BÀI 45 .LỄ HỘI LUNG TA
Người Thái trắng (Quỳnh
Nhài và các noi) thường thì vào chiều 30 tết âm lịch…coi như thời điểm chuyển
giao từ năm cũ sang năm mới. Mọi nhà chuẩn bị tết, còn cá nhân thì tắm gội mặc
quần áo mới, tiếng chiêng trống vang lên đón tết…mọi người trong bản ra suối,
sông thăm gia “lễ gội đầu”, coi đây là lễ hội mở đầu cho 1 năm mới, đó là để
rửa trôi đi những cái vất vả, bệnh tật, những điều không may mắn của năm cũ,
tống tiễn tai ương theo dòng nước đi mãi không lặp lại…đồng thời cho con người
sức khỏe, năm mới tốt lành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt. Để chuẩn bị cho lễ
hội gội đầu trước đó cả tuần chị em đã vo gạo nếp lấy nước, đổ vào cái nồi cất
giữ để cho càng lên mùi chua càng tốt. Đó là nước gội cho phụ nữ. Nồi nước tắm
là nồi nước thơm của cây mùi già. Còn cánh đàn ông gội nước bồ kết nướng ai nấy
áo cóm, váy đẹp cùng chiêng trống kéo ra bờ suối, bờ sông.
Chị em cởi trần, kéo cạp
váy lên phía trên ngực che vú, cúi đầu buông tóc tiến hành gội từ nước gạo nếp
chua, nước lá thơm, nồi xõa theo dòng nước…
Đàn ông thì quần cộc, cởi
trần gội,…Ngoài ra cánh đàn ông còn mang súng kíp ra bờ sông bắn nổ to vài phát
tiễn năm cũ đón năm mới hòa trong tiếng chiêng trống ấm vui của cả bản.
Gốc gác sự tích của “lễ
hội Lung ta” (lễ hội gội đầu) là trong buổi lễ: Ông Mo còn hát kể về công lao
của nữ tướng Nàng Han xưa (con gái 1 Tạo Mường) cầm quân đánh tan giặc ngoại
xâm, đuổi chúng tới tận cõi Mường Xo (Phong Thổ - Lai Châu)…Dẹp xong giặc; cho
quân sỹ nghỉ ngơi, tắm gội trên dòng Nậm Te (Sông Đà) để ăn mừng chiến thắng…vì
thế người Thái Trắng vùng Sông Đà đến nay vẫn còn lưu lại phong tục này - đó là
lễ hội lung ta (xuống bến nước làm lễ gội đầu) vừa là tẩy trần sạch sẽ vừa là
để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc…
Bài 46 DU LỊCH MỘC CHÂU
\Cao nguyên Mộc Châu ở độ cao 1050m so với mặt biển, cách Hà Nội gần 194 km (quốc lộ 6), rộng khoảng 25 km, dài 80 km với 16000 ha đồng cỏ, mùa hè mát mẻ (20oc) mùa đông rét đậm, khô ráo, mù sương…
Đây là vùng lý tưởng để
nuôi bò sữa (toàn vùng đã nuôi 7200 con, công ty hò sữa Mộc Châu có 3514 con,
đạt sản lượng 3200 tấn sữa tươi/năm, toàn vùng trên 7000 con đạt trên 28.000
tấn/năm, năng suất 20,5kg/con/ngày).
Đây là những đồi chè nối
tiếp nhau bát ngát, ta cứ ngỡ tới vùng chè Cameron
Highland ở Malaysia? Từ thị trấn nông trường,
tới Tân Lập, Cờ đỏ đi vào Ngũ động bản Ôn là những sóng đồi chè xanh tươi…toàn
vùng có tới 3200 ha chè (toàn Sơn La khoảng trên 4000ha) đó là chè Phiêng Khoài
(Yên Châu), chè Nà Sản, Phiêng Cầm (Mai Sơn), chè Phòng Lái, chiềng pha (Thuận
Châu), chè Tà Xùa (Bắc Yên); ở Mộc Châu có 6 công ty - nhà máy chè…trồng và chế
biến các loại chè San Tuyết, trà Ô Long, trà Kim Tuyên…tổng số trên 3000 ha các
loại, trong đó hơn 2700 ha đạt năng suất cao 74,1 tạ/ha.
Mộc Châu đang là nơi du
lịch lý tưởng của người Hà Nội đến với vùng khí hậu ôn đới gần nhất: 194 km, đi
ô tô mất 3 giờ đồng hồ. Đó là các điểm:
- Đông Sơn Mộc Hương, nằm
ngay trung tâm thị trấn nông trường với diện tích 6915 mét vuông, từ quốc lộ 6
đi vào có 150 mét, qua 240 bậc tới cửa hang, di tích người xưa 3000 - 3500 năm.
- Thác Dải Yếm (thác
Nàng) thuộc bản Vắt, khởi nguồn từ 2 khe nước Bó co lắm và Bó tá cháu chảy ra
thành suối Vắt, qua 5 km hòa vào suối Bó Sập giáp biên giới Việt Lào chảy về
phía Yên Châu tạo ra thác dải yếm mùa mưa, thác rộng 70m.
- Rừng thác sải yếm đi
ngược quốc lộ 43, khoảng 600 m rẽ sang 1 hẻm đi 300m là vào bản Vặt (Thái) khá
phát triển nghề dệt Thổ Cẩm - ở đây có lễ hội xe chá, ẩm thực trên hồ Noong
Buông.
- Thắng cảnh đỉnh núi
Phiêng Luông cao 1500m (ngang Tam Đảo) trên đỉnh là 1 bãi bằng sông cỡ 10 ha
tha hồ hóng gió trông mây vùng biên giới Việt Lào.
- Ngoài ra còn tham quan
rừng thông Mộc Châu, thác Thái Hưng, chùa Chiền Viên.
Mùa xuân đẹp nào hơn vườn
đào Lõng luông, hoa mơ hoa mận ở vùng Mèo Vân Hồ?
- Ẩm thực: Các cửa hàng ở
thị trấn có các món “lợn cắp nách” “đặc sản gà dai” lẩu dê nấu ngải cứu - các
món nướng Thái, Lẩu xá, cơm lam, xôi thơm….
Có thể nói Mộc Châu -
miền xanh thẳm cao vời vợi lưng trời, 1 viên ngọc bích ở địa đầu miền Tây Bắc
của Tổ Quốc đó là vùng nông thôn miền núi ngàn đời hoang sơ dân dã đang công
nghiệp hiện đại hóa ở 1 trình độ cao…đến đây để ta vừa hoài niệm bâng khuâng,
vừa hứng khởi trông về tương lai tươi sáng và tràn trề hi vọng….
Bài 47 NGƯỜI BẮN HỔ
Tháng 6/1963, vào huyện Sông Mã (vùng biên giới Việt Lào) và tôi được các anh ở đây kể câu chuyện “anh Sáng bắn Hổ”.
Số là hồi 1952 - 1953,
vùng này là hậu địch, Việt Minh ta mới xây dựng được khu căn cứ nhỏ với 1 đội
du kích tuyên truyền vũ trang…anh em phải ở lán trong rừng, luôn di chuyển để
tránh địch, ăn thì nhờ lấy trộm gạo ở mả mấy người mới chết ngoài Paheo (rừng
ma), đào củ mài, hái rau rừng đợ bữa qua ngày. Trong đội có anh Lò Văn Sáng vác
súng kíp vào rừng tìm con don, con dím, con lợn rừng…Thế là vào 1 đêm anh đến
phục sau gốc cây bên bờ hồ, chờ lũ lợn về uống nước, khoảng 10 - 11 giờ khuya,
đám lợn vài con ủn ỉn đổ về ao (hồ), 1 ông ba mươi (hổ) to đùng, cỡ con bò tháu
cũng khẽ khàng bước ra “rình” vồ chú lợn choai (chắc mẩn, 1 bữa ngon), gốc cây
anh Sáng nằm phục cách hổ độ 7 mét… Đúng lúc Hổ vồ lợn thì anh Sáng cũng bất
thần nổ súng…một phát xuyên táo chết tươi 2 chú Hổ và lợn. Thật là hi hữu “trời
cho” may và tài, bình tĩnh chớp thời cơ…
Thế là 1 tiếng “hú” đồng
đội anh chay ra: người vác lợn, người khiêng hổ về căn cứ được 1 phen liên hoan
xả láng…
Tiếng lành đồn xa “anh Lò
Văn Sáng người bắn hổ” làm vang danh tiếng tăm đội du kích, làm bọn Pháp và tay
sai hết hồn mỗi khi quân ta tập kích đánh giặc trừ gian…cho đến ngày giải
phóng.
Sau này, anh Sáng tham
gia công tác thoát ly, hồi 1962 - 1963…anh Sáng đã trở thành Bác Lò Văn Sáng,
chủ tịch ủy ban hành chính huyện Sông Mã: 1 vị chủ tịch râu tóc bạc phơ, cao
ráo, cường tráng (đẹp lão) thông minh tháo vát, ung dung thư thái dẫn dắt (lãnh
đạo) nông dân huyện sông Mã cùng cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Tháng 8/1983, sau khi đi
họp Quốc hội kỳ giữa năm (tháng 6, về…bác Cầm Ngoan, chủ tịch UBND tỉnh Sơn La,
phó chủ tịch Quốc hội) goi tôi (NK) ra thì thầm: anh sang bảo anh Thường (trưởng
ty lâm nghiệp) 2 anh em vào sông Mã chỉ huy trạm kiểm lâm cùng đồn biên phòng
đi săn lấy 1 con voi rừng để đón chủ tịch Trường Chinh sắp tới (vào dịp 2/9 lên
thăm tỉnh). (1)
Thế là NK tôi cùng anh
Nguyễn Xuân Thường (khoảng 52 tuổi hơn NK 7 tuổi, người Mường ở Yên Lập - Phú
Thọ sang công tác hậu địch xa nhà từ hồi 1950, hồi 1963 làm bí thư kiêm phó chủ
tịch huyện Sông Mã, Bác Lò Văn Sáng làm chủ tịch) lên 1 xe u oát, cùng khoảng 5
kg Keo Mậu dịch quốc doanh đem theo để làm quà cho bọn trẻ các nhà thân quen
(chẳng biết có đứa nào là “con gửi” của bí thư huyện ủy cũ hay không, có trời
mới biết?).
Đường dài 120km, qua 7
khúc suối (1 xe đi trên lòng suối), mất trên 10 tiếng đồng hồ thì tới Bản Địa
bên này bờ sông Mã, vào ở nhà chủ tịch xã Nà Nghịu, cũng là trung tâm thị trấn
huyện Ly. Điện thoại réo Hạt trưởng kiểm lâm (quân của trưởng ty lâm nghiệp) và
thượng úy đồn trưởng biên phòng về nhận lệnh…
Xong, cả tối 2 anh em
cùng chủ tịch xã, mới thêm cả phó chủ tịch huyện phụ trách nông nghiệp: 4 anh
em, 2 con vịt, ít cá sông, 1 hũ rượu cần, 1 chai lẩu xiêu “hảo hán nớ” - au
hảnh nớ…cạn chén bõ bao ngày xa cách (hồi tháng 6/1963, NK Tôi cách đấy 20 năm,
hồi mới ra trường, xung phong vào Sông Mã làm quân anh Thường xuống chỉ đạo sản
xuất ở xã Nà Nghịu…nên cả 2 anh em đều là người cũ, bạn cũ xa lâu mới về… cuộc
Kin lẩu (cuộc rượu) tới khoảng 11giờ đêm thì có tiếng vó ngựa lộc cộc của hạt
trưởng kiểm lâm chạy về: Báo cáo 2 anh đã trông thấy voi.
- Ừ thế thì tốt, ngồi
xuống, ta au hảnh (cạn chén) vài choác để lấy khí thế…
Chiều tối hôm sau, mấy
anh em đang ngồi hàn huyên trao đổi xây dựng vùng cánh kiến Sông Mã, xử lý vấn
đề sấy Long Nhãn của bà con khai hoang Hưng Yên nên như thế nào?... thì có
tiếng xe đạp (hồi này chưa có xe máy) của thượng úy trưởng đồn biên phòng chạy
về báo cáo:
- Thưa 2 anh, bọn chúng
em phối hợp với kiểm lâm đã tiếp cận voi, con này voi đực, ngà còn nhỏ, cỡ 7 -
8 tạ…
- Được, cứ thế mà triển
khai…
Sáng hôm sau: Hạt trưởng
kiểm lâm cùng phó chủ tịch huyện đến:
- Báo cáo 2 anh em, nếu
bắn được voi bọn em dự kiến ăn chia như sau:
2 đùi sau, lá gan, vòi và
ngà xin gửi 2 anh về biếu tỉnh - còn lại: một ít huyện ủy, 1 ít ủy ban, còn lại
chia đều đầu người ở hạt kiểm lâm và đồn biên phòng.
- Thế cũng được; các cậu
xuống tận nơi xem anh em chúng nó “săn” thế nào, phải chắc ăn đấy…
Chờ 2 ngày, bặt tin
Đến ngày chờ thứ 3 thì cả
2 hạt trưởng và trưởng đồn hớt hải chạy về:
- Báo cáo 2 anh, voi nó
đánh hơi thấy không lành, nó sợ, chạy về Lào (bên kia biên giới) mất rồi…
Ôi, thế là cụt vòi, thế
là hết chiều ni voi đi mãi…
Thật là vô vọng - 2 anh
em (NK tôi và anh Nguyễn Xuân Thường) không ai nói với ai câu gì, chia tay huyện
còn dặn với 2 chú em:
- Các cậu cứ tiếp tục
theo dõi bám sát trận địa, phát hiện thấy voi thì “điện” ngay ra tỉnh…
Bữa tiệc chiêu đãi chủ
tịch Trường chinh lên thăm cán bộ, nhân dân tỉnh Sơn La năm ấy diễn ra bình
thường, Chủ tịch tuổi đã cao, ăn kiêng, không uống rượu, tính cụ vốn là tiết
kiệm (ăn uống đơn giản như Bác Hồ) nên các vị quan chức đầu tỉnh bữa ấy cũng
không dám “hảo hán nớ” - “au hảnh nớ”…
Và chú voi (săn hụt) chắc
là đang quay vòi vung vít như nhắn sang bên kia biên giới:
- Vua chúa bây giờ có ý
thức bảo vê động vật hiếm quý, không ai được ăn thịt voi đâu nhé.
Chuyện thật như đùa vậy!
Hà Nội, 11 - 3 - 2012
NK
(1)Lúc này NK đang làm
Thư ký Đ/c chủ tịch tỉnh
Bài 49 XÒE THÁI
Múa xòe, còn có tên “xòe
khăm khen” (múa cầm tay), có từ xưa có 32 điệu, nổi tiếng nhất là xòe phong
Thổ, xòe Mường Lò.
Phổ cập là điệu “khắm
khen” mọi người nắm tay nhau quay vòng tròn, biểu hiện cho tình đoàn kết; điệu
“khắm khăm mới lẩu” tức là nâng khăm mời rượu tỏ lòng yêu quý và mến khách;
điệu “đổn hôn” tức tiến, lùi nhào về phía trước ý nói trời đất dù có bão giông,
sống gió nhưng tình cảm con người với nhau thì luôn gắn chặt; Điệu “phá xí” tức
bỏ bốn, tượng trưng cho 4 phương trời đoàn kết giao lưu; điệu “nhôm khăn” tức
tung khăn thể hiện niềm vui mừng mùa màng thắng lợi, xây nhà mới, sinh thêm con
cháu, cưới xin…
Ở vùng Mộc Châu - Mai
Châu (Tày Đeng) có các điệu xòe chá, xòe ồng bổng, xòe kiếm, xòe đánh máng…
Xòe ồng bổng là 1 điệu
múa xưa, động tác đơn giản, mọi người cầm tay nhau nhảy nhót xung quanh đống
lửa theo nhịp “hò huậy, hò huây” mừng thắng lợi giòn giã sau cuộc đi săn về
hoặc xung quanh vò rượu cần mừng nhà mới.
Đặc điểm xòe này: trang
phục bình thường chỉ có đàn ông xòe, “nhạc” miệng là tự hô, cổ vũ người xem,
vui nhộn phóng khoáng. Điệu xòe “đánh máng” dành cho nữ giới, cứ 3 cặp mỗi cặp
dùng 2 chày gỗ gõ vào máng dùng để giã gạo, tạo ra tiếng chày giòn chắc, nhịp
điệu mỗi lúc 1 mạnh…cùng trống chiêng rộn rã.
Các điệu xòe (xe) được
các nghệ nhân dân gian xây dựng (32 điệu) luôn mang bóng dáng gần gũi với dân
bản như “xe cúp” (múa nón), xe tẳng chai (múa chai), xe kếp phắc (hái rau), xe
cáp (múa sạp)…
Các điệu xòe vòng sôi nổi
bao nhiêu thì các điệu xòe đơn, xòe tốp lại tinh tế duyên dáng bấy nhiêu - với
triết lý âm dương: trời đất, nước - lửa và ý nghĩa nhân sinh cao cả ẩn chứa kỳ
ảo trong các điệu xòe Thái từ xưa tới nay trong các cuộc vui liên hoan, lễ hội.
Bài 50 NHẠC KHÍ THÁI
Từ xưa người Thái đã làm
“Pí” (sáo) để thổi chơi, gửi gắm nỗi niềm qua nốt nhạc tiếng sáo giữa núi rừng
mênh mông đèo heo hút, là công cụ để “pay ỉn sao” nói tiếng lòng vào con tim
người mà mình theo đuổi…
1, Pí tam lay (pí nốc
ống) cấu trúc gồm 2 phần: phần 1 là ống phát âm nối với ống 2 làn phần khuếch
thanh, ống 2 đôi khi được lắp thêm 1 gáo tre (to) để tăng độ vang của âm thanh.
2, Pí lào nọi (sáo lào
nhỏ): y hệt phần 1 của pí tam lay, bằng cây nứa tép, tuy khác là 1 hàng âm 6
lỗ.
Xuất xứ: từ “pí” (sáo) có
lẽ từ “pép” hoặc pép phan (pép hoẵng) do tục đi săn hoẵng (từ pép đẻ ra pí cùng
đồng âm). Trong đêm khuya ở rừng vẳng lên tiếng Hoẵng kêu (Hoẵng giác) đó là
lúc con đực đi tìm con cái để bắt chước tiếng Hoẵng gọi bạn tình phải chăng vậy
“pí” chỉ là 1 ống nứa tép mà véo von mà “bếp nhà sàn, tiếng pí thổi say mê” là
thế?
Ngoài sáo còn có KHÈN…
Bài 51 THƠ CA THÁI
Xứ Thái, có thể nói là xứ sở của hát thơ (khắp xư).
Vốn thơ ca cổ truyền từ
các tập biên niên sử “Quắm tố mướng” hoặc sử thi “Tày pú xấc” cho đến các truyện thơ tình như
Sống chụ son sao, Khun lú, Náng Ủa, Tản chụ xiết xương, sử thi chương Han….với
các bài thơ, ca dao đều được dùng để “khắp” (hát)….
Bước đầu đã có làn điệu
“lòng bản” và cách hát riêng cho mỗi loại bài thơ, xét theo hình thái sinh hoạt
âm nhạc phân ra làm 2 hệ - theo Dương Đình Minh Sơn thì:
- Hệ tín ngưỡng “hát thơ
mo” do giới mo then hát khi cúng tế lễ.
- Hệ dân gian: hát kể
chuyện tự sự, hát thơ tình, hát ví, hát hò trên sông, hát ru, hát đồng
dao……vv….
Ở người Thái 2 chữ “thơ
ca” quả là đầy đủ và ý nghĩa “Thơ để giải bầy nỗi lòng, ca (hát) để ngâm vài
lời thơ gửi đến những cõi lòng ai đó”.
Thơ Thái là 1 thứ “kinh
thi” bản địa, hồn quê hòa đồng với thiên nhiên trời đất. Thơ dân gian Thái có 1
khối lượng đồ sộ với các truyện thơ, sử thi như đã nói ở trên đã trở thành các
tác phẩm thơ cổ điển nổi tiếng.
Thơ đương đại của các tác
giả Thái Sơn La (thời cách mạng xã hội chủ nghĩa) thường dùng lời thơ để hát
(khắp xư) nói lên chí khí vươn lên của dân tộc mình, làm chủ bản Mường, cùng
nhau đoàn kết các dân tộc anh em dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đất nước
ngày 1 giàu mạnh - xin dẫn 1 số bài mới:
HÀO QUANG KHẨU CẢ
(tác giả tự dịch)
Từ xa xưa ông cha đặt tên
Khau cả (1)
Là nói lên:
- Rắn hơn sắt thép, cứng
quá kim cương giống gieo trồng mọi đất xanh tươi cho lúa chín hạt, quả ngọt
nuôi người. Giặc Pháp muốn mượn oai hùng của núi, đặt trung tâm thống trị tỉnh
ta và thành nơi diệt nguồn anh hùng đất nước.
Nhưng:
Khâu Cả là lò luyện con
người gang thép chặt tan xiềng xích của thực dân, góp hun đúc những Trường
Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Tô Hiệu và bao chiến sĩ/ những trái tim của
cách mạng tỏa khắp non sông: chặt tan xiềng xích của thực dân Pháp, phong kiến/
góp phần đánh thắng hai đế quốc to. Đồi Khâu Cả cùng sóng cao cả nước giải
phóng mình, xóa phu, thuế, nguột cuông. Dựng chính quyền cùng cả nước Việt Nam Độc lập -
Tự do - Hạnh phúc/ hào quang khâu cả vượt chín tầng/ mây như ánh sáng soi đường
cho ta bay bổng.
Sơn La, 9/7/1998
Hoàng Nó
(Cầm Văn Lường - 1925 đã mất)- quê Chiềng Ban, Mai
Sơn.
(1) đồi Khâu Cả: ngọn núi (đồi) ở giữa thị xã Sơn La, nơi
trước 1945 Pháp xây dinh công xứ (tỉnh trưởng) và nhà tù liền kề.
Sau là trụ sở UBHC khu tự trị Tây Bắc, nay là trụ sở UBND
tỉnh Sơn La.
ĐÔI BỜ THƯƠNG NHỚ
Mặt trời đi qua sàn nhà
người thương
Hạt nắng còn vương bên
thềm cửa sổ
Hoàng hôn đi mặt trời
không rủ
Để anh buồn trong nỗi nhớ
hoàng hôn.
Anh mượn gió gửi lời câu
thương nhớ
Mộc mạc thôi, tiếng hát
tự bao giờ
Mười sẽ quên và chín sẽ
quên
“Sông Mã cạn bằng đĩa mới
quên”
Chín lần quên để ngàn lần
thương nhớ!
Anh là con thuyền trôi
trong dòng sông đôi mắt
Để đôi bờ bên nhớ bên
thương
6/1997
Hà
Trường Giang (1950)
Quê
huyện sông Mã - Sơn La
VÀNG VÀ THƠ
Một câu thơ, một hàng vàng
Cân coi thử, ai nặng hơn
ai?
Nem công, chả quế ăn vội
Không hóc
cũng cay!
Cà dưa, tương ớt nhai lâu
hóa ngọt
Anh kiếm vàng chỉ bằng
nước bọt
Tôi làm thơ mệt óc, mỏi
tim
Cái gì giữ mãi hương thơm
Vàng bằng bọt dễ tan theo
bọt
Thơ bằng tim, đậm mãi
trong tim
Cầm Biêu (1920-1997)
Quê Mường Chanh - Mai Sơn
LỜI MẸ
Yêu nhau bằng lời nói
Mẹ bảo chưa đủ
Bằng mân khiêng cỗ nặng
Mẹ bảo cũng chưa no
Vội đón sau đón trước
Cành vướng sợi tơ lòng
Mẹ bảo!
Hãy lấy ngày làm gang để
đếm
Lấy tháng làm sải để đo
tấc lòng
Mưa to có cùng nhau hứng?
Mặt trời làm tấm gương
soi
Soi vào khuôn mặt
Soi vào lòng dạ tim gan
Ốm đau, ai tránh khỏi đôi
lần
Giầu nghèo có lúc cánh
cửa kẹp ngón tay
Đắng, ngọt, chua, cay,
nhạt…
Đầu lưỡi nếm cho rành
Tự đáy lòng mình “cân
đong”
Xử sự công bằng
1983
Lò Văn Cậy (1928 - 1994)
Quê Sốp Cộp - Sông Mã
HOA RỪNG
Thấy em lượm bông vạt
nương chân núi
Như đứng giữa dải ngân hà
Anh vứt bó cây, chạy ngay
tới
Chẳng đợi em ưng ý
Anh cứ mà lượm theo.
Mới đầu anh lượm cây này,
em lượm cây kia
Rồi lượm chung cây
Lượm chung cành
Lượm cả tay nhau.
Mặt trời bảo về, ta chưa
muốn
Ta trốn mặt trời dưới
rặng vừng bên nương
Tắm trong hương hoa vừng
thơm ngát
Gió ngàn ru nghiêng ngả
vừng xanh
Tia trời chiều vuốt ve áo
hoa em lay động
Hàng cúc bạc long lanh
Ngực em mười đôi cúc bướm
Có mười đôi bóng anh lẫn
mười đôi bóng hoa vừng
Ngực rực hồng tia nắng
Ngực ngấn đầy hương hoa.
Vương Trung (1938)
ÁNH CHỚP TRỜI XA
Mưa rơi trên núi Giảng?
Chớp lóe sáng chân mây!
Ai phơi gì sàn ngoài quên
dọn. Mau dọn!
Cụ bà vừa nhắc cháu vừa
than:
- Tháng 5, tháng trời
buồn, không buồn
Tháng 6, lặng mưa dông -
Sao dông (1)
“Rồng chọi rồng” ngày đêm
không ngớt.
Cất tiếng cười hai cháu
cầm tay
- Ánh lửa hàn nhà máy, Bà
ơi!
(1) Tục ngữ: Tháng 5: trời buồn
Tháng 6: trời kiêng mưa
Sơn La 19 - 5 -
1979
Lò Văn E (1933 -
1995)
Quê Sốp Cộp -
Sông Mã
NHỚ CON
Có điều
gì sánh được
Mẹ nhớ
con
Thương
từ những lỗi lầm
Mưa lâm
thâm mà lòng mẹ thành bão
Nắng lên
rồi nỗi nhớ hóa là mây
Tình yêu
của mẹ là trái chín trên cây
Để cho
con bốn mùa hương vị ngọt thật đắm say
11 - 1992
Cầm Thị Phụi
(Phó chủ tịch
HĐND tỉnh)
ĐÊM HỘI MÚA XÒE
Tiếng
trống, tiếng cồng vang giục giã
Như chắp
cánh niềm vui bay cao
Cả
“Khuống” mường bỗng dưng nghiêng ngả
Với vòng
xòe nhún nhẩy say sưa
Đôi chân thon thon quen theo lối
nương.
Đôi chân bè đạp mòn lối ruộng
Quyện bên nhau rập rình
“Khắm xéo” quàng trên áo cóm
Tất cả rung lên, cả rừng hoa chao đảo
Cái dùi gỗ băm trên mặt trống
Rền như giông, như sấm
“Họa…họa…Huệ…Huệ…”
Cả vòng xòe cuồng lên
Theo nhịp trống, nhịp tim
Tung chân nhảy hết mình, hết sức
“Đàn bướm” cúc muốn bay khỏi ngực
Chiếc mũ nồi, cũng chực bay theo
Vòng xòe quay, quay mãi không ngừng
Lương Văn Tộ (1946)
Quê Sông Mã - Sơn La
CÂY BAN TRÊN RỪNG
(Tác giả tự dịch)
Ào ào bãi xoáy
Đá lăn, cây đổ
Thân sâng, gốc sở ngổn ngang
Một cây Ban đứng điềm nhiên
Cạnh lối lên nương làm cỏ
Hỏi giông, hỏi gió
Sao Ban kia vẫn bình yên phận thường?
Cây ban rằng: “hòa tình yêu”
Trắng trong tuổi trẻ
Chung thủy tận già
Lửa mường đất gốc, chưa thành than
(thì
không thể chết
Gió dập thân, cành, chưa tan tành em
vẫn tươi xanh)
Một cây Ban
Đứng trên nương
Lò Xuân Thương (1936)
Quê Púng Tra - Thuận Châu
CHIỀU BẾN VẠN (1)
Bến cũ đâu hỡi sông?
Bến ở trong lòng nước
Miệt mài ngày đêm chảy
Về Hòa Bình khơi xa.
Bản tình ca bất tận
Gập ghềnh đá nơi đâu?
Ở trong lòng nước ấy
Với biển hồ phẳng lặng
Xóa những dòng vách ngăn.
Và mai lên
Ngược xuôi
Thuyền đánh cá
Và chiều buông
Sương giăng tròn
Trăng xóa
Còi tàu vang xa, vang xa
Bến Vạn Yên 1995
Hoàng Bạch Long 1949
Quê Huy Thượng - Phù Yên
(1) Bến Vạn Yên: Phố nhỏ Vạn Yên, bên bến Sông Đà, xã Tân
Phong, Phù Yên ….xưa là Sông Đà ghềnh thác, nay là Hồ Thủy điện mênh mông.
KHOẢNG XANH
Gió Lào mang hơi lửa
Hun sém cả trưa hè
Cháy khét tiếng ve
Rừng tre trơ trụi lá
Con chim vội vã sà xuống khe trốn
Sợi nắng muốn chăng đan mặt cỏ
Nhưng chẳng sao, chẳng sao cả
Trái đất đã quen mùi khắc nghiệt!
Đến con kiến cũng còn phải ung dung
thư thái
Miệt mài tha mồi về tổ
Ai như quả bứa chín vàng mơ
Trong trẻo giữa trưa hè
Thời gian nhòa vào im lắng
Một khoảng không trống vắng
Vỗ ào vào cánh xanh
Lò Vũ Vân 1943
Quê Bắc Yên - Sơn La
XUÂN BẢN THÀN
Tết
Ở bản Thàn
Cái vui
Sôi lên từ hũ rượu cần
Bụng trống
Vú chiêng
Rung lên
Cả mái sàn chao đảo
Đỉnh núi cao lúc lắc cái đầu
Măng vầu
Măng sặt
Dỏng tai đón mưa rơi
Xuân 1996
Lò Vũ Vân
BIỂN Ở THẢO NGUYÊN
Ở độ cao một nghìn năm mươi mét
Rất xa biển nên thèm nghe sóng biển
Mượn gió ngàn làm sóng vỗ lao xao
Ước có biển nên gom mây về làm biển
Biển Thảo Nguyên biển trắng vỗ mênh
mông
Đảo là những ngọn thông, chóp núi
Cho thuyền chim đi về neo đậu
Thảo nguyên xanh đắm mình trong màn
huyền ảo
Đưa ta về thời xưa cổ tích
Dưới đại dương lộng lẫy thủy cung?
Biển Thảo Nguyên chỉ trong trưa
khoảnh khắc
Bỗng chốc tan - biển biến về đâu?
Ánh nắng vàng chuốt ngọc lên lá
Lại trong veo, ngời sắc Thảo Nguyên.
Thảo Nguyên Mộc Châu hè 1997
Lò Vũ Vân
NHỚ VỀ PHỐ VẠN
Chúng tôi dân tứ xứ
Gặp nhau ở nơi đây
Dựng nên một Phố nhỏ
Phố Vạn Yên, Vạn Yên (1)
Anh Phúc Kiến, Quảng Đông (2)
Tôi Mường Bi, Mường Động (3)
Còn chị hay mơ mộng
Theo chồng lên nơi đây
Là dân
Nam Định đó (4)
Một dãy
phố nhỏ thôi
Bao dòng
đời đã chảy
Tụ về
Phố nhỏ này
Nhớ bến
Vạn thuở ấy
Thuyền
đuôi én ngược xuôi
Ai đi
xuống chợ Bờ
Ai ngược
dòng Đà Giang
Lên
Mường Chiên, Mường Ét
Dòng
sông vẫn êm trôi
Nối phố
nhỏ của tôi
Với bao
bờ thương nhớ
Ơi bến
Vạn, phố Vạn
Phố của
chúng tôi đó
Mùa đông
heo hút gió
Tết về
câu đối đỏ
Tiếng
pháo lại rộ vang
Tiếng
chuông điểm đình Ang (7)
Tiếng
trống vang đình Hán
Hồn
thiên cổ bay về
Bản làng
trong khói hương
Mùa hè
nóng rát bỏng
Những
cây phượng trước ngõ
Lại cháy
đỏ màu hoa…
Nay phố
đã đi xa
Chìm đáy
nước sông Đà
Ôi phố
núi nho nhỏ
Phố của
chúng tôi đó
Vẫn cháy
màu phượng đỏ
Trong
lòng mỗi chúng tôi
Rồi một
ngày không xa
Hoa
phượng lại rực đỏ
Trên phố
mới nguy nga
Tôi lại
viết bài ca
Về bến
Vạn, phố Vạn
Phố của hoa
phượng đỏ
Thắm mãi
bên sông Đà
6/1996
(1) Bến phố Vạn Yên (Tân Phong, Phù Yên)
(2) 2 tỉnh của quê gốc người Hoa
(3) Thuộc Hòa Bình quê người Mường
(4) Chợ Bờ (Hòa Bình), nay chìm dưới hồ
(5) Thuộc Quỳnh Nhai
(6) Đình Ang, Đình Hán là 2 ngôi đình thuộc xã Tâm
Phong
Nhà thơ Đinh Tân
(1942)
Dân tộc Mường
Quê Tân Phong,
Phù Yên, Sơn La
Điều tra
dân số 1/4/1999: Toàn tỉnh có 882.077 người (đến 1/4/2009 có 1.080.641 người). Có 12 dân tộc anh em.
Thái
|
482.985
|
Người chiếm 54,7 %
|
Kinh
|
153.646
|
Người chiếm 17,42%
|
Hmông
|
114.578
|
Người chiếm 13,00%
|
Mường
|
71.906
|
Người chiếm 8,15%
|
Các dân tộc khác
|
Người chiếm 6,73%
|
Trình độ dân trí tính đến 2002:
Tỉ lệ biết chữ 70,8%
Học sinh phổ thông 220.430 em
Giáo viên 10.209 người
Thầy thuốc (y, bác sỹ) 26 người/1
bệnh viện
Bài 52: CHUYỆN TÌNH Ở CHIỀNG LY
“Ngắm họt Mường Muỗi
Nhớ về Châu Thuận”.
Với nghìn năm lịch sử,
bản Mường Chiềng Ly là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của 18 Châu
Mường Tây Bắc….đã để lại nhiều giai thoại về các mối tình khá cảm động.
1) Mối tình thứ nhất: Khun Lú - Nàng Ủa.
Thuở đó, Then (chúa tể
của Mường Trời) sinh hạ được một nàng công chúa đặt tên là Cong Péng. Lớn lên
Nàng xinh đẹp và thông minh hơn người. Trên Mường Trời chẳng có ai xứng làm
chồng Nàng. Duy nhất chỉ có Then (cha) là xứng đáng. Nhưng luật đời không thể
loạn luân. Vì vậy Then gọi nàng đến cho xuống trần gian làm người, hẹn 23 năm
sau sẽ trở về trời.
Dưới trần gian khi đó có
Phìa Chiềng Ly, quyền uy lừng lẫy, sinh được 2 quý nữ đào tơ.
“Cắm xôm, chị khiến trăng
mờ
Nàng em Ngân Liếng, cá
ngơ ngẩn nhìn”
Một hôm, khi “hè đã sang
Ban tàn rừng biếc/ muôn loài ve tha thiết kêu ran/ mưa rào tràn ruộng bậc
thang/ nắng oi đã gọi 2 nàng ra sông/ tuột váy áo vẫy vùng sông nước/ Phô tấm
thân ngà ngọc dưới trời/ Từ trời, trời ngắm trời coi: eo như tiên cá, 2 chồi
như hoa/ Trời thầm tính: ta đà có cách/ gửi con ta vào quách 2 nàng…” Thế là
công chúa Cong Péng được biến thành một quả sung chín mọng và thơm phức trôi
đến 2 nàng đang tắm; 2 chị em bắt lấy và chia nhau ăn
Nàng Ngân Liếng ăn liền
mát dạ
Nằng Cắm Xôm nuốt cả ngọt
thơm
Thấy người khoan khoái
râm ran
Chừng như phép lạ mê man
động tình.
Từ đó 2 chị em đều có
thai mặc dù chưa hề chung sống với ai cả. Hai cô nàng đều rất đau buồn và hổ
thẹn! Thế rồi cha (Phìa Chiềng Ly) nhờ uy thế nên vẫn tìm được chồng cho 2
nàng.
Chồng Cắm Xôm là Khum
Pâng
Chồng Ngân Liếng là Khun
Bái.
9 tháng 10 ngày: Cô chị
sinh được chàng Khun Lú, cô em sinh ra Nàng Ủa, cùng sinh ra lớn lên ở trong
dinh thự ông bà ngoại ở Chiềng Ly. Trước đó 2 chị em (2 mẹ ) đã từng thề bồi:
Ta cùng chịu phép trời
biến hóa
Sinh gái trai sẽ gả cho nhau
Cho chung một Mệnh khổ
đau
Cùng là gái: gả trước sau
một chồng.
Hết thời hạn ở rể, ông
Phìa Chiềng Ly cho Khun Bái đem vợ và con (Nàng Ủa) về quê sinh sống.
Hai trẻ sinh ra lớn lên ở
bên nhau, vốn có duyên trời nên yêu nhau tha thiết, 2 mẹ cùng vun vén hùn
vào…Nay xa cách rất chi là thương nhớ; Rồi nhiều lần tìm cách thăm nhau, mối
tình ngày một bền chặt. Nhưng rồi “thấm thoát” qua nhiều năm nhiều tết…ông tạo
Bái dứt khoát theo “Luật Mường” đã gả Nàng Ửa cho Khun Trai….và gia đình chàng
Lú cũng ép chàng phải lấy Nàng Mành (Méng)... Kết cục là Nàng Ủa và Khun Lú
quyên sinh chết vì người tình như đã ước hẹn. Hồn 2 người biến thành 2 ngôi sao
Khun Lú - Nàng Ủa (Sao Hôm, Sao Mai) bị trời chắn 1 bức phên ngăn cách chỉ được
nhìn thấy nhau chứ không được gặp nhau; và đúng như trời định: 23 năm sau, hồn
Ủa về gặp Then, Then liền lấy làm vợ (con gái mình đã đầu thai sang kiếp khác
để khỏi vi phạm Luật trời - Trời cũng khéo biến hóa là vậy). Chàng Lú và Nàng
Ủa chỉ còn là:
Đứng
xa cách đôi bên cùng liếc
Lệ
đưa tình thảm thiết đắng cay
Đất
không thương, trời lại đầy
Tình
chung cũng chỉ khóc hoài mà thôi
Chàng
lẩn khuất mây trời vạn kiếp
Nỗi
nhớ thương biền biệt không gian.
2. Mối tình thứ 2: Tình
chàng thi sĩ.
Thầy giáo trẻ Trần Lê Văn
(sinh 1920, quê Vị Xuyên - Nam Định) năm 1943 được Nhà nước Bảo hộ (Thực dân
Pháp) cử lên dạy Tiểu học ở Chiềng Ly, được bố trí ở 1 gia đình người Thái họ
Bạc (Bạc Cầm, Cầm Văn… thuộc tầng lớp quý tộc Thái - sau này 1946 - 1953 tỉnh
trưởng Sơn La thuộc Pháp là Bạc Cầm Qúy).
Thời trước năm 1945 ở xứ
Thái (Sơn La) này quan đầu tỉnh là công sứ người Pháp (tên Tây lai Cousseau -
rất gian ác: vợ hắn người Việt, con nhà giàu, do Bố mẹ giúp hắn “chạy” được cái
hàm “Hồng lô tự thiếu khanh” (trật Chánh Ngũ phẩm) của Triều đình Huế - đó là 1
con cáo già trong giới quan cai trị của thực dân Pháp ở Sơn La thời đó).
Con gái rượu của chủ nhà
là cô Bạc Thị Nâu, cũng là học sinh của Thầy Văn. Chàng trai Thành Nam 23 tuổi,
có tâm hồn thi sĩ ở cận kề cô Nàng tuổi cập kê “trai chằm nhinh báu đi” (trai
gần gái không tốt)- thế là 1 mối tình trai gái thầm lặng bốc lửa. Khi mẹ Nàng
phát hiện ra con gái mình “đầu mày cuối mắt” với thầy giáo Văn thì bà tuyên bố
như dao chém đá “cho dù chúng nó “yêu” to bằng trái núi cũng không gả”- mối
tình Thái Kinh/ ngược xuôi quả là trắc trở… Nhưng may thay: Vừa lúc ấy, Việt
Minh nổi lên, bọn thống trị thực dân Pháp và bè lũ tay sai chạy bán xới lên Lai
Châu rồi sang Vân Nam (Trung Quốc - đang là thời chính quyền của Quốc dân Đảng
- Tưởng Giới Thạch), anh giáo trẻ Trần Lê Văn trở thành cán bộ giáo dục của
chính quyền cách mạng tỉnh Sơn La, mối tình Trần Lê Văn - Bạc Thị Nâu xem ra
thuận buồm xuôi gió thì tình thế lại xảy ra vào lúc ngặt nghèo: một cánh quân
Pháp tràn từ Vân Nam xuống nhằm chiếm lại 18 châu Mường Xứ Thái. Thế là một đám
cưới gấp (đám cưới tình thế): chỉ có nhà gái với chú rể (cùng đại diện đoàn thể
Việt Minh) thật đúng như nhà thơ đã ghi lại:
Tháng
hai sườn núi trăng ngơ ngác
Đám
cưới hiu buồn một giác mơ.
Lý do làm chàng buồn vì
Cả họ nhà trai có chú rể
Anh lính tiền tuyến làm ông tơ.
Thế rồi “Nàng theo chàng về Dinh”, rồi đi qua 2 cuộc kháng chiến…cô gái
Thái ở Bản Chiềng Ly (Thuận Châu) luôn là người vợ hiền thục của nhà thơ Trần
Lê Văn (thường trú ở Thủ Đô cho tới ngày đầu bạc, răng long).
3. Mối tình thứ 3: Tình chàng họa
sĩ.
Họa sĩ Kiều Minh (sinh 1938 - quê Hà Nội). Năm 1962, sau khi tốt nghiệp Đại
học Mỹ thuật Hà Nội lên công tác ở Sở văn hóa khu tự trị Thái Mèo, đóng ở bản
Chiềng Ly (thủ phủ)…cô Bạc Thị Nguyệt (cháu gái bà Bạc Thị Nâu) lúc này là “cô
Văn Công” - đoàn văn công khu Tây Bắc: xinh đẹp, hát hay, múa dẻo đã lọt vào
tầm mắt của chàng trai Họa sĩ Hà thành. Thời điểm này: cách mạng đến, xóa bỏ
chế độ Phìa Tạo…làm thay đổi mọi cách sống và nếp nghĩ, sự hòa hợp đoàn kết dân
tộc có nhiều sự tiến bộ, đã có nhiều cuộc hôn nhân Kinh - Thái, nên việc nên vợ
nên chồng của đôi bạn Minh - Nguyệt không có gì trở ngại. Năm 1975, sau khi
giải thể khu tự trị Tây Bắc: họa sĩ Kiều Minh được chuyển về Bộ văn hóa, 1984
NK tôi cũng được chuyển về Hà Nội, đến thăm 2 bạn, xúc động hạ bút viết bài
thơ.
BẢN CHIỀNG LY
Bản Chiềng Ly chưa đi đã nhớ,
Phố chênh vênh bên núi bên hồ;
Gái bản từ lâu quen chợ búa
Trai Thuận Châu bao bạn nằm mơ.
Người Chiềng Ly hay đi đây đó,
Mùa hoa Ban về dự hội Làng;
Quả còn lửa bay ngang trời phố nhỏ,
Trái tim hồng thiếu nữ đón xuân sang.
Tôi say đắm yêu cô Nàng như thế.
Cha mẹ thương cho về ở Kinh Kỳ;
Không ở rể mà vẫn là rể quý
Để mỗi năm lại lên tết Chiềng Ly.
NK
Bài thơ NK viết lúc đến thăm 2 bạn Minh - Nguyệt ở Hà Nội, được viết lại
hoàn chỉnh ở Chiềng Ly (Thuận Châu) hồi 1993 - bài thơ “Bản Chiềng Ly” được nxb
giáo dục in vào Tuyển tập Văn học Dân tộc miền núi - 1999.
Nhà văn Hoàng Quảng Uyên tăm đắc với 2 chữ “chênh vênh” của phố Thuận Châu
nên con người Chiềng Ly cũng chênh vênh cùng đất, phải đi đây đi đó nhưng sự ra
đi ấy không phải là “ly” (biệt) mà bởi vì mảnh đất có nhiều níu kéo…Thơ NK có
một chút gì bảng lảng của khói lam chiều trên nhà sàn Tây Bắc, của nắng nhạt
trải thảm cao nguyên mang dấu ấn hào hoa Kinh Bắc.
Với NK thì sợi chỉ đỏ (thông điệp) của bài thơ nằm ở 2 câu:
…. Cha mẹ thương cho về ở Kinh Kỳ;
Không ở rể mà vẫn là rể quý
Là nói lên cái
thành quả của cuộc cách mạng dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội: đã xóa đi được
cái thành kiến phân biệt xuôi/ ngược (Kinh, Thái…) Không phải ở rể như thời chế
độ Phía Tạo, mọi dân tộc anh em đều có thể trở thành dâu rể trong gia đình Đại
Việt: “Để mỗi năm lại lên tết Chiềng Ly” thăm lại Bản cũ Mường xưa.
LỜI CUỐI SÁCH
“Sơn La ký sự” gồm 52 bài tùy bút,
hồi ức, thơ, sưu tầm, ghi chép về xứ Thái một thời NK đã sống, nhằm để con
cháu, bạn bè, ai đó đọc xong “ờ Sơn La, người Thái nó là như thế…” để thêm yêu
cái xứ sở “Sơn La âm u núi khuất trong sương mù” rồi “nước Sơn La, ma Hòa Bình”
ngày xưa nó bí ẩn, lạ lẫm, đáng sợ làm sao?
Năm 1962 (vừa tái lập tỉnh) Sơn La
mới có 18 vạn dân, chủ yếu là người Thái, sau 1975, nhất là sau 1986 người xuôi
(Thái Bình, Hưng Yên…) lên ồ ạt, đến nay 2009 dân số toàn tỉnh 10.080.641 trong
đó dân tộc Thái trên 48 vạn người.
Mọi phong tục tập quán kể cả tiếng
nói chữ viết Thái đang bị “hòa nhập” hòa tan, bị lai ghép đã dần mai một. SOS
là thế…
Để kết cuốn sách này, có lẽ hay hơn
là nhờ Chế Lan Viên nói hộ:
“Nhớ bản
sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào
qua lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!”
Góc thành nam Hà Nội 26.5.2012
NGUYỄN KHÔI
TIỂU SỬ NHÀ VĂN NGUYỄN KHÔI
Nguyễn Khôi (tên khai
sinh : Nguyễn Kim Khôi)
sinh 1938, quê phố Đình, phường
Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh..
NR; 259/39 phố Vọng – Hà
Nội.
- Hội viên Hội Nhà văn Hà
Nội
- UV BCH Hội Văn nghệ Dân
gian Hà Nội
- UV BCH Hội VHNT các Dân
tộc Thiểu số VN (Khóa 2)
Chuyên viên Cao cấp,
nguyên Phó Vụ trưởng Văn phòng Quốc hội Việt Nam
Các tác phẩm đã xuất bản:
- Trai Đình Bảng (thơ)
nxb Văn Học 1995,vhtt 2000
- Gửi Mường bản xa xăm
(thơ) nxb vhdt 1998 – Giải thưởng Hội VHTH các DTTS VN 1998.
- Trưa rừng ấy (thơ tứ
tuyệt 100 bài) NXB VHDT-2005
- Chiều phố Vọng – Thơ,
NXB NXB Hội Nhà Văn -2011
- Bắc Ninh thi thoại
(biên khảo) đã tái bản lần thứ 3.
- Các dân tộc ở Việt
Nam-cách dùng họ và đặt tên (biên khảo NXB VHDT 2006.
- Cổ Pháp cố sự- 4 tập,
920 trang NXB VHDT, viết về cội nguồn nhà Lý.
- Có thơ in ở: tuyển tập
thơ Việt Nam
1945-2000 (NXB lao động); tuyển tập thơ
Việt Nam 1975-2000, NXB Hội Nhà Văn; tuyển tập Văn
học Miền Núi-NXB giáo dục1998; tuyển tập thơ Việt Nam
thế kỷ 20 (NXB giáo dục-2005) , tuyển tập thơ Việt Nam 10 năm đầu thế kỷ 21(NXB Hội Nhà
Văn 2010)vv…
Dịch thuật:
- Sống Chu Son Sao (Tiễn
Dặn Người Yêu) – truyện thơ dân tộc Thái
- Tiếng hát làm Dâu (dân
ca H’mông) vv…
Giải thưởng :
- Giải thưởng viết về
1000 năm Thăng Long – Hà Nội, bài thơ ” Về Hà Nội”.
- Giải thưởng Văn học
Nghệ thuật Thủ đô 2008 cho Bộ sử Làng Cổ Pháp cố sự.
MỤC LỤC
Số
|
Trang
|
|
1
|
Bản quê yêu dấu
|
|
2
|
Cơm Bản (Văn)
|
|
3
|
Nhớ Cơm Bản (thơ)
|
|
4
|
Canh Bon (thơ)
|
|
5
|
Ngủ Bản
|
|
6
|
Sơn La xưa
|
|
7
|
Sông Chó
|
|
8
|
Đám cưới Thái
|
|
9
|
Cầu vào Bản
|
|
10
|
Tiếng mõ trâu (thơ)
|
|
11
|
Núi Mường Hung - Dòng
sông Mã
|
|
12
|
Bóng núi (thơ)
|
|
13
|
Nhớ Mường Hung (thơ)
|
|
14
|
Xuân biên cương
|
|
15
|
Chiều bản nhỏ (thơ)
|
|
16
|
Tắm ở bản
|
|
17
|
Lễ Tằng Cẩu
|
|
18
|
Tục đẻ ngồi
|
|
19
|
Nhà sàn bếp lửa (thơ)
|
|
20
|
Sông Đà hùng vĩ
|
|
21
|
Bến Tạ Bú (thơ)
|
|
22
|
Cây đào Tô Hiệu - Ai
trồng?
|
|
23
|
Nhà sàn Thái
|
|
24
|
Gái Thái
|
|
25
|
Pí pặp (thơ)
|
|
26
|
Tên một số món ăn
|
|
27
|
Lẩu xá
|
|
28
|
Đường lên Tây Bắc
|
|
29
|
Cây Mắc Chai
|
|
30
|
Hoa Ban
|
|
31
|
Lịch sử nguồn gốc Thái
|
|
32
|
Mường trời, Mường người
|
|
33
|
Xửa cỏm, Váy Thái khăn
Piêu
|
|
34
|
Quắm tố Mướng
|
|
35
|
Lời ăn tiếng nói
|
|
36
|
Táy Pú xấc
|
|
37
|
Thiết chế xã hội Thái
|
|
38
|
Khu tự trị Thái Mèo
|
|
39
|
Luật tục Thái
|
|
40
|
Quan
chức và trí thức
|
|
41
|
Tang lễ Thái
|
|
42
|
Cổ tích
|
|
43
|
Đèo Pha Đin
|
|
44
|
Suối mó nước nóng
|
|
45
|
Lễ hội Lung ta
|
|
46
|
Du lịch Mộc Châu
|
|
47
|
Người bắn Hổ
|
|
48
|
Câu chuyện săn Voi
|
|
49
|
Xòe Thái
|
|
50
|
Nhạc Khí Thái
|
|
51
|
Thơ Ca Thái
|
|
52
|
Chuyện tình ở Chiềng Ly
|
No comments:
Post a Comment