(05/24/2010)
WESTMINSTER, California (VH): Vào lúc 2g 30 chiều Chủ Nhật, 23 tháng 5, vừa qua, tại phòng sinh hoạt nhật báo Việt Herald, Westminster, đã có buổi ra mắt sách “Huế ơi! Oan nghiệt” tập 1 (Một phản ứng nhẹ về cuốn sách “Biến động miền Trung”) của tác giả Bảo Quốc Kiếm.
Trước giờ khai mạc, đồng hương, và một số cựu quân dân cán chính VNCH thưởng thức những ca khúc về Huế do ca sĩ Tuệ Giang hát.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm tên thật là Trương Văn Khôi, làm việc trong ngành Xây Dựng Nông Thôn thời VNCH, bị tù CS tại trại Bình Ðiền, cho đến tháng 6, 1996 tác giả mới được sang định cư tại Hoa Kỳ.
Ông giải thích với phóng viên Việt Herald: “Khi chọn chữ Bảo Quốc Kiếm làm bút hiệu, với ý nghĩa cây kiếm để bảo vệ tổ quốc. Có nhiều người nói rằng tôi nói vậy là ngạo mạn, xin thưa không phải. Tất cả mọi con dân của dân tộc, thì phải bảo vệ tổ quốc, ai cũng cầm bảo quốc kiếm cả, không những cầm bảo quốc kiếm mà còn tự biến mình thành cây quốc kiếm.”
“Tôi chọn tên sách là ‘Huế ơi! Oan nghiệt’ vì tôi sẽ viết thành nhiều tập, về những thăng trầm của dân Huế từ năm 1802, cho đến sau này. Tôi sẽ tìm nhiều tài liệu để đối chiếu và làm rõ tại sao Huế phải chịu oan nghiệt như thế. Mong rằng mọi người hãy cùng bắt tay với tôi làm sáng tỏ sự thật, mà bản thân một mình tôi không thể giải oan cho Huế được,” tác giả giải thích tiếp.
Trước khi chương trình khai mạc, trong lúc tác giả ngồi ký tặng sách cho đồng hương đến tham dự, thì bên ngoài, vài người đã cầm cờ VNCH và biểu ngữ phản đối buổi giới thiệu sách, nói tác giả là Cộng Sản.
Ông Bảo Quốc Kiếm nói với phóng viên: “Những người không đồng ý với tôi, họ phát biểu ý kiến
của họ, đó là tự do ngôn luận,
chúng ta sung sướng được sống trên một đất nước Mỹ này, đó là quyền của mọi người có quyền hành xử. Tôi không thấy buồn gì cả.”
“Nhưng tôi là người từ nhỏ đến lớn chỉ có một đường hướng duy nhất là chống chủ nghĩa Cộng Sản. Kẻ nào chụp mũ tôi, hãy đến đối chất với tôi, và khi đủ bằng chứng tôi là Cộng Sản thì họ muốn làm gì tôi thì cho họ làm,” ông nói tiếp.
Ông không hài lòng với những người chụp mũ Cộng Sản cho ông, vì ông nói khác với họ, không thuộc phe của họ.
Sau nghi thức khai mạc trang trọng, ông Hoàng Văn Trung, trưởng ban tổ chức, đã gửi lời chào mừng quan khách và đồng hương tham dự. Ông cho biết, trong thời gian qua, cuốn sách “Biến động miền Trung” của cựu thiếu tá Liên Thành đã gây chia rẽ cộng đồng với hai phe bênh và chống.
Ông Trung cho rằng nội dung cuốn “Biến động miền Trung” đã “Cộng Sản hóa” các phong trào đấu tranh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), đã vu cáo những cuộc đấu tranh của giáo hội.
Ông Trung nhận định: “Ông Liên Thành đã làm lợi cho Cộng Sản, nếu không muốn nói là tiếp tay tiêu diệt uy thế của GHPGVNTN tại quê nhà.”
Chính vì vậy, theo ông Hoàng Văn Trung, buổi giới thiệu “Huế Ơi! Oan Nghiệt” với mục đích tôn trọng lịch sử, để rộng đường dư luận, giúp độc giả có thêm tài liệu và quan điểm khác để tham cứu trong tinh thần tôn trọng tự do ngôn luận.
Trong phần phát biểu về tác phẩm “Huế ơi! Oan nghiệt”, Nguyễn Hữu Thời, cựu DB VNCH, nói: “Lẽ ra chúng ta không để mất thời giờ nói lại cuốn ‘Biến động miền Trung’ nữa, nhưng sở dĩ hôm nay chúng ta đến đây nói về ‘Huế ơi! Oan nghiệt’ của Bảo Quốc Kiếm, cũng là gián tiếp nói về ‘Biến động miền Trung.’”
“Tất cả quý vị ngồi đây, cá nhân tôi, đều là công dân của 2 nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa, do đó, chúng ta có quyền đi tìm sự thật, trả lại sự thật cho lịch sử Việt Nam,” ông Thời nói tiếp.
Ông cho biết thêm ông không đi vào chi tiết cuốn “Huế ơi! Oan nghiệt” vì thời gian cho ông nói có hạn, mà sách dày hơn 400 trang, với 36 chương.
Ông nói, năm ngoái, trong văn thư số 7, Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN, đã có cảnh giác đồng bào trong ngoài nước về sự xuyên tạc lịch sử đối với Phật Giáo nói chung và GHPGVNTN nói riêng.
Cựu DB Nguyễn Hữu Thời nhắc lại trong cuốn “Biến động miền Trung” tác giả Liên Thành đã cho rằng HT Tịnh Khiết, HT Ðôn Hậu và HT Trí Quang là Cộng Sản, vì vậy trong phần phát biểu này ông tập trung vào việc nói đến 3 vị cao tăng này.
Ðối với HT Tịnh Khiết, ông Thời cho biết rằng ngài là đệ nhất Tăng Thống GHPGVNTN, cũng là người anh ruột của bà nội tác giả Liên Thành. Nhưng, theo ông Thời, trong cuốn “Biến động miền Trung,” ông Liên Thành đã cố tình đưa ra thông tin sai lạc để cho rằng HT Tịnh Khiết là Cộng Sản.
Ðối với trường hợp của HT Trí Quang, cựu DB Nguyễn Hữu Thời cho biết, ông sẵn sàng trực tiếp đối thoại với tác giả Liên Thành. Ông Nguyễn Hữu Thời nói, cho đến nay, trong nước, tất cả những ai đã từng làm việc với Cộng Sản đều đã lộ mặt, hoặc được thưởng công lao bằng cách này hay cách khác. Nhưng HT Trí Quang, nếu làm việc cho Cộng Sản thì tại sao không phải như vậy, mà còn bị Cộng Sản xem như kẻ thù.
Ông kể chuyện sau ngày 30 tháng 4, 1975, ông Lê Ðức Thọ là Trưởng Ban Nhân Sự của Ðảng CSVN, đã đến chùa Ấn Quang gặp HT Trí Quang. Ông Thọ hỏi HT Trí Quang rằng “thái độ của chúng ta đối với đế quốc Mỹ như thế nào?” HT Trí Quang hỏi ngược lại ông Lê Ðức Thọ rằng “'chúng ta' là ai?” HT Trí Quang còn trả lời ông Thọ rằng “'Chúng ta' là chữ của ông chứ không phải của tôi, giữa tôi và ông không thể đứng chung.” Vì vậy, sau đó HT Trí Quang đã “bị đuổi khỏi chùa Ấn Quang” để về chùa Già Lam sống tịnh khẩu suốt 35 năm nay.
Về trường hợp của HT Ðôn Hậu, đệ tam Tăng Thống của GHPGVNTN, cựu DB Nguyễn Hữu Thời nói rằng, theo lời kể của cựu DB Trần Văn Sơn, thì trước khi HT Ðôn Hậu bị Cộng Sản bắt đem ra Bắc vào Tết Mậu Thân, cựu DB Sơn có đến chùa Linh Mụ thăm HT Ðôn Hậu và xác nhận lúc đó HT Ðôn Hậu đang bị bệnh đau bao tử rất nặng.
Cựu DB Thời nhận định, với một người đang bị đau nặng như vậy thì làm gì có chuyện tình nguyện theo Cộng Sản vào rừng để chịu chết. Cựu DB Nguyễn Hữu Thời cũng cho biết rằng sau năm 1975, HT Ðôn Hậu đã từ bỏ tất cả những chức vụ mà Cộng Sản đã áp đặt cho ngài để chuyên tâm phục vụ GHPGVNTN.
Ông Thời cũng nhắc lại biến cố tang lễ của HT Ðôn Hậu mà qua đó HT Huyền Quang đã được HT Ðôn Hậu di chúc trao ấn tín của GHPGVNTN để tiếp tục công cuộc vận động phục hoạt, đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân Việt Nam.
Trong phần giới thiệu nguyên nhân viết “Huế ơi! Oan nghiệt” của tác giả Bảo Quốc Kiếm, ông cho biết là “góp đóm lửa nhỏ để thắp sáng tình hình chính trị,” mà ông cho là đã bị tác giả Liên Thành làm đảo lộn. Theo tác giả Bảo Quốc Kiếm, chính vì những “định đề” được nói ra trong cuốn “Biến động miền Trung” đã làm cho ông phải tra cứu nhiều nguồn tài liệu để đưa ra sự thật lịch sử.
Ông Bảo Quốc Kiếm đã đọc mấy đoạn văn tế mà ông đã viết, để tế những nạn nhân bị thảm sát trong Tết Mậu Thân tại Huế.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm nói rằng ông nhân danh những người dân thấp nhất của Huế, nói lên sự thật, mà thiếu tá Liên Thành đã không nói đúng.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm khẳng định rằng bất cứ chế độ nào đàn áp, hãm hại dân lành thì người dân nói chung, người dân Huế nói riêng, phải đứng dậy để chống lại, không để những người nhân danh uy quyền xuyên tạc sự thật.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm đã nêu ra một vài chi tiết mà ông cho là tác giả Liên Thành đã viết sai.
Theo tác giả Bảo Quốc Kiếm thì một nhà tình báo phải biết 3 điều: Biết mình, biết người và biết lãnh thổ. Nhưng, theo ông Bảo Quốc Kiếm, tác giả cuốn “Biến động miền Trung” đều không biết cả 3 điều trên. Chẳng hạn, chỉ riêng phần năm sinh, tác giả Liên Thành đã đưa ra nhiều mâu thuẫn về năm sinh của chính ông. Từ lý do đó, tác giả Bảo Quốc Kiếm khẳng định cựu thiếu tá Liên Thành không phải là tác giả của cuốn “Biến động miền Trung.”
Trong suốt hơn 1 giờ đồng hồ giới thiệu sách và trả lời một số câu hỏi của đồng hương đặt ra, tác giả Bảo Quốc Kiếm đã trình bày, trả lời câu hỏi rất khúc chiết, rõ ràng, dẫn chứng cụ thểà đã nhận được rất nhiều tràng pháo tay ủng hộ, đồng tình của người tham dự,
Ông nói: “Tôi đưa ra những tài liệu trong sách, đều có những dẫn chứng, quý vị có thể truy cập được, chứ tôi không đưa ra vu vơ, nói hàm hồ, tôi nói đến đâu, có chứng minh đến đó rõ ràng, tài liệu quý vị có thể truy cập được.”
“Tôi không phải là nhà chính trị, nhà quân sự, tình báo, hùng biện, diễn thuyết, chỉ là nhà quê, nhà nông. Dù ai nhân danh gì đó, trả lời được những sự thật tôi đã phơi ra, tôi sẽ quỳ xuống cho lấy đầu của tôi,” ông xác quyết.
“Dĩ nhiên bản thân tôi không thể nói đúng 100%. Tôi chỉ nghĩ mình nói được 60% hoặc 70% đúng là hay lắm rồi. Chỉ mong tất cả đồng bào, nhất là đồng bào Huế, cùng những viên chức Huế và chúng tôi hãy chấn chỉnh lại lịch sử đúng như chính nó,” ông Thời nói thêm.
Sau giờ giới thiệu sách, trả lời của tác giả, trước khi tạm biệt, mọi người tham dự đã ở lại thưởng thức hai giọng ngâm Tuệ Giang và Bích Ty ngâm những bài thơ Huế rất hay.
Toàn bộ buổi ra mắt sách “Huế ơi! Oan nghiệt” đã được nhà báo Bùi Bỉnh Bân thu hình, phát trên internet Người Việt Quốc Gia TV.
Quý vị nào muốn theo dõi, có thể xem tại FreeVN.net. (D.U.)
Trước giờ khai mạc, đồng hương, và một số cựu quân dân cán chính VNCH thưởng thức những ca khúc về Huế do ca sĩ Tuệ Giang hát.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm tên thật là Trương Văn Khôi, làm việc trong ngành Xây Dựng Nông Thôn thời VNCH, bị tù CS tại trại Bình Ðiền, cho đến tháng 6, 1996 tác giả mới được sang định cư tại Hoa Kỳ.
Ông giải thích với phóng viên Việt Herald: “Khi chọn chữ Bảo Quốc Kiếm làm bút hiệu, với ý nghĩa cây kiếm để bảo vệ tổ quốc. Có nhiều người nói rằng tôi nói vậy là ngạo mạn, xin thưa không phải. Tất cả mọi con dân của dân tộc, thì phải bảo vệ tổ quốc, ai cũng cầm bảo quốc kiếm cả, không những cầm bảo quốc kiếm mà còn tự biến mình thành cây quốc kiếm.”
“Tôi chọn tên sách là ‘Huế ơi! Oan nghiệt’ vì tôi sẽ viết thành nhiều tập, về những thăng trầm của dân Huế từ năm 1802, cho đến sau này. Tôi sẽ tìm nhiều tài liệu để đối chiếu và làm rõ tại sao Huế phải chịu oan nghiệt như thế. Mong rằng mọi người hãy cùng bắt tay với tôi làm sáng tỏ sự thật, mà bản thân một mình tôi không thể giải oan cho Huế được,” tác giả giải thích tiếp.
Trước khi chương trình khai mạc, trong lúc tác giả ngồi ký tặng sách cho đồng hương đến tham dự, thì bên ngoài, vài người đã cầm cờ VNCH và biểu ngữ phản đối buổi giới thiệu sách, nói tác giả là Cộng Sản.
Ông Bảo Quốc Kiếm nói với phóng viên: “Những người không đồng ý với tôi, họ phát biểu ý kiến
của họ, đó là tự do ngôn luận,
chúng ta sung sướng được sống trên một đất nước Mỹ này, đó là quyền của mọi người có quyền hành xử. Tôi không thấy buồn gì cả.”
“Nhưng tôi là người từ nhỏ đến lớn chỉ có một đường hướng duy nhất là chống chủ nghĩa Cộng Sản. Kẻ nào chụp mũ tôi, hãy đến đối chất với tôi, và khi đủ bằng chứng tôi là Cộng Sản thì họ muốn làm gì tôi thì cho họ làm,” ông nói tiếp.
Ông không hài lòng với những người chụp mũ Cộng Sản cho ông, vì ông nói khác với họ, không thuộc phe của họ.
Sau nghi thức khai mạc trang trọng, ông Hoàng Văn Trung, trưởng ban tổ chức, đã gửi lời chào mừng quan khách và đồng hương tham dự. Ông cho biết, trong thời gian qua, cuốn sách “Biến động miền Trung” của cựu thiếu tá Liên Thành đã gây chia rẽ cộng đồng với hai phe bênh và chống.
Ông Trung cho rằng nội dung cuốn “Biến động miền Trung” đã “Cộng Sản hóa” các phong trào đấu tranh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), đã vu cáo những cuộc đấu tranh của giáo hội.
Ông Trung nhận định: “Ông Liên Thành đã làm lợi cho Cộng Sản, nếu không muốn nói là tiếp tay tiêu diệt uy thế của GHPGVNTN tại quê nhà.”
Chính vì vậy, theo ông Hoàng Văn Trung, buổi giới thiệu “Huế Ơi! Oan Nghiệt” với mục đích tôn trọng lịch sử, để rộng đường dư luận, giúp độc giả có thêm tài liệu và quan điểm khác để tham cứu trong tinh thần tôn trọng tự do ngôn luận.
Trong phần phát biểu về tác phẩm “Huế ơi! Oan nghiệt”, Nguyễn Hữu Thời, cựu DB VNCH, nói: “Lẽ ra chúng ta không để mất thời giờ nói lại cuốn ‘Biến động miền Trung’ nữa, nhưng sở dĩ hôm nay chúng ta đến đây nói về ‘Huế ơi! Oan nghiệt’ của Bảo Quốc Kiếm, cũng là gián tiếp nói về ‘Biến động miền Trung.’”
“Tất cả quý vị ngồi đây, cá nhân tôi, đều là công dân của 2 nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa, do đó, chúng ta có quyền đi tìm sự thật, trả lại sự thật cho lịch sử Việt Nam,” ông Thời nói tiếp.
Ông cho biết thêm ông không đi vào chi tiết cuốn “Huế ơi! Oan nghiệt” vì thời gian cho ông nói có hạn, mà sách dày hơn 400 trang, với 36 chương.
Ông nói, năm ngoái, trong văn thư số 7, Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN, đã có cảnh giác đồng bào trong ngoài nước về sự xuyên tạc lịch sử đối với Phật Giáo nói chung và GHPGVNTN nói riêng.
Cựu DB Nguyễn Hữu Thời nhắc lại trong cuốn “Biến động miền Trung” tác giả Liên Thành đã cho rằng HT Tịnh Khiết, HT Ðôn Hậu và HT Trí Quang là Cộng Sản, vì vậy trong phần phát biểu này ông tập trung vào việc nói đến 3 vị cao tăng này.
Ðối với HT Tịnh Khiết, ông Thời cho biết rằng ngài là đệ nhất Tăng Thống GHPGVNTN, cũng là người anh ruột của bà nội tác giả Liên Thành. Nhưng, theo ông Thời, trong cuốn “Biến động miền Trung,” ông Liên Thành đã cố tình đưa ra thông tin sai lạc để cho rằng HT Tịnh Khiết là Cộng Sản.
Ðối với trường hợp của HT Trí Quang, cựu DB Nguyễn Hữu Thời cho biết, ông sẵn sàng trực tiếp đối thoại với tác giả Liên Thành. Ông Nguyễn Hữu Thời nói, cho đến nay, trong nước, tất cả những ai đã từng làm việc với Cộng Sản đều đã lộ mặt, hoặc được thưởng công lao bằng cách này hay cách khác. Nhưng HT Trí Quang, nếu làm việc cho Cộng Sản thì tại sao không phải như vậy, mà còn bị Cộng Sản xem như kẻ thù.
Ông kể chuyện sau ngày 30 tháng 4, 1975, ông Lê Ðức Thọ là Trưởng Ban Nhân Sự của Ðảng CSVN, đã đến chùa Ấn Quang gặp HT Trí Quang. Ông Thọ hỏi HT Trí Quang rằng “thái độ của chúng ta đối với đế quốc Mỹ như thế nào?” HT Trí Quang hỏi ngược lại ông Lê Ðức Thọ rằng “'chúng ta' là ai?” HT Trí Quang còn trả lời ông Thọ rằng “'Chúng ta' là chữ của ông chứ không phải của tôi, giữa tôi và ông không thể đứng chung.” Vì vậy, sau đó HT Trí Quang đã “bị đuổi khỏi chùa Ấn Quang” để về chùa Già Lam sống tịnh khẩu suốt 35 năm nay.
Về trường hợp của HT Ðôn Hậu, đệ tam Tăng Thống của GHPGVNTN, cựu DB Nguyễn Hữu Thời nói rằng, theo lời kể của cựu DB Trần Văn Sơn, thì trước khi HT Ðôn Hậu bị Cộng Sản bắt đem ra Bắc vào Tết Mậu Thân, cựu DB Sơn có đến chùa Linh Mụ thăm HT Ðôn Hậu và xác nhận lúc đó HT Ðôn Hậu đang bị bệnh đau bao tử rất nặng.
Cựu DB Thời nhận định, với một người đang bị đau nặng như vậy thì làm gì có chuyện tình nguyện theo Cộng Sản vào rừng để chịu chết. Cựu DB Nguyễn Hữu Thời cũng cho biết rằng sau năm 1975, HT Ðôn Hậu đã từ bỏ tất cả những chức vụ mà Cộng Sản đã áp đặt cho ngài để chuyên tâm phục vụ GHPGVNTN.
Ông Thời cũng nhắc lại biến cố tang lễ của HT Ðôn Hậu mà qua đó HT Huyền Quang đã được HT Ðôn Hậu di chúc trao ấn tín của GHPGVNTN để tiếp tục công cuộc vận động phục hoạt, đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân Việt Nam.
Trong phần giới thiệu nguyên nhân viết “Huế ơi! Oan nghiệt” của tác giả Bảo Quốc Kiếm, ông cho biết là “góp đóm lửa nhỏ để thắp sáng tình hình chính trị,” mà ông cho là đã bị tác giả Liên Thành làm đảo lộn. Theo tác giả Bảo Quốc Kiếm, chính vì những “định đề” được nói ra trong cuốn “Biến động miền Trung” đã làm cho ông phải tra cứu nhiều nguồn tài liệu để đưa ra sự thật lịch sử.
Ông Bảo Quốc Kiếm đã đọc mấy đoạn văn tế mà ông đã viết, để tế những nạn nhân bị thảm sát trong Tết Mậu Thân tại Huế.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm nói rằng ông nhân danh những người dân thấp nhất của Huế, nói lên sự thật, mà thiếu tá Liên Thành đã không nói đúng.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm khẳng định rằng bất cứ chế độ nào đàn áp, hãm hại dân lành thì người dân nói chung, người dân Huế nói riêng, phải đứng dậy để chống lại, không để những người nhân danh uy quyền xuyên tạc sự thật.
Tác giả Bảo Quốc Kiếm đã nêu ra một vài chi tiết mà ông cho là tác giả Liên Thành đã viết sai.
Theo tác giả Bảo Quốc Kiếm thì một nhà tình báo phải biết 3 điều: Biết mình, biết người và biết lãnh thổ. Nhưng, theo ông Bảo Quốc Kiếm, tác giả cuốn “Biến động miền Trung” đều không biết cả 3 điều trên. Chẳng hạn, chỉ riêng phần năm sinh, tác giả Liên Thành đã đưa ra nhiều mâu thuẫn về năm sinh của chính ông. Từ lý do đó, tác giả Bảo Quốc Kiếm khẳng định cựu thiếu tá Liên Thành không phải là tác giả của cuốn “Biến động miền Trung.”
Trong suốt hơn 1 giờ đồng hồ giới thiệu sách và trả lời một số câu hỏi của đồng hương đặt ra, tác giả Bảo Quốc Kiếm đã trình bày, trả lời câu hỏi rất khúc chiết, rõ ràng, dẫn chứng cụ thểà đã nhận được rất nhiều tràng pháo tay ủng hộ, đồng tình của người tham dự,
Ông nói: “Tôi đưa ra những tài liệu trong sách, đều có những dẫn chứng, quý vị có thể truy cập được, chứ tôi không đưa ra vu vơ, nói hàm hồ, tôi nói đến đâu, có chứng minh đến đó rõ ràng, tài liệu quý vị có thể truy cập được.”
“Tôi không phải là nhà chính trị, nhà quân sự, tình báo, hùng biện, diễn thuyết, chỉ là nhà quê, nhà nông. Dù ai nhân danh gì đó, trả lời được những sự thật tôi đã phơi ra, tôi sẽ quỳ xuống cho lấy đầu của tôi,” ông xác quyết.
“Dĩ nhiên bản thân tôi không thể nói đúng 100%. Tôi chỉ nghĩ mình nói được 60% hoặc 70% đúng là hay lắm rồi. Chỉ mong tất cả đồng bào, nhất là đồng bào Huế, cùng những viên chức Huế và chúng tôi hãy chấn chỉnh lại lịch sử đúng như chính nó,” ông Thời nói thêm.
Sau giờ giới thiệu sách, trả lời của tác giả, trước khi tạm biệt, mọi người tham dự đã ở lại thưởng thức hai giọng ngâm Tuệ Giang và Bích Ty ngâm những bài thơ Huế rất hay.
Toàn bộ buổi ra mắt sách “Huế ơi! Oan nghiệt” đã được nhà báo Bùi Bỉnh Bân thu hình, phát trên internet Người Việt Quốc Gia TV.
Quý vị nào muốn theo dõi, có thể xem tại FreeVN.net. (D.U.)
Meet local singles online. Browse profiles for FREE!
No comments:
Post a Comment