Friday, October 21, 2011

THANH THANH * HÀ THƯỢNG NHÂN



THI SĨ HÀ THƯỢNG NHÂN


... Vào những năm 2001-2002, vì tôi ở San Jose nên tôi có thể đến thăm nhà thơ Hà Thượng Nhân tại nhà và nói chuyện với bác nhiều hơn, thoải-mái hơn là những lần gặp nhau trong các buổi sinh-hoạt văn-học tại hội-đường hay tại tư-gia của anh+chị-em trong giới thi văn. Tôi xem bác như một cuốn từ-điển sống về thơ – thơ cũ, thơ mới, kể cả thơ chữ Hán, thơ luật Đường – nên rất thích nghe bác nói về thơ, về các nhà thơ, và các giai-thoại về thơ.

Tuy nhiên, biết bác vốn là một viên-chức quan-trọng dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà, nên tôi giữ ý không đả-động gì đến các chuyện chính-trị và tôn-giáo, là những đề-tài có thể gây bất-đồng, làm mếch lòng nhau. Cho đến một ngày... Tôi đọc được, trong cuốn “Dòng Họ Ngô Đình, Ước Mơ Chưa Đạt” của ông Nguyễn Văn Minh, một đoạn viết về nhà thơ Hà Thượng Nhân như sau: * Cựu Trung Tá Phạm Xuân Ninh tức nhà thơ Hà Thượng Nhân, một thi văn sĩ lão thành có nhiều uy tín và rất được nể trọng trong giới văn nghệ sĩ cũng như trong chính giới tại miền Nam thời xưa, cũng như tại hải ngoại ngày nay, một tín đồ Phật Giáo, Tổng Giám Đốc hệ thống Truyền Thanh Quốc Gia thời Đệ I Cộng Hòa.

Trong một dịp lễ giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông đã viết mấy bài đăng trong Đặc San ngày lễ nói về một số đức tính của Tổng Thống. Trong đó có bài viết về vấn đề "kỳ thị tôn giáo" như sau:
"Một hôm, một vị Linh Mục đến Đài Phát Thanh đề nghị với tôi cho chuyển mục "Tiếng nói Công Giáo" sang tầng số A, tức là tầng số Quốc Gia. Tôi trả lời rằng, làm như thế bắt buộc phải cho tiếng nói của các tôn giáo khác cũng được hưởng một quy chế tương tự. Điều đó không thể thực hiện được.

Ít hôm sau tôi được giây nói của ông Nguyễn Đình Thuần bảo: Tổng Thống đã chấp thuận cho "Tiếng nói Công Giáo" được phát thanh trên tầng số A. Tôi thưa là việc đó rất quan trọng, phải có công văn minh xác, chứ tôi không thể thi hành theo khẩu lệnh. Ông Thuần gửi văn thư tới. Vị Linh Mục hôm trước cũng tới. Tôi nói: Để tôi xin trình diện Tổng Thống rồi mới quyết định. Ông Thuần gọi tôi vào tỏ ý bất bình vì tôi ngoan cố bất tuân thượng lệnh. Tôi trình bày lý do và xin phép ông cho tôi trình thẳng Tổng Thống. Ông gắt lên: "Anh muốn làm gì đó thì làm".



Ngay khi tôi gặp Tổng Thống đã hỏi: "Tại răng các Cha làm việc đạo đức mà lại cấm?" Tôi thưa rằng: Trong nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Nếu nay lại để cho Công Giáo được đãi ngộ đặc biệt thì lòng dân sẽ bất bình, nghĩ là Tổng Thống là Công Giáo nên quá thiên về đạo giáo của mình. Chúng tôi thiết nghĩ Đạo Chúa là Đạo Tình Thương, vậy thì dùng mục "Tiếng Vọng Tình Thương" rồi muốn nói gì thì nói. Tổng Thống ngồi lặng một lúc rồi gật đầu: "Anh về bàn lại với các Cha. Đừng quá sốt sắng về việc đạo mà xảy ra chuyện kỳ thị tôn giáo". Tôi ra về trình lại với ông Thuần. Ông Thuần ngạc nhiên hỏi: "Anh nói gì mà Tổng Thống lại đổi ý như vậy?" Tôi nói: Thưa việc này mới nhìn có vẻ tầm thường, nhưng suy nghĩ kỹ thì là cực kỳ nghiêm trọng. Vấn đề tôn giáo là một vấn đề vô cùng phức tạp. Rất nhiều vị tu hành vì quá sốt sắng với việc đạo, mà làm hại đến uy tín của chế độ.


Ông Thuần tỏ ý khen ngợi tôi đã dám thẳng thắn nói lên sự thật, nói lên ý kiến đúng đắn của mình. Tôi nghĩ, chỉ vì nhiều người muốn cho xong chuyện, nên tìm cách bưng bít sự thật, chứ Tổng Thống Diệm là người lúc nào cũng muốn nghe lẽ phải và sự thật. Bọn người bưng bít sự thật chính là bọn phản bội. Nước mất phần lớn là vì bọn người ấy. " * Biết được chuyện đó, tôi càng kính quý Hà tiên-sinh hơn. Có một lần tôi muốn biết mặt nhà thơ Trường Giang nên hỏi một bạn, bạn ấy chỉ tay về phía một số người đang đứng nói chuyện với nhau ở đằng kia. Tôi nhìn theo, tưởng là một người trẻ trong số đó, nên hỏi bác Hà Thượng Nhân: “Ông Trường Giang trẻ thế mà sao có người lại gọi bằng ‘cụ’?”

Bác Hà Thượng Nhân trả lời tôi: “Ông Hồ Chí Minh chưa đầy sáu mươi tuổi mà đã được gọi bằng ‘cụ’ thì sao?” Bác thật nhanh trí và rất dí-dỏm trong câu trả lời. Có lần tôi mang đến biếu bác một chai rượu và xin bác vài bài thơ ưng ý để dịch ra thơ tiếng Anh. Lần đó có mặt luật-sư Đoàn Thanh Liêm. Anh Liêm cũng góp lời với tôi để xin thơ bác trong mục-đích trên. Nhưng bác nói qua chuyện khác mà chẳng thoả-mãn hoặc hứa-hẹn gì về điều mong muốn của tôi. Sau đó, có bạn cho biết là Hà Chưởng Môn không thích xuất-bản thơ mình thành sách (?). Tôi đành tìm trong các báo, chọn được một bài (là bài “Hạnh Phúc Đơn Sơ”) chuyển qua thơ Anh, in vào trong tập “Poems by Selected Vietnamese”.

Tôi đem đến tặng bác một bản, bác cười, bảo tôi: “Con Ngọc-An nó đưa cho anh, chứ gì?” Cô Huệ Thu đã cố gắng phổ-biến thơ Hà Thượng Nhân, nhưng chưa được nhiều. Tôi mong bác Hà Thượng Nhân nhận lời đề-nghị, hoặc có người nào có cơ-duyên, tập-hợp được càng nhiều càng tốt, các tác-phẩm giá-trị của bác, in ra cho đồng-hương thưởng-thức “trọn gói” – hơn là thỉnh-thoảng mới có một bài – và lưu lại cho con cháu về sau trong kho tàng thi-ca Việt Nam...
THANH-THANH



HẠNH PHÚC ĐƠN SƠ

Con sắp ln nghĩa là Cha sp già
Cha tiếp tục thịt da con sống mãi
Mỗi một tiếng kêu nhẹ nhàng êm ái
Cha tưởng đâu tiếng nói của thiên thần
Ôi, những cánh tay, ôi những bàn chân
Cành với lá xum xuê tàng cổ thụ
Cha sẽ cỗi nhưng mầm non sẽ nhú

Cuộc sống Cha nhân gấp đến bao nhiêu
Rồi mai đây khi nắng sớm trăng chiều
Con chắc lại làm thơ dâng vũ trụ
Cha là trái, các con Cha là nụ
Cha trẻ hoài, Cha có biết già đâu...

Các con ơi... nắng mới vẫn tươi màu
Đời hữu hạn mà hóa ra bất tận
Chính bởi thế, Cha không hề biết giận
Nhìn vào đâu cũng chỉ thấy yêu thương
Vị đắng cay từng uống ngọt như đường
Cha nghĩ tới lúc các con hăm hở
Đạp gai góc coi thường muôn hiểm trở
Say tự do như Cha đã từng say
Xóa căm thù trong tự điển tương lai
Con sẽ viết những non xa nước lạ
Con sẽ đứng dưới chân thành La Mã
Nghe gạch vôi mòn mỏi với thời gian
Cung điện xưa mấy chốc đã điêu tàn?
Tàn lụi hết mộng xâm lăng đế bá
Chỉ còn lại điện Le Louvre êm ả
Trụ Eiffel ngạo nghễ giữa Paris
Chỉ còn đây những kiến trúc tân kỳ
Cùng góp mặt những người xưa đã khuất!
Các con ạ! Ta chẳng bao giờ mất
Mất hay còn cũng bởi chính nơi ta
Gì đẹp hơn nỗi khát vọng bao la?
Gì bền vững hơn những niềm tin tưởng?
Ta được sống, ôi! Biết bao sung sướng
Sống là yêu... sống chỉ để yêu thôi...
Thượng Đế soi hình ảnh giữa con người!
HÀ THƯỢNG NHÂN


PLAIN FELICITY


You are growing up, that means I am growing old;
But I continue to live because me in your flesh you hold.
Each word that you say sounds so sweet and soft,
I hear it like the voice of angels or seraphs aloft.
Oh your arms so amiable, oh your feet so fine:
Branches and leaves for foliage in the ancient tree design.
I will become stunted while you young sprouts shoot, thus
My life will be multiplied by yours many times plus.
Some day in the morning sunlight or evening moonlight
Perhaps to offer poetry to the universe you will also write.
I am the fruit, you are each a seed;
In you I am always young, I will never get aged indeed.
Oh my children... the new fair weather is again bright,
Limited life eventually becomes limitless to our delight.
Thus I have never held it against me when coming to bat
And only see compassion everywhere I look at
Since the taste of bitterness I have gone through as honey.
I think of the time when you all start out, sunny,
To step on spikes and thorns, defying any road-block,
Crazily loving Liberty like me before, as drunk with bock,
Erasing vindictive hatred in the future dictionary.
You will write about the exotic lands, each a visionary,
Standing at the foot of old Roman rampart now hushed
To witness the bricks with time mercilessly crushed:
Those palaces and castles have soon fallen into ruin.
They have perished, the suzerains once with so much din;
Only peaceful and beautiful Le Louvre Museum exists
With imposing and impressive Eiffel Tower in Paris;
Only remain here the works that old architects achieved
As original contributions by everybody perceived.
My dear children! We will never be lost:
Disappearance or existence all depends on our cost.
What would be more wonderful than an infinite aspiration,
The unshakable beliefs based on a firm foundation?
We have got our lives, then we are living!
Oh, what bliss!
To live is to love... yes, live only to love, not to miss:
God looks at his image among humans as his mirror!

Vietnamese poem by HÀ THƯỢNG NHÂN
English translation by THANH-THANH


No comments: