Friday, November 28, 2008

BÍ MẬT LỊCH SỬ : CHIẾN TRANH HOA VIỆT 1984-1989



BÍ MẬT LỊCH SỬ:



“ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai ”.


TRẬN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT

LẦN THỨ HAI: 1984-1989.

CỘNG SẢN VIỆT NAM GIẤU NHẸM

VIỆC MẤT NÚI LÃO SƠN VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM.



Bản đồ nơi xãy ra trận chiến biên giới lần 2 1984 trong tỉnh Hà Tuyên. Hình trích từ mạng Quốc Phòng Trung Quốc China-Defense.com


Những tài liệu này đa số đến nhiều nhất từ nguồn của Trung Cộng về trận chiến biên giới lần thứ hai bắt đầu từ năm 1984 và chấm dứt vào năm 1989. Cuộc chiến tranh biên giới lần hai chấm dứt với sự thua trận của cộng sản Việt Nam!


Chính quyền cộng sản VN đã dấu nhẹm cuộc chiến này cũng như việc ký hiệp ước biên giới công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên ngọn núi Lão Sơn ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên.....

Phải nói rằng rất ít người biết đến đến cuộc chiến biên giới lần hai xãy ra vào năm 1984 so với cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1979, cho đến khi các tài liệu từ phía Trung Cộng được tung ra. Lý do tại sao cả hai bên Trung Cộng và Việt Nam giữ bí mật về cuộc chiến này vẫn là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu. Riêng về phía Việt Nam, việc giữ bí mật về cuộc chiến này có thể giải thích bằng hai sự kiện: Thứ nhất, vào năm 1984, cộng sản Việt Nam ở trong tình trạng tứ bề thọ địch: quân đội CSVN phải đối phó với cuộc chiến tại Cam Bốt; trên trường quốc tế, CSVN bị thế giới cấm vận. Thứ hai: nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đang ở trong tình trạng phá sản, cả nước phải ăn bo bo và nạn chết đói đã xãy ra tại Miền Bắc. Với tất cả những khó khăn như thế, CSVN không dám loan tin về một cuộc chiến biên giới lần hai xãy ra tại tỉnh Hà Tuyên. Đến khi thua trận, núi Lão Sơn bị chiếm đóng, cộng sản VN im luôn, rồi âm thầm ký hiệp định biên giới nhìn nhận chủ quyền của Trung Công trên ngọn núi này.



Tài liêu từ phía Trung Cộng tung ra không chỉ riêng các ký ức, bài viết mà còn có cả cuộn băng video nói về trận chiến tranh biên giới Trung-Việt lần 2. Cuốn phim video có nhan đề Anh Ngữ là Operation Blue Sword B - tạm dịch là Chiến Dịch Kiếm Xanh B. Trong cuộn phim video này, có ghi lại hình ảnh của những cán binh Trung Cộng chuẫn bị xuất quân vào trận Lão Sơn, và những hình ảnh trở về của những cán binh này. Trong phim còn điểm rõ những cán binh nào đã không có mặt khi trở về so với hình ảnh trước khi xuất quân. Một cuộn phim khác cũng với nhan đề như trên nhưng do quân đội Trung Cộng thực hiện với các hình ảnh cho thấy kế hoạch hành quân được đề ra như thế nào; lính được tổ chức ra sao trước khi vào trận.

Chúng tôi sẽ lần lượt đưa lên trang báo điện tử này những tư liệu liên quan đến cuộc chiến biên giới lần thứ hai - từ năm 1984-1989 trong nhiều bài viết, tổng hợp tất cả những nguồn tài liệu mà chúng tôi tìm được từ cả hai phía Việt Nam cũng như Trung Cộng. Quý bạn đọc nào tìm được những tư liệu nào khác xin vui vòng phổ biến và gởi đến chúng tôi.


CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI LẦN THỨ NHẤT - 1979



Đây là cuộc chiến mà cả thế giới đều biết. Nguyên nhân xãy ra cuộc chiến này - theo sự phân tích của các chuyên gia về Trung Cộng và Việt Nam - là vì Trung Cộng muốn phá vỡ vòng vây của Liên Xô đang muốn bao vậy Trung Cộng ở phía Nam. Sự kiện CSVN đánh chiếm Cam Bốt, tiêu diệt phe Khmer Đỏ do Trung Cộng ủng hộ là hành động Trung Cộng cho rằng CSVN đã theo hẳn Liên Xô và thực hiện các mục tiêu chiến lược bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô khắp Đông Dương. Hành động này không thể chấp nhận được đối với Trung Quốc khi đứa con ghẻ - CSVN - mà họ đã phải cưu mang, giúp đỡ viện trợ trong cuộc chiến tranh cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nay lại phản bội họ và đi hẳn vào quỹ đạo của Liên Xô. Trong buổi họp của bộ chính trị Trung Cộng tại Trung Nam Hải, tướng Vi Quốc Thanh - tác giả của trận Điện Biên Phủ - đã tuyên bố: "Trung Quốc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học!" Tuy Vi Quốc Thanh không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh biên giới lần thứ nhất 1979, nhưng ông nổi tiếng vì chính câu nói trên. Muốn biết thêm về Vi Quốc Thanh - tác giả của trận Điện Biên Phủ như thế nào xin xem bài Sự Thật Về Huyền Thoại Anh Hùng Điện Biên http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=78


Sau cuộc chiến biên giới lần thứ nhất năm 1979, cả hai phía Trung Cộng và Việt Nam đều tuyên bố chiến thắng. Tuy nhiên phía Trung Cộng khám phá ra một sự thật sau cuộc chiến: vũ khí trang bị cho cán binh Trung Cộng thua xa vũ khí của phía cán binh cộng sản Việt Nam. 2/3 cán binh Trung Cộng được trang bị loại súng 56 bán tự động, trong khi hầu hết cán binh Việt Nam được trang bị súng tự động loại 56 do Trung Cộng, Tiệp Khắc và Liên Xô chế tạo. Về lượng vũ khí, phía CSVN cũng nhiều hơn so với Trung Cộng nhờ vào kho vũ khí của Hoa Kỳ để lại sau năm 1975!



Có thể nói Trung Cộng đã thành công trong việc dạy cho cộng sản VN một bài học, nhưng thất bại về mặt quân sự!. Trung Cộng mất 30 ngàn quân và phía cộng sản Việt Nam mất 26 ngàn quân không tính số thương dân bị thương vong. Dĩ nhiên cả hai con số thương vong vẫn còn nằm trong vòng tranh cải. Theo tài liệu của Quốc Phòng Trung Quốc thì những sĩ quan tham dự trận đánh biên giới năm 1979 bị kỷ luật bằng cách không cho thăng chức và cho giải ngũ gần hết. Tuy nhiên các các sĩ quan cao cấp tham dự cuộc chiến tranh biên giới lần thứ 2 1984 thì được tăng thưởng và có vị nay đã được đề bạt vào bộ chính trị.



CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI LẦN THỨ HAI - 1984-1989










Nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới lần thứ hai xãy ra chính vì sự tranh chấp biên giới tại ngọn núi Lão Sơn ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Ngọn núi Lão Sơn có hình dạng của một chữ "U" nằm gần biên giới giữa Trung Cộng và Việt Nam. Trên đỉnh núi hình chữ "U" đều có cột biên giới được cắm mốc, và ngọn núi Lão Sơn nằm dưới đáy của chữ "U". Việc tranh chấp không nằm ở cột mốc biên giới, nhưng việc tranh chấp giữa đôi bên là vẽ đường biên giới như thế nào? Phía cộng sản VN cho rằng phải vẽ một đường thẳng giữa hai cột mốc, do đó núi Lão Sơn nằm bên biên giới Việt Nam; thế nhưng Trung Cộng lý luận rằng đường biên giới phải theo địa thế thiên nhiên; thí dụ lằn ranh biên giới phải nằm trên chóp núi; nghĩa là Lão Sơn nằm trong biên giới Trung Cộng! Việc tranh cải phương pháp vẽ đường biên giới thoạt đầu tưởng rằng chỉ liên quan đến vấn đề kỹ thuật, nhưng thực chất là một điều quan trọng về mặt chiến lược vì nó quyết định phần lãnh thổ này thuộc chủ quyền của nước nào.












Tù binh Việt Nam bị Trung Cộng bắt





Sau cuộc chiến tranh biên giới lần thứ nhất 1979, quân đội Trung Cộng không theo truyền thống đóng quân dọc biên giới nữa, nên đóng rất xa lằn ranh biên giới. Ngược lại phía cộng sản VN quyết định đóng quân gần biên giới và nhất là đóng quân trên đỉnh núi Lão Sơn cùng với những ngọn núi lân cận.



Học được bài học 1979, trong thời gian 5 năm, từ năm 1979 đến năm 1984, Trung Cộng quyết định canh tân quân đội, và mua thêm các thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ để chuẫn bị cho cuộc chiến tranh biên giới lần thứ hai. Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là sau cuộc chiến tranh 1979, Trung Cộng và Việt Nam không hề ký bất cứ một hiệp ước đình chiến nào cả, nên về mặt kỹ thuật cả hai nước vẫn còn trong tình trạng chiến tranh. Với chủ trương tiếp tục dạy cho cộng sản VN một bài học và làm cho CSVN tiếp tục chảy máu, Trung Quốc lấy cớ quân cộng sản VN chiếm đóng núi Lão Sơn - là đất của Trung Cộng, nên xua quân tràn vào đánh chiếm lại Lão Sơn.



Từ năm 1984 đến năm 1989, nhiều trận giao tranh đã diễn ra giữa quận đội Trung Cộng và CSVN, và có lần lên đến cả cấp sư đoàn. Trận giao tranh lớn nhất xãy ra là vào ngày 12 tháng 07, 1984 tại ngọn núi Lão Sơn. Đến ngày 28 tháng 04, 1984, Trung Cộng chiếm được núi Lão Sơn. Những cuộc phản công sau đó của quân đội cộng sản VN nhằm chiếm lại Lão Sơn hoàn toàn thất bại. Những trận đánh lớn xãy ra tại Lão Sơn và những ngọn núi lân cận được ghi nhận vào các ngày:

12 tháng 7, 1984
20, 21 tháng 12, 1984
15 tháng 1, 1985
8 tháng 03, 1985
19-20 tháng 07, 1985
23 tháng 09, 1985
28 tháng 01, 1986
19 tháng 10, 1986
6 tháng 01, 1987
23 tháng 04, 1987



Trong trận chiến 1984, quân đội Trung Cộng được trang bị vũ khí tối tân hơn với loại súng 81, và mỗi người lính được trang bị áo giáp. Đặc biệt nhất là việc xử dụng hệ thống radar mua của Hoa Kỳ nhằm dò tìm địa điểm xuất phát của pháo binh địch để bắn trả... Hệ thống radar này chính xác đến độ chỉ cần pháo binh CSVN bắn phát đầu tiên, vài giây đồng hồ sau, Radar cho biết tọa độ của viên đạn được bắn ra. Biết được toạ độ của CSVN, pháo binh của Trung Cộng chỉ cần không đầy 3 phút để bắn trả lại. Kết quả là pháo binh của CSVN bị đánh tan ngay từ những phút đầu tiên của trận đánh.





===






Ảnh trích từ mạng Quốc Phòng Trung Quốc (Defense-China.com). Đoạn phim video

tài liệu về kế hoạch và hành quân đánh chiếm Lão Sơn.

Phim video có tên Operation Blue Sword B.







===

TRICH
Tài liệu:

Ảnh trích từ mạng Quốc Phòng Trung Quốc (Defense-China.com). Đoạn phim video
Tài liệu về kế hoạch và hành quân đánh chiếm Lão Sơn.
Phim video có tên Operation Blue Sword B.
# Zhang Xiaoming, (actually are thought to have been 600,000 with 400 tanks)"China's 1979 War with Vietnam: A Reassessment", China Quarterly, Issue no. 184 (December 2005), pp. 851-874. Zhang writes that: "Existing scholarship tends towards an estimate of as many as 25,000 PLA killed in action and another 37,000 wounded. Recently available Chinese sources categorize the PLA’s losses as 6,900 dead and some 15,000 injured, giving a total of 21,900 casualties from an invasion force of more than 300,000."
# ^ a b c d Clodfelter, Michael. Vietnam in Military Statistics: A History of the Indochina Wars, 1772–1991 (McFarland & Co., Jefferson, NC, 1995) ISBN 0786400277. Clodfelter argues 20,000 on the Chinese side as a "realistic" figure.
# ^ Introduction to Global Military History, By Jeremy Black, P. 215
# ^ Dunnigan, J.F. & Nofi, A.A. (1999). Dirty Little Secrets of the Vietnam War. New York: St. Martins Press, p. 27.
# ^ Dunnigan, J.F. & Nofi, A.A. (1999). Dirty Little Secrets of the Vietnam War. New York: St. Martins Press, pp. 27-38.
# ^ Hood, S.J. (1992). Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M.E. Sharpe, p. 16.
# ^ Burns, R.D. and Leitenberg, M. (1984). The Wars in Vietnam, Cambodia and Laos, 1945-1982: A Bibliographic Guide. Santa Barbara: ABC-Clio Information Services, p.xx.
# ^ Hood, S.J. (1992). Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M.E. Sharpe, p. 16.
# ^ Burns, R.D. and Leitenberg, M. (1984). The Wars in Vietnam, Cambodia and Laos, 1945-1982: A Bibliographic Guide. Santa Barbara: ABC-Clio Information Services, p. xx.
# ^ Hood, S.J. (1992). Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M.E. Sharpe, p. 13-19.
# ^ Chen, Min. (1992). The Strategic Triangle and Regional Conflict: Lessons from the Indochina Wars. Boulder: Lnne Reinner Publications, p. 17-23.
# ^ Hood, S.J. (1992). Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M.E. Sharpe, p. 13-19.
# ^ Hood, S.J. (1992). Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M.E. Sharpe, p. 13-19.
# ^ Chen, Min. (1992). The Strategic Triangle and Regional Conflict: Lessons from the Indochina Wars. Boulder: Lnne Reinner Publications, p. 17-23.
http://en.wikipedia.org/wiki/Sino-Vietnamese_War
www.globalsecurity.org/military/world/war/prc-vietnam.htm
www.bharat-rakshak.com/MONITOR/ISSUE3-3/bakshi.html
orbat.com/site/history/historical/vietnam/war1979.html
www.defencetalk.com/pictures/showphoto.php/photo/2951
www.knowledgerush.com/kr/encyclopedia/Sino-Vietnam_War/
http://news.xinhuanet.com/english/2008-12/31/content_10585164_1.htm



No comments: