Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-05-09
Sau khi gây quan ngại cho nước láng giềng Nhật Bản bằng các cuộc tập trận gần tỉnh đảo Okinawa, mới đây Trung Quốc lại gia tăng tuần tra ở Biển Đông.
Các hành động của Trung Quốc trong tháng qua cho thấy nước này đã có một kế hoạch rõ ràng đối với vùng biển đang tranh chấp với các nước láng giềng.
Mời quý vị cùng thông tín viên Ngọc Trân tìm hiểu thêm các hành động mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian gần đây.
Chỉ ngư dân Trung Quốc mới được đánh cá?
Từ lâu, Trung Quốc không còn giấu giếm ý định muốn chiếm Biển Đông làm cái ao nhà của họ. Qua các tuyên bố gần đây của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền trên Biển Đông được lặp đi lặp lại cùng với các hành động như: thường xuyên tập trận trong khu vực, đưa các tàu ngư chính xuống tuần tra ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của các nước khác, điều đó cho thấy thái độ của Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu chiến hơn trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Đầu tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã điều hai tàu Ngư chính 311 và 202 từ vịnh Tam Á, thuộc tỉnh Hải Nam, đến tuần tra trong khu vực Trường Sa. Các giới chức Trung Quốc cho biết, hai tàu này được điều đi với mục đích tuần tra và hộ tống các tàu đánh cá Trung Quốc, trong khoảng thời gian một tháng ở quần đảo Trường Sa, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc gần 1,200 km.
Cuối tháng 4 vừa qua, Cục Quản lý Nghề cá Trung Quốc cho biết, hai tàu khác đã được điều đến thay thế hai tàu Ngư chính 311 và 202. Ông Ngô Tráng, Giám đốc Cục Quản lý Nghề cá ở Biển Đông thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, cho biết: "Tàu Ngư chính 301 và 302 của Trung Quốc sẽ thay tàu Ngư chính 311 và 202, đang tuần tra trên vùng biển thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) từ ngày 1 tháng 4".
Ông Ngô Tráng cũng nói thêm rằng, các tàu ngư chính này tuần tra với mục đích hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông và củng cố quyền đánh cá của nước này ở quần đảo Trường Sa.
Ông Ngô Tráng cũng nói thêm rằng, các tàu ngư chính này tuần tra với mục đích hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông và củng cố quyền đánh cá của nước này ở quần đảo Trường Sa.
Hành động này cho thấy, Trung Quốc đưa các tàu ngư chính tuần tra không phải để bảo vệ các tàu đánh cá bị sách nhiễu bởi tàu của các nước khác trong khu vực, mà các con tàu này được sử dụng nhằm “củng cố” quyền đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông. Nghĩa là, những con tàu trên được sử dụng với mục đích ngăn chặn quyền đánh bắt cá của những tàu không phải là Trung Quốc.
Malaysia phản đối mạnh mẽ
Malaysia là nước phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa tàu đến tuần tra trong khu vực này. Theo tin từ báo Trung Quốc, các tàu ngư chính của họ đã gặp phải sự đối đầu với tàu chiến và máy bay chiến đấu của Malaysia ở khu vực Trường Sa.
Tàu ngư chính của Trung Quốc đã bị tàu Malaysia bám theo sát trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng hồ, từ 10 giờ sáng ngày 29 tháng 4 đến 3 giờ sáng ngày 30 tháng 4. Báo chí cũng mô tả, có lúc tàu Malaysia đuổi theo, chỉ cách tàu Trung Quốc khoảng 300 mét.
Thời điểm gay cấn nhất phải kể đến là lúc khẩu pháo hạm trên tàu chiến Malaysia, chĩa thẳng vào tàu Ngư chính 311 của Trung Quốc vào lúc 10 giờ sáng ngày 29 tháng 4. Sau đó, phía Malaysia dùng loa phóng thanh hướng vào tàu Trung Quốc, thông báo với họ rằng, đội tàu của họ đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế thuộc lãnh hải Malaysia.
Phía Trung Quốc đáp lại rằng tàu của họ đang thi hành nhiệm vụ quản lý định kỳ ở lãnh hải mà Trung Quốc cho rằng đã thuộc về họ. Khoảng nửa tiếng sau, chiếc loa trên tàu Malaysia phát ra bằng tiếng Trung rằng: “Đội tàu Ngư chính Trung Quốc, chúng tôi là quân hạm Malaysia, mong các ông hãy rời khỏi nơi này”.
Báo chí Trung Quốc mô tả, nòng pháo của con tàu 3503 Malaysia nặng khoảng 300 tấn, đã chĩa thẳng vào tàu Ngư chính 311, và tàu Malaysia càng ngày càng tiến vào tàu đối phương. Thủy thủ đoàn Trung Quốc còn nhìn thấy tàu Malaysia có trang bị 2 tên lửa đạn đạo, và các binh sĩ trên tàu đầu đội mũ sắt với tư thế sẵn sàng chiến đấu, trong đó có 4 binh sĩ tiến vào các khẩu pháo ở phía sau boong tàu. Phía trái tàu chiến Malaysia cũng có một nòng pháo khác chĩa thẳng vào tàu ngư chính của Trung Quốc, điều này đã làm cho thủy thủ đoàn Trung Quốc vô cùng căng thẳng.
Đến 11 giờ 50 phút cùng ngày, một phi cơ chiến đấu của Malaysia xuất hiện trên bầu trời mà phía bên dưới là tàu Trung Quốc, phi cơ này bay lượn liên tục khoảng 15 phút. Vào buổi chiều cùng ngày, vẫn phi cơ của Malaysia một lần nữa xuất hiện, bay một vòng trên không với mục đích cảnh cáo Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải của nước họ.
Trên biển, các tàu chiến Malaysia vẫn tiếp tục đuổi theo các tàu Ngư chính 301 và 302 của Trung Quốc. Khoảng 3 giờ chiều ngày 29 tháng 4, một trong các tàu ngư chính của Trung Quốc hướng về bãi ngầm James Shoal (Trung Quốc gọi là bãi ngầm Tằng Mẫu), đây là bãi ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, cách thành phố biển Bintulu của nước này khoảng 80 km về phía Tây Bắc.
Có thể có nhiều tàu Malaysia đã đuổi theo các tàu Trung Quốc. Theo báo chí Trung Quốc mô tả, những người trên tàu của họ vẫn còn thấy các tàu Malaysia đuổi theo các tàu ngư chính cho tới 3 giờ sáng ngày 30 tháng 4.
Tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc?
Một hành động khác được cho là mới nhất của Trung Quốc ở vùng Biển Đông đó là cuối tháng qua, Trung Quốc đã đặt Biển Đông vào “lợi ích cốt lõi” của họ. Giới chuyên gia cho rằng, đây là cụm từ lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng đối với Biển Đông, nâng tầm quan trọng của khu vực này lên ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã thể hiện một hành động hung hăng mới đối với khu vực đang tranh chấp.
Cũng xin nhắc thêm, đầu tháng trước, Trung Quốc đã loan tin rằng họ sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ theo lợi ích của Washington nếu Hoa Kỳ tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.
Ông Lý Đạo Quỳ, cố vấn cao cấp Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nói: “Bắc Kinh có thể điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ. Khi Mỹ tôn trọng ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc thì vấn đề bất đồng về chính sách tiền tệ có thể được giải quyết một cách dễ dàng”.
Theo tin từ Reuters, trong một cuộc điện đàm ngày 2 tháng 4 vừa qua giữa Tổng thống Obama, với ông Hồ Cẩm Đào, rằng hai nước đã đạt một sự đồng thuận rất quan trọng, đó là hai nước đồng ý “tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau”.
Bắc Kinh có thể điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ. Khi Mỹ tôn trọng ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc thì vấn đề bất đồng về chính sách tiền tệ có thể được giải quyết một cách dễ dàng.
Ông Lý Đạo Quỳ
Báo chí Trung Quốc đưa tin, trong lần gặp gỡ riêng giữa lãnh đạo hai nước Mỹ - Trung tại Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ở Washington hồi tháng 4 vừa qua, Tổng thống Obama một lần nữa tái khẳng định: Hoa Kỳ tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, và rằng Washington sẽ thận trọng xử lý một số vấn đề nhạy cảm trong quan hệ song phương.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Trung Quốc chưa đặt Biển Đông vào “lợi ích cốt lõi”, mà chỉ có hai vấn đề chính là Đài Loan và Tây Tạng.
Câu hỏi được đặt ra là, không rõ liệu có văn bản thỏa thuận chi tiết nào đó giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nêu rõ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc mà Hoa Kỳ phải tôn trọng là gì, hay là Hoa Kỳ phải tôn trọng bất kỳ lợi ích nào mà Trung Quốc cho là “cốt lõi”?
Giả sử Trung Quốc đặt Biển Đông vào “lợi ích cốt lõi” và buộc Hoa Kỳ phải tôn trọng lợi ích này, liệu phản ứng của Hoa Kỳ sẽ như thế nào?
Theo dòng thời sự:
- Ngư dân Việt Nam phải chịu đựng đến bao giờ
- Việt Nam phản đối TQ cấm đánh cá ở Hoàng Sa-Trường Sa
- Những quan ngại ở Á Châu theo nhân định của Dân biểu David Wu
- Trung Quốc gây quan ngại trong khu vực biển Đông Trung Hoa
- Kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân dân trong khi TQ cấm ngư dân VN đánh bắt cá
- Tàu Trung Quốc lại tuần tra trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam
- Việt Nam-Trung Quốc tuyên bố cùng tìm giải pháp cho biển Đông
- Ngư dân Việt Nam lại bị Trung Quốc hành hung
- Lý Sơn: Tàu đánh cá VN bị Trung Quốc trấn lột
- Quan hệ Mỹ - Trung và cuộc chiến tỷ giá đồng nhân dân tệ
*
TQ sẽ không nhượng bộ về Biển Đông
Cơ hội thương lượng giữa các bên tranh chấp ở Biển Đông dường như ngày càng ít dần khi Trung Quốc tỏ ra ngày càng cứng rắn trong vấn đề chủ quyền.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong vừa có bài nhắc lại lập trường không khoan nhượng của Bắc Kinh trong cách tiếp cận các nguồn lợi biển.
Báo này nhận định: "Bắc Kinh cương quyết bảo vệ các vùng biển mà Trung Quốc coi là của mình".
Bằng chứng được dẫn là việc tàu tuần tiễu và cả tàu chiến của Trung Quốc tuần tra các khu vực kinh tế đặc quyền ngày càng nhiều so với trước.
Báo Hong Kong nói nhiều phần của các khu vực mà Bắc Kinh tự định chuẩn này lại chồng lấn với các nước láng giềng, gây nguy cơ đối đầu và tranh chấp.
Hôm thứ Sáu 07/05 Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã cho mời Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo đến để phản đối về việc tàu hải quân Trung Quốc theo sát tàu thăm dò Nhật tại một khu vực tranh chấp ở Đông Hải cách đảo Amami Oshima phía Nam Nhật Bản 320 km.
Cả Trung Quốc và Nhật đều tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nhanh chóng phản ứng, rằng tàu Trung Quốc làm đúng phận sự.
Bà Khương nói: "Việc tàu Trung Quốc thực hiện hoạt động thi hành pháp luật tại các khu vực đó là hoàn toàn hợp pháp."
Không nhượng bộ nguồn lợi biển
Giới phân tích cho rằng lý do chính nhất để Trung Quốc ráo riết hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, trong có Biển Đông, là vì nguồn tài nguyên biển.
Chuyển mình từ một quốc gia nông nghiệp sang vị thế cường quốc hàng hải, Bắc Kinh sẽ không bao giờ nhân nhượng trong tranh chấp chủ quyền biển.
Giáo sư Vương Hàn Linh, chuyên gia các vấn đề hàng hải tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, được dẫn lời nói Trung Quốc dần nổi lên như cường quốc biển, và tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng cũng dần nóng lên.
Chúng tôi thấy rằng các nước láng giềng bản thân cũng còn tranh chấp với nhau, lại còn nhiều quyền lợi quốc gia cần bảo vệ nên khó có thể đoàn kết để chống Trung Quốc. Và ngay cả khi họ liên hiệp lại thì cũng không đủ mạnh để thắng Trung Quốc.
Giáo sư Vương Hàn Linh, Viện KHXH Trung Quốc
Giáo sư Vương nói: "Thực ra, tranh chấp giữa các bên đã nảy sinh từ những năm 1970, khi người ta tìm thấy dầu lửa và các nguồn tài nguyên khác tại các quần đảo Điếu Ngư, Trường Sa và Hoàng Sa."
"Từ hồi đó đã có ý tưởng là các nước Đông Nam Á nên liên kết lại để đối đầu với Trung Quốc và trong một thời gian, Bắc Kinh đã tỏ ra quan ngại về điều này."
Thế nhưng theo ông Vương, sau 30 năm không thấy động tĩnh gì (từ phía các nước Đông Nam Á), Trung Quốc nay cũng không còn lo lắng.
"Chúng tôi thấy rằng các nước láng giềng bản thân cũng còn tranh chấp với nhau, lại còn nhiều quyền lợi quốc gia cần bảo vệ nên khó có thể đoàn kết để chống Trung Quốc."
"Và ngay cả khi họ liên hiệp lại thì cũng không đủ mạnh để thắng Trung Quốc."
Ông Vương Hàn Linh nói Bắc Kinh cần duy trì quan điểm rằng Trung Quốc đã có văn bản khẳng định chủ quyền và quyền tài phán với các quần đảo ở Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông) cả ngàn năm nay.
Ngư dân Việt Nam gặp khó
Trước lập trường ngày càng kiên quyết của Trung Quốc, có thể thấy rằng nỗ lực thương lượng của các quốc gia liên quan đang gặp trở ngạ̣i.
Mới đây, hôm 06/05, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phản đối lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc ban hành từ 16/05-01/08 ở Biển Đông, trong có các khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga, nói: "Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc."
Động thái 'giao thiệp ngoại giao' xem ra chưa làm người dân yên lòng vì lệnh cấm đánh bắt nói trên ảnh hưởng tới việc mưu sinh của nhiều ngàn ngư dân.
Sau khi bà Nguyễn Phương Nga lên tiếng một ngày, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi đã ký văn bản gửi Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, đề nghị phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên biển Đông.
Tỉnh này cũng đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Ngoại giao can thiệp đòi Trung Quốc thả vô điều kiện tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi vừa bị bắt hồi đầu tháng.
Trung Quốc vừa trả tự do cho 23 ngư dân Quảng Ngãi, nhiều người bị bắt từ hồi tháng Ba khi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Thế nhưng tuần ngư Trung Quốc hôm 04/05 lại bắt một tàu cá khác cũng của Quảng Ngãi với 11 thuyền viên.
Tàu đánh cá của ông Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cũng bị bắt khi đang hoạt động gần Hoàng Sa. Toàn bộ số ngư dân trên tàu hiện đang bị giam trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.
*
VN phản đối TQ về lệnh cấm đánh cá
Việt Nam nói sẽ phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc sau khi công bố kế hoạch kinh tế và quốc phòng 8,5 tỷ đôla để củng cố vành đai các đảo.
Các hãng thông tấn đưa tin trong cuộc báo thường lệ hôm 6/05, Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức phản đối lệnh cấm đánh cá ngoài Biển Đông của Trung Quốc.
Phản đối và tự cường
Khi được hỏi, Phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga nói: "Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc."
Bà cũng nói: "Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế."
Hồi tháng 6 năm ngoái, Việt Nam cũng cáo buộc Trung Quốc đã công bố lệnh cấm trong một số khu vực ngoài Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Năm nay, phía Trung Quốc nói lệnh có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8.
Các khu vực này, theo phía Việt Nam, là thuộc Bấm chủ quyền của họ.
Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc
Bà Nguyễn Phương Nga
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa và liên tục cho tàu tuần tra đến Trường Sa, nơi họ chiếm một số đảo từ 1988.
Theo báo chí Việt Nam, các chuyến "tuần tra" mới nhất của đội tàu ngư chính Trung Quốc diễn ra trong tháng 4 này.
Tuy nhiên, các vụ Bấm bắt giữ ngư dân Việt Nam của phía Trung Quốc cũng xảy ra nhiều tại khu vực gần Hoàng Sa.
Báo chí Việt Nam cho hay gần đây nhất, 23 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ nhưng được thả về trước sự phản đối của Việt Nam.
Từ mấy năm qua, nhiều giới tại Việt Nam cũng lên tiếng phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ với "hình lưỡi bò" chiếm gần hết vùng Biển Đông.
Cũng trong tháng 5 năm nay, Việt Nam công bố một kế hoạch phát triển vành đai các đảo, kéo dài 10 năm, trị giá 162,5 nghìn tỷ VND (8,5 tỷ đôla).
Theo tin các hãng thông tấn, dự kiến kế hoạch này sẽ được thực hiện từ Phú Quốc tới Cát Bà.
Theo truyền thông Việt Nam, quyết định số 568/QÐ-TTg về "Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020" được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành có mục tiêu nhằm "‘xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng biển đảo".
Cùng lúc, Việt Nam cũng tăng cường trang bị bằng cách mua tàu chiến và Bấm phi cơ từ các nước khác.
Đối ngoại đa phương
Tại hội nghị thượng đỉnh của Asean tại Hà Nội tháng 4 vừa qua, các nước thành viên Hiệp hội chỉ bày tỏ "tin tưởng" rằng các bên liên quan sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì an ninh, ổn định tại Biển Đông chứ không đưa ra được văn bản thỏa thuận nào cả.
Ở vị trí nước chủ nhà và chủ tịch luân phiên của khối, trả lời câu hỏi BBC có mặt tại chỗ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói Asean "tin tưởng rằng với thiện chí của các bên và vì lợi ích chung của khu vực, các bên liên quan sẽ tiếp tục tuân thủ và thực hiện tốt Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông (DOC) cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".
Ông Dũng nói: "Vấn đề duy trì hòa bình, ổn định và an ninh Biển Đông là lợi ích chung và là quan tâm lớn của các nước Asean cũng như các nước trong cả khu vực."
Ông cũng cho hay: "Các quan chức Asean và Trung Quốc đã thống nhất sẽ sớm nhóm họp để bàn biện pháp thúc đẩy triển khai thực hiện DOC."
Trong quá trình Bấm "quốc tế hóa" tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, ngoài việc cố gắng tìm ủng hộ trong vùng, Việt Nam cũng hướng tới dư luận và chính giới các quốc gia Phương Tây.
Trong một động thái như vậy, lần đầu tiên, một Bấm hội thảo về Biển Đông bao gồm quan chức Việt Nam cùng giới học giả tại Mỹ được tổ chức tại Đại học Temple, thành phố Philadelphia vào hôm 25/3/2010.
Vấn đề chủ quyền trên biển của Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp với các nước trong vùng, chủ yếu là Trung Quốc, được bàn từ các góc độ lịch sử, môi trường sống và cả ngư nghiệp.
Tuy nhiên, chính giới Hoa Kỳ và phương Tây cho tới nay có vẻ như né tránh việc ra công bố chính thức ủng hộ bất cứ bên nào trong các tranh chấp biển đảo ở vùng Đông Nam Á.
Cùng lúc, các cuộc thăm viếng cao cấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, kể cả giới quân sự và quốc phòng, vẫn diễn ra đều đặn.
Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam gọi chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ 21 đến 28/04 là cơ hội để hai bên "cùng nhau bàn bạc các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới; tăng cường tuần tra liên hợp giữa hải quân hai nước, tiến tới phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn, rà phá thủy lôi, chống cướp biển..."
Cuối tháng 4 sang đầu tháng 5, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có chuyến thăm Trung Quốc dự lễ khai mạc Hội chợ Quốc tế Thượng Hải Expo 2010 và gặp mặt Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Hai nước đã và đang có các hoạt động, tuyên bố kỷ niệm 60 năm Bắc Kinh và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao.
*
Lãnh đạo VN kêu gọi 'kiểm soát chặt' biển đảo
An ninh, chủ quyền biển đảo của Việt Nam lại được nhắc tới một cách toàn diện trong buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Việt Nam.
Buổi lễ này đuợc tổ chức hôm thứ Sáu mùng 7 tháng Năm tại thành phố Hải Phòng.
Ngoài các tướng cấp cao trong Bộ Quốc phòng; Tổng cục Chính trị; Quân chủng Hải quân, buổi lễ còn có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương.
Bài diễn văn của ông Nguyễn Phú Trọng đọc tại buổi lễ đã nhắc đến phương thức hoạt động của Hải quân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
“Nhiệm vụ của Hải quân là quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam, giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Tuy không nhắc đến tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay chuyện Trung Quốc bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam, bài diễn văn có nói đến việc bảo vệ “các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển, đảo theo quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.”
Về chuyện bảo vệ ngư dân Việt Nam đánh cá trên biển, ông Nguyễn Phú Trọng muốn Hải quân Việt Nam “chủ động hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng vũ trang, lực lượng quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên biển.”
Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam, là chính trị gia có thế lực thứ tư tại Bộ Chính trị chỉ thị Quân chủng Hải quân chuẩn bị tinh thần tác chiến, nếu tình huống đòi hỏi.
“…Sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công trên hướng biển.”
Trong vai trò chủ tịch luân phiên khối Asean năm nay, Việt Nam đang đẩy mạnh xu thế quốc tế hóa các xung đột tại Biển Đông. Về hướng hợp tác sắp tới giữa Hải quân Việt Nam với quân đội một số nước khác, Chủ tịch Quốc hội chỉ nhắc đến khái niệm “các nước truyền thống”, tuy không nói rõ nước nào.
“Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với hải quân các nước truyền thống, các nước láng giềng; thực hiện tốt tuần tra chung với các nước trong khu vực để xây dựng các vùng biển hòa bình, ổn định.”
Diễn văn của Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Hải quân tại buổi lễ nói đến “sứ mệnh lịch sử” của Hải quân Việt Nam là “sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.”
Theo tướng Nguyễn Văn Hiến, người lính hải quân cần có tính cách, “dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.”
*
No comments:
Post a Comment