Thursday, December 22, 2011

HOA KỲ CHUẨN BỊ BẢO VỆ HÒA BÌNH


NẾU CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG XÃY RA

Tuần qua mạng Phòng tuyến số 2 Hoa Kỳ có bài viết cho rằng, hiện nay hải, không quân Mỹ đang hợp tác nghiên cứu vấn đề làm thế nào để ngăn chặn chiến tranh
(đặc biệt là chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương). Cuộc nghiên cứu này lấy đánh thắng một cuộc chiến tranh làm nền tảng.


Máy bay chiến đấu F-35A của Hoa Kỳ

Bài viết cho rằng, Mỹ và các đồng minh Thái Bình Dương có thể thắng trong chiến tranh Thái Bình Dương. Hải, Không quân và thuỷ quân lục chiến Mỹ cùng với quân đồng minh được trang bị đầy đủ máy bay chiến đấu F-35 là yếu tố giành chiến thắng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng kỹ thuật, công tác nghiên cứu phát triển hoả tiển hành trình siêu âm đã bước vào giai đoạn cuối cùng, cần phải đưa vào trong kế hoạch tác chiến.

Do tiêu diệt hoả tiển hành trình siêu âm không phải dễ, cho nên chú trọng nghiên cứu lĩnh vực này có lợi cho giải quyết mối đe dọa của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Hải quân Trung cộng.
Hơn nữa, khi đối mặt với mối đe dọa hoả tiển hành trình siêu âm , quân đội Mỹ và đồng minh có thể xử dụng máy bay chiến đấu F-35 có tính năng tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ tấn công và phòng thủ.



Máy bay chiến đấu F-35B có khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng

C4ISR-D “Z-Trục” của khoang điều khiển máy bay chiến đấu F-35 có thể xây dựng một mạng lưới



“Tổ ong” ISR ở Thái Bình Dương, cung cấp khả năng nhận biết môi trường mạnh, phòng ngừa mối đe dọa của hoả tiển hành trình siêu âm và hoả tiển đạn đạo tầm trung, hoặc thực hiện nhiệm vụ tấn công.
Tuy nhiên, tất cả mọi sự phát triển đều cần có thời gian, Mỹ và đồng minh cần có thời gian để phát triển kỹ thuật cho tác chiến hợp nhất không-hải quân trong thế kỷ 21.
Hơn nữa, việc thực hiện thành công tác chiến tấn công và phòng thủ “tổ ong” là trang bị đầy đủ máy bay chiến đấu F-35.


F-35C
Trong khái niệm tấn công và phòng thủ mới này, máy bay chiến đấu F-35A của Không quân Mỹ, máy bay chiến đấu F-35B của thuỷ quân lục chiến Mỹ và máy bay chiến đấu F-35C của Hải quân Mỹ là chủ lực,

tàu Aegis hoạt động như một lực lượng phụ còn



tàu ngầm hạch nhân đóng vai trò yểm trợ hoả lực
Việc xử dụng của máy bay chiến đấu F-35 của Không quân, Hải quân, thuỷ quân lục chiến Mỹ và các nước đồng minh châu Á-Thái Bình Dương sẽ có thể tạo dựng thành công mạng lưới “Tổ ong” ISR. Máy bay F-35 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc đặc biệt quan trọng.

Nếu máy bay chiến đấu F-35 không tồn tại, chỉ huy tác chiến hợp nhất không-hải quân Mỹ cần phải tiếp tục nghiên cứu chế tạo hoặc cải tiến rất nhiều hệ thống đắt giá, phụ trách hoàn thành nhiệm vụ mà một máy bay có thể hoàn thành.
Giai đoạn đầu, máy bay chiến đấu F-35 có thể tạo thành mạng lưới chung với các hệ thống khác, trên thực tế trong tương lai, “hệ thống khác” sẽ phát triển xoay quanh xử dụng các khả năng của máy bay chiến đấu F-35.

Vấn đề then chốt hiện nay là ở chỗ, Mỹ cần xoay quanh khả năng

logo-TW.jpg

C4ISR-D “Z-Trục” của máy bay chiến đấu F-35, nghiên cứu chế tạo vũ khí và hệ thống kiểu mới, tăng cường khả năng tấn công tác chiến điện tử cho quân Mỹ, giám sát hoả tiển bay đến tấn công, đồng thời các loại vũ khí động năng phóng từ máy bay, tàu chiến… để ngắm trúng bắn hạ hoả tiển chưa kịp bay đến.
*************************************************

* Hoa Kỳ bước vào thời đại máy bay không người lái cho cuộc chiến tranh

Trước những thách thức an ninh mới, Ngũ Giác Đài đã có kế hoạch tăng số lượng máy bay không người lái lên 28.000 chiếc trong những năm tới. Gần đây, cuộc khẩu chiến giữa Hòa Kỳ và Iran xoay quanh sự kiện máy bay không người lái RQ-170 Sentinel rơi đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Trong khi Iran kiên quyết không trả Sentinel và cho biết đã chuẩn bị khai mở bí mật công nghệ cao của nó, các chuyên gia quân sự đã đưa ra nhiều lời bình luận, đánh giá.

Vừa qua, Tổng biên tập tạp chí “Chiến tranh nhỏ” (Little War) là Robert Haddick đã có bài viết trên tạp chí “Chính sách Ngoại giao” cho rằng, với việc xử dụng nhiều máy bay không người lái trong chiến tranh tương lai, máy bay bị rơi và theo đó là sự tiết lộ bí mật công nghệ nhạy cảm sẽ phổ biến hơn, mà đối mặt với xu hướng khách quan không thể né tránh này, cách tốt nhất của các nhà hoạch định chính sách chính trị quân sự là nghiên cứu chế tạo và trang bị máy bay không người lái nhiều hơn, có khả năng tân tiến hơn, đồng thời học cách chấp nhận các loại rủi ro có thể xảy ra.



"Quái thú" RQ-170 của Mỹ vừa bị Iran bắn rơi


Hoa Kỳ chỉ có thể bị xui xẻo Năm 2009, RQ-170 Sentinel được triển khai ở căn cứ không quân Mỹ tại Kandahar-Afghanistan. Trong mấy năm qua, loại máy bay không người lái này đã nhiều lần bí mật bay đến Pakistan do thám, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch đặc biệt tiêu diệt Osama bin Laden hồi tháng 5/2011.

Theo tờ “Nhật báo phố Wall”, trên thực tế, ngay từ trước khi “quái thú RQ-170” này xuất hiện trên đài truyền hình Iran, quân đội Hoa Kỳ đã biết nó rơi ở trong lãnh thổ Iran. Lúc đầu, quan chức Hoa Kỳ từng dự định thực thi hành động bí mật để thu hồi hoặc phá huỷ xác Sentinel, nhưng khi tính toán đến những rủi ro có thể xảy ra, lực lượng an ninh Iran đã phát hiện trước xác chiếc máy bay này. Tờ “Washington” cho biết, do không có Đại sứ quán hay Lãnh sự quán tại Iran, Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) không thể phát triển mạng lưới gián điệp tại Iran. Để thu thập tin tức tình báo về Iran, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ chỉ có thể dựa nhiều vào vệ tinh, máy bay không người lái và các thủ đoạn nghe trộm điện tử khác
.
MQ-8B Fire Scout


Trong rất nhiều thủ đoạn, máy bay không người lái RQ-170 Sentinel được đặc biệt ưa chuộng. Loại máy bay này có thể thu được dữ liệu điện tử của hệ thống phòng không, hệ thống liên lạc quân sự và chính phủ Iran, đo từ xa các hệ thống vũ khí của nó, và quan sát các hành động trên mặt đất. Máy bay không người lái RQ-170 Sentinel được Hoa Kỳ đặt tên là “quái thú Kandahar”, nhưng vừa bị rơi ở Iran, không thể không khiến cho người Mỹ cảm thấy thất vọng.

Điều đáng buồn hơn là, khác với người Mỹ yêu cầu thả phi công sau khi máy bay do thám U-2 bị bắn rơi ở Liên Xô năm 1960, hiện nay Mỹ không có căn cứ pháp lý để đòi Iran trả máy bay. Gul, chuyên gia phân tích của Viện Nghiên cứu Lexington cho rằng, Obama yêu cầu Iran trả lại máy bay hoàn toàn không cần thiết. Nghiên cứu chế tạo nhiều thứ tốt đẹp hơn So với nỗi lo sợ lộ bí mật mà cấp cao quân đội Hoa Kỳ vừa thể hiện quanh vụ rơi máy bay không người lái, Robert Haddick hầu như đã nói một cách khách quan và sáng suốt của một chuyên gia quân sự.

Ông nói: “Khi bạn điều robot tham chiến, sự tổn thất ngẫu nhiên sẽ không thể tránh khỏi”. Máy bay không người lái Switchblade Theo Haddick, bài học mà Mỹ rút ra từ sự cố máy bay lần này không phải là ngăn chặn xử dụng máy bay không người lái. Mà cần phát triển và triển khai máy bay không người lái “thông minh” “giỏi giang”, đồng thời chịu các loại rủi ro do xử dụng máy bay không người lái gây ra.

Ông nói, máy bay không người lái có thể tiến hành quan sát, đeo bám liên tục các mục tiêu khả nghi, nắm chắc tin tức tình báo có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách giảm bớt phỏng đoán và phán đoán nhầm. Máy bay không người lái còn có thể bay với vượt qua cực hạn thời gian chịu đựng về sinh lý của phi công. Khả năng bay với thời gian dài sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các căn cứ quân sự hiện đang đối mặt với mối đe dọa tấn công của tên lửa.

Tàu sân bay trang bị máy bay không người lái sẽ giúp cho hải quân có khả năng tấn công tầm xa, đồng thời bảo đảm được an toàn cao nhất. Ngoài ra, máy bay không người lái hoạt động trong thời gian dài có thể giúp cho lục quân tiến hành tuần tra độc lập, do thám liên tục và chi viện hỏa lực.


Máy bay trực thăng không người lái K-MAX


Haddick cho biết, CIA đã phát động một chiến dịch do thám trên không lâu dài và rộng khắp đối với Iran. Nếu không xử dụng máy bay không người lái, mà dùng máy bay có người lái thực hiện nhiệm vụ này, thì sẽ là một “canh bạc” đối với sinh mạng của phi công.

Điều đó chắc chắn sẽ hạn chế phạm vi và tính lâu dài của hoạt động do thám. Haddick cho rằng, Mỹ sở hữu máy bay không người lái tiên tiến, vì vậy có thể tiến hành bay do thám nhiều hơn, lâu hơn, qua đó “thu được nhiều tin tức tình báo hơn nhiều so với việc xử dụng các biện pháp khác”

. Nhưng, các chuyên gia quân sự cảnh báo, trong tương lai, máy bay không người lái sẽ đắt giá hơn, công nghệ cũng sẽ tiên tiến hơn, nhưng sẽ áp dụng phụ tùng và công nghệ nhạy cảm nhiều hơn, ngày càng nhiều máy bay rơi vỡ cũng sẽ là điều không thể tránh khỏi. Các nhà quyết sách sẽ buộc phải chấp nhận rủi ro này. Nếu muốn đạt được nhiều lợi ích hơn bằng cách sử dụng máy bay không người lái thì cần phải trang bị máy bay không người lái nhiều hơn.


Máy bay không người lái Predator C


Mỹ đã được nhiều lợi lộc từ việc xử dụng máy bay không người lái trong cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ sẽ không vì Sentinel bị rơi ở Iran mà làm chậm tiến trình thử nghiệm và mua sắm máy bay không người lái. Tạp chí “Flight International” và “Space defense” cho biết, Không quân Hoa Kỳ đã mua của Công ty General Atomics một chiếc máy bay không người lái Predator C để hoàn thành thử nghiệm tại Afghanistan. Được biết, việc mua sắm được thực hiện theo “Kế hoạch hành động chiến dịch khẩn cấp”. Máy bay này bên trong có khoang vũ khí và bên ngoài có 8 giá treo vũ khí, lượng tải đạn có thể lên tới 907 kg.




Trước đây, các cuộc thử nghiệm máy bay không người lái của Không quân Mỹ như MQ-8B Fire Scout, Switchblade, K-MAX và A160 Hummingbird đều được hoàn thành tại Afghanistan. Ngay khi mua Predator, Không quân Mỹ cũng đã ký với General Atomics hợp đồng mua 40 máy bay không người lái MQ-9 Reaper Block I. Được biết, Không quân Mỹ muốn mua tổng cộng 276 chiếc Reaper để thay thế Predator đang được trang bị hiện nay. Căn cứ vào kế hoạch phát triển không quân 30 năm tới của Ngũ Giác Đài, số lượng máy bay không người lái sẽ tăng từ 7.000 chiếc hiện nay lên 28.000 chiếc cho kế hoạch chiến tranh. Ngoài ra, kế hoạch cải tiến một phần máy bay có người lái thành máy bay không người lái cũng sẽ được gấp rút thực hiện.



*******************************************************


Chiến đấu cơ siêu đắt F-22 Raptor cuối cùng của Mỹ vừa rời khỏi dây chuyền sản xuất tại một nhà máy sản xuất máy bay. Quốc hội Mỹ cấm xuất khẩu máy bay này vì công nghệ của nó quá bí mật.

Lễ tiễn chiếc máy bay cuối cùng diễn ra hôm 13/12 tại nhà máy sản xuất máy bay của Lockheed Martin ở căn cứ không quân dự bị Dobbins tại Marietta, Georgia. Quân đội Mỹ sẽ chuyển sự chú ý sang chiếc chiến đấu cơ ít tốn kém hơn là F-35.Trong thời gian qua ở Washington có nhiều lo ngại rằng chiếc F-22 có công nghệ quá cao. Quốc hội Mỹ đã cấm bán loại máy bay này sang nước ngoài vì công nghệ của nó liên quan tới những vấn đề quá nhạy cảm, không thể chia sẻ với các nước khác. Được biết, có vô số chính phủ ngoại quốc muốn mua một chiếc F-22 của Mỹ.

Trong khi đó, giới chỉ trích chiếc máy bay chiến đấu này nhận xét, giờ đây những máy bay kiểu đó là không còn cần thiết nữa. Không có gì nghi ngờ về sức mạnh của F-22 Raptor song máy bay này chưa một lần tham gia hành động ở Iraq hay Afghanistan. Giới phê bình lập luận, chiếc F-22 chỉ tiêu tốn thời gian. Giá chính thức của máy bay chiến đấu này là 153 triệu USD song nếu tính cả chi phí nghiên cứu, phát triển và bảo dưỡng thì số tiền bỏ ra phải gấp đôi con số trên. F-22 Raptor là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 trên thế giới. Đây là chiếc máy bay chiến đấu duy nhất có khả năng thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì. F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất.

Ngoài việc là chiếc máy bay chiến đấu xuất sắc nhất của Mỹ, F-22 được phát triển từ ý tưởng tới việc trở thành một chiếc chiến đấu cơ đa nhiệm, gây chết người và có khả năng sống sót cao. Bằng việc tận dụng những công nghệ mới nổi, chiếc F-22 bật lên như một nền tảng xuất sắc cho việc thực thi một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử.


Nga khôi phục thế siêu cường bằng siêu vũ khí? Quân đội Nga đang nỗ lực chế tạo nên một chiến đấu cơ thế kỷ 21. Liệu nước Nga có thể giành lại vị thế siêu cường trước đây? Chiếc máy bay phản lực chiến đấu này chính là chìa khóa.Sukhoi PAK T-50


Mới đây, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã đề xuất việc thành lập nên một "Liên minh Âu Á" gồm các quốc gia trong liên bang Xô Viết cũ. Động thái này được coi là một thách thức đối với phương Tây, và một cú huých nhằm tái thiết lại vị trí siêu cường của Moscow trước đây. Ông Putin đưa ra ý tưởng này trong bối cảnh quân đội Nga hồi sinh phi thường. Moscow đang rất muốn thiết lập lại sức mạnh thần kỳ của quân đội, trên thực tế, họ đã hứa chi 730 tỉ USD để trang bị lại các lực lượng vũ trang của mình với các loại vũ khí của thế kỷ 21 cho tới năm 2020.

Theo kế hoạch này, quân đội Nga sẽ tiếp nhận 1000 máy bay trực thăng mới, 600 chiến đấu cơ và 100 tàu chiến, bao gồm cả các hàng không mẫu hạm và 8 tàu ngầm hạch nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Việc tăng cường dần lực lượng vũ trang cũng nhắm đến một thế hệ các tên lửa xuyên lục địa thế hệ mới và các hệ thống phòng không tân tiến. Tất cả những điều này nghe đều rất hùng tráng. Nhưng trên hết thảy, Moscow có thể giành lại vị trí thống trị toàn cầu dựa vào một quân bài chủ chốt của quân đội hùng tráng của họ: phi cơ chiến đấu đẹp "mượt mà" thuộc "thế hệ thứ năm" được biết đến với tên gọi Sukhoi PAK T-50.

Với đôi cánh cụp phía sau và trông như một mũi tên sắc nhọn, T-50 là chiến đấu cơ đầu tiên và ấn tượng mà nước Nga thiết kế nên mà không phải kế thừa từ thời Xô Viết. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra ở đây là, liệu Nga có đủ hầu bao để lắp rắp loại máy bay này? Moscow không hề nản chí. Tổng thống Dmitri Medvedev đã giải thích từ tháng Hai rằng Nga cần bắt kịp NATO và Mỹ, sau hai thập kỷ bị coi là cường quốc "hạng ba". "NATO vẫn không ngừng nỗ lưc để mở rộng cấu trúc quân sự. Tất cả điều này kêu gọi việc hiện đại hóa về mặt chất lượng các lực lượng vũ trang của chúng ta và định hình lại hình ảnh của họ...

chúng ta cần đổi mới vũ khí toàn diện" - ông Medvedev nói. Chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng lên 10 lần kể từ khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000. Cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin nói rằng, nếu như kế hoạch chi tiêu triển khai, Moscow sẽ tăng gấp đôi lượng tiền đổ vào quốc phòng vào năm sau, từ 3 % lên 6% GDP. Tiền và động cơ đóng vai trò quan trọng với bất kỳ nước nào muốn trở thành siêu cường. Tiềm lực công nghiệp cũng vậy.

Một số chuyên gia an ninh nghi ngờ rằng tổ hợp quân sự - công nghiệp của Nga khó có thể sản xuất nên các mặt hàng như vậy. "Bây giờ thì tiền rất sẵn, và có thể là một dự án riêng lẻ như T-50 là khả thi, thậm chí trong các bối cảnh của Nga" - Vitaly Shlyko, một cựu Phó bộ trưởng Quốc phòng và là nhà lên kế hoạch chiến tranh thời Xô Viết, nói. "Nhưng Nga lại có xu hướng giảm công nghiệp hóa. Về cơ bản thì Nga vẫn là một đất nước ở thế giới thứ ba sống nhờ xuất khẩu dầu. Chương trình đổi mới vũ khí là một chiến dịch chính trị, để khiến Putin tự hào. T-50 chủ yếu chỉ là một phương tiện chính trị".


Nếu như T-50 là thật, đây quả là một chiến đấu cơ hấp dẫn. Các quan chức quân đội gọi đây là chiến đấu cơ "thế hệ thứ 5". Đó là hạng chiến đấu cơ duy nhất mà Mỹ đã xuất xưởng thành công, với mẫu hình là loại tiêm kích "Chim ăn thịt" F-22. Các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đều có thể tàng hình, có siêu động cơ, bay với vận tốc siêu thanh và rađa trinh sát vượt tầm nhìn. Chúng cũng có các loại vũ khí thích hợp và các hệ thống điều hướng do trí tuệ nhân tạo kiểm soát, và bộ khung làm từ các vật liệu tân tiến. Đó là những gì cần thiết để trở thành một siêu cường thực sự.



Liệu Nga sẽ cần tới bao nhiêu chiếc Sukhoi PAK T-50 để giành lại vị thế siêu cường?
Tới nay, T-50 vẫn đang gặp trục trặc. Khi một trong hai nguyên mẫu được đem ra trình diễn vào tháng 8/2011, nó có vẻ như chỉ biểu diễn được các động tác bay chậm và lượn vài vòng "bình thường". Ngày hôm sau, khi máy bay phải trình diễn trước công chúng, nó bị bốc cháy khi cất cánh và phải chôn chân trên mặt đất trong suốt buổi diễn. "Chúng tôi thậm chí còn không hề biết các thông số cơ bản về nó, chẳng hạn như nó có động cơ mới hay cũ? Khi chúng tôi hỏi, họ chỉ nói rằng "đó là tối mật" - Alexander Golts, một chuyên gia quân sự, cho biết.

Trong những năm gần đây, ông Putin đã cố gắng để khôi phục lại tiềm lực của Liên Xô bằng cách gộp lại những tên tuổi của các chiến đấu cơ nổi tiếng nhất như Sukhoi, MiG, Tupolev, Ilyushin vào tập đoàn khổng lồ của nhà nước. Nhưng các chuyên gia cho rằng hành động này chỉ nhằm che dấu đi vấn đề chính. Gần một nửa các ngành công nghiệp quân sự thời Xô Viết cũ của Nga vẫn đang hoạt động. Chuyên gia quân sự Pavel Felgenhauer chobiết: điều đó cũng có nghĩa là những bộ phận lắp ráp thành một chiến đấu cơ của Nga hiện nay phải được sản xuất trong một nhóm, quy trình tiêu tốn thời gian và công sức, tiền bạc. "Tệ hơn là, có một khoảng cách về công nghệ quá lớn giữa công nghiệp Nga và phương Tây". 16 Attached files| 976KB

No comments: