(ĐọC " ĐÊM GIữA BAN NGÀY "
của Vũ Thư Hiên )
Sơn Trung
====
1.Tác giả;
Nhà xuất bản Văn Nghệ ở Californiavừa ấn hành quyển Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên. Đây là một thiên hồi ký dày 767 trang. Vũ Thư Hiên sinh ngày 18 tháng 10 năm 1933 tại Hà Nội .Thân phụ ông là Vũ Đình Huỳnh, đã làm bí thư cho ông Hồ Chí Minh trong khoảng 1956. Vũ Thư Hiên đã đi bộ đội 1949, và đã du học tại Liên Xô trong khoảng 1955 về môn điện ảnh.
Năm 1955, Khrushov đã phê phánnặng nề Staline trong đại hộiXX của đảng cộng sản Liên Xô. Mao Trạch Đông lên tiếng chống đối đường lối xét lại của Khrusov. Việt Namtuy không lên tiếng chỉ trích Liên Xô vì lúc này họ đang nhận viện trợ của Liên Xô nhưng họ âm thầm trừ diệt những ai có khả năng đi theo đường lối xét lại của Liên Xô. Vũ Đình Huỳnh, Đặng Giang Kim, Hoàng Minh Chánh,Trần Minh Việt, Phạm Kỳ Vân, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Văn Thẩm .. là những người cộng sản đang làm việc trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản đã bị bắt giam trong năm 1967. Vũ Thư Hiên cũng bị bắt trong dịp này. Ông bị nhốt tại Hỏa Lò và các nơi khác . Ông không biết ông bị bắt về tội gì, và phải bị giam giữ trong bao lâu. Tháng 9 năm 1976,ông mới được phóng thích. Từ đó, ông làm việc trong lãnh vực tư doanh để sinh sống. Năm 1993, ông sang Nga thông dịch cho một công ty thương mại. Tại Nga,ông bắt đầu viết Đêm Giữa Ban Ngày. Ông bị cộng sản Việt Nam giả dạng cướp đột nhập nơi ông ở cướp bản thảo,và đâm ông bị thương. Ông bỏ sang Ba Lan,rồi qua tị nạn ở Pháp.
Đêm Giữa Ban Ngày là máu và nước mắt của tác giả. Thân phụ của tác giả cũng kỳ vọng vào tác giả, kỳ vọng vào tập hồi ký này để thông báo cho đồng bào Việt Nam những dã man,tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản.
Ông viết :
Trong chín năm tù tôi đã làm một việc có ích, cho bản thân và những ngườimà tôithương yêu, là giã từ được ảo ảnh về một chủ nghĩa cộng sản được tô vẽ như là thiên đường dưới thế.. . . .. Xin hãy coi cuốn sách này là lời sám hối trước đồng bào của cha tôi nay đã không còn. Nó được thực hiện theo lời trăn trối của người. ( tr.12-14).
2.Chính sách cộng sản:
Trước tiên, quyển Đêm Giữa Ban Ngày cho chúng tahiểu đường lối cộng sản đàn áp nhân dân. Đường lối vô sản chuyên chínhlà một đường lối độc tài, khát máu. Để giữ vững ngai vàng, các vị vua chúa mới ở Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Hà Nội đã giết hại và giam cầm hàng vạn, hàng triệu nạn nhân trong đó có các đồng chí của họ. Họ thực hiệnchính sách bắt lầm,giết lầm hơn là bỏ sót. (tr.596)
Vũ Thư Hiên đã chỉ trích chính sách này :
Bắt nhầm còn hơn bỏ sót là sự biện minh cho những hành động tùy tiện của nền độc tài. Nó cực kỳ giản tiện và vô cùng dễ chịu cho tên độc tài củng cố địa vị thống trị. Nó cho phép tên độc tài thoát ra khỏi mọi ràng buộc, vô trách nhiệm trước sinh mệnh đồng loại. Cán bộ thực hành chuyên chính vô sản tha hồ bắt oan, tha hồ giết oan đồng bào của họ. (tr. 596)
Cộng sản không có pháp luật, hoặc không tôn trọng pháp luật. Do đó, ngườI dân không được pháp luật bảo vệ. Ai cũng có thể bị nghi ngờ và bị ngồi tù. Vũ Thư Hiên đã nêu lên ý kiến của một bạn tù :
Trong xã hội ta,mỗi công dân chỉ là một người tù dự khuyết. (tr. 202)
Nhà cầm quyền muốn bắt ai thì bắt.,không cần chứng cớ,không cần xét xử, muốn thả ai thì thả,không cần thời hạn. Chính Trường Chinh đã ký nghị quyết số 49 NQ/ TVQH, ngày 20-6-1961, cho phép công an giam người không cần thủ tục tố tụng, mỗi hạn3 năm, hết hạn này đến hạn khác. (tr. 67)
Vũ Thư Hiên đã viết :
Việc nhà nước đối xử với công dân không cầncó luật pháp, hoặc dùng luật pháp lờ mờ để giải thích theo ngụy biện là đặc điểm chung của các nước xã hội chủ nghĩa.(tr. 298)
Ông Vũ Đình Huỳnh trước khi nhắm mắt đã căn dặn con phải nói cho nhân dân ta biết nước ta là một nước không có dân chủ, không có pháp luật hoặc pháp luật chỉ là xảo ngôn ,là mảnh đất màu mỡ cho thể chế độc tài .(tr.305)
Không riêng dân chúng bị tù đày mà các đảng viên cũng bị đảng khủng bố,tàn hại. Chính Vũ Thư Hiên cùng các cha chú của anh đã bị đảng bắt giam bởi vì Lê Duẫn, Lê Đức Thọ muốn chụp mũ họ, muốn hại Võ Nguyên Giáp (tr.349-363)
Vũ Thư Hiên cho rằng chủ nghĩa cộng sản không hơn phong kiến:
Nhà cầm quyền xử sự với dân chẳng khác gì xã hội trước nó nếu không tồi tệ hơn, (tr. 42)
Thân mẫu tác giả,một đảng viên cộng sản kỳ cựu,từng đối đầu với mật thám Pháp đã nhận định :
Chúng nó còn tệ hơn cả mật thám Pháp nữa kia ! (tr. 28)
Bọn thực dân Pháp tiếng thế chứ không đến nỗi ác như bọn này. (tr.139)
3. Người dân trong xã hôi cộng sản.
Cộng sản đã gây bao tội ác.Theo Bernard Fall và Wesley Fishel, các vụ giảm tô giảm tức, cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức đã giết khoảng 50 ngàn ngưòi.(tr.457)
Sự tàn bạo này đã khiến dân chúng sợ hãi. Khắp nơi, những kẻ hèn nhát đã cam tâm làm tay sai cộng sản. Một số bán rẻ lương tâm, bán rẻ cha mẹ,anh em,bạn bè. Vũ Thư Hiên viết :
Vào thời gian này, chỉ điểm nhan nhản khắp nơi, từ thôn xã cho tới cơ quan đầu não. (tr. 256)
Tiêu biểu nhất là giới văn nghệ, người ta tung hô lãnh tụ như Tố Hữu đã ca tụng Staline. Ca tụng lãnh tụ bao nhiêu thì người ta lại tố cáo, chửi bới bạn bè bấy nhiêu. Nguyễn Đình Thi đã lên xỉ vả Văn Cao vì câu thơ " Trong giọt nước có cả trời xanh ", nhưng chửi xong, Nguyễn Đình Thi bước xuống, ôm Văn Cao nói : Văn hiểu cho mình. Cái thế mình phải thế. (tr. 416)
Vũ Thư Hiên đã nhớ lại:
Có lần Nguyễn Tuân rủ rỉ chúng tôi phải thuộc lòng cách chia vec bờ sợ ở mọi ngôi thứ : tôi sợ anh, anh sợ tôi, chúng ta sợ nó, chúng tôi sợ các anh.. .thuộc hết thì sống dễ.. . (tr.245)
Và Vũ Thư Hiên đã nói một câu chí lý :
Chúng tôi trưởng thành trong nỗi sợ hãi các đồng chí. (tr.118)
Và cũng vì cộng sảncó tai mắt khắp mọi nơi, người dân bao giờ cũng phải kín đáo. Vũ Thư Hiên viết :
Người biết sống phải đạo muốn ăn thịt gà phải đi chợ xa để mua, lén lút mang về, lén lút vặt lông, lén lút ăn, rồi lại lén lút đem lông đi đổ . Lòng ghen tị hiện hình thành những lá đơn tố cáo đầy những câu hỏi nồng nặc mùi cảnh giác cách mạng. (tr.444)
Người dân sợ hãi bởi vì bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị bắt giam. Cộng sản coi dân chúng như súc vật:
Con người chẳng khác súc vật. Chúng tôi đều là chim trong lồng, gà trong chuồng, người ta muốn lôi ra cắt tiết lúc nào được lúc ấy. (tr. 41)
4. Người tù trong chế độ cộng sản.
Trong nhà tù, cộng sản dùng mọi thủ đoạn thâm độc đối xử với tù nhân như là cho ăn đói, mặc rét,bắt sống thiếu tiện nghi, khủng bố tinh thần. Ở trong tù cũng như ngoài xã hội, cộng sản khống chế, hành hạ con người bằng cái dạ dày.
Vũ Thư Hiên đã thuật lại như sau :
Cái sự giam người vô thời hạn lại giam trong xà lim là một cách hành hạ tàn nhẫn.. .Nhưng cái khổ nhất là đói. Đói lắm. Đói cồn cào. Đói mờ mắt. Đói run người. (tr.566)
Một hình thức tra tấn,khủng bố của cộng sản là bắt tù nhân khai lý lịch,viết kiểm điểm, cung khai các tội trạng đến hàng trăm lần. Chúng bắt tù nhânkết tội mình và kết tội cha mẹ,anh em,họ hàng,bè bạn. Trong tù, họ còn bắt người này dò xét ngưòi kia, mục đích là tạo ra thù hận,nghi kị giữa tù và tù. Thành thử trong tù, tù nhân luôn luôn buồn khổ, cô độc và căng thẳng.
Tác giả đã viết :
Chúng tôi không bị đánh đập, không bị giết. Chúng tôi chỉ bị chôn sống mà thôi. (tr.536)
Tù nhânchính trị có nhiều loại.
Loại thứ nhất là những người dân yêu nứớc,lên tiếng chống đối công sản. Tôn Thất Tần in truyền đơn phản đối Hồ Chí Minh ký hiệp ước 6-3 -1946 cho Pháp trở lại Đông Dương (tr.673-676).Phong là một nông dân đã gủi thư cho Đảng và nhà nước chỉ trích đường lối thân Trung quốc " cõng rắn cắn gà nhà" .(tr.741-742)
Một số lớn thì bị vu khống hoặc bị tình nghi mà phải ngồi tù dài hạn.Nguyễn Thái Bát đã làm xã đội hồi kháng Pháp , bọn công an xã, chi uỷ viên phá hoại đời con gái của con ông,nên ông giận mắng chửi bọn chúng,chúng bèncho ông ngồi tù với cái tội " tuyên truyền phản động, chống đảng,chống chế độ "(tr.746-747). Vũ Đình Huỳnh, Đặng Giang Kim, Hoàng Minh Chánh , Vũ Thư Hiên.. .bị tình nghi theo đuờng lối xét lại chống Đảng.
Đặc biệt, trong tù còn có loại ngồitù vì quá yêu thích cộng sản ! Kim là một thanh niên Triều Tiêndu học tại Bắc Kinh,yêu Việt Nam, trốn qua Việt Nam xin chiến đãu chống Mỹ.Anh bị bắt giam vì bị nghi làm gián điệp.(tr.738-741)
Và rất nhiều loại khác nữa như anh Cao, đặc công(tr.682), và một số nông dân người Hoa ở biên giới. (tr.677-678)
Trong nhà tù,nhiều người đã sợ hãi mà bán rẻ bạn bè.Vũ Thư Hiên đã viết:
Ngừơi ta sợ, cái sợ cố hữu bám theo họ từ bên ngoài xã hộI vào,cộng thêm cái sợ hãi có sãn trong tù sinh ra bỡi hệ thống ăng ten dày đặc và thói quen bẫm báo để kiếm chác trong cảnh thiếu thốn, (tr.730)
Trong nhà tù, nhiều người đã đầu hàng,trong đó có Vũ Đình Huỳnh (tr.213). Tuy nhiên,có những con người bất khuất như Nguyễn Chí Thiện, Tôn Thất Tần, Nguyễn Thái Bát, Vũ Thư Hiên.. .
Trước khi vào tù, trong khi ngồi tù, và sau khi ra tù, con ngừơi cũng bị đau khổ. Họ bị người ta lánh xa vì sợ liên hệ.
Vì nhiều người đã biết Vũ Thư Hiên bị công an theo dõi và biết thân phụ ông bị bắt cho nên nhiều kẻ xa lánh ông. Ông đã kể cho chúng ta một chuyện buồn:
Trên đường Nguyễn Du rẽ sang Trần Bình Trọng, tôi gặp Nguyên Hồng đi ngược chiều. Đang tư lự trên hè, nhác thấy tôi, anh giật mình đứng lại.Tôi xuống xe định đến bắt tay anh thì Nguyên Hồng hấp tấp lùi lại, bước tránh sang vệ cỏ. Đôi mắt anh bùi ngùi nhìn tôi. Rồi rất trịnh trọng, anh chắp tay xá tôi, xá dài theo kiểu người xưa,môi mấp máy nói gì không rõ. Tôi đứng lặng. Nguyên Hồng đùa hay thật ? Không,anh không đùa. Đành cúi đầu xá anh đáp lễ. Nguyên Hồng lẵng lặng đi cúi đầu.
Tôi nhìn theo tác giả Bỉ Vỏ. Anh đi không ngoảnh lại. Cuộc gặp gõ Nguyên Hồng để lại trong tôi cảm giác xót xa. Tôi không giận Nguyên Hồng. Tôi chỉ buồn thôi. Buồn lắm. Trong những ngày ấy, mọi người đều xử sự như thế, và xử sự như thế mới là khôn ngoan. (tr.46)
Ông viết tâm trạng ông sau khi ra tù :
Sau khi ra khỏi tù, chúng tôi không bao giờ chủ động đến với ai.Trong sự xa lánh này có cả nỗi hờn mát lẫn lòng tự ái. Tôi không căm ghét, không thù hận những ngườI quay lưng lại nỗi đau khổ của gia đình tôi nhưng tôi không chơi với họ nữa. (tr. 412)
5.Con người cộng sản:
Đêm Giữa Ban Ngày còn cho chúng ta biết vài nét về các lãnh tụ cộng sản.
Một số là lưu manh xuất thân như Trần quốc Hoàn,bộ trưỏng công an, lúc nhỏ tên là Cảnh con,là một tên ăn cắp vặt ở Nghệ An, sau đi phuđãi vàng ở Thái Lan, liên hệ với cộng sản,sau trốn về ăn cắp ở các chợ Hà Nội.(tr.598-604).
Bọn họ không nhiều thì ít có vấy máu nhân dân Việt Nam,
Hồ Chí Minh đã bí mật lấy cô Xuân, Trần quốc Hoàn hãm hiếp cô Xuân,rồi giết hai chị em cô Xuân để bịt miệng (tr.602-609) bởi vì họmuốn giữ mãi thần tượng Hồ Chí Minh không gia đỉnh,không tài sản,suốt đời hy sinh cho lý tửơng!
Trần quốc Hoàn giết rất nhiều người trong khởi nghĩa tháng 8. Cũng như Giang Thanh, khi làm lớn, y giết tất cả những ai biết quá khứ của y.(tr.598-604)
Vũ Thư Hiên viết :
Từ ngày Trần quốc Hoàn lên làm bộ trưởng thì trên miền bắc không có mấy gia đình không có ngừơi thân trong gia tộc ở tù. (tr.595)
Sự thực, mọi tội ác là do Lê Đức Thọ ,có biệt danh Sáu Búa,chỉ đạo .Y cầm đầu ban tổ chức trung ương đảng,bị cả nước nguyền rủa. Lê Đức Thọ, Lê Duẫn, Lê Đức Anh đã hạ lênh chiếm đóng Cambodia, khiến cho nhân dân Cambodge đau khổ,và nhân dân Việt Nam có 52 ngàn tử trận,200 ngàn bị thương.(tr.547-563)
Vũ Thư Hiên viết ;
Tại sao cho tới nay đảng cộng sản Việt Nam không dám nói tới, không có can đảm nhận lỗi trước những người láng giềng đau khổ để xóa đi một trang sử nhơ nhớp ? Thọ chết đi trước khi phải ra trước vành móng ngựa một phiên tòa lịên tịch hai nước với tư cách tội phạm chiến tranh . (tr.563)
Nếu không gian ác công khai, thì họ cũng là những con người bất nhân,bất nghĩa , hèn hạ khom lưng trước bạo quyền. Phạm Văm Đồng, Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng đã không giúp đỡ các anh em đồng chí.
Võ Nguyên Giáp để mặc Thọ, Duẫn tàn sát các đồng chí,đồng đội của ông. Ông không có dũng khí của một đại tướng, cũng không có tiết tháo của một sĩ phu. Vũ Thư Hiên nhận xét:
Chẳng ai đặt hy vọng vào tướng Giáp cả .. . Ông đã phụ lòng tin của trí thức.Thậm chí khi những đòn chuyên chính vô sản giáng xuống những người thân cận của ông, những chiến hữu của ông. Ông đã không dám hé răng nói một lời, mà chỉ ngoan ngoản né qua một bên. mặc cho Lê Duẫn và Lê Đức Thọ muốn làm gì thì làm. Như một kẻ vô can, ông hiền lành khoanh tay nhìn cuộc khủng bố trắng xảy ra trước mắt. (tr.334-362)
Ông Nguyễn Lương Bằng đã không gíúp gì cho ngừơi đồng chí cũng là ân nhân Vũ Đình Huỳnh.Ông bị Duẫn Thọ theo dõi,nhưng ít lâu sau ông chạy sang hàng ngũ Lê Đức Thọ, đưọc Duẫn Thọ cho tham gia ban chuyên án.
Vũ Thư Hiên đã cay đắng viết về Ông, một ông bác mà tác giả kính yêu từ thủa nhỏ:
Tôi có thể thông cảm với Nguyễn Lương Bằng Ông tham gia chỉ đạo ban chuyên án của Lê Đức Thọ do sợ hãi. Nhờ biết sợ mà ông chẳng những thoát nạn mà còn lên chức phó chủ tịch nước vào năm 1969. Ông có mất mát chút ít, nhưng là những thứ không quan trọng : tình bạn, tình đồng chí, tình yêu của những đứa cháu không ruột thịt, lòng kính trọng của những người cách mạng chân chính. (tr.545)
Con người cộng sản hung ác, họ là kẻ thù của dân chúng, nhưng mặt khác, họ cũng là nạn nhân của chính họ. Một số rất lớn đảng viên cộng sản đã lập được nhiều công trạng, đã chiếm địa vị cao nhưng rồi bị chết do các đồng chí của họ. Trotsky, Beria, Lâm Bưu, Luu Thiếu Kỳđã chết trong tủi nhục. Nguyễn Bình, Dương Bạch Mai, Lê Trọng Tấn,Đinh Đức Thiện, Trường Chinh.. . đã chết trong bí mật và nghi vấn. Võ Nguyên Giáp bịbạc đãi, Hồ Chí Minh bị Duẫn,Thọ lấn át.. . Chính tên cai ngục hống hách Huỳnh Ngự sau này cũng trở thành nạn nhân của chế độ mà y phụng sự (tr.755).Họ đã xây dựng và sống trong một xã hội không có tình người.
Nhờ ngồi tù cộng sản mà Vũ Thư Hiên hiểu về cộng sản, và hết hẵn cơn bệnh sùng báiHồ chí Minh, tôn thờ cộng sản. Ông viết :
Nhờ đảng gỡ hộ cho tôi cái màn ảo tưởng,lần đầu tiên trong đờithấy mắt mình nhìn sự vật sáng rõ đến thế. Tất cả như tuột hết vẽ hào nhoáng bề ngoài vỏ mạ bong ra, phơi hình thù thật của chúng,trần trụi,lõa lồ dứơi ánh mặt trời.Cũng nhờ Đảng tôi trút bỏ được niềm sùng kính đối với ông Hồ Chí Minh. Tại sao tôi lại có thể mê muội đến thế nhĩ ! (tr.456)
Tuy nhiên, Vũ Thư Hiên vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của quá khứ. Trong các trang sách, ông vẫn gọi những người cộng sản là " nhà cách mạng ".-Ông vẫn còn ảo tưởng về một chủ nghĩa Mác nhân bản. Ông viết:
Phần nhân bản của nó,đãy là tất cả những gì còn lại trong tôi.Tôi thích mục đích cái xã hộimà Mác tưởng tượng ra : Đưa con người từ vương quốc tất yếu qua vương quốc tự do. (tr.676).-
-Ông vẫn binh vực cho Hồ Chí Minh : Ông Hồ là người nhân đức đã thả ông Diệm (tr.226-227),ông Hồ không thích chiến tranh(tr.227-229), ông Hồ ký hiệp ước 6-3-1946 với Pháp là đúng (tr.347), cộng sản có công trong khởinghĩa tháng 8 (tr.461).
-Ông đã chỉ trích Nguyễn Chí Thiện chống cộng vung vít. (tr.746)
Có lẽ chúng ta không nên đòi hỏi Vũ Thư Hiên qúá nhiều. Ông gủi đến chúng ta một tác phẩm như Đêm Giữa Ban Ngày cũngđã là quý..
===
No comments:
Post a Comment