Wednesday, November 26, 2008

NGUYỄN THIÊN THỤ * PHAN NGUNG HAY PHIÊN NGUNG * BÀI 1

===








PHAN NGUNG HAY PHIÊN NGUNG ?

*

BÀI I

===


Qua mấy bài phê bình về chữ Hán, tôi nhận thấy ông Minh Di là một người rất giỏi Hán văn. Về văn và Sử, phần đông người nghiên cứu không thông thạo Hán nôm, họ chỉ dựa vào các bản dịch Pháp văn hay nhờ người khác dịch Trung văn cho họ. Ông Minh Di đã nghiên cứu các tài liệu cổ Trung Hoa. Tôi cũng đã có lời khuyến khích ông nên chuyên về cổ sử, nhằm trình bày, đối chiếu tài liệu của hai nước VIệt Hoa.



Gần đây, Trên Dân Vân tập chí, ông Minh Di đã lên tiếng phê binh Ông Trần Gia Phụng và Nguyễn Phương. Tôi không chuyên về Hán học, cũng không chuyên về sử học nhưng vấn đề này là gốc rễ của cổ sử nên đành góp ý đôi lời.







I.TÀI LIỆU SỬ



1. Trần Trọng Kim chép như sau vê nhà Triệu (207-111 tr.Tây Lịch):

' Triệu Vũ Vương (207-137) tr. Tây lịch ) - Năm quý tị (207), Triệu Đà đánh được An Dương vương rồi, sáp nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt, tự xưng làm vua, tức là Vũ vương, đóng đô ở Phiên Ngung 番禺 gần thành Quảng châu bây giờ (VNSL, 37).



2. Trong Ức Trai Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, các văn thần Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn Thiên Tích và Lý Tử Tấn viết lời tựa có đoạn như sau: “Triệu Vũ Đế tên là Đà lập nước tại đất Phiên Ngung, nay thuộc Quảng Đông” Triệu Vũ đế Đà kiến quốc vu Phiên Ngung kim thuộc Quảng Đông

武帝陀建國于番隅今屬廣東( Ức Trai Di tập hạ, Hoàng KhôI dịch, Phủ QVK, Saigon 1792, tr.726).



3. An Nam Chí Lược của Lê Tắc viết : quân của Lâu thuyền tướng quân . . .chờ quân Lộ Bác Đức kéo tới cùng đi đến thành Phiên Ngung 樓船將軍....待博德俱進,至”番禺 Lâu thuyền tướng quân. . . đãi Bác Đức câu tấn, chí Phiên Ngung “( Viện Đại Học Huế, 1961, tr.57, 92)



4. Từ Hải và Từ Nguyên viết 番禺



Tra các tài liệu sử , tôi thấy hai chữ Phiên Ngung, đều có vài khác biệt. Về chữ Ngung, Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, An Nam Chí Lược của Lê Tắc và Từ Nguyên, Từ Hải viết 禺 còn Dư Địa Chí của Nguyễn TrãI viết 隅 (có bộ phụ). Như vậy là có hai cách viết: 禺 và 隅 nhưng viết禺 thì phổ biến hơn.





II. TỪ ĐIỂN



1. CHỮ 禺

(1).Thiều Chửu đọc禺 là Ngu, nghĩa là tên núi, tên đất, khu vực) .

(2).Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, không có chữ này.

(3).Từ Hải

Từ Hải đọc là ngu
魚懼切音遇遇 韻 ngư cụ thiết, âm ngộ, ngộ vận,

· 元劬切音虞虞韻 nguyên cù thiết âm ngu, ngu vận.;

Từ Hải cũng đọc là ngung
魚容切音顒冬韻 ngư dung thiết, âm ngung, đông vận,

4. Từ Nguyên: giống Từ Hải.

5. Từ Điển điện toán Viktionary

禺 ngu, ngung,

Vietnamese
[edit] Han character
禺 (ngu, ngung)





2. CHỮ 隅

(1).Thiều Chửu đọc là 隅Ngung, có nghĩa đất

ngoài ven, hình vuông.

(2). Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh , đọc là ngung: bên góc.

(3).Từ Hải đọc là Ngu

元劬切音虞虞韻nguyên cù thiết, âm ngu, ngu vận).

(4).Tự điển Viktionary ghi:

隅 ' ([[ngung]], [[ngong]])

[edit] Vietnamese
[edit] Han character
隅 (ngung, ngong)





Qua các từ điển trên, ta thấy 隅禺 đọc Ngung hay Ngu đều được đúng như ông Minh Di nói.



3. CHỮ 番

Riêng chữ 番 là quan trọng. Vậy ta thử tra từ điển để xem họ phiên âm chữ 番 là như thế nào

(1). Tự điển Thiều Chửu:

番 phiên, phan, ba, bà (12n)

• Lần lượt. Như canh phiên 更番 đổi phiên (thay đổi nhau).

• Giống Phiên, đời sau gọi các nước ngoài là phiên cả. Như phiên bố 番布 vải tây, phiên bạc 番舶 tàu tây, v.v.

• Các người Thổ ở Đài Loan cũng gọi là phiên.

• Một âm là phan. Tên huyện.

•. Lại một âm là ba. Ba ba 番番 khỏe mạnh.

• .Một âm nữa là bà. Già, lụ khụ.




((2). Hán Việt Đào Duy Anh
Phiên 番: lần lượt. Người Tàu gọi người ngoại quốc hay rợ ở bốn phương là phiên.




(3).
(4).
(3). (3). TỪ Nguyên ( TRUNG QUỐC) 番,
· Chú 1: 敷駑切音翻 元韻 phu nô thiết, âm phiên, nguyên vận. ( âm phiên, vÀn nguyên), nghïa là Phiên.
· Chú 5: 逋倭切音波 歌韻 bô oa ( uy, nụy) thi‰t, âm ba, ca vận (nói lái bô oa thành ba ô (như vÆy là đọc BA), âm BA, vÀn CA.
(Bộ Từ Nguyên này rất cũ, in lần 2, không ghi năm xuất bản ).

(4). TỪ HẢI (trung quÓc ) :

番, 敷駑切音翻元韻 Phiên: phu nô thi‰t âm phiên, nguyên vận. (âm phiên, vÀn nguyên, nghïa là đọc Phiên.Giống chú 1 cûa Từ Nguyên.




(5). Đại Nam Quốc Âm Tự Vị cûa Huÿnh Tịnh Cûa:
Đây là tự điển chữ Nôm, trong đó có từ Hán Việt:
番 Phiên (c.): Một bận, một chuyến, các bộ thuộc ở phía bắc Trung Quốc.
Phiên (c.): Bay, trở.
Phiên (n.): .
Phiên (c.): (Phận).





(6). TỰ ĐIỂN TRẦN VĂN KIỆM
Tác giả là một vị linh mục, hiện còn sống ở Texas, Hoa Kÿ. Đây là một quyển tử điển mới, phiên âm Việt và Hoa , có thể đọc Hán và nôm,.

Phen* (phiên; phiên). Từ cùng nghĩa: 蕃Lần: Phen này ông quyết đi buôn lọng; Bao phen thỏ lặn ác tà; Một phen mưa gió nặng nề - Kẻ phải làm việc nặng nhọc: Phu phen - So sánh mà ghen: Phen (phân)

Phiên (fān) Phen: Tam phiên ngũ thứ (luôn mấy phen) - Có gốc từ nước ngoài: Phiên qua (bí đỏ); Phiên mộc qua (đu đủ); Phiên gia (cà chua); Phiên thự (khoai lang); Phiên hoàng hoa (crocus) - Số gán cho - đơn vị bộ đội: Phiên hiệu

Phiên* (phiên; phiền) Từ cùng nghĩa: 翩 蕃

Phen* (phiên; phiên)

Phen* (phiên; phiên) Lần, phen: Cắt phiên - Làm mau cho xong: Thôi! Phiên phiến đi! - Đông người họp nhau: Phiên chợ Phen* (phiên; phiên)



(7).TỰ ĐIỂN VI TÍNH CHỮ HÁN (Lê Quý Ngưu,Việt Nam)

Ngày nay, tại Việt Nam , một số tự điển Hán Việt có chua cách phát âm Trung Quốc. Tôi xin trình bày một quyển tiêu biểu. Đó là quyển Tự Điển Vi Tính Chữ Hán của Lê Quý Ngưu. Ông là người giỏi, nhưng nhu liệu vi tính chữ Hán của Nguyễn Hữu Vinh, Lê Văn Đặng tại hải ngoại thì dễ dàng, nhanh chóng và giản dị hơn ( xin vào web page của Viện Việt Học, California.

Trong cuốn tự điển này được ghi phát âm theo Hoa và Việt: BA (ba), Bà (baf ), PHAN ( phan), PHIÊN ( phieen)



(8). TỪ ĐIỂN WIKTIONARY

Đây là tự điển on line của ngoại quốc, xin trích một đoạn về chữ. .

Mandarin
Hanzi
番 (pinyin bō (bo1), fān (fan1), fán (fan2), pān (pan1), pán (pan2), pí (pi2), pó (po2), Wade-Giles po1, fan1, fan2, p'an1, p'an2, p'i2, p'o2)

Vietnamese
Han character
番 (phiên, phan, ba, bà)

Readings
Nôm: ba, bà, phiên, phan, phen








KÊT LUẬN



Qua những dẫn chứng trên. tôi nhận thấy chữ 番 đọc là Phan hay Phiên đều đúng cả. Tuy nhiên, trong văn chương và ngôn ngữ Việt Nam, nh ư trong Lục Vân Tiên, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa. . . người ta thường đọc là Phiên như quân Phiên, Phiên bang, giặc Phiên, tướng Phiên . . .

Đây là một điều rắc rối trong Việt ngữ. Một số chữ Hán ta đọc khác với người Trung Quốc hay đọc khác sách vở vì những lý do sau:

1. Tục kiêng tên trong các gia đinh

MINH> MIÊNG; HOA> BA> HUÊ ; TH ÀNH> THIỀNG; HO ÀNG > HUỲNH

2. Tục kiêng tên toàn quốc:

Đó là luật về kiêng tên húy của nhà vua. Trong văn chương hay văn kiện không được viết tên vua và tổ tiên của vua. Thí sinh vi phạm thì gọi là phạm trường quy, bị đánh hỏng, có khi bị giam cầm. Dân chúng và quan lại thì ghép tội phạm húy, dân thì bị giam cầm, quan thì bị cách chức và ở tù. Thí dụ vua Tự Đức tên Hồng Nhậm, vậy chữ Nhậm 任 phải đọc là NHIỆM và viết thiếu đi một nét, thành ra giống chữ nhâm 壬

3. Sự thay đổi của ngôn ngữ:

Ngôn ngữ nào cũng biến đổi theo thời gian và không gian. Người Mỹ nói tiếng Anh, nhưng tiếng Anh truyền bá sang Mỹ, Úc, Canada đã biến đổi ( Nay có một nhóm ở châu Âu muốn tạo ra một lối chữ Anh khác! ). Lúc đầu cũng có người phê bình rằng người Mỹ nói sai, viết sai chữ Anh và văn pháp Anh. Nhưng người Mỹ vẫn chẳng thèm đếm xỉa đến những lời chê bai này, và cũng chẳng thèm tuân thủ tự điển và văn phạm của nước Anh. Các nhà ngôn ngữ học Mỹ nhận thấy người Mỹ có một văn phong, ngôn ngữ khác với người Anh. Họ soạn tự điển tiếng Anh cho người Mỹ. Quyển thứ nhất ra đời, rồi quyển hai, quyển ba ra đời, xác nhận nền độc lập ngôn ngữ, văn tự của Mỹ, khác với Anh văn của người Anh. Người Mỹ tự hào về điều này, họn bảo rằng đó là tiếng Anh của người Mỹ, ngôn ngữ của người Mỹ, đặc tính của ngôn ngữ Mỹ! Người Canada cũng vậy, có một vài từ mà người Mỹ đọc khác người Canada thí dụ chữ Lieutenant . Người Bắc nói quằn quại, người Nam cũng là người Bắc vào Nam trước vài thế kỷ thì nói và viết Oằn oại .



Nước ta lệ thuộc Trung quốc từ đời Tần. Hán. Theo Henri Maspéro, tiếng Hán Việt chuyển lai từ tiếng Trung Hoa về thế kỷ thứ IX và X sau tây lịch kỷ nguyên. Còn Bernard Karlgren người Thụy Điển cho rằng đến đời Đường ( 618-907) mới chia ra làm tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến. . . ( Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam Cổ Văn Học Sữ. QVK, Saigon, 1970, tr.76, chú 1,2)





Nói như vậy nghĩa là những từ Hán Nôm bây giờ, tức là chữ Hán đọc theo âm Việt ( như Thiên trời, Địa đất, Vân mây, học hành, dâm dục, đồng chí ) và cả những tiếng Việt xuất phát từ Hán Việt ( như đao> dao; di> dời; bình> bằng ) chính là âm Trung quốc đời Đường. Vả lại, nước ta nghèo, thiếu phương tiện , các nho sĩ học lòng, chứ không ai có từ điển mà tra cứu, sách giáo khoa cũng thiếu. Vì vậy, ta học theo truyền thống cha ông, đọc và viết theo cha ông, đời này sang đời khác. Nói như vậy không có nghĩa là cổ nhân không cập nhật văn tự và ngôn ngữ. Thực tế, việc sai lầm hay khác biệt cũng không là bao, vì các đời, phái đoàn sứ thần ta thường sang Trung quốc, mua sách và giao thiệp với người Trung Quốc. Hơn nữa, các lái buôn Trung Quốc cũng thường chở sách sang Việt Nam. Như vậy, kiến thức về văn chương và ngôn ngữ tiền nhân luôn luôn phong phú và vững chãi. Các sách lịch sử và văn chương ta từ trước đến nay nói Phiên Ngung là đúng theo sách vở và cũng theo lời truyền tụng lâu đời trong dân chúng, mà dân chúng này bao gồm nông dân, công nhân, thương gia, quan lại và các nhà khoa bảng Giả sử xưa nay chữ ? người Trung Quốc đọc là Phan mà cổ nhân đọc PHIÊN thì cũng không sao biết đâu hồi đó đọc PHIÊN NGUNG mới là đúng. Phiên Ngung nay thuộc Trung Quốc nhưng ngày xưa là một phần của Việt Nam mà thừa tướng Lữ Gia đã tốn xưong máu bảo vệ đất đai nhưng thế cùng lực tận để rơi vào tay Trung Quốc.

Cũng như ngày nay, sách vở cả thế kỷ ghi là Sài gòn nhưng đâu có phải là Sài gòn, đó chỉ là cách ghi của người Pháp! Hòn ngọc Viễn Đông tên là gì? Cây Gòn, Sài Côn, Tây Cống hay tên gì đây? Chúng ta đã mất khai sinh bản chánh, chỉ còn là những thế vì khai sinh, hay chỉ là những bản khai sinh mới. DONGHOI, BALANGAN, FAIFO.. . tên thật là gì? Đi xa hơn nữa, những Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, Mê Linh tên Việt là gì? Trước đây, một tác giả đưa ra ý kiến tên Trưng Trắc, Trưng Nhị là “trứng chắc” và

“ trứng nhì” là tên gọi về trứng kén trong kỹ thuật tơ tằm. Nói chung, chúng ta mất tên Việt rồi.Những cái tên trong sử sách Trung Hoa và Âu Mỹ chẳng phải là tên thật. Đó chẳng qua là tên ngoại quốc, còn tên Việt mất lâu rồi, biết tìm đâu? Chinh bản thân người VIệt hải ngoại nay cũng đã mất tên, nói chi chuyện trăm, ngàn năm trước!




====

No comments: