RFA 06.12.2011
Các nhà tài trợ quốc tế hôm qua lên tiếng thúc giục Việt Nam xúc tiến nỗ lực tái cơ cấu kinh tế; đồng thời cảnh báo là phải cải thiện nhân quyền, nếu không, sẽ phương hại đến thành quả kinh tế.
Kể từ tháng 2 năm nay, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã ra sức ổn định nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức, kể cả quỹ dự trữ ngoại tệ sụt giảm, thâm hụt mậu dịch đáng ngại, đồng bạc VN mất giá và lạm phát phi mã.
Lên tiếng tại hội nghị diễn ra ở Hà Nội, các nhà tài trợ lưu ý rằng Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc cải cách lãnh vực ngân hàng, giải tư những công ty quốc doanh, đơn giản hoá thủ tục hành chính và bài trừ tham nhũng.
Nhân quyền và Kinh tế
Các nhà tài trợ cũng lấy làm tiếc về tình trạng độc đoán cuả nhà cầm quyền Việt Nam đối với phong trào dân chủ, cảnh báo rằng thành tích nhân quyền tồi tệ có thể de dọa đến sự tiến bộ về kinh tế.
Đại sứ Na-Uy Stale Torstein Risa cho biết hành động đàn áp gần đây ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trên bình diện quốc tế và vấn đề nhân quyền và thành quả phát triển kinh tế-xã hội dài hạn.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc Tế thì hàng chục nhà bất đồng chính kiến đấu tranh ôn hoà đã bị án tù dài lâu kể từ khi Hà Nội mở chiến dịch đàn áp từ do bày tỏ cảm tưởng hồi cuối năm 2009.
Theo ý kiến cuả Đại sứ Na-Uy Risa, vốn cho biết thêm rằng đây cũng là quan điểm cuả những nước tài trợ chủ chốt như Canada, Tân Tây Lan, Thuỵ Sĩ, thì việc bày tỏ cảm tưởng ôn hoà phải không bị trừng phạt, mà ngược lại nên được khuyến khích.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền tự do và dân chủ của người dân, nhưng “các quyền như thế phải được thực thi trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp Việt Nam.
Và, theo ông Nguyễn Tấn Dũng, Hà Nội sẵn sàng đối thoại về vấn đề này với các nhà tài trợ để tạo sự thông hiểu nhiều hơn.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Việt-Long- RFA
2011-12-06
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vừa kêu gọi Hải quân Trung Quốc chuẩn bị chiến đấu, tăng tiến hiện đại hoá để góp phần bảo vệ đất nước và hoà bình thế giới. Thông cáo về tin này đăng trên website chính phủ Trung Quốc, Tân Hoa Xã có bài tường trình chi tiết.
Phát biểu trong hai hội nghị tại Bắc Kinh hôm thứ ba về công tác vũ trang lực lượng quân sự và những tiến triển mới nhất của hải quân Trung Quốc, với sự tham dự của Quân Uỷ Trung ương, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chỉ thị hải quân Trung Quốc tăng tiến tốc độ chuyển biến và hiện đại hoá theo một đường lối vững chắc, đồng thời tăng cường công tác chuẩn bị đấu tranh quân sự để đóng góp nhiều hơn cho công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia và nền hoà bình thế giới.
Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân Uỷ Trung ương, ông Hồ Cẩm Đào, phát biểu những điều này sau hồi cuối tháng qua Bắc Kinh tuyên bố sẽ tập trận hải quân trên Thái Bình Dương.
Bộ quốc phòng Trung Quốc tuyên bố cuộc tập trận không nhắm vào một quốc gia nào, nhưng lời thông báo tập trận được phổ biến sau khi Tổng thống Hoa Kỳ, ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đi nhiều nước châu Á trong một chiến dịch ngoại giao nhằm tái xác định vị thế cường quốc Thái Bình Dương của nước Mỹ, giữa bối cảnh tình trạng căng thẳng gia tăng vì những tranh chấp lãnh hải trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Cũng trong tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia-Bảo cảnh cáo những “lực lượng bên ngoài” về sự can thiệp vào những cuộc tranh chấp bao gồm lãnh hải biển Đông, mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa.
Trung Quốc xác lập chủ quyền trên hầu hết lãnh hải này, với sự phụ hoạ của Đài Loan, trong khi 4 quốc gia Đông Nam Á nhận chủ quyền trùng hợp trên nhiều phần thuộc khu vực đó.
Việt Nam và Philippines trong số 4 quốc gia này lên án lực lượng vũ trang Trung Quốc luôn gia tăng gây hấn trên biển Đông.
Tin của ban Khmer đài VOA cho hay Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã gặp một giới chức cấp cao của Việt Nam hôm nay, và bảo đảm rằng tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn xét xử các thủ lãnh Khmer Đỏ đang giúp người dân Campuchia hiểu rõ vai trò của Việt Nam chống lại chế độ này.
Trong cuộc gặp với ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hun Sen nói phiên tòa xét xử 3 thủ lãnh Khmer Đỏ đang tiến hành trưng bầy 'sự thực lịch sử' cho Việt Nam, theo lời một người phát ngôn của Thủ tướng Campuchia.
Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary đang bị cáo buộc về các tội ác tại phiên tòa, trong đó có tội diệt chủng.
Trong phần khai chứng mới đây, bị cáo Nuon Chea, lý thuyết gia trưởng của chế độ Khmer Đỏ, đã bênh vực việc Khmer Đỏ chiếm đóng Campuchia, và nói rằng hành động đó là để chống lại sự xâm lấn của Việt Nam.
Ông Nuon Chea cũng tố cáo phía Việt Nam về những tội ác của họ, một lời tố cáo mà các giới chức Việt Nam bác bỏ.
“Vụ xử chế độ Pol Pot đang làm sáng tỏ sự hỗ trợ của Việt Nam dành cho Campuchia, và rất công bằng,” theo lời ông Ieng Sophallet, phát ngôn viên của ông Hun Sen, tuyên bố với các phóng viên.
Trong khi đó, các giới chức cho hay ông Nguyễn Phú Trọng đã gặp Quốc vương Norodom Sihamoni và các giới chức cấp cao khác trong một chuyến đi nhắm mục đích duy trì ổn định và phát triển kinh tế.
Ông Trọng và ông Hun Sen đang tìm cách tăng cường kim ngạch thương mại giữa hai nước lên đến 5 tỷ đôla, theo lời ông Ieng Sophallet.
Đây sẽ là một sự gia tăng to lớn từ con số 1,9 tỷ đôla trao đổi mậu dịch giữa hai nước vào năm 2010.
Việt Nam có gần 100 dự án kinh doanh tại Campuchia, với số vốn đăng ký là 2,2 tỷ đôla trong các lãnh vực cao su, ngân hàng, và hàng không, theo các số liệu của chính phủ.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/cambodia-vietnam-12-06-2011-135095373.html
Một trang mạng nhiều người truy cập ở Trung Quốc vừa đăng thông tin về nhóm học viên Việt Nam, được cho là đang học vận hành tàu ngầm ở Nga.
Mạng sina.com.cn, một trang bán chính thức ở Trung Quốc, đăng trên phần diễn đàn một chùm ảnh các học viên Việt Nam mà có lẽ người sưu tầm lấy từ một trang Facebook cá nhân.
Điều này cho thấy người sử dụng mạng internet của Trung Quốc quan tâm khá nhiều tới hoạt động của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
Bảy tấm hình phản ánh ít nhiều về cuộc sống của các du sinh hải quân, những người mà mạng Sina nói là có lẽ đang được huấn luyện về tàu ngầm tại Học viện Hải quân Nga.
Không rõ các bức hình này được chụp khi nào, nhưng chúng được tung lên mạng của Trung Quốc hôm 1/12.
Trên một tấm ảnh, bảy học viên Việt Nam trong quân phục hải quân đang nhóm họp trong một phòng học, trên tường có một số hình ảnh, sơ đồ trang thiết bị hải quân, với hình tàu ngầm và cờ các nước.
Bức ảnh khác chụp chiến sỹ hải quân Việt Nam mặc thường phục đứng cạnh một chiến sỹ hải quân Nga mặc đồng phục.
Một tấm hình chụp một cô gái Nga, có lẽ ghi lại trong giây phút cao hứng khi đi dạo phố của chiến sỹ hải quân Việt Nam.
Địa điểm học tập của các chiến sỹ hải quân Việt Nam cũng không được ghi rõ, nhưng có thể là tại thành phố St Petersburg, nơi Nga đặt nhiều cơ sở huấn luyện hải quân.
Dân tộc chủ nghĩa
Người đăng chùm ảnh trên mạng Sina chú thích: "Gần đây, ảnh một nhóm học viên hải quân Việt Nam tại Học viện Hải quân Nga xuất hiện trên mạng internet".
"Việt Nam đã đặt mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga, nên có thể các học viên này đang được huấn luyện để tiếp nhận các tàu ngầm của Nga."
Mạng Sina nhận định điều này có nghĩa, các học viên trong tương lai sẽ trở thành các thành viên chủ chốt trong biên đội tàu ngầm của Việt Nam.
Chùm ảnh khi đăng trên diễn đàn Sina đã nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi, đa phần mang tính dân tộc chủ nghĩa, của độc giả mạng này.
Một người bình luận: "Trung Quốc phải tái chiếm Việt Nam. Nga luôn luôn có nghị trình riêng của mình, và những ai ca ngợi Nga đã vô hình trung gây hại cho Trung Quốc".
Người khác cho rằng "loại bỏ Việt Nam sẽ cải thiện vị thế chiến lược của Trung Quốc".
Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng mua bán sáu tàu ngầm Kilo 636 trị giá nhiều tỷ đôla trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào cuối năm 2009.
Chiếc đầu tiên trong loạt này sẽ được giao hàng vào năm 2014.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/12/111206_submarine_training.shtml
No comments:
Post a Comment