HUẾ : ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI-
Nguyễn Đức Cung
Nguyễn Đức Cung
Thân tặng các bạn Huế của tôi.
1.- Bối cảnh lịch sử và thiên nhiên
Trong lịch sử nước nhà, Huế hiện ra như một khối lượng khổng lồ những quần thể di tích, những đền đài miếu mạo, cung điện, phủ đệ, các kho thư tịch cổ chứa đầy dấu ấn của quá khứ mà ba mươi năm tìm tòi, khảo cứu và công bố các công trình đã biên khảo được, linh mục Léopold Cadière, sử gia uyên bác của Tạp chí Bulletin Des amis Du Vieux Hué (Đô Thành Hiếu Cổ) 1914-1944, một nhà Huế học thời danh, đã viết trong phần dàn bài sưu tầm dành cho “Những người bạn cố đô Huế” rằng: “Huế đúng ra là công trình của người An-nam đã đem hết công sức sáng tạo ra và chính ở đây người ta khắc lại một cách sâu sắc hơn nơi nào hết trong thời gian này về cái dấu ấn quốc gia của họ..” Bài học lịch sử thường có giá trị sâu sắc nhất là khi lịch sử bắt đầu từ chỗ đáng bắt đầu, mà Huế chính là chỗ bắt đầu và phát triển của một quốc gia Việt Nam thống nhất vậy.
Nguyễn Đức Cung
Jersey City 06/ 03/2003
CHÚ THÍCH :
1.- Tạp chí biên tập cứ ba tháng xuất bản một kỳ, có tên là Bulletin Des Amis Du Vieux Hué, và tên Việt Nam là Đô Thành Hiếu Cổ. Gần đây nhà xuất bản Thuận hóa đã cho dịch ra Việt ngữ hầu hết các số báo này xuất bản từ năm 1914 đến 1944, in thành 7 tập gồm hơn 15,000 trang bản thảo.
2.- Trần Gia Phụng, Những câu chuyện Vịệt sử, tập 2, Huế qua những chặng đường, nxb Non Nước, Toronto, Canada, 1999, tr. 139. Một tài liệu đặt vấn đề nghi ngờ sự kiện liên kết này. (Tài liệu - HYPERLINK "http://www.hue.vnn.vn").
3.- Các cuộc hôn nhân này, người Tây phương thường gọi là diplomatie matrimoniale (ngoại giao hôn nhân).
4.-Toàn bộ bài thơ của Thái Xuyên Hoàng Cao Khải như sau:
Đổi chác khen ai khéo nực cười,
Vốn đà không mất lại thêm lời.
Hai châu Ô Lý vuông nghìn dặm
Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi?
Lòng đỏ khen ai lo việc nước,
Môi son phải giống mãi trên đời.
Châu đi rồi lại châu về đó,
Ngớ ngẩn trông nhau mấy lũ Hời.
5.- Câu thơ xuất phát từ ý thức kỳ thị chủng tộc trong thời đại phong kiến. Cụ Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại cho rằng câu thơ này ứng vào việc vua Lý Nhân Tông gả công chúa Khâm Thánh cho tù trưởng Vị Long là Dương Tự Minh ở Thanh Hóa.
6.- Hương Giang Thái Văn Kiểm, Việt Nam Tinh Hoa, Mõ Làng xuất bản 1997, trang 133.
7.- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, Nhà xb Thuận Hóa, Tập 1, 1997, trang 83.
8.- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, Nxb. Thuận Hóa, Tập 1, 1997, trang 16-23. Phan Thuận An, Kiến Trúc Cố Đô Huế, Nxb. Thuận Hóa, trang 15-21.
9.- Phan Thuận An, Sách đã dẫn, tr. 72.
10.- Phan Thuận An, Sđd, tr. 70.
11.- Phan Thuận An, Sđd, tr. 72.
12.- Phan Thuận An, Sđd, tr. 73.
13.- Phạm Duy, Tài liệu Internet, Ca nhạc phòng.
14.- Trần Gia Phụng, Sđd, trang 148.
15.- Nguyên Hương Nguyễn Cúc chủ biên, Tập san Tiếng Sông Hương, chủ đề Huế đẹp – Huế thơ, Dallas, 2001, bài Ngũ sắc Huế trong thi ca, Phương Anh Trang, trang 26.
16.- Hội Đồng Hương Thừa Thiên – Huế, Atlanta, Georgia, Giai Phẩm Hương Giang, Xuân Quý Mùi 2003, trang 167.
17.- Hội Đồng Hương Thừa Thiên – Huế, Atlanta, Georgia, Giai Phẩm Hương Giang, Xuân Quý Mùi, 2003. Bùi Tùng, Triết lý sống của người Huế: nghèo mà sang, trang 112-113.
Trong lịch sử cận đại Việt-Nam, có lẽ Huế là địa phương được nghiên cứu, biên khảo, tìm hiểu nhiều nhất và có sức quyến rũ mãnh liệt nhất đối với nhiều người đặc biệt là với các nhà nghiên cứu văn học, sử học, giới làm văn nghệ, du khách và là nơi xuất phát phong trào “Huế học” với sự xuất hiện của Tạp chí Bulletin Des Amis Du Vieux Hué 1 gọi tên là Tập San Đô Thành Hiếu Cổ xuất bản từ tháng giêng năm 1914 mà ảnh hưởng và tác động của nó còn tồn tại mãi về sau. Người ta biết đến Huế, tìm hiểu về Huế qua nhiều phương diện lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật âm nhạc, thi ca, kiến trúc v.v...
Huế với những quần thể di tích hoàng thành, điện đài, lăng tẩm, chùa chiền, đền miếu đã được Tổ chức Unesco của Liên Hiệp Quốc công nhận là một di sản văn hóa quốc tế. Biết bao nhiêu công trình biên khảo viết về Huế xuất hiện ở hải ngoại và trong nước để vinh danh Huế, hoài niệm về chốn cố đô ngàn năm văn vật. Có biết bao tổ chức kỷ niệm Huế, thương nhớ Huế, hoài vọng Huế do những người sinh trưởng tại Huế hay thân hữu của Huế, các tổ chức đồng hương, đồng châu, các hội ái hữu các trường trung học Khải Định hay Quốc Học, Đồng Khánh xuất hiện qua các lễ lạc, các đặc san, báo chí, hệ thống truyền thanh, truyền hình hướng về Huế như một biểu tượng của quê hương thân thương. Bởi thế, theo dõi sự hình thành và phát triển của Huế qua trường kỳ lịch sử, tìm hiểu khái quát về các danh lam thắng tích để tìm thấy mối liên hệ giữa thiên nhiên, kiến trúc và con người xứ Huế và từ đó nhìn ra một triển vọng tốt đẹp trong bối cảnh quê hương có dân chủ, tự do thiết tưởng cũng là điều cần thiết đối với mọi người chúng ta.
Huế với những quần thể di tích hoàng thành, điện đài, lăng tẩm, chùa chiền, đền miếu đã được Tổ chức Unesco của Liên Hiệp Quốc công nhận là một di sản văn hóa quốc tế. Biết bao nhiêu công trình biên khảo viết về Huế xuất hiện ở hải ngoại và trong nước để vinh danh Huế, hoài niệm về chốn cố đô ngàn năm văn vật. Có biết bao tổ chức kỷ niệm Huế, thương nhớ Huế, hoài vọng Huế do những người sinh trưởng tại Huế hay thân hữu của Huế, các tổ chức đồng hương, đồng châu, các hội ái hữu các trường trung học Khải Định hay Quốc Học, Đồng Khánh xuất hiện qua các lễ lạc, các đặc san, báo chí, hệ thống truyền thanh, truyền hình hướng về Huế như một biểu tượng của quê hương thân thương. Bởi thế, theo dõi sự hình thành và phát triển của Huế qua trường kỳ lịch sử, tìm hiểu khái quát về các danh lam thắng tích để tìm thấy mối liên hệ giữa thiên nhiên, kiến trúc và con người xứ Huế và từ đó nhìn ra một triển vọng tốt đẹp trong bối cảnh quê hương có dân chủ, tự do thiết tưởng cũng là điều cần thiết đối với mọi người chúng ta.
1.- Bối cảnh lịch sử và thiên nhiên
Vào thế kỷ XIII, biên giới Đại Việt với Chiêm Thành lấy giòng sông Thạch Hãn (Quảng Trị) từ thượng nguồn đổ ra Cửa Việt làm biên giới thiên nhiên. Có nhiều giai đoạn chiến tranh và hòa bình xảy ra giữa hai nước Việt và Chiêm. Năm 1282 và năm 1284 là những thời điểm quân Nguyên xâm lăng Đại Việt. Sử liệu cho biết trong trận chiến năm 1284, lực lượng Chiêm Thành và Đại Việt đã cùng nhau phối hợp để phá tan các trận tấn công của giặc Nguyên. Lực lượng Chiêm Thành lúc bấy giờ do vua Chiêm là Chế Mân thống lĩnh. Chế Mân tức Thái tử Bổ Đích (Harijit) là con của quốc vương Indravarman V lúc bấy giờ ông vua này đã già yếu và Chế Mân đã lên thay. Hốt Tất Liệt, Nguyên thế tổ với mộng chinh phục toàn thế giới, đã tổ chức một đạo thủy quân giao cho Toa Đô từ Quảng Châu xuất phát đánh vào Champa tại cửa Thi Nại.
Quốc vương Indravarman V và thái tử Bổ Đích bỏ kinh đô Vijaya, vào rừng tổ chức du kích chiến đánh lại quân Nguyên. Quân Nguyên vốn là một quân đội quen chiến đấu ở vùng bình nguyên bằng phẳng, sử dụng giỏi kỵ binh, cho nên gặp thất lợi khi phải ra quân ở vùng rừng núi, lâu ngày cạn lương thực nên phải tìm cách tiến ra miền bắc. Chiến tranh Nguyên-Việt giai đoạn 1282-85 kết thúc với việc nhà Trần đánh tan các trận tấn công của Thoát Hoan khiến y phải rút về Tàu còn Toa Đô bị giết tại trận tuyến sông Cầu (24/6/1285). Sử nhà Nguyên chép rằng trong giai đoạn này chính Đại Việt đã sai hai vạn quân và năm trăm thuyền vào giúp cho Chiêm Thành. 2
Sau chiến tranh, năm 1301, vua Trần Nhân Tông tốn vị, nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tôn và trong lần viếng thăm Chiêm Thành , Thái Thượng Hoàng Nhân Tôn đã gặp Chế Mân và có lẽ cảm phục thái độ ân cần tiếp đón và nhất là tinh thần mã thượng anh hùng của Chế Mân tỏ rõ trong công cuộc kháng Nguyên mà vua Trần Nhân Tôn đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.3 Năm 1306, Chế Mân sai sứ giả mang châu báu, vàng bạc ra kinh đô Đại Việt xin cưới công chúa Huyền Trân nhưng vua Trần Anh Tông cùng triều thần do dự không chịu gả.
Sau đó Chế Mân lại xin dâng đất hai châu Ô và châu Lý làm sính lễ nên nhà Trần lúc bấy giờ mới chấp thuận lời cầu hôn. Tháng sáu năm đó (bính ngọ, 1306), vua Anh Tôn tổ chức một phái đoàn đưa tiễn công chúa Huyền Trân về Chiêm Quốc và tương truyền chính vua thân hành đưa tiễn, đến cửa biển Ô Long cho đổi tên là Tư Dung (tức là dung mạo đoan trang của người con gái) . Từ thời điểm này Huế chính thức nhập tịch vào giang sơn Đại Việt. Nhưng cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân không kéo dài được lâu. Năm sau, 1307 Chế Mân chết, và theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu cũng phải lên dàn hỏa để chết theo vua. Vua Trần Anh Tôn đã cho Trần Khắc Chung vốn là người tình cũ của công chúa Huyền Trân vào tìm cách cứu công chúa về với mưu kế là đưa công chúa ra bờ biển thiết lập đàn tế và sau đó dùng thuyền nhẹ cướp được công chúa đưa về bắc.
Hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm
Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi? 4
(Hoàng Cao Khải).
Lãnh thổ Đại Việt rộng thêm nhờ sự hy sinh của một bậc quần hồng, mặc dù thế ngày xưa vẫn có người châm biếm:
Tiếc thay cây quế giữa rừng,
Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.5
Hai châu Ô và Lý còn được mang tên là Thuận châu và Hóa châu, từ đó có tên là Thuận Hóa về sau cũng vốn là đất đai tranh chấp giữa hai dân tộc Chiêm Việt do những chạm trán và thù hận giữa hai bên. Năm 1558, Nguyễn Hoàng được Trịnh Kiểm cho vào trấn đất Thuận Hóa và với chính sách thu dụng hào kiệt, thương yêu nhân dân để nuôi dưỡng đại chí, Chúa Tiên đã biến đất từ phía nam Đèo Ngang trở vào, trong đó có Huế, thành một nơi “vạn đại dung thân”.
Lúc đầu các chúa Nguyễn đóng đô ở Ái tử (1558- 1570), sau dời sang ở Trà bát (1570- 1600), rồi Dinh cát (1600- 1687, ở Phước yên (1626- 1636). Từ năm 1636 đến 1687, phủ chúa Nguyễn đặt ở Kim long rồi sau đó dời về Phú xuân. Từ năm 1653, giáo sĩ Đắc-Lộ đã dùng từ kẻ Huế để nói về nơi đặt thủ phủ của các chúa Nguyễn. Tất cả công trình xây dựng Đàng Trong của các chúa Nguyễn khởi đi từ Huế.
Trước hết, bối cảnh sông núi là nền tảng của sự xây dựng một cơ đồ và sông Hương, núi Ngự của Huế đô đã góp phần cho công cuộc xây dựng nền tảng đó.
Sông Hương hay Hương giang mà người Pháp trước đây quen gọi là La Rivière des Parfums sở dĩ có tên như vậy tương truyền là tại thượng nguồn xuất phát từ Trường Sơn của dòng sông này, hai bên tả hữu đôi bờ có một giống cỏ tên là Thạch xương bồ hoặc Ngoại xương bồ, tên khoa học là Acorus Gramineus Soland thuộc một loại thuốc trường sinh tỏa ra mùi thơm đặc biệt. Loại cỏ này mọc đầy hai bên bờ khe suối đổ nước thơm vào dòng sông khiến cho dòng sông có một hương vị thơm tho ngọt ngào nên tiền nhân chúng ta mới đặt tên cho dòng sông là sông Hương, và cụ Vân Bình Tôn Thất Lương đã khéo tả trong đoạn thơ sau đây:
Cỏ thơm có giống thạch xương bồ,
Sanh ở hai nguồn tả hữu trạch;
Hơi thơm dầm nước trong veo,
Hợp thành sông thơm chảy róc rách.
Quanh co rộng hẹp vài muôn sãi,
Thấm mát ruộng vườn gành với bãi.
Êm đềm theo dọc tỉnh Thừa Thiên,
Chảy về Thuận An ra Đông Hải.6
Cồn Hến và cồn Dã Viên trên sông Hương nằm hai bên trái phải trước mặt hoàng thành là tượng trưng cho “tả thanh long, hữu bạch hổ” đối với vị trí kinh thành Huế.
Tiếng hát ngư ông giữa sông Nhật Lệ,
Tiếng kêu đàn nhạn trên áng Hoành Sơn.
Một mình em ngồi giữa sông Hương,
Tiếng ca theo khúc đoạn trường ai hay.
Núi Ngự hay núi Ngự Bình còn có tên là Bằng Sơn được coi như bức bình phong ở mặt nam của kinh thành Huế, cách thành Huế khoảng 3 km, cao khoảng 105 mét, trên mặt bằng phẳng, trồng nhiều thông, hình dáng được dân gian mô tả là “trước tròn sau méo” trong câu hò “núi Ngự Bình trước tròn sau méo, sông An Cựu nắng đục mưa trong”, và có thời cây thông trên núi bị đốn chặt bừa bãi cho đến nỗi có người lên tiếng than thở: “Núi Ngự không cây chim đậu đất, Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời”.
2.- Kiến trúc xứ Huế qua thời gian.
Tính cách địa linh của Huế cũng đã khởi đầu từ năm tân sửu (1601) khi chúa Nguyễn Hoàng đến xã Hà khê, nay là xã An ninh thấy đồng bằng nổi đất cao như hình con rồng ngảnh đầu trông lại, phía trước trông ra sông cái, phía sau liền với hồ, phong cảnh xinh đẹp, bèn hỏi chuyện dân địa phương thì được tâu rằng tương truyền ngày xưa có một người dân trông thấy một bà già mặc áo đỏ quần lục ban đêm ngồi trên gò đất nói rằng rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến dựng chùa ở đây mà thu góp khí thiêng để giữ vững long mạch.
Nói xong bà già biến mất nên dân chúng gọi núi đó là núi Thiên Mụ 7. Chúa Nguyễn Hoàng thấy đó là chỗ đất có linh khí nên cho lập một ngôi chùa gọi là chùa Thiên Mụ, trùng tu qua các thời đại. Hàng chục ngôi chùa khác mà nổi tiếng là các chùa Từ Đàm, Diệu Đế, Thuyền Tôn, Trà Am, Từ Hiếu, Báo Quốc v.v... cũng được xây cất khắp nơi tại Huế khiến cho Huế trở thành thủ đô Phật Giáo một thời vậy. Các chúa nhà Nguyễn cũng như triều đại Tây Sơn về sau cũng đều coi vùng đất Phú Xuân là thủ phủ của đất nước.
Đây cũng là nơi đạo Công Giáo được truyền vào trước nhất với bà Minh Đức Vương Thái Phi, vợ của chúa Nguyễn Hoàng, trở lại đạo Công Giáo năm 1625. Bà này là mẹ của hoàng tử Nguyễn Phúc Khê, con thứ 10 của chúa Nguyễn Hoàng. Các ngôi thánh đường ở Phước Yên, Phủ Cam, nhà thờ Phanxicô (còn gọi là nhà thờ Nhà nước), nhà thờ Trung bộ, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp dần dần được xây lên.
Sau khi thống nhất sơn hà, năm 1805, vua Gia Long đã chọn Huế làm kinh đô, cho khởi công xây cất kinh thành Huế 8 theo kiểu Vauban gồm có ba lớp Phòng thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Phòng thành diện tích rộng 520 ha, chu vi gần 10.000m, cao 6,60m, dày 21m (giữa đắp bằng đất, hai mặt tường trong và ngoài ốp bằng gạch), có trổ 10 cửa để ra vào, gần chân thành có đào một hệ thống hào (fossé) chạy quanh bốn mặt thành, bên ngoài còn có một hệ thống sông sâu hơn gọi là Hộ thành hà. Hoàng thành còn có tên là Đại nội chu vi 2450m có bốn cửa: Ngọ Môn (nam), Hòa Bình (bắc), Hiển Nhơn (đông), Chương Đức (tây). Tử cấm thành là vòng thành trong cùng có chu vi 1225m với 7 cửa ra vào, đây là nơi ở và làm việc của vua và gia đình, hoàn toàn ngăn cách hẳn với thế giới bên ngoài.
Nhân công được huy động vào công tác xây cất này lên khoảng 3 vạn gồm cả dân và lính, kéo dài cho đến năm 1832. Kinh thành Huế với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt trong Đại Nội như điện Thái Hòa, điện Long An, Ngọ Môn v.v. là nơi hoàng đế và hoàng gia cư ngụ và các phủ bộ, cơ quan để các triều thần làm việc. Nhờ việc chọn Huế làm kinh đô mà lối sống của người dân ở đây cũng thăng tiến hơn và trình độ trí thức, dân trí cũng nhờ đó mà có phần phát triển thuận lợi hơn các nơi khác.
Quan lại ở các nơi về kinh đô làm việc, các cơ sở giáo dục được xây dựng, các khoa thi được tổ chức ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài, các của ngon vật lạ được đưa về kinh đô dâng tiến, nhà cửa, dinh cơ, phủ đệ được xây dựng tạo công ăn việc làm cho tầng lớp thợ thuyền, thủ công nghệ giỏi tay nghề và làm cho khuôn mặt chốn kinh đô ngày càng rạng rỡ hơn. Huế cũng có Văn miếu thờ đức Khổng Tử, Mạnh Tử và các bậc tiền hiền của đạo Nho được xây cất năm 1808 gọi là Văn Thánh, có dựng 32 tấm bia trên đó khắc tên 293 vị tiến sĩ đậu chánh bảng. Trường Quốc tử giám cũng được xây cất ở trong khu vực Văn miếu. Ở trước hoàng thành còn có Phu Văn Lâu để xướng danh các tân khoa và niêm yết các chiếu chỉ của hoàng đế.
Một số kiến trúc khác như đàn Nam giao xây năm 1806 tại làng Dương Xuân gồm một khuôn viên dài 390m, rộng 265m với rất nhiều công trình cấu trúc phụ là nơi nhà vua tế trời đất theo lệ ba năm một lần. Nơi đây trồng rất nhiều thông hình ảnh tượng trưng cho người quân tử. Điện Hòn Chén (Ngọc Trản) cũng được xây cất để thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na. Hổ Quyền là nơi quyết đấu của voi và voi được xây cất làm nơi giải trí của nhà vua.
Lăng tẩm, thế giới vĩnh hằng của các vua nhà Nguyễn đã góp công nhiều trong việc tạo cho Huế có những giá trị lịch sử đã được các nhà làm công tác văn hóa trong nước và trên thế giới đánh giá là một thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam.
Nhận xét khái quát về cảnh quan lăng tẩm ở Huế, học giả Phạm Quỳnh đã viết trên tạp chí Nam Phong vào năm 1918 như sau: “Lăng đây là gồm cả màu giời, sắc nước, núi cao, rừng rậm, gió thổi ngọn cây, suối reo hang đá... Lăng đây là bức cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ghép thêm một bức cảnh nhân tạo tuyệt khéo. Lăng đây là cái nhân công tô điểm cho sơn thủy... Không biết lấy nhời gì mà tả được cái cảm lạ, cái êm đềm vô cùng... Không đâu cái công dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên nhiên của giời đất khéo điều hòa nhau bằng ở đây, cung điện đình tạ cùng một màu, một sắc như núi non, cây cỏ...” 9
Một nhà Huế học, Phan Thuận An, cho biết: “Theo quan niệm “tức vị trị lăng”, phần lớn các lăng tẩm đều được xây dựng khi nhà vua còn ở ngai vàng. Hầu hết nhân lực, vật lực của Nhà nước và năng lực chính của nhà vua nữa, đều được đổ ra trong nhiều năm để thực hiện. Chủ đề tư tưởng nghệ thuật do nhà vua đưa ra, đồ án kiến trúc do vua duyệt khán, và chính nhà vua cũng thường đi giám sát thi công.” 10 Hiện nay ở Huế có 7 khu lăng tẩm nằm vào một khu riêng biệt ở phía tây Huế nhìn từ vị trí trung ương của Huế đô.. Đó là các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức (ở đây còn có mộ hai vua Thành Thái, Duy Tân), Đồng Khánh và Khải Định.
Một tác giả ngoại quốc, Jeannine Auboyer, trong quyển “Mỹ thuật Viễn Đông” có nhận xét rằng: “Người Việt Nam đã biết lựa chọn những khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp nhất để xây dựng những công trình kiến trúc thờ phụng của mình. Điều này chứng thực rõ ràng nhất qua nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm Huế...” 11
Tổng giám đốc Unesco, Amadou-Mahtar-M’Bow, năm 1981, sau khi đến thăm lăng tẩm ở Huế, đã nói: “Lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn... biểu hiện những biến tấu độc đáo trên một chủ đề thống nhất. Mỗi một lăng vua với đặc tính riêng của nó là một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật hóa (architecture paysagée), và mỗi lăng tẩm khơi dậy trong cảm xúc của khách tham quan một âm vang đặc biệt. Lăng Gia Long giữa một khu vườn thiên nhiên bao la, gợi lên một ấn tượng hùng tráng và thanh thản, lăng Minh Mạng đầy vẻ trang nghiêm và lăng Tự Đức đem đến cho du khách một hồn êm thơ mộng.” 12
3.- Con người và những nét đặc trưng văn hóa chốn cố đô.
Huế là nơi bảo lưu một nền văn hóa dân tộc mới từ khi thế chính trị của đất nước chia đôi giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài qua cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn từ nửa đầu thế kỷ XVII.
Đầu thế kỷ XV, vùng Thuận Hóa chỉ có khoảng 5.662 dân đinh canh tác khoảng 7.100 mẫu ruộng, đến năm 1776 số dân đinh tăng lên 126.857 người và số ruộng tăng lên 265.507 mẫu. Từ buổi đầu dựng nghiệp của chúa Nguyễn, Thuận Hóa được coi như là cơ sở căn bản của Đàng Trong một mặt lo đề phòng và chống trả lực lượng của chúa Trịnh ở phương bắc, mặt khác lo xây dựng và phát triển lãnh thổ về phương nam. Người dân Huế nói chung vừa lo chiến đấu để sinh tồn giữa bao nghịch cảnh lại vẫn lo phát triển đời sống văn hóa, tinh thần thể hiện qua một số lãnh vực như âm nhạc, văn học, nghệ thuật...
Nói đến âm nhạc của xứ Huế, trước hết người ta hay nhắc đến ca Huế. Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết về Ca Huế như sau: “Nếu người bình dân ở miền Trung có khá nhiều các điệu dân ca như Hò Mái Nhì, Hò Mái Đẩy, Hò Thai, Hò Giã Gạo... để hát thì, ngoài loại Nhạc Triều có tính chất nhạc lễ nghi của vua chúa, giới quyền quý ở chốn kinh đô nhà Nguyễn có Ca Huế là thú chơi tao nhã của các hoàng thân và quan chức trong triều. Mang tính chất ca nhạc phòng (chamber music), dưới thời Tự Đức (1847- 1883)
Ca Huế có ít nhất là 25 bản đờn trong số đó có 10 bản có lời ca (9 bằng chữ Hán, 1 bằng chữ Nôm). Đó là những bản: Lưu Thủy, Hồ Quảng, Kim Tiên (Tiên=không có dấu huyền), Xuân Phong, Xuân Tình, Điểu Ngữ, Nam Xuân, Tư Mã Tương Như, Tiên Nữ Tống Lưu Nguyễn, Bá Nha Khấp Tử Kỳ, Tự Trào, Tự Thán, Trường Thán...Cũng như Hát Ả Đào ở miền Bắc, Ca Huế có trình độ nghệ thuật rất cao vì đã có nhiều bàn tay nghệ sĩ góp công xây dựng mà trong thế kỷ trước ta biết đích danh là ai, chẳng hạn Vua Tự Đức, Tuy Lý Vương, Ông Cả Soạn, Nguyễn Quang Tồn v.v...
Ca Huế vào đầu thế kỷ 20 còn giữ lại một số bài cổ như Lưu Thủy, Kim Tiền (Tiền=với dấu huyền), Nam Xuân...và có thêm một số điệu khác như Nam Ai, Nam Bình, Bình Bán, Cổ Bản, Tứ Đại Cảnh v.v...Danh cầm thường là người trong hoàng tộc như Vĩnh Trân (con vua Thành Thái), Vĩnh Phan và Bửu Lộc...Những bài ca Huế thường do các bực văn nhân nổi tiếng soạn như Ông Hoàng Nam Sách, Thúc Giạ Thị Ưng Bình... Cụ Phan Bội Châu cũng là tác giả của nhiều bài ca Huế có giá trị...” 13
Nhạc Triều mà Phạm Duy có nhắc đến ở trên là nhạc cung đình thường đi kèm với múa cung đình. Múa cung đình nhà Nguyễn có tính cách tập thể, gồm có các điệu múa bát dật, hoa đăng, tam tinh chúc thọ, bát tiên hiển thọ, trình tường tập khánh, đấu chiến thắng Phật, tứ linh, nữ tướng xuất quân, múa quạt, tam quốc tây du, lục triệt hoa mã đăng... thường được trình diễn cho vua và triều thần xem vào những dịp lễ lớn như hưng quốc khánh niệm (2-5 âm lịch), vạn thọ (sinh nhật vua), thánh thọ (sinh nhật hoàng thái hậu), tiên thọ (sinh nhật hoàng thái phi), thiên xuân (sinh nhật thái tử), thiên thu (sinh nhật hoàng hậu), lễ tế giao, miếu, xã tắc, tiệc dạ yến, tiếp sứ ngoại quốc... 14.
Ngoài dân gian cũng có nhiều thể loại âm nhạc như hò Huế gồm hò giã gạo, hò đưa linh, hò bài chòi (còn gọi là rao bài chòi hay hô bài chòi), lý Huế thường lấy theo nội dung mà đặt tên ví dụ Lý mười thương, Lý con sáo, Lý chuồn chuồn, Lý tình tang, Lý hoài nam, Lý quỳnh tương, Lý ngựa ô, Lý tiểu khúc, Lý tử vi... góp thêm sự phong phú vào với các làn điệu cả nước.
Ca dao Huế rất phong phú thường đề cập đến các địa danh và kèm theo các biến cố lịch sử, phong tục, tập quán của người dân địa phương.
Nói tổng quát về xứ Huế thân thương, ca dao hạ mấy nét chấm phá như:
Tỉnh Thừa Thiên dân hiền cảnh lịch,
Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng.
Tháp bảy từng, Thánh Miếu, Chùa Ông,
Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Tòa.
Cầu Trường Tiền, sáu nhịp bắc qua,
Tả Thanh long, hữu Bạch hổ, đợi khách âu ca thái bình.
hoặc về thổ sản địa phương:
Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo de An Cựu em nuôi mẹ già.
hay có khi vẻ những nét thủy mạc thanh tú:
Gió đưa cành trúc là đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
hay:
Đông Ba, Gia Hội hai cầu,
Ngó lên Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
Nói về cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916, ca dao có câu:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai lấp ló bên sông,
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non!
Nói về nổi khổ cực của nhân dân khi làm phu tạp dịch xây lăng tẩm cho vua chúa thì có những câu như:
Vạn Niên là Vạn Niên nào ?
Thành xây xương lính, hào đào máu dân!
Huế cũng là nơi sản sinh nhiều văn nhân thi sĩ quy tụ trong các tổ chức xướng họa thi ca, thí du Tao Đàn Thập Bát Thi Nhân dưới triều vua Thiệu Trị, Mạc Vân thi xã dưới triều vua Tự Đức của các ông Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương với những áng thi văn trác tuyệt đã từng được vua Tự Đức khen là:
Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán,
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường.
Hương Bình thi xã năm 1950 của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Thảo Am Nguyễn Khoa Vy, Hỷ Thần Nguyễn Hy, Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy v.v...
Khi phong trào thơ mới ra đời trước thế chiến II, những nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nam Trân, Thúc Tề cũng có những bài thơ hay nói về xứ Huế.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ,
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên?
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?
(Đây Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử).
Lai láng niềm trăng tuôn dạ nước,
Ngập tràn sông trắng gợn bâng khuâng
(Đêm trăng trên sông Hương _ Thúc Tề).
hay:
Tôi nghe xa lắm màu mây bạc
Rời bóng kinh thành lửng thửng đi.
(Giao thừa – Trần Huyền Ân).
Một vị giáo sư người Pháp, với hồn thơ lai láng cũng đã viết về thành quách Huế như sau:
...Ô cité, que le soleil qui tombe
Allume à l’Occident le clair bucher de gloire
Pour que revive un soir ton Passé de sa tombe !
(H.Cosserat: Hué)
Thành đô đây, bóng tà dương sắp khuất
Ánh trời tây sáng lạn lửa vinh quang
Một chiều nọ từ lăng tẩm ẩn uất
Dĩ vãng kia, bừng sáng dậy... hồi sinh.
(Võ Như Nguyện dịch) 15
Huế là nơi mà các cơ sở giáo dục được xây dựng khá qui mô làm cơ sở cho nền Tây học được phát triển một cách tốt đẹp. Năm 1896, do sáng kiến của cụ Ngô Đình Khả và được Hội đồng Cơ Mật Viện lúc bấy giờ đứng đầu là Diên-Lộc Quận-Công Nguyễn Thân đỡ đầu, Trường Quốc Học được thành lập tại Huế do Nghị định ngày 18-11-1896 của Toàn quyền Đông Dương A. Rousseau. Về sau các trường Đồng Khánh, Pellerin, Providence lần lượt ra đời đào tạo không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Tại Huế cũng có Phường Đúc do Jean De La Croix thiết lập chuyên đúc các loại chuông chùa, súng thần công, các đỉnh đồng trong đại nội với kỹ thuật tân kỳ tạo cho nền công nghệ bản xứ những bước tiến vững vào trong nghề nấu kim loại. Các ngành thủ công nghệ như nghề chằm nón, tơ tằm, thuê thùa cũng phát triển khá.
Về phương diện các hoạt động tín ngưỡng dân gian, Huế là nơi nở rộ các lễ hội, đình đám truyền thống như lễ giỗ tổ nghề kim hoàn ở phường Trường An, và phường Phú Cát, lễ vật Làng Sình, lễ cúng âm hồn (23- 5 âm lịch) kỷ niệm ngày thất thủ kinh đô, lễ rước hến ở làng Cồn Soi, phường Giang Hến, nay thuộc phường Vĩ Dạ, lễ hội Làng Chuồn tức làng An Truyền, nơi có Đoàn Trưng, Đoàn Trực là hai anh em thủ lãnh trong Giặc Chày Vôi âm mưu lật đổ vua Tự Đức đề đưa con của Hồng Bảo là Đinh Đạo lên ngôi, lễ tế Hữu công bát vị khai canh bổn thổ làng Mỹ Lợi, lễ Cô đàn làng Thủ Lễ ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, lễ hội tưởng niệm vị tổ sư nghề điêu khắc làng Mỹ Xuyên thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, lễ hội làng Thanh Phước thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà, lễ tế tổ ngành Ca nhạc Huế vào ngày 16 tháng 10 âm lịch tại từ đường ở số 63/6 đường Nguyễn Trãi, phường Thuận Hòa, lể thu tế làng Dương Nỗ, lễ tế tổ nghề rèn làng Hiền Lương nay thuộc xã Phong Điền, huyện Phong Điền, lễ hội truyền thống làng Dạ Lê Thượng, lễ tế tổ sư nghề thêu, lễ tế tổ sư thợ nề xóm Ngõa Tượng làng Địa linh, xã Hương vinh, huyện Hương Trà...
Nét văn hóa đặc trưng của Huế còn thể hiện trong các nhà vườn ở xa gần chốn kinh thành, thường là sở hữu của các dòng quý tộc thuộc triều Nguyễn, với cốt cách trang trí thoáng mát, cột kèo chạm trổ tinh vi, cổ kính, nhà lợp ngói liệt, rui mè toàn bằng gỗ quý, xung quanh vườn tược thường trồng đủ các loại hoa như hoa dâm bụt, hoa hồng, nguyệt quế, mai tứ quý... và cây ăn trái thí dụ như vườn Lạc Tịnh do nhà thơ Hồng Khẳng lập ra năm 1889 ở làng Dương Xuân xưa, nay là số 65 Phan Đình Phùng, Huế, nhà vườn An Hiên ở thôn Xuân Hòa, xã Hương Long với cổng nhà vườn xây theo hình vòm cổ kính, trong vườn sum suê cây trái ngọt ngào, Tịnh Gia Viên ở số 20/3 đường Lê Thánh Tôn vốn của một vị công chúa ngày xưa nay thuộc của giáo sư âm nhạc Nguyễn Hữu Ba với phong cách xây dựng rất đẹp mắt có danh xưng là Tỳ Bà Trang, vườn nhà Ngọc Sơn công chúa, vườn Ý Thảo v.v... 16
Vì Huế là chốn kinh đô cho nên các vị đại thần xuất thân từ Huế hay ở các nơi xa về trú ngụ mà dần dần xuất hiện các dòng tộc lớn như Nguyễn Khoa, Hà Thúc (làng La Chữ), Thân Trọng (ở Nguyệt Biều), Hồ Đắc (ở An Truyền), Hoàng Trọng, bởi thế tục ngữ địa phương có câu: “Họ Thân không nhà, họ Hà không dân” ý nói dòng họ Thân Trọng không có nhà riêng mà ở nhà của triều đình cấp cho, họ Hà Thúc (làng La chữ) không có ai là dân thường cả, chỉ toàn người làm quan...
Sau hết, văn minh phong hóa của Huế còn thể hiện đặc biệt trong các món ăn đặc sản địa phương nổi tiếng qua các thế hệ. Tác giả Bùi Tùng trong bài “Triết lý sống của người Huế: nghèo mà sang” đã viết: “Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực. Món ngon xứ Huế là món ngon Chăm xưa kết hợp với món ngon Việt, món ngon dân gian Huế và món ngon cả nước, do giao lưu, hòa quyện với linh khí đất Thuận Hóa mà thành.”
Theo Bùi Tùng, “Có tới 1.300 món ăn xứ Huế. Cuốn sách dạy nấu ăn của bà Hoàng Thị Kim Cúc ở Vĩ Dạ – người khơi nguồn cho bài thơ nổi tiếng Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử – đã giới thiệu công phu 60 thực đơn bốn mùa với 600 món ăn “nấu theo lối Huế” (125 món ăn chay, 300 món ăn mặn, 175 thứ chè, cháo, dưa, mắm...). Âu cũng dễ giải thích, bởi Huế là nơi phủ chúa, cung vua, nơi hàng mấy trăm năm quy tụ tinh hoa khắp mọi miền đất nước. Món quê mùa dân dã lại theo người đẹp, người tài, người sành điệu xâm nhập cung vua phủ chúa, rồi được dọn lên bàn yến tiệc thành quốc túy quốc hồn...”
Các món ngon Huế không chỉ ăn bằng miệng mà ăn bằng ngũ giác quan, món ăn không áp đảo, chế ngự con người; bát đĩa đơm bày, đũa bát để ăn cơm cũng sử dụng theo nguyên tắc hài hòa, không to quá, không “lấn” thức ăn. Cũng theo Bùi Tùng, “các món ăn Huế nổi tiếng như cơm hến, bún bò giò heo, nem Huế, tôm chua – thịt luộc hay các loại bánh khoái Thượng Tứ, bánh nậm, bánh bèo... đều thể hiện một triết lý sống của người Huế: nghèo mà sang! Nói cách khác, triết lý ẩm thực Huế là nghệ thuật làm cho các thực phẩm bình dân hàng ngày trở thành những món ăn nổi tiếng, quyến rũ với du khách bốn phương.” 17
Sau biết bao tang thương của lịch sử đất nước, Huế vẫn hiện diện như một tượng trưng cho vóc dáng Việt Nam, quý phái, thanh tân và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nỗ lực nghiên cứu để viết về Huế, từ trong nước cũng như ở hải ngoại, tạo thành một ngành nghiên cứu mệnh danh là Huế học ở khắp nơi.
Các tuyển tập Nhớ Huế do Hội Thân Hữu Huế – Thừa Thiên của nhóm Võ Văn Tùng ở Cali, các đặc san Lá Thư Phượng Vỹ của nhóm Huyền Tôn Nữ Quế Hương, Hoàng Thị Oanh ở Houston, nhóm Huế vùng Hoa Thịnh Đốn của Ngô Phi Đạm, Hoàng Thiện Căn, các Hội Đồng Hương Thừa Thiên Huế ở Atlanta, Georgia của nhóm Hà Thúc Trình, Thái Quang Ty với các Giai phẩm Hương Giang, Hội Thừa Thiên Huế ở Florida, Nhóm 48-55 Khải Định của Nguyễn Tuệ, Tôn Thất Quỳnh Tiêu ở Dallas cùng một số văn hữu ở Cali mà các niên san mang cùng tên đã ghi lại các kỷ niệm cũ xứ Huế với nhiều cây bút nổi tiếng, các Nhóm Đồng Khánh – Quốc Học ở Canada v.v...
Một tác phẩm gần đây viết về Huế như Từ Điển Tiếng Huế của bác sĩ Bùi Minh Đức cũng có tiếng vang trong giới nghiên cứu văn học hải ngoại. Tác phẩm Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu của Nguyễn Lý Tưởng, xuất bản năm 2001 tại Cali cũng có nhiều sưu khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiều về lịch sử Thuận Hóa. Ba tập Các vua cuối nhà Nguyễn của Vũ Ngự Chiêu, một số bài biên khảo có liên quan đến Huế trong các tác phẩm của Trần Gia Phụng như Huế qua những chặng đường, hoặc Thi cử tại Huế , Những Câu Chuyện Chung Quanh Điện Thái Hòa v.v... hay Một Thời Hoàng Tộc của Bảo Thái hoặc Sau Bức Cấm Thành Nhà Nguyễn của Hứa Hoành cũng đã đóng góp nhiều tư liệu cho việc khảo cứu về xứ Huế.
Một vài ghi nhận về các sách vở biên khảo ở trong nước của một số học giả gốc Huế như Cố Đô Huế của Thái Văn Kiểm (in năm 1960) giáo sư Bửu Kế với tác phẩm Chuyện Triều Nguyễn (Nxb. Thuận Hóa 1990), các tài liệu biên khảo của giáo sư Phan Văn Dật, hoặc như tác phẩm Phòng Thành Huế, và cuốn sách Kiến Trúc Cố Đô Huế (song ngữ Việt, Anh) của Phan Thuận An (xuất thân là sinh viên ngành sử tại Đại học Văn khoa Huế 1962-65 với luận án Cao học Sử viết về kiến trúc kinh thành Huế), tác phẩm 34 Năm Cầm Quyền của Chúa Nguyễn Phúc Chu của Lê Đình Cai là sách có đề cập nhiều đến các cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội Huế và Đàng Trong) do nhà xuất bản Đăng Trình in năm 1971 tại Huế, còn được giới nghiên cứu sử học trong nước và hải ngoại sử dụng.
Một tác giả khác, nhà sử học Lê Ngọc Bích 18 mà hầu hết công trình của ông đều giành vào một chủ đề nhất định là lịch sử đạo Công Giáo ở Việt Nam, trong bộ Nhân Vật Giáo Phận Huế gồm hai tập gần 700 trang, khổ lớn ấn hành năm 2000, cũng đã góp thêm một cái nhìn rất phong phú, sâu sắc vào đời sống tôn giáo của Thừa Thiên, Huế và một số tỉnh trong Địa phận Huế từ những buổi sơ khai và về sau. Ngoài ra cũng cần kể thêm một vài tác giả mới như Hồ Vĩnh, Nguyễn Đắc Xuân, Duy Từ v.v... cũng có một ít tập sách mỏng kể chuyện vua quan triều Nguyễn, đa số dùng lại tư liệu của một số sách báo trước đây và cũng không đặt nặng vấn đề áp dụng phương pháp sử học đứng đắn trong công tác biên soạn.
Quốc vương Indravarman V và thái tử Bổ Đích bỏ kinh đô Vijaya, vào rừng tổ chức du kích chiến đánh lại quân Nguyên. Quân Nguyên vốn là một quân đội quen chiến đấu ở vùng bình nguyên bằng phẳng, sử dụng giỏi kỵ binh, cho nên gặp thất lợi khi phải ra quân ở vùng rừng núi, lâu ngày cạn lương thực nên phải tìm cách tiến ra miền bắc. Chiến tranh Nguyên-Việt giai đoạn 1282-85 kết thúc với việc nhà Trần đánh tan các trận tấn công của Thoát Hoan khiến y phải rút về Tàu còn Toa Đô bị giết tại trận tuyến sông Cầu (24/6/1285). Sử nhà Nguyên chép rằng trong giai đoạn này chính Đại Việt đã sai hai vạn quân và năm trăm thuyền vào giúp cho Chiêm Thành. 2
Sau chiến tranh, năm 1301, vua Trần Nhân Tông tốn vị, nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tôn và trong lần viếng thăm Chiêm Thành , Thái Thượng Hoàng Nhân Tôn đã gặp Chế Mân và có lẽ cảm phục thái độ ân cần tiếp đón và nhất là tinh thần mã thượng anh hùng của Chế Mân tỏ rõ trong công cuộc kháng Nguyên mà vua Trần Nhân Tôn đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.3 Năm 1306, Chế Mân sai sứ giả mang châu báu, vàng bạc ra kinh đô Đại Việt xin cưới công chúa Huyền Trân nhưng vua Trần Anh Tông cùng triều thần do dự không chịu gả.
Sau đó Chế Mân lại xin dâng đất hai châu Ô và châu Lý làm sính lễ nên nhà Trần lúc bấy giờ mới chấp thuận lời cầu hôn. Tháng sáu năm đó (bính ngọ, 1306), vua Anh Tôn tổ chức một phái đoàn đưa tiễn công chúa Huyền Trân về Chiêm Quốc và tương truyền chính vua thân hành đưa tiễn, đến cửa biển Ô Long cho đổi tên là Tư Dung (tức là dung mạo đoan trang của người con gái) . Từ thời điểm này Huế chính thức nhập tịch vào giang sơn Đại Việt. Nhưng cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân không kéo dài được lâu. Năm sau, 1307 Chế Mân chết, và theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu cũng phải lên dàn hỏa để chết theo vua. Vua Trần Anh Tôn đã cho Trần Khắc Chung vốn là người tình cũ của công chúa Huyền Trân vào tìm cách cứu công chúa về với mưu kế là đưa công chúa ra bờ biển thiết lập đàn tế và sau đó dùng thuyền nhẹ cướp được công chúa đưa về bắc.
Hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm
Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi? 4
(Hoàng Cao Khải).
Lãnh thổ Đại Việt rộng thêm nhờ sự hy sinh của một bậc quần hồng, mặc dù thế ngày xưa vẫn có người châm biếm:
Tiếc thay cây quế giữa rừng,
Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.5
Hai châu Ô và Lý còn được mang tên là Thuận châu và Hóa châu, từ đó có tên là Thuận Hóa về sau cũng vốn là đất đai tranh chấp giữa hai dân tộc Chiêm Việt do những chạm trán và thù hận giữa hai bên. Năm 1558, Nguyễn Hoàng được Trịnh Kiểm cho vào trấn đất Thuận Hóa và với chính sách thu dụng hào kiệt, thương yêu nhân dân để nuôi dưỡng đại chí, Chúa Tiên đã biến đất từ phía nam Đèo Ngang trở vào, trong đó có Huế, thành một nơi “vạn đại dung thân”.
Lúc đầu các chúa Nguyễn đóng đô ở Ái tử (1558- 1570), sau dời sang ở Trà bát (1570- 1600), rồi Dinh cát (1600- 1687, ở Phước yên (1626- 1636). Từ năm 1636 đến 1687, phủ chúa Nguyễn đặt ở Kim long rồi sau đó dời về Phú xuân. Từ năm 1653, giáo sĩ Đắc-Lộ đã dùng từ kẻ Huế để nói về nơi đặt thủ phủ của các chúa Nguyễn. Tất cả công trình xây dựng Đàng Trong của các chúa Nguyễn khởi đi từ Huế.
Trước hết, bối cảnh sông núi là nền tảng của sự xây dựng một cơ đồ và sông Hương, núi Ngự của Huế đô đã góp phần cho công cuộc xây dựng nền tảng đó.
Sông Hương hay Hương giang mà người Pháp trước đây quen gọi là La Rivière des Parfums sở dĩ có tên như vậy tương truyền là tại thượng nguồn xuất phát từ Trường Sơn của dòng sông này, hai bên tả hữu đôi bờ có một giống cỏ tên là Thạch xương bồ hoặc Ngoại xương bồ, tên khoa học là Acorus Gramineus Soland thuộc một loại thuốc trường sinh tỏa ra mùi thơm đặc biệt. Loại cỏ này mọc đầy hai bên bờ khe suối đổ nước thơm vào dòng sông khiến cho dòng sông có một hương vị thơm tho ngọt ngào nên tiền nhân chúng ta mới đặt tên cho dòng sông là sông Hương, và cụ Vân Bình Tôn Thất Lương đã khéo tả trong đoạn thơ sau đây:
Cỏ thơm có giống thạch xương bồ,
Sanh ở hai nguồn tả hữu trạch;
Hơi thơm dầm nước trong veo,
Hợp thành sông thơm chảy róc rách.
Quanh co rộng hẹp vài muôn sãi,
Thấm mát ruộng vườn gành với bãi.
Êm đềm theo dọc tỉnh Thừa Thiên,
Chảy về Thuận An ra Đông Hải.6
Cồn Hến và cồn Dã Viên trên sông Hương nằm hai bên trái phải trước mặt hoàng thành là tượng trưng cho “tả thanh long, hữu bạch hổ” đối với vị trí kinh thành Huế.
Tiếng hát ngư ông giữa sông Nhật Lệ,
Tiếng kêu đàn nhạn trên áng Hoành Sơn.
Một mình em ngồi giữa sông Hương,
Tiếng ca theo khúc đoạn trường ai hay.
Núi Ngự hay núi Ngự Bình còn có tên là Bằng Sơn được coi như bức bình phong ở mặt nam của kinh thành Huế, cách thành Huế khoảng 3 km, cao khoảng 105 mét, trên mặt bằng phẳng, trồng nhiều thông, hình dáng được dân gian mô tả là “trước tròn sau méo” trong câu hò “núi Ngự Bình trước tròn sau méo, sông An Cựu nắng đục mưa trong”, và có thời cây thông trên núi bị đốn chặt bừa bãi cho đến nỗi có người lên tiếng than thở: “Núi Ngự không cây chim đậu đất, Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời”.
2.- Kiến trúc xứ Huế qua thời gian.
Tính cách địa linh của Huế cũng đã khởi đầu từ năm tân sửu (1601) khi chúa Nguyễn Hoàng đến xã Hà khê, nay là xã An ninh thấy đồng bằng nổi đất cao như hình con rồng ngảnh đầu trông lại, phía trước trông ra sông cái, phía sau liền với hồ, phong cảnh xinh đẹp, bèn hỏi chuyện dân địa phương thì được tâu rằng tương truyền ngày xưa có một người dân trông thấy một bà già mặc áo đỏ quần lục ban đêm ngồi trên gò đất nói rằng rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến dựng chùa ở đây mà thu góp khí thiêng để giữ vững long mạch.
Nói xong bà già biến mất nên dân chúng gọi núi đó là núi Thiên Mụ 7. Chúa Nguyễn Hoàng thấy đó là chỗ đất có linh khí nên cho lập một ngôi chùa gọi là chùa Thiên Mụ, trùng tu qua các thời đại. Hàng chục ngôi chùa khác mà nổi tiếng là các chùa Từ Đàm, Diệu Đế, Thuyền Tôn, Trà Am, Từ Hiếu, Báo Quốc v.v... cũng được xây cất khắp nơi tại Huế khiến cho Huế trở thành thủ đô Phật Giáo một thời vậy. Các chúa nhà Nguyễn cũng như triều đại Tây Sơn về sau cũng đều coi vùng đất Phú Xuân là thủ phủ của đất nước.
Đây cũng là nơi đạo Công Giáo được truyền vào trước nhất với bà Minh Đức Vương Thái Phi, vợ của chúa Nguyễn Hoàng, trở lại đạo Công Giáo năm 1625. Bà này là mẹ của hoàng tử Nguyễn Phúc Khê, con thứ 10 của chúa Nguyễn Hoàng. Các ngôi thánh đường ở Phước Yên, Phủ Cam, nhà thờ Phanxicô (còn gọi là nhà thờ Nhà nước), nhà thờ Trung bộ, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp dần dần được xây lên.
Sau khi thống nhất sơn hà, năm 1805, vua Gia Long đã chọn Huế làm kinh đô, cho khởi công xây cất kinh thành Huế 8 theo kiểu Vauban gồm có ba lớp Phòng thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Phòng thành diện tích rộng 520 ha, chu vi gần 10.000m, cao 6,60m, dày 21m (giữa đắp bằng đất, hai mặt tường trong và ngoài ốp bằng gạch), có trổ 10 cửa để ra vào, gần chân thành có đào một hệ thống hào (fossé) chạy quanh bốn mặt thành, bên ngoài còn có một hệ thống sông sâu hơn gọi là Hộ thành hà. Hoàng thành còn có tên là Đại nội chu vi 2450m có bốn cửa: Ngọ Môn (nam), Hòa Bình (bắc), Hiển Nhơn (đông), Chương Đức (tây). Tử cấm thành là vòng thành trong cùng có chu vi 1225m với 7 cửa ra vào, đây là nơi ở và làm việc của vua và gia đình, hoàn toàn ngăn cách hẳn với thế giới bên ngoài.
Nhân công được huy động vào công tác xây cất này lên khoảng 3 vạn gồm cả dân và lính, kéo dài cho đến năm 1832. Kinh thành Huế với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt trong Đại Nội như điện Thái Hòa, điện Long An, Ngọ Môn v.v. là nơi hoàng đế và hoàng gia cư ngụ và các phủ bộ, cơ quan để các triều thần làm việc. Nhờ việc chọn Huế làm kinh đô mà lối sống của người dân ở đây cũng thăng tiến hơn và trình độ trí thức, dân trí cũng nhờ đó mà có phần phát triển thuận lợi hơn các nơi khác.
Quan lại ở các nơi về kinh đô làm việc, các cơ sở giáo dục được xây dựng, các khoa thi được tổ chức ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài, các của ngon vật lạ được đưa về kinh đô dâng tiến, nhà cửa, dinh cơ, phủ đệ được xây dựng tạo công ăn việc làm cho tầng lớp thợ thuyền, thủ công nghệ giỏi tay nghề và làm cho khuôn mặt chốn kinh đô ngày càng rạng rỡ hơn. Huế cũng có Văn miếu thờ đức Khổng Tử, Mạnh Tử và các bậc tiền hiền của đạo Nho được xây cất năm 1808 gọi là Văn Thánh, có dựng 32 tấm bia trên đó khắc tên 293 vị tiến sĩ đậu chánh bảng. Trường Quốc tử giám cũng được xây cất ở trong khu vực Văn miếu. Ở trước hoàng thành còn có Phu Văn Lâu để xướng danh các tân khoa và niêm yết các chiếu chỉ của hoàng đế.
Một số kiến trúc khác như đàn Nam giao xây năm 1806 tại làng Dương Xuân gồm một khuôn viên dài 390m, rộng 265m với rất nhiều công trình cấu trúc phụ là nơi nhà vua tế trời đất theo lệ ba năm một lần. Nơi đây trồng rất nhiều thông hình ảnh tượng trưng cho người quân tử. Điện Hòn Chén (Ngọc Trản) cũng được xây cất để thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na. Hổ Quyền là nơi quyết đấu của voi và voi được xây cất làm nơi giải trí của nhà vua.
Lăng tẩm, thế giới vĩnh hằng của các vua nhà Nguyễn đã góp công nhiều trong việc tạo cho Huế có những giá trị lịch sử đã được các nhà làm công tác văn hóa trong nước và trên thế giới đánh giá là một thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam.
Nhận xét khái quát về cảnh quan lăng tẩm ở Huế, học giả Phạm Quỳnh đã viết trên tạp chí Nam Phong vào năm 1918 như sau: “Lăng đây là gồm cả màu giời, sắc nước, núi cao, rừng rậm, gió thổi ngọn cây, suối reo hang đá... Lăng đây là bức cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ghép thêm một bức cảnh nhân tạo tuyệt khéo. Lăng đây là cái nhân công tô điểm cho sơn thủy... Không biết lấy nhời gì mà tả được cái cảm lạ, cái êm đềm vô cùng... Không đâu cái công dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên nhiên của giời đất khéo điều hòa nhau bằng ở đây, cung điện đình tạ cùng một màu, một sắc như núi non, cây cỏ...” 9
Một nhà Huế học, Phan Thuận An, cho biết: “Theo quan niệm “tức vị trị lăng”, phần lớn các lăng tẩm đều được xây dựng khi nhà vua còn ở ngai vàng. Hầu hết nhân lực, vật lực của Nhà nước và năng lực chính của nhà vua nữa, đều được đổ ra trong nhiều năm để thực hiện. Chủ đề tư tưởng nghệ thuật do nhà vua đưa ra, đồ án kiến trúc do vua duyệt khán, và chính nhà vua cũng thường đi giám sát thi công.” 10 Hiện nay ở Huế có 7 khu lăng tẩm nằm vào một khu riêng biệt ở phía tây Huế nhìn từ vị trí trung ương của Huế đô.. Đó là các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức (ở đây còn có mộ hai vua Thành Thái, Duy Tân), Đồng Khánh và Khải Định.
Một tác giả ngoại quốc, Jeannine Auboyer, trong quyển “Mỹ thuật Viễn Đông” có nhận xét rằng: “Người Việt Nam đã biết lựa chọn những khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp nhất để xây dựng những công trình kiến trúc thờ phụng của mình. Điều này chứng thực rõ ràng nhất qua nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm Huế...” 11
Tổng giám đốc Unesco, Amadou-Mahtar-M’Bow, năm 1981, sau khi đến thăm lăng tẩm ở Huế, đã nói: “Lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn... biểu hiện những biến tấu độc đáo trên một chủ đề thống nhất. Mỗi một lăng vua với đặc tính riêng của nó là một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật hóa (architecture paysagée), và mỗi lăng tẩm khơi dậy trong cảm xúc của khách tham quan một âm vang đặc biệt. Lăng Gia Long giữa một khu vườn thiên nhiên bao la, gợi lên một ấn tượng hùng tráng và thanh thản, lăng Minh Mạng đầy vẻ trang nghiêm và lăng Tự Đức đem đến cho du khách một hồn êm thơ mộng.” 12
3.- Con người và những nét đặc trưng văn hóa chốn cố đô.
Huế là nơi bảo lưu một nền văn hóa dân tộc mới từ khi thế chính trị của đất nước chia đôi giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài qua cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn từ nửa đầu thế kỷ XVII.
Đầu thế kỷ XV, vùng Thuận Hóa chỉ có khoảng 5.662 dân đinh canh tác khoảng 7.100 mẫu ruộng, đến năm 1776 số dân đinh tăng lên 126.857 người và số ruộng tăng lên 265.507 mẫu. Từ buổi đầu dựng nghiệp của chúa Nguyễn, Thuận Hóa được coi như là cơ sở căn bản của Đàng Trong một mặt lo đề phòng và chống trả lực lượng của chúa Trịnh ở phương bắc, mặt khác lo xây dựng và phát triển lãnh thổ về phương nam. Người dân Huế nói chung vừa lo chiến đấu để sinh tồn giữa bao nghịch cảnh lại vẫn lo phát triển đời sống văn hóa, tinh thần thể hiện qua một số lãnh vực như âm nhạc, văn học, nghệ thuật...
Nói đến âm nhạc của xứ Huế, trước hết người ta hay nhắc đến ca Huế. Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết về Ca Huế như sau: “Nếu người bình dân ở miền Trung có khá nhiều các điệu dân ca như Hò Mái Nhì, Hò Mái Đẩy, Hò Thai, Hò Giã Gạo... để hát thì, ngoài loại Nhạc Triều có tính chất nhạc lễ nghi của vua chúa, giới quyền quý ở chốn kinh đô nhà Nguyễn có Ca Huế là thú chơi tao nhã của các hoàng thân và quan chức trong triều. Mang tính chất ca nhạc phòng (chamber music), dưới thời Tự Đức (1847- 1883)
Ca Huế có ít nhất là 25 bản đờn trong số đó có 10 bản có lời ca (9 bằng chữ Hán, 1 bằng chữ Nôm). Đó là những bản: Lưu Thủy, Hồ Quảng, Kim Tiên (Tiên=không có dấu huyền), Xuân Phong, Xuân Tình, Điểu Ngữ, Nam Xuân, Tư Mã Tương Như, Tiên Nữ Tống Lưu Nguyễn, Bá Nha Khấp Tử Kỳ, Tự Trào, Tự Thán, Trường Thán...Cũng như Hát Ả Đào ở miền Bắc, Ca Huế có trình độ nghệ thuật rất cao vì đã có nhiều bàn tay nghệ sĩ góp công xây dựng mà trong thế kỷ trước ta biết đích danh là ai, chẳng hạn Vua Tự Đức, Tuy Lý Vương, Ông Cả Soạn, Nguyễn Quang Tồn v.v...
Ca Huế vào đầu thế kỷ 20 còn giữ lại một số bài cổ như Lưu Thủy, Kim Tiền (Tiền=với dấu huyền), Nam Xuân...và có thêm một số điệu khác như Nam Ai, Nam Bình, Bình Bán, Cổ Bản, Tứ Đại Cảnh v.v...Danh cầm thường là người trong hoàng tộc như Vĩnh Trân (con vua Thành Thái), Vĩnh Phan và Bửu Lộc...Những bài ca Huế thường do các bực văn nhân nổi tiếng soạn như Ông Hoàng Nam Sách, Thúc Giạ Thị Ưng Bình... Cụ Phan Bội Châu cũng là tác giả của nhiều bài ca Huế có giá trị...” 13
Nhạc Triều mà Phạm Duy có nhắc đến ở trên là nhạc cung đình thường đi kèm với múa cung đình. Múa cung đình nhà Nguyễn có tính cách tập thể, gồm có các điệu múa bát dật, hoa đăng, tam tinh chúc thọ, bát tiên hiển thọ, trình tường tập khánh, đấu chiến thắng Phật, tứ linh, nữ tướng xuất quân, múa quạt, tam quốc tây du, lục triệt hoa mã đăng... thường được trình diễn cho vua và triều thần xem vào những dịp lễ lớn như hưng quốc khánh niệm (2-5 âm lịch), vạn thọ (sinh nhật vua), thánh thọ (sinh nhật hoàng thái hậu), tiên thọ (sinh nhật hoàng thái phi), thiên xuân (sinh nhật thái tử), thiên thu (sinh nhật hoàng hậu), lễ tế giao, miếu, xã tắc, tiệc dạ yến, tiếp sứ ngoại quốc... 14.
Ngoài dân gian cũng có nhiều thể loại âm nhạc như hò Huế gồm hò giã gạo, hò đưa linh, hò bài chòi (còn gọi là rao bài chòi hay hô bài chòi), lý Huế thường lấy theo nội dung mà đặt tên ví dụ Lý mười thương, Lý con sáo, Lý chuồn chuồn, Lý tình tang, Lý hoài nam, Lý quỳnh tương, Lý ngựa ô, Lý tiểu khúc, Lý tử vi... góp thêm sự phong phú vào với các làn điệu cả nước.
Ca dao Huế rất phong phú thường đề cập đến các địa danh và kèm theo các biến cố lịch sử, phong tục, tập quán của người dân địa phương.
Nói tổng quát về xứ Huế thân thương, ca dao hạ mấy nét chấm phá như:
Tỉnh Thừa Thiên dân hiền cảnh lịch,
Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng.
Tháp bảy từng, Thánh Miếu, Chùa Ông,
Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Tòa.
Cầu Trường Tiền, sáu nhịp bắc qua,
Tả Thanh long, hữu Bạch hổ, đợi khách âu ca thái bình.
hoặc về thổ sản địa phương:
Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo de An Cựu em nuôi mẹ già.
hay có khi vẻ những nét thủy mạc thanh tú:
Gió đưa cành trúc là đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
hay:
Đông Ba, Gia Hội hai cầu,
Ngó lên Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
Nói về cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916, ca dao có câu:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai lấp ló bên sông,
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non!
Nói về nổi khổ cực của nhân dân khi làm phu tạp dịch xây lăng tẩm cho vua chúa thì có những câu như:
Vạn Niên là Vạn Niên nào ?
Thành xây xương lính, hào đào máu dân!
Huế cũng là nơi sản sinh nhiều văn nhân thi sĩ quy tụ trong các tổ chức xướng họa thi ca, thí du Tao Đàn Thập Bát Thi Nhân dưới triều vua Thiệu Trị, Mạc Vân thi xã dưới triều vua Tự Đức của các ông Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương với những áng thi văn trác tuyệt đã từng được vua Tự Đức khen là:
Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán,
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường.
Hương Bình thi xã năm 1950 của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Thảo Am Nguyễn Khoa Vy, Hỷ Thần Nguyễn Hy, Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy v.v...
Khi phong trào thơ mới ra đời trước thế chiến II, những nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nam Trân, Thúc Tề cũng có những bài thơ hay nói về xứ Huế.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ,
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên?
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?
(Đây Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử).
Lai láng niềm trăng tuôn dạ nước,
Ngập tràn sông trắng gợn bâng khuâng
(Đêm trăng trên sông Hương _ Thúc Tề).
hay:
Tôi nghe xa lắm màu mây bạc
Rời bóng kinh thành lửng thửng đi.
(Giao thừa – Trần Huyền Ân).
Một vị giáo sư người Pháp, với hồn thơ lai láng cũng đã viết về thành quách Huế như sau:
...Ô cité, que le soleil qui tombe
Allume à l’Occident le clair bucher de gloire
Pour que revive un soir ton Passé de sa tombe !
(H.Cosserat: Hué)
Thành đô đây, bóng tà dương sắp khuất
Ánh trời tây sáng lạn lửa vinh quang
Một chiều nọ từ lăng tẩm ẩn uất
Dĩ vãng kia, bừng sáng dậy... hồi sinh.
(Võ Như Nguyện dịch) 15
Huế là nơi mà các cơ sở giáo dục được xây dựng khá qui mô làm cơ sở cho nền Tây học được phát triển một cách tốt đẹp. Năm 1896, do sáng kiến của cụ Ngô Đình Khả và được Hội đồng Cơ Mật Viện lúc bấy giờ đứng đầu là Diên-Lộc Quận-Công Nguyễn Thân đỡ đầu, Trường Quốc Học được thành lập tại Huế do Nghị định ngày 18-11-1896 của Toàn quyền Đông Dương A. Rousseau. Về sau các trường Đồng Khánh, Pellerin, Providence lần lượt ra đời đào tạo không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Tại Huế cũng có Phường Đúc do Jean De La Croix thiết lập chuyên đúc các loại chuông chùa, súng thần công, các đỉnh đồng trong đại nội với kỹ thuật tân kỳ tạo cho nền công nghệ bản xứ những bước tiến vững vào trong nghề nấu kim loại. Các ngành thủ công nghệ như nghề chằm nón, tơ tằm, thuê thùa cũng phát triển khá.
Về phương diện các hoạt động tín ngưỡng dân gian, Huế là nơi nở rộ các lễ hội, đình đám truyền thống như lễ giỗ tổ nghề kim hoàn ở phường Trường An, và phường Phú Cát, lễ vật Làng Sình, lễ cúng âm hồn (23- 5 âm lịch) kỷ niệm ngày thất thủ kinh đô, lễ rước hến ở làng Cồn Soi, phường Giang Hến, nay thuộc phường Vĩ Dạ, lễ hội Làng Chuồn tức làng An Truyền, nơi có Đoàn Trưng, Đoàn Trực là hai anh em thủ lãnh trong Giặc Chày Vôi âm mưu lật đổ vua Tự Đức đề đưa con của Hồng Bảo là Đinh Đạo lên ngôi, lễ tế Hữu công bát vị khai canh bổn thổ làng Mỹ Lợi, lễ Cô đàn làng Thủ Lễ ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, lễ hội tưởng niệm vị tổ sư nghề điêu khắc làng Mỹ Xuyên thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, lễ hội làng Thanh Phước thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà, lễ tế tổ ngành Ca nhạc Huế vào ngày 16 tháng 10 âm lịch tại từ đường ở số 63/6 đường Nguyễn Trãi, phường Thuận Hòa, lể thu tế làng Dương Nỗ, lễ tế tổ nghề rèn làng Hiền Lương nay thuộc xã Phong Điền, huyện Phong Điền, lễ hội truyền thống làng Dạ Lê Thượng, lễ tế tổ sư nghề thêu, lễ tế tổ sư thợ nề xóm Ngõa Tượng làng Địa linh, xã Hương vinh, huyện Hương Trà...
Nét văn hóa đặc trưng của Huế còn thể hiện trong các nhà vườn ở xa gần chốn kinh thành, thường là sở hữu của các dòng quý tộc thuộc triều Nguyễn, với cốt cách trang trí thoáng mát, cột kèo chạm trổ tinh vi, cổ kính, nhà lợp ngói liệt, rui mè toàn bằng gỗ quý, xung quanh vườn tược thường trồng đủ các loại hoa như hoa dâm bụt, hoa hồng, nguyệt quế, mai tứ quý... và cây ăn trái thí dụ như vườn Lạc Tịnh do nhà thơ Hồng Khẳng lập ra năm 1889 ở làng Dương Xuân xưa, nay là số 65 Phan Đình Phùng, Huế, nhà vườn An Hiên ở thôn Xuân Hòa, xã Hương Long với cổng nhà vườn xây theo hình vòm cổ kính, trong vườn sum suê cây trái ngọt ngào, Tịnh Gia Viên ở số 20/3 đường Lê Thánh Tôn vốn của một vị công chúa ngày xưa nay thuộc của giáo sư âm nhạc Nguyễn Hữu Ba với phong cách xây dựng rất đẹp mắt có danh xưng là Tỳ Bà Trang, vườn nhà Ngọc Sơn công chúa, vườn Ý Thảo v.v... 16
Vì Huế là chốn kinh đô cho nên các vị đại thần xuất thân từ Huế hay ở các nơi xa về trú ngụ mà dần dần xuất hiện các dòng tộc lớn như Nguyễn Khoa, Hà Thúc (làng La Chữ), Thân Trọng (ở Nguyệt Biều), Hồ Đắc (ở An Truyền), Hoàng Trọng, bởi thế tục ngữ địa phương có câu: “Họ Thân không nhà, họ Hà không dân” ý nói dòng họ Thân Trọng không có nhà riêng mà ở nhà của triều đình cấp cho, họ Hà Thúc (làng La chữ) không có ai là dân thường cả, chỉ toàn người làm quan...
Sau hết, văn minh phong hóa của Huế còn thể hiện đặc biệt trong các món ăn đặc sản địa phương nổi tiếng qua các thế hệ. Tác giả Bùi Tùng trong bài “Triết lý sống của người Huế: nghèo mà sang” đã viết: “Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực. Món ngon xứ Huế là món ngon Chăm xưa kết hợp với món ngon Việt, món ngon dân gian Huế và món ngon cả nước, do giao lưu, hòa quyện với linh khí đất Thuận Hóa mà thành.”
Theo Bùi Tùng, “Có tới 1.300 món ăn xứ Huế. Cuốn sách dạy nấu ăn của bà Hoàng Thị Kim Cúc ở Vĩ Dạ – người khơi nguồn cho bài thơ nổi tiếng Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử – đã giới thiệu công phu 60 thực đơn bốn mùa với 600 món ăn “nấu theo lối Huế” (125 món ăn chay, 300 món ăn mặn, 175 thứ chè, cháo, dưa, mắm...). Âu cũng dễ giải thích, bởi Huế là nơi phủ chúa, cung vua, nơi hàng mấy trăm năm quy tụ tinh hoa khắp mọi miền đất nước. Món quê mùa dân dã lại theo người đẹp, người tài, người sành điệu xâm nhập cung vua phủ chúa, rồi được dọn lên bàn yến tiệc thành quốc túy quốc hồn...”
Các món ngon Huế không chỉ ăn bằng miệng mà ăn bằng ngũ giác quan, món ăn không áp đảo, chế ngự con người; bát đĩa đơm bày, đũa bát để ăn cơm cũng sử dụng theo nguyên tắc hài hòa, không to quá, không “lấn” thức ăn. Cũng theo Bùi Tùng, “các món ăn Huế nổi tiếng như cơm hến, bún bò giò heo, nem Huế, tôm chua – thịt luộc hay các loại bánh khoái Thượng Tứ, bánh nậm, bánh bèo... đều thể hiện một triết lý sống của người Huế: nghèo mà sang! Nói cách khác, triết lý ẩm thực Huế là nghệ thuật làm cho các thực phẩm bình dân hàng ngày trở thành những món ăn nổi tiếng, quyến rũ với du khách bốn phương.” 17
Sau biết bao tang thương của lịch sử đất nước, Huế vẫn hiện diện như một tượng trưng cho vóc dáng Việt Nam, quý phái, thanh tân và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nỗ lực nghiên cứu để viết về Huế, từ trong nước cũng như ở hải ngoại, tạo thành một ngành nghiên cứu mệnh danh là Huế học ở khắp nơi.
Các tuyển tập Nhớ Huế do Hội Thân Hữu Huế – Thừa Thiên của nhóm Võ Văn Tùng ở Cali, các đặc san Lá Thư Phượng Vỹ của nhóm Huyền Tôn Nữ Quế Hương, Hoàng Thị Oanh ở Houston, nhóm Huế vùng Hoa Thịnh Đốn của Ngô Phi Đạm, Hoàng Thiện Căn, các Hội Đồng Hương Thừa Thiên Huế ở Atlanta, Georgia của nhóm Hà Thúc Trình, Thái Quang Ty với các Giai phẩm Hương Giang, Hội Thừa Thiên Huế ở Florida, Nhóm 48-55 Khải Định của Nguyễn Tuệ, Tôn Thất Quỳnh Tiêu ở Dallas cùng một số văn hữu ở Cali mà các niên san mang cùng tên đã ghi lại các kỷ niệm cũ xứ Huế với nhiều cây bút nổi tiếng, các Nhóm Đồng Khánh – Quốc Học ở Canada v.v...
Một tác phẩm gần đây viết về Huế như Từ Điển Tiếng Huế của bác sĩ Bùi Minh Đức cũng có tiếng vang trong giới nghiên cứu văn học hải ngoại. Tác phẩm Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu của Nguyễn Lý Tưởng, xuất bản năm 2001 tại Cali cũng có nhiều sưu khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiều về lịch sử Thuận Hóa. Ba tập Các vua cuối nhà Nguyễn của Vũ Ngự Chiêu, một số bài biên khảo có liên quan đến Huế trong các tác phẩm của Trần Gia Phụng như Huế qua những chặng đường, hoặc Thi cử tại Huế , Những Câu Chuyện Chung Quanh Điện Thái Hòa v.v... hay Một Thời Hoàng Tộc của Bảo Thái hoặc Sau Bức Cấm Thành Nhà Nguyễn của Hứa Hoành cũng đã đóng góp nhiều tư liệu cho việc khảo cứu về xứ Huế.
Một vài ghi nhận về các sách vở biên khảo ở trong nước của một số học giả gốc Huế như Cố Đô Huế của Thái Văn Kiểm (in năm 1960) giáo sư Bửu Kế với tác phẩm Chuyện Triều Nguyễn (Nxb. Thuận Hóa 1990), các tài liệu biên khảo của giáo sư Phan Văn Dật, hoặc như tác phẩm Phòng Thành Huế, và cuốn sách Kiến Trúc Cố Đô Huế (song ngữ Việt, Anh) của Phan Thuận An (xuất thân là sinh viên ngành sử tại Đại học Văn khoa Huế 1962-65 với luận án Cao học Sử viết về kiến trúc kinh thành Huế), tác phẩm 34 Năm Cầm Quyền của Chúa Nguyễn Phúc Chu của Lê Đình Cai là sách có đề cập nhiều đến các cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội Huế và Đàng Trong) do nhà xuất bản Đăng Trình in năm 1971 tại Huế, còn được giới nghiên cứu sử học trong nước và hải ngoại sử dụng.
Một tác giả khác, nhà sử học Lê Ngọc Bích 18 mà hầu hết công trình của ông đều giành vào một chủ đề nhất định là lịch sử đạo Công Giáo ở Việt Nam, trong bộ Nhân Vật Giáo Phận Huế gồm hai tập gần 700 trang, khổ lớn ấn hành năm 2000, cũng đã góp thêm một cái nhìn rất phong phú, sâu sắc vào đời sống tôn giáo của Thừa Thiên, Huế và một số tỉnh trong Địa phận Huế từ những buổi sơ khai và về sau. Ngoài ra cũng cần kể thêm một vài tác giả mới như Hồ Vĩnh, Nguyễn Đắc Xuân, Duy Từ v.v... cũng có một ít tập sách mỏng kể chuyện vua quan triều Nguyễn, đa số dùng lại tư liệu của một số sách báo trước đây và cũng không đặt nặng vấn đề áp dụng phương pháp sử học đứng đắn trong công tác biên soạn.
Trong lịch sử nước nhà, Huế hiện ra như một khối lượng khổng lồ những quần thể di tích, những đền đài miếu mạo, cung điện, phủ đệ, các kho thư tịch cổ chứa đầy dấu ấn của quá khứ mà ba mươi năm tìm tòi, khảo cứu và công bố các công trình đã biên khảo được, linh mục Léopold Cadière, sử gia uyên bác của Tạp chí Bulletin Des amis Du Vieux Hué (Đô Thành Hiếu Cổ) 1914-1944, một nhà Huế học thời danh, đã viết trong phần dàn bài sưu tầm dành cho “Những người bạn cố đô Huế” rằng: “Huế đúng ra là công trình của người An-nam đã đem hết công sức sáng tạo ra và chính ở đây người ta khắc lại một cách sâu sắc hơn nơi nào hết trong thời gian này về cái dấu ấn quốc gia của họ..” Bài học lịch sử thường có giá trị sâu sắc nhất là khi lịch sử bắt đầu từ chỗ đáng bắt đầu, mà Huế chính là chỗ bắt đầu và phát triển của một quốc gia Việt Nam thống nhất vậy.
Nguyễn Đức Cung
Jersey City 06/ 03/2003
CHÚ THÍCH :
1.- Tạp chí biên tập cứ ba tháng xuất bản một kỳ, có tên là Bulletin Des Amis Du Vieux Hué, và tên Việt Nam là Đô Thành Hiếu Cổ. Gần đây nhà xuất bản Thuận hóa đã cho dịch ra Việt ngữ hầu hết các số báo này xuất bản từ năm 1914 đến 1944, in thành 7 tập gồm hơn 15,000 trang bản thảo.
2.- Trần Gia Phụng, Những câu chuyện Vịệt sử, tập 2, Huế qua những chặng đường, nxb Non Nước, Toronto, Canada, 1999, tr. 139. Một tài liệu đặt vấn đề nghi ngờ sự kiện liên kết này. (Tài liệu - HYPERLINK "http://www.hue.vnn.vn").
3.- Các cuộc hôn nhân này, người Tây phương thường gọi là diplomatie matrimoniale (ngoại giao hôn nhân).
4.-Toàn bộ bài thơ của Thái Xuyên Hoàng Cao Khải như sau:
Đổi chác khen ai khéo nực cười,
Vốn đà không mất lại thêm lời.
Hai châu Ô Lý vuông nghìn dặm
Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi?
Lòng đỏ khen ai lo việc nước,
Môi son phải giống mãi trên đời.
Châu đi rồi lại châu về đó,
Ngớ ngẩn trông nhau mấy lũ Hời.
5.- Câu thơ xuất phát từ ý thức kỳ thị chủng tộc trong thời đại phong kiến. Cụ Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại cho rằng câu thơ này ứng vào việc vua Lý Nhân Tông gả công chúa Khâm Thánh cho tù trưởng Vị Long là Dương Tự Minh ở Thanh Hóa.
6.- Hương Giang Thái Văn Kiểm, Việt Nam Tinh Hoa, Mõ Làng xuất bản 1997, trang 133.
7.- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, Nhà xb Thuận Hóa, Tập 1, 1997, trang 83.
8.- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, Nxb. Thuận Hóa, Tập 1, 1997, trang 16-23. Phan Thuận An, Kiến Trúc Cố Đô Huế, Nxb. Thuận Hóa, trang 15-21.
9.- Phan Thuận An, Sách đã dẫn, tr. 72.
10.- Phan Thuận An, Sđd, tr. 70.
11.- Phan Thuận An, Sđd, tr. 72.
12.- Phan Thuận An, Sđd, tr. 73.
13.- Phạm Duy, Tài liệu Internet, Ca nhạc phòng.
14.- Trần Gia Phụng, Sđd, trang 148.
15.- Nguyên Hương Nguyễn Cúc chủ biên, Tập san Tiếng Sông Hương, chủ đề Huế đẹp – Huế thơ, Dallas, 2001, bài Ngũ sắc Huế trong thi ca, Phương Anh Trang, trang 26.
16.- Hội Đồng Hương Thừa Thiên – Huế, Atlanta, Georgia, Giai Phẩm Hương Giang, Xuân Quý Mùi 2003, trang 167.
17.- Hội Đồng Hương Thừa Thiên – Huế, Atlanta, Georgia, Giai Phẩm Hương Giang, Xuân Quý Mùi, 2003. Bùi Tùng, Triết lý sống của người Huế: nghèo mà sang, trang 112-113.
18.- Tác giả Lê Ngọc Bích (hiện sống ở Sài Gòn) sinh quán Phủ Cam, Huế, tốt nghiệp ngành Sử Địa tại Đại Học Huế năm 1965, dạy học. Tác phẩm biên khảo gồm có: Đã phát hành: Chủ đề nhân vật tôn giáo.- Tập một: Giáo dân – Tu sĩ – Linh mục thế kỷ XVII; Tập Ba: Nhân vật chứng nhân đức tin (1630-1895); Tập Bốn: Các vị Giám mục một thời đã qua (1933-1995); Tập đặc biệt: Nhân Vật Giáo Phận Huế (2 cuốn I, II.- Kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo Phận Huế 1850-2000). Sẽ phát hành: Tập Hai: Giáo dân – Tu sĩ – Linh mục thế kỷ XVIII-XIX-XX; Tập Năm: Các vị Thừa sai ngoại quốc truyền giáo tại Việt Nam (Thế Kỷ XVI- 1975). Đang biên soạn: Địa danh lịch sử Công giáo Việt Nam (4 tập); Các trại phong Việt-Nam: Hình thành và Phát triển (4 tập).
No comments:
Post a Comment