NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 13.11.2010
Các Đài Truyền Hình Âu châu đồng loạt nói về căng thẳng và chia rẽ của G20 họp thượng đỉnh tại Seoul để đi đến thất bại như chúng tôi phân tích ngay trước ngày khai mạc cuộc họp trong bài CUỘC HỌP G20 SEOUL ĐI VỀ ĐÂU đăng kèm dưới đây. Đài Truyền Hình Thụy sĩ TRS đã gọi đây là cuộc Họp thượng đỉnh G2 song phương giữa Mỹ-Tầu thay vì G20. G20 tại Seoul trở thành G2 và đang đi tới G0 để tan rã với Chủ tịch Sarkozy ?
Nguyễn Phúc Liên Geneva, 13.11.2010
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.11.2010
Web: http://VietTUDAN.net
Chúng tôi viết bài này tối 10.11.2010. Các nguyên thủ của G20 còn đang ngủ lấy sức để sáng mai 11.11.2010 họp thảo luận về Chiến tranh Tiền tệ Thế giới và có thể động chạm đến Chiến tranh Mậu dịch Quốc tế.
Cuộc Họp Thượng đỉnh G20 Seoul kết quả đi về đâu ?
Đó là câu hỏi mà nhiều nhà Kinh tế đã đặt ra trong những ngày gần đây qua các nhật báo Quốc tế như Le Monde, Le Figaro, The Wall Street Journal, Financial Times… mà chúng tôi liệt kê ra những đầu đề phân tích ở cuối bài viết này của chúng tôi.
Tối nay, Đài Truyền Hình Thụy sĩ TSR đã mời Gs Charles WYPPLOSZ, Giáo sư Kinh tế của Graduate Institute of Geneva, và cũng đặt cùng câu hỏi này. Giáo sư trả lời liền rằng kết quả cuộc họp sẽ không giải quyết ngay được vụ “YUAN CONTRE DOLLAR” hay “DOLLAR CONTRE YUAN“.
Nói cho đúng ra đây là Chiến tranh Tiền tệ chính yếu giữa Hoa kỳ và Trung quốc. Một cuộc Chiến tranh Thương mại, nếu xẩy ra, cũng chính yếu giữa hai nước.
Trước khi đến cuộc họp G20 Seoul, hai nước như kiếm đồng minh hỗ trợ mình trong cuộc đấu đá tại Seoul. Nếu không muốn cuộc đấu đá trở thành quá căng thẳng để Chiến tranh Tiền tệ bước sang Chiến tranh Thương mại, thì các nguyên thủ chỉ ra một bản Thông cáo chung tạm bợ gồm một số nguyên tắc chung khó thực hiện cụ thể để mỗi người uống cà-phê ngoại giao trước khi chia tay về nước.
Sau đây, chúng tôi tóm tắt những vấn đề cơ bản chưa được giải quyết dứt khoát khiến người ta có thể nói rằng cuộc Họp Thượng đỉnh G20 Seoul không đi đến đâu.
Hai đối thủ chính:Hoa kỳ và Trung quốc
Trong suốt những thập niên, người ta đã nhận thấy nền tảng đối chọi của hai nền Kinh tế:
=> Phía Hoa kỳ, dân chúng có mãi lực cao. Người Mỹ được khuyến khích tiêu xài xả láng. Tổ chức Tín dụng hướng về tạo điều kiện dễ dàng cho Tiêu thụ. Credit Cards để dân chúng tiêu xài bất cứ ở đâu và bất cứ giờ giấc nào. Tín dụng Địa ốc được chấp nhận dễ dãi để dân chúng mua nhà cửa. Các Công ty xây cất nhà cửa cũng khyến khích dân chúng mua nhà để các Công ty này sống. Thậm chí, lương trả cho công nhân hàng tuần, chứ không phải cuối tháng, cũng là việc khuyến khích tiêu thụ. Khi tiêu thụ nhiều, thì tất nhiên giảm phần tiết kiệm.
=> Phía Trung quốc, Nhà nước độc tài nắm chủ động Kinh tế và không chủ trương tăng mãi lực cho dân chúng vì sợ rằng khi dân chúng giầu lên, họ đòi quyền dân chủ. Công nhân làm việc nhiều để phục vụ kinh tế, nhưng nhận được lương thấp, do đó mãi lực rất nhỏ. Một số lớn nhân công làm việc tại các thành phố ven biển, đến từ nội địa. Với đồng lương thấp, nhưng lại còn gia đình tại những vùng quê trong nội địa, nên phải thắt lưng buộc bụng không dám chi tiêu. Dân Trung quốc “húp cháo với cải mặn “ để tiết kiệm. Đây là thứ Tiết kiệm bó buộc (Epargne forcée) của nhân công.
Kinh tế Trung quốc phát triển trong những thập niên là lợi dụng Mãi lực cao và Tiêu xài xả láng của dân chúng Hoa kỳ. Trung quốc tiết kiệm “húp cháo với cải mặn“ để xuất cảng hàng hóa tràn ngập Mỹ đe moi móc những đồng Đo-la tiêu xài của dân Hoa kỳ. Đồng thời Trung quốc còn chủ trương gắn đồng Yuan chặt vào đồng Đo-la như đỉa đói và độc đoán hạ thấp Tỷ giá đồng Yuan để hỗ trợ cho xuất cảng. Việc chủ trương giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp cũng là biện pháp ngăn chặn nhập cảng hàng hóa Mỹ vào Trung quốc.
Kết quả sau những thập niên là Hoa kỳ mắc nợ với tình trạng sản xuất kinh tế đình trệ và thất nghiệp tăng lên gần 10%. Trong khi ấy, Trung quốc trở thành chủ nơ và tiếp tục sản xuất để cung cấp cho Thị trường Hoa kỳ làm cho cán cân mậu dịch Mỹ thiếu hụt và Tầu thặng dư.
Con đường giải quyết đã vạch ra đơn giản
Không phải chỉ nguyên Hoa kỳ, mà những nước khác trong G20, theo công tâm, đều nhìn thấy con đường giải quyết đã vạch ra. Đó là Hoa kỳ tăng Tiết kiệm và Trung quốc tăng Mãi lực cho dân chúng để Tiêu thụ và chấm dứt việc hỗ trợ xuất cảng bằng cách bất chính là độc đoán giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la.
Giáo sư Kinh tế Charles WYPLOSZ đã tóm tắt rất đơn giản con đường giải quyết giữa hai đối thủ Trung quốc và Hoa kỳ. Giáo sư nói:
Cela fait dix ans que tout le monde dit aux Chinois: “Epargner moins et consommer plus”. Les Américains, c’est le contraire : ils consomment trop et n’épargnent pas assez » (Le Monde 09.11.2010, p.4)
(Việc đó đã kéo dài 10 năm rồi, mọi người nói với Trung quốc : «Giảm tiết kiệm và tiêu thụ nhiều hơn«. Người Mỹ thì ngược lại : họ tiêu xài nhiều quá và không tiết kiệm đủ « .
Chiến tranh Tiền tệ lúc này chính yếu phát xuất từ sự đụng chạm giữa hai đối thủ Trung quốc và Hoa kỳ.
Chiến tranh Tiền tệ hay Chiến tranh Thương mại nếu xẩy ra, có được lối thoát thỏa đáng hay không, đó là tùy thuộc chính yếu vào thái độ của Trung quốc có thực hiện con đường giải quyết đơn giản vạch ra trên đây hay không. Nếu Trung quốc tìm mọi cách gian giảo trì hoãn hay cố tình không thực hiện con đường trên để tiếp tục lợi dụng Mỹ và thủ lợi riêng cho mình, thì Chiến tranh Tiền tệ và Chiến tranh Thương mại phải xẩy ra. Mỹ không thể ngồi yên ôm thất nghiệp mà than khóc van nài Tầu nữa.
Bắc Kinh vẫn giữ «statu quo«
Trước cuộc Họp G20 Seoul, Ký giả Harold THIBAULT, từ Thượng Hải, đã viết một bài về thái độ của Trung quốc với đầu đề « PEKIN PREFERE LE STATU QUO A UN CHANGEMENT DE MODELE RISQUE « (BẮC KINH MUỐN GIỮ TÌNH TRẠNG NHƯ HIỆN GIỜ HƠN LÀ MỘT SỰ THAY ĐỔI NGUY HIỂM) (Le Monde 10.11.2010, p.15).
Thái độ giữ nguyên tình trạng hiện giờ (statu quo) có nghĩa là :
* Trung quốc vẫn độc tài không cho dân chúng tăng mãi lực bằng cách bắt công nhân chấp nhận lương rẻ và làm việc như nô lệ, đồng thời không tổ chức những bảo hiểm cho đời sống dân chúng.
* Độc đoán giữ mức lương công nhân rẻ và làm việc nhiều nhằm kéo những Công ty nước ngoài vào Trung quốc để sản xuất.
* Độc đoán cho đồng Yuan móc vào đồng Đo-la và giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la nhằm : (i) một mặt hỗ trợ cho xuất cảng một cách bất chính ; (ii) một mặt ngăn chặn nhập cảng hàng ngoại bởi vì dân chúng phải tiêu thụ hàng ngoại với giá cao. Đây là một trong những biện pháp Che Chở Kinh tế (Protectionism).
Theo Ký giả Harold THIBAULT, những Lãnh đạo Trung quốc đều biết cái giải quyết đơn giản nêu ra ở đoạn trên mà mình phải theo. Ký giả viết :
« La Chine est le vilain petit canard accusé de maintenir artificiellement sa monnaie à un niveau trop faible… La solution est bien connue : réorienter l’économie vers la consommation intérieure. Pour cela, laisser le yuan grimper, améliorer les salaires pour permettre aux Chinois de dépenser. » (Le Monde 10.11.2010, p.15).
(Trung quốc là con vịt nhỏ láu cá bị tố cáo là cố thủ giữ tiền của mình ở mức độ rất thấp… Cái giải quyết đã được biết rõ : hướng Kinh tế về tiêu thụ nội địa. Để thực hiện, hãy để cho đồng yuan tăng lên, hãy trả lương cao hơn để cho phép dân Trung quốc tiêu thụ).
Nhưng những Lãnh đạo Trung quốc vẫn giữ tình trạng nguyên vẹn hiện giờ (statu quo) vì sợ nguy hiểm như sau :
« Le risque est d’assister à une baisse de commandes et donc à une hausse du chômage, et à la montée d’un mécontentement politique «
(Cái nguy hiểm là phải chứng kiến việc giảm những đặt mua hàng và do đó tăng thất nghiệp và sự lớn lên của những phản đối chính trị)
Hoa kỳ muốn Trung quốc giải quyết những mất thăng bằng Kinh tế trong cộng đồng quốc tế, trong khi đó Trung quốc chỉ nghĩ đến những nguy hiểm và quyền lợi riêng lẻ của nước mình.
Phản ứng của Hoa kỳ đối với cố chấp ích kỷ của Trung quốc
Trước thái độ cố chấp của Trung quốc, Hoa kỳ không đủ kiên nhẫn ngồi yên ôm 10% thất nghiệp mà than khóc, cũng không thể để Kinh tế của mình mang những triệu chứng đình trệ bởi tụt giá (Déflation) như những năm 1930. Vì vậy, Hoa kỳ phản ứng trên hai mặt trận :
=> Mặt trận Thương mại dành cho Bộ trưởng Tài chánh GEITHNER. Trong cuộc họp các Bộ trưởng Tài chánh G20 Geongjy, Oâng GEITHNER đề nghị với G20 về việc giải quyết mất thăng bằng cán cân thương mại. Giải quyết này thực ra chỉ là việc giảm căng thẳng của hiện tình Chiến tranh Tiền tệ. Đề nghị điều chỉnh cán cân thương mại giữa +4% và -4% là điều khó thực hiện vì những lý do sau đây :
* Những con số thống kê khó kiểm chứng, nhất là kiểm chứng những con số của nước độc tài Trung quốc.
* Việc thặng dư cán cân thương mại của một số nước, như Đức chẳng hạn, không phải là do thủ thuật gian lận tiền tệ, mà là do khả năng cạnh tranh cần phải nâng đỡ. Một số nước có thặng dư cán cân thương mại như Nga, Saudi Arabia… là do bán nguyên vật liệu, dầu hỏa… Không thể cắt giảm thặng dư cán cân vì khả năng cạnh tranh cao, hay vì bán nguyên vật liệu.
* Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm soát và điều chỉnh thặng dư, thậm chí chế tài. IMF không có thẩm quyền làm những công việc này.
Cuộc Họp Thượng đỉnh G20 Seoul có thể tiếp tục thảo luận về vấn đề mất thăng bằng cán cân thương mại này để các nguyên thủ của G20 đến Nam Hàn họp có một thông cáo chung tạm bợ, chứ đừng bị phê bình là đến Nam Hàn tiêu tốn tiền bạc để chỉ uống rượu Sâm Cao Ly cho « chí cường lực tăng « thoải mái thân xác cá nhân.
=> Mặt trận Tiền tệ dành cho Thống đốc Ben BERNANKE. Với độc chiêu tiền tệ QE (Quantitative Easing) USD.600 tỉ mới rót vào lưu hành Đo-la, Tiến sĩ Ben BERNANKE đánh thẳng vào sự gian giảo cố thủ giữ Tỷ giá đồng Yuan hạ. Tiến sĩ Ben BERNANKE ra độc chiêu mà không cần thảo luận dài dòng trong những cuộc họp của G20, cũng chẳng cần nhắc tới những lo sợ của Trung quốc.
Thực vậy, theo CNN, New York Times, Trung quốc than phiền và lo sợ như sau:
“Mỹ chơi đòn độc, Trung Quốc yêu cầu giải thích
Các chuyên gia có tiếng tại Trung Quốc vừa cho biết việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tung 600 tỉ USD mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ là một đòn độc với Trung Quốc.
Việc FED tung 600 tỉ USD mua lại trái phiếu được cho là một đòn độc với Trung Quốc.
Các chuyên gia có tiếng tại Trung Quốc đã nhận định rằng hành động trên sớm muộn sẽ khiến cho Trung Quốc vấp phải nhiều vấn đề nan giải.
Trước tiên, tỉ giá đồng nhân dân tệ (NDT) có khả năng tăng vượt tầm kiểm soát của Trung Quốc. Xu thế NDT tiếp tục tăng giá là khó có thể đảo ngược. NDT tăng giá là cản trở rất lớn đối với xuất khẩu của nước này.
Quyết định của FED cũng khiến cho việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức to lớn.
Trước tình hình đó, Trung Quốc cho biết FED cần phải giải thích quyết định mua trái phiếu.”
Tiến sĩ Ben BERNANKE, đứng đầu Ngân Hàng Trung ương, có những quyết định Tiền tệ độc lập với Chính trị. Tiến sĩ có thể trả lời cho Trung quốc : « Đo-la là Tiền của chúng tôi, còn những vấn đề của các ông là của riêng các ông ! »
Trung quốc và Pháp (?) cố tình lạc đề tại cuộc Họp G20 Seoul
Theo Ký giả Harold THIBAULT, Trung quốc sẽ kéo vây cánh để công kích Hoa kỳ về hai Mặt trận Thương mại và Tiền tệ trên đây, nhất là về quyết định QE của Thống đốc Ben BERNANKE :
« La Chine : maintenir le statu quo, tout en essayant de détournant l’attention. Le vice-ministre des finances, Zhu Guangyao, s’est attaqué, lundi 8 novembre, aux Etats-Unis, accusés de faire tourner la planche à billets. Il a promis que la décision de la Réserve Fédérale d’injecter 600 milliards de dollars fera l’objet de discussions lors du sommet du G20 de Seoul « (Le Monde 10.11.2010, p.15)
(Trung quốc : giữ tình trạng hiện giờ, nhưng cố gắng lái lạc đề chú ý. Thứ trưởng Tài chánh, Chu Quang Dao, thứ hai ngày 8 tháng 11, đã tấn công Hoa kỳ, tố cáo là cho chạy máy in tiền mới. Oâng hứa là việc quyết định của FED rót 600 tỉ đo-la sẽ là đầu đề thảo luận trong cuộc họp G20 tại Seoul).
Công kích về vấn đề này, Trung quốc muốn kéo cuộc họp sang hướng đi tìm một đồng tiền thay thế cho đồng Đo-la đã được Thống đốc Ngân Hàng Trung quốc, Chu Tiểu Xuyên, xướng lên cách đây hơn một năm và được sự ủng hộ của TT.Sarkozy.
Trung quốc biết rằng kỳ họp tới của G20, TT.Sarkozy sẽ là Chủ tịch điều hành. Tuần vừa rồi, chính Chủ tịch Trung quốc, Hồ Cẩm Đào, đã sang tận Paris ký với TT.Sarkozy những Hợp đồng Kinh tế trị giá Euro.14 tỉ. Phải chăng đây cũng mang ý nghĩa một món quà thân thiện kéo vây cánh.
Bàn về việc vây cánh này, Giáo sư Alain FAUJAS viết :
« S’allier avec les Chinois pour contester la suprématie du dollar permettra à la France de vendre à la Chine quelques métros et c’est tout. On n’est pas là dans la logique économique, mais politique « . (Le Monde 09.11.2010, p.4)
(Liên kết với Trung quốc để phản đối ưu thế của Đo-la sẽ cho phép Pháp bán cho Trung quốc một ít xe đường hầm và chỉ có thế. Người ta không phải là ở trong lý luận kinh tế, mà là chính trị)
Bà Angela MERKEL lo sợ một cuộc Chiến tranh Thương mại
Nếu cuộc họp G20 chỉ gồm những công kích lạc đề nhằm che dặy vấn đề thực căng thẳng và thất lợi Tiền tệ và Thương mại giữa hai đối thủ chính yếu là Hoa kỳ và Trung quốc để cuối cùng cuộc họp chỉ đưa ra những giải quyết tạm bợ, thì Chiến tranh Tiền tệ sẽ chuyển sang Chiến tranh Thương mại bằng những Biện pháp không giá biểu (Mesures non tarifaires) của Che Chở Kinh tế (Hidden Protectionism/ Protectionnisme déguisé).
Nhật báo Financial Times 09.11.2010 đăng ở trang nhất bài phỏng vấn Bà Angela MERKEL với đầu đề : « MERKEL FEARS PROTECTIONISM » (MERKEL LO SỢ CHE CHỞ KINH TẾ).
Bà Thủ tướng Đức, Angela MERKEL, là người đơn giản và không sợ nói thực ra vấn đề. Ba Ký giả Lionel BARBER, Quentin PEEL và Gerrit WIESMANN từ Bá Linh, đã viết về những lo sợ của Bà trước cuộc Họp Thượng đỉnh G20 tại Seoul :
“The greatest danger facing the global economy is a return to trade protectionism, Angela MERKEL, German Chancellor, has warned ahead of this week’s meeting of global leaders in Seoul… Ms MERKEL suggested that China must be persuaded with “facts and benchmarks” to set a “fair exchange rate “ for the renminbi.” (Financial Times 09.11.2010, p.1)
(Điều nguy hiểm lớn nhất đối với Kinh tế toàn cầu là việc trở về chế độ Che Chở Thương mại. Bà Angela MERKEL, Thủ tướng Đức, đã cảnh cáo trước cuộc họp tuần này của những Lãnh đạo đến Seoul… Bà MERKEL đã đề nghị Trung quốc phải thấu triệt với “việc làm thực và mức độ rõ rệt “ để đặt một “tỷ giá đúng “ cho đồng Nhân dân tệ).
Những bài báo thời sự tài liệu
* The Wall Street Journal 10.11.2010, p.1: GOLD HITS HIGH AMID SURGE IN COMMODITIES * The Wall Street Journal 10.11.2010, p.4: G20 SUMMIT:SEARCH FOR NEW CURRENCY PLAN * The Wall Street Journal 10.11.2010, p.13: PALIN’S DOLLAR AND ZOELLICK’S GOLD * Le Monde 10.11.2010, p.14: QUI DEREGLE L’ECONOMIE MONDIALE ? LES PAYS DU G20 PEUVENT-ILS S’ENTENDRE ? * Financial Times 10.11.2010, p.1: G20 PLANS TWO-TIER BANK RISK RATING * Financial Times 10.11.2010, p.2: FED PURCHASES DRAW MORE FIRE * Financial Times 10.11.2010, p.2: CHINA MUST BEWARE SCORING OWN GOAL WITH QE2 CRITICISM * Financial Times 10.11.2010, p.3: OBAMA CALLS FOR G20 TO ADDRESS GLOBAL IMBALANCES * Financial Times 10.11.2010, p.7: IMBALANCES CLOUD 20/20 VISION * Le Monde 09.11.2010, p.1: SOMMET DU G20: COMMENT SORTIR DE LA GUERRE ECONOMIQUE * Le Monde 09.11.2010, p.2: UNE PORTE DE SORTIE AU G20: UNE SOLUTION A 4% * Le Monde 09.11.2010, p.4: DES PISTES POUR REGULER L’ECONOMIE MONDIALE * Le Monde 09.11.2010, p.20: METTRE FIN A L’IMPUISSANCE DU G20 * Financial Times 09.11.2010, p.1: MERKEL FEARS PROTECTIONISM * Financial Times 09.11.2010, p.2: G20 PROPOSES TRADE DEFICIT WARNING SYSTEM * Financial Times 09.11.2010, p.11: KEEP THE FAITH:THE G20 CAN STOP THE WAR * Le Monde 08.11.2010, p.15: “LA FED EST NOTRE BANQUE CENTRALE ET VOTRE PROBLEME” * Le Figaro 08.11.2010, p.31: TOUT CE QUE VOUS AVEZ TOUJOURS VOULU SAVOIR SUE LE “QUANTITATIVE EASING” * Financial Times 08.11.2010, p.13: THE G20 MUST LOOK BEYOND BRETTON WOODS * Le Monde 03.11.2010, p.3: RETOUR A BRETTON WOODS
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 10.11.2010
Web: http://VietTUDAN.net
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 17.11.2010
Web: http://VietTUDAN.net
Cuộc Họp thường niên 8-9/10/2010 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF/FMI) tại Washington gồm 178 Đại diện Tài chánh các nước được giao trách nhiệm tìm giải quyết cho Chiến tranh Tiền tệ manh nha đã zừ lâu, nhưng hiện ra rõ từ tháng 9/2010 khi FED có ý định xử dụng QE (Quantitative Easing/ Planche à Billet/Rót Tiền mới vào Lưu hành). Tỷ giá Đo-la giảm xuống làm giao động Tiền tệ các nước khác theo chiều hướng tăng khiến Ngân hàng Trung ương các nước phải can thiệp để hạ tỷ giá nhằm giữ tính cạnh tranh Thương mại. Giới Ngân Hàng và Tài chánh chờ đợi xem FED quyết định cho rót vào Lưu hành số lượng bao nhiêu Đo-la.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế không đủ thẩm quyền giải quyết Chiến tranh Tiền tệ này và đã dào lại nhiệm vụ cho cuộc Họp thượng đỉnh G20 tại Nam Hàn.
Ngày 22-23/10/2010, các Bộ trưởng Tài chánh và Thống đốc Ngân Hàng của G20 họp tại GYEONGJY (Nam Hàn) để tìm giải quyết sửa soạn cho quyết định của cuộc Họp thượng đỉnh G20 tại SEOUL vào những ngày 11-12/11/2010.
Tình hình trở thành rất căng thẳng vì mỗi nước tính toán những quyền lợi Kinh tế, Thương mại riêng rẽ cho mình. Sự căng thẳng càng trầm trọng hơn nữa khi Trung quốc tuyên bố không thể tăng Tỷ giá đồng Yuan vì lo sợ thụt lùi Kinh tế tạo căng thẳng Xã hội và đưa đến nguy cơ cho Cơ chế Chính trị hiện hành.
Trong tình trạng căng thẳng như vậy, cuộc Họp G20 Gyeongjy đã cố tình đề nghị giải quyết “lạc đề“ là bàn về việc điều chỉnh Cán Cân Thăng bằng Mậu dịch Quốc tế. Chúng tôi gọi là “lạc đề“ vì lý do chính của Chiến tranh Tiền tệ là quyết định độc đoán và gian giảo của Trung quốc cố thủ giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp để hỗ trợ bất chính cho Xuất cảng hàng hóa của mình.
Cuộc Họp thượng đỉnh G20 Seoul 11-12/11.2010 tiếp tục thảo luận việc “lạc đề“ cố tình này. Thậm chí TT.Obama còn ve vuốt Trung quốc là có thiện chí hứa tăng dần dần Tỷ giá đồng Yuan.
Kết quả Họp G20 đi về đâu ? Các nhà quan sát đồng loạt nói Họp Thượng đỉnh G20 Seoul không đi đến một giải pháp chung thiết thực giải quyết Chiến tranh Tiền tệ, mà chỉ căng miếng vải bọc lấy những sôi sục Tiền tệ để tránh phần nào sự bùng cháy chuyển sang Chiến Tranh Thương Mại.
Việc lạc đề này có thể là một chiến thuật đánh trống lảng của Mỹ bởi vì FED đã thực sự xuất Chưởng độc QE2 với $600 tỉ. Đây là độc chưởng đánh thẳng vào Chiến tranh Tiền tệ, không một chút gì nương rẹ.
Sức chưởng đang lan tràn. Khi viết về độc chiêu QE2, chúng tôi đã tránh nói về sự biến hóa tăng cường độ của FED qua giới hạn $600 tỉ. Một số Chuyên viên Tài chánh quen với những biến hóa lượng tiền của FED cũng đã nhắc tới điểm này, nhưng khi viết, chúng tôi cố tình không động chạm tới. Ngay trong cuộc Phỏng vấn của Đài RFI thứ Sáu 12.11.2010, ngày kết thúc cuộc Họp thượng đỉnh Seoul, chúng tôi cũng mới giả thiết rằng nếu FED quyết định cho biến hóa QE2 với $600 tỉ, thì đồng Đo-la có thể còn hạ thấp hơn mức độ mà người ta ước tính cho việc rót vỏn vẹn số lượng $600 tỉ.
Chú thích giáo khoa về một vài ý niệm Tiền tệ
Khi viết và phổ biến loạt bài về Chiến tranh Tiền tệ và độc chiêu QE (Quantitative Easing), một số độc giả viết hỏi tôi về Tỷ giá, về Vàng, về Bretton Woods là gì mà lúc này người ta nhắc tới, về tương quan Cán Cân Thương mại với Tỷ giá đồng nội tệ. Chúng tôi xin phép các Vị thức giả về Tiền tệ cho phép tôi viết tóm lược một số ý niệm có tính cách giáo khoa về Tiền tệ.
* Tiền tệ có chức năng làm trung gian trao đổi hàng hóa.
Đồng tiền của một nước – chính thức là Giấy Bạc đã được cho vào lưu hành – mang những tính chất căn yếu sau đây:
=> Tính khan hiếm (Rareté): không thể mọi người lượm Giấy Bạc như là lượm lá mùa thu rơi đầy trong rừng. Đồng tiền lượm được như lá mùa thu không còn giá trị nội tại nữa.
=> Tính dài hạn trong thời gian (Durabilité dans le temps): đồng tiền phải tồn tại lâu ngày, chứ không như rau cỏ để chừng một tuần bị héo úa vất đi. Tính cách lâu dài này cho phép người cầm đồng tiền tích trữ tài sản trong thời gian (stockage des valeurs dans le temps). Chính vì điểm này mà khi một đồng tiền quá thay đổi, người dân tìm đến vàng không thay đổi giá trị trong thời gian.
=> Tính phổ quát (Universalité): đồng tiền càng được quý chuộng khi nó mang tính cách phổ quát, nghĩa là nhiều người xử dụng nó. Tỷ dụ đồng Đo-la phổ quát hơn đồng Yuan vì có nhiều người nhận việc thanh toán thương mại bằng Đo-la, chứ chưa nhận đồng Yuan. Mang tiền Đồng Việt Nam đi mua hàng ở Thụy sĩ, người ta không nhận, trong khi đó người ta nhận tiền Euro. Việc nước khác chấp nhận một đồng tiền không phải là do sức mạnh quyền lực áp đặt mà do sự chấp nhân từ dân chúng. Thụy sĩ là một nước nhỏ, không có quyền lực như Trung quốc, nhưng đồng tiền Thụy sĩ có thể được chấp nhận tại bất cứ nước nào.
Trở lại chức năng của Tiền là làm trung gian trao đổi hàng hóa. Với chức năng này, khối tiền lưu hành không phải chỉ nguyên có những tờ Giấy Bạc phát hành do Ngân Hàng Trung ương, mà còn bao gồm tất cả những Văn Bản do Ngân Hàng tư nhân, do Bảo Hiểm phát hành có khả năng trao đổi hàng hóa. Những Văn Bản này lưu hành, tỉ như : PN (Promissory Note), Bảo Lãnh Ngân Hàng (Bank Guarantee/ Standby Letter of Credit), Bảo Hiểm Đời sống (Life Insurance) hoặc thế giới Credit Cards… Những phương tiện trao đổi hàng hóa này chỉ cần 20% Cash Deposit, thì người ta có thể phát hành Văn Bản thanh trả tới 100%. Đây là phương tiện thổi phồng khối Tiền tệ đang lưu hành và dễ đưa đến Lạm phát, chứ không cần rót thêm lượng tiền vào lưu hành. Chính vì điểm này, chúng tôi sẽ nói về những biến hóa nhân lượng độc chiêu QE $600 tỉ của FED.
* Tỷ giá Hối đoái
Giá đồng Tiền nội tệ được định giá một cách độc lập từ mỗi nước. Tùy Chế độ Bản vị Tiền tệ, mà đồng tiền mỗi nước định giá trị độc lập cho đồng tiền của mình. Nhưng khi đem đối chọi giữa hai đồng tiền, thì phải định giá trị của đồng tiền này đối với đồng tiền kia. Tỷ giá có nghĩa là so sánh (Tỷ) giá trị của một đồng tiền với giá trị của đồng tiền nước khác.
Trong Chế độ Bản vị Vàng (Régime Etalon-Or), nghĩa là đồng Tiền mỡi nước đước định giá độc lập tương đương với bao nhiêu cân lượng vàng. Khi so sánh hai cân lượng vàng, người ta biết Tỷ giá hai đồng Tiền. Trong chế độ Bản vị gián tiếp Đo-la—Vàng (Régime Etalon-Devise Dollar-Vàng), Tỷ giá hai đồng tiền được định theo số lượng Đo-la mà mỗi đồng nội tệ đã được quyết định một cách độc lập. Với Chế độ này, Tỷ giá giữa hai đồng nội tệ trở thành bấp bênh vì nó lệ thuộc vào lượng Đo-la lưu hành. Năm 1971, TT.NIXON đã hủy bỏ tính hóan chuyển Đo-la sang Vàng, vì vậy Tỷ giá các đồng tiền càng tùy thuộc vào Chính sách Tiền tệ của Hoa kỳ. Từ năm đó, đồng nội tệ mỗi nước được định theo khả năng tương đương hàng hóa. Hàng hóa dồi dào hay khan hiếm lại tùy thuộc tình trạng lên xuống Kinh tế của mỗi nước. Tỷ giá các đồng Tiền càng trở thành bấp bênh, trôi nổi (Flottant)
* Breeton Woods là gì ?
Trong những tháng Chiến tranh Tiền tệ, xáo trộn Tỷ giá các đồng Tiền mới đây và nhất là giá Vàng tăng vọt, người ta nhắc nhiều đến Bretton Woods.
Bretton Woods là Hội nghị Quốc tế về Tiền bạc năm 1944. Đó là giao điểm chuyển tiếp từ Chế độ Bản vị Vàng (Régime Etalon-Or) sang Chế độ Bản Vị Đô-la—Vàng (Régime Etalon-Devise ($)-Vàng. Trong thời gian Thế Chiến thứ II, các nước Âu châu, trừ Thụy sĩ, mất hết Vàng để làm bảo chứng cho định nghĩa nội tệ. Hoa kỳ còn giữ được kho Vàng khổng lồ, nên mời cuộc Họp Bretton Woods năm 1944 để quyết định hai việc quan trọng:
=> Đồng Đo-la vẫn được định nghĩa giá trị trên Bản vị Vàng. Tiền của những nước không còn Vàng, thì định nghĩa nội tệ qua trung gian đồng Đo-la. Xin lưu ý là Hội nghị Bretton Woods không độc đoán bó buộc các nước phải chấp nhận Đo-la làm trung gian với Vàng. Họ có thể lấy đồng Swiss Franc làm trung gian vì Thụy sĩ còn vàng. Nhưng số lượng Vàng của Thụy sĩ không đủ cho khối lượng Tiền lưu hành phổ quát khắp Thế giới, nên các nước nhận đồng Đo-la làm trung gian với Vàng là Bản vị.
=> Thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF/FMI). Khởi đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế chỉ là một Quỹ tương trợ Tiền tệ (Entre-Aide monétaire), nghĩa là những nước yếu về Tiền tệ có thể nhờ Quỹ cho vay một số Tiền để hỗ trợ. Trong những năm trường, Hoa kỳ đã đóng góp vào Quỹ này tới 80%. Dần dần, Quỹ tăng Hội viên và tăng đóng góp của những nước khác.
Ngày nay, một số nước có ý định chống lại thống trị của đồng Đo-la và những trôi nổi bấp bênh của Tỷ giá, nên nhắc lại Bretton Woods 1944 nhằm lấy Vàng làm Bản vị cho vững, đồng thời muốn thiết lập một loại Tiền khác với Đo-la. Ý tưởng này được Trung quốc cổ võ với nhã ý chiều chuộng mơn trớn của TT.Sarkozy. Trước cuộc Họp G20 Séoul, Hồ Cẩm Đào sang Paris thăm và ký kết những Hợp đồng trị giá USD.16 tỉ với TT.Sarkozy. Phải chăng đây là một thứ hối lộ nhẹ nhàng. TT.Sarkozy là Chủ tịch của G20 bắt đầu sau cuộc Họp G20 Séoul.
Chúng tôi đã viết một bài về ĐỒNG ĐO-LA VẪN THỐNG TRỊ vì những lý do sau đây:
(i) Như trên chúng tôi đã nói về những cá tính của một đồng Tiền trong đó Tính Phổ Quát (Universalité) là quan trọng. Một quyền lực không thể ấn định tính Phổ quát, mà phải là do Dân chấp nhận hay không. Hiện nay Dân vẫn chấp nhận Đo-la 80% cho những thanh trả Thương mại Thế giới.
(ii) Nếu dùng Vàng làm Bản vị, thì ai có thể cung cấp lượng Vàng bằng Hoa kỳ. Vả lại không thể có lượng Vàng khổng lồ bao trùm mọi Lưu hành và Dự trữ Tiền tệ Thế giới. Chính TT.Nixon đã phải từ chối nhiệm vụ này từ năm 1971.
(iii) Một điểm bế tắc nữa là nếu lấy Bản vị là Vàng cho đồng Tiền, thì phải cấm Thị trường buôn bán Vàng. Thực vậy, định nghĩa đồng tiền trên bản vị vàng, thì không thể mỗi ngày mỗi định lại bản vị, nghĩa là bản vị mang tính cách cố định tối thiểu trong một thời gian, trong khi đó Thị trường buôn bán Vàng thì thay đổi như chong chóng mỗi ngày theo luật Cung—Cầu.
* Tương quan Cán Cân Thương Mại và Tỷ giá Hối đoái
Năm 1971, TT.Nixon tuyên bố không còn việc hoán chuyển đồng Đo-la sang Vàng nữa như cuộc Họp Bretton Woods 1944 quyết định Chế độ Bản Vị Đo-la – Vàng (Régime Etalon-Devise $-Vàng). Tại sao vậy ? Lý do là Pháp, với TT.De Gaulle, yêu cầu Mỹ phải chuyển Vàng đổi lấy khối Euro-Dollar mà Pháp đang giữ. Đồng thời khối A-rập, vì Chiến tranh với Do Thái mà Mỹ hỗ trợ, nên yêu cầu Mỹ phải chuyển Vàng đổi lấy Petro-Dollar họ giữ. Hoa kỳ không thể nào có đủ khối vàng để thỏa mãn yêu sách có tính cách Chính trị này, nên TT.Nixon tuyến bố chấm dứt hóan chuyển Đo-la sang Vàng.
Từ đó, Tỷ giá các đồng Tiền trôi nổi trong Chế độ Khả năng tương đương hàng hóa (Régime du Pouvoir d’Achat de la Monnaie).
Đồng tiền của của mỗi nước lên giá hay xuống giá tùy khối lượng hàng hóa tương đương bảo chứng. Tất nhiên trong Chế độ Tiền tệ này, thì giá trị nội tệ tùy thuộc Cán Cân Thương Mại thặng dư hay thiếu hụt và tùy thuộc Kho Dự trữ ngoại tệ (Đo-la chính yếu) nhiều hay ít. Các nước thi nhau dự trử ngoại tệ Đo-la làm bảo chứng cho giá trị đồng nội tệ.
Cán Cân Thương Mại của Đức thặng dư nên đồng Mark Đức tăng giá trị. Cán Cân Thương Mại của Thụy sĩ thường thiếu hụt, nhưng đồng Franc Thụy sĩ đứng vữ vì những người muốn cất giữ tiền bạc đã chuyển thẳng ngoại tệ vào Thụy sĩ để bù cho việc thiếu hụt Cán Cân Thương Mại.
Trước cuộc Họp Thượng đỉnh G20 Séoul, Bà Thủ tướng Đức Angela MERKEL đã thẳng thắn khẳng định rằng Tỷ giá đồng Yuan không thể thấp tới 40% đới với Đo-la vì những lý do sau đây:
=> Trung quốc có Cán Cân Thương Mại thặng dư đã nhiều năm nay
=> Trung quốc có kho dự trữ ngoại tệ (US.Dollar) khổng lồ tới USD.2’500 tỉ
=> Ngược lại, Hoa kỳ (đồng Đo-la) có Cán Cân Thương Mại thiếu hụt đối với chính Trung quốc.
Vì vậy Bà kết luận rằng việc Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la chỉ là độc đoán, chứ không theo luật tự điều chỉnh của Thị trường Hối đoái tương quan với Cán Cân Thương Mại và Khối Dự trữ ngoại tệ.
Quyết định xuất Độc chiêu QE2 với $600 tỉ
Nếu hai cuộc Họp G20 tại GYEONGJY và tại SEOUL chỉ nói lạc đề để làm giảm tình trạng căng thẳng của Chiến tranh Tiền tệ, thì FED với tư cách độc lập về những biện pháp Tiền tệ đã lạnh lùng xuất độc thủ QE (Quantitative Easing) rót $600 tỉ vào lưu hành vì quyền lợi của Mỹ, mặc cho Trung quốc tiếp tục ương ngạnh cố chấp.
Với 9 Phiếu thuận trên 1, FED cho xuất chưởng Đo-la ngày 03.11.2010.
1) Hoàn cảnh xuất chiêu QE2
Hoa kỳ đang ở trong hoàn cảnh lo sợ một cuộc Khủng hoảng Kinh tế lớn. Có những chỉ số làm lo ngại Khủng hoảng Kinh tế như những năm 1930:
=> Phía Tiêu thụ có chiều Giảm giá (Déflation). Vào những năm 1930, Hoa kỳ gặp phải Đường xoắn Tụt giá không ngừng được (Spirale déflationniste). Khi Giảm giá như vậy, thì Sản xuất không bán được và các Công ty thải thợ. Tăng thất nghiệp có nghĩa là khả năng Tiêu thụ càng giảm để kéo theo Giảm giá nữa. Tình trạng này đã chứng kiến cảnh các xí nghiệp phải thiêu hủy hàng hóa. Nếu quý vị xem các Phim Charlot, thì thấy Charlot triền miên thất nghiệp vào những năm Khủng hoảng này. Nhìn về Phía Sản xuất, người ta thấy triệu chứng ngưng đầu tư hiện nay.
=> Thất nghiệp tăng gần 10%. Thất nghiệp không phải chỉ là vấn đề Xã hội, mà là vấn đề Kinh tế bởi vì nhiều người không có Lương, thì khả năng Tiêu thụ xuống. Mà nếu Tiêu thụ xuống, thì Sản xuất cũng theo đó mà giảm để càng đẩy phía Tiêu thụ giảm xuống nữa. Chính Tiêu thụ hướng dẫn kích thích Sản xuất.
=> Trong khi ấy Cán Cân Mậu Dịch thua lỗ trong tháng 9 vừa rồi tới USD.46 tỉ, nghĩa là Hoa kỳ không thể nhằm Mãi lực của các nước ngoài để tăng xuất cảng. Không những thế Trung quốc vẫn lưu manh, ương ngạnh giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la để cho hàng hóa tràn vào Hoa kỳ nhằm moi những đồng xu cuối cùng của dân Hoa kỳ. Hoa kỳ yêu cầu Trung quốc tăng Mãi lực của khối người 1 tỉ 300 triệu của họ để Hoa kỳ có thể xuất cảng hàng hóa sang khối dân này. Nhưng Trung quốc không những không làm, mà còn tìm cách ngăn chặn hàng ngoại nhập vào. Tỉ dụ cụ thể là Trung quốc tăng thuế nhập cảng thịt gà đông lạnh của Mỹ lên tới 105%. Hoa kỳ cũng đã làm áp lực để Trung quốc tăng Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ, nhưng Trung quốc ương ngạnh đưa ra những lời hứa gian manh. Ts BERNANKE thấy rằng Hoa kỳ nắm 80% thanh khoản thương mại Thế giới, nên không cần phải áp lực hay năn nỉ Trung quốc về Tỷ giá đồng Yuan nữa, mà tự mình quyết định hạ giá Đo-la để tăng xuất cảng của Hoa kỳ, như vậy làm giảm việc mất thăng bằng Cán Cân Mậu Dịch.
Với hòan cảnh như trên, FED đưa ra để biện minh cho việc xuất chưởng QE2 của mình
2) Mục đích nhằm tới của QE2
Như trên đã nói, QE có nghĩa là in tiền mới ra và rót vào Khối lượng Tiền tệ đang lưu hành. Vào những năm 1930, KEYNES, Nhà Toán học kiêm Kinh tế gia, đã chủ trương những Công trình Xây dựng công lớn lao (Grands Travaux Publics) như xây cất những Công viên Quốc gia, Cầu cống , Đường sá, Dinh thự hành chánh, Đập nước. Những công trình này nhằm làm giảm số người thất nghiệp, đồng thời khi những người này có lương, thì Mãi lực Tiêu thụ tăng và đó đó các Công ty sản xuất bắt đầu tăng đầu tư. Như vậy mới có thể chặn đứng Đường xoáy Tụt giá được (Spirale déflationniste). Làm thế nào để có Tiền chi tiêu cho những Công trình lớn xây dựng ? KEYNES đề nghị Chính sách Tài chánh “Déficit Budgétaire“, nghĩa là Nhà nước vay nợ để tài trợ cho những Công trình. Nhưng ngày nay, nợ nần của Hoa kỳ đã chồng chất, không thể vay nợ nữa để chuyển món nợ ấy cho Thế hệ con cháu phải trả.
Ngân Hàng Trung ương thường dùng hai phương tiện để ảnh hưởng tới nền Kinh tế thực, đó là Lãi suất Chỉ đạo và Rót Tiền mới vào Kinh tế.
Về Lãi suất, thì Ts Ben BERNANKE đã xử dụng rồi. Lãi suất Chỉ đạo của Hoa kỳ hiện giờ đã xuống gần đến số không. Hạ Lãi suất chỉ đạo làm cho giảm Tiết kiệm, nghĩa là cổ võ Tiêu thụ. Lãi suất cũng là cái Giá của vay vốn. Khi lãi suất hạ, thì các Công ty được cổ võ vay vốn đầu tư. Vì Lãi suất chỉ đạo Hoa kỳ đã xuống gần số không, nên Ts BERNANKE không thể hạ hơn nữa, nghĩa là không thể xử dụng Phương tiện Lãi suất để ảnh hưởng tới Kinh tế.
Chỉ còn Phương tiện thứ hai là Ngân Hàng Trung ương in tiền mới, rót vào lưu hành, nhằm những Mục đích sau đây:
=> Tăng phương tiện Tiêu thụ cho dân chúng, nghĩa là tăng Phía Cầu để Kích thích phía Sản xuất. Các Công ty có số lượng vốn lưu hành tăng lên, do đó dễ dàng tăng đầu tư.
=> Khi tăng Mãi lực Tiêu thụ cho dân chúng và tăng vốn Đầu tư cho các Công ty, thì Kinh tế trước hết không quản ngại việc Giảm giá (Déflation) hiện đang đe dọa, đồng thời làm xoay chiều Sản xuất theo hướng đi lên.
=> Khi Kinh tế tránh được hướng Giảm giá (Déflation) và chuyển Kinh tế theo hướng đi lên, thì việc rót thêm Tiền vào lưu hành này đạt được Mục đích tối quan trọng lúc này là làm giảm Thất nghiệp xuống.
=> Đứng về phương diện cán cân thương mại quốc tế, thì QE2 cũng có tác dụng lên Tỷ giá Hối đoái. Đồng Đo-la hạ giá xuống, nghĩa là Hoa kỳ dễ xuất cảng, đồng thời làm giảm hiệu lực của việc ương ngạnh gian manh giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la. Đây là cách thế nhằm Cân bằng Cán Cân Mậu dịch quốc tế của Hoa kỳ.
3) Chương trình thực hiện chiêu QE2
Khi quyết định xuất chiêu QE2 ngày 03.11.2010 rồi, FED đưa ra chương trình thực hiện gồm những điểm sau đây:
=> Lượng Tiền mới Đo-la rót vào Lưu hành là USD.600 tỉ. FED không nói rõ sau lượng USD.600 tỉ, còn rót thêm lượng khác nữa hay không. Có lẽ việc tăng thêm lượng hay không còn tuỳ thuộc hiệu quả đạt những Mục đích trên đây như thế nào.
=> Số lượng USD.600 tỉ được xử dụng mua những Trái phiếu Ngân khố Nhà nước từ nay cho đến tháng 6/2011, với tốc độ mỗi tháng mua USD.75 tỉ Trái khoán.
=> FED canh chừng độ Lạm phát. Nếu Giảm giá (Déflation) nguy hiểm, thì Lạm phát (Inflation) cũng nguy hiểm không ít. Rót Tiền mới vào Lưu hành chắc chắn sẽ tạo Lạm phát. Nhưng FED lý luận rằng Kinh tế Mỹ hiện giờ đang sợ Giảm giá (Déflation), nên nếu có Tăng giá (Lạm phát), thì đó cũng là đối lực kìm hãm Giảm giá (Déflation). FED cũng cho thấy tình trạng Lạm phát hiện giờ còn khá nhỏ, nên không đáng ngại sợ về phương diện này cho lắm. Trước những lo ngại nguy hiểm Lạm phát mà Oâng Thomas HOENIG cũng như một số nhà Kinh tế lo ngại, FED tuyên bố đã có chương trình dự phòng điều chỉnh.
Với quyết định xuất chiêu QE2 này tung ra, FED không hề nhắc đến một câu than phiền cho sự ương ngạnh lưu manh của Trung quốc về Tỷ giá đồng Yuan. Trung quốc cũng không giám than rằng hạ giá Đo-la, tức là giảm nhẹ món nợ mà Hoa kỳ đang vay Trung quốc. FED cũng không có một câu về cuộc Họp thượng đỉnh G20 Séoul ngày 12-13/11/2010 sắp tới này xem có đưa ra giải quyết cho Chiến Tranh Tiền Tệ hay không.
Không cần phải nhấn mạnh như lậy lục Trung quốc nữa, bởi vì FED giữ đàng chuôi của Khối Tiền Đo-la khổng lồ chiếm 80% những thanh toán Thương mại quốc tế. Làm chủ môn “Nhất Dương Chỉ“ QE (Quantative Easing) thì chỉ cần xuất chiêu khi đối phương cối chầy ương ngạnh. Đối phương ráng mà chịu. Có tiền mà cho con nợ sức vóc mạnh khỏe vay (Quân đội mạnh nhất Thế giới), thì chủ nợ cũng mất ngủ lo lắng đêm ngày xem món nợ có bị mất hay không.
Tại cuộc Họp thượng đỉnh Séoul, vì sự quyết tâm lạnh lùng xuất độc chiêu QE này, mặc dầu TT.Obama, Bộ trưởng Geithner và những nguyên thủ G20 đánh lạc đề nhằm tránh căng thẳng chuyển Chiến tranh Tiền tệ sang Chiến tranh Thương Mại, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã họp riêng với TT.Obama để trở lại vấn đề ray rứt chính yếu là độc chiêu QE của FED. Thay vì công kích, mà có công kích thì Hoa kỳ vẫn đi tới, Hồ Cẩm Đào chỉ than thở về hâu quả của độc chiêu lên Kinh tế Trung quốc. Ông than thở:
=> Giá hàng hóa lên cao và do đó những Đặt mua hàng Trung quốc bị giảm
=> Đặt mua hàng giảm thì các Công ty thải thợ, thất nghiệp tăng tại Trung quốc
=> Thêm vào đó, một số Công ty nước ngoài thấy không có lợi nữa và sẽ chuyển sản xuất sang các nước khác có lợi hơn
=> Đồng Yuan tăng vọt Tỷ giá, thì tình trạng Lạm phát cũng tăng làm Dân chúng bất bình.
=> Lạm phát tăng làm Dân chúng bất bình. Thất nghiệ tăng làm công nhân bất bình. Cả hai sẽ dẫn đến xáo trộn Xã hội và Chính trị
Trước khi nghĩ thương hại đến Kinh tế Trung quốc, thì Hoa kỳ phải nghĩ đến tình trạng Thất nghiệp tại Mỹ, tình trạng thiếu hụt cán cân Thương Mại và mối đe dọa Tụt giá của những năm 1930. Ai thương hại cho nước Mỹ đây ? Hãy vì mình mà đẩy độc chiêu QE đến cùng.
Những ủng hộ cho độc chiêu QE của FED
Hai bài báo ngày 16.11.2010, bốn ngày sau cuộc Họp G20 Séoul, từ hai học giả nổi tiếng viết để biện minh cho quyết định của Giáo sư Tiến sĩ Ben BERNANKE.
Bài thứ nhất từ Tiến sĩ Martin WOLF với đầu đề POURQUOI LA FED A RAISON (Bản dịch ra tiếng Pháp bởi Gilles BERTON) (TẠI SAO FED CÓ LÝ) đăng trên Le Monde 16.11.2010, p.2). Tiến sĩ Martin WOLF đã từng là Tổng Giám đốc Wold Bank tại Ấn Độ. Hiện nay Tiến sĩ là Bình luận gia trưởng cho tờ Financial Times.
Bài thứ hai từ Giáo sư Tiến sĩ Alan S.BLINDER với đầu đề IN DEFENSE OF BEN BERNANKE (ĐỂ BÊNH VỰC CHO BEN BERNANKE) đăng trên tờ The Wall Street Journal 16.11.2010, p.17. Ts Alan S.BLINDER là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Princeton.
Tiến sĩ Martin WOLF, sau khi nhắc lại mục đích của QE là để thực hiện hai trách nhiệm được nước Mỹ trao phó cho FED: (i) Giải quyết 10% Thất nghiệp và (ii) Canh chứng tình trạng Lạm phát, đã công kích chính Bộ trưởng Tài chánh Đức đã chỉ trích Hoa kỳ là “Currency Manipulator” trong khi ấy Hoa kỳ nói Trung quốc là “Currency Manipulator”. Theo Ts Martin WOLF, thì Trung quốc đã ương ngạnh kéo dài tình trạng “Currency Manipulator” để phục vụ một cách bất chính cho xuất cảng. Vì thái độ ương ngạnh bất chính của Trung quốc mà FED phải quyết định QE để cứu nước của mình.
Về những công kích tại chính Hoa kỳ, Ts Martin WOLF tóm tắt gọn lại rằng đó là những người lo lắng cho rủi ro Lạm phát. Theo Tiến sĩ, thì việc Lạm phát còn có thể điều chỉnh, trong khi ấy hoa kỳ đang lo ngại tình trạng tuột giá (Déflation) làm tê liệt Kinh tế Mỹ như những năm 1930. Chính hướng lên giá (Inflation) là đối lực ghìm lại tụt giá (Déflation).
Tiến sĩ Martin WOLF cũng phản biện lại những than thở từ nước ngoài về việc hạ giá Đo-la sẽ làm thiệt hại những Dự trữ ngoại tệ (Đo-la) trên thế giới. Theo Tiến sĩ, Hoa kỳ không bao giời khuyên các nước khác thu dồn Dự trữ Đo-la, nhất là không yêu cầu Ngân Hàng Trung quốc phải dự trữ khối lượng Đo-la tới 2500 tỉ.
Ngược lại, với chủ trương khuyến cáo Trung quốc xử dụng thu nhập Đo-la, thay vì dự trữ, thì phân phối làm tăng Mãi lực nội địa cho Dân chúng. Như vậy, các nước khác mới có thể xuất cảng sang Trung quốc.
Biện pháp QE2 là bắt ép Trung quốc phải tăng Tỷ giá đồng Yuan và hướng Trung quốc về việc làm tăng Mãi lực cho dân chúng.
Giáo sư Tiến sĩ Alan S.BLINDER cũng cùng những lý luận như trên để bênh đỡ chính sách Tiền tệ QE2. Giáo sư không ngần ngại công kích Bộ trưởng Tài chánh Đức là người công kích với những lời nói thô lỗ:
“But calling QE2 “currency manipulation “ is a grotesque abuse of language…
“More important, the U.S. is a soverign nation with a right to its own monetary policy.” (The Wall Street Journal 16.11.2010, p.17)
(Gọi QE2 là “gian giảo xử dụng đồng tiên “ là một sự lạm dụng thô lỗ về ngôn ngữ…
(Quan trọng hơn nữa, Hoa kỳ là một Quốc gia có quyền tối thượng với quyền quyết định cho Chính sách Tiền tệ riêng của mình).
Khả năng của FED biến hóa độc chiêu QE2
Khối lượng tiền thả vào lưu hành có thể được nhân lên nhiều hơn gấp bội. Nói đến lưu hành là nói đến tốc độ chạy nhanh hay chậm. Lợi nhuận tăng cao hay thấp là tùy thuộc vào chu trình hoàn thành chu trình ngắn hay dài. Đồng lương trả cuối tháng có tốc độ chi dùng chậm hơn là cũng cùng một số lương ấy mà được chia ra trả mỗi tuần. Đó là tốc độ quay của đồng tiền (Vitesse de Rotation de la Monnaie).
Như trong phần đầu chú thích về phát hành Văn Bản thanh toán Thương mại từ những Ngân Hàng tư, các Ngân Hàng chỉ cần giữ 20 Cash Deposit, có thể phát hành phương tiện thanh toán thương mại tới 100%, nghĩa là chỉ cần 20 triệu giữ trong Ngân Hàng, phương tiện thanh toán thương mại được phát hành lên tới 100 triệu. Nếu Phương tiện thanh toán ấy được chiết khấu để có Cash Deposit, thì với Cash 20%, Ngân Hàng khác lại nhân lên 100%. Cứ tiếp nối như vậy mà một chuỗi Ngân Hàng nhân lên làm thổi phồng những phương tiện thanh toán thương mại.
Lợi nhuận từ một số vốn hạn định không tùy thuộc hẳn vào lãi suất cao hay thấp, mà còn tuỳ thuộc vào tốc độ quy nhanh hay chậm để làm cho số vốn cố định sinh lời. Hãy lấy một tỉ dụ như sau:
Với số vốn 100 đồng và với lãi suất 10% hàng năm. Nếu tốc độ quay số vốn là một năm, thì cuối năm số vốn ấy thu vào lợi nhuận 10 đồng. Nhưng nếu người có vốn cho vay hàng tháng chỉ với lãi suất 2%, thì cuối năm người có vốn thu vào 24 đồng. Cho dù lãi suất chỉ có 1%, nhưng người cho vay tìm cách cho chu trình rút lại hàng tuần, thì cuối năm họ thu vào được: 12 tháng x 4 tuần x 1% = 48 đồng.
Khả năng tăng tốc độ quay của chu trình đồng tiền ngày nay được thực hiện rất mau mắn với tốc độ điện tử. Ơû thời kỳ dùng truyền thông bằng Telex, tốc độ quay chậm. Tiếp theo đó là Telefax làm chu trình mau hẳn lên. Ngày nay Telefax được thay bằng E-Mail, độ quay chu trình càng mau hơn.
Trong những thập niên gần đây, một số trong giới Tài chánh chuyên môn thường nghe đến những tiếng như Rollover Programs, rồi High Yield Investment Programs. Thực hư như thế nào, ít ai tuyên bố. Nhưng có một điều khi động chạm đến vấn đề này, người ta thường nói đến quyền của FED: nào là Fed Traders… Người ta nói đến FED như những người làm ảo thuật nhân Tiền.
Có những điểm chắc chắn, chứ không phải ảo thuật, mà chúng tôi có thể khẳng định về FED nhân Độc chiêu QE2 $600 tỉ tung ra:
=> Số tiền $600 rót vào lưu hành từ nay cho đến hết tháng 6/2011.
=> Việc tăng tốc độ quay chu trình lưu hành tiền thuộc quyền quyết định của FED
=> Sau khi rót xong $600 tỉ, FED không nói là có rót thêm nữa hay không, nghĩa là việc tăng lượng tiền rót thêm có thể xẩy ra.
=> Nếu FED chỉ cần tăng tốc độ quay lên gấp đôi, thì lượng tiền $600 tỉ sẽ trở thành $1’200 tỉ.
=> Trên số tiền $600 tỉ này, FED có thể cho hệ thống Ngân Hàng thổi phồng lên những phương tiện thanh toán xử dụng cho các Công ty.
Không cần phải nói đến ảo thuật nhân tiền, mà chỉ cần nghĩ đến những khả năng có thực mà FED có thể xử dụng như vừa liệt kê trên đây, chúng ta cũng thấy những uyển chuyển nhân số lượng $600 lên gấp nhiều lần. Việc xuống giá đồng Đo-la theo đó mà phỏng đoán.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 17.11.2010
Web: http://VietTUDAN.net
HOAN HÔ ĐỘC CHIÊU QE2 CỦA FED
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.11.2010
Web: http://VietTUDAN.net
Tôi viết những dòng này là vào 5 giờ sáng thứ Sáu ngày 12.11.2010, nghĩa là vào 12 giờ cùng ngày tại Seoul. Giờ này các nguyên thủ quốc gia G20 đang đi ăn trưa.
Tôi xem Đài CNBC để biết tin tức về tình hình cuộc Họp Thượng đỉnh G20 tại Seoul.
Căng thẳng về Độc chiêu QE của FED
Từ tối hôm qua, các Đài truyền hình Âu châu đã đồng loạt đưa tin rằng Quyết định của FED rót USD.600 tỉ vào lưu hành đã tạo tình trạng căng thẳng và đại náo tại cuộc Họp thượng đỉnh G20. Một số những cuộc Thảo luận chung dự trù đã được hủy bỏ để nhường thời giờ cho những cuộc Thảo luận song phương riêng. Cuộc Thảo luận song phương riêng giữa TT.Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là dài nhất. Theo tin tiết lộ thì Hồ Cẩm Đào như than thở với Obama rằng Trung quốc không thể tăng Tỷ giá đồng Yuan theo hướng thúc đẩy tăng lên hiện giờ bởi vì việc tăng Tỷ giá đồng Yuan sẽ làm hỗn loạn Kinh tế Trung quốc:
=> Giá hàng hóa lên cao và do đó những Đặt mua hàng Trung quốc bị giảm
=> Đặt mua hàng giảm thì các Công ty thải thợ, thất nghiệp tăng tại Trung quốc
=> Thêm vào đó, một số Công ty nước ngoài thấy không có lợi nữa và sẽ chuyển sản xuất sang các nước khác có lợi hơn
=> Đồng Yuan tăng vọt Tỷ giá, thì tình trạng Lạm phát cũng tăng làm Dân chúng bất bình.
=> Lạm phát tăng làm Dân chúng bất bình. Thất nghiệ tăng làm công nhân bất bình. Cả hai sẽ dẫn đến xáo trộn Xã hội và Chính trị
Hồ Cẩm Đào chỉ than cho hậu quả của Độc chiêu QE trên nước mình, mà không nghĩ rằng chính sách triền miên hạ Tỷ giá đồng Yuan đang gây hậu quả rất đau lòng cho Kinh tế Hoa kỳ hiện nay với tình trạng Thất nghiệp lên tới 10% và với lo lắng tình trạng Tụt giá (Déflation) của những năm 1930.
Thực tình, tôi lo lắng TT.Obama mang nhiều tình cảm, với nhãn hiệu Nobel Hòa bình, có thể trở thành mủi lòng trước những than thở đau lòng của Hồ Cẩm Đào.
Làm Kinh tế không được có tình cảm mủi lòng thương hại mà nhượng bộ, mà chỉ nhằm CÁI LỢI TỐI ĐA cho chính mình mà đi tới. Xin đừng uống rượu lúc thương lượng Kinh tế, mà phải uống nước lạnh để hạ xung động tình cảm. Làm Kinh tế là làm cho mình, chứ không làm Kinh tế cho người khác. Thậm chí trong cạnh tranh những LỢI NHUẬN KINH TẾ, người ta còn đi đến những thủ đoạn hạ đối phương hoặc giết thân xác.
Sở dĩ mà FED phải đưa ra Độc chiêu QE, đó là chỉ vì Trung quốc quá ương ngạnh gian giảo, triền miên hạ Tỷ giá đồng Yuan. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lập đi lập lại một cách kiêu ngạo rằng Trung quốc sẽ không bao giờ chịu nhượng bộ trước những ép buộc nước ngoài (foreign pressures) đối với Tỷ giá đồng Yuan. Giáo sư Tiến sĩ Ben BERNANKE không ép buộc nữa bằng lời nói, mà lạnh lùng xuất Độc chiêu QE với USD.600 tỉ. Không năn nỉ nữa, Độc chiêu này tự động bắt ép đồng Yuan phải tăng Tỷ giá.
Yêu cầu TT.Obama không vì xung động tình cảm trước những than vãn của Hồ Cẩm Đào mà nhượng bộ. Hãy để cho GsTs Ben BERNANKE, gốc Do Thái, lạnh lùng cho Độc chiêu QE bẻ gẫy tính kiêu ngạo của Trung quốc cho đến cùng.
Hãy thương nước Mỹ trước đã, trước khi xung động tình cảm thương Trung quốc, kẻ đã gian giảo lợi dụng Mỹ cho đến tình trạng ngày hôm nay.
Về món nợ của Trung quốc mà Hoa kỳ đang mang, có tác giả trên báo đã viết tóm tắt như sau:
“Trung quốc làm việc ngày đêm, chắt bóp tiết kiệm, không dám ăn, mà chỉ húp cháo với cải mặn, mang tiền tiết kiệm sang Mỹ cho Mỹ tiêu xài. Mỹ xài cho đã rồi và sẽ trả món nợ ấy bằng những tờ giấy giảm hẳn giá trị xuống. Thật đau lòng cho cảnh húp cháo với củ cải mặn “
Tin tức về G20 Seoul của CNBC
Suốt từ 5 giờ sáng cho đến lúc này, Đài CNBC nói về những tin tức sau đây:
=> Các nước trong G20 chia rẽ, không đồng nhất đưa ra những quyết định quan trọng
=> Việc rót USD.600 tỉ của FED tiếp tục gây áp lực làm Tỷ giá Tiền của các nước theo hướng tăng lên.
=> Bản nháp của Thông Cáo Chung G20 chỉ nói đến một số nguyên tắc chung làm chỉ đạo hướng dẫn kiểm soát việc Mất Thăng Bằng Cán Cân Mậu Dịch. Bản nháp này không đưa ra được những quyết định như giải quyết chiều sâu và tổng quát cho tình trạng Chiến Tranh Tiền Tệ hiện nay.
=> Tình trạng chia rẽ và không có những quyết định chiều sâu dứt khoát của G20 đã làm cho các Thị trường Chúng khoán Á châu hôm nay hoàn toàn mầu đỏ đi xuống.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 11.11.2010
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment