Sunday, November 16, 2008

III.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

====




===



Người cộng sản luôn luôn bí mật, không công khai hóa các tài liệu cho nên không ai có thể có đầy đủ tài liệu về bất cứ vấn đề gì. Nếu có tài liệu thì cũng là tài liệu không đầy đủ hoặc là tài liệu giả. Khi nghiên cứu giáo dục Việt Nam, chúng ta cũng gặp khó khăn này. Nếu người nghiên cứu là đảng viên, cũng không dám nói thật, nói thẳng vì điều này chỉ cò hại cho bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên “giấy không gói được lửa”, và “cái kim để lâu trontg túi cũng lòi ra”. Qua một vài tài liệu, hoặc tin tức trong báo chí vô tình tiết lộ, và qua những kinh qua trong cuộc sống tại Việt Nam, người nghiên cứu cũng có thể nhận thấy một số vấn đề.

I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
Giáo dục là đào tạo, rèn luyện. Người đi trước dạy bảo người đi sau, người trẻ tuổi học tập người trưởng thành và người già cả. Nền văn minh nào cũng cần có giáo dục và quốc gia nào cũng cần có giáo dục. Khi chưa có chữ viết thì nội dung giáo dục là dạy săn bắn, chăn nuôi, cưỡi ngựa, múa gươm đao hoặc ca hát. Khi có văn tự thì giáo duc là dạy viết, dạy đọc, dạy văn chương, triết học, nghệ thuật. Tuy nhiên, việc huấn nghệ vẫn tiến hành. Mục đích của giáo dục xưa nay là huấn luyện và sử dụng nhân tài. Ngày xưa, tư nhân kinh doanh chưa phát triển, phần lớn là công việc triều đình. Do đó, chỉ có triều đình là cần đào tạo nhân tài và sử dụng nhân tài. Nhiều người chỉ trích nho gia học chỉ để làm quan, phục vụ chế độ phong kiến. Nhưng xã hội cộng sản cũng có bệnh quan liêu và tham nhũng. Cán bộ cộng sản cũng là một thứ quan lớn nhỏ; tổng bí thư đảng cũng là một ông vua; và bộ chính tri cũng là một triều đình.Nhiều người chỉ trích Nho học là học từ chương, không thực dụng, bởi vi khoa học chưa phát triển. Dẫu sao, Nho giáo đã tạo nên cuộc sống đạo hạnh, và một nền văn học phong phú. Còn cộng sản sau khi nắm chính quyền, cộng sản có xây dựng được nền khoa học tiến bộ không? Chắc chắn là không vì họ chẳng sản xuất được gì ngoài nông sản đã có từ thời thực dân Pháp. Họ không xây dựng được kỹ nghệ nặng, kỹ nghệ nhẹ. Trước đây họ chỉ trích kinh tế miền Nam là phồn vinh giả tạo, chỉ là một nền kinh tế tiêu thụ, kinh tế thị trường, nay thì họ cũng không vươn lên hơn được. Giáo dục cộng sản chỉ sản xuất một thứ văn chương tuyên truyền dối trá. Những thơ và tiểu thuyết của Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, những bản báo cáo, những chương trình năm mười năm, những kế hoạch xây dựng không những là không thực dụng, không từ chương mà còn là phỉnh phờ, lường gạt, là ca tụng những việc không thật, người không thật như Nguyễn Văn Trấn đã tố cáo trong Viết cho Mẹ và Quốc Hội.




Tại các nước quân chủ và tư bản, mục tiêu giáo dục là toàn diện, nhưng tại một số quốc gia như Liên Xô, Trung Cộng, mục tiêu giáo dục hạn chế trong phạm vi khoa học chiến tranh để xâm chiếm các nước mà bỏ quên khoa học phục vụ đời sống nhân dân.
Như đã nói, mục tiêu giáo dục các đời là đào tạo và sử dụng nhân tài. Cộng sản cũng chú trọng giáo dục nhưng là giáo dục tranh đấu, chia rẽ, gây hận thù. Cộng sản cũng sử dụng người nhưng dùng đảng viên cộng sản, dùng kẻ tay sai thân tín, không dùng người ngoài , hoặc it dùng người ngoài. Tư tưởng cộng sản và kinh tế cộng sản cũng hạn chế việc dùng người. Đường lối cộng sản cộng với óc cục bộ, địa phương chỉ cho ph ép họ dùng người phe cánh. Chỉ có Đặng Tiểu Bình là dùng mèo không phân biệt mèo trắng, mèo đen. Dù là tiến sĩ như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường cũng chỉ làm nghề giáo, hoặc dịch thuật vớ vẩn phục vụ Truờng Chinh, và đảng cộng sản, không có một địa vị xứng đáng trong chính quyền Hà Nội. Trong thời chiến 1954-1975, một số tướng tá Việt Nam cộng hòa cho con cái sang Pháp du học, kết quả, trước 1975, số lớn về Hà Nội phục vụ cộng sản với đồng lương chết đói và địa vị thấp kém. Dù là tiến sĩ, họ cũng chỉ làm việc trong ban Việt kiều với nhiệm vụ cao quý là đón tiếp, hầu hạ và theo dõi Việt kiều về nước. Sau 1975, nhiều trí thức bị sa thải bởi vì sau chiến thắng là giai đoạn người cộng sản hưởng thụ. Họ khinh ghét người quốc gia, họ không muốn dùng kỹ sư, giáo sư, bác sĩ Cộng Hòa.Họ muốn giành chức giám đốc, hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng ty cho những người đã theo họ. Hơn nữa, trong chế độ cộng sản, thời chiến tranh và thời bao cấp, thiếu cơm gạo, thiếu thuốc men, đâu cần đầu bếp, đâu cần bác sĩ. Ngày nay, ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam, các địa vị béo bở là thuộc cộng sản. Đừng ai hòng chia xẽ. Lại nữa con cái cộng sản bỏ nước ra đi mong trở thành người ngoại quốc để làm cơ sở cho gia đình sau này chạy ra sinh sống và tị nạn nếu dân chúng nổi lên tiêu diệt cộng sản. Nói chung, cộng sản không cần người giỏi, và không cần giáo dục, nhất là không cần giáo dục thật, giáo dục cao, Họ chỉ cần một nhãn hiệu để tô điểm cho chế độ và cho bản thân họ. Cộng sản Việt Nam nay cần tiền, cần địa vị, cần công an, và binh lính bảo vệ chế độ hơn là cần giáo dục..




II. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM
Trong chế độ cộng sản, nền giáo dục có nhiều khuyết điểm, chúng ta phải viết hàng trăm, hàng ngàn trang mới đủ. Ở đây, người nghiên cứu chỉ trình bày một số tiêu biểu.
1. Nạn bằng cấp giả và mua bán bằng cấp.
Ngày nay, ai cũng nhận thấy tại Việt Nam nở rộ những việc mua bán bằng cấp, việc dùng bằng cấp giả mạo trong hàng ngũ cán bộ trung và cao cấp.
2. Năng lực thấp kém:
Các cấp học đều có những mục tiêu đào tạo. Nay tại Việt Nam sau bao năm giáo dục, kể là thất bại lớn. Đa số học sinh cấp tiểu và trung học không viết nổi bài luận văn, không hiểu rõ lịch sử và địa lý Việt Nam. Đại học khoa học thiếu dụng cụ, chỉ là theo cách mô tả, thiếu thực nghiệm. Kết quả thấp: Một số bác sĩ không viết nổi toa thuốc, chỉ cho toa asprin, Vitamin B, C.
3. Đạo đức thấp kém:
Một số có lương tâm, có khả năng nhưng một số giáo viên bán kẹo trong lớp, giáo viên công khai đòi hối lộ trong ngày nhà giáo, có một vài giáo viên ăn cắp xe đạp học sinh, có một vài nhà giáo cưỡng hiếp nữ học sinh như hiện nay. .

Xã hội nào cũng có những khuyết điểm nhưng xã hội cộng sản, và nền giáo dục cộng sản có nhiều khuyết điểm nhất và tồi tệ nhất. Từ ngày xưa, thỉnh thoảng có có nạn thi cử gian lận nhưng trong chế độ cộng sản việc ném bài thi vào phòng thi, việc thi thế, việc mua bán bằng cấp, việc giả mạo bằng cấp là những hiện tượng mạnh mẽ nhất và phổ biến nhất hiện nay.





III. NGUYÊN NHÂN
Tại sao trong chủ nghĩa cộng sản, nền giáo dục lại thấp kém như thế? Có nhiều nguyên nhân, nhưng ở đây, người nghiên cứu chỉ trình bày một số tiêu biểu. Nguyên nhân chủ yếu là chủ nghĩa cộng sản, chính sách cộng sản và con người cộng sản. Nói rõ hơn, chính bản thân chủ nghĩa Marx đã là một sự phá hoại giáo dục.
1. Chủ nghĩa cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp, nghĩa là chủ trương chiến tranh và bạo lực. Một chủ trương như vậy chỉ đưa đến hận thù trong các tầng lớp nhân dân, đưa đến chiến tranh thế giới, không ích lợi cho việc xây dựng giáo dục.
2. Chủ nghĩa Marx đề cao công nhân, coi trí thức là kẻ thù. Chủ nghĩa cộng sản đưa đến các chính sách phá hoại giáo dục:
3. Đảng cộng sản đưa ra khẩu hiệu “hồng hơn chuyên” nghĩa là coi trọng người ngu dốt mà coi khinh người có kỹ thuật, có chuyên môn và kiến thức. Chủ trương, đường lối này chỉ sát hại giáo dục, không còn ai thích học vì học là vô ích trong chế độ cộng sản. Không những vô ích mà còn có hại vì trí thức bị coi là kẻ thù hoặc có thể là kẻ thù của giai cấp ( trí thức bị coi là thành phần lưng chừng).
4. Sát hại, bỏ tù, sa thải các trí thức nếu họ không theo cộng sản, hoặc họ có lý lịch gia đình không thuộc giai cấp vô sản.

5-Cộng sản cho con em cán bộ, đảng viên vào đại học dù điểm thi 5, 6 điểm. Cộng sản ngăn cấm con em tư sản, địa chủ, con em chế độ cũ vào trung và đại học. Chính sách này chỉ đưa đến việc đào tạo những cán bộ, nhân viên, bác sĩ, kỷ sư thiếu khả năng.
6-Cộng sản đề cao khoa học, coi khinh nghề giáo. Hay nói đúng hơn, cộng sản coi trọng tiền tài, danh vọng, ngành nghề nào, địa vị nào kiếm ra tiền thì tôn trọng. Chính phủ cộng sản đã coi khinh ngành ngiáo dục khi học sinh giỏi thì cho vào y dược, học sinh kém thì đẩy qua giáo dục. Trong khi đó tại Pháp cũng như Việt Nam cộng hòa, y dược học tự do, trong khi sư phạm, hành chánh phải thi tuyển. Chỉ những học sinh giỏi mới vào trường Sư Phạm của Pháp và Việt Nam cộng hòa.
7. Chủ nghĩa cộng sản độc tài. Marx đề cao chủ nghĩa của ông là khoa học nhất và tiến bộ nhất. Ông kiêu căng cho rằng chủ nghĩa cộng sản tiến gấp mườI chế đô tư bản, và giai cấp vô sản sẽ chôn sống giai cấp tư bản. Ông cho rằng chủ thuyết Marx có thể làm định lý, định đề cho khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Marx khuyên các đệ tử triệt để đả phá các học thuyết khác. Vì vậy mà các đệ tử Marx ra sức công kích tôn giáo và các triết thuyết Nho, Lão, Phật và Thiên Chúa giáo. Đường lối này đưa đến việc xem Marx là một tôn giáo. Người cộng sản Trung quốc đã xem Quyển Sách Đỏ của Mao Trạch Đông là một thánh kinh chứa đầy thần chú mầu nhiệm.
Tư tưởng Marx và Mao chỉ là ảo tưởng, là những dối trá không tiền khoáng hậu, rất tai hại cho viêc xây dựng kinh tế, chính trị, văn học và giáo dục. Thất bại của giáo dục cộng sản chỉ là một phần trong toàn bộ thất bại của chủ nghĩa Marx.



8.Chủ nghĩa Marx nay đã thất bại trên toàn thế giới, mà chỉ còn chủ nghĩa Marx trá hình. Chủ nghĩa này vẫn dùng lá cờ cộng sản nhưng nội dung là một chủ nghĩa Mafia cộng với quân phiệt. Bọn cộng sản ngày nay không cón nói đến quyền lợi giai cấp vô sản và công bình xã hội. Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam nay tăng cường cảnh sát, đản áp và khủng bố nhận dân để giữ mãi quyền thống trị. Chúng ra sức bán nước, cướp tài sản nhân dân để làm giàu. Những lãnh tụ cộng sản nay đã trở thành những nhà tư bản đỏ. Họ chạy theo đồng tiền và cuộc sống huy hoắc, trong khi đời sống nhân dân khốn khổ. Cộng sản không thật tâm xây dựng đất nước, xây dựng giáo dục. Lãnh tụ cộng sản lo làm giàu thì bọn đàn em cũng ra sức chụp dựt trong cảnh chợ chiều. Dùng mánh mung mà kiếm tiền bạc thì tốt hơn là đem sức ra học hành như thời quân chủ và tư bản. Do đó nạn mua bán bằng cấp, nạn bằng cấp giả tràn đầy. Một Việt Nam đã có hàng ngàn tiến sĩ, thạc sĩ giả.



Đường lối cộng sản trái ngược với chế độ quân chủ và tư bản vì hai chế độ này dẫu sao trên nguyên tắc là tôn trọng quốc gia, tôn trọng nhân quyền. Họ coi quốc gia là của các tầng lớp nhân dân, và họ dùng con người theo tiêu chuẩn tài đức chứ không theo thành phần công nông như cộng sản. Vì vậy, trong chế độ quân chủ nước ta, những học sinh nghèo đã đỗ cử nhân, tiến sĩ và họ đã đem tài ra giúp nước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. .. Và tại nước ta, thời thực dân Pháp cai trị, nhân dân ta dù là gia đình bình thường mà cũng cho con sang Pháp học và đỗ tiến sĩ như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Rõ ràng là hai chế độ quân chủ và tư bản có đường lối sáng suốt hơn chủ nghĩa cộng sản.



IV. ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC CỘNG SẢN
Chúng ta có thể thấy rõ những tính chất đặc thù của nền giáo dục Việt Nam.
1. Giáo dục ngu dân:
-Việc chọn lựa thành phần và phe đảng làm cho giáo dục ngày càng thấp kém. Thầy ngu, dạy trò ngu tạo thành một sự xuống thang trong nền giáo dục ViệNam.
-Việc đóng cửa và thù hận tư bản đã ngăn cản việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài, do đó Việt Nam không bắt kịp văn minh quốc tế.
-Việc giáo dục nhằm tuyên truyền. Cộng sản xuyên tạc lịch sử, chỉ dạy thời cộng sản, văn chương của Tố Hữu và Hồ Chí Minh. Như vậy là làm sai lạc sự thực, hạn chế kiến thức.
-Cộng sản biến toán học, khoa học, văn chương, sử học thành chính trị tuyên truyền làm cho học sinh mất hứng học tập, nhất là môn văn, sử.
-Cộng sản nhằm nhồi sọ, tuyên truyền. Trẻ con chỉ ca hát ca tụng lãnh tụ. Từ Liên Xô, Trung Quốc Việt Nam, cộng sản đều mắc bệnh tôn sùng cá nhân lãnh tụ. Cấp hai, cấp ba và đai học phải học Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố HỮu và Marx Lenin toàn là những điều vô ích cho việc xây dựng đất nước và xây dựng bản thân.
-Việc cấm đoán các nguồn tư tưởng làm cho sinh viên học sinh như con ngựa đã che mắt, không có khả năng lý luận và óc sáng tạo. Giáo dục cộng sản nhắm biến con người thành con vẹt, thành nô lệ của cộng sản.




2. Giáo dục vô đạo lý:
Cộng sản phá bỏ truyền thống tốt đẹp của cha ông. Cộng sản bắt nhân dân coi lãnh tụ như thánh thần, đảng cộng sản như cha mẹ (Trung với đảng, hiếu với dân). Cộng sản bài trừ thần thánh mà tạo nên những thần linh mới là Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Văn Tám, Kim Đồng, NGuyễn Văn Trỗi. . .Nặng hơn hết, cộng sản bắt con tố cha, vợ tố chồng , học trò giết thầy đảo ngược cương thường, Và trong chế độ cộng sản, học trò làm mật thám theo dõi thầy, báo cáo thầy giáo, trẻ con và người lớn chửi thề ,nói tục thành phổ biến.
Cộng sản dùng người ngu dốt và bọn trộm cướp trong các cơ quan, chúng lại không có pháp luật công chính cho nên bọn lãnh đạo mặc sức bán nước, buôn dân và ăn cắp của công. Về giáo dục, vì tình trạng pháp luật bất công, chính quyền thối nát đã gây ra việc bằng giả, mua bán bằng cấp công khai. Đồng tiền đã trở thành ngôi vị chủ tể. Các thực tài và đạo đức đã bị xóa sổ trong chế độ cộng sản.




Chế độ quân chủ Việt Nam theo triết lý Nho, Lão Phật bị cộng sản chỉ trích là mê tín, lạc hậu. Nhưng so với cộng sản, Nho, Lão, Phật tốt hơn nhiều. Các tôn giáo đều tin có linh hồn tồn tại, tin có quả báo thiện ác và chủ trương từ bi bác ái. Dẫu sao , các tôn gíáo và triết học trên không gây ra cuộc chiến tranh và giết hàng triệu đồng bào như cộng sản Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và Khmer. Nho Lão Phật đã tạo ra những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là những tấm gương sáng trong khi cộng sản tạo ra những quỷ sa tăng như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pon Pot. . .Dù Nho Lão Phật cũng có kẻ gian tham nhưng sự gian tham tương đối ít hơn chế độ cộng sản là nơi ăn cắp, ăn cướp công khai mà không bị trừng trị . Việc xử lý nội bộ. là một hành vi bao che kẻ phạm pháp và khuyến khích việc tham ô, trộm cướp. Người Âu Mỹ không theo Nho, Lão Phật thì theo Thiên chúa giáo, Tin Lành giáo và các tôn giáo khác. Họ có tinh thần tự giác cao , có pháp luật công minh và có nền dân chủ thật sự cho nên người dân được hưởng mọi thứ tự do, không bị bóc lột và lừa đảo như trong chế độ cộng sản. Do đó mà giáo dục tiến bộ, khoa học, kỹ thuật phát triển.



3. Giáo dục hình thức
Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa hình thức, hay nói đúng hơn là một chủ nghĩa gian xảo, bịp bợm. Đó là trò dân chủ giả hiệu, độc lập, và tự do giả hiệu. Có thể ban đầu họ có lý tưởng tự do, dân chủ và công bằng xã hội, nhưng đi vào thực tế khó khăn thất bại nên họ phải thay đổi tư duy. Có thể ngay tự đầu, cộng sản chỉ là trò gian xảo. Vì mục đích cướp của mà cộng sản phải giết người. Dù thế nào đi nữa, nay cộng sản đã hiện nguyên hình bán nước hại dân, giết người cướp của. Trước đây, chúng hô hào bãi bỏ tư sản nay chúng bán nước, cướp tài sản nhân dân mà thành tư bản đỏ. Trước đây chúng khinh miệt trí thức đề cao vô sản nay chúng lại ham chuộng bằng cấp. Quân chủ và tư bản chuộng bằng thật còn cộng sản chuộng bằng giả. Đó là kết quả một nền giáo dục ngu dân và xảo quyệt của cộng sản. Ta cũng có thể nói giáo dục cộng sản đã thất bại. Càng chủ trương xoá bỏ tư hữu thì óc tư hữu lên cao; càng hô hào dân chủ thì đàn áp dân chúng công khai; càng tuyên bố đạo đức thì đạo đức băng hoại, càng khoe khoang khoa học thì mê tín dị đoan bùng nổ. Quan trọng nhất là Marx hứa hẹn chủ nghĩa cộng sản sung sướng, tiến bộ gấp năm gấp mười tư bản thì kết cuộc nơi nào có cộng sản là nơi đó nghèo đói. Nay cộng sản lại phải ngửa tay xin đồng tiền tư bản . Rõ ràng chủ nghĩa cộng sản thất bại, giáo dục cộng sản suy sụp.
Không những người quốc gia đã chống đối cộng sản mà người văn nghệ sĩ sống trong nôi cộng sản cũng đã phát biểu rất nhiều về chế độ, con người và nền giáo dục Cộng sản Việt Nam. Cậu Luân, một nhân vật trong Cam tâm của Phạm Thị Hoài phát biểu:
Bọn trí thức thích văn hóa đặc tuyển thì sống đời hạ lưu bần tiện. Bọn trưởng giả thích phong lưu thì ô trọc. Bọn cung đình thích quý tộc thì tỉnh lẻ ngơ ngáo. Bọn thanh niên thích tân tiến thì trốn ra nước ngoài




Dương Thu Hương trong Bên Kia Bờ Ảo Vọng có đoạn viết về một nhân vật lãnh đạo tiêu biểu cho tầng lớp lãnh đạo ngu dốt :
Với ảo vọng trở thành ngọn cờ đầu cho cả nước, ông ta bắt tay vào thực hiện một loạt các công trình sản xuất, xây dựng lại hệ thống thủy lợi, quy hoạch lại ruộng đồng và các công trình kiến thiết cơ bản. Việc cấu trúc nền kinh tế bao giờ cũng là việc hệ trọng nhất của một xứ sở hay một quốc gia. Lẽ ra nó phải đuợc giao cho những bộ óc vĩ đại, đầy đủ kiến thức khoa học và kinh nghiệm xã hội. Nhưng ông bí thư huyện ủy kia chỉ mới học qua bậc tiểu học. Với một kiến thức như thế, lẽ ra ông ấy chỉ nên làm thủ lĩnh một gia đình gồm một bà vợ và bảy tám đứa con, thiết lập nền kinh tế trên hai mẫu ruộng với vài sào vườn chứ không thể tổ chức đời sống cho hàng triệu con người trên một địa dư phức tạp. Tham vọng lớn, quyền hành trong tay, đương nhiên ông ta sẽ đưa ra những công trình phiêu lưu, những kế hoạch cảm tính không có cơ sở khoa học bảo đảm. Ông ta bắt dân chặt rừng thông để trồng lúa. Nơi xưa kia trồng lúa, ông buộc họ trồng mầu. Năm vạn người được huy động làm một công trình thủy lợi mà sau đó, những cánh đồng đã thuần hóa trở nên khô cạn, đất nứt lọt chân trâu. Những cánh đồng khác lại chìm trong nước úng. Thật là khủng khiếp khi tham vọng và quyền lực được đặt vào một bộ óc tối tăm. Lúc đó sự tàn phá sẽ xảy ra, trên một bề rộng và trong một chiều sâu mà sự hủy diệt của đạn bom cũng không sánh nổi (41-42).
Và bà Dương Thu Hương đã trả lời Little Saigon Radio năm 2001 như sau:
Tất cả những lời lẽ của giới lãnh đạo vừa ngu xuẩn vừa dối trá. Bản thân họ biết sự dối trá đó. Tất cả những kẻ mở mồm nói Xã hội chủ nghĩa thì con cái chúng đều buôn bán, đều làm mọi cách tận thu, tận dụng, ăn cắp thật là nhiều tiền, và trở thành những thằng tư bản. Chúng nó phát huy tối đa khả năng ăn cắp, ăn cướp, biến tất cả tiền tài, của cải của nhân dân trở thành vốn liếng riêng của chúng nó, hoặc là gửi tiền ra nước ngoài để sau này họ chuồn . . Còn về Xã hội chủ nghĩa thì những người nào không ngu lắm thì họ cũng điều biết rằng chủ nghĩa này chỉ là câu nói đầu lưỡi.
Nguyễn Huy Thiệp cũng phê bình một số trí thức qua lời nhân vật Triệu trong Những bài học nông thôn:
Tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có
học tai hại thế nào; nó vừa phản động vừa nguy
hiểm, lại vừa mất dạy. Sự ngu dốt của bọn có
học tởm gấp vạn lần so với người bình dân.
Trong Tuổi hai mươi yêu dấu, nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp viết về nhà trường xã hội chủ nghĩa như sau:
Tôi ngạc nhiên vì tại sao người ta lại đi nhồi nhét hàng mớ kiến thức chữ nghĩa như thế vào đầu bọn trẻ bao nhiêu năm trời? Tôi công nhận những kiến thức tiểu học là có lý. Những thày cô giáo thật ra thày cô giáo! Họ đúng là những bậc thánh, mặc dầu các thày cô giáo tiểu học ở đâu cũng vậy, họ đều có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác và bẩn thỉu. Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vứt đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội ở trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm cho toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh. Tất cả những thanh niên thành đạt của nền giáo dục đó đểu là những tên lưu manh một trăm phần trăm, tôi xin thề như vậy!



IV. BIỆN PHÁP CHẤN HƯNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
Muốn xây dựng một nền giáo dục, chúng ta cần có những điều kiện sau:
-Một lý thuyết căn bản
-Những lãnh đạo tài đức
-Những môi trường thuận lợi




1. -Một lý thuyết căn bản
Những điều trình bày ở trên cho thấy tư tưởng Marx đã gieo tai họa cho giáo dục. Ta có thể nói chủ nghĩa Marx là một chủ nghĩa tiêu diệt giáo dục, do đó cần phải triệt tiêu chủ nghĩa cộng sản, diệt trừ đấu tranh giai cấp, diệt trừ thù hận. Việc này cũng như một bác sĩ thấy có mầm ung thư thì phải cắt bỏ ung thư Không thể để ung bướu tồn tại trong khi dùng thuốc trị bệnh. Cũng vậy, muốn ngô khoai tốt thì phải nhổ cỏ dại. Không thể cho cỏ dại tồn tại với hoa màu.
Qua những điều trình bày ở trên, quan điểm của quân chủ và tư bản có thể làm căn bản cho giáo dục. Trong lý thuyết căn bản, có thể có nhiều điểm, nhưng tựu trung, ta có thể chấp nhận những tư tưởng sau:
-Dân tộc : đề cao ý thức dân tộc, tinh thần quốc gia, triệt tiêu tư tưởng đấu tranh giai cấp.
-Khoa học: học tập và phát huy khoa học, đem khoa học áp dụng vào đời sống nhân dân để nâng cao đời sống nhân dân..
-Khai phóng: thâu nhận tinh hoa thế giới, đón nhận các luồng tư tưởng và trào lưu mới có giá trị và ích lợi cho quốc gia, dân tộc.



2. Những lãnh đạo tài đức
Chủ nghĩa cộng sản đã tạo cơ hội cho cỏ mọc rậm rạp trong vườn hoang. Những cán bộ cộng sản từ trên xuống dưới phần lớn vô tài vô đức. Do đó, những lãnh đạo và bè lũ này phải bị triệt tiêu như là quét sạch những đống rác trước khi xây dựng một cơ sở mới. Không thể xây dựng một nền giáo dục tốt khi còn có đảng cộng sản và những bọn tham ô, nhũng lạm cầm đầu hoặc ở trong chính quyền.




3. Những môi trường thuận lợi
Giáo dục không phải chỉ ở đại học, không phải chỉ ở trường học mà gia đình và xã hội là những môi trường cần thiết cho giáo dục phát triển. Trong gia đình, cha vô học, tàn ác, tham nhũng mà có địa vị cao thì con cái của họ cũng trờ thành những kẻ tham quan nhũng lại hoặc kẻ lạm dùng quyền thế, cướp bóc dân chúng, hãm hiếp phụ nữ như con các quan lớn trong chế độ cộng sàn. Trong xã hội nếu có nhiều kẻ không học mà được bằng cấp, được địa vị cao, và những kẻ cướp đất nhân dân hay bằng nhiều cách làm giàu phi pháp mà không bị trừng trị thì có ảnh hưởng đến tinh thần học tập của thanh thiếu niên. Do đó môi trường rất quan trọng trong việc giáo dục.Do đó, chúng ta phải tạo dựng những môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển.
-Phải có tự do, trong đó có tự do giáo dục: tư nhhân có quyền mở trường tư, giáo viên, giáo sư được tự do giảng dạy, tự do in sách giáo khoa . Hiện nay tại Việt Nam có nhiều đại học tư nhưng vẫn là do bàn tay cộng sản nắm quyền, và hiện nay giáo sư, giáo viên chỉ được dạy theo giáo án nhà nước dù cho giáo khoa sai lầm.
-Phải có một chế độ dân chủ thực sự. Chế độ cộng sản là dân chủ giả mạo. Bầu cử Việt Nam là xảo trá, quốc hội là bù nhìn. Khi còn độc tài thì giáo dục không phát triển.
-Phải có tự do đảng phái, tư do tôn giáo và tự do ngôn luận. Những thứ tự do này rất cần cho sinh hoạt nhân dân đồng thời là những nguồn bổ túc, bảo đảm cho việc xây dựng giáo dục,
-Phải có một nền pháp luật công minh., bảo đảm quyền lợi nhân dân, trừng trị bọn tham quan ô lại và bọn làm ăn phi pháp. Có như vậy mới bảo đảm quyền lợI quốc gia và con người, trong đó nền giáo dục mới được trong sạch và phát triển.



-Phải có một chính thể tốt đẹp để có một nền giáo dục tốt đẹp. Một chính thể tham nhũng, độc tài như chính thể cộng sản thì không có ngườI tài đức vì trong mọi ngành, bọn Mafia thống trị. Ông hiệu trưởng không thể từ chối nâng điểm cho con ông tỉnh ủy, ông giám đốc khó lòng phủ nhận việc thâu nhận viên kỹ sư ngu dốt con ông bộ trưởng. Dưới chính thể quân chủ và tư bản, ai học chăm, thi đỗ là có địa vụ, có đủ y thực, do đó việc học trở thành sự đầu tư chính đáng của con người. Việc tham ô, nhũng lạm của cộng sản đã đưa bè cánh vào trong chánh quyền, do đó việc học trở thành vô mục đich.

Chế độ quân chủ đặt ra mục tiêu giáo dục là tài tài và đức. Chính thể tư bản đặt ra tiêu chuẩn đức dục, trí dục và thể dục. Điểm chung của hai thể chế là tài đức trong khi cộng sản chủ trương “hồng hơn chuyên” nghĩa là phủ nhận tài và đức. Đây là ý thức hệ tiêu diệt giáo dục, đối kháng giáo dục.




Ngày nay, người cộng sản ngõ ý nhờ Mỹ đào tạo các tiến sĩ. Người Mỹ đã chấp nhận. Trước đây, thời đệ nhị thế chiến và thời chiến tranh lạnh, Mỹ đã đào tạo hàng trăm, hàng ngàn tiến sĩ sau này trở thành những bác học nguyên tử của Trung Quốc. Cộng sản Việt Nam cũng đề nghị Mỹ mở viện Đại Học tại Việt Nam. Cộng sản Việt Nam muốn vòi tiền Mỹ hay muốn chơi trò đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ? Dù Mỹ chấp nhận điều này, dù Mỹ đào tạo các tiến sĩ thì cũng chỉ nhắm đào tạo kỹ thuật gia chiến tranh nhằm tăng cường sức mạnh cho chế độ, để kìm kẹp, khủng bố nhân dân. Khoa học Mỹ không cải tạo được cái tâm tàn bạo và gian tham của con người cộng sản. Khoa học Mỹ không trừ được nạn bằng cấp giả, nạn cướp đất của nhân dân và bán giang sơn cho Trung Quốc. Trung Quốc đã nhờ đồng tiền Mỹ mà lớn mạnh, họ quay sang cướp thị trường của Mỹ, và đe dọa nền hòa bình thế giới. Trung Quốc thu lợI về đất đai và kinh tế của Việt Nam trong khi Mỹ xuất tiền làm giàu cho cộng sản Việt Nam ư ? Lẽ nào kẻ ăn ốc, ngườI đổ vỏ ?

IV. KẾT LUẬN
Muốn cải tạo giáo dục Việt Nam thì phải cải tạo triệt để, trọng tâm là loại trừ chủ nghĩa cộng sản. Nếu không, tất cả chỉ là vá víu, vô hiệu quả.
Tháng 8-2008




====

No comments: