HOÀNG CẦM (1921-2010)
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1921 tại làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đỗ tú tài ở Hà Nội năm 1940, dạy học ở Bắc Giang. Năm 1945 tham gia kháng chiến. Năm 1947 làm trưởng đoàn kịch hoạt động cùng Phạm Duy, Ngọc Bích, Văn Chung, Trúc Lâm, và Hoàng Tích Linh. Ông vào nghề văn bằng dịch cuốn Graziella của Lamartine lấy tên là Hận Ngày Xanh. Tiếp theo, ông dịch Nghìn Lẻ Một Đêm đăng trên tạp chí Tân Dân. Tác phẩm đầu tay của ông là tiểu thuyết Thoi Mộng. Sau ông chuyên về kịch thơ:
-Viễn Khách: truyện kể về đời Hồ Quý Ly, đã đăng Tiểu Thuyết Thứ Bảy, bút hiệu Hoa Thu.
- Kiều Loan: truyện đời Tây Sơn
-Lên Đường: truyện thanh niên thời Nhật
Trong kháng chiến, ông vào bộ đội, bạn cùng Trần Dần, Lê Đạt. Vào đảng cộng sản năm 1951. Trong cải tạo tư tưởng tại Việt Bắc, ông đã treo lên và thắt cổ các tác phẩm của ông. Năm 1953, ông đi tham quan các cuộc đấu tố trong cải cách ruộng đất, ông đã nhận thức được tội ác cộng sản. Từ đó ông trở lại viết kịch thơ. Về Hà Nội năm 1956, Hoàng Cầm tham gia nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm bị trừng phạt. Năm 1982, ông ông gửi bản thảo cho ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư kinh tế học tại Canada, bị chận lại tại Tân Sơn Nhất, nên Hoàng Cầm bị bắt giam ba năm tại Hỏa Lò Hà Nội vì tội trao tài liệu ra ngoại quốc. Ra tù, Hoàng Cầm ốm quá, đã cai thuốc, nay phải trở lại với ả phù dung. Hoàng Cầm có hai vợ.
Vợ trước là Tuyết Khanh, nữ kịch sĩ của đoàn Đông Phương do Hoàng Cầm và Hoàng Tích Linh thành lập. Tuyết Khanh là người thủ vai chính trong vở kịch thơ Người Điên của Hoàng Cầm. Vở kịch này còn gọi là Kiều Loan. Khoảng 1947, Hoàng Cầm theo đoàn Văn Nghệ đi lưu diễn, Tuyết Khanh vì mang thai nên ở lại trung du. Nàng nhiều lần gửi thư cho chồng nhưng không được hồi âm. Nàng sinh con gái đặt tên là Bùi Thị Kiều Loan. Tuyết Khanh theo mẹ di cư vào Nam năm 1954 nên hai người không còn gặp lại, và sang Hoa Kỳ năm 1975. Kiều Loan lấy chồng năm 1968, vượt biên sang Mỹ năm 1982. (Phạm Duy. Hồi Ký II. Thời Cách Mạng Kháng Chiến. PDC Musical Productions, CA,.1989, 129-139).
Vợ thứ là Lê Hoàng Yến, người Hà Nội, diễn viên ban thoại kịch trung ương, mất ngày 1-5-1982 . Ông mất ngày 6-5-2010 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi.
Tác phẩm-
Tiểu Thuyết: Thoi Mộng (1943)
Truyện: Nghìn Lẻ Một Đêm ( đăng Tiểu Thuyết Thứ Bảy).
Kịch Thơ: -Hận Nam Quan (1944)
-Lên Đường (1945)
-Kiều Loan, Cô Gái Điên (1945)
-Cô Gái Nước Tần (1946)
-Viễn Khách (1952)
Thơ: -Bên Kia Sông Đuống. Văn Học.Hà Nội, 1995.
-Về Kinh Bắc, Văn Học, Hà Nội, 1994.
-Men Đá Vàng, Văn Học, HN, 1988.
-99 Tình Khúc. Văn Học.
I. THƠ KHÁNG CHIẾN
Cũng như đa số các thi sĩ trẻ, Hoàng Cầm yêu nước, ghét thực dân nên tham gia Việt Minh. Thơ ông đã thể hiện tinh thần chống Pháp. Ông dùng tình yêu, quê hương, ruộng vườn, tình mẹ con, và tình yêu để kêu gọi nhân dân chống Pháp. Bài Bên Kia sông Đuống viết tại Việt Bắc, tháng 4-1948, tình cảm thiết tha hòa với lời thơ điêu luyện và bay bổng,và nhiều hình ảnh tươi đẹp đã kích động lòng người. Mở đầu, ông dùng lời chàng trai nói với người yêu cho nên cái chủ đề chống Pháp được che đậy kín đáo bằng những lời âu yếm của trai gái:
Em ơi! Buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Phần chính là tố cáo thực dân Pháp bắn phá xóm làng thân yêu của người dân: Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm đồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng lên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn. . . . . . . . . . . . . . . Bên kia sông Đuống Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong Dăm miếng cau khô Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm, Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn Khua giầy đinh đạp đổ quán gầy teo Xì xồ cướp bóc Tan phiên chợ nghèo Lá đa lác đác trước lều Vài ba vết máu loang chiều mùa đông!
Vợ trước là Tuyết Khanh, nữ kịch sĩ của đoàn Đông Phương do Hoàng Cầm và Hoàng Tích Linh thành lập. Tuyết Khanh là người thủ vai chính trong vở kịch thơ Người Điên của Hoàng Cầm. Vở kịch này còn gọi là Kiều Loan. Khoảng 1947, Hoàng Cầm theo đoàn Văn Nghệ đi lưu diễn, Tuyết Khanh vì mang thai nên ở lại trung du. Nàng nhiều lần gửi thư cho chồng nhưng không được hồi âm. Nàng sinh con gái đặt tên là Bùi Thị Kiều Loan. Tuyết Khanh theo mẹ di cư vào Nam năm 1954 nên hai người không còn gặp lại, và sang Hoa Kỳ năm 1975. Kiều Loan lấy chồng năm 1968, vượt biên sang Mỹ năm 1982. (Phạm Duy. Hồi Ký II. Thời Cách Mạng Kháng Chiến. PDC Musical Productions, CA,.1989, 129-139).
Vợ thứ là Lê Hoàng Yến, người Hà Nội, diễn viên ban thoại kịch trung ương, mất ngày 1-5-1982 . Ông mất ngày 6-5-2010 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi.
Tác phẩm-
Tiểu Thuyết: Thoi Mộng (1943)
Truyện: Nghìn Lẻ Một Đêm ( đăng Tiểu Thuyết Thứ Bảy).
Kịch Thơ: -Hận Nam Quan (1944)
-Lên Đường (1945)
-Kiều Loan, Cô Gái Điên (1945)
-Cô Gái Nước Tần (1946)
-Viễn Khách (1952)
Thơ: -Bên Kia Sông Đuống. Văn Học.Hà Nội, 1995.
-Về Kinh Bắc, Văn Học, Hà Nội, 1994.
-Men Đá Vàng, Văn Học, HN, 1988.
-99 Tình Khúc. Văn Học.
I. THƠ KHÁNG CHIẾN
Cũng như đa số các thi sĩ trẻ, Hoàng Cầm yêu nước, ghét thực dân nên tham gia Việt Minh. Thơ ông đã thể hiện tinh thần chống Pháp. Ông dùng tình yêu, quê hương, ruộng vườn, tình mẹ con, và tình yêu để kêu gọi nhân dân chống Pháp. Bài Bên Kia sông Đuống viết tại Việt Bắc, tháng 4-1948, tình cảm thiết tha hòa với lời thơ điêu luyện và bay bổng,và nhiều hình ảnh tươi đẹp đã kích động lòng người. Mở đầu, ông dùng lời chàng trai nói với người yêu cho nên cái chủ đề chống Pháp được che đậy kín đáo bằng những lời âu yếm của trai gái:
Em ơi! Buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Phần chính là tố cáo thực dân Pháp bắn phá xóm làng thân yêu của người dân: Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm đồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng lên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn. . . . . . . . . . . . . . . Bên kia sông Đuống Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong Dăm miếng cau khô Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm, Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn Khua giầy đinh đạp đổ quán gầy teo Xì xồ cướp bóc Tan phiên chợ nghèo Lá đa lác đác trước lều Vài ba vết máu loang chiều mùa đông!
Hậu quả của các cuộc càn quét là dân chúng bỏ đi, bao sinh hoạt ngưng đọng hoặc mất hẳn. Ở đây, tác giả đã ghi nhiều địa danh quen thuộc khiến cho người đọc xúc động với hình ảnh quê hương:
Ai về bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm the đen Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chùa Tháp Bút Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu? Những nàng môi cắn chỉ quết trầu Những cụ già phơ phơ tóc trắng Những em sột soạt quần nâu Bây giờ đi đâu? Về đâu?
Kết thúc bài này là một lời nhắn gửi người yêu về một tương lai đầy hứa hẹn trong ngày chiến thắng vinh quang:
Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh. . . Bài Đêm liên hoan là một bản anh hùng ca trong lịch sử văn học Việt Nam. Lời thơ mạnh mẽ, nghệ thuật vững vàng, là một bài thơ cổ vỏ, tuyên truyền cho thanh niên tham gia chiến đấu chống Pháp: Đêm liên hoan đầu người nhấp nhô như sóng bể ngang tàng Ta muốn thét cho vỡ tung lồng ngực Vì say sưa tình thân thiết Vệ Quốc Đoàn. - Anh từ phương nào lại? - Tôi từ đất dấy lên Anh có nghe ngọn thủy triều Đông Hải. Đang hờn ghen cùng thúc máu triền miên Thúc máu không tên dội tràn bốn nẻo Cỏ không gầy, cây không già, hoa không héo Ngàn năm đất nước vững bền Anh từ phương nào lại? -Tôi từ đất dấy lên Chúng ta chung một mẹ hiền Lúa thơm bầu sữa bông mềm áo tơ Chúng ta chung một mối thù Gươm tung uất hận, đạn vù đắng cay. . .
Bài này là một bản anh hùng ca, nó thuộc loại thơ tuyên truyền trong kháng chiến nhưng nghệ thuật cao và đầy tình cảm quê hương đất nước chứ không khô khan như phần lớn thơ tuyên truyền thời này. Tác giả luôn luôn nhấn mạnh kêu gọi thanh niên và chiến sĩ hy sinh bảo vệ độc lập và tự do:
Máu tôi mai sẽ chảy Trôi phăng hết kiếp ngựa trâu Xương tôi , tôi bắc nên cầu Cho đàn con bước lên lầu tự do. . . .. . . . . . . . . Dù cho thịt nát xương phơi Cái còn vĩnh viễn là người Việt Nam . . . . . . . . . Giặc kia ơi! Không bao giờ còn nữa Ta đếm từng ngày Ta trông từng phút, ta đợi từng giây Lửa hờn nghi ngút chờ người đêm nay. . . . . . . . . . . . . . Đêm nay say tiệc liên hoan, Ngày mai xé xác moi gan quân thù. ( Đêm liên hoan)
Nói chung loại thơ kháng chiến chống Pháp của Hoàng Cầm rất sống động, tình cảm dồi dào và mang tình tự dân tộc, mảu sắc quê hương và tính lãng mạn đầy thi vị. Bài Đêm giao thừa là một bài thơ nặng tình nhà, tình quê hương và hào khí chiến đấu, giọng kể lể tình tự như Hữu Loan, Chính Hữu:
Tôi có người vợ nghèo Đời vất vả gieo neo Từ khi chồng đi lính. Nhà tranh bóng hắt hiu Lần hồi rau cháo dăm phiên chợ Tóc rối, thân gầy, quán vắng teo. Đêm ba mươi gió thổi Tôi lại nhớ con tôi Vợ đói, con cùng đói Khóc thét lặng từng hồi Mẹ thì nước mắt nhiều hơn sữa Ngực lép con nhai đã rã rời. . .
Hoàng Cầm cũng như bao đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh và tin tưởng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ngoại bang:
à ơi! cha con ăn tết lập công, Cho sữa mẹ chảy một giòng thiên thu. Cha đem cái chết quân thù Làm nên sức sống bây giờ cho con
Trong kháng chiến, Hoàng Cầm cũng như một số người tin vào Việt Minh, vào kháng chiến chống Pháp.Nhưng nhân dân Việt Nam đã bị cộng sản lường gạt. Người ta chỉ mượn bình phong chống thực dân đế quốc để nắm quyền lãnh đạo, và tranh thủ nhân tâm. Cái chính là tiêu diệt tư hữu, thành lập chính vô sản chuyên chính tước bỏ mọi tự do của con người. Cho nên khi Pháp vừa rút lui, họ đã lộ bộ mặt cộng sản và thi hành nhiều chính sách tàn bạo như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp. . .
II. THƠ TRANH ĐẤU
Hoàng Cầm về Hà Nội đã nhận thấy sai lầm của cộng sản, ông tích cực tranh đấu cho dân tộc trong Nhân Văn, Giai Phẩm. Ông chống đối những chính sách sai lầm của đảng đã tàn hại đất nước, cụ thể là chính sách cải cách ruộng đất. Trong kịch thơ Tiếng Hát, Hoàng Cầm đã chỉ trích đảng độc tài, ngu dốt:
Khóa kín cửa lầu, lấp kín dòng sông Ông cũng đã bóng bảy nói rằng đảng đã sai lầm, ngu dốt, giết chết nhân dân và làm hại dân tộc: Bệnh một đàng, các cụ chữa một nẻo Khuôn mặt công nương ngày một héo Thầy lang dốt nát chỉ nói mò Bốc thang thuốc nào cũng thật to Người bệnh uống vào mặt nhăn nhó. . . Nuốt ực đắng cay vào trong người Nẫu ruột nẫu gan vì lửa bỏng dầu sôi! Ông cho rằng đảng đã thất nhân tâm, không phương cứu vãn, dù cho đảng đã đứng lên sửa sai: Gạn lọc hết tinh hoa trong trời đất Đã chắc đâu cứu vãn được lòng người.. . .
Trái lại, nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm là tiếng hát chân thật của con người tự do:
.. . . Cửa ngoài bằng đá tảng Tiếng hát đẩy được vào. Vì đó là tiếng nói của trời cao Của đất rộng, của quê tôi hửng sáng. Ông kêu gọi những nạn nhân cộng sản vùng dậy: Nào người quả phụ trắng khăn tang Nào đứa em mồ côi khát sữa Nào ai sống nhục, thác oan Nào ai tan lìa đôi lứa Nghe tiếng hát này nguôi dần nỗi khổ Dòng sông như lụa quấn quanh người.
Bài thơ Em bé lên sáu đăng trên Giai Phẩm Mùa Thu, là một bức tranh hiện thực xã hội, một kinh nghiệm lịch sử và một bản án kết tội chủ nghĩa cộng sản vô nhân đạo, và đó cũng là môt bài thơ rất hay.Trong cải cách ruộng đất, đảng cộng sản đã giết cha đứa bé, cướp tài sản cha mẹ nó , làm tan vỡ gia đình nó, và trừng phạt nó khi nó mới lên sáu chỉ vì cái điên cuồng, khát máu của chủ nghĩa Mác Lê. Bài này cũng nói lên tình người vẫn còn tồn tại trong lòng một số đảng viên và cán bộ. Đảng ép buộc họ giết người nhưng lương tri họ vẫn thao thức, vẫn hướng dẫn họ đi theo lẽ phải, và chống đối âm thầm mệnh lệnh của đảng. Mở đầu bài thơ, tác giả cho ta đôi dòng về lai lịch đứa bé:
Em bé lên sáu tuổi Lủi thủi tìm miếng ăn Bố: cường hào nợ máu Đã trả trước nông dân Mẹ bỏ con lây lất Đi tuột vào trong Nam.. .
Tác giả đã tố cáo tội ác của cộng sản đồng thời nói lên lòng nhân đạo của nhân dân ta trong đó có một số đảng viên và cán bộ nhân hậu:
Có cụ già đói khổ Lập cập đi mò cua Bố mẹ nó không còn Đứa trẻ nay gầy còm Bỗng thương tình côi cút Cụ nhường cho miếng cơm . . . . . . . . Có một chị cán bộ Đang phát động thôn ngoài Chợt nhìn ra phía ngõ Nghe tiếng kêu lạc loài . . . . . . . . Chạy vùng ra phía ngõ Dắt em bé vào nhà Nắm cơm dành chiều qua Bẻ cho em một nửa Chị bần nông cốt cán Ứa nước mắt quay đi Nó là con địa chủ Bé bỏng đã biết gì! Hôm cho em bát cháu Chịu ba ngày hỏi truy. Chị đội bỗng lùi lại Nhìn đứa bé mồ côi Cố tìm vết thù địch Chỉ thấy một con người !
Bài thơ này phản ánh trung thực thực tại xã hội, đồng thời mang tích chiến đấu rất mạnh mẽ, và mang tính nhân bản rất cao. Bài thơ này là một bản án kết tội cộng sản vô nhân đạo đã gây ra thảm kịch cải cách ruộng đất. Cha đứa bé cũng như đa số nạn nhân bị tố là địa chủ thực ra là những nông dân thuộc bậc trung trong xã hội Việt Nam. Đa số họ là nông dân, chân lấm tay bùn, tích cực lao động, ăn tiêu dè sẻn, hoặc nhờ vợ tảo tần buôn bán nên mua thêm được ruộng đất, hoặc ông cha làm lụng cực nhọc để tài sản lại cho con. Họ không bóc lột ai, họ không làm điều gì phi pháp. Bao nhiêu năm họ là trung nông, trong cải cách ruộng đất, họ bị nâng lên phú nông, địa chủ để lãnh những bản án oan khốc cho chủ nghĩa cộng sản bịa ra. Một số địa chủ đã là cán bộ đảng, hay là những người đã ủng hộ kháng chiến như bà Nguyễn thị Năm ở Thái Nguyên, hôm qua còn mẹ mẹ con con, hay đồng chí anh em, bỗng một sớm cộng sản bắt trói họ, tịch thu gia tài và đưa họ ra pháp trường, hay chôn sống họ!
Ông Nguyễn Mạnh Tường trong bài nói tại Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội vào ngày 30-10-1956, sau đăng trên Nhân Văn đã phân tích việc vi phạm này trong bài Những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Nguyên tắc thứ nhất ông nêu lên là không hình phạt các tội đã quá lâu. Người ta phạm tội 'bóc lột' từ bao giờ ,bây giờ mới đem ra, vật chứng, nhân chứng không có, không rõ ràng, phần lớn là vu khống. Nguyên tắc thứ hai là trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không có trách nhiệm chung của vợ con, của gia đình.. .Trong các nước dân chủ tây phương, trẻ vị thành niên phạm tội cũng không bị xử tội, huống hồ trẻ thơ lên sáu vô tội! Chị cán bộ suy nghĩ rất đúng tình người và đúng luật:
Nó là con địa chủ Bé bỏng đã biết gì! . . . . . . . . Chị đội bỗng lùi lại Nhìn đứa bé mồ côi Cố tìm vết thù địch Chỉ thấy một con người!
Khóa kín cửa lầu, lấp kín dòng sông Ông cũng đã bóng bảy nói rằng đảng đã sai lầm, ngu dốt, giết chết nhân dân và làm hại dân tộc: Bệnh một đàng, các cụ chữa một nẻo Khuôn mặt công nương ngày một héo Thầy lang dốt nát chỉ nói mò Bốc thang thuốc nào cũng thật to Người bệnh uống vào mặt nhăn nhó. . . Nuốt ực đắng cay vào trong người Nẫu ruột nẫu gan vì lửa bỏng dầu sôi! Ông cho rằng đảng đã thất nhân tâm, không phương cứu vãn, dù cho đảng đã đứng lên sửa sai: Gạn lọc hết tinh hoa trong trời đất Đã chắc đâu cứu vãn được lòng người.. . .
Trái lại, nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm là tiếng hát chân thật của con người tự do:
.. . . Cửa ngoài bằng đá tảng Tiếng hát đẩy được vào. Vì đó là tiếng nói của trời cao Của đất rộng, của quê tôi hửng sáng. Ông kêu gọi những nạn nhân cộng sản vùng dậy: Nào người quả phụ trắng khăn tang Nào đứa em mồ côi khát sữa Nào ai sống nhục, thác oan Nào ai tan lìa đôi lứa Nghe tiếng hát này nguôi dần nỗi khổ Dòng sông như lụa quấn quanh người.
Bài thơ Em bé lên sáu đăng trên Giai Phẩm Mùa Thu, là một bức tranh hiện thực xã hội, một kinh nghiệm lịch sử và một bản án kết tội chủ nghĩa cộng sản vô nhân đạo, và đó cũng là môt bài thơ rất hay.Trong cải cách ruộng đất, đảng cộng sản đã giết cha đứa bé, cướp tài sản cha mẹ nó , làm tan vỡ gia đình nó, và trừng phạt nó khi nó mới lên sáu chỉ vì cái điên cuồng, khát máu của chủ nghĩa Mác Lê. Bài này cũng nói lên tình người vẫn còn tồn tại trong lòng một số đảng viên và cán bộ. Đảng ép buộc họ giết người nhưng lương tri họ vẫn thao thức, vẫn hướng dẫn họ đi theo lẽ phải, và chống đối âm thầm mệnh lệnh của đảng. Mở đầu bài thơ, tác giả cho ta đôi dòng về lai lịch đứa bé:
Em bé lên sáu tuổi Lủi thủi tìm miếng ăn Bố: cường hào nợ máu Đã trả trước nông dân Mẹ bỏ con lây lất Đi tuột vào trong Nam.. .
Tác giả đã tố cáo tội ác của cộng sản đồng thời nói lên lòng nhân đạo của nhân dân ta trong đó có một số đảng viên và cán bộ nhân hậu:
Có cụ già đói khổ Lập cập đi mò cua Bố mẹ nó không còn Đứa trẻ nay gầy còm Bỗng thương tình côi cút Cụ nhường cho miếng cơm . . . . . . . . Có một chị cán bộ Đang phát động thôn ngoài Chợt nhìn ra phía ngõ Nghe tiếng kêu lạc loài . . . . . . . . Chạy vùng ra phía ngõ Dắt em bé vào nhà Nắm cơm dành chiều qua Bẻ cho em một nửa Chị bần nông cốt cán Ứa nước mắt quay đi Nó là con địa chủ Bé bỏng đã biết gì! Hôm cho em bát cháu Chịu ba ngày hỏi truy. Chị đội bỗng lùi lại Nhìn đứa bé mồ côi Cố tìm vết thù địch Chỉ thấy một con người !
Bài thơ này phản ánh trung thực thực tại xã hội, đồng thời mang tích chiến đấu rất mạnh mẽ, và mang tính nhân bản rất cao. Bài thơ này là một bản án kết tội cộng sản vô nhân đạo đã gây ra thảm kịch cải cách ruộng đất. Cha đứa bé cũng như đa số nạn nhân bị tố là địa chủ thực ra là những nông dân thuộc bậc trung trong xã hội Việt Nam. Đa số họ là nông dân, chân lấm tay bùn, tích cực lao động, ăn tiêu dè sẻn, hoặc nhờ vợ tảo tần buôn bán nên mua thêm được ruộng đất, hoặc ông cha làm lụng cực nhọc để tài sản lại cho con. Họ không bóc lột ai, họ không làm điều gì phi pháp. Bao nhiêu năm họ là trung nông, trong cải cách ruộng đất, họ bị nâng lên phú nông, địa chủ để lãnh những bản án oan khốc cho chủ nghĩa cộng sản bịa ra. Một số địa chủ đã là cán bộ đảng, hay là những người đã ủng hộ kháng chiến như bà Nguyễn thị Năm ở Thái Nguyên, hôm qua còn mẹ mẹ con con, hay đồng chí anh em, bỗng một sớm cộng sản bắt trói họ, tịch thu gia tài và đưa họ ra pháp trường, hay chôn sống họ!
Ông Nguyễn Mạnh Tường trong bài nói tại Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội vào ngày 30-10-1956, sau đăng trên Nhân Văn đã phân tích việc vi phạm này trong bài Những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Nguyên tắc thứ nhất ông nêu lên là không hình phạt các tội đã quá lâu. Người ta phạm tội 'bóc lột' từ bao giờ ,bây giờ mới đem ra, vật chứng, nhân chứng không có, không rõ ràng, phần lớn là vu khống. Nguyên tắc thứ hai là trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không có trách nhiệm chung của vợ con, của gia đình.. .Trong các nước dân chủ tây phương, trẻ vị thành niên phạm tội cũng không bị xử tội, huống hồ trẻ thơ lên sáu vô tội! Chị cán bộ suy nghĩ rất đúng tình người và đúng luật:
Nó là con địa chủ Bé bỏng đã biết gì! . . . . . . . . Chị đội bỗng lùi lại Nhìn đứa bé mồ côi Cố tìm vết thù địch Chỉ thấy một con người!
Cải cách ruộng đất đã gây ra bao đau khổ cho nhân dân ta. Mở đầu buổi nói chuyện, Nguyễn Mạnh Tường đã nói Tôi xin phép các vị đuợc kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội đã chết oan (Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, 295).
Cha đứa bé đã chết oan, mẹ nó quá sợ hãi đã thoát thân một mình không kịp mang con theo. Và nó phải chịu đói khổ. Tất cả là do cộng sản dã man, giết cả trẻ con như Nguyễn Hữu Đang đã lên tiếng trong bài Phải chính quy hơn nữa:.
Trong CCRĐ, những việc bắt người, giam người, tra hỏi (dùng nhục hình dã man), xử tù, xử bắn, tịch thu tài sản, hết sức bừa bãi, bậy bạ, cũng như việc bao vây đến làm chết đói những thiếu nhi vô tội trong các gia đình địa chỉ (hoặc chính là nông dân mà bi quy sai thành phần), không phải chỉ hoàn toàn do sự lãnh đạo kém cỏi mà còn do thiếu chế độ pháp trị hẳn hoi. (Nhân Văn số 5, ngày 12-10-1956)
Trong CCRĐ, những việc bắt người, giam người, tra hỏi (dùng nhục hình dã man), xử tù, xử bắn, tịch thu tài sản, hết sức bừa bãi, bậy bạ, cũng như việc bao vây đến làm chết đói những thiếu nhi vô tội trong các gia đình địa chỉ (hoặc chính là nông dân mà bi quy sai thành phần), không phải chỉ hoàn toàn do sự lãnh đạo kém cỏi mà còn do thiếu chế độ pháp trị hẳn hoi. (Nhân Văn số 5, ngày 12-10-1956)
Hoàng Cầm cũng như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, và Nguyễn Hữu Đang đã can đảm tố cáo tội ác của cộng sản.
III. THƠ TƯỢNG TRƯNG
Ngoài những bài thơ công kích ' mấy con người máy/ Đầy gân, thiếu trái tim' (Em bé lên sáu tuổi), Hoàng Cầm cũng nói đến tình yêu nhưng rất ít. Đây không phải là tình yêu thời trẻ mà là tình yêu của những người đã xế bóng. Tình yêu ở đây chỉ là ước mong, là một giả thuyết:
Nếu anh còn trẻ như năm cũ Quyết đón em về sống với anh Rồi những chiều vàng phơ phất lại Anh đàn, em hát, níu xuân xanh Nhưng thuyền em buộc bên sông hận Anh chẳng quay về với trúc tơ Ngày tháng tỳ bà vương ánh nguyệt Mộng héo bên song vẫn đợi chờ. . ( Tình cầm) Tình yêu trong thơ Hoàng Cầm là một tình yêu mơ hồ, xa cách. Có mấy dòng sông vòng chảy ngược Mà em xuôi mãi xuống Tào Khê Đến đâu là cõi không đày ải Đôi mảnh hồn ngây lạc lối về Cứ đuổi tìm nhau nhầu bến tạnh Đắm dòng sông vắng, lặng luồng mê Em buồn ngủ lắm, anh còn thức Tìm mắt em thẳm nhớ chưa về. ( Một lời quan họ)
Tình yêu trong thơ Hoàng Cầm như một mai mỉa cho cuộc đời, mà trong đó hầu hết là ta yêu người, người chẳng yêu ta, và kết thúc là một khúc đoạn trường cho kẻ tình si:
-Lần thứ nhất gặp anh, em nói: Chỉ xin làm em gái của anh. Lần thứ hai gặp em, anh nói - Muốn xin em làm vợ của anh Lần trước, anh cười chẳng nói Lần sau, em cười quay đi. ..(Chuyện lâu rồi) -Khi lửa khói tàn đêm Giòng sông êm ái Tôi lại gặp em Tưởng tháng năm dài chững lại Em vẫn thế. . . Thon cây mềm trái Tóc hong chiều còn óng tuổi mơ xanh. . . . . Tôi huyễn tưởng hay em là ảo tưởng Tôi vơ vào hay em liệng xuống? Để sớm nay em trao cánh thiệp hồng Vâng! Đêm rằm. . . Anh! Mình.. . Dự cưới em không? ( Nguyên hình ảo vọng )
Thơ Hoàng Cầm là thơ tượng trưng, lời xa xôi bí hiểm như thơ Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập, đưa ta về những miền quá khứ xa xôi. Trong nhiều bài, Hoàng Cầm đã dùng đối thoại 'chị em' và mang rất nhiều hình ảnh quá khứ như váy, yếm trắng, yếm thắm, thắt lưng, the đen:
Cỗ bài tam cúc mép cong cong, Rút trộm rơm nhà đi trải ổ Chị gọi đôi cây.Trầu cay má đỏ Kết xe hồng đưa chị đến quê em. . . Năm sau giặc giã Quan đốc đồng áo đen nẹp đỏ Thả tịnh vàng cưới chị Võng mây trôi Em đứng nhìn theo em gọi đôi ( Cây tam cúc, 1959) -Em mười hai tuổi tìm theo chị Qua cầu bà Sấm bến cô Mưa Đi Ngày tháng lui tìm không thấy Giải yếm lòng trai mãi phất cờ Cách nhau ba bước vào vườn ổi Chị xoạc cành ngang Em gốc cây Xin chị một quả chín -Quả chín quá tầm tay Xin chị một quả ương Quả ương chim khoét thủng Lẽo đẽo em đi vườn mai sau Cúi nhặt chiều mưa dăm quả rụng ( Quả vườn ổi) Có nhiều bài khó hiểu. Bài thơ sau đây rất bí hiểm: Dây nghìn thước Anh đòi em bay đỉnh Thái Sơn Em không vượt quá vòng định ước Anh buồn đau Anh giận hờn Anh gọi em: tên phản bội! . . . . . . . . . Nhìn lại dây chỉ rối Anh tặng em Vào nửa đêm nông nổi yếu mềm Gió ngoài cửa cười em ngây dại. Vâng! Em xin nhận lỗi Đã phũ phàng anh Em gắng xin đêm nay ngó lại Trăng bây giờ còn đúng của anh chăng? ( Nhận lỗi)
Cuộc đời đau khổ vì ta đi vào cơn đồng thiếp điên cuồng, hư ảo. Chủ nghĩa Mác là một hư thuyết và đã đưa hơn nửa nhân loại vào hư mộng. Ấy thế mà người ta say mê, sống chết vì nó. Người ta giết bao triệu người vì nó! Và kết cuộc, dân nghèo vẫn khổ, xã hội bất công hơn, và giai cấp tư sản đỏ độc ác hơn lên thay thế. Ai bảo chủ nghĩa Mác vẫn là chủ nghĩa Mác ngày xưa? Và con người cộng sản ngày nay vẫn là con người cộng sản ngày xưa?
Trăng bây giờ còn đúng của anh chăng?
Một vài bài có thể hiểu được. Bài Lá riêu bông tự nó là một vấn nạn vì không ai hiểu đó là thứ lá gì. Bài này ngụ ý luân lý, triết lý chăng? Trong cuộc đời nhiều người chạy theo cái hư ảo, cái không tưởng. Cuối cùng được gì? Nguời con gái đặt ra điều kiện để thách đố người đời nhưng tự nàng, nàng đã âm thầm bỏ cuộc từ lâu. Chỉ có người chàng trai trẻ dại khờ mới theo đuổi một hình ảnh không bao giờ tồn tại trên thế gian này! Lá riêu bông cũng là một bài thơ ngụ ngôn về chính trị. Làm sao xóa bỏ giai cấp? Làm sao có được cơm no áo ấm cho mọi người? Người ta đã làm rất tích cực và rất rốt ráo. Người ta đã giết hết giai cấp cũ thì giai cấp mới xuất hiện, hống hách, tàn ác hơn giai cấp cũ. Người ta hô hào bình đẳng thì đảng tự nó sinh ra nhiều cấp bậc, nhiều chế độ ưu đãi! Người khởi xướng lên việc đi tìm là riêu bông đã bỏ cuộc mà đi lấy chồng trước khi tìm thấy lá riêu bông.
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng, Chị thẩn thơ đi tìm. Đồng chiều . Cuống rạ Chị bảo: Đứa nào tìm được lá riêu bông Từ nay ta gọi là chồng. Hai ngày em tìm thấy lá Chị chau mày: Đâu phải lá riêu bông! Mùa Đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông Ngày cưới chị Em tìm thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Chị ba con Em tìm thấy lá Xòe tay phủ mặt. Chị không nhìn. . .
Bài thơ trên là một đoản kịch và một bi kịch. Người con gái lớn tuổi hơn bọn con trai nên xưng chị (Đứa nào tìm được lá riêu bông/ Từ nay ta gọi là chồng). Người trai thủy chung vẫn đi tìm lý tưởng ngày xưa nhưng thái độ của người con gái mỗi lần mỗi khác. Chưa tìm được là riêu bông, nàng đã đi lấy chồng. Nàng là người khôn ngoan và thực tế. Không lẽ ở góa suốt đời mà chờ lá riêu bông sao? Nàng phải có quyết định sớm trước khi quá trễ! Khi người trai tìm thấy lá riêu bông lần thứ nhất, nàng chau mày. Lần thứ hai, nàng lắc đầu.
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng, Chị thẩn thơ đi tìm. Đồng chiều . Cuống rạ Chị bảo: Đứa nào tìm được lá riêu bông Từ nay ta gọi là chồng. Hai ngày em tìm thấy lá Chị chau mày: Đâu phải lá riêu bông! Mùa Đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông Ngày cưới chị Em tìm thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Chị ba con Em tìm thấy lá Xòe tay phủ mặt. Chị không nhìn. . .
Bài thơ trên là một đoản kịch và một bi kịch. Người con gái lớn tuổi hơn bọn con trai nên xưng chị (Đứa nào tìm được lá riêu bông/ Từ nay ta gọi là chồng). Người trai thủy chung vẫn đi tìm lý tưởng ngày xưa nhưng thái độ của người con gái mỗi lần mỗi khác. Chưa tìm được là riêu bông, nàng đã đi lấy chồng. Nàng là người khôn ngoan và thực tế. Không lẽ ở góa suốt đời mà chờ lá riêu bông sao? Nàng phải có quyết định sớm trước khi quá trễ! Khi người trai tìm thấy lá riêu bông lần thứ nhất, nàng chau mày. Lần thứ hai, nàng lắc đầu.
Đến lần thứ ba thì nàng lấy tay che mặt, không muốn nghe, muốn nhìn cái thực tại đó nữa. Đó là một thái độ quyết liệt quay lưng với dĩ vãng! Phải chăng đó là thái độ của Hoàng Cầm đối với đảng sau khi trở về Hà Nội? Hoặc đó là thái độ của đảng khi còn trong bóng tối thì hứa hẹn tự do, dân chủ nhưng khi nắm được quyền hành thì quay lưng bưng mặt với nó? Lá riêu bông chỉ là một ảo tưởng, hay nói đúng hơn là một sự lừa dối! Trăng Hoàng Cung của Phùng Quán và Lá riêu bông của Hoàng Cầm cùng chung một ý niệm. Cả hai đều bị giai nhân lừa dối, cả hai là nạn nhân của thế giới đại đồng!
Bài Ngã ba sông viết năm 1994 trình bày một vài suy tư về chính mình. Đảng thì tự hào ghê lắm! Bách chiến bách thắng! Nhưng có thật thế hay không? Nhân Văn, Giai Phẩm đúng hay sai? Tư bản và cộng sản ai đúng ai sai? Con người đứng trước ngã ba đường biết đi về đâu? Ông nghĩ rằng quá khứ và hiện tại ông đã theo đúng hướng để vớt cánh mai vàng:
Mắt em đi suốt vòng thân phận Chỉ được quay về lúc lệ rơi. Hồn em thả hết nguồn thi tứ Chỉ được bừng lên lúc miệng cười. Thì. . . ngã ba sông. . . ba hướng thuyền Hướng nào khôn, dại. . . hướng nào điên? Liệu còn một hướng ta bơi đứng Vớt cánh mai vàng xập cánh đen. . .
Hoàng Cầm cũng mang suy tư về cuộc đời, về hành trình của kiếp người:
Anh đi về phía không em Em đi về phía dài thêm bão bùng Anh đi sắp đến vô cùng Em đi sắp đến cánh hồng đang rơi Bảy mươi đứng phía ngoẻn cười Tám mươi đứng khóc nẻo đời chưa khô Trăm năm nhào quyện hư vô Biết đâu em vẫn lửng lơ hát buồn. ( Anh đi và em đi)
Hoàng Cầm tiêu biểu cho những thanh niên trong khoảng 1945 theo Việt Minh chống Pháp. Họ chống Pháp vì yêu nuớc, họ theo Việt Minh vì lúc này Việt Minh nắm tất cả quyền hành và lực lượng, nhưng họ không theo đảng. Họ chống đảng khi thấy rõ đảng gian manh, tàn ác. Và họ đã phải trả giá cho công cuộc tranh đấu này. Hoàng Cầm là một người yêu nuớc và là một thi sĩ đa tài.
Thơ ông mang tính chất tượng trưng nhưng cũng mang màu sắc dân tộc như yếm trắng, the đen, nhiễu tím, tranh Đông Hồ, và những địa danh quen thuộc như núi Thiên Thai, chùa Bút Tháp, Đồng Tĩnh, Huê Cầu, Kinh Bắc, Văn Giang. . .Ở đây, thơ Hoàng Cầm có vài nét giống thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ. . .đậm đà màu sắc quê hương, dân tộc.
IV.HẬU NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm trở nên một con người khác. Có lẽ là do cộng sản khủng bố và ép buộc. Cũng có thể sợ hãi, và hèn yếu là một phần của bản tính con người. Nhân 100 năm ngày sinh của ông Hồ (1990), Hoàng Cầm làm bài ''Nhớ về làng Sen'' đăng kín hai trang báo Văn Nghệ . Và ông lúc này sính đọc điếu văn ca tụng đảng. Trong đám tang Phùng Quán (1995), Hoàng Cầm đọc một bài thơ, đại ý nói Phùng Quán là người một lòng chung thủy với bác, đảng. Bác ra lệnh là Quán đi đầu và làm theo. Bài thơ này sau được báo Văn Nghệ đăng lại. Chị Trâm, vợ anh Quán giận dữ nói với tôi: Anh Quán đã bỏ đảng, Bác từ lâu rồi. Anh Cầm đã sỉ nhục chồng tôi! (Nguyễn Chí Thiện, Hỏa Lò, 171).
Năm 1999, Tố Hữu 80 tuổi , Hoàng Cầm làm thơ tặng Tố Hữu:
Đôi lời tâm giao với người bạn thơ Tố Hữu
Nhân năm anh 80 tuổi ( Âm Lịch) Nhớ lại một thời chung chiến lũy Hồn tươi trong thắm thiết tình người. Rồi sau đó những ngày vào ra lẩn quẩn, Những khóc cười mừng giận Giấc mê tôi đằng đẵng thăng trầm Trời vẫn xanh mây trắng vắng tri âm Tia chớp nhục vinh lóe ngôi sao lạc Đã vèo đi nhanh thế một đời Tồn đọng Anh và Tôi cùng bạc tóc Ngẫm xa xa mà gạn lọc chút yên vui Run rẩy niềm riêng. Tôi so mình hạt cát Nhìn sao rơi thăm thẳm đến vô cùng. Khi nhân loại sắp giao thừa thiên kỷ Cầu Phật ban cho người ánh mắt bao dung Hồn thi sĩ hẳn mấy lần khát vọng Ôm vô thủy thiên hà mắt lệ vô chung. Tôi với Anh đôi người thơ ngơ ngẩn. Lặng lẽ đồng hành về phía hư không Chắc cõi ấy còn rộng thơ đất Việt Mình sẽ gặp ai kia Một thi sĩ đau thương đã viết ''Bất tri tam bách dư niên hậu''
Bài thơ này viết khi Tố Hữu đã rớt đài từ hơn mười năm trước. Hoàng Cầm rộng lòng bao dung? Hoặc mai mỉa người ngã ngựa? Hoặc muốn chứng tỏ rằng mình không oán hận đảng? Điếu văn của ông đọc trong tang lễ của Tố Hữu là những lời nịnh hót. Buồn cười nhất là bên cạnh những lời ca tụng sự nghiệp của Tố Hữu vì đảng, vì dân tộc, ông đã dùng những từ, những ý niệm duy tâm để khóc một ông cộng sản gộc như vào cõi hư không tịch mịch, luật trời, lẽ trời, trời ban cho tuổi thọ:
Anh Tố Hữu, một đồng nghiệp của tôi từ thời kháng chiến chống đế quốc Pháp, hôm nay đã bay vào cõi hư không tịch mịch. Với đảng Cộng sản VN, với gia đình anh, đây là một nỗi mất mát to lớn. .. . . Có những cuộc ra đi đầy ai oán, xót thương, có những cuộc ra đi đầy tiếc hận. Nhưng với anh, sự ra đi này thật đúng với lẽ trời, vì chính anh cũng đã trời ban cho một tuổi thọ đáng mơ ước. Huống chi anh còn là một người đã hiến dâng cho cách m?ng cả tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, đóng góp không ít vào uy danh của Đảng, suốt đời anh đã gắng hết sức mình biến ý chí của . . . Công lao của anh tôi tin chắc rằng Đảng không quên và chắc hẳn Đảng s? ghi vào sổ vàng chói lọi của lịch sử. Công lao to lớn của anh thể hi?n qua những bài thơ tha thiết và nồng hậu về nhân dân, đất nước, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi những lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười, ca ngợi người chiến sĩ đánh giặc Pháp, giặc Mỹ. Công lao anh thật to lớn, nên hôm nay tôi tin anh đã yên tâm và thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng. . ( Lao Động số 332 , ngày 11.12.2002 ).
Những bài văn, bài thơ sau này đã làm hại giá trị con người của ông. Nhưng điều này cũng cho ta biết sống trong chế độ cộng sản con người không được tự do, con người là nô lệ, phải vâng dạ để sống qua ngày. Mấy ai có thể đương đầu với sóng gió? Ôi, gặp thời thế, thế thời phải thế! Tuy nhiên công lao chầu hầu của ông có lẽ đã được cộng sản ngó lại. Tháng 2-2007, cộng sản đã ban giải thưởng 80 triệu cho ông và một số người khác. Chúng ta thông cảm cho ông. Chúng ta kính trọng tài năng và dũng khí của ông một thời đã dám đứng lên chống đối cường quyền.
*
Trong tang lễ của thi sĩ, tôi xin kính gửi câu liễn tưởng niệm ông, bậc thi sĩ đệ nhất của Việt Nam:
Những bài văn, bài thơ sau này đã làm hại giá trị con người của ông. Nhưng điều này cũng cho ta biết sống trong chế độ cộng sản con người không được tự do, con người là nô lệ, phải vâng dạ để sống qua ngày. Mấy ai có thể đương đầu với sóng gió? Ôi, gặp thời thế, thế thời phải thế! Tuy nhiên công lao chầu hầu của ông có lẽ đã được cộng sản ngó lại. Tháng 2-2007, cộng sản đã ban giải thưởng 80 triệu cho ông và một số người khác. Chúng ta thông cảm cho ông. Chúng ta kính trọng tài năng và dũng khí của ông một thời đã dám đứng lên chống đối cường quyền.
*
Trong tang lễ của thi sĩ, tôi xin kính gửi câu liễn tưởng niệm ông, bậc thi sĩ đệ nhất của Việt Nam:
Ai say tiệc Đêm Liên Hoan, ai thương xót Em bé lên sáu?
Anh về Bên kia sông Đuống, anh đi tìm chiếc Lá Riêu bông?
*
NGUYỄN THIÊN THỤ
Trich VĂN HỌC HIỆN ĐẠI tập II , 2006
*
No comments:
Post a Comment