Diễn Tiến Bầu Cử Tổng Thống Pháp 1912 và Ông François
Hollande đắc cử Tổng Thống 52%
TIỂU ĐỆ
TIỂU ĐỆ
Căn cứ theo đìều
kiện ra ứng cử Tổng Thống Pháp xin đơn cử như sau : Quốc Tịch Pháp, tối
thiểu 23 tuổi, không bị mang tiền án và phải có sự giới thiệu từ 500 chữ ký của
những vị đại diện dân cử trong tổng số 36.664 thị trưởng, 577 dân biểu, 321
thượng nghị sĩ, 1.880 nghị viên hội
đồng vùng và 3.978 nghị viên
hội đồng
tỉnh. Sau khi được Hội Đồng Lập Hiến (Conseil Constitutionnel) chấp nhận đơn đủ diều kiện, thì
được chánh phủ tài trợ tiền để vận đồng bầu cử...Vì vậy, nước Pháp bầu cử Tổng Thống
lần này có 10 ứng cử viên.
Kết quả
bầu cử Tổng Thống vòng 1 vào ngày chủ nhựt 22-4-212 trong khi chờ đợi
sự phán quyết của Hội Đồng Lập Hiến ngày 25.04.2012 như sau :
François
Hollande
|
Nicolas
Sarkozy
|
Marine
Le Pen
|
Jean-Luc Mélenchon
|
François
Bayrou
|
28,63
%
|
27,08
%
|
18,01
%
|
11,13 %
|
9,11
%
|
Eva
Joly
|
Nicolas Dupont-aignan
|
Philippe Poutou
|
Nathalie Arthaud
|
Jacques
Cheminade
|
2,28 %
|
1,8 %
|
1,15 %
|
0,57 %
|
0,25 %
|
Như vậy, chúng ta thấy Ông
François Hollande ứng cử viên đảng
Xã Hội (PS: parti socialiste) dẫn đầu với 28,63% và Ông Nicolas Sarkozy ứng cử viên Tổng Thống
đương nhiệm đảng cầm quyền UMP (Union pour Un Mouvement Populaire)
với 27,08%.
Do vậy, cuộc bầu cử vòng 2 vào chủ nhựt ngày 6-5-2012 với 2 đối thủ là : Ông François Hollande và Ông Nicolas Sarkozy, người đắc cử Tổng Thống có nhiệm kỳ 5
năm (2012 – 2017).
REUTERS/Jean-Paul Pelissier
Để tìm hiểu các ứng cử TT có phiếu
bầu đáng lưu ý như sau :
1- Ông François Hollande, sanh 12 tháng 08 năm 1954 tại Rouen (Pháp) 28,63%
2- Ông Nicolas Sarkozy, sanh 28 tháng 01 năm 1955 tại Paris (Pháp) 27,08%.
3- Bà Marine Le Pen, sanh 05 tháng 08 năm 1968 tại
Neuilly sur Seine (Pháp), đảng cực hữu (Mặt Trận Quốc Gia) Front national (FN) 18,01 %
4- Ông Jean-Luc Mélenchon, sanh
19 tháng 08 năm 1951 tại Tanger (Maroc), đảng thiên tả Parti de gauche (PG) 11,13 %
5- Ông François
Bayrou, sanh 25 tháng 05 năm
1951 tại Bordès, đảng trung hữu Mouvement
Démocrate (Modem) 9,11 %
Francois Hollande (trái) và Nicolas Sarkozy trong cuộc tranh luận nảy lửa trên truyền hình tối ngày 02/05/2012.
Reuters
Sau khi, hai
ứng cử viên Nicolas Sarkozy và François Hollande đã tranh luận
suốt ba tiếng đồng hồ trong đêm thứ ba
2-5-2012. Hơn 20 triệu khán giả đã theo dõi nhất cử nhất
động của hai đấu thủ trong trận đấu được xem là «cao điểm» của cuộc đua vào
điện Elysée.
Rất khó mà kết luận ai hơn ai. Nhưng rõ ràng là tổng thống mãn nhiệm đã «không
khuynh đảo» được đối phương như ông hy vọng. Quyền quyết định giờ đây nằm
trong tay cử tri Pháp qua lá phiếu vào ngày chủ nhật 06/05/2012 tới đây.
Riêng Bà Marine Le Pen không
bỏ phiếu cho bên nào, nghĩa là có
ý định làm trung gian, bởi vì, Bà còn nhớ thân phụ của Bà là Ông Jean Marie Le Pen 73 tuổi, năm 2002
(16,86%), được về hạng thứ hai vào vòng nhì, đánh bại ứng cử viên Lionel Jospin 64 tuổi (đảng xã hội =
PS) về hạng thứ ba 16.18%. Cuối cùng tất cả các đảng cánh tả cũng như cánh hữu
hiệp lực dồn phiếu vỏng 2 cho Ông Jacques CHIRAC 69 tuổi
đắc cử vẽ vang với 25.537.956
phiếu bầu được 81,96% và Ông Jean-Marie
LE-PEN, thảm bại chỉ có 5.525.032 phiếu bầu được 18,04%.
Ông Jean-Luc Mélenchon, đảng thiên tả Parti de gauche (PG) được 11,13% đương nhiên sẽ dồn phiếu cho
Ông François
Hollande.
Trong
khi đó, Ông François Bayrou thuộc
đảng trung hữu lại quay ngược
lại dồn phiếu cho Ông François Hollande, làm tôi nhớ lại
cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp năm 1981 ở vòng 2, Ông Jacques CHIRAC không dồn phiếu cho Ông Valéry
Giscard d’Estaing đảng l’Union pour
la Démocratie Française (UDF)
thuộc cánh hữu như Ông Jacques CHIRAC, để
rồi Ông Valéry Giscard d'Estaing, làm Tổng Thống từ 27-05-1974
đến 21-5-1981, phải thất cử và khiến Ông François Mitterrand đắc cử 2 nhiệm kỳ liên tiếp 14 năm (1981-1995).
Xuyên qua phân tích trên, thấy được bầu cử vòng 2
này, ứng
cử viên Ông François Hollande có phần
lợi thế hơn, bởi
Ông có chương trình thay đổi chánh
sách rất ngoạn mục nhiều phương diện để
cho đời sống người dân được khá hơn, nhưng không biết các lời hứa đó của Ông có
được thi hành kham nổi và hoàn hão không? hảy chờ xem ?
Ngoài
ra, bản tánh người Pháp rất thích thay đổi và muốn hưởng thụ, bằng chứng tất cả
Tổng Thống Pháp dù cánh hữu hay cánh tà đều bị chống đối biểu tình xuống đời
đòi hỏi.
Riêng
Ông Nicolas Sarkozy Tổng Thống đương
nhiệm, ứng cử viên bầu cử vòng 2 là người có nhiều kinh nghiệm đã từng tham gia
các bộ trưởng trong lãnh vực khác nhau cho đến làm Tổng Thống, nhưng xem «Ông Nicolas Sarkozy bất phùng thời làm Tổng
Thống 5 năm qua», bởi thời gian này bị khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, làm cho nước Pháp không tránh khỏi đời sống khó khăn. Nếu trường hợp Bà Ségolène Royal làm Tổng Thống, thì đời sống người dân càng
tồi tệ hơn nhiều.
Do vậy, trong vòng 2 bầu cử này, số cử tri
bầu cử trầm lặng đã phân tách 2 ứng cử viên để chọn người lãnh đạo nước Pháp đều
có ý dồn phiếu cho Ông Nicolas Sarkozy, chớ không phải chọn
cho phe cánh nào? hảy chờ xem kết quả bầu cử để thẩm định tương lai nước Pháp
tốt đẹp hay không ?
Và
kết quả bầu cử như sau :
1 - Ông
François
Hollande đảng PS
đắc cử Tổng Thống 52%
2 - Ông
Nicolas Sarkozy đảng UMP thất cử 48%.
Được biết Ông François Hollande tân Tổng
Thống Pháp, sanh
ngày 12 tháng 08 năm 1954 tại Rouen (Pháp) nhầm ngày thứ năm 14 tháng 7 âm lịch năm Giáp Ngọ thuộc mạng Sa Trung Kim (Vàng trong Cát), có can là Giáp thuộc Mộc, có Chi là Hỏa. Theo luật sinh
khắc của ngũ hành, thì "mạng Mộc sanh mạng Hỏa
", cho nên người có tuổi Giáp Ngọ có đời sống và tương lai sự nghiệp tốt đẹp. Người có tuổi Giáp Ngọ mạng
Kim gặp năm Nhâm Thìn 2012 thuộc mạng Thủy, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của
ngũ hành, thì "mạng Kim sanh
mạng Thủy ". Và năm này là năm
có Can là Nhâm, thuộc mạng Thủy và
những người có tuổi Can là Giáp Ất thuộc mạng Mộc, theo luật thuận
hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì
"mạng Thủy sanh mạng Mộc ". Bởi vì, mạng Thủy bị sanh xuất và mạng Mộc được sanh nhập, cho nên năm này
những người có mạng Mộc xem như tổng
quát rất tốt, thuận lợi, tiến triển về mọi mặt để đưa đến thành công như ý, bằng
chứng Ông François Hollande vừa đắc
cử Tổng Thống Pháp nhiệm kỳ 5 năm.
No comments:
Post a Comment