Cái chết Gaddafi cảnh tỉnh những kẻ độc tài
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-10-25
Hôm thứ Năm tuần rồi, nhà độc tài Moammar Gaddafi đã tử thương sau 42 năm cai trị độc đoán tại xứ Libya khá phong phú dầu hỏa ở Bắc Phi.
Lịch sử sang trang
Phản ứng trước tin này, blogger Song Hà bày tỏ tâm trạng rằng:
Bỗng nghe tin sét đánh ngang
Ga-fi đang sống, chuyển sang từ trần.
Còn blogger Trần Mạnh Hảo cũng xúc cảnh thành mấy vần thơ qua bài “Gaddafi - Giờ của độc tài đã điểm”:
Lịch sử sẽ móc hết bọn độc tài lên từ miệng cống
Chủ nghĩa bạo tàn cùng số phận Gaddafi
Khi người dân dám hi sinh vì tự do hằng sống
Bão nhân quyền… cuốn cả lục địa trôi theo…
Theo tác giả Việt Hoàng qua bài “Cái chết của một nhà độc tài” được nhiều trang nhật ký trên mạng phổ biến, thì tuy cái chết của ông Gaddafi vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng có lẽ nó mang lại nhiều điều hay hơn là điều dở, vì diễn tiến đó kết thúc một trang sử buồn và kinh hoàng đối với người dân Libya, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới hứa hẹn mang lại một thể chế tự do, dân chủ cho một dân tộc vốn đang ăn mừng trước triển vọng ấy. Tác giả cho biết tiếp:
"Mùa xuân Ả Rập vẫn đang còn tiếp diễn ở Yemen và Sirya, hy vọng những gì xảy ra ở Libya sẽ là bài học cảnh tỉnh những kẻ độc tài như Bashar al-Assad hay Ali Abdullah Saleh và những kẻ độc tài khác trên thế giới. Bài học dành cho những kẻ độc tài đó là: Hãy biết lắng nghe nguyện vọng của người dân. Hãy biết thay đổi trước khi quá trễ. "
Blogger Bùi Tín nhân dịp này cũng không quên mô tả tình cảnh bi đát của “người hùng một thời Gaddafi”, đã phải bỏ cả thủ đô Tripoli, Quảng Trường Xanh lịch sử, bỏ lâu đài cung điện, cho vợ, con gái chạy trốn trước để ông ta cùng mấy người con trai và thuộc hạ thân tín lẩn trốn ở “ngõ cụt” Sirte – sinh quán của ông ta, để rồi chết thảm và chết nhục sau khi bị quân nổi dậy kéo ra từ một ống cống, giưã lúc “con chó điên bên bờ Địa Trung Hải” Gaddafi bị Toà án Hình sự Quốc tế ở La Haye phát lệnh truy tố, truy nã, bị Cảnh sát Quốc tế Interopol truy nã về tội diệt chủng. Nhưng, theo blogger Bùi Tín, lại có một tiếng nói “hùng hồn” bênh vực cho Gaddafi:
Bài học dành cho những kẻ độc tài đó là: Hãy biết lắng nghe nguyện vọng của người dân. Hãy biết thay đổi trước khi quá trễ.
Tác giả Việt Hoàng
"Đó là một nhà báo khá nổi ở Hà Nội - Việt Nam, tên là Nguyễn Như Phong hiện là tổng biên tập của tờ báo Năng Lượng Mới, cơ quan ngôn luận của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, một tập đoàn kinh tế quốc doanh vào loại lớn nhất. Cũng cần nói nhà báo Nguyễn Như Phong vốn là đại tá công an, từng là phó tổng biên tập báo An ninh thế giới, cơ quan ngôn luận của bộ Công an, thôi việc của ngành này từ gần mười năm nay...
Trên tờ báo mạng Năng Lượng Mới, vừa có bài viết công phu, phải nói là tâm huyết, có đầu đề “Sự thật về Libya và Gadhafi”. Bài báo bác bỏ những ai đã chụp mũ và vu cáo ông Gadhafi là một nhà độc tài quân sự, trong khi sự thật ông ta là một nhà dân chủ, lại là một nhà dân chủ chân chính và sáng tạo, thực hiện “một nền dân chủ cao, một nền dân chủ trực tiếp, dân chủ của nhân dân”,...một nhà nước phúc lợi, một nhà nước không quan liêu...Bài báo cho rằng Libya đã đi đầu xây dựng một nhà nước mới, với những chính sách tiến bộ mà nhân dân các nước khác trên thế giới nên mơ ước...
Vẫn chưa hết, bài báo của người coi Gadhafi là thần tượng còn lên án các nước liên minh ủng hộ mạnh mẽ cuộc nổi dậy của nhân dân Libya như Pháp, Anh, Ý, Hoa Kỳ…là những tên đế quốc phản bạn, “mưu đồ ăn cướp nguồn dầu mỏ, vàng và tiền bạc của nhân dân Lybia, lại còn truy sát nhà lãnh đạo quý yêu Gadhafi của họ”.
Thần tượng của ai?
Blogger Bùi Tín lưu ý rằng báo mạng Năng Lượng Mới thuộc “lề phải” của đảng và nhà nước đã tôn vinh Gaddafi lên chót vót như vậy trong khi không có một tờ báo chính thức nào phê phán hay phủ định những ý kiến ấy của quan chức Nguyễn Như Phong. Nên blogger Bùi Tín nêu lên nghi vấn rằng “Phải chăng đó là một thông điệp an ủi và tiếp sức hiếm hoi, quý giá của nhóm lãnh đạo độc đảng Hà Nội muốn nhắn gửỉ ông bạn vàng - đồng chí Moammar Gadhafi của họ ?”
"Hơn 42 năm qua, từ buổi cướp được chính quyền cho đến phút cuối cùng, Muammar-Gaddafi đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp xây dựng chế độ độc tài ở Libya và trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời gây oan nghiệt, gây gian khổ hy sinh vô cùng lố bịch và phong phú...Và Người đã hy sinh anh dũng dưới ống cống...Gaddafi là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện chế độ cộng sản độc tài, là người xây dựng chế độ độc tài mang tên nước Libya Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Ả Rập Jamahiriya, là người cha thân yêu của lực lượng vũ trang cận vệ bảo vệ gia đình Gaddafi.
Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Libya đoàn kết một lòng, chiến đấu hung hãn, viết nên những trang sử ô nhục nhất của Tổ quốc Libya...Lúc còn sống, Người dành tất cả lòng hiền từ ấm áp cho đám vệ sĩ trinh nữ và đám tay sai, công an, cảnh sát, những kẻ đánh thuê, quan chức... nịnh hót. Khi mất đi, Người còn “để lại muôn vàn tai họa cho toàn dân, toàn đất nước, giết toàn thể tù binh, mang đi tiền của, bạc vàng”.
Hơn 42 năm qua, từ buổi cướp được chính quyền cho đến phút cuối cùng, Muammar-Gaddafi đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp xây dựng chế độ độc tài ở Libya và trên thế giới.
TBT Nguyễn Như Phong
Gaddafi – “vua của các vì vua” như một số lãnh tụ Phi Châu tán dương hồi năm 2008 đã phải “kêu gọi người dân Libya, tất cả thanh niên nam nữ, xuống phố và quảng trường” để ủng hộ ông ta sau khi quyền lực bị lung lay, đồng thời ra lệnh bắn thẳng vào đoàn người biểu tình, gây tử vong hàng ngàn người. Blogger Song Hà chua chát:
"Cả cuộc đời vĩ đại của Gaddafi là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí bảo thủ hám lợi kiên cường, tinh thần độc tài độc đoán, coi nhân dân là cỏ rác, đạo đức suy đồi, tác phong kệch cỡm và xa hoa. Gaddafi dạy chúng ta bài học phải tuyên truyền là Đảng ta trong sạch, phải mị dân rằng Đảng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân...Gaddafi đã toi đời! Nhưng Người để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là thời đại Gaddafi, thời đại bi thảm nhất trong lịch sử đau thương của dân tộc Libya...
Vĩnh biệt chúng ta, Gaddafi có để lại cho Đảng ta, cho toàn thể đồng bào một bản Di chúc lịch sử: “Đừng bắn”. Đó là những lời căn dặn cuối cùng của Người, là những tình cảm và niềm tin của Người đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau."
Sau khi nghe “bọn phản nghịch” nó truy Gaddafi đến “tận ổ” ở quê nhà, khiến ông phải chui xuống cống trốn nhưng vẫn không thoát nạn, thì cái chết nhục và tức tưởi đó làm “mủi lòng” blogger Nguyễn Đình Đông đến độ tác giả liên tưởng đến quê hương VN và nêu lên câu hỏi rằng “ Khi nào thì VN sẽ là Libya thứ hai?”.
Bài học cho VN
Sau khi bày tỏ thương, hận rồi cảm ơn Gaddafi, tác giả “thú nhận” từng “thần tượng” “người hùng” Bắc Phi của thế kỷ 20 này khi ở tuổi 27 đã bắt đầu một sự nghiệp “oanh liệt” sau khi thành công trong cuộc đảo chánh không đổ máu và rồi cai trị bằng bàn tay sắt, “ từng hiên ngang thách thức cả thế giới phương Tây hùng mạnh, từng có trong tay quyền lực tuyệt đối, tài sản nhiều nhiều tỉ đô la, và thật ngưỡng mộ, có cả một đội nữ vệ sĩ đa quốc gia 40 cô gái còn trinh, xinh đẹp, giỏi võ giỏi bắn súng và chắc là sẽ giỏi nhiều thứ khác...”. Tác giả mô tả:
Tất cả những gì ông làm họ đều ca ngợi hết lời, ông tài trợ khủng bố thì họ gọi ông đang “ủng hộ phong trào du kích cánh tả”, ông đặt bom máy bay chở khách họ thầm thì “Gaddafi đang tấn công chủ nghĩa tư bản”. Nói chung, ông luôn làm việc tốt cả, riêng chuyện lối sống, đời tư của ông thì họ làm lơ hoặc nói chiếu lệ, hoặc họ bảo đó là phong tục nhà ông, hoặc họ bảo “bọn phản động bôi nhọ” ông."
Tác giả nhân tiện lưu ý rằng “phàm bất cứ cái gì mới rồi cũng sẽ cũ, sẽ hỏng”. Đại tá Gaddafi oanh liệt ngay từ năm 27 tuổi đã “hỏng dần, hư dần” theo thời gian tham quyền cố vị - tới tận màn chót – khiến kẻ từng một thời oanh liệt ấy bị kéo lê xác không đủ y phục che thân trên đường phố như một con vật. Tác giả “Khi nào thì VN sẽ là Libya thứ hai” cho rằng tình cảnh ấy “đáng buồn lắm chứ”:
"Tôi còn buồn hơn, và cũng có hận ông nữa, vì đã có thời người của chúng tôi hay lấy ông ra học tập, nhất là chuyện ngồi lâu. Tất nhiên, chuyện ngồi lâu trên thế giới chẳng riêng gì ông, ngay cả ông Putin, một ngôi sao nước Nga cũng đang định “ngồi lâu”, khiến cho các quan chức nước tôi được dịp“đấy, nhìn Putin kìa!”. Nhưng tôi giận ông là vì chuyện khác.
Ông là người sống lâu, ông thừa biết kết cục nào dành cho mình nhưng ông không muốn ra đi êm thấm, sợ bị cười, bị nhục. Vâng, ông cứ việc. Thế nhưng tại sao trong lúc gần chết rồi, ông lại muốn lôi chúng tôi vào chuyện của ông? Chúng tôi đã khốn khổ khốn nạn với những “người bạn cùng chiến hào” của ông rồi. Vậy mà hồi tháng Ba, ông còn tuyên bố: Libya sẽ là một Việt Nam thứ hai ! Thế thì chết chúng tôi rồi còn gì ?
... cũng cám ơn ông, cái chết của ông làm nhiều kẻ ngu muội bên chúng tôi, và cả tôi, tỉnh ngộ. Giờ thì, học tập cách nói của ông, bên tôi người ta hỏi nhau: Khi nào thì Việt Nam sẽ là Libya thứ hai?
Blogger Nguyễn Đình Đông
Ông hô lên như thế, bên chúng tôi người ta đáp lễ, lên tiếng ca ngợi ông, bênh vực ông, ví dụ tờ báo dầu mỡ của ông Nguyễn Như Phong. Hôm nay, Báo Đất Việt vẫn : ‘Gaddafi anh hùng đến lúc chết’! Thậm chí có cái comment kia hồi tháng 8 : Tinh thần Gaddafi bất diệt! Vậy thì, cũng cám ơn ông, cái chết của ông làm nhiều kẻ ngu muội bên chúng tôi, và cả tôi, tỉnh ngộ. Giờ thì, học tập cách nói của ông, bên tôi người ta hỏi nhau: Khi nào thì Việt Nam sẽ là Libya thứ hai?"
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gfi-dead-when-will-vn-be-next-tq-10252011174916.html
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-10-26
Trong khi thể chế độc tài “trường phái Thế kỷ 20” của Gaddafi sụp đổ thì những chế độc độc tài “kiểu Thế kỷ 21”, trong đó có VN, đang ra sức duy trì sự sống còn qua một phương cách tinh vi hơn.
Cai trị kiểu thế kỷ 21
Tính cho tới giờ thì Phong trào Cách mạng Ả Rập đã loại 3 nhà độc tài là Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia, Hosni Mubarak của Ai Cập và, mới đây, Moammar Gaddafi của Libya. Từ Maxcơva, nhà báo Nguyễn Minh Cần nhận xét:
"Đối với nhân dân Ả Rập thì tôi thấy cái chết của Gaddafi là một hình thức chấp cánh cho phong trào đòi thay đổi của nhân dân Ả Rập, và càng chấp cánh cho phong trào đòi quét sạch những chế độ độc tài Ả Rập. Do đó tôi nghĩ chúng ta cần phải hoan nghênh việc kết thúc chế độ độc tài ở Libya."
Nói tới thể chế độc tài, tờ Washington Post số hôm Chủ Nhật vừa rồi có bài tựa đề tạm hiểu là “Giai đoạn cáo chung của một kẻ độc tài”, qua đó, ký giả William J. Dobson đề cập đến di sản của Gaddafi, một trong những nhà độc tài sau cùng thuộc “trường phái cũ” của thế kỷ 20, với cung cách lập dị, với lối cai trị tàn bạo đẫm máu, với nhà nước cảnh sát trị bất dung mọi bất đồng chính kiến, bóp nghẹt tự do báo chí, xã hội dân sự, củng cố bộ máy an ninh dầy đặc có số nhân viên chiếm tới 20% dân số Libya...
Theo bài báo thì một thời gian lâu trước khi diễn ra Muà Xuân Ả Rập, trước khi cái xác của nhà lãnh đạo Gaddafi từng ví như “con chó điên bên bờ Địa Trung Hải” bị kéo lê trên đường trước khi đưa lên xe cứu thương, thì lối cai trị độc tài của Gaddafi tương phản với cách cai trị của những lãnh đạo hay giới lãnh đạo chuyên chế Thế kỷ 21 – dù ở châu Mỹ La Tinh, châu Âu hay châu Á: Những nhà độc tài tinh ranh ấy ý thức kiểu độc tài của Gaddafi gây quá nhiều tốn kém và lắm rủi ro, nên quay sang dùng bình phong dân chủ để che giấu hành động chuyên chế.
Đối với nhân dân Ả Rập thì tôi thấy cái chết của Gaddafi là một hình thức chấp cánh cho phong trào đòi thay đổi của nhân dân Ả Rập, và càng chấp cánh cho phong trào đòi quét sạch những chế độ độc tài Ả Rập.
Ô. Nguyễn Minh Cần
Bài báo viện dẫn trường hợp ông Vladimir Putin ở Nga không “bám trụ” mãi ở Điện Kremlin, mà chấp hành Hiến pháp là chỉ làm tổng thống 2 nhiệm kỳ thôi, rồi chọn thuộc cấp thân tín thay thế để thực hiện kế hoạch quay lại Điện Kremlin nắm quyền lực tuyệt đối như cũ – và dài lâu.
Hay trường hợp ông Hugo Chavez ở Venezuela bên châu Mỹ La Tinh cũng bày ra những cuộc tranh cử rầm rộ của nhiều chính đảng nhưng cùng phe thân tín hình thành phương cách khống chế tiến trình bầu phiếu để kết quả sau cùng có lợi cho ông ta.
Hoặc đảng CSTQ, dù đàn áp bất đồng chính kiến, tự do, dân chủ, nhưng cũng bề ngoài nới lỏng phần nào “bàn tay sắt” cho có tự do cá nhân, cho việc cải thiện sinh kế của người dân.
Những hình thức “cai trị kiểu thế kỷ 21” đó của giới lãnh đạo độc đoán hiện nay tương phản với nền độc tài kiểu cũ thời thế kỷ 20 của Gaddafi bắt nguồn từ việc họ ý thức cái giá quá đắc của chủ trương chuyên chế thuần tuý. Và cái bình phong dân chủ như vừa nói với những phương cách tinh vi vẫn giúp họ đạt được mục tiêu tối hậu là sự sống còn của chế độ độc tài – khác với nhà nước công an trị hoang tưởng, độc đoán của Gaddafi, và cả thể chế bốc đồng, khép kín Kim Jong-il ở Bắc Hàn.
Tức nước vỡ bờ
Về lối cai trị độc tài nhưng núp dưới bình phong dân chủ ấy, nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Mascơva nhận xét như sau:
Vẫn theo nhà báo Nguyễn Minh Cần, thì sự khôn khéo đó của CNXH ở TQ và VN bắt nguồn từ sự “run sợ’ của giới cầm quyền về số phận bi thảm như Gaddafi có thể xãy đến cho chính họ, một ngày nào đó:
"Riêng về Tổng thống Hugo Chavez của xứ Venezuela thì ông này coi việc lãnh đạo độc tài Gaddafi chết như một hình thức “tử đạo”.
Đây là thái độ rất trâng tráo. Riêng các nước có chế độc độc tài như TQ, VN, thì chúng ta thấy TQ có phản ứng khôn khéo hơn, nhưng vẫn không che giấu được sự sợ hãi. Riêng VN thì tỏ ra chậm chạp, hầu như không muốn lên tiếng. Điều này chứng tỏ rằng những người lãnh đạo VN run sợ trước cái chết của Gaddafi, và thấy rằng nếu không thay đổi thì tương lai của mình cũng sẽ có một kết thúc như vậy."
Nhà báo Nguyễn Minh Cần nhân tiện lưu ý rằng cái chết của Gaddafi vưà qua là một cảnh báo rất nghiêm trọng cho những ai còn muốn duy trì đường lối độc tài của mình:
"Theo tôi thì điều đó cảnh báo những nhà lãnh đạo chuyên chế, những nước hiện còn chế độ độc tài nên suy nghĩ. Vừa qua chúng ta thấy phản ứng của những nhà lãnh đạo trên thế giới rất rõ ràng là đại đa số đều tán đồng việc làm của cuộc cách mạng ở Libya nổi dậy đánh đổ chế độ độc tài Gaddafi."
Lên tiếng với phóng viên Ỷ Lan của Đài ACTD, từ Saigòn, Đại Lão Hoà Thượng Thích Quang Độ, Tăng Thống GHPGVNTT, cũng lưu ý nhà cầm quyền VN đừng coi thường người dân:
"Tình trạng Libya mới đây thôi, dân tộc Libya chịu khổ, bị áp bức đoạ dày dưới sự thống trị của Gaddafi tới 42 năm trời. Họ đã nói nhiều mà nhà nước không đếm xiả tới. Cho đến cùng thì họ không nói bằng lời nữa mà họ xuống đường. Cho nên tôi nói với các nhà lãnh đạo VN là phải coi chừng, đừng coi thường người dân. Dân hiền thì rất hiền, những khi đã nổi cơn giận lên thì không có gì cản nỗi. Cái chết họ không sợ thì còn sợ gì ? Súng đạn họ cũng không sợ nữa. Cứ trông gương ở Tunisia, Ai Cập và Libya.
Dù độc tài của chế độ tư bản hay độc tài cộng sản đều có đặc tính chung là đàn áp, áp bức và bóc lột người dân đến cùng cực, làm cho lòng dân uất ức hoặc âm ỉ, mà đến lúc nào đó, tất yếu họ sẽ đứng lên lật đổ.
GS Nguyễn Thanh Giang
Từ VN, GS Nguyễn Thanh Giang cũng lưu ý rằng chế độ độc tài nào – dù CS hay tư bản – sẽ làm cho lòng dân oán giận để sau cùng rồi họ đứng lên lật đổ giới lãnh đạo độc tài:
"Dù độc tài của chế độ tư bản hay độc tài cộng sản đều có đặc tính chung là đàn áp, áp bức và bóc lột người dân đến cùng cực, làm cho lòng dân uất ức hoặc âm ỉ, mà đến lúc nào đó, tất yếu họ sẽ đứng lên lật đổ."
Trong bối cảnh như vậy, có lẽ những người lãnh đạo VN, nếu thức thời, cần phải lắng nghe tiếng nói của những nhà dân chủ, những người yêu nước vốn đang ra sức bày tỏ nguyện vọng, ý chí của mình là muốn có một chế độ tự do, dân chủ và nhân quyền, muốn có 1 chế độ mà trong đó xã hội dân sự phải được tôn trọng, đất nước hướng tới con đường văn minh, và nhất là tạo điều kiện cho sự đoàn kết toàn dân để đối phó với nguy cơ mất nước, vì TQ tiếp tục mạnh mẽ hơn bao giờ hết mộng bành trướng bá quyền Đông Nam Á, qua đó, VN là nạn nhân trước tiên.
Theo dòng thời sự:
- Đất nước có đang lâm nguy?
- Đảng chọn dân hay chọn Trung Quốc?
- Từ “Chiếm phố Wall” đến “Biểu tình ở Việt Nam”
Bản tin của GMA News Online hôm nay tường trình về phản ứng của ông Del Rosario về bài xã luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc hôm qua, tố cáo các nước như Việt Nam và Philippine là “lợi dụng lập trường ngoại giao mềm mỏng của Trung Quốc để thúc đẩy chương trình nghị sự của họ”.
Tưởng cũng cần nhắc rằng bài xã luận hôm qua cảnh báo các nước tranh chấp với Trung Quốc hãy “chuẩn bị nghe tiếng đại bác” và đe dọa hành động quân sự có thể xảy ra, nếu tình hình đòi hỏi.
Trong khi đó, một bài xã luận đăng trên tờ The New York Times hôm qua, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, đang công du Châu Á, nói ông chứng kiến một khu vực đang ngày càng lo âu hơn về tương lai.
Theo tờ The New York Times, mối lo âu lớn nhất tại Á Châu, không chỉ là khả năng quân sự liên tục tăng cường của Trung Quốc, mà là những đường lối của Trung Quốc trong việc sử dụng các khả năng quân sự mới thủ đắc.
Việc tăng cường các hoạt động của lực lượng hải quân Trung Quốc trên khắp khu vực Biển Nam Trung Hoa, nơi có nhiều tuyến hàng hải quan trọng, đã gây nhiều lo ngại.
Trong khi tại vùng Biển phía Đông Trung Quốc, nơi cả Hoa Kỳ lẫn Nhật bản duy trì các lực lượng hải quân đáng kể, các hoạt động của hải quân Trung Quốc về phần lớn tỏ ra hạn chế hơn.
Tờ báo nói rằng liệu các cuộc tranh chấp có vuột khỏi tầm kiểm soát hay không, tùy thuộc vào những hành động của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong tương lai, và tình hình bất an tại các vùng biển này nêu bật vai trò mà Hoa Kỳ tiếp tục đóng trong việc duy trì tính ổn định trong khu vực.
Nguồn: GMA News online, The New York Times
Tin liên hệ
Tập đoàn ExxonMobil của Hoa Kỳ loan báo đã tìm thấy dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam, gần đường yêu sách chủ quyền chín đoạn của Trung Quốc.
Báo Wall Street Journal (WSJ) trong bản tin gửi từ Houston, Texas, nơi Exxon Mobil đặt đại bản doanh, cho hay hãng này đã tìm thấy dầu sau mũi khoan thứ hai hồi tháng Tám ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
Mũi khoan đầu tiên đã được thực hiện hồi tháng Tư nhưng không có kết quả.
WSJ dẫn lời một người phát ngôn của Exxon nói hôm thứ Ba 25/10 rằng các thông số thu được từ giếng khoan số hai nằm trong lô 119 ngoài khơi Đà Nẵng đã được chuyển đi phân tích tiếp.
Lô 119 nằm ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, thuộc vùng biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam, rất gần đường chín đoạn mà Trung Quốc lập ra để đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Đường yêu sách này còn được gọi là đường 'lưỡi bò', bao quanh tới 80% diện tích Biển Đông.
Thông tin mới loan ra mang tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ trong lĩnh vực dầu khí mà còn trong khía cạnh khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại khu vực.
Nó cũng cho thấy thái độ mạnh bạo của công ty Hoa Kỳ trong việc tiếp tục theo đuổi các dự án làm ăn với Việt Nam cho dù bị áp lực từ Trung Quốc.
Hồi tháng 7/2008, Trung Quốc đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn. Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án.
Trữ lượng dầu khí
WSJ nhận xét rằng nếu lượng dầu khí mà ExxonMobil tìm thấy quả thực có khả năng thương mại, thì đây là tin mừng cho Việt Nam, quốc gia trông chờ nhiều vào thu nhập từ dầu thô.
Tờ báo này nói đa số các mỏ dầu mà Việt Nam đang khai thác đều đã quá lâu năm và khó có thể thỏa mãn nhu cầu năng lượng và xuất khẩu ngày càng tăng.
Việt Nam đang là nước sản xuất dầu thô lớn thứ ba Đông Nam Á.
Tuy nhiên giới phân tích nói cần phải chờ xem trữ lượng tiềm năng của giếng khoan này là bao nhiêu.
WSJ dẫn lời phân tích gia Phil Weiss từ công ty Argus Research nói: "Khó có thể bình luận tầm quan trọng của phát hiện mới này khi chúng ta chưa biết trữ lượng, nhưng chắc chắn đây là tin tốt đối với Exxon vì khu vực khoan dầu được nhiều người cho là giàu tiềm năng".
Nhiều công ty nước ngoài đã tìm thấy dầu tại khu vực này, như Petroliam Nasional Bhd. của Malaysia, Premier Oil Plc. của Anh, Gazprom OAO của Nga và Total SA của Pháp.
Giếng khoan của ExxonMobil ở lô 119, nếu nhìn trên bản đồ trực tuyến mà chính Trung Quốc đưa ra, nằm hoàn toàn trên thềm lục địa của Việt Nam, nhưng cận kề một trong chín đoạn của 'đường lưỡi bò'.
Gần lô 119 là lô 120, mà Công ty thăm dò - khai thác dầu khí Neon Energy của Úc đã cùng đối tác Việt Nam thăm dò địa chấn hồi tháng 5 năm ngoái.
Lúc đó phía Việt Nam đã phải cử tàu hải quân ra hộ tống công việc thăm dò của Neon vì sợ phản ứng của Trung Quốc.
Ngoài lô 119, ExxonMobil còn có dự án thăm dò ở hai lô kế cận là 117 và 118, đều nằm trong vùng thềm lục địa miền Trung Việt Nam.
Tiềm năng dầu khí nếu được chứng thực ở các lô trên thềm lục địa Việt Nam có khả năng sẽ làm tranh chấp chủ quyền tại khu vực thêm gay gắt.
Bằng nhiều cách, Trung Quốc đã gây áp lực buộc nhiều công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam phải rút lui.
Thế nhưng trong khi các hãng dầu như BP của Anh chấp nhận ngừng dự án, thì các công ty Mỹ, được tin là có hậu thuẫn của Washington, giữ thái độ kiên quyết hơn.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/10/111026_exxon_oil.shtml
No comments:
Post a Comment