Tán tỉnh
Nguyễn Ðạt Thịnh
MẸ MÌN NGUYỄN THỊ BÌNH
Chuyện không ai biết là ngày còn nhỏ -14 tuổi- tôi ở sát vách nhà bà Nguyễn thị Bình, có lúc đã làm đến chức phó chủ tịch của cái nước Việt Nam cộng sản hôm nay; chúng tôi cùng ở trên đường Frostin, Tân Ðịnh; tôi là một thằng bé mới lớn, và cô Bình (không mang tên Bình, mà mang một cái tên khác, vô cùng đẹp hơn) khoảng trên 20, nhưng chưa gần 30.
Ngày đó mới học lớp 8, chưa liên hệ gì đến báo chí, văn chương, nhưng có thể cái “nòi” văn nghệ đa tình đã có sẵn từ bẩm sinh, tôi mê nàng như điếu đổ; nàng hơn tôi khoảng 10 tuổi, nhưng, dĩ nhiên, cái tuổi hơn đó không có nghĩa là nàng già, khi nàng mới 24 (tôi ước đoán).
Tôi hãnh diện được nàng sai vặt, “lấy cho chị cái này, cái khác”; một lần nàng bảo tôi nhét khẩu súng lục nhỏ xíu vào cái nón chụp đầu của cái áo mưa nàng đang mặc; tôi hãnh diện tuân lệnh.
Nàng bảo tôi, “em sờ coi nó có cộm quá không?” Tôi run rẩy “sờ” vào khẩu súng, run không vì sợ súng mà vì sung sướng được đụng vào người nàng; có lẽ vì chưa thấy tôi sờ gì cả nàng bảo tôi, “em nhét cái mũ vào cái áo trong thử xem có kín hơn không.” Tôi còn đang lọng cọng không biết làm cách nào để nhét cái nón áo mưa vào sau lưng cái áo nàng đang mặc, thì C.S. (tên thật của bà Bình) kéo bung lớp nút áo bảo tôi, “nhét nó vô”.
Bẩy năm sau, tôi đi lính bảo vệ miền Nam, nàng vẫn theo đuổi con đường khiến chán, hai con đường song song như hai thanh đường sắt, rất gần nhau, nhưng không hy vọng gì gặp nhau.
Ít nhất trong những năm niên thiếu tôi yêu nàng bằng mối tình trẻ dại? Tôi nghĩ vậy.
Hôm nay, 65 năm sau nàng bảo tôi, "Với Mỹ, chúng ta sẵn sàng “gác” quá khứ, để hợp tác, nhìn về tương lai, thì không lý do gì, người cùng một dân tộc, cùng một tổ quốc, mà không thể hòa hợp, đoàn kết với nhau để xây dựng tương lai cho đất nước mình".
Tôi “xây nô” với câu nói dễ thương đó, không phải vì, năm nay, cái khoảng cách 10 tuổi làm bà nhìn quá già, mà tôi còn thấy bà nhìn giống như một mẹ mìn, mặt mày đanh ác khiến lời tống tình nghe vô duyên.
Tôi nói cùng một ngôn ngữ với bà Bình, nhưng tôi không phải là người cùng một dân tộc, cùng một tổ quốc với bả. Tôi là người Việt Nam bả là người Việt Cộng, một thứ người khác, nhân danh Việt Nam để tàn phá Việt Nam.
Một anh mẹ mìn khác là giáo sư Cao Huy Thuần. Mẹ mìn Thuần cũng dụ dỗ người Việt hải ngoại; Thuần nói, “Đã gọi là dân tộc, sao còn phân biệt ngoài với trong? Sao còn chia năm xẻ bảy hạng người Việt này với hạng người Việt khác?...Hòa hợp dân tộc không phải là hòa giải giữa trong với ngoài. Đó là hòa hợp giữa dân với Đảng, giữa Đảng với dân.”
Anh này lương thiện hơn mẹ mìn Bình, anh biết giữa người Việt quốc nội với người Việt hải ngoại không có bất hòa nào đến nỗi cần hòa giải cả; anh còn biết người Việt trong với ngoài, tuy hai mà một. Mọi bất hoà chỉ có giữa Việt Cộng với Việt Nam thôi.
Bất hòa xẩy ra không phải vì người Việt Nam bắt người Việt Cộng bỏ tù, mà ngược lại; và đã như vậy, nếu Việt Cộng muốn hòa giải dân tộc thì chúng nó chỉ cần mở cửa tù ngục, thả người Việt Nam ra.
Mẹ mìn Cao Huy Thuần
Mẹ mìn Thuần còn dịch một bài thơ tiếng Tây mô tả thái độ của người lính bại trận và anh tướng thắng trận. Bài thơ như sau:
SAU TRẬN ĐÁNH
Chiến trường đầy xác chết
Khi trận đánh vừa xong
Cha tôi trên mình ngựa
Duyệt chiến trận một vòng.
Đêm xuống. Ai rên rỉ
Giữa bóng tối thê lương?
Viên sĩ quan hầu cận
Thưa: lính bại ven đường.
Máu thấm hoen cỏ dại
Tên lính chết nửa người
Hổn hển. Thở. Kêu cứu
"Nước! Nước! Nước! Người ơi!"
Sĩ quan! Đây bình rượu
Uống đi, kẻ thương binh!
Viên sĩ quan cúi xuống
Kề miệng dốc ngược bình.
Như chớp, người kia rút
Súng nổ đạn vèo bay
Mũ cha tôi rơi xuống
Ngựa cong vó vẫy tai.
Thản nhiên cha tôi nói :
"Cứ cho uống tràn đầy".
Ông tướng Tây trong bài thơ cho người thương binh địch uống cô nhắc; tướng Việt Cộng cho thương binh Việt Nam đi mò tôm, uống nước cống. Người thương binh Tây bắn tên tướng thắng trận, nhưng người Việt Nam không cần đến bạo lực cũng đủ làm tướng Việt Cộng điên lên mà chết: trong nước họ chỉ cần viết blog, ngoài hải ngoại họ chỉ cần múa cờ vàng là đủ làm tướng giặc lên cơn sốt mê sảng, nói không ra tiếng.
Thị Bình và anh Thuần cứ hỏi những tên chóp bu Việt Cộng đã có lần dại dột xuất ngoại để biết kinh nghiệm chúng ngất xỉu vì dị ứng cờ vàng.
Nguyễn Ðạt Thịnh
*
No comments:
Post a Comment