Thơ Nguyễn Bính viết ở Huế
Vâng. Thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966) viết ở Huế, trong đó có thơ viết về Huế và thơ viết về những nơi khác.
Tôi chưa được biết, lâu nay, trên sách báo ở Huế và các địa phương từ bắc đến nam đã có ai đề cập chuyện này chưa. Nếu chưa thì thật tiếc, và tôi sẽ là người đầu tiên được làm việc này. Còn nếu đã có ai viết rồi thì tôi vẫn cứ viết, vì như thế chứng tỏ chúng tôi đã đồng cảm, đã tâm đắc về cùng một hiện tượng, và chắc chắn là chúng tôi viết khác nhau.
Cho đến nay, không có tư liệu nào cho biết thật đích xác Nguyễn Bính đã đến Huế mấy lần.
Theo một số nhà văn kể lại, và căn cứ vào năm tháng ghi dưới một số bài thơ, thì thấy Nguyễn Bính có thể mới đến Huế một lần, vào cuối năm 1941 và ở đó đến năm 1942. Nguyễn Bính từ Hà Nội đến đây cùng hai nhà văn Tô Hoài và Vũ Trọng Can. Sau đó, Tô Hoài trở về Hà Nội, Vũ Trọng Can viết thư mời nhà thơ Yến Lan đến Huế diễn kịch với ông và Nguyễn Bính.
Nhà văn Tô Hoài kể: “Quãng những năm 1940 (đúng ra phải viết những năm 40- H.D), đói rách cả rồi, ở lại Hà Nội ăn bám anh em mãi không còn được, đành phải kéo nhau đi kiếm ăn nơi xa xôi. Lúc đầu đi ba người: Nguyễn Bính, Vũ Trọng Can và tôi.. Ghé xuống Thanh Hóa trước tiên... Vào Huế cũng sống vật vờ như ở Thanh... Chúng tôi ở yên chùa Trúc Lâm( Huế) có đến hàng tháng”. Nhà thơ Yến Lan thì viết: “Một hôm tôi nhận được thư của Vũ Trọng Can...
Thư này viết từ Huế... Tôi đến Huế vào khoảng hơn 8 giờ tối. Cả “ban kịch” đều ra đón, gồm có Nguyễn Bính, Vũ Trọng Can và một chàng thanh niên... Nguyễn Bính tả và kể ra những em Đào, em Lý, cô Mừng, cô Thương với khá nhiều thiếu nữ, thiếu phụ mà anh gặp và quen trên các nẻo đường phố của Huế...”.
Còn những tháng năm Nguyễn Bính ghi dưới các bài thơ viết ở Huế là 1941, 8-1941, 29-9-1941, tháng Chạp năm Ngọ (1942). Như vậy có thể Nguyễn Bính ở Huế đến hơn một năm. Không biết trong thời gian đó ông có đi nơi nào, rồi trở lại, hay là liên tục ở Huế. Dẫu sao, có điều chắc là Nguyễn Bính ở Huế khá lâu, lâu đến có lúc ông phải than thở, trong bài Giời mưa ở Huế:
Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh
Để rồi nằm mốc ở nơi đây!
Và, nếu tôi không lầm, trong những ngày sống ở Huế ấy, Nguyễn Bính đã viết mười ba bài thơ, gửi đăng các báo, về sau in trong tập Mười hai bến nước (1942) mười hai bài (trừ bài Oan nghiệt), cùng với hai bài viết ở nơi khác nữa.
Không biết, có phải người nhận định sớm nhất đối với những bài thơ viết về Huế là nhà phê bình Hoài Thanh (và Hoài Chân) không? Trong quyển Thi nhân Việt (1932- 1941), Hoài Thanh viết: “Huế đẹp, Huế nên thơ. Ai chẳng nói thế? Ai chẳng thấy thế? Nhưng sao hình ảnh Huế trong thi ca lại tầm thường thế? Có lẽ cảnh Huế quá huyền diệu, quá mơ màng không biết tả thế nào cho thoát sáo. Cũng có lẽ ngắm cảnh Huế, người ta khó tránh được cái buồn vơ vẩn, nó là khí vị riêng của xứ này và lòng người ta không đủ thản nhiên để ghi lấy hình sắc riêng của mỗi vật.
Kể có ít câu của Thu Hồng và hai câu này của Quỳnh Dao cũng được:
Một hôm tôn nữ cười trong nón
Sông mở lòng ra đón bóng yêu.
Nhưng tả cảnh Huế chưa ai bằng Trân... lần thứ nhất những vẻ đẹp xứ này được diễn ra thơ”.
Đoạn văn trên, Hoài Thanh viết vào tháng 10-1941, lúc ấy ông chưa đọc những bài thơ viết về Huế của Nguyễn Bính. Nếu đã đọc, tôi tin là ông sẽ viết khác.
Ấn tượng từ những bài thơ viết về Huế của Nguyễn Bính cho tôi thấy: “hình ảnh Huế trong thi ca” không hề “tầm thường, không hề “sáo” một tí nào, và chưa nhà thơ nào có nhiều thơ viết về Huế hay và hiện đại như Nguyễn Bính, cho dù đó là cái hay mà tâm trạng buồn đóng vai trò chủ đạo.
Thật vậy. Nếu như yếu tố cơ bản của thơ là tình cảm, và tình cảm ấy phải đi được từ trái tim nhà thơ đến trái tim người đọc, thì thơ viết về Huế và không chỉ riêng thơ viết về Huế của Nguyễn Bính đã làm được như vậy.
Đành rằng thơ tả cảnh Huế của Nam Trân chẳng hạn, cũng như thơ tả cảnh thôn quê Bắc Bộ của Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân chẳng hạn, có cái hay riêng của nó, nhưng nếu như những cảnh ấy được gắn bó chặt chẽ, hài hòa với tình, thì cái hay của thơ sẽ tăng lên nhiều lắm.
Cùng nhìn cầu Trường Tiền, nhà thơ Nam Trân viết:
Ba nhịp cầu Trường Tiền
Đứng dày người hóng mát
Ngọn gió Thuận An lên
Áo quần kêu sột soạt
Những câu thơ thuần túy tả (hay kể).
Còn Nguyễn Bính thì:
Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ
Đôi bờ đôi cánh tay vuaKhông biết, có phải người nhận định sớm nhất đối với những bài thơ viết về Huế là nhà phê bình Hoài Thanh (và Hoài Chân) không? Trong quyển Thi nhân Việt (1932- 1941), Hoài Thanh viết: “Huế đẹp, Huế nên thơ. Ai chẳng nói thế? Ai chẳng thấy thế? Nhưng sao hình ảnh Huế trong thi ca lại tầm thường thế? Có lẽ cảnh Huế quá huyền diệu, quá mơ màng không biết tả thế nào cho thoát sáo. Cũng có lẽ ngắm cảnh Huế, người ta khó tránh được cái buồn vơ vẩn, nó là khí vị riêng của xứ này và lòng người ta không đủ thản nhiên để ghi lấy hình sắc riêng của mỗi vật.
Kể có ít câu của Thu Hồng và hai câu này của Quỳnh Dao cũng được:
Một hôm tôn nữ cười trong nón
Sông mở lòng ra đón bóng yêu.
Nhưng tả cảnh Huế chưa ai bằng Trân... lần thứ nhất những vẻ đẹp xứ này được diễn ra thơ”.
Đoạn văn trên, Hoài Thanh viết vào tháng 10-1941, lúc ấy ông chưa đọc những bài thơ viết về Huế của Nguyễn Bính. Nếu đã đọc, tôi tin là ông sẽ viết khác.
Ấn tượng từ những bài thơ viết về Huế của Nguyễn Bính cho tôi thấy: “hình ảnh Huế trong thi ca” không hề “tầm thường, không hề “sáo” một tí nào, và chưa nhà thơ nào có nhiều thơ viết về Huế hay và hiện đại như Nguyễn Bính, cho dù đó là cái hay mà tâm trạng buồn đóng vai trò chủ đạo.
Thật vậy. Nếu như yếu tố cơ bản của thơ là tình cảm, và tình cảm ấy phải đi được từ trái tim nhà thơ đến trái tim người đọc, thì thơ viết về Huế và không chỉ riêng thơ viết về Huế của Nguyễn Bính đã làm được như vậy.
Đành rằng thơ tả cảnh Huế của Nam Trân chẳng hạn, cũng như thơ tả cảnh thôn quê Bắc Bộ của Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân chẳng hạn, có cái hay riêng của nó, nhưng nếu như những cảnh ấy được gắn bó chặt chẽ, hài hòa với tình, thì cái hay của thơ sẽ tăng lên nhiều lắm.
Cùng nhìn cầu Trường Tiền, nhà thơ Nam Trân viết:
Ba nhịp cầu Trường Tiền
Đứng dày người hóng mát
Ngọn gió Thuận An lên
Áo quần kêu sột soạt
Những câu thơ thuần túy tả (hay kể).
Còn Nguyễn Bính thì:
Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ
Cung nga úp mặt làm thơ thất tình.
Viết như thế, phải nói là độc đáo, cảnh và tình đã hòa vào nhau, và người viết phải có một óc tưởng tượng kỳ lạ mới thấy được cây cầu như chiếc lược (cong), mới thấy được hai bờ sông như đôi cánh tay (vua), và mới thấy được dòng sông như mái tóc dài của người con gái (cung nữ) đang nằm úp mặt!
Dòng sông Hương còn hấp dẫn Nguyễn Bính nhiều lần nữa. Có khi, nhà thơ gọi nó là Một con sông lạnh (tên một bài thơ), mà cái đêm trên sông uống rượu nghe đàn ấy là một đêm buồn, buồn đến não ruột:
Đêm tàn chẳng có chiêm bao
Đêm tàn có mấy chòm sao cũng tàn
Chén sầu đổ ướt tràng giang
Canh gà bên nớ giằng sang bên này.
Lại có khi, dưới con mắt nhà thơ, sông Hương chìm trong một không gian đen tối, ảm đạm:
Suốt giời không một điểm sao
Suốt giời mực ở nơi nào loang ra
Dòng sông ấy có Con đò không chở những người chính chuyên và Lửa đò chong cái trăng hoa đúng là một “đặc điểm” của sông Hương thời bấy giờ (và không chỉ riêng thời bấy giờ)
Đọc đoạn thơ này, vốn ở đầu bài Một chiều say, về sau Nguyễn Bính tách ra để nhập với mấy đoạn khác thành bài Vài nét Huế:
Ở đây có nước sông Hương
Có cây núi Ngự, có đường Nam Giao
Bồng bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh
Thâm u một dải hoàng thành
Đình suông con én không đành bay đi...
ta thấy có thể nói về hai điều. Một là, thơ viết về một địa phương đã ghi được một ít địa danh tiêu biểu của địa phương ấy, làm cho những người chưa từng đến đấy cũng nhớ được (mà thơ thì rất dễ nhớ), ấy là sông Hương, núi Ngự, đường Nam Giao, cầu Trường Tiền sáu nhịp (nhà thơ Nam Trân coi như ba nhịp). Hai là, cái buồn ở đây, trong tâm trạng của nhà thơ, đã đi đến tận chỗ sâu thẳm, từ cảnh vật: mọi nơi đều có màu xanh (của cây cối) nhưng là thứ màu xanh vô hồn mà bóng mát của nó rất thờ ơ, không dành cho ai cả, hoàng thành thì vắng lặng, con chim én đậu trong cái đình trống như sợ nếu mình bay mất thì sự sống ở đây không còn nữa, nên cảm cảnh mà không đành bay đi.
Cùng với cảnh Huế là người Huế. Nếu ở thơ Nam Trân, ta thấy Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo chiếc Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng, hay người bán quà: Hai tay xách hai vịm - Một vài mụ le te - Tiếng non rao lảnh lói - Chốc chốc: “Ai ăn chè?”... thì thơ Nguyễn Bính có:
Những nàng thiếu nữ sông HươngDa thơm là phấn, môi hường là son
Tựu trường, san sát chân thon
Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời
Gió thu cứ mãi trêu ngươi
Đôi thân áo mỏng tơi bời bay lên
Dịu dàng đôi ngón tay tiên
Giữ hờ mép áo làm duyên qua đường
Nguyễn Bính còn có bài thơ Xóm Ngự Viên mà ở đó sự hoài cổ lại trở về với những đức vua, hoàng hậu và công chúa, với những cung tần, mỹ nữ và quan trạng, như là một ám ảnh vốn thấy rất rõ trong nhiều bài thơ của ông. Sự ám ảnh rõ đến mức trở thành một đặc điểm nghệ thuật của thơ Nguyễn Bính nhất là lúc này (lúc tác giả viết bài thơ) cái nơi cổ kính ấy không còn chút dấu tích gì của một thời được coi là êm đẹp, yên ả, thanh bình và sang trọng - cho dù nhà thơ đã cẩn thận đặt một nghi vấn: “Có phải ngày xưa vườn Ngự Uyển - Là đây?...
Nhưng, sẽ là một thiếu sót lớn, nếu nói đến thơ Nguyễn Bính viết về Huế mà không nói đến thơ viết về mưa. Người viết những dòng này đã có dịp chứng kiến một trận mưa mịt mù, dai dẳng ở đây. Và đặc trưng của mưa Huế đã là một “thi liệu” cho bao nhiêu thi sĩ. Mấy chục năm trước, Tố Hữu có hai câu vào loại hay nhất trong những câu thơ viết về mưa Huế:
Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi
Mà mưa xối xả, trắng trời Thừa Thiên
(Bốn cặp phụ âm đi liền nhau ở câu thứ hai mang một cái gì xót xa, day dứt, nhức nhối, xuất phát từ nỗi nhớ nhung da diết của một người con đứng ở vùng giải phóng nhìn về quê mẹ đang còn trong tay quân xâm lược!). Trước Tố Hữu mấy chục năm, Nam Trân cũng có thơ về mưa Huế. Có lần, Nam Trân than thở: Đã quá nửa tháng rồi- Mà mưa, mưa chẳng dứt.
Với Nguyễn Bính, hơn ai hết, ở Huế, cơn mưa của thiên nhiên thấm sâu vào tâm hồn con người.
Nhà thơ kêu:
Mấy tuần ròng rã gió mưa!
và nghe rõ tiếng
Mưa rào rào, gío ào ào
và buồn lây với những cô cậu
Học sinh mấy buổi đi về
Quần cao nón thấp ê chề gió mưa!
Đặc sắc của Nguyễn Bính về thơ mưa ở xứ này tập trung trong bài Giời mưa ở Huế, mà hai câu như một điệp khúc lặp lại ở đầu mỗi đoạn trong bài làm người ta nghĩ đến Huế là phải đọc:
Giời mưa ở Huế sao buồn thế
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày!
Trong Giời mưa ở Huế, Nguyễn Bính tả mưa qua những hình tượng mạnh, có những sáng tạo nghệ thuật thật lạ:
Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
Giời mờ ngao ngán một loài mây
Tràng Tiền vắng ngắt người qua lại
Đò vắng khách chơi nằm bát úp
Thu về lại giở gió heo may...
Rồi cái buồn của cảnh mưa làm nhà thơ nghĩ đến cái nghèo của mình và của bạn mình đang ở Huế:
Túi rỗng, nợ nần hơn Chúa Chổm
Áo quần trộm mượn, túng đồ thay
và nghĩ đến người thân đang ở ngoài bắc, nghĩ đến những người đã gặp, những nơi đã qua trên đường tha hương - toàn những chuyện không có gì là vui! Giời mưa ở Huế là một trong những bài thơ buồn nhất của Nguyễn Bính!
Xứ Huế còn tạo nguồn cảm hứng để Nguyễn Bính có ba bài thơ không viết về cảnh và người Huế mà viết về cảnh và người những nơi khác. Đó là Oan nghiệt (1941), Hoa với rượu (8- 1941) và Xuân tha hương (1942) đều là những bài thơ hay.
Với giọng “độc thoại nội tâm”, trong Oan nghiệt, nhà thơ nhớ về con gái mình vừa được sinh ra sau những ngày dan díu với một kỹ nữ, và sự lo lắng khi nghĩ đến nông nỗi con mình khó thoát khỏi bước đường đời người mẹ đã và đang trải. Lời thơ thật xót xa, đau đớn. Có những câu chua xót, đọc qua khó mà quên được:
Rồi có một đêm màn rủ thấpXứ Huế còn tạo nguồn cảm hứng để Nguyễn Bính có ba bài thơ không viết về cảnh và người Huế mà viết về cảnh và người những nơi khác. Đó là Oan nghiệt (1941), Hoa với rượu (8- 1941) và Xuân tha hương (1942) đều là những bài thơ hay.
Với giọng “độc thoại nội tâm”, trong Oan nghiệt, nhà thơ nhớ về con gái mình vừa được sinh ra sau những ngày dan díu với một kỹ nữ, và sự lo lắng khi nghĩ đến nông nỗi con mình khó thoát khỏi bước đường đời người mẹ đã và đang trải. Lời thơ thật xót xa, đau đớn. Có những câu chua xót, đọc qua khó mà quên được:
Ngã vào tay một khách làng chơi
Em có nghĩ rằng trong hắt hủi
Con mình trằn trọc cánh tay ai?
Em có nghĩ rằng trong quán trọ
Đầu tôi lại gối cánh tay tôi?
Hai câu nhà thơ khuyên con gái:
Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ
Nghèo lắm con ơi, bạc lắm con!
làm ta bỗng nhớ nỗi buồn chung của văn nhân thi sĩ một thời.
(Tản Đà: Cuộc trần thế kiếm ăn chẳng dễ- Rẻ rúng thay là nghệ làm văn!. Tú Mỡ: Nghề thơ chẳng đủ nuôi thi sĩ. Xuân Diệu: Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt- Cơm áo không đùa với khách thơ)..
Hoa với rượu là một câu chuyện tình duyên với bao kỷ niệm êm đềm, thơ mộng của đôi bạn trẻ ngày trước, rồi bỗng nhiên cách xa, lỡ dở được hồi tưởng lại trong sự buồn bã, tiếc nuối..
Còn Xuân tha hương thuộc loại “thơ một vần”, ở đây là trăm câu một vần. Tôi đã có lần nhận xét: hình như ở ta xưa nay chưa ai có biệt tài làm thơ nhiều câu một vần như Nguyễn Bính. Ở Xuân tha hương, lại sử dụng thủ pháp nghệ thuật ấy, nhà thơ gửi tấm lòng mình về người chị ở quê xa, vừa “thương chị từ khi đi lấy chồng” vừa buồn cho cảnh phiêu dạt, phải đón xuân nơi xứ người trong cảnh:
Thiên hạ đua nhau mà sắm tếtCòn Xuân tha hương thuộc loại “thơ một vần”, ở đây là trăm câu một vần. Tôi đã có lần nhận xét: hình như ở ta xưa nay chưa ai có biệt tài làm thơ nhiều câu một vần như Nguyễn Bính. Ở Xuân tha hương, lại sử dụng thủ pháp nghệ thuật ấy, nhà thơ gửi tấm lòng mình về người chị ở quê xa, vừa “thương chị từ khi đi lấy chồng” vừa buồn cho cảnh phiêu dạt, phải đón xuân nơi xứ người trong cảnh:
Riêng mình em vẫn cứ tay không
Bài thơ có những câu mà nhiều văn nhân, thi sĩ có thể vận vào mình, vì đã được viết ra từ kinh nghiệm của một người từng trải:
Ai bảo mắc vào duyên bút mực,
Suốt đời mang lấy số long đong!
Người ta đi kiếm giàu sang cả,
Mình chỉ mơ toàn chuyện viển vông!...
Có thể nói, cái buồn của một thi sĩ nghèo, tha hương, cộng với cái buồn mà xứ Huế êm đềm, thơ mộng rất dễ tạo cho người ta, đã làm nên một loạt bài thơ đặc sắc của Nguyễn Bính. Nói một cách khác, xứ Huế đã làm hay thêm thơ Nguyễn Bính, và ngược lại, thơ Nguyễn Bính đã tôn lên cái ý vị, cái đặc điểm của riêng xứ huế.
Hãy tưởng tượng, nếu không có những bài như vậy - cho dù đã trừ đi những chỗ này chỗ khác còn bất cập - thơ Nguyễn Bính nói riêng và thơ Việt hiện đại nói chung sẽ mất đi bao nhiêu là hương sắc?
H.DHãy tưởng tượng, nếu không có những bài như vậy - cho dù đã trừ đi những chỗ này chỗ khác còn bất cập - thơ Nguyễn Bính nói riêng và thơ Việt hiện đại nói chung sẽ mất đi bao nhiêu là hương sắc?
No comments:
Post a Comment