'bài học đạo đức' bằng vũ lực.
Bài báo bằng tiếng Hoa được đăng hôm 27/9 và bản dịch tiếng Anh sau đó đã xuất hiện và lan tỏa trên mạng internet.
Xã luận mang tựa đề "Thời cơ tốt để có hành động quân sự tại Nam Hải" trên báo đảng là của tác giả Long Tao, phân tích gia chiến lược của tổ chức phi chính phủ Quỹ Năng lượng Trung Quốc và cũng là chuyên gia của Trung tâm An ninh Phi truyền thống và Phát triển Hòa bình của Đại học Triết Giang.
Ông Long viết: "Đừng lo ngại về các cuộc chiến quy mô nhỏ; đây là cách tốt nhất để giải tỏa nguy cơ chiến tranh.
"Đánh vài trận nhỏ là có thể tránh được những trận đánh lớn."
Phân tích gia này cũng nói Trung Quốc cần chĩa mũi nhọn vào Việt Nam và Philippines, hai nước mà họ cho là đang tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và kéo Hoa Kỳ vào cuộc.
"Tôi cảm thấy trong cuộc chiến trên Biển Nam Trung Hoa, chúng ta cần thu hẹp phạm vi tấn công và tập trung vào những nước đang ra vẻ ta đây nhất hiện nay, Philippines và Việt Nam.
"Giết những con gà để dọa bầy khỉ."
Mặc dù vậy ông Long Tao cũng nói Trung Quốc phải dùng các biện pháp hòa bình để ngăn cản các nước xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.
'Cướp' đảo
Bài trên Hoàn cầu Thời báo cũng viết: "Cội nguồn của "vấn đề" Biển Nam Trung Hoa là chế độ Nam Việt Nam và chính quyền độc lập ở Việt Nam sau đó.
"Việt Nam xâm phạm đảo Nam Sa [Việt Nam gọi là Trường Sa] của Trung Quốc và đòi hỏi chủ quyền đối với đảo Tây Sa.
"Ngoài việc trừng phạt chế độ Nam Việt Nam với cuộc phản công trên đảo Tây Sa và cuộc tấn công tự vệ trên đất liền, Trung Quốc chưa bao giờ ngăn chặn được sự xâm lược công khai của Việt Nam ở Biển Nam Trung Hoa."
Ông Long cũng nói Việt Nam đã khuyến khích các nước khác "cướp" đảo Trường Sa của Trung Quốc và giờ lại kéo Hoa Kỳ cùng một số nước nhỏ khác nhằm đe dọa Trung Quốc.
Liên quan tới Philippines, bài báo nói Philppines tự coi họ là con muỗi và nói rằng họ không sợ con voi Trung Quốc.
Tác giả Long Tao viết: "Đúng là con voi không nên dẫm bẹp con muỗi nhưng con muỗi có nên đốt con voi hay không?
"Hơn nữa, liệu con muỗi có nên mời "con đại bàng già" tới để củng cố ý chí?
"Nhiều nước đang liên tục có những cuộc tập trận lớn và như vậy Trung Quốc có lý do hoàn toàn thích đáng để tấn công trả đũa."
Học giả Trung Quốc Long Tao
"Tôi cho rằng các nước đang xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
"Nhiều nước đang liên tục có những cuộc tập trận lớn và như vậy Trung Quốc có lý do hoàn toàn thích đáng để tấn công trả đũa."
Học giả Long Tao nhắc tới hành động của Nga hồi năm 2008 ở Biển Caspi và nói hành động của các nước lớn có thể gây sốc tạm thời với hệ thống quốc tế nhưng về lâu dài có thể tạo sự ổn định trong khu vực và thúc đẩy hòa giải chiến lược.
Dầu lửa
Ông Long Tao nói Trung Quốc không nên học theo cách hành xử của Hoa Kỳ ở Iraq, Afghanistan hay Libya mà cần chiến đấu linh hoạt và rất có thể biến nó thành chiến dịch giáo dục đạo đức, dùng chiến thuật để thu phục các nước.
Phân tích gia này nhận định Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc chiến chống khủng bố và về cơ bản không thể bắt đầu cuộc chiến thứ hai ở Biển Nam Trung Hoa.
"Quan điểm cứng rắn của Hoa Kỳ chỉ là trò lừa phỉnh."
Chuyên gia tại Quỹ Năng lượng Trung Quốc cũng nói hiện có hơn 1.000 giếng dầu khí ở Biển Đông trong đó không có giếng nào của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ông nói, hiện Nam Sa (Trường Sa) có bốn sân bay mà Trung Quốc không có sân bay nào.
Bài xã luận của Hoàn cầu Thời báo nói rằng chưa cần biết ai thắng, ai thua, chiến trận trên Biển Đông sẽ tạo ra những hòn đảo lửa và các công ty dầu khí phương Tây sẽ phải rời đi.
Phần kết của bài báo nói Trung Quốc cần có quyết tâm cho một trận chiến lớn và thực sự chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô nhỏ vì như vậy "Trung Quốc đã cho những nước khác sự lựa chọn giữa hòa bình và chiến tranh."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/09/110930_china_threatening_comments.shtml
Trung Quốc có một loạt phản ứng nhằm "nhắc nhở" các nước đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không vận động các cường quốc khác với hy vọng gây sức ép lên Bắc Kinh.
Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh báo các nước Đông Nam Á không khiêu khích Trung Quốc bằng việc nhờ sức mạnh quân sự của Mỹ để giải quyết tranh chấp
"Có những nước nghĩ rằng nếu có thể cân bằng với Trung Quốc bằng sức mạnh quân sự của Mỹ, họ được tự do làm những gì họ muốn."
Bài xã luận của Nhân dân Nhật báo hôm thứ Tư nói tiếp: "Chúng ta không phủ nhận là một số nước châu Á có cảm giác bất an vì sự phát triển nhanh của Trung Quốc, nhất là sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ phá vỡ cân bằng do Mỹ cố duy trì."
"Nhưng châu Á ngày nay đã thay đổi...Không nước nào muốn trả lại tấm vé đi chuyến tàu cao tốc của sự phát triển kinh tế của Trung Quốc."
Nói chuyện với hãng tin Bloomberg, ông Huang Jing, giáo sư của Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng bài xã luận có thể ngụ ý rằng Bắc Kinh muốn thỏa hiệp với Asean về Biển Đông để ngăn sự can dự của Mỹ.
Đặc biệt, ông này ra giả thiết Trung Quốc có thể từ bỏ “đường 9 điểm” trên bản đồ (đường lưỡi bò).
Thay vào đó, Bắc Kinh sẽ nhấn mạnh chủ quyền ở khu vực quanh các bãi đá ngầm và bãi nước cạn nhằm xoa dịu Malaysia và Philippines.
Ông nói: "Trung Quốc biết họ không có căn cứ gì để đòi đường 9 điểm. Nếu Trung Quốc không nói rõ quan điểm, họ sẽ cho Mỹ có cớ hay lý do để can thiệp."
Nhắc nhở Tokyo?
Cùng ngày thứ Tư, tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói nước ông phản đối việc nước khác can thiệp vào vùng biển mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
"Trung Quốc cương quyết phản đối cố gắng của bất kỳ nước nào muốn can thiệp vấn đề Nam Hải dưới chiêu bài tự do đi lại."
Người phát ngôn quân đội Trung Quốc phát biểu một ngày sau khi Nhật Bản và Philippipnes ký thỏa thuận hợp tác hải quân.
Nhân chuyến thăm Tokyo của Tổng thống Philippines hôm 27/09, hai nước ra tuyên bố có nhắc về Biển Đông.
Thông cáo chung bằng tiếng Anh sau hội nghị nói: "Hai nhà lãnh đạo xác nhận Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) là tối quan trọng, vì nó kết nối thế giới và châu Á Thái Bình Dương, và rằng hòa bình cùng ổn định là lợi ích chung cho cộng đồng quốc tế."
Chen Qinghong, nhà nghiên cứu thuộc Viện Trung Quốc về Quan hệ Quốc tế Đương đại, nói Nhật Bản muốn dùng vấn đề Biển Đông để khiêu khích Trung Quốc sau khi vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nay đã thuộc về Trung Quốc.
Ông này cũng cho rằng Tokyo có ý đồ xen vào Biển Đông cũng là vì hy vọng sẽ mặc cả tốt hơn với Bắc Kinh quanh tranh chấp ở đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku).
Tuy nhiên, lời lẽ từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại có vẻ nhấn mạnh các góc độ khác với Bộ Quốc phòng.
Ngày 29/9, ở Bắc Kinh người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói "chẳng hề có câu hỏi về tự do hàng hải ở biển Nam Hải", hàm ý vùng biển này hoàn toàn an toàn để lưu thông.
Ông cũng nói: "Các nước trong và ngoài vùng biển đều là những bên hưởng lợi ích."
Phía Trung Quốc đáp lại quan điểm của Ngoại trưởng Nhật Yoshihiko Noda và Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III cùng nêu ra hôm thứ Ba rằng họ quan ngại về tự do hàng hải tại vùng biển này.
'Phát triển hòa bình'
Trong một bài bình luận khác, vừa ra hôm nay, Nhân dân Nhật báo nhấn mạnh Trung Quốc đi theo con đường "phát triển hòa bình".
Đề cập đến Biển Đông, tác giả Le Yucheng, ca ngợi nước ông đã "không lạm dụng ngôn ngữ hay sức mạnh quân sự" cho dù từ đầu năm nay, ông nói "một vài nước" đã có "tiểu xảo" để khiêu khích.
Tác giả bài viết, cũng là giám đốc Vụ Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhắc lại Trung Quốc đã mời Tổng thống Philippines Aquino đi thăm và tiến hành "trao đổi đa cấp với chính phủ Việt Nam để xây dựng hiểu biết và niềm tin giữa hai nước".
Đây không phải là lần đầu tiên báo chí chính thống của Trung Quốc đề nghị chính phủ làm rõ hơn các tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp.
Gần đây, bản tiếng Anh của People's Daily có đăng bài từ bản tiếng Hoa của báo Hoàn Cầu tại Trung Quốc, cho rằng các bên còn lại cũng cần nêu rõ vấn đề.
Theo tác giả Ding Gang thì sau khi kiểm mọi thông tin do cả Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc công bố, ông cũng chưa thể tìm thấy bằng chứng rằng vụ khai thác của Việt Nam "vi phạm lãnh hải của Trung Quốc", vì tất cả còn "rất mù mờ".
Bài báo cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ cùng công bố các bản đồ về các khu vực họ nóihttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/09/110929_china_south_china_sea.shtml
Việt Hà, phóng viên RFA
2011-09-29
Hồi đầu tháng 9, nhân kỷ niệm 90 năm thành lập đảng cộng sản Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc công bố bạch thư khẳng định lập trường của Trung Quốc muốn phát triển hòa bình.
Liệu điều này có ý nghĩa thế nào với thế giới nhất là khi những xung đột về quyền lợi và lãnh thổ vẫn đang tồn tại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng?
Nói một đằng làm một nẻo
Với bức bạch thư công bố hôm mùng 6 tháng 9 vừa qua, Trung Quốc khẳng định sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình, cam kết gìn giữ hòa bình thế giới và thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng chung của tất cả mọi quốc gia. Thế nhưng vẫn còn những nghi ngờ về mong muốn hòa bình này của Trung Quốc, đặc biệt là đối với các nước hiện đang có tranh chấp với Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Cựu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh hồi những năm 1970, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhận xét:
"Tôi nói là đừng vội nghe lời người Trung Quốc nói, hãy xem việc làm người ta làm, thường là họ nói một đằng làm một nẻo nên tôi không tin những lời trong bạch thư của Trung Quốc đâu vì tôi có kinh nghiệm rằng họ nói thì hữu nghị nhưng họ làm thì rất tai hại cho các đối tác."
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng bạch thư này chỉ nhằm mục đích trấn an lo ngại của thế giới về sự lớn mạnh của Trung Quốc mà thôi.
Trung Quốc hiện đang có tranh chấp về lãnh hải trên khu vực biển Đông với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Căng thẳng giữa Trung Quốc và hai nước Đông Nam Á là Việt Nam và Philippines xung quanh chủ quyền tại quần đảo Trường Sa ở biển Đông đã tăng cao trong những tháng đầu năm nay.
Tôi không tin những lời trong bạch thư của Trung Quốc đâu vì tôi có kinh nghiệm rằng họ nói thì hữu nghị nhưng họ làm thì rất tai hại cho các đối tác.
TT. Nguyễn Trọng Vĩnh
Tàu Trung Quốc trong các tháng 3, 5, và tháng 6 liên tục uy hiếp, cắt cáp các tàu thăm dò của Philippines và Việt Nam. Đó là chưa kể, từ nhiều năm nay, những ngư dân của hai nước này đánh bắt cá tại các khu vực tranh chấp gần quần đảo Trường Sa, và Hoàng Sa luôn bị tàu của Trung Quốc đe dọa, đuổi bắt. Nhận xét về những hành động này của Trung Quốc hồi đầu năm nay, giáo sư môn quan hệ quốc tế trường đại học De La Salle, Philippines, ông Renato Cruz de Castro nói:
"Nó cho thấy sự leo thang hơn nữa trong việc khẳng định sức mạnh trên biển của Trung Quốc. Trung Quốc đang muốn cho chúng ta thấy là họ là một cường quốc đang nổi lên và chúng ta phải tôn trọng cái gọi là quyền trên biển của họ cũng như sức mạnh trên biển của họ."
Gần đây nhất, hôm 24 tháng 9 vừa qua, hai tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đi tránh bão tại gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, đã bị tàu Trung Quốc xua đuổi.
Vì quyền lợi cốt lõi
Những nghi ngờ của thế giới về cam kết này của Trung Quốc cũng được phía Trung Quốc nhìn nhận. Chẳng vậy mà vào hôm 15 tháng 9 vừa qua, ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã có bài phát biểu tại Bắc Kinh về quan điểm hòa bình này của bạch thư. Ông trực tiếp đề cập đến sự nghi ngờ của cộng đồng thế giới về cam kết của Trung Quốc và phản ứng của các nước. Ông Đới Bỉnh Quốc khẳng định Trung Quốc sẽ giữ vững lời hứa hòa bình của mình. Ông nói:"Người dân Trung Quốc đã phải chịu đựng rất nhiều bởi xâm lược nước ngoài và chủ nghĩa thực dân. Qua chiến đấu gian khổ, khó khăn, người dân Trung Quốc cuối cùng đã giành được độc lập, và tự do. Vì vậy không có cách gì mà người Trung Quốc lại muốn người dân các nước khác cũng phải chịu đựng như mình. Lịch sử 5,000 năm của Trung Quốc đã khẳng định sự hòa hợp và hòa bình đầy giá trị này trong suy nghĩ của người Trung Quốc."
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc nói đến mong muốn chung sống hòa bình, hòa hợp với thế giới. Ngay từ năm 1997, Trung Quốc đã đưa ra ý tưởng mới về an ninh, trong đó có nói đến chủ trương không bắt nạt các nước khác, nhưng mọi sự đã thay đổi với các hành động được cho là hiếu chiến của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc học viện quốc phòng Úc cho biết:
"Từ năm 1997 khi Trung Quốc có ý tưởng mới về an ninh thì có nói là không sử dụng kiểu ngoại giao pháo hạm hay bắt nạt nước khác. Trung Quốc chỉ ra đó là cách hành xử của Mỹ. Trung Quốc cố gắng thuyết phục các nước ASEAN rằng Trung Quốc muốn chung sống hòa bình. Năm ngoái tất cả đã đảo ngược và chống lại Trung Quốc. Trung Quốc mất đi những nước ủng hộ mình trước kia và một lần nữa đặt ra vấn đề về sự đe dọa của Trung Quốc."
Ngay sau khi những xung đột trên khu vực biển Đông lên cao vào hồi đầu năm nay, Trung Quốc cũng vẫn một mực công khai khẳng định cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, tránh sử dụng mọi vũ lực. Thế giới nhìn nhận đây là những lời sáo rỗng. Giáo sư môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học La Trope, Úc, ông Nick Bisley nhận xét:
Tôi không nghĩ là trong ngắn và trung hạn Trung Quốc sẽ lùi bước khỏi các đòi hỏi về chủ quyền cứng rắn của mình đối với biển.
Ô. Nick Bisley
"Những lời văn hoa mà Trung Quốc đưa ra là hòa bình và sống trong hòa hợp thì hiện chủ yếu vẫn chỉ là văn hoa mà thôi. Thực tế phải nói đến chính sách mà họ theo đuổi để đạt được mục đích này thì lại gây hậu quả cho những nước khác.
Tôi nghĩ họ biết những điều này nhưng họ lờ đi những hậu quả mà họ gây ra trong các hành động đối với Việt Nam và Philippines. Đối với Trung Quốc đây là một quyền lợi cốt lõi và họ sẽ không từ bỏ quyền lợi này. Tôi không nghĩ là trong ngắn và trung hạn Trung Quốc sẽ lùi bước khỏi các đòi hỏi về chủ quyền cứng rắn của mình đối với biển Đông."
Trung Quốc cũng đã từng gọi biển Đông là quyền lợi cốt lõi của mình tương tự như Tây Tạng và Đài Loan. Và tất nhiên trong bạch thư của mình, Trung Quốc cũng không quên khẳng định quyền lợi cốt lõi trong chủ quyền an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Không chỉ có tranh chấp với các các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hiện Trung Quốc cũng đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Vào hồi đầu tháng 8, Nhật bản công bố sách trắng quốc phòng năm 2011, trong đó bày tỏ những quan ngại trước sự gia tăng các hoạt động hải quân của Trung Quốc. Sách cũng viết rằng khi giải quyết các vấn đề xung đột lợi ích với các nước láng giềng bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc luôn sử dụng cách bắt ép nước khác, gây lo ngại về đường lối chính sách trong tương lai của Bắc Kinh.
Láng giềng lâu năm
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có tranh chấp trên biên giới đất liền và biển Ấn Độ Dương với một quốc gia láng giềng lâu năm khác là Ấn Độ. Gần đây nhất, vào hồi đầu tháng 9, Trung Quốc đã lên tiếng chính thức yêu cầu công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC phải ngưng việc thăm dò dầu khí tại hai lô dầu khí ngoài khơi miền Trung Việt Nam.Phó đề đốc hải quân Ấn Độ Uday Bhaskar cho rằng những hành động trên thực tế của Trung Quốc đang gây phản ứng lo ngại từ các nước láng giềng:
"Theo tôi thì Trung Quốc biết được những phản ứng gì sẽ đến từ những nước láng giềng. Các anh cứ nói về sự lớn mạnh hòa bình nhưng các nước láng giềng không tin anh. Liệu láng giềng lo lắng về anh hay không khi việc anh làm đi ngược lại điều anh nói về sự lớn mạnh hòa bình. Sự lớn mạnh của Trung Quốc tạo lo ngại cho khu vực."
Vậy cam kết phát triển hòa bình trong bạch thư lần này có phải là một lời sáo rỗng giống như những lời tuyên bố trước đây của Trung Quốc? Người đại diện chính phủ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc nói:
Trung Quốc đang muốn cho chúng ta thấy là họ là một cường quốc đang nổi lên và chúng ta phải tôn trọng cái gọi là quyền trên biển của họ cũng như sức mạnh trên biển của họ.
Ô. Cruz de Castro
"Câu trả lời là không. Phát triển hòa bình là một cam kết mạnh mẽ của đảng cộng sản Trung Quốc, nhà nước và người dân Trung Quốc. Nó cho thấy chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc cũng như chiến lược phát triển quốc gia, được biến thành hành động cụ thể. Phát triển hòa bình có nghĩa là về đối nội Trung Quốc tìm kiếm sự hòa hợp và phát triển, về đối ngoại Trung Quốc theo đuổi hòa bình và hợp tác."
Sau khi bạch thư được công bố, một đại diện thuộc đảng cầm quyền tại Đài Loan nói với báo giới nước này rằng những gì đưa ra trong bạch thư hoàn toàn chẳng có gì mới. Điều mà thế giới quan tâm nhất lúc này là liệu Trung Quốc có thể làm gì để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông đúng như những gì được đưa ra trong bạch thư.
No comments:
Post a Comment