Chuyện dài XHCN: Loạn thu phí và nạn “xin đểu”
của bộ máy công quyền
Lê Minh
Bộ máy hành chánh của một quốc gia sống được là nhờ vào đồng tiền đóng thuế của người dân. Tùy theo từng quốc gia, có những mức thuế cao thấp khác nhau với nguyên tắc thu nhập càng cao thì đóng càng nhiều. Nhưng nói chung thì người dân chỉ phải đóng thuế, ngoài ra không phải đóng những khoản linh tinh khác. Thế nhưng, ở Việt Nam từ bấy lâu nay đã có “loạn thu phí”, chính quyền các cấp thu loạn cào cào, khiến người nông dân cũng như người dân thành thị khốn đốn. Tại các trường học không những cũng có loạn thu phí mà còn có thêm thu ... quỹ ào ào, với những khoản thu vu vơ, phi lý mà cả giáo viên và học sinh đều phải gánh chịu.ng cho các loại phí không rõ ràng như: Tiền xã hội hóa công tác giáo dục (mà giáo viên giải thích là tiền xây nhà vệ sinh, trong khi đã đóng tiền xây dựng trường); tiền học môn năng khiếu, tiền mua sách vở, đồ chơi; tiền mua chăn, gối; tiền học phí; tiền phụ phí, tiền quỹ trường, quỹ lớp, tổ chức họp phụ huynh ..., đó là chưa kể các khoản “thông thường” phải đóng như tiền đồng phục, học phí, sách giáo khoa. Ngoài những khoản có thể kể tên vanh vách, còn có những khoản vì lý do tế nhị nên khó lòng nêu ra hết được vì đó là những khoản đóng góp ... “tự nguyện”.
1. Tiền xây dựng trường: $300,000 đồng 2. Tiền hội phụ huynh nhà trường: $50,000 đồng 3. Tiền chi hội phụ huynh lớp (!): $40,000 đồng 4. Tiền bán trú: $40,000 đồng/tháng 5. Tiền ăn: $300,000 đồng/tháng 6. Tiền điện, nước: $8,000 đồng/tháng x 9 tháng. 7. Tiền vệ sinh: $18,000 đồng/năm 8. Tiền sử dụng thiết bị tin học(?): $15,000 đồng/năm
Thử hỏi, với những số tiền phải đóng góp như vậy, thì một cặp vợ chồng công chức làm sao kham nổi chuyện học hành cho 2 đứa con, chưa nói chi đến nông dân hoặc những người có thu nhập thấp. Tiền thu thì nhiều mà nào có chi tiêu đúng chỗ, thế cho nên các bậc phụ huynh mới phán một câu gỏn lọn: “Thu công khai, Chi mập mờ”. Mới đây ông hiệu trưởng của một trường trung học ở Quảng Trị đã xà xẻo tiền đóng góp của học sinh bằng cách chia chác bỏ túi các khoản đóng góp và chi tiêu không rõ ràng nhiều khoản. Ông hiệu trưởng này đã chỉ đạo hủy hồ sơ sổ sách để phi tang tất cả. Sau khi bị phanh phui, ông ta cho biết chỉ muốn “vay mượn thôi và đã “tự giác” nộp lại 70 triệu đồng, trong khi những khoản còn lại thì ... làm lơ. Mặc dầu sự việc rõ ràng như ban ngày nhưng cho đến nay ông này vẫn phây phây, không bị mất chức. Nỗi khổ của giới thầy cô Không riêng gì học sinh và bậc phụ huynh khốn đốn, mà giới giáo chức cũng khổ sở không kém gì. Gần đây các trường cũng đã xuất hiện nhiều kiểu loạn thu đối với giáo viên. Có nhiều khoản thu rất phi lý nhưng các giáo viên vẫn phải nộp vì sợ bị “để ý” hoặc bị “đì”. Có một khoản phí đang trở nên phổ thông là “phí tăng lương”. Tùy theo trường, tùy theo lương ngạch mà khoản phí này giao động trong khoảng từ 50 - 100 ngàn đồng. Loại phí này được dùng để trả thù lao, hay nói chính xác hơn là để “bồi dưỡng” cho ban xét duyệt nâng bậc lương và tiền công cho các nhân viên văn phòng làm và đi nộp hồ sơ. Điều phi lý ở chỗ là các thành viên trong ban xét duyệt cũng là công chức, đã có lương hẳn hòi, kể cả các giờ làm thêm.
Có một số nơi lại đẻ ra loại phí lỳ lạ là “phí phần trăm”. Đây là một số tiền không nhỏ, được trích phần trăm từ tiền kiếm được của giáo viên qua việc dạy thêm giờ, tiền thừa giờ. Có nơi còn có một loại phí phi lý khác nữa là phí “hội dâu rể”. Đây là loại phí để chi tiêu cho các tiệc chung vui cuối năm giữa các giáo chức với nhau. Đó là chưa kể đến các loại phí “phổ thông” do nhà nước và Mặt Trận TQ phát động như Quỹ “vì người nghèo”, Quỹ “nạn nhân chất độc da Cam”, Quỹ “khuyến học”. Ngoài ra còn vô số các loại quỹ vớ vẩn như quỹ “Công đoàn nghèo”, quỹ “xây dựng nhà công vụ”,v.v... Mặc dầu đồng lương đã eo hẹp không đủ sống, nhưng tất cả những loại quỹ này ngốn hết hơn 10% lương của người giáo chức. Cho nên mới nói, thật là lạ nếu không có nạn dạy thêm, ép buộc học sinh học thêm ngoài giờ, ăn hối lộ điểm, đi quà cáp cho thầy cô các ngày lễ,... Người nông dân và hàng trăm khoản phí, quỹ Hình ảnh người nông dân Việt Nam từ thuở xưa, lúc nào cũng lam lũ qua các triều đại, chế độ, nhưng chưa bao giờ người nông dân VN lại khổ như thời CS bởi sưu cao thuế nặng, lại phải đóng góp nhiều khoản thu liên miên. Cách nay gần 2 năm, sau khi nhận được nhiều lời ta thán của người nông dân, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (NN & PTNT) đã rà xoát lại thì cả nước mới biết là người nông dân VN phải chịu đến 122 khoản thuế và các khoản đóng góp khác nhau. Sở dĩ người nông dân phải đóng góp quá nhiều khoản phí như vậy vì ngoài các khoản thuế chính thức mà họ phải nộp, thì họ còn phải gồng mình đóng góp các khoản phí do các ban ngành, chính quyền các cấp từ tỉnh, xuống đến huyện, xã ấp ban hành một cách tuỳ tiện.
Một địa phương nghèo như xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, mà cũng phải đóng góp đến 2 triệu cho mỗi gia đình, thì những địa phương “khá” hơn chắn chắn phải đóng góp nhiều hơn bội phần. Những loại phí “phổ thông” mà người nông dân phải nộp có thể được liệt kê như Khai sinh, chứng từ, xác nhận lý lịch, đăng ký hộ khẩu, chứng thực hợp đồng, cấp giấy tạm trú, trích lục bản đồ,... Ngoài ra còn có nhiều loại phí phi lý khác như thủy lợi phí (tu bổ kênh mương), quỹ an ninh quốc phòng, quỹ phòng chống lụt bão, quỹ kinh tế mới, quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng,... Tính trung bình các khoản chi phí này ngốn hết từ 5 - 10% thu nhập của người nông dân, trong khi họ phải quần quật trên cánh đồng, “bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời” mà cũng chỉ có được cái ăn, cái mặc thì lấy đâu ra để đóng các khoản phí này. Vì phải oằn lưng đóng góp đủ kiểu, nên cuộc sống của người nông dân đã cực khổ lại càng cực khổ hơn, trong khi kích thước những cái bụng phệ của các ông Vua quan nhà nước càng lớn dần, và làm gia tăng số lượng tầng lớp bóc lột trong xã hội. Người dân cũng oằn lưng với các loại phí và ... xin đểu theo kiểu “tự nguyện” Người dân sinh sống ở các địa phương khác nhau cũng phải chịu nhiều khoản đóng góp, nào là Quỹ “vì người nghèo”, quỹ khuyến học, quỹ Bảo trợ trẻ em bất hạnh (hay còn gọi là quỹ tình thương), quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ chăm sóc trẻ em, quỹ phòng chống lụt bão, quỹ quốc phòng an ninh, hội phí chữ thập đỏ,… Có những địa phương “khá”, chính quyền lại ấn định luôn mức phí tự nguyện hẳn hòi, chẳng hạn ở Quận 3, Sài Gòn, UBND phường 6 đã “vận động” người dân phải “tự nguyện” đóng các mức như: quỹ quốc phòng an ninh $60,000 đồng/gia đình, 200 - $500,000 đồng/năm đối với cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh (tùy quy mô). Trong khi mỗi tổ dân phố được ấn chỉ tiêu vận động tối thiểu 300,000 đồng cho quỹ bảo trợ trẻ em, 500,000 đồng cho quỹ xóa đói giảm nghèo... Các văn bản giao chỉ tiêu thu tiền trong dân của UBND phường 10 (Q.Tân Bình) và UBND phường 6 (Q.3, TP. Sài Gòn) Mới đây ở Long An, UBND huyện Tân Trụ đã bắt dân phải “tự nguyện” hiến trên 22 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp 2.3km tỉnh lộ đi qua thị trấn Tân Trụ. 166 gia đình sống hai bên đoạn đường này phải “tự nguyện” hiến đất, nếu không thì sẽ bị giải tỏa trắng. Như trường hợp của ông Nguyễn Văn E được yêu cầu hiến 250m2 đất mặt tiền để làm đường, trong khi ông Nguyễn Văn Ngọc ở gần đó cũng có số phận tương tự, được yêu cầu phải hiến không 215m2 trên tổng số 800m2 đất của gia đình. Bí thư huyện “quỷ” huyện Tân Trụ Nguyễn Thanh Chánh xác đinh rằng “làm như thế là đúng theo tinh thần quyết định 883 ngày 1-4-2004 của tỉnh: Nếu vận động mà dân không tự nguyện hiến đất thì phải giải tỏa trắng”. Vì lo sợ bị “giải tỏa trắng” nên nhiều người đã vội ký tên vào danh sách “tự nguyện” hiến đất. Tuy nhiên có một số người dân đã không quên thòng thêm câu “Nếu sau này có bồi thường thì phải bồi thường cho tôi”. Thì ra là lệnh của tỉnh bắt huyện “xin đểu” bằng chiêu bài “tự nguyện” hiến dâng, nhưng nếu dân không “tự nguyện” thì ra tay ... cướp sạch! Cái trò “tự nguyện” hiến đất kiểu này sao mà quá giống với các bài bản đã xảy ra trước đây ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975.
Lê Minh
Phát hiện nhiều khoản "loạn thu" tại 17 trường học
Đó là các khoản loạn thu của quỹ hội phụ huynh học sinh (PHHS) tại 17 trường học ở TP.HCM phục vụ bán trú, quỹ lớp; tiền mua giấy thi... Ngoài ra, sổ sách thu chi cũng sai quy định.Soạn: AM 613417 gửi đến 996 để nhận ảnh này" src="http://vietnamnet.vn/dataimages/200511/original/images813417_loanthu.jpg" width="200" border="0" /> Một số biên bản kiểm tra các trường của Thanh tra Sở GD-ĐT TPHCM
(Theo Người lao động)
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2005/11/509525/
No comments:
Post a Comment