Nghe giọng Nam là “chém”
Không biết tự bao giờ Hà Nội đã được các du khách ngoại tỉnh, đặc biệt là người miền Nam đặt cho cái tên “miền đất dữ” hay “đất ớn”. Không ít người dù rất muốn đến thăm Hà Nội đã quyết định hoãn vô thời hạn ý định này khi được người khác kể cho nghe những kinh nghiệm “xương máu” về Thủ đô.
Vây kín, chèo kéo, bắt chẹt du khách ở Hà Nội khiến nhiều người “một đi không trở lại”. (Ảnh minh họa).
Chị Nguyễn Bích P – công tác trong ngành truyền thông ở Bình Thuận là một trong những người có nhiều kỷ niệm “đau” nhất. “Nhiều bạn bè của tôi nhắc nhau ra Hà Nội thì không nên mua gì, vì từng chứng kiến việc người bán cứ thấy khách nói tiếng miền Nam là nói thách và tìm cách lập lờ bán giá cao hơn. Có lần tôi vô chợ Đồng Xuân mua một cái áo, thấy chị bán hàng xởi lởi và tôi mua luôn một cái áo giá gần 400 nghìn, sau mang về mới biết giá người Hà Nội mua ngay gần đó chiếc tương tự nhưng giá chỉ bằng một nửa”, chị P kể.
Nhưng có lẽ kỷ niệm mua chiếc áo đắt gấp đôi chỉ vì nói giọng miền Nam của chị P chưa bi hài bằng câu chuyện “đi vệ sinh cũng bị tính giá khác” của bạn chị: “Đi ăn phở mà nói giọng Nam thì cũng thường bị tính đắt hơn 10.000 đồng/bát. Có lần tôi đi uống cà phê vỉa hè, lúc đứng dậy cũng bị tính 50.000 đồng/ly, trong khi để ý người bên cạnh uống ly cà phê y chang thì chỉ bị tính có 10.000 – 15.000 đồng/ly.
Thậm chí có lần tôi vô vệ sinh công cộng, lúc quay ra cũng bị người ta đòi 5.000 đồng, trong khi những người không nói giọng Nam thì tính chỉ 2.000 đồng. Tức quá, quay ra chất vấn thì người thu tiền nói tỉnh queo: “À, tại chị đi lâu hơn”… Thật không thể hiểu được!”.
“Bạn tôi ở Sài Gòn ra chơi, có lần đi chơi chỉ chừng 12km (sau này mới biết), thế mà bị anh taxi cho đi loanh quanh hơn tiếng đồng hồ, lúc tính tiền thành ra hơn 500.000 đồng. Từ đó chị ấy khiếp vía, rất sợ đi taxi ở Hà Nội”, chị P kể tiếp.
Hẳn nhiều người còn nhớ những câu chuyện rất “nổi tiếng” về dịch vụ taxi của Hà Nội mà hầu hết “nạn nhân” là những người từ nơi khác đến, không thông thạo đường phố thủ đô như chuyện một du khách TP.HCM phải trả hơn 800.000 đồng cho chuyến xe từ đường Đại Cồ Việt về Bờ Hồ.
Mới đây nhất là trường hợp một đại biểu tham dự Đại hội đồng cảnh sát quốc tế (Interpol) đã phải trả 200 USD và 100 đô la Singapore cho quãng đường chưa đầy 10km từ phố Phan Bội Châu về Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình.
“Tôi không hiểu vì sao một số người bán hàng Hà Nội lại có thể làm như thế? Lấy tiền của một vài người khách lạ thêm chục ngàn đâu có khiến họ giàu lên chút nào nhưng hậu quả thì vô cùng lớn. Người ta sẽ kể cho tất cả bạn bè, họ hàng về những tai nạn này và kết quả là cả thủ đô Hà Nội bị tiếng xấu”, anh Huỳnh Văn Khánh – một du khách Cần Thơ than thở.
Anh Khánh than với người viết bài này khi đang ngồi bên bờ hồ Hoàn Kiếm và vừa phải trả 15 ngàn đồng cho một ly nước mía ở gần đó: “Trước khi ra Hà Nội, một số bạn bè tôi đã cảnh báo và tôi cũng đã rất cảnh giác nhưng rồi cuối cùng vẫn “bị” như thường. Người bán hàng giải thích rằng vì ly nước của tôi lớn hơn nhưng thực tế thì không có gì khác. Có lẽ tôi phải trả nhiều tiền hơn vì đã lỡ nói giọng Nam”.
Chậm, kém và chộp giật
“Tiếng xấu” mà anh Khánh nói không phải bây giờ mới có mà nó đã được những người đã đi Hà Nội loan truyền khá rộng rãi từ lâu nay.
Chị Nguyễn Thị L. – cán bộ của Chi cục Thuế Tân Bình (TP.HCM) cho biết, trong chuyến đi tập huấn kết hợp du lịch Hà Nội đầu tháng 11 vừa qua, vợ chồng chị đã phải đề phòng bằng cách đặt tour của một công ty lữ hàng lớn với giá đắt hơn khá nhiều so với các công ty khác với hy vọng rằng chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn.
Nhưng khi chuyến đi đã khởi hành, vợ chồng chị mới phát hiện ra rằng mình đã bị “bán lại” cho một đơn vị tổ chức tour vô danh nào đó của tư nhân. “Ở trong Nam, chúng tôi hoàn toàn không có tình trạng này, đăng ký mua tour của Saigon Tourist là được đi đúng tour, không bao giờ bị ghép sang tour du lịch của các đơn vị khác”, chị L. phản ánh.
Tình trạng đường phố bẩn thỉu, rác rưởi và lối giao thông “không giống ai” cũng làm Hà Nội mất điểm trầm trọng.
Với một công ty lớn mà chất lượng phục vụ còn như vậy thì sẽ chẳng có gì quá lạ khi những người bán hàng ngoài chợ “ghê gớm và ngoa ngoắt” với khách tỉnh lẻ, khách từ vùng miền khác. “Bữa đi chợ Đồng Xuân hôm vừa rồi, giữa lúc chúng tôi đang xem và lựa đồ, chưa kịp hỏi giá của món đồ đã bị người bán hàng giật lại không cho lựa với lý do… lựa chọn lâu la”, chị L kể và khẳng định: “Ở trong Nam, chúng tôi không bao giờ bị gặp cung cách phục vụ như vậy”.
Theo chị Nguyễn Bích P (Bình Thuận), một “kỷ niệm buồn” ở Hà Nội gắn với một địa chỉ nổi tiếng. “Có vẻ như nhiều hàng quán ở Hà Nội bán hàng hơi kiêu căng. Có lần tôi vô quán Chả cá Lã Vọng nổi tiếng trên phố Chả Cá. Đi cùng nhóm bạn 6 người, nhưng chúng tôi chỉ gọi 5 suất vì trong nhóm có một người ăn chay chỉ đi chung cho vui. Thế nhưng người phục vụ nói 6 người phải lấy đủ 6 suất, lấy 5 suất không bán. Trao đi đổi lại mãi người ta vẫn nhất quyết không bán 5 suất”.
Đáng buồn là hầu hết các du khách ngoại tỉnh đến Hà Nội đều đã từng phải gánh chịu chất lượng dịch vụ kém của thủ đô với những nhận xét rất giống nhau rằng: Dịch vụ gì của Hà Nội cũng chậm, thái độ phục vụ của nhân viên kênh kiệu, hách dịch thậm chí là “khinh người” kiểu như “ăn bát phở mà gọi khản cổ không được, xin thêm miếng chanh thì bị lườm cháy mặt”.
“Ra Hà Nội 2 tuần, đến giờ nói thật là tôi và chồng tôi đều đã cảm thấy rất “ớn” vì dịch vụ và cung cách phục vụ của những người làm trong ngành dịch vụ, phục vụ ở Thủ đô”, vợ chồng chị L. cho biết.
Những tiếng xấu này của Hà Nội bao giờ mới được gột rửa hết?
VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH
Chủ nghĩa cộng sản chủ trương xóa tan biên giới quốc gia, xóa giai cấp bóc lột để đi đến thế giới đại đồng. Nhưng thực tế trái ngược. Lenin đã ký mật ước với Đức để Đức cho y về cướp chính quyền dân chủ ở Nga, làm lợi cho cuộc chiếm Nga của Đức. Đảng Cộng sản đã giết hại các chiến sĩ quốc gia, sau đảng cộng sản phân hai, một là phe Bolsheviks" do Lenin lãnh đạo và phe kia Menshevik do Julius Martow lãnh đạo. Phe J. Martow chủ trương dân chủ, còn Lenin thì muốn tiến nhanh tiến mạnh, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Hai phe tranh luận, phe Lenin dùng bạo lực giết hết phe Martow. Sau khi Lenin chết, Stalin tự nắm quyền, đem quân xâm chiếm Balan và các nước khác, đồng thời ra tay tàn sát dân chúng. Trotsky phản đối thì Stalin đuổi Trotsky ra khỏi nước, sau đó cho thủ hạ giết người nhà và đồng chí của Trotsky. Stalin nắm quyền, giết hàng vạn đảng viên và dân biểu quốc hội, những kẻ còn lại phải nịnh hót, luồn cúi Stalin và chế độ để sống còn.
Từ đó, chủ nghĩa cộng sản mang tính độc tài tài bạo, không còn tình đồng chí, anh em, không còn tinh thần vô sản quốc tế mà trở thành phe nhóm, bè đảng, cục bộ, phi dân chủ, phi công lý.Tinh thần cộng sản này đã truyền sang Trung Quốc, ViệtNam và Miên, Lào.
Độc tài nghĩa là độc tôn, độc quyền. Cộng sản không muốn ai mạnh như mình, uy tín như mình cho nên Hồ Chí Minh đã bán Phan Bội Châu cho Pháp không e sợ nhân dân phỉ báng tội bán nước buôn dân. Vì muốn độc quyền cai trị, và độc tài cho nên Cộng sản không muốn ai có ý kiến, chủ trương khác mình. Ai bất phục hay nghi ngờ bất phục là giết. Cộng sản giết hại mọi người nên không yêu nhân dân, không yêu nước, huống hồ yêu nhân loại. Cộng sản nghi ngờ mọi người, giết và bỏ tù nhân dân, coi nhân dân là kẻ thù thì chúng tin ai?Chúng tin bọn nịnh hót, bọn thủ hạ tay chân.
Từ đó Cộng sản sinh ra óc bè phái, cục bộ, địa phương. Hồ Chí Minh người Trung cho nên bọn Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn và bọn trung ương đảng toàn người Trung. Sau khi Hồ Chí Minh chết, Bắc Kỳ vùng lên, nắm lấy cái Tổng Bí thư, dân Nam kinh doanh gỉỏi nên giao cho ghế thủ tướng. Còn lại dân Trung được ban cái ghế chủ tịch Quốc Hội. Bọn Bắc Kỳ nay khôn, biết chia chác cho anh em chứ không ôm trọn như ông Hồ, nhưng dù sao anh Bắc Kỳ cũng nắm cái thủ lợn Tổng Bí Thư! Thời đại vua Lê chúa Trịnh, dân Bắc Kỳ đã ngán bọn Kiêu binh hung bạo "Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần". Đến thời đại Hồ Chí Minh, dân Bắc Kỳ lại khiếp viá bọn Thanh Nghệ Tịnh của lão cáo già. Vì tinh thần địa phương mà bọn Nam kỳ tập kết ra Bắc kỳ bị coi như chó ghẻ. Xem những truyện của Xuân Vũ, ta mới thấy nỗi niềm của dân Nam Kỳ ra Bắc ăn nhờ ở đậu!
Sau 1975, bọn Nam kỳ hồi kết, tưởng rằng mình được tự do nhưng không ngờ lần nữa, bọn hồi kết lại phải làm đầy tớ cho chủ Bắc Kỳ ngay trong nhà cửa quê hương mình. Cùng một lúc, cộng sản làm thịt luôn bọn giải phóng miền Nam khiến cho TrươngNhư Tảng, Đoàn Văn Toại, Châu Tâm Luân, Lê Văn Hảo phải chạy trốn ra nước ngoài theo hướng đế quốc và tư bản! Than Ôi! Chúng nó là trí thức cả đấy sao mà chẳng thấy thông minh tí nào! Xem như vậy thì dân chúng Miền Nam bị coi như nô lệ phải bị tù đày, đói khổ là chuyện tất yếu.
Óc địa phương cho nên cộng sản đưa phe nhóm của mình vào chính quyền. Bọn cộng sản thực ra là kết hợp phong kiến và cộng sản. Đó là tinh thần "Một người làm quan cả họ được cậy". Và cũng là tinh thần Nghệ An, cái gì cũng là cá nhân, tôn sùng cái"TA"(nhà ta, đảng ta, con ta, cháu ta. . .). Thời vua Lê chúa Trịnh, Thanh Nghệ kéo bè đảng vào, dựa hơi vua, hơi chúa tha hồ hống hách. Nay cộng thêm cái hống hách vô sản cho nên khắp nơi từ cửa hàng cho đến cơ quan, ai cũng hống hách. Bí thư có cái hách của bí thư, bảo vệ có cái oai của bảo vệ, thủ kho có cái hùng của thủ kho. Hách bởi vì cậy thế cậy thần. Hách là vì phản ứng tự nhiên của con người. Hễ ai nịnh trên là phải đạp dưới. Dân Hà Nộị chính cống chạy mất vào Nam hay ra ngoại quốc. Một số bị ngồi tù vì tội tư sản, phong kiến phản động. Một số rất it còn lại phải mình thật thấp. Giai cấp mới tràn vào, phần lớn là "tinh hoa" của vô sản", bản chất công nông ,lại thêm tự hào giai cấp lãnh đạo, thành phần cốt cán, cho nên khinh người như rác. Ông Hồ hô hào chống quan liêu mệnh lệnh nhưng độc tài chính là trung tâm sản xuất vi trùng quan liêu, mệnh lệnh, bàn giấy... Sau 1975, cộng sản chủ trương kinh tế chính trị vĩ mô, tập hợp ba tỉnh làm một. Dân Thừa Thiên và một nửa dân Quảng Trị ở với chính quyền miền Nam nên bị coi là dân ngụy. Dân Quảng Bình trở thành ông trời ở Huế, cái danh xưng" Bình Trị Thiên " quả là cái tên định mệnh! Cái tên Bình Trị Thiên thật buồn cười nhưng đúng thực tế vì dân Quảng Bình trừng trị, cai trị dân Thừa Thiên. Bất cứ cửa hàng bán rau, hay trạm xe lửa, cứ nghe dân Huế cất tiếng nói năng, van xin là dân Quảng Bình quát tháo, nạt nộ khinh bỉ, và xua đuổi! Ôi hai chữ Đồng chí, đồng bào sao mà cay đắng thế?
Nay NôngĐức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng đã đưa người nhà vào các cơ quan nhà nước và thao túng kinh tế chính trị quốc gia. Ngày xưa họ chống phong kiến cha truyền con nối nhưng Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh đã đưa con cái vào các địa vị trọng yếu dù con cái họ bất tài và tham ô. Ôi thế là cộng sản sao? Thế là diệt tư hữu ư? Mỉa mai thay chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa đại đồng! Từ cái tinh thần cục bộ cộng sản chủ nghĩa đưa đến gian tham, bóc lột, lường gạt. Ôi lão già muốn đại thắng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười muốn nắm quyền bính nên đã cầu viện Trung Quốc đâu sợ nhân dân kết tội bán nước cầu vinh! Từ trên xuống dưới đều tham ô và dối trá. Ai thuộc phe ông lớn thì chiều lòn bợ đỡ. Ai không thân thế thì bị đạp đổ. Những danh từ vì dân, do dân, phục vụ nhân dân đều trở thành phản nghĩa. Hơn nữa, tinh thần phân biệt bạn thù cũng ghê gớm lắm. Ai không phải phe ta tức là kẻ thù! Dân Việt Kiều về nước, dân Nam Kỳ ra Bắc, hay dân các tỉnh đến Hà Nội đều bị coi là kẻ thù, là đối tượng để họ thẳng tay trấn lột. Tất cả chính là do căn bệnh cộng sản tạo ra. Người cộng sản bóc lột lẫn nhau và bóc lột người lạ. Có cơ hội là cướp dựt! Điều đó giải thích tại người các nơi kể cả người ngoại quốc đến Hà Nội đều bị bóc lột, bị làm tiền!
Ôi ngày xưa người cộng sản kết án tư bản bóc lột , làm giàu phi nghĩa nhưng bây giờ người cộng sản trấn lột cộng khai. Công ty Vinashin, Air Vietnam. . . là cái túi gian tham khổng lồ của cộng sản. Bọn cộng sản đầu gấu ăn cướp hàng triệu, thì bọn đàn em cũng ăn cướp hàng vạn, hàng ngàn.Bọn dưới nữa thì lường gạt nhân dân. Ai bảo về Việt Nam làm gì mà phải khổ như Chế Linh? Ai bảo ra Hà Nội làm gì cho bị trấn lột? Người Việt Nam ta xưa hiếu khách, trọng nhân nghĩa đâu có đểu cáng như bây giờ?Ội! Ngàn năm văn vật đất Thăng Long! Chính bọn Cộng sản đã phá hoại truyền thống văn minh,lịch sự của cha ông!
No comments:
Post a Comment