Ấn Độ rầm rộ phô trương sức mạnh hải quân
Trọng Nghĩa
Theo ghi nhận của nhật báo Times of India, nhân dịp này, cả ba thành tố thể hiện sức mạnh của ngành hải quân Ấn Độ dưới biển, trên mặt biển và trên không đều được phô trương, với 81 chiến hạm tham gia buổi lễ, trong đó có tàu ngầm và tàu sân bay INS Viraat, bên cạnh 44 chiến đấu cơ.
Tờ báo nhận định : dù buổi lễ nặng phần hình thức, nhưng nền tảng chiến lược của sự kiện này rất rõ : Ấn Độ không muốn lúc nào cũng phải chạy đuổi theo Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương, và muốn cho thấy rõ quyết tâm bảo vệ lợi ích địa lý chính trị của mình, trải dài từ eo biển Hormuz tới eo biển Malacca và có thể còn xa hơn nữa.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Patil xác định rằng : « Hải quân Ấn Độ là một trong những lực lượng nhiều năng lực nhất trong khu vực và với các kế hoạch hiện đại hóa tốt, sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa ».
Hải quân Ấn Độ hiện có 132 chiến hạm - bao gồm 50 tàu chiến đấu chủ lực - và 14 chiếc tàu ngầm tương đối cũ, 80 chiến đấu cơ, 122 trực thăng và 14 máy bay trinh sát không người lái. Lực lượng này sẽ có thêm một chiếc tàu sân bay, chiếc INS Vikramaditya mua lại của Nga, đang tu bổ và dự trù đưa vào hoạt động vào đầu năm 2013.
Hải quân Ấn Độ hiện đang đặt mua 49 chiến hạm và tầu ngầm mới, cùng với 45 chiến đấu cơ MIG-29K và 12 trinh sát cơ P-8I với tầm hoạt động rộng. Các phương tiện này, theo tờ báo, là nhằm ứng phó với việc Trung Quốc ngày càng bành trướng trong vùng Ấn Độ Dương, cũng như cho phép Ấn Độ bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình ở phương xa.
Tờ báo dẫn chứng nhu cầu này bằng tình trạng đối đầu giữa New Delhi và Bắc Kinh tại Biển Đông, với sự kiện một tàu chiến Ấn Độ bị hải quân Trung Quốc đe dọa ngoài khơi Việt Nam.
So với Trung Quốc, hải quân Ấn Độ còn thua kém về mặt các phương tiện chiến đấu trên mặt biển và dưới mặt nước, nhưng lại thực sự có kinh nghiệm trong việc thực hiện các chiến dịch xa bờ.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111221-an-do-ram-ro-pho-truong-suc-manh-hai-quan
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Trọng Nghĩa
Vào hôm nay, 20/12/2011, ông Tập Cận Bình - nhân vật được xem là sắp lên nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Trung Quốc – đã đến Hà Nội trong chuyến thăm sẽ kéo dài cho đến ngày 22/12. Diễn ra trong bối cảnh hình ảnh của Bắc Kinh trong khu vực trong thời gian qua bị sứt mẻ nghiêm trọng do các hành động lấn lướt nhằm áp đặt chủ quyền trên Biển Đông, chuyến công du này được giới phân tích cho là nhằm khôi phục lại uy tín và ảnh hưởng của Trung Quốc.
Ý nghĩa này đã bộc lộ rõ qua tuyên bố vào chiều hôm qua (19/12) của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân, theo đó Bắc Kinh hy vọng rằng với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình lần này : “Hai bên sẽ tiến thêm một bước trong việc củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, tăng cường lòng tin chiến lược, đẩy mạnh hợp tác thực chất, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt phát triển hướng về phía trước”.
Theo báo chí chính thức tại Việt Nam, nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình, lãnh đạo hai nước sẽ xem xét và ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai quốc gia.
Dù về mặt chính thức, không thấy hai bên nói về vấn đề Biển Đông, nhưng theo các chuyên gia phân tích, đây sẽ là một hồ sơ quan trọng trong các cuộc thảo luận của Phó Chủ tịch Trung Quốc với giới lãnh đạo Việt Nam, nhất là vào lúc mà một loạt hành động thiếu hữu hảo của Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ trong chiến lược củng cố trở lại vị thế của Mỹ trong khu vực, tranh thủ thêm được cảm tình của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ đã lồng chuyến công du Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc trong khuôn khổ một cuộc phản công ngoại giao của Bắc Kinh nhắm đối phó với các bước tiến của Washington trở lại vùng Châu Á trong thời gian gần đây. Về ý nghĩa chuyến thăm, Giáo sư Hùng phân tích :
"Ông Tập Cận Bình sang năm sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch nước, đồng thời làm tổng bí thư đảng Cộng sản. Đây là dịp trắc nghiệm. Thứ nhất là để ông ấy có tiếng. Thứ hai là thử thách khả năng của ông ấy. Người ta thường nói như vậy.
Nhưng tôi thấy có các điểm khác nữa. Thứ nhất là gần đây, có một loạt động thái của Mỹ, chứng tỏ Hoa Kỳ trở lại Biển Đông và các quốc gia khác đã nồng ấm với họ hơn. Ngay cả việc bà Clinton đi Miến Điện, rồi tới thăm bà Aung San Suu Kyi. Chúng ta thấy Mỹ đã có những động thái như vậy. Các quốc gia châu Á, Đông Nam cũng gần với Mỹ hơn, chống đối lại thái độ hung hăng của Trung Quốc. Cho nên, Trung Quốc phải "counter", đáp ứng lại.
Do đó, chúng ta thấy ông Tập Cận Bình sang Việt Nam, rồi sang Thái Lan, trong khi ông Đới Bỉnh Quốc thì sang Miến Điện, đặc biệt lần này là lại còn đi thăm cả bà Aung San Suu Kyi nữa. Ngày xưa, họ thường thường tránh những chuyện đó và họ đi thẳng với chính phủ, chứ không quan hệ với đối lập. Đó là những điểm mà Trung Quốc tìm cách đáp ứng lại thái độ của Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á.
Còn một điểm khác liên quan đến vấn đề thủ tục. Khi Việt Nam tổ chức xong Đại hội Đảng thì có cử một ủy viên Bộ Chính trị sang bên đó và cũng gửi lời của ông tổng bí thư, ông chủ tịch nước, mời lãnh tụ Trung Quốc sang. Sau khi ông (Nguyễn Phú) Trọng sang, bây giờ họ đáp lễ. Nhưng ông Trọng lại không phải chủ tịch nước, cho nên họ cử một ông phó chủ tịch nước sang, theo lời mời của một phó chủ tịch nước Việt Nam, bà (Nguyễn Thị) Doan. Nhưng ông này cũng nói là đại diện luôn cho cả Trung ương Đảng Trung Quốc, để đáp lại lời mời của Trung ương Đảng Việt Nam. Do vậy, về mặt thủ tục ngoại giao, họ cử ông Tập Cận Bình sang."
Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn có một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự.
"Vấn đề Biển Đông chắc chắn là phải đề cập đến. Bởi vì khi ông (Nguyễn Chí) Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam sang dự hội nghị chiến lược hai bên ở cấp thứ trưởng giữa hai nước, thì ông ấy nói là hai nước phải đặt vấn đề quan hệ tốt với nhau, nhưng các khó khăn cũng cần phải được nói ra, nhất là vấn đề Biển Đông. Ông Vịnh cũng nói rõ là vấn đề Biển Đông, tuy hai nước là đồng chí, cùng lý tưởng, nhưng cũng chú ý tới những quyền lợi của từng quốc gia, nhất là việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.
Vấn đề đã đặt ra từ đó rồi, chắc chắn là vấn đề Biển Đông sẽ được nêu ra, nhất là gần đây, chúng ta thấy Trung Quốc chống lại việc công ty Ấn Độ khai thác ở trong vùng 200 hải lý của Việt Nam. Nếu Trung Quốc muốn ve vãn Việt Nam thì vấn đề này không thể nào không được đặt ra."
Sau Việt Nam, theo chương trình dự kiến, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục vòng công du Đông Nam Á, và ghé thăm Thái Lan cho đến ngày 24/12. Theo nhật báo Thái Lan The Nation, ngay ngày đầu tiên của chuyến thăm, hai bên sẽ ký kết một hiệp định hoán đổi tiền tệ trị giá 7 tỷ nhân dân tệ nhằm thúc đẩy thương mại song phương.
Theo The Nation, giới chuyên gia coi đấy là một cố gắng của Bắc Kinh nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng vào lúc Washington càng lúc càng cụ thể hóa chiến lược lược hướng tới châu Á.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111220-pho-chu-tich-trung-quoc-tham-viet-nam-trong-mot-chien-dich-phan-cong-ngoai-giao
Việt Nam đã mang sai cờ Trung Quốc trong một nghi lễ đón Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại thủ đô Hà Nội.
Các tấm ảnh thiếu nhi vẫy cờ thừa sao, với sáu sao thay vì năm, tại Phủ Chủ tịch vào hôm thứ Tư đã gây bức xúc tại Việt Nam.Ông Tập Cận Bình tới Việt Nam trong chuyến thăm ba ngày nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước láng giềng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/12/111222_vn_china_flag_fauxpas.shtml
Hàng ngàn người biểu tình tại một thị trấn đánh cá vùng bờ biển Trung Quốc đã chặn một đường cao tốc hôm thứ Ba, trong một cuộc đối đầu căng thẳng với cảnh sát chống bạo động về ô nhiễm do một nhà máy điện chạy bằng than được dự tính xây, gây nên.
Các nhân chứng tại thị trấn Hải Môn thuộc tỉnh Quảng Đông nói cảnh sát chống bạo động dùng hơi cay để giải tán đám đông giận giữ tụ tập gần những toà nhà trụ sở của chính phủ. Thông tấn xã AP tường trình là những người biểu tình ném đá và gạch vào lực lượng an ninh, và nói những hình ảnh được luân lưu trên Internet cho thấy những người biểu tình và cảnh sát bị thương máu me đầm đìa.
Biểu tình bùng phát hôm thứ Ba là cuộc biểu tình lần thứ nhì trong vòng 2 tuần lễ tại vùng biển đông nam Trung Quốc. Hàng ngàn người biểu tình tại làng Ô Khảm gần đó đánh đuổi nhà chức trách ra khỏi làng cách đây gần hai tuần, nắm quyền kiểm soát làng để phản đối việc các giới chức địa phương chiếm đất của dân.
Trong một hành động nhằm làm dịu căng thẳng trong vùng, hôm thứ Ba Bắc Kinh ra lệnh cho nhà cầm quyền địa phương giảm bớt các loại khí thải gây ô nhiễm chính từ mức năm 2007 bớt xuống khoảng 10% vào năm 2015.
Trong một diễn biến khác tại Ô Khảm, dân làng, trong khi bị cảnh sát bao vây, đã tự cai trị một cách hiệu quả hàng tuần lễ, sẽ được dàn xếp để gặp các viên chức đảng Cộng sản tỉnh vào thứ Tư, trong một nỗ lực giải quyết vụ đối đầu
Hơn 5 triệu dân Bắc Triều Tiên đã đổ ra đường để bày tỏ lòng thương tiếc cố lãnh đạo Kim Jong-il, hãng thông tấn nhà nước của quốc gia này cho biết.
Thi thể của Kim Jong-il yên vị ở thủ đô Bình Nhưỡng trong khi những cảnh tiếc thương có tổ chức tiếp tục được thấy trên đường phố và các nơi công cộng trên khắp đất nước.
Đại tướng 28 tuổi Kim Jong-un, con trai và là người thừa kế của ông Kim Jong-il, dẫn đầu các nghi thức tang lễ.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên ca ngợi vị lãnh đạo mới là ‘nhà lãnh đạo xuất chúng của đảng, quân đội và nhân dân ta’.
Không thể kiểm chứng
Phóng viên BBC John Sudworth ở Seoul cho biết không thể kiểm chứng con số năm triệu người để tang ông Kim mà hãng thông tấn nhà nước Bắc Hàn đưa ra.
Nhưng nếu con số này đúng, thì nó có nghĩa là một phần năm dân số nước này đã tham gia ‘khóc thương tập thể’ ở đất nước bị cô lập nhưng có vũ khí hạt nhân này.
Các bức ảnh do truyền thông Bắc Hàn phát đi cho thấy cảnh người dân tập họp ở các hội trường và không gian ngoài trời ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Ít nhất một vài cảnh kêu khóc tập thể trên đường phố Bình Nhưỡng là sự thể hiện nỗi đau buồn thật sự, phóng viên Sudworth cho biết.
Kim Jong-un dẫn đầu một đoàn các quan chức cấp cao đi vòng quanh linh cữu bằng kính để nhìn thi hài của cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Ông cũng tiếp đón những người đến chia buồn, bao gồm ngoại giao đoàn ở Bình Nhưỡng – một dấu hiệu cho thấy ông đang củng cố hình ảnh của mình như là gương mặt chính trị đại diện cho quốc gia ở trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, hai ngày sau khi cái chết của Kim Jong-il được loan báo, các chính phủ trong khu vực vẫn đang tiếp tục tranh luận những tác động của việc người con trai còn trẻ tuổi và chưa có kinh nghiệm chính trị của ông lên nắm quyền.
Kim Jong-il đang trong quá trình chính thức hóa Kim Jong-un là người kế vị thì đột ngột qua đời.
Tuy nhiên quá trình chuyển giao quyền lực vẫn chưa hoàn tất và các nhà phân tích lo ngại rằng cái chết của ông Kim Jong-il sẽ bắt đầu một thời kỳ bất ổn ở Bắc Hàn.
Hiện đang có rất nhiều dự đoán liệu vị đại tướng trẻ tuổi này có thể lên nắm quyền mà không gặp thách thức nào hay không.
Hãng tin Reuters đã dẫn một nguồn tin giấu tên có liên hệ với Bình Nhưỡng cho biết ông Kim Jong-un có sự ủng hộ hoàn toàn của quân đội.
Cai trị tập thể
Tuy nhiên, mọi người cũng nghĩ là sẽ có sự chuyển đổi sang một hình thức cai trị mang tính tập thể hơn đối lập với sự lãnh đạo toàn trị của Kim Jong-il, nguồn tin này nói với Reuters.
Reuters nói nguồn tin này không muốn bị nêu danh tính nhưng đã từng dự đoán chính xác những sự kiện xảy ra ở Bắc Hàn trong quá khứ.
Không thể có được những thông tin chắc chắn về những gì đang diễn ra bên trong vòng khép kín của giới lãnh đạo Bắc Hàn.
Các nhà hoạt động dân chủ ở Nam Hàn, trong đó có những người đã bỏ chạy khỏi Bắc Hàn, đã thả những quả bóng bay to có mang theo hàng chục ngàn tờ rơi tuyên truyền sang bên kia miền giới về phía miền bắc.
Những tờ rơi này lên án quyền lực cha truyền con nối và kể lại các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả-rập.
“Chúng tôi không thể ngồi yên trong khi chứng kiến người dân Bắc Hàn đang chịu đựng sự đàn áp và nạn đói dưới sự cai trị độc tài,” một trong những người thực hiện chiến dịch tuyên truyền này là Park Sang-hak nói với hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap.
Những lần thả tờ rơi tương tự trước đây đã làm Bình Nhưỡng rất tức giận.
Quân đội Hàn Quốc cũng được đặt trong tình trạng báo động sau cái chết của nhà lãnh đạo Bắc Hàn và đã gửi lời chia buồn đến người dân nước này.
“Tôi hy vọng Bắc Triều Tiên sẽ vượt qua được và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên sẽ được duy trì,” Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nói.
Sau cái chết của Kim Nhật Thành, cha của Kim Jong-il, vào năm 1994, Hàn Quốc đã không hề gửi lời chia buồn và việc này đã ảnh hưởng đến quan hệ hai nước trong nhiều năm.
Thất bại tình báo
Trong khi đó, các chính phủ trong khu vực đang bàn về thất bại rõ ràng của việc thu thập thông tin tình báo.
Trong khoảng thời gian hơn 48 tiếng đồng hồ giữa thời điểm Kim Jong-il qua đời và thời điểm Bắc Hàn ra thông báo chính thức, dường như là không có cơ quan tình báo nào có được cảm nhận gì dù là nhỏ nhất là sắp xảy xa một sự kiện lớn, phóng viên BBC cho biết.
Quân đội Hàn Quốc đã ủng hộ đánh giá của giám đốc cơ quan tình báo nước này là con tàu bọc thép đặc biệt của Kim Jong-il không hề di chuyển vào thời điểm mà các quan chức Bắc Hàn cho biết là ông qua đời.
Người đứng đầu ngành tình báo Hàn Quốc đã nói với Quốc hội nước này hôm thứ Ba 20/12 rằng con tàu này đang đỗ tại một nhà ga ở Bình Nhưỡng vào thời điểm đó, trái ngược với thông báo từ phía Bắc Triều Tiên rằng Kim Jong-il chết khi con tàu đang di chuyển.
VẠN MỘC CƯ SĨbình luận
Ấn Độ tăng cường binh bị là phải. Đối với bọn đế quốc Trung Cộng, Ấn Độ phải cương quyết tranh đấu không thể đầu hàng như bọn Việt Miên Lào, đầu óc nhỏ và gan dạ cũng bé tí teo. Chỉ có cái miệng là to và ngang ngược đối với nhân dân, còn đối với Trung Cộng thì từ Hồ Chí Minh đến bọn cộng sản hiện nay vẫn cúi đầu vâng dạ. Nhất là Ấn Độ không cô độc vì có rất nhiều đồng minh ở Á châu và trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật.
Phải chăng Tập Cận Bình sang Việt Nam là để xoa đầu mấy đứa trẻ Việt Nam và cho nó kẹo để cho nó vui vẻ với Trung Quốc và tin vào 16 chữ vàng và bốn tốt của sư phụ. Chẳng qua Trung Cộng chỉ thay đổi thái độ chút xíu để xoa dịu nỗi "bức xúc" của mấy thằng học trò mà Đặng Tiểu Bình đã gọi là "lũ côn đồ mất dạy"! Còn ra chính sách xâm lược toàn cầu của Trung Cộng vẫn không vì thế mà thay đổi, chỉ có là sớm hay muộn thôi! Trung Cộng muốn " phanh thây" Ấn Độ và "xé xác" Mỹ thì sá gì Việt Miên Lào, dù cho bọn Việt gian muốn làm thân trâu ngựa cũng vẫn không được vì con nuôi vẫn đáng tin hơn bọn nô lệ. Hơn nữa bản mặt gian manh, hỗn xược của Việt Cộng đã để lộ từ thời Lê Duẩn thì làm sao Trung Cộng tha thứ và tin tưởng! Trung Cộng thù dai lắm, nó không rộng lượng từ bi mà đại xá cho đâu! Phải chăng Tập Cận Bình sang là vừa dỗ dành vừa dọa nạt Việt Cộng, bắt bọn Việt Nam ký thêm vài bản hiệp định bất bất đẳng? Nhiều đài Quốc tế có BBC loan tin Việt Cộng cho trẻ con cầm cờ 5 sao nhỏ một sao lớn đón Tập Cận Bình. Như vậy là đã rõ Việt Cộng làm chư hầu cho Trung Cộng, những cái Việt Cộng tuyên bố chủ quyền, độc lập, tự do, dân chủ chỉ là lừa bịp.
Tư bản đến đầu tư thì cộng sản trơ cùi ra , trên răng dưới dế không có tiền cho nên chúng lấy đất để làm vốn đầu tư. Do vậy mà đất đai tăng giá. Chúng cũng đem đất bán cho ngoại quốc để lấy tiền. Một thước đất giả như chúng bán cho ngoại quốc một ngàn đô thì chúng chỉ trả cho nhân dân chỉ một đô là cùng, Ở đâu có cộng sản là có cướp đất. Ngày xưa chúng đưa ruộng đất ra dụ dỗ nông dân theo chúng. Chúng huênh hoang tranh đấu cho quyền lợi vô sản, cho công nông, nhưng khi chúng đã nắm quyền thì chúng trở mặt đàn áp, khủng bố, sát hại nhân dân.
Cái bệnh này nay trở thành phổ biến ở Trung Cộng và Việt Cộng. Nhân Dân Trung Quốc, Việt Nam đã và sẽ mạnh mẽ đứng lên đòi Cộng sản trả đất cho nhân dân. Đây chính là mũi nhọn tấn cộng cộng sản để đòi ruộng đất và tự do, dân chủ.
Đặc điểm của xã hội và văn học cộng sản là ca tụng lãnh tụ theo cái bệnh " sùng bái cá nhân" của Stalin. Người dân muốn sống thì phải ca tụng lãnh tụ, thuộc lời nói, thuộc thơ lãnh tụ như kiểu Trần Thanh Đạm và hàng hà sa số tên Việt cộng khác thuộc thơ Tố Hữu, đi đâu cũng xổ thơ Tố Hữu để chứng tỏ chúng rất đỏ, rất trung thành với đảng, với lãnh tụ anh minh của chúng!. Còn cán bộ, muốn sống lâu, muốn lên chức thì phải giết dân, đàn áp, đánh đập dân và ca tụng lãnh tụ. Tố Hữu, một tên khát máu đã ca tụng Stalin, Mao, Hồ là những ông chủ của y:
Hoan hô Stalin
Đời đời cây đại thọ
Rợp bóng mát hòa bình
Đứng đầu sóng ngọn gió!
Hoan hô Hồ Chí Minh
Cây hải đăng mặt biển,
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến!
( Bài ca tháng mười)
Cái chết của Kim Jong-il làm ta nhớ đến cái chết của Stalin khiến cho bọn Cộng sản Việt Nam như Tố Hữu đã rên rĩ, khóc lóc thảm thiết:
Làng trên xóm dưới xôn xao,
Làm sao, ông đã. . . làm sao mất rồi!
Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi!
Hỡi ôi! Ông mất đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương muời!
Yẽu con, yêu nước, yêu nòi,
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
( Đời đời nhớ ông)
Khi Tố Hữu ca tụng Stalin thì sau đó ít lâu, mỉa mai thay, Khrutshew lên tiếng tố cáo tội ác Stalin, và trong tập thơ của Tố Hữu, ông rút mất bài thơ bất hủ này! Sau đó Hồ Chí Minh chết, Tố Hữu cũng khóc lóc thảm thiết :
Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
Miền Nam đương thắng mơ ngày hội
Rước bác vào thăm thấy bác cười! ( Bác ơi!)
So với bài khóc Hồ Chí Minh, bài khóc Stalin ý tưởng mạnh mẽ hơn, và tôn kính hơn (Thương mình thương một, thương ông thương muời!). Bài thơ này cũng biểu lộ tinh thần sùng bái lãnh tụ, đề cao cá nhân của con người cộng sản. Và bài này cũng bày tỏ hết tính chất nô lệ, bản chất chư hầu của một Tố Hữu nịnh hót. Trong thời Bắc thuộc và thời Pháp thuộc, chưa có nhà thơ Việt Nam nào khóc than vua Trung Hoa và hoàng đế hay tổng thống Pháp ngoại trừ những văn kiện ngoại giao hay điếu văn. Nay thì các nhà thơ Việt Nam dưới triều đại cộng sản đã bắt chước Tố Hữu hết ca tụng Mao Trạch Đông đến Kim Nhật Thành. Nhưng bài thơ này cũng bộc lộ khía cạnh giả dối và phi nhân của con người Tố Hữu.
Nói giả dối vì trên đời có ai thương người hơn thương bản thân mình, hơn thương cha mẹ mình? Chủ nghĩa cộng sản đề cao tinh thần quốc tế vô sản, hy sinh cá nhân cho quyền lợi tập thể nhưng sự thực ngược lại. Người cộng sản xưa nay gian tham, ăn hối lộ, ăn cắp của công nhiều hơn các chế độ cũng bởi vì họ thương họ hơn là thương dân, thương nước! Nói phi nhân vì bản tính con người là thương cha mẹ nhưng cộng sản bắt con người yêu lãnh tụ, yêu đảng hơn cha mẹ (trung với đảng, hiếu với dân). Bản thân Tố Hữu là một tên hề đại tài. Nếu ông quả thực thương Stalin, tại sao sau này ông bỏ bài này và không nhắc đến Stalin? Nếu quả ông yêu Hồ Chí Minh, sao khi ông Hồ già yếu, ông chạy theo Lê Duẩn, Lê Đức Thọ trấn áp ông Hồ ?( theo Nguyễn Văn Trấn và Vũ Thư Hiên)
Cái chết của Kim Jong-il mà vợ chồng tên đại sứ Việt Cộng và đài BBC loan tin là có hàng triệu người khóc! Họ khóc thật ư?Hay họ cũng đóng tuồng như Chế Lan Viên, Hồ Dzếnh, Nguyễn Khải và Nguyễn Đình Thi để được sống trong bình yên hoặc vinh hoa phú quý? Có hai loại đóng tuồng: đóng tuồng tự động tự phát hay đóng tuồng có lãnh đạo? Phần nhiều là đóng tuồng có lãnh đạo. Dương Thu Hương kể truyện dân quê bụng đói phài đi làm cỏ hăng hái, dân chúng tiễn con đi lính mà cấm khóc , và phải cười nói: gia đình phấn khởi vì con trúng tuyển bộ đội! Tất cả phải đóng kịch để quay phim, viết báo và báo cáo lên cấp trên để cho sâu bọ cấp huyện lên cấp tỉnh, cấp tỉnh vào trung ương. Chúng lừa bịp nhau và lừa bịp quốc tế!Tôi cũng đã thấy một quyển sách viết tiếng Pháp ghi lời hàng ngàn nông dân hoan hô hợp tác nông nghiệp nhưng sau đó thì bỏ hợp tác xã để khoán! Cuối cùng bỏ khoán lấy đất của dân chia nhau và bán cho Trung Cộng, Đài Loan, Đại Hàn.Và chúng ta có lẽ có người đã đọc bản tin hàng ngàn người mua sách và đọc sách ở Hà Nội trong khi máy bay Mỹ thả bom ? Có lẽ Kim Jong Un đã được bọn thủ hạ trung thành ra lệnh bắt hàng triệu dân phải vật vã khóc than để thế giới xem. Có ai lầm không? Trong thế giới cộng sản toàn là màn kịch và kịch sĩ đại tài! Trên thế giới thương là để trong lòng, không ai than khóc vua chúa và tổng thống như ở chế độ cộng sản. Tục Việt Nam thuê người khóc mướn thì ở Bắc Hàn người ta bắt dân khóc không công! Khóc nhiều ấy là bị đàn áp nhiều, đói khổ nhiều và phải đóng kịch nhiều. Vài năm nữa sẽ rõ như thế nào. Tượng Lenin, Stalin đã bị kéo sập và thế giới nguyền rủa Marx. Không ai thương tiếc gì bọn cộng sản độc tài, miệng nói dân chủ mà sự thật theo quân chủ cha truyền con nối, mang bệnh sùng bái cá nhân, chạy theo chiến tranh hạt nhân mà bỏ dân đói khát? Thương cộng sản sao nổi khi chúng trở thành vua chúa và tư sản đỏ, cướp nhà cửa ruộng đất nhân dân và để nhân dân khốn khổ?
No comments:
Post a Comment