Saturday, November 21, 2009

VĂN HÓA THẾ GIỚI * NHÀ VỆ SINH

**


Tuần lễ " Nhà vệ sinh toàn cầu hóa"

NHỮNG NHÀ VỆ SINH TÔI ĐÃ ĐI QUA

Nguyễn Xuân Quang

Một nơi mà bất cứ ai khi đi du lịch cũng bắt buộc phải thăm viếng, “tham quan”, nhiều khi còn quan trọng, cần thiết hơn cả đền đài, lăng miếu, đó là nhà vệ sinh. Đi qua nhiều nhà vệ sinh trên thế giới, tôi nhận ra một điều là nhìn vào phòng vệ sinh công cộng của một nước, nhất là nhà vệ sinh công cộng của dân bản sứ, là ta có thể nhìn thấy rất rõ bộ mặt thật của giới lãnh đạo của nước đó. Nhà vệ sinh càng hôi thối, bẩn thỉu, đầy ròi bọ thì bộ mặt thật của giới lãnh đạo nước này cũng vậy.


Ai cũng biết là sự bài thải chất cặn bã trong cơ thể con người ra ngoài là một nhu cầu cần thiết, bắt buộc. Một bé sơ sinh ra đời không có hậu môn, người Việt cho là do trời phạt những kẻ sinh thành đã ăn ở bất nhân, bác sĩ cần phải làm hậu môn nhân tạo, một bé sơ sinh ra đời đường tiểu không thông, bác sĩ phải giải tỏa chỗ bị bế tắc, có làm như vậy thì những em bé đó mới sống còn. Chất bài thải giữ một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của từng người và của cộng đồng.

Trước hết xin nói qua một chút về ngôn ngữ học để thấu hiểu những tên gọi chất bài thải ra từ đường ruột. Tên gọi chất bài thải này trong tiếng Việt cổ là xí, xít, kít, xia còn dùng nhiều ở miền Bắc và tiếng Việt phổ thông ba miền ngày nay là cứt và gọi theo Hán Việt là phân, phẩn. Từ xí như thấy qua từ chuồng xí, nhà xí. Xí biến âm với xi (trợ giúp cho trẻ sơ sinh đi ngoài như xi ị). Từ xít như thấy qua câu đồng dao:

Con nít ăn xít ông già.

Từ kít biến âm với xít (k=c=x, car = xa, xe). Từ xia thấy qua mấy câu thơ của Tú Xương:

Lớ ngớ đi xia may vớ được
Phen này chắc hẳn kiếm ăn to.

Xí, xi, xít, kít, xia ruột thịt với Anh ngữ shit, cứt, phân.
Từ cứt là biến âm của kít ruột thịt với xít. Theo x= c= k, xít = shit = kít = cứt.
Tại sao lại gọi là xí, xít, shit, kít, cứt? Ta gọi một con bọ là con bọ xít (hung hăng con bọ xít) vì con bọ này có mùi hôi thối như xít, như shit, như kít. Anh ngữ gọi bọ xít là stink bug. Bug biến âm với bọ (bu- = bọ), còn stink, hôi thối ruột thịt với Việt ngữ sình như xác chết sình thối, vũng sình, sình lầy, ta có s(t)ink = sình.


Việt ngữ cứt ruột thịt với Phạn ngữ kuth, hôi, kuthita, hối thối, hôi hám, có kut- = cứt.
Như thế chất cặn bã đường ruột được gọi tên theo mùi hôi thối của nó. Cũng nên biết hai từ xấu xí nếu coi là một từ đôi thì có nghĩa là vừa xấu lại vừa hôi, vừa bẩn.
Trong khi đó Hán Việt phân, phẩn biến âm với Việt ngữ bẩn, theo ph=b (phỏng = bỏng), ta có phẩn = bẩn.


Nguyên thủy con người còn sống giữa thiên nhiên, nhu cầu bài thải chất cặn bã đi thẳng ra ngoài thiên nhiên mà ngày nay còn thấy ở nhiều nơi như ở Việt Nam thấy qua từ đi đồng, đi cầu (thải xuống sông), nhà thơ Xuân Diệu có tập thơ Gởi Hương Cho Gió mà những người yêu thích văn thơ có người đã dùng nhan đề tập thơ chỉ việc làm này trong lúc hóng gió đồng, gió sông.

Theo đà văn minh thêm của xã hội con người, sự bài thải cũng tiến bộ thêm. Con người sau đó tạo ra những chỗ thoải mái, tiện nghi cho việc bài thải chất cặn bã như thấy qua các từ Hán Việt đại tiện, trung tiện, tiểu tiện. Thoạt đầu chỉ là một cái hố quây kín cho có riêng tư như cái phòng nhỏ, nhà nhỏ thấy qua các từ chuồng xí, nhà xí, nhà ỉa (danh từ xã hội chủ nghĩa Việt Nam), “phòng nước“ W.C (Water Closet), phòng tắm, nhà “lau chùi” (toilet), nhà ngơi (rest room), phòng vệ sinh… Ngày nay, lịch sự, kiểu cách hơn nhiều mỹ từ đã được dùng để chỉ những chỗ này như ở Nhật gọi là Summer palace, ở nhiều nơi gọi là Happy house, ở Ấn Độ gọi là Temple of Release (Đền Giải Tỏa)…


Trong một xã hội tân tiến hơn các nhu cầu của thân xác trở thành các thú tiêu khiển. Người La Mã cổ có những bàn cầu công cộng làm theo cái bệ ngồi như một loại ghế dài (bank) có khoét lỗ, có khi có hình chữ L hay chữ U hay hình chữ nhật, người dùng ngồi sát cánh nhau, hay đồi diện nhau, vừa đi ngoài vừa đàm đạo, bàn luận thế sự, văn học, nghệ thuật, ngâm thơ và có thể ngồi “cụng ly” nhắm rượu với nhau nữa. Những bàn cầu có lỗ ngồi như ngồi trên ghế này là cha đẻ ra loại bồn cầu ngồi của Tây phương ngày nay.

Rồi sau đó nhu cầu bài tiết trở trành một thú khoái lạc giống như nguyên thủy ăn để mà sống rồi sau trở thành một thú ăn uống, một nghệ thuật ăn uống, một thứ khoái lạc. Người Trung Hoa xếp đi xia vào hàng đệ tứ khoái theo thứ tự ăn, ngủ, đ…, ỉa.
Vì thế các phòng vệ sinh cộng cộng phản ánh trình độ văn minh, dân trí và sự lãnh đạo của chính quyền một quốc gia. Nhà vệ sinh có thể dùng để định giá bộ mặt thật của một quốc gia.

Những cường quốc châu Âu vốn tự hào là có một nền văn minh cao hơn mọi người nhưng các nhà vệ sinh còn nhiều bất tiện. Các nhà vệ sinh ở những nơi công cộng thường thiếu, không cung ứng đủ nhu cầu ở những nơi có hàng ngàn du khách viếng thăm một lúc nên tình trạng giữ gìn vệ sinh thiếu kém và phải chờ đợi lâu ví dụ như ở quảng trường St Peter ở Vatican chẳng hạn. Du khách thường phải vào các tiệm ăn, quán nước ăn uống để dùng phòng vệ sinh. Nếu không ăn uống thì phải trả tiền. Trong phòng vệ sinh thường có một mụ già trông như bà chằng đứng đòi tiền, nếu không trả thì sẽ bị nghe tiếng Ý, tiếng Tây, tiếng Tây Ban Nha…

Vì thế du khách lúc nào cũng phải thủ vài đồng tiền lẻ trong túi mà phải là tiền địa phương, nhiều chỗ không nhận tiền đô la nhất là lúc này Mỹ kim bị mất giá. Mấy đồng bạc lẻ đối với một người du khách không đáng vào đâu nhưng khiến du khách muốn tìm cái tiểu tiện hay đại tiện mà chỉ thấy bất tiện, phiền toái nhất là đang khi cái bọng nước căng tức óc ách, cảm thấy thương hại cho những người giữ phòng vệ sinh và cảm thấy ô nhục cho nước chủ nhà.



Nhất Tây phương và có lẽ cả thế giới là nhà vệ sinh công cộng của Hoa Kỳ. Vào nhà vệ sinh Hoa Kỳ có được cái cảm giác thư thái, nghỉ ngơi đúng như cái tên gọi rest room.
Ở Á châu hầu hết các nhà vệ sinh công cộng còn thua xa các nước Tây phương. Ở nhiều quốc gia này, nhiều khi thật là kinh tởm và kinh hoàng, rợn người khi bước vào.
Bước xuống phi trừơng Dheli, cái hàng chờ kiểm tra nhập cảnh ngoằn ngoèo cả ngàn người xếp hàng. Trong khi chờ đợi, bực bội, bước vào phòng vệ sinh muốn tìm một chút thoải mái. Bước qua cửa. Bồn tiểu kiểu dân gian Ấn Độ nhuộm mầu cà ri vàng khè, nồng nặc mùi khai.

Người gác cửa một tay cầm một lon nước, một tay cầm mớ giấy vệ sinh cũng vàng khè mầu gia vị masala. Người dùng có quyền chọn lựa. Nếu lấy lon nước thì phải cho tiền trà nước (tiền tip), có ít một chút cũng không sao, còn nếu cầm xấp giấy thì bắt buộc phải trả tiền mua giấy. Anh ta bán giấy chứ không cho giấy. Bán thì có giá của nó. Chịu không nổi, không thể bước thêm vào trong nữa, phải dội ra ngay. Những ngày sau đó, ngồi trên xe bus, xe lửa ngắm cảnh bên đường. Buổi sáng sớm, sát cạnh ven đường, hàng dẫy người, ngồi xổm, bên cạnh để một lon sữa bò đựng nước, ngắm nhìn du khách đi qua.



Những ghat (bến) sông Hằng ở Varanasi là những cái nhà vệ sinh khổng lồ, lớn nhất thế giới. Người ta thưởng thức tất cả tứ khoái và chiêm bái thần linh, ma quỉ tại chỗ cùng chung với thú vật, xác người… Chưa ở một nơi nào tôi thấy đàn ông thản nhiên đứng tè giữa phố đông người qua lại, cùng chung với bò thờ như ở xứ này.


Trung Hoa đang cố vươn lên thành đại cường quốc nhưng phòng vệ sinh hãy còn chưa thấy được tới mức… đại tiện (lợi). Ở những khu xóm tân tiến đầu xóm thường có nhà cầu công cộng nhưng du khách khuyên không nên bước vào. Ngay cả những nơi dành cho du khách cũng rất ư là thiếu… cách mạng. Những phòng vệ sinh tại phi trường hiện đại, nhà vệ sinh làm theo kiểu Tây phương, bước vào, mù mịt khói thuốc lá, ngộp thở. Phải nín thở. Mắt cay xè, vừa trút bầu nước vừa khóc ròng ròng. Mấy ông chui vào phòng vệ sinh hút thuốc. Mẩu thuốc lá đầy trong bồn tiểu.


Đi máy bay Trung Hoa, nhà vệ sinh cũng khủng khiếp. Nếu vô phúc ngồi phải những hàng ghế gần phòng vệ sinh thì sẽ phải ngửi mùi nồng nặc từ trong đó xông ra suốt cả một chuyến bay dài.

Gần đây nhân dịp Thế Vận Hội 08-8-08, cố gắng giữ cho mặt mũi nước Trung Hoa được vệ sinh hơn, chính phủ đã cho xây một số nhà vệ sinh ở những nơi có nhiều du khách viếng thăm và tự hào xếp loại nhà vệ sinh giống như xếp hạng các khách sạn theo số lượng ngôi sao. Tôi bước vào một phòng vệ sinh 4 sao ở Tử Cấm Thành tìm cái tiền tiện nho nhỏ “bốn sao”.

clip_image002 clip_image002[4]


Tác giả đội mũ thế vận hội 08-8-08 đang “tư lự” chờ đợi đến lượt mình để được trút bầu tâm sự trước một phòng vệ sinh bốn sao ở Tử Cấm Thành, Bắc Kinh.

Bồn vệ sinh theo kiểu Tây phương nhưng dùng chung với hàng triệu dân Trung Hoa ghiền trà đặc không lau rửa thường xuyên nên nhuộm màu nước trà đặc, đóng cáu bẩn giống như cáu bẩn nước trà đặc trong bình trà, trông như đồ giả cổ Trung Hoa. Sự bảo trì vẫn mang tinh thần đại đồng của chủ nghĩa cộng sản, nghĩa là làm cho xong. Số lượng bồn tiểu không đủ cung ứng cho người dùng, người chờ đông như kiến. Ở Hoa Kỳ luật lệ bắt buộc những cơ sở công cộng phải cung cấp số bồn vệ sinh tính theo số người thăm viếng. Bước vào nhà vệ sinh “từ tinh” bước ra tá hỏa “tam tinh”.


Nhà vệ sinh của Liên Xô vĩ đại vốn theo chủ nghĩa cộng sản cũng không hơn gì Trung Hoa.
Tôi đi du lịch Việt Nam trong một tour của người Mỹ tổ chức. Bước xuống phi trường Nội Bài, vào phòng vệ sinh. Phi trường mới xây nhưng nhà vệ sinh để lộ cho thấy kỹ thuật xây cất còn theo kiểu tiểu công nghệ hay những tay thợ làm cẩu thả. Đi tiểu, rửa tay xong, tôi và một vài ông Mỹ trong đoàn nhìn quanh tìm giấy lau tay. Tìm mãi không thấy. Cuối cùng tìm thấy một vật trông như cái hộp hở miệng giống như cái lò nướng bánh mì (toaster) lớn.

Đây là cái “lò” xấy tay. Người dùng đút tay vào lò xấy cho khô tay. Nhìn vào lò, mốc meo mọc đầy vì nước ở tay nhỏ xuống hợp với độ ấm của lò tạo ra một môi trường thuận tiện cho mốc meo mọc. Một cái lò cấy nấm mốc. Trong “lò” có cả mẩu thuốc lá. Sự bảo trì, không đạt tới “chỉ tiêu”, “chỉ đạo” kém. Mấy ông Mỹ chậm hiểu không biết là cái gì vì không có đề chữ (dù là chữ Việt). Bao nhiêu chữ nghĩa ban “quản lý” để dành viết khẩu hiệu. Đáng lý nếu hà tiện chữ nghĩa hay ngại viết tiếng Anh thì cũng nên vẽ cho một cái hình cũng được. Chẳng dám thò tay vào lò, tôi móc túi lấy gói giấy
lau tay chia cho mọi người.


Đền Ngọc Sơn ở Hồ Hoàn Kiếm giữa thủ đô Hà Nội là chỗ thờ các đấng thiêng liêng, thần thánh, một trong những biểu tượng tiêu biểu của thủ đô ngàn năm văn vật, tiếp đón hàng trăm du khách một lúc, vậy mà chỉ có một cái “nhà ỉa” kiểu ngồi xổm nhỏ như cái chuồng xí, mùi nồng nặc, nước rửa tràn ra ngoài lênh láng, chắc chắn làm ô nhiễm nước hồ. Rồi đây Rùa Thần chắc sẽ về chầu trời sớm để được siêu thoát.


Phóng uế ngay trên các đại lộ chính của thành phố vẫn còn thấy khắp nới. Chẳng đâu xa, ngay bên kia đường của khách sạn bốn sao chỗ tôi đang ở, trên tường giữa những khẩu hiệu rực rỡ mầu máu đỏ da vàng ca tụng đảng và nhà nước nổi bật rõ mồn một câu “khẩu hiệu” mầu trắng Cấm ỉa.

clip_image002[7]

Khẩu hiệu “cấm ỉa”. Tôi không có dịp “tham quan” một phòng vệ sinh công cộng của Việt Nam ta ngày nay để xem ra sao, nhưng dừng chân dọc đường nhìn các nhà vệ trong các quán ăn thật là lợm giọng. Hành nghề y khoa nên có tật phải rửa tay trước khi ăn, nhưng tôi không dám bước chân vào phần lớn các nhà hàng ăn nổi tiếng của người Việt Nam ở trong nước (và ngay cả ở hải ngoại) vì bước vào, lúc ra sẽ không dám ăn. Tôi phải dùng giấy lau tẩm cồn lau tay trước khi ăn, rồi sau khi ăn xong mới dám liều mình bước vào nhà vệ sinh.

Hầu hết các nước Á châu khác và ở hải đảo, ngoại trừ Úc, nhà vệ sinh công cộng cũng đều tồi tệ.
Chỉ có một nơi ở Á châu mà phòng vệ sinh tôi cho là sạch sẽ vào bậc nhất là Nhật Bản. Một trong những yếu tố giúp người Nhật sống lâu là vấn đề vệ sinh. Người Nhật rất sạch sẽ. Nhà vệ sinh công cộng của Nhật ở những nơi có du khách tới rất tiêu chuẩn, đầy đủ, chăm sóc kỹ lưỡng, sạch sẽ, miễn phí, đạt tới mức một chín một mười so với ở Mỹ. Nhân viên lau chùi cầu tiêu Nhật làm việc với tinh thần Thần Đạo, Võ Sĩ Đạo. Họ rất hãnh diện và tự hào khi nhìn thấy phòng vệ sinh của nước mình sạch sẽ.
Về tiện nghi họ còn hơn cả Mỹ. Họ cung cấp tay vịn ở bồn tiểu loại đứng cho các người tàn tật phái nam, có cả bồn rửa trôn (bidet) cho phái nữ và bồn rửa tay riêng cho trẻ em.


clip_image002[9]


Bồn rửa tay cho trẻ em trong phòng vệ sinh ở Nhật. Phòng vệ sinh có hai loại: một loại theo Tây phương và một loại cổ truyền Nhật dành cho những người thích ngồi xổm kiểu Á châu dân dã.


clip_image002[15]clip_image002[19]

Bồn cầu truyền thống Nhật Bản và dấu hiệu hình “chiếc dép” chỉ rõ ở bên ngoài cửa. Ngoài cửa mỗi loại nhà vệ sinh đều có bảng hiệu vẽ hình chỉ rõ. Lưu ý là nếu dùng bồn cầu ngồi xổm Nhật Bản thì ngồi quay mặt vào trong (để lỡ cửa có bung ra cũng an toàn không bị ai nhìn thấy). Phía trong có tay vịn giúp những người phế tật nắm giữ khi ngồi xuống đứng lên.

Nhà vệ sinh công cộng Nhật không một nước Á châu nào sánh bằng. Đại Hàn và Đài Loan bị Nhật chiếm đóng một thời gian khá lâu cũng học được ít nhiều cái tính sạch sẽ của Nhật nên phòng vệ sinh công cộng của hai nước này cũng tương đối sạch. Ta cũng thấy rất rõ là ở thành phố Hội An nhờ có người Nhật ngày xưa đặt chân tới mà thành phố còn có những căn nhà cổ làm theo sắc thái Nhật, trông rất gọn gàng, khang trang, thanh lịch với những phòng vệ sinh được chăm sóc sạch sẽ hơn ở phố cổ Hà Nội.


Trên nóc thế giới, ngay ở đền Potola, Lhasa Tây Tạng, ngày nay đã bị Trung Hoa xâm chiếm, phòng vệ sinh cũng bị Hoa hóa.
Còn các phòng vệ sinh trong khách sạn thì Nhật ăn đứt Hoa Kỳ. Trong các khách sạn bốn, năm sao tôi ở, hệ thống phòng tắm đã tới mức “siêu hiện đại”. Bồn cầu có bàn cầu sưởi ấm, có vòi nước ấm rửa, vẽ hình cái mông và vòi nước rửa riêng cho các bà (bidet) vẽ hình đầu phụ nữ, có chỗ có thêm hơi nóng xấy khô, có xịt nước hoa. Chỉ cần bấm cái nút.


clip_image002[21]

Bồn cầu “hiện đại” bấm nút Nhật Bản. Tôi giả vờ như một anh chàng nhà quê không biết tiếng Nhật và tiếng Anh bấm thử cái nút dùng cho phái nữ có vẽ hình đầu phụ nữ xem vòi nước của phái nữ có khác cái vòi nước rửa dành cho hai phái không. Vòi nước dành cho phái nữ bắn ra phía trước nhiều hơn, êm dịu, mơn trớn hơn. Cũng nên biết là vòi nước giữ cố định một chỗ nhiều khi phải xê dịch bàn tọa để nhắm cho vòi nước bắn trúng đích.


Cách lau chùi thay đổi theo từng vùng trên thế giới, theo từng nền văn hóa.
Một lần ở Ai Cập, theo chân đoàn lạc đà vào sa mạc sống đời du mục với tộc người Bedouins, đêm về dựng lều ngủ giữa sa mạc mênh mông. Không còn gì thú hơn ngồi và hóng gió trên biển cát mênh mông dưới trời trăng lồng lộng. Trước khi đi hóng gió sa mạc, tôi hỏi xin giấy vệ sinh. Đám dân du mục rũ ra cười, cho tôi là dân tỉnh ngố, họ bảo rằng tôi cứ yên chí, ngoài đó đã có sẵn đồ chùi.

Giữa hoang vu của đêm trăng sa mạc, không một bóng người nhưng tôi vẫn thấy ngại ngùng, tìm đến một mô cát rồi ngồi núp ở phía sau, không có người nhưng có chị Hằng, sợ chị xấu hổ mà chui vào nấp trong mây dấu mặt thì mất cả cái thú vừa ngắm trăng vừa hóng gió. Nhìn quanh, chỉ mênh mông cát và cát, nhiều hơn cả Hằng hà sa số, không có cả một cái lá cây, không một cọng cỏ. Cuối cùng thì tôi biết. Những người sống trong sa mạc họ chùi bằng… cát. Chịu thua. Tôi đành phải hy sinh lấy cái quần lót. Chùi xong tôi bới cát chôn chiếc quần, sợ dân sa mạc này mà biết được, họ sẽ chế riễu mình là dân… thành phố có đầu óc rởm.

Đây không phải là lần đầu tiên tôi dùng đồ lót. Tôi còn nhớ mãi những ngày biến động của đời sinh viên thủa trước. Lần đó theo đoàn biểu tình xuống công trường Con Rùa trước Viện Đại Học tham dự lễ “xuống tóc”của luật sư Vũ Văn Mẫu, tôi bị bắt đem về giam ở khu B tại Tổng Nha Cảnh Sát Saigon. Căn phòng hẹp như chuồng cọp giam mấy chục mạng sinh viên, phải ngồi dựa sát vào nhau, không nằm được. Góc phòng có một cái thùng vệ sinh. Có đứa đi vệ sinh xong để nguyên, có đứa đánh trịn. Tôi không thể nào làm được như thế bèn bắt đầu xé vòng quanh phần dưới của chiếc áo lót “may-ô” dùng làm giấy vệ sinh. Nhiều người ùa đến xin một mảnh áo. Tôi đã “xẻ áo” cho họ nhưng họ không hề nghĩ tới “chia cơm” cho tôi. Một mảnh áo, một miếng cơm trong tù quí hơn vàng. Khi được thả về, chiếc áo may ô của tôi chỉ còn cái vòng ở cổ, trông giống như tôi đeo kiềng.


Những người sống trong rừng dĩ nhiên dùng lá. Người Nhật nghĩ ra cách rửa trôn này có lẽ bắt nguồn từ thói quen dùng nước của người Á châu từ ngàn xưa. Người Âu châu ở xứ lạnh không thích rửa nước nhất là về mùa đông. Người Âu Mỹ thích lau chùi vì thế phòng vệ sinh còn có tên gọi là toilet. Từ toilet, Pháp ngữ là toilette có gốc Pháp ngữ toile, vải (vải “toan”). Toilet là phòng “lau chùi”.

Người Âu châu rửa nước chưa quen thấy… nhột. Tuy nhiên những ai đau khổ vì bệnh trĩ (trĩ ngoại) lại rất khoái.
Trong phòng tắm, cái gương soi mặt cũng rất tiện nghi. Thường sau khi tắm, gương bị mờ mịt vì hơi nước. Gương ở Nhật phía sau có gắn bộ phận làm tan hơi nước giống như ở kính xe hơi nên có một khoảng ở giữa gương không bị mờ, vẫn dùng soi mặt, chải tóc được sau khi tắm.
……



Biết đến bao giờ cái bàn tọa của dân dã Việt Nam được các nhà lãnh đạo chăm sóc như dân Nhật? Ngày nào cái phòng vệ sinh công cộng ở Việt Nam còn chưa bằng ở Nhật thì xìn đừng nói là Việt Nam đã tiến bộ.

Đi qua nhiều nhà vệ sinh trên thế giới, tôi nhận ra một điều là nhìn vào phòng vệ sinh công cộng của dân bản sứ của một nước là ta có thể nhìn thấy rất rõ trình độ dân trí của dân tộc đó. Nhìn vào phòng vệ sinh công cộng của dân bản sứ của một nước là ta có thể nhìn thấy rất rõ bộ mặt thật của giới lãnh đạo của nước đó. Nhà vệ sinh càng hôi thối, bẩn thỉu, đầy ròi bọ thì bộ mặt thật của giới lãnh đạo nước này cũng vậy.


Người Việt mỗi lần vào phòng vệ sinh công cộng ở đất nước mình, xin hãy cúi đầu ngồi xuống mà suy ngẫm về đất nước Việt Nam mình.

*


-Tản mạn về nhà vệ sinh trên những nẻo đường du lịch :P

May 13, 2009


Người ta nói, nếu muốn xem xét đánh giá trình độ văn minh của một dân tộc và chất lượng cuộc sống của dân tộc đó, hãy nhìn vào nhà vệ sinh công cộng của họ là đủ! (The public toilet is to reflect the civilization index of each country. It also reveals the country’s civilization level and quality of life).

Là kẻ hay lang thang trên những nẻo đường du lịch, tôi đã từng có những kỷ niệm buồn cười và những ấn tượng khó phai về dịch vụ vệ sinh công cộng này.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 2,6 tỉ người trên toàn cầu đang thiếu nhà vệ sinh sạch. Hơn một nửa trong số đó sống tại Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Á.





Toilet, hay còn được gọi là water closet (bồn cầu giật nước), hay lavatory, hay rest room… Ở Việt Nam, ta quen với những từ nhà vệ sinh, hố xí, nhà cầu… Tóm lại đây là nơi chúng ta trút bầu tâm sự, giải tỏa nỗi buồn… khó tả để sau đó ta thở phào nhẹ nhõm. Nói như tiền nhân ngày trước, đây là nơi ta thưởng thức một trong bốn “tứ khoái”. Vì đó là một nơi… tất yếu, không thể thiếu được cho cuộc sống con người, trong thế giới văn minh, nó được chú trọng thiết kế và chăm sóc như một nơi nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí…


Vài năm trước khi được mời tham gia một hội nghị khá long trọng của Nhật Bản, chúng tôi được Chính phủ Nhật chiêu đãi ở khách sạn năm sao với tiêu chuẩn ăn ở cao cấp. Và trong khách sạn năm sao này, chúng tôi được dịp tiếp cận và sử dụng những bồn cầu hiện đại kiểu Nhật với bàn phím điều khiển ở nơi để tay vịn. Với bàn phím này, bạn có thể điều khiển mùi hương, âm nhạc, nhiệt độ, thông gió trong nhà vệ sinh từ trên bệ ngồi rất tiện nghi của mình. Được biết, những bồn cầu tiêu chuẩn năm sao này cũng đã được nhập vào Việt Nam và xuất hiện tại những biệt thự, những khách sạn năm sao mới xây dựng.

Trong một chuyến đi vòng quanh châu Âu, tôi cũng có vài ấn tượng khó quên về cái nơi giải tỏa nỗi buồn của du khách, ấy là nó quá ít và quá thiếu cho những điểm du lịch chật ních người chẳng hạn như tháp Epphen, nhà thờ Đức bà ở Pa ri (Pháp) hay Colosseum, Vatican ở Rome (Italy). Xếp hàng mua vé vào cửa những điểm du lịch này đã khiếp đảm rồi, mà xếp hàng đi vệ sinh thì còn ngán ngẩm hơn.


Cũng may nhờ có nền văn minh xếp hàng rất lịch sự và nghiêm túc của du khách phương tây mà những cái hàng dài dằng dặc vào nhà vệ sinh cũng chỉ hù dọa du khách yếu bóng vía như tôi chứ thực tế cũng không lấy mất của du khách nhiều thời gian như người ta tưởng ban đầu. Và một điểm rất đáng khen ngợi là tuy rất hiếm, những nhà vệ sinh công cộng này vẫn rất sạch sẽ theo đúng nghĩa nhà vệ sinh, tuy có cả một biển người sử dụng nó liên tục suốt ngày.


Thường là có người quản lý, dọn dẹp ở những nhà vệ sinh công cộng này, với mức thu phí kha khá đủ chi tiêu. Có khi bạn phải nhét đồng xu 1 Euro (khoảng 25.000 đồng Việt Nam) để có thể lách qua máy tự động khi vào nhà vệ sinh công cộng ở các điểm du lịch và các nhà ga, bến tàu xe… Nhà vệ sinh công cộng đủ tiêu chuẩn “vệ sinh” phải được thiết kế trang bị những thiết bị đáp ứng cường độ sử dụng cao như: Máy sấy tay, hộp đựng giấy vệ sinh loại lớn, thùng rác vệ sinh phụ nữ, hộp khử trùng, hệ thống khử mùi… và nhân viên quản lý dịch vụ có mặt thường xuyên.


Biển chỉ dẫn toilet ở… Vạn Lý Trường Thành


Trong chuyến du lịch Trung Hoa vĩ đại và thử làm hảo hán leo trường thành, tôi có một ấn tượng vô cùng xấu với nhà vệ sinh nơi đây. Dưới chân Vạn Lý Trường Thành là một nhà vệ sinh công cộng bẩn chưa từng thấy trên thế giới, vì không có một giọt nước thậm chí chỉ để rửa tay chứ đừng nói chuyện để dội rửa những chất thải của hàng ngàn, hàng vạn du khách mơ làm hảo hán.
Về những cái nhà “mất vệ sinh” khủng khiếp theo đúng nghĩa đen của từ này ở Việt Nam, bạn có thể tưởng tượng đến những cái nhà cầu bên bờ mấy con kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long (xem hình dưới đây) hay những cái hố kèm theo 1 tấm ván có quay cót xung quanh ở những điểm du lịch sinh thái như Yên Tử, Chùa Hương… Nếu chẳng may bạn có nhu cầu giải quyết …nỗi buồn mà chẳng thể nào trì hoãn nổi ở những điểm du lịch này, chắc chắn bạn sẽ có một ấn tượng kinh hoàng không thể nào quên.


Một trong những cái nhà cầu bên bờ mấy con kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long


Thật may bây giờ trong các thành phố lớn của Việt nam, tuy có rất ít những nhà vệ sinh công cộng, nhưng lại có khá nhiều siêu thị, khách sạn, nhà hàng… nơi mà du khách có thể tranh thủ ghé qua không phải chỉ để mua sắm, ăn uống hay nghỉ ngơi, mà là để… giải quyết nỗi buồn khó tả của mình. Tuy vậy việc du khách phàn nàn thiếu nhà vệ sinh công cộng hay nhà vệ sinh công cộng… thiếu vệ sinh vẫn là đề tài thường trực trong các tour du lịch ở Việt Nam. Đây cũng là vấn đề nan giải của ngành du lịch nước nhà.

http://www.chuyenhot.com http://www.chuyenhot.com/tan-man-ve-nha-ve-sinh-tren-nhung-neo-duong-du-lich-p-5071.htm



*

Đỗ Kh. – Sau ngày thế giới nhà vệ sinh

20/11/2009 | 3:40 chiều | 4 phản hồi

Tác giả: Đỗ Kh.

Chuyên mục: Phóng sự ảnh, Văn hoá – Giáo dục
Thẻ:

Nhật Bản, Tokyo, tòa nhà JR, Shinjuku

Nhật Bản, Tokyo, toà nhà JR, Shinjuku

Tokyo top floor NS Building Shinjuku

Nhật Bản, Tokyo, từng chót toà nhà NS, Shinjuku

Himeji  Japan

Nhật Bản, Himeji (chàng và nàng)

South Korea DMZ

Nam Triều Tiên, Khu Phi Quân Sự (chàng, nàng và cháu bé)

Beijing Sanlitun Lu, Chaoyang

Trung Quốc, Bắc Kinh (Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh?)

Silamuren  Inner Mongolia

Trung Quốc, Nội Mông, Silamuren

North Korea Kaesong Friendship Hotel

Bắc Triều Tiên, Khai Thành, KS Hữu Nghị

Brussels sainte CaTHERINE

Bỉ, Brussels, bên hông nhà thờ Sainte Catherine

Australia Cairns Queensland

Úc, Cairns, Queensland

Costa Rica San Ysidro grocery store

Costa Rica, San Ysidro, tiệm chạp phô bên quốc lộ

France SNCF Corail Train

Pháp, trên tàu liên tỉnh Corail

France Deauville Train Station

Pháp, nhà ga Deauville

France Paris 14 Cafe Daguerre

Pháp, Paris 14, Café Daguerre

Lebanon, Beirut, karaoke của người Philippines

Lebanon, Beirut, karaoke của người Philippines


(Ảnh tặng Ngô Tác Đống, người đã có công ngồi giữ ấm bàn cầu Thủ tướng của Lý Quang Diệu cho con trai của ông là Lý Hiển Long từ 1990 cho đến 2004). Trích TALAWAS.

*
VẠN MỘC CƯ SĨ GIỚI THIỆU

Nhà vệ sinh là một đặc điểm của văn minh các quốc gia. Ai ai cũng cần nhà vệ sinh ấy thế mà Truyện tiếu lâm Ngôi chúng cư năm tầng không nhà vệ sinh là một điều báng bổ XHCN.
Nhà xí Hà Nội là một đề tài văn hóa rất quan trọng nên được nhiều người viết.

Sau 1975, đọc báo Nhân Dân , tôi thấy Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện ca tụng văn minh ngàn năm văn vật đã được thế giới đến tham quan và khen ngợi. Bảo vật mà ông ông viện sĩ, bác sĩ đi Tây về khen ngợi đó là hố xí hai đáy. Ông viện sĩ này gỉỏi khoa học ( vì là đã đỗ bác sĩ bên Tây) mà cũng giỏi nghệ thuật " bốc thơm" . Cái văn minh này chính các bà "phụ nữ giải phóng miền Nam" được đảng cho ra thăm lăng bác và tham quan đất Thăng Long ngàn năm văn vật cũng phải kinh hoàng, không dám yêu XHCN văn minh và đẹp đẽ như vậy!

Năm 2001, Việt Báo, tờ điện báo Việt nam cũng loan tin theo giọng điệu của viện sĩ Nguyễn Khắc Viên:
Nhiều chuyên gia từ Nhật Bản, Thụy Điển, Australia, Trung Quốc... đã tới Việt Nam tìm hiểu "nhà tiêu sinh thái kiểu Việt Nam” (hố xí hai ngăn). Chuyên gia y tế nước ta đã được Mexico và một số nước châu Mỹ La Tinh mời sang giới thiệu và giúp họ áp dụng kiểu hố xí này.
http://tim.vietbao.vn/h%E1%BB%91_x%C3%AD/

Trong một truyện ngắn Hố xí hai ngăn của NGUYỄN QUANG LẬP trên điện báo" Quê Choa" ngày 18.06.2009 có đoạn:

Hồi này có phong trào hố xí hai ngăn. Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương nói đây là phát minh khoa học của Việt Nam, Nhật Bản thừa nhận đây là một trong 7 công trình khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ 20. Anh Cu Chành nói hố xí hai ngăn là thành quả CNXH. Ngăn này ỉa, ngăn kia ủ phân rất chi là khoa học, vệ sinh cực kì. Bọn tư bản chúng nó ở nhà cao tầng, không làm hố xí hai ngăn, phân chảy ra đường ống trôi ra sông, rồi lại múc nước sông nấu ăn, có tởm không bà con. Bà con nói ua chầu chầu tư bản ngu chi ngu lạ.
http://quechoablog.wordpress.com/2009/06/18/h%E1%BB%91-xi-hai-ngan/
vn.myblog.yahoo.com/mjtdot1988/article?mid=902&fid=-1...

Đọc các tài liệu như trên, các ông công an nhất là công an văn hóa sẽ chia hai phe. Môt phe khen ngợi những nhà báo, nhà văn này yêu tổ quốc, yêu XHCN, đã nói lên cái ưu tú của nền khoa học truyên thống của ta. Nhưng một số công an khác, lập trường đảng và lý luận Mac Lê cao như núi Thái Sơn sẽ bặm môi, trừng mắt bảo rằng :" mấy thằng nhà văn phản động, ăn nói xiên xỏ. Chúng viết như thế là chúng muốn nói chế độ ta thối như phân? Đảng ta chỉ có tài làm thầy thiên hạ vể nghề đổ thùng?

Riêng tôi thì rất ngạc nhiên khi đọc bài báo ký tên Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện. . Người như viện sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là nghiêm túc, không phải là hạng Ba Giai Tú Xuất, thứ ba que xỏ lá.Ông là người nhiệt thành theo đảng, được đảng khen ngợi và phong là viện sĩ quốc tế chứ đâu phải chơi! Trong khi bạn ông là Trần Đức Thảo chống đảng, ông và vợ Trần Đức Thảo đồng sàng đồng mộng theo bác và đảng, sau này khoảng 1990 thì ông bà mới " đổi mới tư duy" mà thôi!

Theo mấy tài liệu trên, phải chăng dân ta đa số yêu nước, yêu chủ nghĩa cộng sản và chống Âu Mỹ, chống tư bản ghê gớm thế sao? Hay đó chỉ là lời lẽ dối trá của bọn ninh thần quen thói uốn lưỡi cong môi, nói đen thành trằng, bảo thối thành thơm?Mấy tài liệu trên " xạo" quá trời, xạo hơn trạng Quỳnh và Ba Giai , Tú Xuất! Cái xạo của Trạng Quỳnh, Ba Giai, Tú Xuất truyền đến thời Cờ đỏ sao vàng trở thành đỉnh cao trí tuệ, "nổ văng miểng", nổ hơn bom nguyên tử. Tuyên truyền, phét lác trở thành tập quán của XHCN. Họ nói "trạng" đủ thứ chỉ còn thiếu điều tự hào là đã xuất khẩu hàng triệu cái cầu tiêu hai đáy, hàng triệu tấn phân thơm tho của Việt Nam sang Mỹ, Nhật, Pháp Úc. . . để cho bọn tư bản làm mỹ phẩm và nước hoa, mỗi năm kiếm hàng trăm tỷ đô la!



Ôi! Một số người nói láo, nói thánh, nói tướng là do vui tính, ưa nói đùa. Một số là lừa bịp thiên hạ. Một số là do mặc cảm tự ty. Trong trận Điện Biên Phủ, Trung Quốc khoe khoang họ chỉ huy hết. Việt Nam cho rằng tướng Võ Nguyên Giáp cũng giỏi lắm, đã cự lại chiến thuật biển người. của Trung Quốc! Trong quân đội, lệnh trên ban ra, ai dám cãi? Hồ Chí Minh dám cãi lại Mao Trạch Đông ư? Võ Nguyên Giáp dám cự lại Lã Quý Ba, Vy Quốc Thanh ư? Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay, ai đúng đây?

Trong trần thế, ai cũng muốn làm anh hùng. Ông thủ tướng có thể khiêm cung, nhưng anh tài xế, ông đi ăn chực vẫn có niềm tự hào của họ.
Truyện Tiếu lâm kể rằng người Mỹ sang Việt Nam cứ chê Việt Nam cái gì cũng nhỏ, và khoe cái gì của Mỹ cũng to. Anh Việt Nam tức giận bèn lấy một con cua đinh là một lọai rùa biển bỏ vào giường. Người Mỹ hỏi con gì, người Việt Nam bảo đó là con rệp Việt Nam. Khiếp chưa!

Từ nửa thế kỷ nay, Việt Nam đã mời Liên Xô, Trung Quốc , Cuba sang làm cố vấn, làm chuyên gia, nhục quá! Việt Nam không thể thua kém! Việt Nam phải đi làm thầy thiên hạ chứ kém cạnh gì, phải không quý bạn ? Ông viện sĩ, ông nhà văn kia cũng chỉ thể hiện cái khao khát làm anh hùng năm châu bốn biển. Dù họ là những kẻ " bưng bô" nhưng cũng là người có tinh thần thần tự hào dân tộc, nào là " nhân dân ta anh hùng, " đảng ta anh hùng", " lãnh tụ anh minh".. . Dẫu sao ta cũng có một điều để tự hào là đảng viên cộng sản Việt Nam đã làm thầy thiên hạ dù là làm thầy về bộ môn phân!

Trái với luận điệu trên, một số nhà văn đã viết về văn minh Việt Nam, đặc biệt là văn minh Hà Nội, trong đó có Tô Hoài. Chắc không ai chỉ trích Tô Hoài nói sai, nói xấu nhân dân ta, đảng ta Tô Hoài là tay sai Mỹ vì Tô Hoài là dân Thăng Long chính cống, là đảng viên lâu năm, và nhà văn lớn của XHCN!

Nguyễn Hưng Quốc cũng viết về hố xí Việt Nam trong bài Nhà vệ sinh và nhà cầm quyền của đài VOA, khá đầy đủ, trong đó có đoạn:

“Chỉ có 18% số hộ gia đình, 12% số trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, gần 37% số trạm y tế xã có và đang sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt đúng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.”

Và một nhận xét từ một nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam nổi tiếng tại Úc, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:

“Vấn đề nhà xí ở nước ta không còn là vấn đề nhỏ nữa mà có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đất nước. Người phương Tây khi đi du lịch ở nước ta thì nỗi ám ảnh lớn nhất là... nhà xí. Tôi đã đọc (với tâm trạng vừa giận vừa thông cảm) không biết bao nhiêu bài bút ký, nhật ký, phóng sự, khuyến cáo... mà họ viết ra với văn phong giễu cợt, mỉa mai. Tôi nghĩ nếu không cải thiện được vệ sinh công cộng và nhà xí thì nước ta vẫn chứng kiến cảnh 75% du khách “một đi không trở lại”. Vấn đề nhà vệ sinh và vệ sinh công cộng đã trở thành sĩ diện quốc gia, thành vấn đề văn hóa chứ không đơn giản là vấn đề cá nhân hay nội bộ nữa.”

Tôi chỉ xin lưu ý một khía cạnh: Hiếm có chính quyền nào quan tâm đến chuyện ỉa đái của dân chúng như là chính quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xin thưa ngay để quý bạn đọc đỡ khó chịu: Chữ “ỉa đái” này là chữ tôi bắt chước nhà sử học kiêm Dân biểu Quốc Hội nổi tiếng ở Hà Nội, ông Dương Trung Quốc.

Trong bài “Bàn chuyện ỉa đái” đăng trên báo Lao Động số 42 vào ngày 28.10.2007, Dương Trung Quốc cho biết, sau khi suy đi tính lại các chữ thanh tao như “nhà vệ sinh”, “nhà tiêu” hay “WC”, “toilet”, “toilette”, “restroom”, ông quyết định: “tôi cứ nghĩ đến cách của ông bà ta từng nói thẳng coi đó là một trong "tứ khoái" nên cứ dùng đúng tên gọi dễ hiểu nhất của nó mà bàn.”

Cũng trong bài viết ấy, Dương Trung Quốc cho biết, theo đề nghị của nhiều người và nhiều cơ quan ngôn luận, ông đã nêu vấn đề nhà vệ sinh ra trước Quốc Hội và yêu cầu đưa vấn đề ấy vào chương trình nghị sự của Quốc Hội.

Được Quốc Hội đưa ra bàn luận? Rõ ràng chuyện nhà vệ sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng. Một vấn đề thuộc loại “quốc sự”.
http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2009-08/2009-08-04-voa41.cfm

Nhìn thấy hố xí, phân là con người Á châu phải bịt mũi, nín thở. Tuy nhiên, các văn gia nước ta có ba thái độ.
Thái độ thứ nhất là bịt mũi như Trần Tế Xương:
"Thối om sọt phẩn nhiều cô gánh"
Thái độ thứ hai là vỗ tay hoan hô như bác sĩ viện sĩ hàn lâm kia, và ông Nguyễn Quang Lập.
Thái độ thứ ba là " bình thường hóa" như nhà văn kiêm dân biểu Dương Trung Quốc tuyên bố:
là nên dùng từ iả đái, không cần dùng văn từ hoa mỹ.

Ông quả thật là nhà văn hiện thực XHCN, mang đủ tính đảng (cộng sản) và tính giai cấp (Vô sản).Ông Dương Trung Quốc cũng là một sử gia, tôi muốn xem các tác phẩm của ông có ngôn ngữ và sắc thanh hương như thế nào! Một vị văn hóa cao cấp và địa vị cao như ông mà như thế chả trách dân Hà Nội nay đa số nói tục, chửi thề chính là " đồng chí, anh em" với ông Dương Trung Quốc!

Và trong các đảng viên, một số đã theo phong cách văn chương ngôn ngử của ông, phong cách " vô sản hóa" có từ thời Việt Minh nổi lên, các trí thức sống với cộng sản phải mặc áo nâu, không đánh răng, lấy vợ nông dân, chửi thề, nói tục để chứng minh mình đã " vô sản hóa", đã "tiến bộ"! Những người này đã dùng ngôn ngữ khác hẳn ngôn ngữ của Hà Nội thanh lịch đài các mà họ gọi là phong kiến, tiểu tư sản! Phong cách vô sản này thành phổ biến như trong văn chương, hiện đại XHCN.Bác Hồ đã gọi ai cũng bằng "thằng", và bọn văn nô theo Tố Hữu cũng đã dùng mọi ngôn ngữ chống lại Nhân Văn Giai phẩm, đặc biệt trong đó có nhà giáo Nguyễn Công Hoan đã sáng tác một bài thơ đặc biệt:

Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thọ mi, mi chúc, chớ hòng ai.
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc,
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài!
Lô-gích, trước toan làm kiếp chó,
Nhân Văn, nay lại hít gì voi!
Sống dai thêm tuổi, cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời, chẳng thấy gai!
( Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc ,15)

Cái ngôn ngữ của XHCN là như thế nên ta không lạ khi họ gọi" nhà iả gái, nhà đái gái", "nhà đái trai , nhà ỉa trai", " xưởng đẻ".. .

Nhà văn Phan Lạc Tiếp trong quyển 40 NĂM NGÀY TRỞ LẠI cũng có đoạn nói đến việc đổ thùng giữa đêm. "Đổ thùng" hay " đổi thùng"? Xin đọc một đoạn của nhà văn XHCN Tô Hoài trong tác phẩm Chiều Chiều của ông.

NHÀ XÍ HÀ NỘI
Tô Hoài


Mấy lâu nay thành phố vận động các nhà làm hố xí hai ngăn. Việc ỉa đái của đất Kẻ Chợ từ thời Tây đã cứ không dưng như mưa nắng, như trời đất hết mùa hạ sang mùa thu. Hồi xửa xưa, chỉ độc mấy phố hàng Đào, hàng Gai, các nhà quan cách khá giả trổ ngõ sau ra phố tắt, ra vườn hoang, mọi đi lại, chợ búa, con cháu ở quê ra, người vào lấy phân tro đều đi cửa khuất ấy. Rồi quan đốc lý Tây cho thầu phân, các nhà làm hố xí đằng sau, nửa đêm có phu gọi cửa “đổi thùng! đổi thùng!” – mà người nghe lúc ngái ngủ nhầm là “đổ thùng!”. Nhà có cửa nách cho phu thùng, nhà chật chội thì mỗi đêm phu cứ xách thùng phân qua suốt các phòng ra cửa trước.”

“Năm 1956, về hoà bình rồi, buổi tối tôi vào hiệu vằn thắn phố Huế, đương ăn còn thấy người công nhân vệ sinh quảy đôi thùng phân đi ra, qua ngay giữa nhà. Đấy là nơi có phố, còn lều quán chưa thành phường thì vẫn ngồi nấp bờ đầm, bờ sông, bụi rậm. Làng tôi ở ven nội, người lớn trẻ con đều ra các chân tre đầu đồng, mỗi hôm có mụ “mũi thung” - những người đàn bà lam lũ trên mặt nổi vết chàm có lông như miếng da lợn, họ ở các làng vùng trong quảy thúng tro đi gắp phân về bán.”

“Nhà người Tây có hố xí máy, còn người ta ở Hà Nội thì cả trăm năm thuộc Pháp các phố cứ “đổi thùng” cho mãi đến những năm 1958.”

“Không biết ai cải tiến ra cái hố xí hai ngăn đến bây giờ còn người khen, người thì bài bác kịch liệt, đòi truy cho ra đứa có sáng kiến ấy để bỏ tù. Tôi là người đứng giữa có thực nghiệm với tư cách nhà có một hố xí hai ngăn và bây giờ trông nom hơn hai trăm cái hố xí hai ngăn của hàng phố, tôi thấy không phải tội ở người nghĩ ra mà tại những đứa xây và đứa cai quản với thói kẻ cắp bớt xén, thói lười biếng.”

“Lý nhẽ và lề lối nghe ra thuận tai, vẫn cái hố xí mọi khi đem chia thành hai ngăn. Đầy ngăn này, đậy nắp lại cho phân ngấu. Khi ngăn kia sắp ứ lên thì ty vệ sinh đến hốt hố bên. Hàng tuần, đem tro và mùn đất rắc vào hố phân, lại trát vôi cho khít nắp.”

[…]

“Cái tưởng là sẽ tốt đẹp ấy đều đặn tử tế được vài tháng đầu. Các người ở ngoại thành vào lấy trộm phân khốn khổ lắm. Công nhân vệ sinh bắt quang sọt, công an phạt tiền. Nhưng vẫn có người đi chui, có các nhà cho vào múc lậu.”

“Chỉ ít lâu, đến khi chểnh mảng chẳng thấy công nhân đưa mùn đất, không đến trát nắp, lại những thùng xe cũng đỗ bất thường. Cả hai hố đã phè ra, chủ nhà phải ngồi ở cửa hóng người hốt phân chui, lại phải dúi tiền để các bác ấy làm phúc vào lấy cho.” (tr. 300-302).

Ông Tô Hoài hơn người ở chỗ là ông đã sâu sát quần chúng và đi vào thực tế hơn các nhà văn khác. Các "nhà văn, nhà báo chuyên nói láo ăn tiền" nhưng Tô Hoài đã được đảng giao trọng trách quản lý sự bài tiết của nhân dân thành phố ở trong một khu phố nào đó ở Hà Nội chứ không phải non kém! Đây là tự thuật của ông:

“Bẩn kinh khủng. Mùi hôi thối không trông thấy, nhưng có thể tưởng tượng như một cái cống, một cái bễ đương ngùn ngụt tuôn hôi thối nồng nặc ngạt thở. Hai bên tường, không quét vôi, lở lói dưới hàng gạch lâu đời đã vỡ khấp khểnh xanh xám nhờn nhợt […]. Dưới rãnh, những con dòi trắng hếu bò lổm ngổm. Nhưng không thấy nhặng xanh bay ngang mặt, có lẽ bí hơi quá, nhặng cũng không dám vào.”

“Đến cuối hẻm, tôi quay ra. Cảm tưởng vừa xuống âm ty. U ám, nhơn nhớt, nghẹt cổ. Ở Hà Nội, phố nào cũng đằng trước mặt hoa da phấn, đằng sau là cái lối vào chuồng phân như thế này, cả bao nhiêu năm nay thế.” (tr. 306-7).

Mao Trạch Đông trọng cục phân vì phân có thể dùng bón cây, còn trí thức vô dụng, vì bọn này luôn chống ông cho nên ông căm thù khinh miệt trí thức, ông bảo " trí thức không bằng cục phân". Vì vậy ở Trung Quốc và Việt Nam, người ta giết, bỏ tù trí thức, đày đọa văn nghệ sĩ theo khẩu hiệu "Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Và ở miền Bắc, thời chiến tranh,họ bắt trí thức , văn nghệ sĩ đi thực tế nghĩa là lao dịch, trong đó có việc đổ phân để nhớ lời Mao chủ tịch dạy rằng thân phận họ không bằng cục phân! Tô Hoài viết:

Một trong những công việc chính của họ là đào hố phân rồi hằng ngày đi nhặt phân, từ phân người đến phân thú vật, về đổ vào các hố ấy, lại nhặt lá cây bỏ vào, trộn đều, ủ lại cho chúng ngấu lên.

Cũng theo lời kể của Tô Hoài, mỗi buổi sáng, nhà thơ Phùng Quán ở trong xóm đi ra, “gánh đôi quang lồng một, hai thanh tre gánh phân đặt trên mặt sọt.” Một buổi chiều, gánh phân về,

Quán kể nông nỗi đi gắp phân như là đọc một mẩu chuyện trên báo. Các đường ngoắt ngoéo trong xóm trổ ra cổng đồng còn tối đất. Những con trâu con bò ra ruộng làm sớm, thói quen tự nhiên, tới rệ cỏ ven hào nước thì đứng lại ỉa. Đến khi sáng hẳn, trẻ con trong xóm mắt nhắm mắt mở lốc nhốc kéo ra ngồi bĩnh đấy. Hai thanh tre của Quán mở ra gắp lên sọt tuốt cả phân trâu phân người. Tìm ra những con đường phân này cũng chẳng phải tài giỏi riêng Quán, mà sáng nào cũng có người nhặt phân từ các ngõ xóm ra cổng đồng, đi muộn có khi hết.” (tr. 70).

*

Dân Bắc ưa dùng phân người. Ca dao hiện đại có câu:
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh,
Anh về phân Băc, phân xanh đầy đồng!

Nhưng đó là dân ta lầm lẫn. Quê đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Quảng Điền (Thừa Thiên). Đại tướng Văn Tiến Dũng mới là người sinh ở làng Cổ Nhuế,thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội , toàn làng chuyên nghề nhặt phân bắc tức là phân người!

Ở Trung, người ta đi ra đồng, hay vào rừng. hoặc đào hồ trong vườn, it lâu thì lấp lại, đào hố khác. Miền Nam thường làm cầu tiêu trên sông rạch để nuôi cá giồ, cá tra. Tại Sài gòn và tỉnh thành miền Nam trước 1975 , dân chúng thường dùng cầu tiêu máy, theo kiểu thời Pháp thuộc. Trung Kỳ chỉ dùng phân trâu bò heo không dùng phân người. Nam Kỳ thì không dùng phân người và phân heo, phân bò, họ dùng phân hóa học. Nhưng sau 1975, văn minh Bắc kỳ xâm nhập miền Nam, vùng Sàigòn, Bà Điểm, Hóc Môn trồng trồng hoa, rau muống, và các loại rau trái khác đã mua phân của xe sở Vệ sinh mà bón cây.

Công ty đổ thùng sau 1975 ở Sài Gòn rất mánh lới. Họ chỉ rút một phần cho mau rồi đi sang địa điểm khác, còn chừa lại để lần sau mình kêu, họ lại đến rút một phần nhỏ nữa. Trước 1975, vài năm mình phải gọi công ty Vệ sinh một lần, nay mỗi năm phải gọi họ vài lần và tốn tiến gấp ba bốn lần trước 1975 cho mỗi chuyến. Ôi kinh tế thị trường! Ôi con người và chế độ cộng sản!
*




No comments: