Câu chuyện Giáng sinh dưới góc nhìn khoa học
30/11/2011
Những câu chuyện kể về Đức mẹ đồng trinh, Ngôi sao Bethlehem… có thể đã khá quen thuộc với nhiều người. Nhưng dưới góc độ khoa học, các hiện tượng này được giải thích như thế nào thì là điều mà không phải ai cũng biết.
1. Ngôi sao Bethlehem (Ngôi sao Giáng sinh)
Theo Lịch sử lễ Giáng sinh, đúng vào thời điểm Chúa Jesus được sinh ra, một ngôi sao sáng xuất hiện trên bầu trời Bethlehem thuộc nước Do Thái (Israel ngày nay). Ngôi sao ấy đã dẫn đường cho 3 nhà thông thái và dừng lại ngay đúng nơi mà Jesus giáng sinh, được đặt nằm trong máng cỏ ở hang núi.
Vậy ngôi sao Bethlehem ấy thực chất là gì? Trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã coi đây là một hiện tượng thiên văn và cố tìm cách lý giải sự xuất hiện của nó. Theo đó, có 2 cách giải thích được đưa ra.
Thứ nhất, nó có thể là kết quả của sự giao hội giữa sao Mộc và sao Kim xảy ra vào khoảng năm thứ 2 trước Công nguyên. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến trên bầu trời đêm. Khi hai hoặc nhiều hành tinh tiến đến rất gần nhau rồi thẳng hàng với nhau, ta nhìn thấy như chúng nhập vào thành một hành tinh rất sáng.
Thứ hai, đây là một siêu tân tinh từng được phát hiện bởi các nhà thiên văn học Trung Quốc vào năm thứ 5 trước Công nguyên.
Tuy nhiên, vua Herod – người đứng đầu nhà nước Do Thái cổ đại khi chúa Jesus sinh ra – lại qua đời vào mùa xuân năm thứ 4 trước Công nguyên. Như vậy, chúng ta hầu như có thể loại trừ giả thuyết giao hội hành tinh.
Vì thế, nếu Ngôi sao Bethlehem thực sự xuất hiện thì rất có khả năng đó hoặc là một siêu tân tinh, hoặc là một phép màu mang tính thần thánh.
2. Ngày sinh của Chúa Jesus
Sự ra đời của Chúa Jesus là điều mà khoa học rất quan tâm
Giả sử, lý thuyết về giao hội hành tinh là câu trả lời hợp lý thì chúng ta có thể tìm ra ngày sinh chính xác của Chúa Jesus là ngày 17 tháng Sáu năm thứ 2 trước Công nguyên và thuộc cung Song Sinh.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho thấy, Herod Đại đế, người đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện này, đã chết không lâu sau khi Chúa ra đời.
Giả thuyết về siêu tân tinh có vẻ hợp lý hơn trong trường hợp này. Theo đó, Chúa Giêsu được sinh vào tháng ba hoặc tháng tư năm thứ 5 trước CN, và thuộc 1 trong 3 cung Song Ngư, Bạch Dương hay Kim Ngưu.
3. Đức mẹ đồng trinh
Trên thực tế, khả năng sinh sản đồng trinh (hay còn gọi là sinh sản đơn tính) là hiện tượng vô cùng hiếm. Có nhiều lý thuyết khác nhau đã được đưa ra để giải thích nhưng vẫn không hoàn toàn được chấp nhận.
Tuy vậy, thế giới động vật cũng đã từng ghi nhận hiện tượng này ở một số loài côn trùng như ong và ong vò vẽ, hay ở một số động vật giáp xác và thân mềm khác. Đối với lớp động vật có xương sống, rồng Komodo – loài thằn lằn lớn nhất thế giới – cũng nằm trong số ít loài to lớn có khả năng sinh sản.
Thế nhưng, điều này chắc chắn sẽ không thể xảy ra ở các loài động vật có vú trong tự nhiên, mặc dù nó hoàn toàn đã diễn ra trong phòng thí nghiệm.
Và do vậy, nếu Đức mẹ đồng trinh Maria là một con rồng Komodo thì câu chuyện mang thai kỳ lạ của bà mới có sức thuyết phục.
4. Ông già Noel
Ai tạo ra ông già Noel? Tại sao phải tạo ra câu chuyện huyển hoặc ông già Noel tặng quà mà ai cũng biết đó là chuyện phỉnh gạt trẻ con? Chính cha mẹ đứa bé bỏ tiền ra chứ không phải ông già Noel. Ban đêm, nhà nào cũng đóng cửa, làm sao ông già Noel vào nhà để bỏ quà dưới gối hay trong giày trẻ con? . Ông già Noel to béo, còn cái ống khói lò sưởi nhỏ xíu, làm sao ông già Noel chui lọt!Nên dạy trẻ con sự thật, đừng dạy dối trá.
No comments:
Post a Comment