Wednesday, November 24, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CỘNG SẢN



LÝ DO LẠM PHÁT TẦU “MADE IN CHINA“

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 22.11.2010

Hôm qua, Chúa Nhật 21.11.2010, nhân đọc nhật báo Le Monde ngày thứ Sáu 19.11.2010, chúng tôi viết tóm tắt những gì mà Ký giả Harold THIBAULT từ Thượng Hải viết trong hai bài báo sau đây: Bài thứ nhất mang đầu đề: LA FLAMBEE DES PRIX MET EN DANGER LE MIRACLE ECONOMIQUE CHINOIS (Tăng vọt giá cả đẩy phép lạ Kinh tế Tầu vào nguy cơ)

Bài thứ hai mang đầu đề: LE MIRACLE CHINOIS MENACE PAR L’INFLATION GALOPANTE (Phép lạ Kinh tế Tầu bị đe dọa bởi Lạm phát nhẩy vọt) Trong hai bài này, Ký giả Harold THIBAULT nói đến Độc chiêu QE2 $600 tỉ tạo hậu quả là những khối vốn “đầu cơ“ nước ngoài dồn vào Trung quốc tạo tình trạng Lạm phát, Vật giá nhảy vọt, đe dọa “phép lạ Kinh tế “ Tầu.

Trung quốc tố cáo mưu hiểm của Chính sách Tiền tệ Mỹ do Giáo sư Tiến sĩ Ben BERNANKE chủ trương. Tiến sĩ Martin WOLF, cựu Tổng Giám đốc World Bank tại Ấn Độ và Bình luận gia trưởng của báo Financial Times, đã lên tiếng nói rằng Hoa kỳ không có trách nhiệm gì cả đối với Tầu bởi lẽ Hoa kỳ không bao giờ khuyên Tầu tích trữ Dự trữ ngoại tệ Đo-la tới 2’500 tỉ để bây giờ phải than vãn.

Đồng thời Tiến sĩ Alan S.BLINDER, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Princeton và là bạn của Tiến sĩ Ben BERNANKE, đã lên tiếng dằn mặt Trung quốc cũng như những nước cứ quy trách nhiệm cho Mỹ bằng câu tuyên bố thẳng thừng sau đây: “More important, the U.S. is a sovereign nation with a right to its own monetary policy.” (The Wall Street Journal 16.11.2010, p.17) (Quan trọng hơn nữa, Hoa kỳ là một Quốc gia có quyền tối thượng với quyền quyết định cho Chính sách Tiền tệ riêng của mình).

Trong bài viết hôm qua, chúng tôi chỉ nói đến những Biện pháp cấp thời mà Thủ tướng ÔN GIA BẢO tuyên bố ngày 17.11.2010 như Kiểm soát Vật giá… để ngăn chặn Lạm phát và trình bầy Lý do Lạm phát đến từ nước ngoài (Chính sách Tiền tệ FED, QE2 $600 tỉ chẳng hạn). Chúng tôi vẫn nghĩ rằng tình trạng Lạm phát hiện nay tại Trung quốc có những lý do nội tại quan trọng hơn mà chúng ta phải tìm hiểu bởi lẽ Vật giá nhẩy vọt đã bắt đầu trước khi FED tuyên bố Độc chiêu QE2 $600 tỉ, mới từ ngày 03.11.2010.

Chúng tôi đi tìm những lý do nội tại Trung quốc. Hôm nay, 22.11.2010, đọc tờ Financial Times 22.11.2010, trang 2, chúng tôi gặp được bài của Tiến sĩ James KYNGE, Chuyên viên nghiên cứu về Trung quốc và Chủ nhiệm tờ China Confidential. Bài viết mang đầu đề là CHINA’S TWILIGHT ECONOMY PILES PRESSURE ON TO INFLATION FIGHT (Kinh tế nhá nhem tranh tối tranh sáng Trung quốc chất chồng áp lực đưa đến Lạm phát). Tác giả bài báo này đã trình bầy Lý do nội tại Trung quốc đưa đến Lạm phát và yêu cầu Trung quốc đừng gian giảo nhất thiết đổ lỗi cho Mỹ hoàn toàn.

Tác giả đã sử dụng những từ “Made in China “ để gọi những lý do nội tại Lạm phát này. Đừng đổ lỗi hoàn toàn cho Mỹ, mà trước hết hãy tìm những Lý do nội tại Trung quốc. Mở đầu cho bài trên đây, Tiến sĩ James KYNGE viết: “China has lambasted the US for its decision to launch another $600bn in monetary easing, fearing that this round of “quantitative easing “ may feed the flood of money rushing into mainland China from overseas. But while capital inflows are a problem for Beijing, there should be no doubt that China’s sweilling money supply and resurgent inflation are primarily “Made in China “. (Financial Times 22.11.2010, page 2)

(Trung quốc đã khiển trách Hoa kỳ về quyết định tung ra lượng tiền $600 tỉ nữa trong chính sách tiền tệ, sợ rằng đợt Rót Tiền vào Lưu hành (Quantitative Easing) này có thể cung cấp làn sóng tiền ập vào nội địa Trung quốc từ những nước ngoài. Nhưng trong khi những làn sóng nhập vốn là vấn đề riêng của Bắc kinh, thì người ta không nghi ngờ rằng việc cung cấp tiền căng phồng lên và lạm phát tái phát sinh là chính hiệu “Made in China “.

Những Lý do Lạm phát “Made in China“ gồm những gì ? Lý do thứ nhất là Nhà nước Tầu, vì để giữ cái tiếng là lấy lại mau chóng đà phát triển cũ sau cuộc Khủng hoảng, đã quá vội vàng bơm vốn cho các Công ty nhà nước. Lý do thứ hai là hệ thống bơm vốn ngầm giữa các Ngân Hàng và các Công ty mà chính Nhà nước không kiểm soát được. Tiến sĩ James KYNGE đưa ra những con số bơm vốn để chứng minh cho những khẳng định của mình.

* Giữ thể diện quán quân tăng trưởng sau Khủng hoảng Năm 2009, Nhà nước bơm vốn cho các Công ty trong năm 2009 là Rmb9’600 tỉ ($1’450 tỉ: “Bank lending ballooned to a record Rmb9’600bn ($1’450bn) as China rushed to reflate its economy after the financial crisis” (Ngân hàng cho vay thổi phồng vốn cho vay kỷ lục Rmb9’600 tỉ ($1’1450 tỉ) trong năm 2009 khi Trung quốc vội vàng phát động Kinh tế sau cuộc Khủng hoảng Tài chánh)

Năm 2010, Nhà nước chính thức ra Nghị quyết 2010 rót vốn Rmb7’500 tỉ ($1’130 tỉ), trong khi ấy các Ngân Hàng đã thực hiện trong 10 tháng của năm 2010 lượng tiền Rmb6’900 tỉ ($1’095 tỉ). Giữ thể diện quán quân tăng trưởng nhằm xuất cảng sang hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Âu, trong khi ấy Hoa kỳ và Liên Âu đang trong tình trạng đình trệ Kinh tế, nghĩa là thiếu Mãi lực tiêu thụ cho chính hàng của Trung quốc.

* Hệ thống cho vay vốn ngầm mà Nhà nước không kiểm soát nổi Chúng tôi gọi là hệ thống cho vay vốn “ngầm” để dịch những từ mà Tiến sĩ James KYNGE sử dụng : “subterranean world of finance “ hay “underground financial system “. Có lẽ dùng chữ “ngầm “ chưa lột được ý nghĩa của Tác giả, mà phải dùng những chữ hệ thống tài chánh “đường hầm“ hay hệ thống tài chánh “đi chui “. Nếu là đi chui, rúc đường hầm, thì hệ thống rót vốn này gọi là “ngoại bảng cân đối kế toán“ (off-balance-sheet). Hệ thống rót vốn đường hầm này không phải chỉ nguyên từ những Ngân hàng tư mà còn từ những Ngân Hàng nhà nước, nhất là tại các Tỉnh. Tiến sĩ đưa ra những con số rót vốn đường hầm như sau:

=> Những Ngân hàng tư sử dụng “private “ funds Theo những con số cung cấp từ Use-Trust, một Tổ chức Tư vấn Kỹ nghệ, thì số vốn ngầm rót ra trong hai Tam Cá Nguyệt 2 và 3 tổng cộng là Rmb3’934.13 tỉ ($624.46 tỉ): “According to Use-Trust, a trust industry consultancy, the volume of bank trust lending conducted off the balance sheets of banks totalled Rmb2’005.26bn ($318.29bn) in the third quarter of this year, up from Rmb1’928.87 ($306.17bn) in the second quarter” (Theo Use-Trust, một Tổ chức Tư vân Kỹ nghệ, thì số lượng vốn ngân hàng cho vay ngoài bảng cân đối kế toán tổng cộng là Rmb2’005.26 tỉ ($318.29 tỉ) trong Tam cá nguyệt thứ ba của năm nay và Rmb1’928.87 tỉ ($306.17 tỉ) trong Tam cá nguyệt thứ hai)

=> Những ngân hàng nhà nước cũng cho vay đường hầm Mặc dầu dưới sự kiểm soát của Ủy Ban Điều Chỉnh Ngân Hàng Trung quốc, những Ngân Hàng nhà nước cũng đi đường hầm cho vay chui. Con số cho vay chui lên tới tối thiểu Rmb2’000 tỉ ($320 tỉ): “The off-balance-sheet lending by state banks this year was said to have reached at least Rmb2’000bn ($320 tỉ) (Số vốn cho vay ngoại bảng can đối kế toán bởi các Ngân hàng nhà nước năm nay được nói đã đạt tới tối thiểu Rmb2’000 tỉ ($320 tỉ) \

Những số vốn cho vay đường hầm này không những tạo áp lực làm Lạm phát, mà còn trở thành một thứ “Super Subprime Credit “ tạo Khủng hoảng Tài chánh và Kinh tế cho Trung quốc. Kết luận tổng thể cho cả vốn rót chính thức và vốn rót đường hầm vào Kinh tế tại Trung quốc, đó là Lý do Lạm phát cực kỳ nguy hiểm “Made in China“ chứ không phải đến từ nước ngoài hay từ Độc chiêu QE2 $600 tỉ Hoa ky mà Trung quốc luôn luôn muốn đổ lỗi cho người khác.

Tiến sĩ James KYNGE viết: “It is the pressures caused by such ballooning money supply… that are the prime causes of inflation.” (Financial Times 22.11.2010, page 2) (Đó là những áp lực gay ra từ việc cung cấp tiền căng phồng lean như vậy đã là những nguyên cớ chính yếu tạo Lạm phát hiện nay.) Phê bình về những Biện pháp chống Lạm phát Tiến sĩ James góp thêm ý kiến cho Trung quốc về việc chống Lạm phát:

=> Công kích Hoa kỳ về “Quantitative Easing“ $600 tỉ không chữa được Lạm phát bởi lẽ những áp lực gây Lạm phát do chính mình làm ra “Made in China “
=> Những Biện pháp Kiểm soát giá cả , lấy từ kho dự trữ ra 62'400 tấn thịt heo và 210'000 tấn đường. Đó chỉ là nhất thời hời hợt mang tính cách mỵ dân.

=> Vấn đề chính là phải kiểm soát được việc cho vay vốn “đường hầm “. Làm thế nào kiểm soát được những đường hầm này khi mà chính những Ngân hàng nhà nước cũng đi đường hầm vì muốn ăn hối lộ. Phép lạ Kinh tế Trung quốc bị đe dọa là ở chỗ không còn kiểm soát nổi.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 22.11.2010
Web: http://VietTUDAN.net


No comments: