SƯU TẬP VÀ TRÌNH BÀY
Miền Bắc là quê hương của tất cả người Việt Nam vì dù chúng ta là người Trung hay Nam, tổ tiên ta đều là người gốc miền Bắc. Tổ tiên ta đã dày công giữ nước và dựng nước. Chúng ta tôn sùng và vinh danh các vua Hùng, các thiền sư và chiến sĩ đời Lý Trần , các vua Lê, đặc biệt là Lê Thánh Tông và Tao Đàn nhị thập bát tú đã chiến đấu và xây dựng một nền văn học Việt Nam.
Chúng ta ca tụng Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng hoa Thám đã anh dũng chống Pháp. Chúng ta tôn sùng những nhà cách mạng Đông Kinh Nghĩa Thục và các nhà văn hóa Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong tạp chí, và Tự Lực Văn Đoàn đã kiến tạo một nền văn hóa mới. Chúng ta nghiêng mình trước các văn nghệ sĩ Nhân Văn Giai Phẩm đã tranh đấu cho tự do, dân chủ trong một thời kỳ vô cùng khắc nghiệt của lịch sử...
Sau đây là những danh nhân miền Bắc tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử.
TRẦN NHÂN TÔNChúng ta ca tụng Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng hoa Thám đã anh dũng chống Pháp. Chúng ta tôn sùng những nhà cách mạng Đông Kinh Nghĩa Thục và các nhà văn hóa Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong tạp chí, và Tự Lực Văn Đoàn đã kiến tạo một nền văn hóa mới. Chúng ta nghiêng mình trước các văn nghệ sĩ Nhân Văn Giai Phẩm đã tranh đấu cho tự do, dân chủ trong một thời kỳ vô cùng khắc nghiệt của lịch sử...
Sau đây là những danh nhân miền Bắc tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử.
(1258 – 1308)
Trần Nhân Tông 陳仁宗;), tên thật là Trần Khâm 陳昑 là vị vua thứ ba của nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân ta kháng Nguyên thành công. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
TRẦN HƯNG ĐẠO
(1232? - 1300)
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 興道大王陳國峻, là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.
CHU AN
(1292–1370)
Chu Văn An 朱文安; tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈澤), quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1314–1329) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Ông mất, vua phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An.
NGUYỄN TRÃI
(1380–1442)
Nguyễn Trãi 阮廌, hiệu là Ức Trai 抑齋, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhân vật vĩ đại về nhiều mặt, rất hiếm có trong lịch sử. Công lao sự nghiệp của ông rất lớn. Đạo đức phong cách của ông rất cao đẹp. Ông là một anh hùng dân tộc vĩ đại, là nhà chính trị lỗi lạc, nhà chiến lược thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất, đồng thời là một nhà văn lớn, nhà thơ lớn, nhà sử học, nhà địa lý học, nhà làm luật pháp và âm nhạc xuất sắc. Ngay từ khi còn sống, Nguyễn Trãi đã được những người đương thời khen ngợi là: Kinh bang hoa quốc, cổ vô tiền [1] Nghĩa là: Dựng nước và làm vẻ vang tổ quốc, từ xưa chưa ai được như ông. ...
LÊ THÁNH TÔNG
(1442-1497)
(1442-1497)
Lê Thánh Tông 黎聖宗 là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), còn có tên khác là Lê Hạo (黎灝). Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Lê Thánh Tông đưa nhiều cải cách về quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Lúc bấy giờ Chiêm Thành thường xâm lấn nưóc ta, vua đã dem quân đánh chiếm Chiêm Thành (1471), rồi rút lui, đồng thời có cuộc hành quân về phía Tây đất nước (1479). Ông cũng là một nhà thơ danh tiếng, sáng lập hội Tao đàn, cùng các văn quan xướng họa.
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613) đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ, tức là Hoàng giáp vào năm Quang Hưng thứ 3 (1580). Quê ông ở làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ông có học vấn uyên thâm, khi đi sứ Trung Quốc, ứng đối xuất sắc, nên được vua nhà Minh đặc cách phong làm Trạng nguyên[cần dẫn nguồn]. Mặc dù ông chỉ đỗ Hoàng giáp nhưng người đời quen gọi ông là trạng Bùng.
NGUYỄN THÁI HỌC
(1902-1930)
Nguyễn Thái Học 阮太學 là sinh viên . Ông sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) năm 1927 và lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp áp giải từ ngục thất Hỏa Lò ở Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 12 đảng viên VNQDĐ sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930.
(1854-1927)
Lương Văn Can , tên tự là Ôn Như, hiệu là Sơn Lão, quê ở làng Nhị Khê, bây giờ là xã Nhị Khê huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông trong một gia đình nghèo. Năm 1875, ông thi đỗ Cử nhân, năm sau thi Hội, được phân số. triều đình bổ làm giáo thụ Phủ Hoài, ông từ chối, ông ở nhà c ông mở trường dạy học tại số 4 phố Hàng Đào, Hà Nội. Vì đỗ cử nhân, ông thường được gọi là "cụ Cử Can".
Là nhà nho yêu nước, ông đã học hỏi theo sách của các nhà tư tưởng tiến bộ của phương Đông như: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, ... lẫn phương Tây như: Voltaire, Montesquieu, ... nhằm tìm con đường canh tân đất nước. Năm 1907 , ông mở trường Đông Kinh nghĩa thục ở 10 Hàng Đào, và căn nhà ông ở phố Hàng Đào cũng trở thành nơi học. Từ trường Đông Kinh nghĩa thục này ở Hà Nội, phong trào Đông Kinh nghĩa thục lan đi rất nhanh và sâu rộng tới các tỉnh như: Hà Đông, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, ..., Quảng Nam,... làm thực dân Pháp lo sợ. Tháng 12 năm 1907 Đông Kinh nghĩa thục bị giải tán. Năm 1913 ông bị kết án biệt xứ và phải đi đày ở Campuchia. Năm 1924 ông được tha về và mất tại Hà Nội năm 1927. Lương Văn Can là cha của Lương Ngọc Quyến, một nhân vật cách mạng khác của Việt Nam.
Là nhà nho yêu nước, ông đã học hỏi theo sách của các nhà tư tưởng tiến bộ của phương Đông như: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, ... lẫn phương Tây như: Voltaire, Montesquieu, ... nhằm tìm con đường canh tân đất nước. Năm 1907 , ông mở trường Đông Kinh nghĩa thục ở 10 Hàng Đào, và căn nhà ông ở phố Hàng Đào cũng trở thành nơi học. Từ trường Đông Kinh nghĩa thục này ở Hà Nội, phong trào Đông Kinh nghĩa thục lan đi rất nhanh và sâu rộng tới các tỉnh như: Hà Đông, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, ..., Quảng Nam,... làm thực dân Pháp lo sợ. Tháng 12 năm 1907 Đông Kinh nghĩa thục bị giải tán. Năm 1913 ông bị kết án biệt xứ và phải đi đày ở Campuchia. Năm 1924 ông được tha về và mất tại Hà Nội năm 1927. Lương Văn Can là cha của Lương Ngọc Quyến, một nhân vật cách mạng khác của Việt Nam.
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
(1885 - 1917)
Lương Ngọc Quyến tên hiệu Lương Lập Nham, là một chí sĩ Việt Nam thời cận đại[1]. Quê gốc của ông là người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tp Hà Nội. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình khoa cử khá giả, là con thứ của chí sĩ Lương Văn Can. Sinh thời, ông sớm chịu ảnh hưởng tư tưởng canh tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu (Trung Quốc). Tháng 10 năm 1905, ông cùng em ruột là Lương Nhị Khanh hưởng ứng Phong trào Đông du, sang Nhật Bản du học.
Ông được Phan Bội Châu gửi học ở Trường Chấn Vũ, tốt nghiệp loại ưu vào cuối 1908. Thời gian này ông tham gia vào Công hiến hội. Sau đó, ông bị trục xuất, sang Trung Quốc học các trường quân sự, rồi nhận chức thiếu tá trong quân đội Trung Hoa; tham gia Việt Nam Quang phục Hội với chức ủy viên quân sự Bộ chấp hành[2].
Năm 1914, Lương Ngọc Quyến về nước gây cơ sở cách mạng tại Nam Kỳ, rồi sang Thái Lan, Hồng Kông. Lương Ngọc Quyến bị mật thám Anh bắt trao cho thực dân Pháp, đưa về Việt Nam giam ở các nhà lao ở Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên. Tại đây, ông đã cùng Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Vì bị cùm lâu ngày ông không đi đứng được nữa nên khi quân Pháp phản công đánh kíp, ông không chịu lên cáng rút lui mà đòi Trịnh Văn Cấn bắn vào ngực ông để quyên sinh ngày 5 tháng 9 năm 1917.
Ông được Phan Bội Châu gửi học ở Trường Chấn Vũ, tốt nghiệp loại ưu vào cuối 1908. Thời gian này ông tham gia vào Công hiến hội. Sau đó, ông bị trục xuất, sang Trung Quốc học các trường quân sự, rồi nhận chức thiếu tá trong quân đội Trung Hoa; tham gia Việt Nam Quang phục Hội với chức ủy viên quân sự Bộ chấp hành[2].
Năm 1914, Lương Ngọc Quyến về nước gây cơ sở cách mạng tại Nam Kỳ, rồi sang Thái Lan, Hồng Kông. Lương Ngọc Quyến bị mật thám Anh bắt trao cho thực dân Pháp, đưa về Việt Nam giam ở các nhà lao ở Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên. Tại đây, ông đã cùng Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Vì bị cùm lâu ngày ông không đi đứng được nữa nên khi quân Pháp phản công đánh kíp, ông không chịu lên cáng rút lui mà đòi Trịnh Văn Cấn bắn vào ngực ông để quyên sinh ngày 5 tháng 9 năm 1917.
NGUYỄN VĂN VĨNH
(1882-1936)
Nguyễn Văn Vĩnh quê ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội). Ông học trường thông ngôn (Collège des Intreprêtes) niên khóa 1893-1895, và đã đỗ thủ khoa. Năm 1896, 14 tuổi, ông làm thông ngôn ở Tòa sứ Lào Cai, về Tòa sứ Hải Phòng và Bắc Giang. làm cộng tác viên cho tờ Courrier d’Hai Phong (Thư tín Hải Phòng) và tờ Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương). Nguyễn Văn Vĩnh cùng với các bạn đồng chí hướng, lần lượt làm đơn xin thành lập Hội Trí Tri (Hà Nội), Hội Dịch sách, Hội giúp đỡ người Việt đi sang Pháp du học, Đông Kinh nghĩa thục (ông là người thảo điều lệ, viết đơn xin phép, và sau đó là giáo viên tiếng Pháp của trường).
Tiếp đó, ông được Schneider mời biên soạn và in ấn tờ Đại Nam đồng văn nhật báo (Tờ báo hàng ngày của nước Đại Nam chung một văn tự). Năm 1908, ông được bầu vào Hội đồng thành phố Hà Nội. Cùng năm này, ông xin ra tờ Notre Journal (Nhật báo của chúng ta). Năm 1913, ông trở lại Hà Nội làm Chủ bút tờ tuần báo Đông Dương tạp chí (do Schneider sáng lập vào ngày 15 tháng 3 năm 1913). Sau đó, ông được bầu vào Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ (sau đổi làm Viện dân biểu). Năm 1927, ông cùng với Vayrac lập tủ sách Âu Tây tư tưởng (La pensée de l’Occident), rồi tổ chức in các sách do ông dịch thuật. Năm 1929, ông được bầu vào Hội đồng Kinh tế và tài chính Đông Dương. Năm 1931, ông cho ra tờ An Nam Nouveau (An Nam mới). Vỡ nợ vì làm báo, Nguyễn Văn Vĩnh phải sang Lào đào vàng và chết vì bệnh sốt rét ác tính.
Tiếp đó, ông được Schneider mời biên soạn và in ấn tờ Đại Nam đồng văn nhật báo (Tờ báo hàng ngày của nước Đại Nam chung một văn tự). Năm 1908, ông được bầu vào Hội đồng thành phố Hà Nội. Cùng năm này, ông xin ra tờ Notre Journal (Nhật báo của chúng ta). Năm 1913, ông trở lại Hà Nội làm Chủ bút tờ tuần báo Đông Dương tạp chí (do Schneider sáng lập vào ngày 15 tháng 3 năm 1913). Sau đó, ông được bầu vào Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ (sau đổi làm Viện dân biểu). Năm 1927, ông cùng với Vayrac lập tủ sách Âu Tây tư tưởng (La pensée de l’Occident), rồi tổ chức in các sách do ông dịch thuật. Năm 1929, ông được bầu vào Hội đồng Kinh tế và tài chính Đông Dương. Năm 1931, ông cho ra tờ An Nam Nouveau (An Nam mới). Vỡ nợ vì làm báo, Nguyễn Văn Vĩnh phải sang Lào đào vàng và chết vì bệnh sốt rét ác tính.
PHẠM QUỲNH
(1892-1945)
Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu.Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân. Ông học trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn) năm 1908, làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16. Từ năm 1916, Ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 và đình bản tháng 12 năm 1934; tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề".
Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội. Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức, Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội. Sau đó, ông làm Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ, giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ giúp báo France - Indochine. Năm 1926, ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương.
Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, thời gian đầu làm Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945). Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế. Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông mất sau đó một thời gian tại làng Hiền Sỹ, tỉnh Thừa Thiên.
TẢN ĐÀCũng trong thời kỳ 1924-1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội. Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức, Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội. Sau đó, ông làm Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ, giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ giúp báo France - Indochine. Năm 1926, ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương.
Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, thời gian đầu làm Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945). Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế. Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông mất sau đó một thời gian tại làng Hiền Sỹ, tỉnh Thừa Thiên.
(1889-1939)
Tản Đà 傘沱, tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông. Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại". Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.
NHẤT LINH
(1905-1963)
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam trú quán tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nguyên quán làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1924, ông thọc ngành Y và Mỹ Thuật, nhưng chỉ một năm rồi bỏ. Năm 1927 Nhất Linh sang Pháp du học. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) và trở về nước trong năm đó.
Nhất Linh thời Tự Lực Văn Đoàn Trong hai năm 1930 đến 1932, ông dạy học tại trường Thăng Long và Gia Long, ở đó ông quen biết với Trần Khánh Giư Khái Hưng. Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai.
Năm 1933, Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn gồm có: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam)Khái Hưng (Trần Khánh Giư), còn gọi là Nhị LinhHoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân)Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) Về sau có thêm Xuân Diệu và Trần Tiêu - em của Khái Hưng. Năm 1936 tờ Phong Hóa bị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm biếm Hoàng Trọng Phu. Tờ Ngày Nay, trước ra kèm với Phong Hóa, tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa.
Năm 1938, Nguyễn Tường Tam thành lập đảng Hưng Việt, rồi đổi tên là đảng Đại Việt Dân chính1939 mà ông làm Tổng Thư ký. Hoạt động chống Pháp của nhóm Tự Lực trở thành công khai. năm Năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt và bị đầy lên Sơn La, đến năm 1943 mới được thả. Trong thời gian này, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay. Cuối năm 1941, Ngày Nay bị đóng cửa. Năm 1942 Nhất Linh chạy sang Quảng Châu. Nguyễn Tường Tam hoạt động trong Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, rồi về Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc dân đảng, Cuối năm 1945 tổ chức này ra công khai với danh xưng Mặt trận Quốc dân Đảng, gọi chung là Việt Nam Quốc dân Đảng, hay Việt Quốc. Đầu năm 1946, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, tổ chức hoạt động đối lập chính quyền Việt Minh, xuất bản báo Việt Nam. Tháng 3 năm 1946, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến. Ông cũng tham gia Quốc hội khóa I đặc cách không qua bầu cử. Nguyễn Tường Tam đã làm Trưởng đoàn Việt Nam dự Hội nghị trù bị Đà Lạt đàm phán với Pháp. Ông được cử đứng đầu Phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Fontainebleau nhưng không đi mà bỏ sang Trung Quốc tháng 5 năm 1946 vì cộng sản giết hại các đảng phái. Năm 1947 Nguyễn Tường Tam cùng Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Hải Thần, Lưu Đức Trung thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất Việt Nam nhằm ủng hộ Bảo Đại, chống cả Việt Minh lẫn Pháp.
Năm 1951, về nước mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản sách của Tự Lực Văn Đoàn. Năm 1953, Nguyễn Tường Tam lên sống tại Đà Lạt. Năm 1958 rời Đà Lạt về Sài Gòn, ông mở giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay ở Sài Gòn, Năm 1960 ông về Sài Gòn thành lập Mặt trận Quốc dân Đoàn kết. Cuộc Đảo chính của đại tá NGuyễn Chánh Thi năm 1963 thất bại, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng tại nhà riêng. Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Đêm 7 tháng 7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm.
KHÁI HƯNGNăm 1933, Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn gồm có: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam)Khái Hưng (Trần Khánh Giư), còn gọi là Nhị LinhHoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân)Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) Về sau có thêm Xuân Diệu và Trần Tiêu - em của Khái Hưng. Năm 1936 tờ Phong Hóa bị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm biếm Hoàng Trọng Phu. Tờ Ngày Nay, trước ra kèm với Phong Hóa, tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa.
Năm 1938, Nguyễn Tường Tam thành lập đảng Hưng Việt, rồi đổi tên là đảng Đại Việt Dân chính1939 mà ông làm Tổng Thư ký. Hoạt động chống Pháp của nhóm Tự Lực trở thành công khai. năm Năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt và bị đầy lên Sơn La, đến năm 1943 mới được thả. Trong thời gian này, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay. Cuối năm 1941, Ngày Nay bị đóng cửa. Năm 1942 Nhất Linh chạy sang Quảng Châu. Nguyễn Tường Tam hoạt động trong Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, rồi về Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc dân đảng, Cuối năm 1945 tổ chức này ra công khai với danh xưng Mặt trận Quốc dân Đảng, gọi chung là Việt Nam Quốc dân Đảng, hay Việt Quốc. Đầu năm 1946, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, tổ chức hoạt động đối lập chính quyền Việt Minh, xuất bản báo Việt Nam. Tháng 3 năm 1946, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến. Ông cũng tham gia Quốc hội khóa I đặc cách không qua bầu cử. Nguyễn Tường Tam đã làm Trưởng đoàn Việt Nam dự Hội nghị trù bị Đà Lạt đàm phán với Pháp. Ông được cử đứng đầu Phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Fontainebleau nhưng không đi mà bỏ sang Trung Quốc tháng 5 năm 1946 vì cộng sản giết hại các đảng phái. Năm 1947 Nguyễn Tường Tam cùng Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Hải Thần, Lưu Đức Trung thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất Việt Nam nhằm ủng hộ Bảo Đại, chống cả Việt Minh lẫn Pháp.
Năm 1951, về nước mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản sách của Tự Lực Văn Đoàn. Năm 1953, Nguyễn Tường Tam lên sống tại Đà Lạt. Năm 1958 rời Đà Lạt về Sài Gòn, ông mở giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay ở Sài Gòn, Năm 1960 ông về Sài Gòn thành lập Mặt trận Quốc dân Đoàn kết. Cuộc Đảo chính của đại tá NGuyễn Chánh Thi năm 1963 thất bại, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng tại nhà riêng. Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Đêm 7 tháng 7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm.
(1896-1947)
Khái Hưng tên thật là Trần Giư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Giư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897. Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường tư thục Thăng Long và quen Nhất Linh. Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố. Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934.
Trong thời gian Đệ nhị thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được thả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới. Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng có viết một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng. Khái Hưng bị công sản sát hại năm 1947 .
Trong thời gian Đệ nhị thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được thả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới. Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng có viết một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng. Khái Hưng bị công sản sát hại năm 1947 .
NGUYỄN HỮU ĐANG
(1913-2007)
Nguyễn Hữu Đang (bí danh Phạm Đình Thái) xuất thân trong một gia đình trí thức tại làng Trà Vi, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Hội Sinh viên thị xã Thái Bình thuộc Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và bị Pháp bắt vào cuối năm 1930 và bị giam hai tháng rưỡi tại thị xã Thái Bình. Mùa hè năm 1931, Nguyễn Hữu Đang bị đưa ra tòa xét xử, nhưng được tha, vì dưới tuổi thành niên. Sau đó, ông lên Hà Nội theo học Trường Cao đẳng Sư phạm. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Hữu Đang tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), là đồng chí thân thiết của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Phan Thanh, Nguyễn Văn Tố.
Trong thời kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật (1939-1945), ông hoạt động trong khối trí vận của đảng, chuyên lo việc vận động giới tư sản và trí thức, là một trong những người sáng lập ra Hội Truyền bá Quốc ngữ và làm Tổng Thư ký Hội. Tháng 8 năm 1945, ông được Đại hội Quốc dân ở Tân Trào bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng Trung ương ,Thứ trưởng Bộ Thanh niên, Chủ tịch Ủy ban Vận động Hội nghị Văn hóa Toàn quốc, Trưởng ban Tuyên truyền Xung phong Trung ương. Năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối 1956, ông làm biên tập báo Nhân Văn và cộng tác với báo Giai Phẩm. Tháng 4 năm 1958, ông bị bắt. Cùng với nhiều văn nghệ sĩ, trí thức tham gia phong trào Nhân văn-Giai phẩm, ông bị coi là kẻ "phản Đảng", "đầu cơ cách mạng". Tại phiên tòa xét xử kín ông cùng bà Lưu Thị Yên (bút hiệu Thụy An) ngày 21 tháng 1 năm 1960, ông bị kết án 15 năm tù vì tội "phá hoại chính trị", "làm gián điệp" và bị đưa lên giam giữ tại Hà Giang.
Sau khi ra tù vào năm 1973 (có tài liệu nói năm 1974), ông bị quản thúc tại quê nhà Thái Bình. Năm 1986, sau Đại hội Đảng VI, ông bắt đầu được minh oan và phục hồi danh dự và được coi là "lão thành cách mạng". Từ năm 1990, ông được hưởng lương hưu trí. Từ năm 1993, ông về sống ở Hà Nội, được cấp một căn hộ tại khu nhà B tập thể Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ông qua đời ngày 8 tháng 2 năm 2007 tại Hà Nội.
Trong thời kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật (1939-1945), ông hoạt động trong khối trí vận của đảng, chuyên lo việc vận động giới tư sản và trí thức, là một trong những người sáng lập ra Hội Truyền bá Quốc ngữ và làm Tổng Thư ký Hội. Tháng 8 năm 1945, ông được Đại hội Quốc dân ở Tân Trào bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng Trung ương ,Thứ trưởng Bộ Thanh niên, Chủ tịch Ủy ban Vận động Hội nghị Văn hóa Toàn quốc, Trưởng ban Tuyên truyền Xung phong Trung ương. Năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối 1956, ông làm biên tập báo Nhân Văn và cộng tác với báo Giai Phẩm. Tháng 4 năm 1958, ông bị bắt. Cùng với nhiều văn nghệ sĩ, trí thức tham gia phong trào Nhân văn-Giai phẩm, ông bị coi là kẻ "phản Đảng", "đầu cơ cách mạng". Tại phiên tòa xét xử kín ông cùng bà Lưu Thị Yên (bút hiệu Thụy An) ngày 21 tháng 1 năm 1960, ông bị kết án 15 năm tù vì tội "phá hoại chính trị", "làm gián điệp" và bị đưa lên giam giữ tại Hà Giang.
Sau khi ra tù vào năm 1973 (có tài liệu nói năm 1974), ông bị quản thúc tại quê nhà Thái Bình. Năm 1986, sau Đại hội Đảng VI, ông bắt đầu được minh oan và phục hồi danh dự và được coi là "lão thành cách mạng". Từ năm 1990, ông được hưởng lương hưu trí. Từ năm 1993, ông về sống ở Hà Nội, được cấp một căn hộ tại khu nhà B tập thể Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ông qua đời ngày 8 tháng 2 năm 2007 tại Hà Nội.
TRẦN DẦN
(1926-1997)
Trần Dần tên thật là Trần Văn Dần, nguyên quán thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, đỗ Tú tài Triết. Năm 1946, Trần Dần cùng Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương thành lập nhóm thơ tượng trưng Dạ đài . Khi Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông trở về Nam Định tham gia công tác thông tin tuyên truyền ở huyện Vụ Bản rồi làm việc ở Sở Tuyên truyền Khu IV. Năm 1948, ông tham gia Vệ quốc quân, ở Ban Chính trị Trung đoàn 148 Sơn La (nay thuộc Sư đoàn 316), làm công tác tuyên truyền cùng Vũ Khiêu, Vũ Hoàng Địch, sau đó làm báo ở mặt trận Tây Bắc và phụ trách văn công Trung đoàn 148 Sơn La.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1949. Năm 1954, cùng với Đỗ Nhuận, Tô Ngọc Vân, Trần Dần tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và viết truyện dài Người người lớp lớp. Chiến dịch kết thúc, ông được cử sang Trung Quốc viết thuyết minh phim Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tháng 03/1955: Ông tham gia phê binh tập thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Tháng 04/1955: Ông cùng Đỗ Nhuận, Hoàng Tích Linh, Hoàng Cầm, Trúc Lâm, Tử Phác đệ trình Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hoá với các đề nghị yêu cầu tự do sáng tác, trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ. Ông cũng viết đơn xin giải ngũ và đơn xin ra khỏi Đảng, và quyết định kết hôn với bà Bùi Thị Ngọc Khuê bất chấp sự phản đối của các cấp lãnh đạo.Từ ngày 13/6 đến 14/9 cùng năm: Ông bị giam theo quân kỷ để kiểm thảo cùng với Tử Phác ở đơn vị. Trong thời gian này bà Bùi Thị Ngọc Khuê bắt đầu ốm nghén người con đầu lòng của hai người, chị Trần Thị Băng Kha.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1949. Năm 1954, cùng với Đỗ Nhuận, Tô Ngọc Vân, Trần Dần tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và viết truyện dài Người người lớp lớp. Chiến dịch kết thúc, ông được cử sang Trung Quốc viết thuyết minh phim Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tháng 03/1955: Ông tham gia phê binh tập thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Tháng 04/1955: Ông cùng Đỗ Nhuận, Hoàng Tích Linh, Hoàng Cầm, Trúc Lâm, Tử Phác đệ trình Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hoá với các đề nghị yêu cầu tự do sáng tác, trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ. Ông cũng viết đơn xin giải ngũ và đơn xin ra khỏi Đảng, và quyết định kết hôn với bà Bùi Thị Ngọc Khuê bất chấp sự phản đối của các cấp lãnh đạo.Từ ngày 13/6 đến 14/9 cùng năm: Ông bị giam theo quân kỷ để kiểm thảo cùng với Tử Phác ở đơn vị. Trong thời gian này bà Bùi Thị Ngọc Khuê bắt đầu ốm nghén người con đầu lòng của hai người, chị Trần Thị Băng Kha.
No comments:
Post a Comment