Bún bò chính gốc kiểu Huế thì lại khác , theo O Minh một người Huế bán bún bò thì trước năm 1975 , Huế có hai quán bún bò ngon nổi tiếng trên đường Chi Lăng . O Minh khẽ cười tinh quái : Bún bò kiểu ni chưa phải bún bò Huế, nếu O làm đúng kiểu Huế sợ mi không ăn được ! ???
Sau cùng không giải thích : Người Huế vốn là ... " dân mắm ruốc " nên bún bò phải có ruốc mới gọi là bún bò ! Thì ra thế . Người Sài Gòn hay người Hà Nội phần lớn ... sợ mùi mắm nên các quán bún bò Huế không cho ruốc vào . Thế nhưng cũng có vài quán như ở đường Lý Chính Thắng ( Yên Đỗ ) Q3 , người ta vẫn cho mắm ruốc vào nhưng họ cẩn thận lóng nước trong để lúc nấu nước không bi đục và nặng mùi mắm . Còn giò heo ? Bún bò Huế chính hiệu con nai vàng ngơ ngác làm quái gì có giò heo . Vậy mà theo năm tháng bún bò Huế đã dần cải biên cho tăng phần bổ dưỡng : Bún bò giò heo . Giò khoanh , giò móng , giò nạc ...được bổ sung , tô bún ...chất lượng hẳn . Thế nhưng người Sài Gòn có vẻ làm một cuộc cách mạng quá lố với bún bò khi họ " sáng tạo " thêm bằng cách bỏ vào tô bún bò nào là chả lụa , chả bò , nem chua , nem nướng !
" Trung tâm bún bò Huế " ở Sài Gòn có lẽ là đường Trần Quang Diệu Q3 , nơí đây có ba quán bún bò Huế liên tiếp . Bún bò Sông Hương , bún bò Hương Bình , bún bò Hương Giang ( O Rớt ) 62 TrầnQuang Diệu ... đều là bún bò Huế cả nhưng dường như hương vị mỗi quán có khác nhau và đều có một lượng thực khách riêng theo từng khẩu vị . Quán Sông Hương , một trong những quán nấu khá ngon không hiểu nay đã dời đi đâu .
Bún bò Huế cũng được người nước ngoài mê ! Nhớ một lần trên chuyến xe công tác từ Vũng Tàu về Sài Gòn , bụng đói nên quyết định tạt xe vào một quán bún bò Huế cách ngã ba Vũng Tàu khoảng 5 km . Tay kỹ sư trưởng chuyên gia Nhật Bản Kumagai đi cùng đã " quất " một lúc ...hai tô bún bò ! Hắn ta lại kêu thêm một tô ba cái giò móng để ăn thêm ! Ra về miệng cứ xuýt xoa "arigato " ( cám ơn ) liên tục vì quá ngạc nhiên khi được thưởng thức một món ăn Việt Nam ngon kinh khủng !
Người Việt Nam dù sống tại quê hương hay xa xứ , hương vị món ăn quê nhà là thứ không thể thiếu được . Những hot dog , hamburger ...đầy bơ thịt và nguy hại đến hệ tim mạch theo tác phong cuộc sống công nghiệp phương Tây vẫn không thể " đàn áp " được những bún bò , bún riêu , phở ... trong khẩu vị và thế giới ẩm thực của người Việt . Bởi thế cho dù ở California bên xứ Mỹ , Sydney bên đất Úc hay quận 13 Paris bên trời Tây ( nơi đông người Việt sinh sống ) ... bún bò Huế vẫn là một trong những món " quốc hồn , quốc tuý " của Việt Nam mà dân ta đã phổ biến toàn cầu !
BÚN BÒ
Ôi chao mê lắm bún bò ơi
Ngồi " quất " hai tô sướng đã đời !
Gân nạc thái thăn ăn thích quá
Thịt giò hầm kỹ xực mê tơi
Cong cong bao cọng bún tươi trắng
Lấm chấm chút màu ớt đỏ ngời
Đặc sản bình dân người xứ Huế
Quá ngon thấy bán khắp nơi nơi !
Ngất ngây với bún bò Huế
Người Việt Nam chúng ta chẳng ai xa lạ gì với những sợi bún trắng tinh, thoang thoảng hương thơm. Dù là miền Bắc, miền Nam hay miền Trung, ở nơi đâu sợi bún cũng tạo nên những món ăn độc đáo, đặc trưng cho mỗi vùng miền. Nhưng ở xứ Huế, người ta càng ưa chuộng bún hơn bởi cái tính “kiểu Huế” của nó. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, là sự thanh tao, cầu kỳ, tỉ mỉ từ hương đến sắc khiến cho người thưởng thức không chỉ cảm nhận được cái ngon của món ăn mà còn cảm nhận được cái hồn của người chế biến.
Bún bò thanh tao, cầu kỳ, tỉ mỉ từ hương đến sắc.
Bên trong cái cầu kỳ, kĩ lưỡng của mình, nguyên liệu của bún bò Huế lại thật giản đơn, dễ tìm, dễ thấy và không đắt đỏ
Người sành sỏi về ẩm thực thì thích bún bò Huế bởi cái sự “thập toàn, ngũ đắc” của món ăn này. “Thập toàn” là mười điều để tạo ra được một món ăn ngon ngọt ngào, đậm đà, thơm tho, bổ dưỡng, tinh khiết, bắt mắt, khéo chọn, khéo tay, khéo nấu và khéo bày. “Ngũ đắc” lại là ai cũng biết, ai cũng mua được, ai cũng ăn được, ai cũng nấu được và ai cũng mua được nguyên liệu. Nguyên liệu chính để nấu bún bò Huế là thịt bò và giò heo.
Thịt bò là phải chọn loại thịt đùi nạc, có gân. Giò heo thì lại phải lấy đoạn từ chân xuống đến móng giò. Rồi đem tất cả rửa sạch, cạo lông giò heo, nửa giờ luộc cho đến khi nước sôi thì bớt lửa, canh lửa riu riu để hầm cho thịt mềm, thường xuyên vớt bọt cho nước trở nên trong. Tiếp đến đem xả cây đập dập, dùng lá bó lại cho chặt rồi thả vào nồi nước hầm thịt đang sôi. Nếu sả tạo nên hương thì mắm ruốc lại tạo nên vị cho tô bún. Mắm ruốc phải đánh cho tan loãng rồi gạn bỏ bã. Ruốc nêm phải vừa đúng phân lượng để tạo một mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà. Ruốc nêm thiếu, nước bún sẽ nhạt nhẽo, kém vị, thiếu mùi nhưng nêm thừa, nước bún sẽ có mùi nặng nề, không tỏa ngát. Thật là cầu kỳ hết sức!
Thưởng thức tô bún xứ Huế là phải một lần chảy nước mắt mới cảm nhận được hết cái “vị” của thành phố mộng mơ
Song hành bên cạnh tô bún đang tỏa hương quyến rũ người ăn là đĩa rau ghém với bắp chuối xắt lát và những cọng rau quế màu trắng.
Cuộc sống thay đổi và tô bún bò Huế cũng thay đổi nhiều theo. Ngày nay, ở mỗi nơi, mỗi gánh hàng người ta lại có thêm một vài khác biệt. Nơi có thêm những viên mọc hồng (là giò sống trộn lẫn với thịt cua đấy), nơi còn có thêm những miếng tiết, nơi xào thịt bò, nơi lại chỉ trần qua…Dẫu rằng có những thay đổi, có những khác biệt nhưng có đi đến đâu, tìm đến chỗ nào, thưởng thức theo cách nào thì người ta vẫn không khỏi cảm thấy nao lòng, chảy nước mắt với cái chất riêng đạm bạc, thanh tao mà độc đáo của tô bún Huế mộng mơ.
No comments:
Post a Comment