*
Bi kịch Kiều Loan của Hoàng Cầm
Các bài cũ của Sơn Trung Thư Trang - http://vanhoavn.blogspot.com
Thứ hai, 26 Tháng ba 2007, 14:12 GMT+7 |
| ||||
Tags: Kiều Loan, Hoàng Cầm, Tuyết Khanh, Vũ Văn Giỏi, Bắc Giang, NSƯT Anh Tú, tai nghe mắt thấy, quyền cao chức trọng, Giải Thưởng Nhà Nước, tấn bi kịch, sự phản bội, sự sụp đổ, tại Hà Nội, lý tưởng, tình yêu, người Nhà thơ Hoàng Cầm Hoàng Cầm vừa vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Thật trùng khớp, bởi “Kiều Loan” của ông cũng vừa được lên sân khấu kịch sau bao năm nghẹn ngào lưu lạc. Và dường như đến giờ, người ta lại muốn lật giở lại để nói về tấn bi kịch của Kiều Loan… Tấn bi kịch của Kiều Loan, người điên nhưng cũng là nhân vật chính trong kịch thơ “Kiều Loan” của Hoàng Cầm có nguyên nhân từ sự phản bội lý tưởng nhân văn ái quốc. Đại diện cho những kẻ phản bội lý tưởng và tình yêu là nhân vật tướng quân Vũ Văn Giỏi. Đó chính là một tên cơ hội sẵn sàng vứt bỏ tình yêu, lý tưởng mà hắn đã từng tôn thờ một cách thiêng liêng để đổi lấy cuộc sống giàu sang, quyền cao chức trọng, dẫu phải thực hiện bằng tội ác. Nhưng hắn phải đối đầu của những nhân vật tiến bộ như Kiều Loan, thầy đồ, quan hiệu uý và nhiều người khác… có thể là cả một dân tộc. Bi kịch của Kiều Loan là đã chứng kiến, tai nghe mắt thấy nửa cuộc đời của Vũ Văn Giỏi. Họ là bạn đồng môn, là người cùng lý tưởng rồi trở thành vợ chồng. Cái đẹp ban đầu sâu sắc, cao cả cứ dâng lên mãi, cùng với nó là tình yêu không tưởng, lòng tin siêu thực của tôn giáo. - khi đã tin là không thay đổi. Và khi tướng Giỏi đi ngược lại thì sự sụp đổ như sét đánh. Kiều Loan phát điên. Cuối cùng Kiều Loan buộc phải xoá cuộc đời Vũ tướng quân bằng thanh đoản đao - tín vật thề ước. Đây là tiếng sét thấu trời vang vọng ngàn thu. Những gì xảy ra với Kiều Loan thì trong ký ức Hoàng Cầm cũng bi thảm không kém: người con gái hoa khôi Bắc Giang từng làm tan nát trái tim bao anh học trò như Hoàng Cầm đã bị giết vào tối mùa hè năm 1940. Quân Nhật đổ bộ vào Việt Nam, Bắc Giang thành trại lính, hàng chục sỹ quan Nhật mê cô hoa khôi đã sinh thù hằn nhau. Viên chỉ huy thấy không thể để mất danh dự của quân đội Thiên hoàng nên đã “trừ tận gốc” nguyên nhân. Nàng bị bắt uống thuốc ngủ khi đang ốm. Cái chết của người đẹp khiến Hoàng Cầm đau đớn, sững sờ. Mười ngày sau, Hoàng Cầm viết xong kịch bản “Kiều Loan” nhưng công sứ Bắc Ninh không duyệt, chánh mật thám Cousseau tại Hà Nội trả lại bản thảo và khi Hoàng Cầm giở ra thì 4 trang bị gạch xoá mất ba… Đất nước độc lập, sau nhiều lần luyện tập, vở kịch thơ “Kiều Loan” được công diễn trong một buổi sáng tháng 11/1946. Vài tuần sau kháng chiến bùng nổ, Hoàng Cầm lên chiến khu. Người vợ trẻ đẹp của ông là nghệ sỹ Tuyết Khanh - người đóng vai Kiều Loan - sau buổi diễn duy nhất, bị ốm phải về thành. Bà giận ông vì đã hứa sẽ về chăm sóc bà, nhưng rồi kháng chiến ác liệt, ông không về được. Tuyết Khanh ra đi mang theo Kiều Loan - đứa con gái đầu lòng được cha đặt theo tên nàng thơ của mình. Qua bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm mất cả Tuyết Khanh, cả Kiều Loan bé nhỏ và cả vở kịch thơ “Kiều Loan” chìm trong im lặng. Phải 59 năm sau, “Kiều Loan” mới tái xuất trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Hoàng Cầm đã tìm thấy người đồng cảm là NSƯT Anh Tú - người dựng “Kiều Loan” và đưa nàng thơ trở về với hơi thở cuộc sống. Cũng như một lời an ủi và công nhận tài năng khi Hoàng Cầm được nhận Giải thưởng Nhà nước. N.H - (Theo KTĐT) |
No comments:
Post a Comment