Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-05-19
Trung quốc ngày càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines hay Việt Nam.
Trong hoàn cảnh bị chèn ép liên tục như vậy liệu Việt Nam có thể ứng phó ra sao và đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ tiến thêm bước nữa để thôn tính quần đảo Trường Sa?
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, để tìm câu trả lời về vấn đề này.
Trắng trợn và ngang ngược
Mặc Lâm : Thưa ông, vừa qua Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra quyết định cấm đánh bắt cá luôn cả đối với khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này cho thấy là họ vẫn tiếp tục giữ thái độ nước lớn là bất cần những quy định của quốc tế về luật biển. Là người lâu năm nghiên cứu và làm việc với Trung Quốc, ông nhận xét việc này như thế nào?
Ông Dương Danh Dy : Nói về Trung Quốc về cái chuyện này thì nói dài hay ngắn bao nhiêu cũng đuợc. Bởi vì ý đồ bất biến của Trung Quốc là gì? Là mặc dù họ không có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế nào ở Biển Đông cả, nhưng từ ngày thành lập nước Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa đến nay, đến năm 1988 thôi, họ đã lấy toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Họ chiếm 7 đảo và bãi ở Trường Sa của Việt Nam, và đến bây giờ họ còn đòi tất cả, tất cả Trường Sa là thuộc về họ hết! Đó là một điều vô lý.
Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để tuần tra, là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.
Ông Dương Danh Dy
Chuyện về chủ quyền lãnh thổ, đòi hỏi họ có chủ quyền về cấm đánh bắt cá, thậm chí vừa rồi Cục Hải Dương Trung Quốc đã thông qua một quy định là cho phép 176 hòn đảo không có người ở Trung Quốc được đấu thầu để cho người sử dụng đến khai thác những hòn đảo không có người ở. Trong đó chắc chắn sẽ có những đảo mà họ xâm phạm chủ quyền đối với Nhật Bản, với Hàn Quốc, Triều Tiên, và với Việt Nam.
Cũng như với các nước còn lại của ASEAN như Philippines, Indonesia. Cho nên, theo tôi nghĩ mục tiêu của họ đã rõ như ban ngày rồi. Đó là một sự ngang ngược, trắng trợn, vô liêm sỉ…. có thể nói thẳng như thế. Đấy là một sự vô liêm sỉ.
Mặc Lâm : Thưa, trong nhiều lần trước chúng tôi được ông trả lời phỏng vấn thì ông luôn luôn có thái độ tự chế và đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy sự bức xúc nơi ông. Thưa, xin ông cho biết đây có phải là một tín hiệu ông muốn gửi tới các cấp thẩm quyền của Việt Nam đang nhận trọng trách trong vấn đề Trung Quốc hay không?
Ông Dương Danh Dy : Tôi xin nói thật là với tư cách một nhà nghiên cứu độc lập. Bây giờ tôi về hưu rồi. Tôi là một nhà nghiên cứu độc lập, chẳng ai quản tôi cả. Tôi phải nói thật như vậy. Bộ Ngoại Giao cũng không quản tôi được đâu, mà bây giờ quản tôi, tôi phải nói thật với ông, với bạn đọc là quản tôi là chi bộ Đảng CSVN, là chỗ mà hiện tôi đang sinh hoạt, và nếu quản về dư luận nữa là bên công an.
Nếu tôi nói cái gì mà không đúng, không hợp pháp thì người ta cũng chả để yên cho tôi. Còn Bộ Ngoại Giao không có dính líu gì đến tôi cả. Các cơ quan nghiên cứu khác cũng không dính líu gì đến tôi cả. Đấy, tôi phải nói rõ với bạn đọc và cả cho người Trung Quốc biết rằng Dương Danh Dy bây giờ chỉ là một người nghiên cứu độc lập yêu nước Việt Nam, thế thôi.
Đối với cái chuyện Trung Quốc thì tôi nói nhiều rồi, khi tôi đương còn tại chức cho đến khi về hưu. Đến bây giờ trong các cuộc hội thảo, trong những lần mà tôi có tham dự hay trong những bài viết của tôi thì tôi đều nói rõ. Đối với Trung Quốc tôi nói thật thế này: chúng tôi không bao giờ chống nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống cái bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để mà tuần tra, họ đâm tàu Việt Nam thì đấy là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.
Mục đích của TQ
Ông Dương Danh Dy : Trong vấn đề Biển Đông hiện nay, đặc biệt vấn đề Trường Sa thì có khá nhiều khả năng. Một là khả năng tình hình sẽ tốt hơn trước, tốt hơn hiện nay. Đấy là điều mà cá nhân tôi rất mong muốn. Hai bên đi đến chỗ thỏa thuận, tìm được con đường tiếng nói chung để mà hòa hợp với lợi ích cả hai bên, không xảy ra chiến tranh, hai nước vẫn hòa thuận với nhau. Theo tôi nghĩ khả năng đó không phải là không có. Đấy là điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai là nó sẽ bắt giữ như là tình hình hiện nay, nhùng nhà nhùng nhằng, thỉnh thoảng anh này phản đối một tí, anh kia phản đối một tí. Thứ ba là nó xấu nữa, và cái xấu nhất là Trung Quốc mang quân ra đánh. Xấu vừa là họ cho lính của họ giả làm dân ra chiếm những đảo không có người ở mà thuộc chủ quyền của Việt Nam, của Philippines hoặc của Indonesia làm cho căng thẳng lên.
Và xấu nhất là nổ ra chiến tranh, hoặc là Trung Quốc với Việt Nam hoặc là Trung Quốc với Philippines. Như vừa rồi chúng ta biết chuyện họ mang tàu đến hải phận Philippines khiến nước này cho máy bay ra đuổi họ bỏ chạy đấy.
Mặc Lâm : Trong tình hình xấu nhất như ông vừa nói thì liệu chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng chưa cho một cuộc chiến không mong muốn này, thưa ông?
Ông Dương Danh Dy : Theo tôi nghĩ thì sống bên cạnh anh hàng xóm này, bất cứ người lãnh đạo Việt Nam nào cũng phải tính đến khả năng xấu nhất. Tôi chắc và tôi biết phía Việt Nam chúng ta có chuẩn bị chứ không phải chúng ta khoanh tay ngồi đợi sự cái sự bố thí của phía Trung Quốc đâu, không có đâu.
Mặc Lâm : Lịch sử Việt Nam luôn cho thấy là trong hàng ngàn năm qua mỗi lần giặc phương Bắc tràn xuống thì bất cứ triều đại nào cũng đều phải nương vào lòng dân, liệu bài học kinh điển này có được chính phủ áp dụng hay không khi mà thời gian trước đây nhà nước luôn cấm đoán những cơn bức xúc của người dân?
...không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi...
Ông Dương Danh Dy
Ông Dương Danh Dy : Phải nói thật là có một thời gian dài chúng ta vì nghĩ tới lợi ích lớn cho nên chúng ta nhân nhượng, chúng ta không nói rõ về những bất đồng, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của Trung Quốc năm 1979.
Thế nhưng gần đây nếu ông theo dõi báo chí, dư luận Việt Nam thì ông thấy là bắt đầu có những điểm mới rồi. Báo Thanh Niên của Việt Nam đã nói tới chuyện liệt sĩ Lê Đình Chinh, mà nói tới Lê Đình Chinh thì ai cũng biết liệt sĩ hy sinh ở chiến tranh biên giới năm 1979. Báo Thanh Niên Việt Nam cũng đã nói đến chuyện những liệt sĩ hy sinh ngày tháng 3 năm 1988 khi bị hải quân Trung Quốc tấn công chúng ta đấy. Bắt đầu nói tới chuyện ấy rồi!
Còn trong dân, tôi xin nói thật với ông là không nói ra thì thôi, nói ra thì người ta biết là đối tượng, đối thủ của chúng ta là Trung Quốc. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta. Nhưng Trung Quốc họ cũng không hề giấu giếm, họ nói Việt Nam là đối tượng nguy hiểm nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Thì tôi cũng nói thật rằng là không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi, thì ai cũng biết cả rồi.
Sẽ dùng vũ lực với VN?
Ông Dương Danh Dy : Không phải là chuyện dễ! Tôi xin nói thật với ông nhé, họ đã nói rồi “đánh Trường Sa thì dễ, giữ được Trường Sa không dễ”. Tôi không phải là nhà quân sự nhưng bằng những kiến thức của tôi thì tôi cũng biết rằng “Chúng tôi không muốn gây sự với các anh, nhưng mà các anh xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi thì các anh sẽ biết nó sẽ nhanh như thế nào."
Chắc chắn nếu bây giờ có chuyện xảy ra, tôi xin nói thật, không phải là chuyện như năm 1979 nữa đâu, họ muốn làm mưa làm gió thì họ làm nữa đâu. Bây giờ đụng đến Việt Nam thì có khác. Năm 1979 Việt Nam lúc đó bị cô lập, bị thế nọ thế kia, còn Việt Nam bây giờ với chủ trương đối ngoại đúng đắn của Việt Nam cả thế giới, nhân dân thế giới kết nghĩa đứng với Việt Nam cả. Nhân dân khu vực đứng với Việt Nam, và ngay cả nhân dân Trung Quốc những người có lương tri họ thấy rằng là không thể lại một lần nữa mang quân sang đánh Việt Nam như năm 1979 được đâu.
Cho nên tình hình bây giờ nó khác trước rồi, nó khác với năm 1979 rất nhiều, và nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rất rõ. Năm 1979 tôi nói thật với ông là năm đó Việt Nam mệt nhọc lắm, phải không? Bây giờ thì khác, chúng ta có bạn bè khắp nơi, quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với các nước lớn ở trên thế giới, với các nước trong khu vực, và với nhân dân Trung Quốc cũng như vậy. Bằng những hành động chính nghĩa, sự chịu đựng, tuyên truyền làm cho nhân dân Trung Quốc dần dần người ta thấy là nhân dân Việt Nam có lý.
Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà ngoại giao Dương Danh Dy đã giúp cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Theo dòng thời sự:
- TQ cấm biển thuộc chủ quyền VN
- Tàu Trung Quốc lại tuần tra trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam
- Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông
- Ngư dân bất chấp Trung Quốc cấm biển
- China Mobile mở rộng vùng phủ sóng xuống Trường Sa
- http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-china%20attack-vn-ml-05192011130133.html
Một tướng lĩnh hàng đầu của Trung Quốc tuyên bố nước này không có ý định ganh đua về quân sự với Hoa Kỳ.
Phát biểu tại Washington, Tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói lực lượng vũ trang của Mỹ tiên tiến hơn nhiều, cho dù Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ lớn trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên Tướng Trần cảnh báo rằng nếu Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan thì việc này sẽ gây phương hại cho quan hệ quân sự Mỹ-Trung.
Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một tỉnh của mình và dọa sẽ dùng vũ lực để thu hồi lãnh thổ nếu Đài Loan đòi độc lập.
Khoảng cách
Phát biểu tại Học viện Quốc phòng trong tuần lễ thăm viếng Mỹ, Trung tướng Trần Bình Đức nói: “Trung Quốc không bao giờ có ý định thách thức Hoa Kỳ”.
"Tuy phát triển quốc phòng và quân sự c̉ủa Trung Quốc đã tiến rất nhanh trong những năm gần đây, giữa hai nước chúng ta vẫn còn khoảng cách ngày càng lớn.”
Tướng Trần cảnh báo rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể bị ảnh hưởng nếu như Washington lại tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.
Ông nói: "Ảnh hưởng đến đâu thì còn tùy thuộc vào loại vũ khí bán cho Đài Loan”.
Năm ngoái, Bắc Kinh đã đình chỉ quan hệ giữa hai quân đội sau khi Washington loan báo bán 6 tỷ đôla vũ khí cho Đài Bắc.
Chuyến thăm Mỹ của Trung tướng Trần Bỉnh Đức được báo chí Trung Quốc tường thuật một cách hào hứng. Đây là chỉ dấu cho thấy tầm quan trọng mà nhà chức trách Trung Quốc đặt lên quá trình cải thiện quan hệ quân sự giữa hai bên.
Tuy nhiên phóng viên chuyên chủ đề quốc phòng của BBC Jonathan Marcus nói sự nồng nhiệt ngoài mặt không thể che dấu hết các căng thẳng ở bên trong.
Phóng viên của chúng tôi cũng bình luận rằng việc hiện đại hóa gấp rút quân đội của Trung Quốc là nhằm vươn ra khỏi tầm hoạt động truyền thống của nước này và đối trọng lại các hệ thống quốc phòng mà xưa nay Mỹ vẫn chiếm ưu thế.
Nguyễn Khanh, biên tập viên rfa
2011-05-19
Vài giờ đồng hồ trước đây, cuộc thảo luận giữa 2 vị tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc tại Washington, và hy vọng sẽ xây dựng một mối quan hệ vững chắc hơn về quốc phòng đã được nói đến.
Các cuộc tiếp xúc cấp cao sẽ giúp xóa bỏ những hiểu lầm.
Nói với báo chí nhân chuyến viếng thăm Mỹ kéo dài 1 tuần lễ, Tướng Trần Bỉnh Đức cũng cho hay chính phủ Bắc Kinh không có kế hoạch đối đầu với quân đội Mỹ ở vùng Thái Bình Dương. Qua lời người thông dịch, ông xác nhận khả năng của quân đội Hoa Lục đã có nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây nhưng vẫn đi sau Hoa Kỳ tới 20 năm, và Bắc Kinh chủ trương dùng tiền để cải tiến đời sống người dân, chứ không phải để mở cuộc đua vũ trang với Washington.
Chính phủ Bắc Kinh không có kế hoạch đối đầu với quân đội Mỹ ở vùng Thái Bình Dương. Khả năng của quân đội Hoa Lục đã có nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây nhưng vẫn đi sau Hoa Kỳ tới 20 năm, và Bắc Kinh chủ trương dùng tiền để cải tiến đời sống người dân, chứ không phải để mở cuộc đua vũ trang với WashingtonTheo lời Tướng Trần Bỉnh Đức
Cũng với câu hỏi này, Đô Đốc Mike Mullen, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ cho biết chính phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch đình chỉ việc bán võ khí cho Đài Loan, nói thêm là không phải lúc nào quan điểm của 2 nước cũng giống nhau, nhưng các nhà lãnh đạo Washington tin rằng những cuộc tiếp xúc giữa các quan chức cao cấp trong quân đội hai bên sẽ giúp xóa bỏ những hiểu lầm.
Bản tuyên bố của hai vị Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ và Trung Quốc cho thấy 2 bên sẽ tiếp tục nói chuyện với nhau qua đường dây diện thoại nóng và sẽ tập trận chung ở Vịnh Aden để hải quân 2 nước có thể hợp tác với nhau chống bọn cướp biển.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-mil-no-out-to-challeng-us-05192011125517.html
Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Đài Loan nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía Mỹ trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở khu vực quần đảo Trường Sa ngoài Biển Đông. Trên đây là nội dung tuyên bố hôm qua, 17/05/2011, của ông David Carden, Đại sứ Mỹ đầu tiên bên cạnh khối ASEAN nhân dịp ghé thăm Philippines.
Trả lời tờ báo Philippines Tribune, Đại sứ Mỹ nhận định là tranh chấp Biển Đông không đơn thuần là một hồ sơ khu vực, mà liên can đến rất nhiều quốc gia ngoài vùng, trong đó có Hoa Kỳ. Lý do là vì mọi nước đều muốn duy trì tình hình tự do thông thương tại Biển Đông.
Đối với ông Carden : « Trọng tâm của Mỹ hiện nay là làm sao giải quyết được các đòi hỏi chủ quyền của mọi nước, và Hoa Kỳ đang thúc đẩy bản Tuyên bố về cách ứng xử tại vùng Biển Đông của ASEAN ». Nhà ngoại giao Mỹ bày tỏ hy vọng là các tiến triển tới đây sẽ tạo điều kiện để nói về các tranh chấp.
Theo hãng tin Mỹ AP, hôm 16/05 vừa qua, Đại sứ Mỹ bên cạnh ASEAN cũng đã cho rằng các nước đòi hỏi chủ quyền trên các hải đảo trong vùng Biển Đông cần phải thiết lập một cơ chế khu vực mạnh mẽ để giải quyết tranh chấp. Theo ông, cơ chế đó cần bao gồm các quốc gia khác ở bên ngoài, nhưng có năng lực trợ giúp khu vực như Hoa Kỳ chẳng hạn.
Xin nhắc lại tại vùng Biển Đông, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong lúc Philippines, Malaysia và Brunei, thì chỉ đòi hỏi chủ quyền trên một số đảo ở Trường Sa mà thôi.
Chính Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã xác định vào tháng 7 năm 2010 là tuy không đứng về phía nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ là sự tự do thông thương trên biển, và Washington sẵn sàng đứng ra làm trung gian để giúp đỡ các nước trong vùng đàm phán để tìm giải pháp thỏa đáng cho các tranh chấp.
Đề nghị của Mỹ đã bị Trung Quốc phản đối vì không muốn hồ sơ Biển Đông bị quốc tế hóa. Bắc Kinh chủ trương đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp, một chiến thuật bị giới phân tích cho là vừa nhằm mục tiêu « chia để trị », vừa để dễ dàng dùng uy lực nước lớn gây sức ép trên các láng giềng yếu kém hơn.
Phải chăng chiến thuật của Bắc Kinh đang thành công đối với Manila ? Câu hỏi này đang được gợi lên với phản ứng của Thứ trưởng ngoại giao Philippines sau tuyên bố của Đại sứ Mỹ bên cạnh ASEAN.
Cũng trên báo Tribune, ông Erlinda Basilio cho biết là ASEAN và Trung Quốc đã bắt đầu thương thảo về một bản hướng dẫn thực hiện bản Tuyên bố vế các "Quy tắc ứng xử" tại Biển Đông (DOC). Ông đồng thời tiết lộ rằng hai bên cũng đang phác thảo một bộ "Quy tắc ứng xử" mang tính chất ràng buộc nhiều hơn. Tuy nhiên, Thứ trưởng ngoại giao Philippines từ chối không cho biết thêm chi tiết.
No comments:
Post a Comment