao đổi thương mại cùng những biện pháp, những phương thức thực hiện chương trình đó. Quan hệ về giáo dục trong đó các chương trình học bổng và trao đổi sinh viên được xem là một phương thức để siết chặt quan hệ song phương, đưa hai nước lại gần nhau hơn nữa, đồng thời giúp Việt Nam nâng cao phẩm chất nền giáo dục cùng với năng lực của hệ thống nhân sự cấp cao.
Nhiều ý kiến cho rằng bà Clinton đưa ra những khuyến cáo mạnh mẽ với những giới chức lãnh đạo của Việt Nam về vấn đề dân chủ và nhân quyền, quyền tự do bày tỏ ý kiến và phổ biến quan điểm,  là do sự chỉ trích mạnh mẽ chưa từng thấy của dân biểu Frank Wolf đối với hành pháp Mỹ, nhất là bộ ngoại giao và toà đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Dân biểu Frank Wolf khi trả lời cuộc phỏng vấn của RFA đã gọi đại sứ David Shear là người dối trá. Ông đã hứa mời những nhân vật bất đồng chính kiến nổi bật đến toà đại sứ nhưng sau lại nói với ông Wolf là cần phải giữ cân bằng trong hoạt động ngoại giao. Nghĩa là ông đại sứ có thể đã không mời ai hoặc đã huỷ bỏ cuộc hẹn.

Vì sao đành thất hứa?

Đây là điều khá lạ lùng trong nền nếp hoạt động của chính quyền Hoa Kỳ, vì trong một buổi điều trần trước đây tại Hạ viện, phụ tá ngoại trưởng Mỹ về nhân quyền và lao động có hứa với dân biểu Frank Wolf là sẽ chỉ thị cho toà đại sứ mở rộng cửa đón mời những nhà dân chủ Việt Nam. Đại sứ David Shear cũng hứa là sẽ 
clinton-at-asean-250
Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN-Hoa Kỳ - RFA sreenshot
mời, nhưng vì sao ông lại đổi hướng nhanh như vậy?
Đó là một việc rất tế nhị về ngoại giao. Người ta còn nhớ đã có lần những người bất đồng chính kiến được mời đến toà đại sứ Mỹ nhưng nhiều người bị công an ngăn cản quyết liệt ngay trước cổng toà đại sứ. Cho nên chắc chắn đã phải có sự phản đối quyết liệt của Hà Nội về sự kiện này, và bộ ngoại giao Hoa Kỳ, vào lúc Ngoại trưởng Cllinton sắp đến Việt Nam, đã phải nhượng bộ.
Thêm nữa, bây giờ đang là thời gian hai đảng chính trị của Hoa Kỳ cạnh tranh quyết liệt cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới, nên dân biểu Frank Wolf thuộc đảng Cộng hoà đã không bỏ lỡ dịp đả kích chính quyền Obama của đảng Dân Chủ. Dân biểu Frank Wolf còn nói ông mong với vị Tổng thống sắp tới, ý nói người thay thế ông Obama, thì vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam sẽ là một người Mỹ gốc Việt.
Nhưng dù sao cũng khó cãi được với những điều ông Wolf lên án đại sứ David Shear vì vị sứ thần đã hứa mà không làm. Ông Shear còn bị chê là người kém khả năng, hay là cả một sự thất bại, khi vị dân biểu nhắc đi nhắc lại “he’s a failure”.

Phải chứng tỏ bênh vực tự do

Và có lẽ vì bị thúc đẩy và chỉ trích như vậy nên ngoại trưởng Clinton đã nêu những khuyến cáo khá mạnh mẽ với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, mà tin tức quốc tế nói là đã khiến ông Trọng đang vui vẻ xã giao thì đã nghiêm mặt lại.
Bà Clinton đề cập ngay đến vấn đề tự do phổ biến quan điểm tại Việt Nam, và bà nhấn mạnh rằng dân chủ và thịnh vượng phải cùng nắm tay đi với nhau, đổi mới chính trị và tăng trưởng kinh tế có liên quan với nhau. Bà nhắc lại điều đã phát biểu tại Mông Cổ với ý phản bác quan điểm của lãnh đạo Việt Nam cũng như tại các nước độc tài, là muốn giành ưu tiên cho phát triển kinh tế thì phải có ổn định chính trị. Đây là điều bà Clinton đã nêu ra với lãnh đạo Mông Cổ khi thăm xứ này, và được cho là còn nhằm khuyến cáo cả Trung Quốc.
Sau đó bà Clinton thăm Lào trong một chuyến đi lịch sử kể từ khi ngoại trưởng John Foster Dulles thăm xứ Vạn Voi trong một ngày,cách nay đã 57 năm. Bà cổ võ tăng tiến quan hệ thương mại song phương và hứa hẹn mở rộng quan hệ, rồi vội vã rời nước Lào sau 4 giờ đồng hồ để bay qua Phnom Penh, đọc diễn văn khai mạc hội nghị ngoại trưởng ASEAN-Hoa Kỳ. Bài diễn văn này có gì đáng chú ý?

Sáu trụ cột chiến lược

Ngoại trưởng Hillary Clinton đã xác định quyết tâm của Hoa Kỳ đặt chân trở lại và đứng vững mãi trên khu vực những láng giềng ở ngày sân trước của ngôi nhà Trung Quốc.

clinton-zhang-250
Ngoại trưởng Clinton bắt tay Ngoại trưởng Dương trước khi vào họp song phương- AFP photo
Bà Clinton nhấn mạnh những điều gọi là quan thiết đối với Hoa Kỳ là an ninh hàng hải, chống phổ biến vũ khí nguy hiểm, cũng hàm ý chống bành trướng, và tăng trưởng kinh tế, trong khi bà xác định lại một lần nữa việc Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược về kinh tế cũng như quân sự sang châu Á.
Bà cho biết Hoa Kỳ đầu tư ở các nước ASEAN nhiều hơn ở Trung Quốc! Bà hứa hẹn lắng nghe mọi nhu cầu khẩn thiết của ASEAN để hợp tác và giải quyết, trong đó có nhu cầu cần Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện ở Đông Nam Á.Bà công bố một kế hoạch mới gọi là “Sáng kiến can dự chiến lược ở châu Á Thái Bình Dương” gọi tắt là APSEI, và nhiều vấn đề khác.
Kế tiếp đó Ngoại trưởng Mỹ nêu ra những nét tổng quát của kế hoạch ấy, cùng với những yếu tố chủ đạo trong chiến lược của Hoa Kỳ dành cho châu Á Thái Bình Dương. Bà nói Hoa Kỳ chú trọng vào sáu cột trụ chiến lược, gồm hợp tác vì an ninh khu vực, hội nhập kinh tế và trao đổi mậu dịch, khai mở vùng hạ lưu Mekong, thứ tư là đối phó những nguy cơ liên quốc gia, thứ năm là phát huy dân chủ, và thứ sáu là giải quyết những di hại của chiến tranh.
Bà Hillary Clinton hứa hẹn sẽ “đặt cược” cho kế hoạch này tại Diễn đàn Khu vực của ASEAN trong tuần này. Sau đó bà nói đến kế hoạch cứu trợ thiên tai cho Đông Nam Á, mà có thể hiểu là thường liên quan chặt chẽ đến hải quân Hoa Kỳ cũng như hải quân của những nước ven biển Đông, cũng đồng nghĩa với sự chuẩn bị cho những hoạt động sâu rộng của hải quân Mỹ ở biển Đông.

Trụ cột chống ngăn ai?

Về những hoạt động của bà ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Phnom Penh trong các hội nghị của ASEAN, có thể nói tóm tắt là Hoa Kỳ đang đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc chuyển trục chiến lược sang châu Á. Hoa Kỳ đang tiến vào đặt mối liên lạc chặt chẽ ở những vùng lân cận, những quốc gia “môi hở răng lạnh” cạnh Trung Quốc.
Thứ trưởng ngoại giao Phó Oánh của Trung Quốc tuyên bố không có gì e ngại trước chiến lược của Mỹ. Nhưng cùng lúc, Thứ trưởng ngoại giao Thôi Thiên Khải nói với Úc rằng các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn áp dụng những tư tưởng từ thời chiến tranh lạnh trong quan hệ với Bắc Kinh, qua ý đồ bao vây Trung Quốc trên vùng biển Thái Bình Dương.
Mỹ và đồng minh phương Tây vừa thắng lớn ở Miến Điện. Gần đây kế hoạch đặt một cơ sở của NASA tại Thái Lan đang bị quốc hội Thái đình hoãn, cũng nằm trong kế hoạch chiến lược này.
Hoa Kỳ rõ ràng đã quyết tâm tranh thắng cùng Trung Quốc ngay trong sân trước của Bắc Kinh, nơi địa bàn chiến lược trước cửa ngôi nhà Trung Quốc, nơi chứa đựng nguồn nguyên nhiên liệu sinh tử cho sức mạnh kinh tế, nơi thị trường quan yếu của nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển.
Và ba nước Đông Dương Việt Lào Cambodia đang chiếm vị trí quan trọng nhất trên trận đồ quốc tế này.
Liệu Mỹ có để Trung Quốc tung hoành trên biển Đông như con hổ dữ giữa bầy dê tan tác?

No comments: