Thursday, December 22, 2011

TIN VIỆT NAM & TRUNG QUỐC



Biển Đông
Trung Quốc sẽ đưa tàu thăm dò biển sâu xuống Biển Đông

Trọng Nghĩa

Chủ trương khống chế tài nguyên dầu khí dưới lòng Biển Đông của Bắc Kinh ngày càng rõ nét. Sau khi quyết định đưa giàn khoan nước sâu khổng lồ CNOOC 981 xuống Biển Đông trong một hai tuần lễ sắp tới đây, ngày 15/12/2011 vừa qua, Trung Quốc đã cho xuất xưởng một chiếc tàu thăm dò biển sâu tối tân cũng sẽ hoạt động tại vùng Biển Đông.

Theo hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã, con tàu thăm dò mang ký hiệu HYSY708 đã được xưởng đóng tàu Hoàng Phố ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông (miền Nam Trung Quốc) bàn giao cho khách hàng là Công ty Dịch vụ Dầu khí Trung Quốc COSL

. Đây là một tàu thăm dò thuộc loại hiện đại nhất do chính Trung Quốc chế tạo. Dài 105 m, rộng 23,4m, trọng tải 11.600 tấn, con tàu có khả năng thăm dò ở độ sâu 3.000m dưới mặt biển, và khoan sâu 600 m dưới lòng biển. Tàu đã được thiết kế và trang bị bằng công nghệ tối tân để thực hiện việc thăm dò địa chất và địa chấn ở các vùng biển nước sâu.

Theo các nguồn tin từ tập đoàn chế tạo ra chiếc tàu này, sản phẩm của họ đã bổ khuyết một lỗ hổng của Trung Quốc trong lãnh vực thăm dò các vùng biển nước sâu. Các nguồn tin trên xác định rằng con tàu này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên dầu khí tại vùng Biển Đông.

Việc cho chiếc tàu thăm dò hiện đại này xuống hoạt động ở vùng Biển Đông là một bước mới của Trung Quốc trong chiến lược khống chế tài nguyên dầu khí tại vùng Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền trên 80% diện tích, bất chấp phản đối của các láng giềng, từ Việt Nam, Philippines, Malaysia cho đến Brunei và Đài Loan. Bước này đã tiếp nối theo quyết định đưa giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc xuống hoạt động tại Biển Đông.

Như RFI đã loan tin, một viên chức tập đoàn dầu hỏa Trung Quốc CNOOC, hôm thứ Ba 06/12/2011 vừa qua, đã tiết lộ là giàn khoan mang ký hiệu 981 của họ sẽ khoan mũi đầu tiên ở vùng phía Bắc Biển Đông « vào cuối tháng này hay đầu tháng Giêng ». Điểm giống nhau giữa giàn khoan CNOOC 981 và tàu thăm dò HYSY708 là cả hai đều do Trung Quốc tự chế tạo, giúp cho nước này khỏi bị lệ thuộc vào nước ngoài, khi tiến hành hoạt động tại những vùng có tranh chấp.

Một bài viết trên Hoàn Cầu Thời Báo Global Times hồi tháng Năm vừa qua đã công khai khẳng định ý đồ của Trung Quốc, khi nói rõ là giàn khoan nước sâu sẽ giúp Bắc Kinh hiện diện mạnh mẽ tại vùng phía nam Biển Đông. Một chuyên gia Trung Quốc khi trả lời tờ báo, đã không ngần ngại tuyên bố : « Bây giờ khi đã có công nghệ để khai thác nguồn tài nguyên ở Biển Đông, Trung Quốc cần nỗ lực bảo vệ hoạt động của mình và răn đe các nước khác, không cho họ khai thác trái phép
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111218-trung-quoc-se-dua-tau-tham-do-bien-sau-xuong-bien-dong


VẠN MỘC CƯ SĨ
bình luận

Qua bản tin trên, chúng ta đã thấy rõ đường lối xâm lược biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc đã đóng các hạm đôi, tăng cường thủy binh cùng không quân và hỏa tiễn. Trung Quốc đã có 5 trạm vũ trụ, và đã phóng thành công tàu Thần Châu. Như vậy, khoa học quân sự của Trung Quốc đã phát triển, có thể hiên ngang phất cờ tấn công Mỹ.

Nước cờ trước tiên là Trung Quốc đưa tàu thăm dò Biển Đông như tàu lặn Giao Long và các tàu thăm dò dầu khí khác, cùng các dàn khoan tới vùng Lưỡi Bò và Trường Sa, Hoàng Sa. Dù tìm không tìm ra dầu, Trung Quốc vẫn chiếm cứ nơi đây gây trở ngại cho việc lưu thông tàu bè và khai thác dầu của nước khác.


Các nước sẽ ứng xử sao? Nếu cứ im lặng hay áp dụng chính sách " tránh voi chẳng xấu mặt nào" thì Trung Quốc sẽ tiến lên chiếm các đảo và các đất đai. Trước tiên chiếm Thái Bình Dương sau chiếm Ấn Độ dương, và bước nữa tiến chiếm toàn thế giới. Mỹ sẽ im lặng hay ra tay? Mỹ sẽ im lặng một thời gian rồi sẽ tấn công hay tấn công liền?

Trong các cuộc chiến, người ta thường tìm cho mình một lý do gọi là lý do chính đáng để bào chữa , biện hộ
cho công cuộc xâm lăng của mình. Về Trung Quốc thì họ nói rõ vùng lưỡi bò, vùng Trường sa, Hoàng Sa là của họ từ lâu đời. Và Mỹ thì đòi quyền tự do lưu thông. Không ai chấp nhận lý do của Trung Quốc. Đó là thái độ cướp nhà, cướp đất của bọn cường hào ngày xưa và bọn Việt Cộng ngày nay. Mỹ ra tay hay để Ấn Độ, Nhật Bản hay ai đó ra tay trước?

Trung Quốc đã chuẩn bi từ lâu và rất khinh khi Mỹ. Cuộc chiến sẽ xảy ra để giải quyết nạn nhân mãn, nạn thiếu lương thực và nhiên liệu. Trung Quốc hy sinh một tỷ người là niềm hy vọng giải quyết dân số của một chính thể độc tài, hiếu chiến và coi thường sinh mạng con người. Khi nào Trung Quốc điều tàu sân bay ra nữa là họ đã bố trí đầy đủ và sẵn sàng chờ đợi. Xe pháo mã đã sắp sẵn, bên nào đi trước đây?

Tuy nhiên, Trung Quốc có thực đánh Thái Bình Dương trước hay đánh chiếm Ấn Độ trước. Coi chừng Trung Cộng " minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương". Trung Cộng giả cách đánh Thái Bình Dương để cho cả thế giới chú ý Thái Bình Dương mà không đề phòng Trung Cộng đánh Ấn Độ, Trung Đông và đánh châu Âu, châu Phi. Trung Cộng nuôi mộng lớn. Không những chiếm Thái Bình dương mà còn chiếm Ấn Độ dương. Chuổi ngọc bao vây Ấn Độ đã hoàn thành từ lâu. Tuần trước Trung Cộng tiến thêm một bước là tuần tra sông Cửu Long. Thái Bình Dương và Ấn Độ dương là mục tiêu gần của Trung Cộng, không thể nào bỏ qua. Không thể nào thương lượng bằng hòa bình.

Đánh Ấn Độ, Trung Đông thì dễ vì nơi này đất liền, Trung Cộng quân đông, xe tăng, hỏa tiễn , đại pháo nhiều Cách đánh của Trung Quốc xưa nay vẫn là tiền pháo hậu xung. Máy bay, hỏa tiễn, đại bác bắn trước, xe tăng và bộ binh theo sau.
ăn chắc hơn là thủy chiến ở Thái Bình Dương. Cứ chờ xem.


No comments: