VĂN QUANG - Hiện tượng văn hóa phái nữ
Ba hiện tượng văn học điển hình
Thời gian gần đây, ở Việt Nam nổi lên một số hiện tượng văn
học của những người viết văn và làm thơ phái nữ. Tạm thời kể từ đầu năm 2005
trở lại đây thôi. Tôi không kể đến trường hợp bà Dương Thu Hương đã được quá
nhiều người nhắc đến cách đây vài năm.
Nếu tôi nhớ không lầm thì trước đây, tức là trước năm 1975, ở miền Bắc quá ít nhà văn nữ. Có viết cũng chỉ là "viết lơ mơ" nên tên tuổi không có gì đáng kể, ngoại trừ một vài nhà thơ phái nữ. Trong khi đó ở miền Nam thì khá nhiều nhà văn nữ thành danh và đi vào cuộc sống xã hội rất sâu sắc. Họ ngang nhiên đứng chung với những nhà văn nam ở tất cả các lãnh vực từ báo chí đến xuất bản và giáo dục. Những Túy Hồng, Nhã Ca, Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Trùng Dương… được kể là những nhà văn nữ "viết bạo" và viết khỏe, sung sức như "con gái 17 bẻ gãy sừng trâu". Mỗi người một vẻ, sừng sững trong chỗ đứng của mình. Bây giờ thì những "cô gái bẻ gãy sừng trâu" đó đã thành bà nội bà ngoại cả rồi, mặc dầu rất ít khi thấy xuất hiện trên văn đàn, nhưng hầu như độc giả chưa bao giờ quên những tên tuổi ấy.
Tôi kể sơ qua như thế để có một chút khái niệm về những nhà văn nữ VN, hay có thể hiểu là một chút "hoài niệm" về những người bạn hoặc những người quen cũ của tôi thôi. Tôi xin lỗi vì đã không thể kể hết tên tuổi các nhà văn nữ vào thời kỳ 54-75 ở miền Nam VN. Nếu muốn, xin bạn đọc lại cuốn "nhà văn nữ VN" của ông Uyên Thao.
Nếu tôi nhớ không lầm thì trước đây, tức là trước năm 1975, ở miền Bắc quá ít nhà văn nữ. Có viết cũng chỉ là "viết lơ mơ" nên tên tuổi không có gì đáng kể, ngoại trừ một vài nhà thơ phái nữ. Trong khi đó ở miền Nam thì khá nhiều nhà văn nữ thành danh và đi vào cuộc sống xã hội rất sâu sắc. Họ ngang nhiên đứng chung với những nhà văn nam ở tất cả các lãnh vực từ báo chí đến xuất bản và giáo dục. Những Túy Hồng, Nhã Ca, Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Trùng Dương… được kể là những nhà văn nữ "viết bạo" và viết khỏe, sung sức như "con gái 17 bẻ gãy sừng trâu". Mỗi người một vẻ, sừng sững trong chỗ đứng của mình. Bây giờ thì những "cô gái bẻ gãy sừng trâu" đó đã thành bà nội bà ngoại cả rồi, mặc dầu rất ít khi thấy xuất hiện trên văn đàn, nhưng hầu như độc giả chưa bao giờ quên những tên tuổi ấy.
Tôi kể sơ qua như thế để có một chút khái niệm về những nhà văn nữ VN, hay có thể hiểu là một chút "hoài niệm" về những người bạn hoặc những người quen cũ của tôi thôi. Tôi xin lỗi vì đã không thể kể hết tên tuổi các nhà văn nữ vào thời kỳ 54-75 ở miền Nam VN. Nếu muốn, xin bạn đọc lại cuốn "nhà văn nữ VN" của ông Uyên Thao.
Bây giờ xin trở lại với những chuyện thời sự văn hóa ở VN hiện nay. Từ cuối năm 2005 đến nay có 3 trường hợp được dư luận đề cập đến về những cuốn sách của một số nhà văn nữ và tạm thời căn cứ vào đó để coi như 3 khuynh hướng viết lách của họ. Tôi dùng từ "viết lách" đúng nghĩa đen của nó.
Và hiện nay thì cuốn truyện của Nguyễn Ngọc Tư đang là một
đề tài được bàn tán nhiều nhất. Tại sao như vậy?
Nếu đọc cuốn truyện "Cánh đồng bất tận" của nữ tác giả này, chỉ đọc không thôi, vào một thời điểm trước những năm 1975 ở miền Nam thì cũng chẳng có gì đến nỗi phải bàn tán râm ran đến như vậy. Truyện của Thụy Vũ, của Nhã Ca, của Túy Hồng viết về đời sống của những người dân vùng quê và thành phố, dù có "hấp dẫn" nhà văn quá cố Lê Xuyên thì cũng chỉ thể kết luận là "một truyện hay". Thế thôi. Bởi vì hồi đó không có những ông ngồi soi mói xem nó có "đi đúng đường lối chủ trương" hay không và cũng chẳng có ai làm cái công việc bắt những nhà văn phải "xây dựng chế độ ta tươi đẹp như tranh Tàu".
Khi quan văn hóa phê phán
Nhưng ngày nay thì khác. Bởi cái khác ấy cho nên cuốn truyện "cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư mới nổi sóng ba đào. Vậy nó bắt đầu từ đâu?
Trước hết là bắt nguồn từ những nhận xét của một quan chức thuộc ngành văn hóa: Ông thạc sĩ Vưu Nghị Lực, Phó giám đốc sở Thông tin Văn hóa tỉnh Cà Mau. Xin nhớ tác giả Nguyễn Ngọc Tư hiện sinh sống ở Cà Mau và là một công chức hay gọi khác đi là một "cán bộ" trong một cơ quan nhà nước cũng tại tỉnh này. Và với một viên chức còm như Ngọc Tư thì sự đánh giá, phê phán của quan đầu tỉnh về văn hóa là rất lớn, ảnh hưởng tới đời sống nhiều mặt của cô, có thể bị cho về vườn như chơi và chưa biết sẽ còn những gì xảy ra đằng sau những "biện pháp xử lý" kia nữa. Nếu chẳng may bị gán cho cái tội là "làm văn hóa phản động", "bôi xấu chế độ" thì đi "cải tạo" vài ba niên chưa biết chừng. Nếu không có những phản ứng quyết liệt từ phía những người đọc khách quan ở tất cả mọi nơi thì điều gì cũng có thể xảy ra.
Nếu đọc cuốn truyện "Cánh đồng bất tận" của nữ tác giả này, chỉ đọc không thôi, vào một thời điểm trước những năm 1975 ở miền Nam thì cũng chẳng có gì đến nỗi phải bàn tán râm ran đến như vậy. Truyện của Thụy Vũ, của Nhã Ca, của Túy Hồng viết về đời sống của những người dân vùng quê và thành phố, dù có "hấp dẫn" nhà văn quá cố Lê Xuyên thì cũng chỉ thể kết luận là "một truyện hay". Thế thôi. Bởi vì hồi đó không có những ông ngồi soi mói xem nó có "đi đúng đường lối chủ trương" hay không và cũng chẳng có ai làm cái công việc bắt những nhà văn phải "xây dựng chế độ ta tươi đẹp như tranh Tàu".
Khi quan văn hóa phê phán
Nhưng ngày nay thì khác. Bởi cái khác ấy cho nên cuốn truyện "cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư mới nổi sóng ba đào. Vậy nó bắt đầu từ đâu?
Trước hết là bắt nguồn từ những nhận xét của một quan chức thuộc ngành văn hóa: Ông thạc sĩ Vưu Nghị Lực, Phó giám đốc sở Thông tin Văn hóa tỉnh Cà Mau. Xin nhớ tác giả Nguyễn Ngọc Tư hiện sinh sống ở Cà Mau và là một công chức hay gọi khác đi là một "cán bộ" trong một cơ quan nhà nước cũng tại tỉnh này. Và với một viên chức còm như Ngọc Tư thì sự đánh giá, phê phán của quan đầu tỉnh về văn hóa là rất lớn, ảnh hưởng tới đời sống nhiều mặt của cô, có thể bị cho về vườn như chơi và chưa biết sẽ còn những gì xảy ra đằng sau những "biện pháp xử lý" kia nữa. Nếu chẳng may bị gán cho cái tội là "làm văn hóa phản động", "bôi xấu chế độ" thì đi "cải tạo" vài ba niên chưa biết chừng. Nếu không có những phản ứng quyết liệt từ phía những người đọc khách quan ở tất cả mọi nơi thì điều gì cũng có thể xảy ra.
Hãy xem thái độ ông thạc sĩ Vưu Nghị Lực, Phó giám đốc sở Thông tin Văn hóa tỉnh Cà Mau nói gì về Cánh Đồng Bất Tận. Theo phóng viên tường thuật lại đúng nguyên văn thì "….bức xúc của thạc sĩ từ nhiều tháng qua, đã gửi cho nhiều cơ quan báo chí. Không chỉ bức xúc về Cánh Đồng Bất Tận (CĐBT), thạc sĩ còn bức xúc về tác giả, ông nói: "Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn viết về xã hội bậc thấp. Chính vì cái bậc thấp đó đã giết chết Ngọc Tư. Tư đang có bệnh "ngôi sao" nên vô trách nhiệm với với độc giả, vô trách nhiệm với ngòi bút của mình…"
A, thì ta ngài thạc sĩ lại chia ra làm vài thứ nhà văn, có người viết kiểu xã hội bậc thấp và có người viết kiểu xã hội bậc cao. Chỉ có ông thạc sĩ mới giải thích nổi cái sự thấp cao này. Nếu nói như thế thì tác giả bỉ vỏ, cơm thầy cơm cô và lục sì chuyên viết về gái điếm là văn hóa bậc gì? Đại thấp? Những nhà văn viết về nông thôn VN xưa với những cảnh hiếp dâm, chèn ép dân lành cũng gọi là bậc thấp? Còn viết về những nơi chốn như building của Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Tiến ăn chơi đú đởn nên gọi là bậc cao???
Xin chịu thầy thạc sĩ. Chẳng biết thầy học ở đâu ra? Thầy còn chơi trò chụp mũ khá tinh vi.
Ông thạc sĩ này cũng cẩn thận nói rõ: "Theo cảm thụ của tôi, với tư cách một người đọc, tác hại của CĐBT ghê lắm. 10 nhân vật trong CĐBT đều không chấp nhận cuộc sống đàng hoàng, không hướng thiện. Những nhân vật vô cùng xấu xa sống ngay thế kỷ 21 thì trở thành tội phạm hình sự rồi. Bởi họ không muốn sống tốt thì cho họ tồn tại ở xã hội để làm gì. Nông dân trong tác phẩm của Ngọc Tư đều tệ hại".
"Tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa"
Thưa ngài thạc sĩ, có ai không muốn sống tốt đâu. Ai cũng
muốn được sống như ngài hoặc hơn ngài. Vợ đẹp con khôn, nhà lầu xe hơi, ăn chơi
xả láng… muốn quá đi chứ. Nhưng họ muốn sống tốt có được không? Chắc ngài cũng
đọc báo và cũng đã thấy những người nông dân bị các quan chức chiếm đất, chiếm
nhà, đuổi họ ra đường, sống lay lắt khổ sở như thế nào rồi. Khổ đến nỗi họ chán
sống, chán cả sự lương thiện như Thúy Kiều "tấm lòng trinh bạch từ nay xin
chừa". Chừa cả cái trinh tiết, chán cả sự lương thiện. Đó là tâm trạng của
những người nông dân sống ở ngay địa phương ngài đấy. Ngài chịu khó "vi
hành" và chịu khó tiếp chuyện với họ, sẽ thấy ngay.
Tiếc rằng cái bệnh thành tích đã thâm căn cố đế nên dù người dân có khổ cũng phải "báo cáo anh, nó sướng lắm", nó được giúp đỡ đủ thứ nên lúc nào cũng "an tâm tin tưởng và phấn khởi hân hoan". Bài học này không chỉ có ở các trại cải tạo mà ở đâu cũng có. "Thằng viết không tin, thằng đọc không tin, chẳng thằng nào tin mà vẫn cứ phải nói, phải viết." Vậy thì viết để làm gì? Viết để đem lên bàn thờ cúng cụ đúng như cái mẫu người ta làm văn hóa theo đơn đặt hàng của nhà nước. Quen với cái "tư tưởng" khoa trương lảm nhảm ấy nên đã trở thành nếp nghĩ của "quan văn hóa" này rồi.
Ngài muốn rằng Ngọc Tư phải tô son vẽ hồng cho cái tỉnh Cà Mau của ngài, nơi mà ngài đang có "trách nhiệm nhớn" về mặt văn hóa. Chắc ngài cũng sợ cấp trên "phê bình, kiểm thảo" gì chăng nên ngài ra đòn trước. Ngài muốn cho cái lũ nông dân không muốn sống tốt ấy không tồn tại trong xã hội này nữa? Tức là sao? Là giết phăng hay xóa sổ cái lũ dòi bọ đó cho ngài sống tốt? Hay không bao giờ được đề cập đến những anh nông dân xấu xa đó? Phải tô son vẽ phấn cho những anh nông dân trở thành kép hát, ra sân khấu đóng vai công tử, sau đó về ngủ dưới gầm cầu?
Tiếc rằng cái bệnh thành tích đã thâm căn cố đế nên dù người dân có khổ cũng phải "báo cáo anh, nó sướng lắm", nó được giúp đỡ đủ thứ nên lúc nào cũng "an tâm tin tưởng và phấn khởi hân hoan". Bài học này không chỉ có ở các trại cải tạo mà ở đâu cũng có. "Thằng viết không tin, thằng đọc không tin, chẳng thằng nào tin mà vẫn cứ phải nói, phải viết." Vậy thì viết để làm gì? Viết để đem lên bàn thờ cúng cụ đúng như cái mẫu người ta làm văn hóa theo đơn đặt hàng của nhà nước. Quen với cái "tư tưởng" khoa trương lảm nhảm ấy nên đã trở thành nếp nghĩ của "quan văn hóa" này rồi.
Ngài muốn rằng Ngọc Tư phải tô son vẽ hồng cho cái tỉnh Cà Mau của ngài, nơi mà ngài đang có "trách nhiệm nhớn" về mặt văn hóa. Chắc ngài cũng sợ cấp trên "phê bình, kiểm thảo" gì chăng nên ngài ra đòn trước. Ngài muốn cho cái lũ nông dân không muốn sống tốt ấy không tồn tại trong xã hội này nữa? Tức là sao? Là giết phăng hay xóa sổ cái lũ dòi bọ đó cho ngài sống tốt? Hay không bao giờ được đề cập đến những anh nông dân xấu xa đó? Phải tô son vẽ phấn cho những anh nông dân trở thành kép hát, ra sân khấu đóng vai công tử, sau đó về ngủ dưới gầm cầu?
Các quan hè nhau kết tội
Trả lời một câu hỏi khác, ngài thạc sĩ nói: "Tôi nghĩ Tư không nên công bố CĐBT, không nên đưa đến tay người đọc". Thật là đồng điệu với ngài tiến sĩ Thái Văn Long, Giám đốc sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Cà Mau thì khuyên học sinh Cà Mau không nên đọc tác phẩm này vì các em thấy "xã hội dập dìu đĩ".
Ngài thạc sĩ Phó Giám đốc sở Văn hóa Cà Mau còn có ý kiến " xẻ" tác giả nữ Ngọc Tư ra làm hai mảnh rõ rệt:
"Việc kiểm điểm Ngọc Tư theo tôi phải tuân thủ 2 nguyên tắc. Một là thiên chức nhà văn- việc này để bạn đọc đánh giá. Còn việc thứ hai là trách nhiệm của một công chức của Nguyễn Ngọc Tư. Về quan điểm lập trường như thế có đúng không ? Phải cần kiểm điểm cho Tư thấy rõ quan điểm lệch lạc của mình".
Đúng là giọng nói của quan văn hóa và quan văn hóa này mới đúng là quan văn hóa cấp thấp. Người viết văn bất kể là ai chỉ cần chịu trách nhiệm với tác phẩm của mình và đó là người viết văn, không là ai khác nữa cả. Là công chức hay công nhân, là tiến sĩ thạc sĩ hay sinh viên, hay anh lang thang đầu đường cũng thế thôi, mà dù trình độ văn hóa thế nào cũng chẳng có ảnh hưởng tới tài năng và tâm huyết của người viết cả. Ngọc Tư không nhận tiền đặt hàng của sở Văn hóa Cà Mau. Cô ta ở đâu hay làm gì cũng được, cô ấy có quyền viết văn. Không với tư cách "cán bộ" nên không việc gì cơ quan chủ quản phải kiểm điểm cô ta cả. Mà kiểm điểm về tội gì? Tội dám viết, dám làm cho văn học đúng với tầm vóc của nó chứ không phải là những cái truyền đơn, dám đưa ra những cái xấu để từ đó xã hội thấy được bổn phận phải làm đẹp hơn à?
Học viết văn để trở thành cái gì?
Ông Trương Hoàng Thêm, Phó chủ tịch thường trực Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Cà Mau lại cho biết: "Sau khi Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau làm việc với lãnh đạo hội, chúng tôi đã trao đổi với Ngọc Tư để truyền đạt ý kiến của Ban Tuyên Giáo xung quanh dư luận tác phẩm CĐBT. Tôi xin khẳng định là đến nay hội không hề kiểm điểm Ngọc Tư. Sắp tới Ngọc Tư sẽ học lớp bồi dưỡng viết văn nhằm tiếp tục phục vụ trong sáng tác".
Như thế còn "quá cha" bị kiểm điểm. Có nghĩa là nhà văn nữ Ngọc Tư này sẽ được cho vào lò luyện kim để trở thành cục sắt của Ban Tuyên Giáo, mang ra chiến đấu với đời, chiến đấu với những anh nông dân chăn vịt đã "trót dại tự tử", cho anh ta sống lại để liên hoan tưng bừng với các quan???
Hiện nay dư luận đang sôi nổi xung quanh tác phẩm của nhà văn nữ này. Có thể kết luận chắc nịch rằng 99% đều bênh vực Ngọc Tư. Họ cho rằng đó là một nét mới trong dòng văn học lâu nay "nặng phần trình diễn" hơn là dám nói thật.
Thế nhưng một lời tuyên bố của ông Phó chủ tịch hội Văn học
Nghệ Thuật tỉnh Cà Mau đâu có thể mỗi lúc mà bỏ qua được. Nhà văn nữ này sẽ
phải đi "bồi dưỡng viết văn", tức là cắp sách đi học viết văn theo
kiểu nhà nước.
Vậy sau những phản ứng gay gắt của người đọc, trong trường hợp này ai nên đi bồi dưỡng đây? Nhà văn hay chính là các quan chức văn hóa? Thời bịt mắt bắt dê qua rồi, cần phải có một cái nhìn sáng suốt hơn. May ra văn hóa mới ngóc đầu dậy được.
Tôi xin mượn một ý kiến trong hàng ngàn ý kiến của độc giả để kết luận cho sự việc này:
"Bổn phận và trách nhiệm của những người lãnh đạo là phải thấy được nỗi khổ của nông dân, xót xa và thao thức với đời sống còn gian nan, cơ cực, lạc hậu của nông dân, chứ không phải là tìm cách bưng bít, chụp mũ những người cầm bút dũng cảm…"
Và trong một lá thư gửi cho Ngọc Tư, một nhà giáo đã viết:
"…Em mời gọi, em dẫn đưa người đọc cùng em đi trên cánh đồng cuộc đời bất tận nhưng không vô định vô cảm vì em tin “đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”. Sao người lớn lại bảo là em lưu vong trong văn nghiệp, lại còn đòi trục xuất em khỏi quê hương bản quán nữa? Chẳng lẽ để được yên thân, để chiều lòng một lối đọc thế này ra thế khác của một ai đó mà em phải viết khác đi, không là mình, không là văn nữa hay sao?"
Mong rằng Ngọc Tú sẽ được yên ổn, tiếp tục làm công việc của
mình. Không bị quấy rầy bởi một mớ kiến thức nay đã trở thành quá hủ lậu. Vậy sau những phản ứng gay gắt của người đọc, trong trường hợp này ai nên đi bồi dưỡng đây? Nhà văn hay chính là các quan chức văn hóa? Thời bịt mắt bắt dê qua rồi, cần phải có một cái nhìn sáng suốt hơn. May ra văn hóa mới ngóc đầu dậy được.
Tôi xin mượn một ý kiến trong hàng ngàn ý kiến của độc giả để kết luận cho sự việc này:
"Bổn phận và trách nhiệm của những người lãnh đạo là phải thấy được nỗi khổ của nông dân, xót xa và thao thức với đời sống còn gian nan, cơ cực, lạc hậu của nông dân, chứ không phải là tìm cách bưng bít, chụp mũ những người cầm bút dũng cảm…"
Và trong một lá thư gửi cho Ngọc Tư, một nhà giáo đã viết:
"…Em mời gọi, em dẫn đưa người đọc cùng em đi trên cánh đồng cuộc đời bất tận nhưng không vô định vô cảm vì em tin “đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”. Sao người lớn lại bảo là em lưu vong trong văn nghiệp, lại còn đòi trục xuất em khỏi quê hương bản quán nữa? Chẳng lẽ để được yên thân, để chiều lòng một lối đọc thế này ra thế khác của một ai đó mà em phải viết khác đi, không là mình, không là văn nữa hay sao?"
Hiện tượng thứ hai: bố chồng nàng dâu?
Trở về một thời gian trước đó vài tháng, vô tình ngồi ở quán cà phê, một người bạn tôi nhắc đến cuốn truyện Bóng Đè cũng của một nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu. Anh bạn tôi cười cợt:
– Truyện viết ác lắm.
– Ác theo nghĩa nào?
– Cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ông thấy nguyên cái hình ảnh do cái tít truyện khơi gợi ra, một phụ nữ bị bóng đè đã "đáng đồng tiền bát gạo rồi". Đọc càng thấy ghê hơn. Cứ rờn rợn như bị ma ám vậy.
Tôi lẳng lặng đến tiệm sách mua về đọc. Khi ngồi với họa sĩ Trịnh Cung, anh cũng nói đến chuyện này và có vẻ thú vị lắm. Tôi hỏi về tác giả, anh cho biết "quen lắm". Một cô gái trẻ hiện sống ở Đà Nẵng, chưa chồng. Lúc đó tác giả chưa lấy chồng, sau đó một hai tháng tôi mới được tin Đỗ Hoàng Diệu sang ngang. Như thế, tôi nghĩ tác giả là một cô gái còn rất trẻ.
Trịnh Cung cho tôi số điện thoại di động và hứa sẽ hẹn trước
cho tôi nói chuyện qua điện thoại. Nhưng tôi cứ lần khân, chưa có thì giờ nói
chuyện với nữ tác giả Bóng Đè được. Nếu có, chắc sẽ là một cuộc nói chuyện thú
vị. Cứ định bao giờ sẵn sàng viết về đề tài này sẽ "trao đổi" cho nó
mới mẻ. Rồi khi nghe tin cô lấy chồng, tôi lại ngần ngại, đến nay vẫn chưa có
dịp được tiếp chuyện với "người đẹp".
Nhưng sách thì tôi đọc vài ba lần rồi. Tôi cho cả bà Thụy Vũ mượn đọc. Thụy Vũ vốn là một nhà văn viết bạo nhất trong số những nhà văn nữ thời trước năm 75. Vậy mà bà cũng than: "Tôi chịu cô này thật". Mấy anh bạn khác của tôi cũng lắc đầu lè lưỡi: "Viết như thế thì kinh hoàng quá". Tuy nhiên, họ lại có một cái gì đó thú vị và khâm phục.
Chấp nhận để tồn tại
Xin tóm tắt "bóng đè" là một tập truyện, gồm 7 truyện ngắn, tổng cộng được 181 trang do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành vào cuối năm 2005. Trong 7 truyện ngắn ấy, truyện đầu tiên và cũng là tiêu biểu của cả cuốn truyện là truyện bóng đè.
Nhưng sách thì tôi đọc vài ba lần rồi. Tôi cho cả bà Thụy Vũ mượn đọc. Thụy Vũ vốn là một nhà văn viết bạo nhất trong số những nhà văn nữ thời trước năm 75. Vậy mà bà cũng than: "Tôi chịu cô này thật". Mấy anh bạn khác của tôi cũng lắc đầu lè lưỡi: "Viết như thế thì kinh hoàng quá". Tuy nhiên, họ lại có một cái gì đó thú vị và khâm phục.
Chấp nhận để tồn tại
Xin tóm tắt "bóng đè" là một tập truyện, gồm 7 truyện ngắn, tổng cộng được 181 trang do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành vào cuối năm 2005. Trong 7 truyện ngắn ấy, truyện đầu tiên và cũng là tiêu biểu của cả cuốn truyện là truyện bóng đè.
Ở đây không có thời gian cho việc diễn tả dài dòng nên tôi chỉ xin nói gọn gàng, sở dĩ truyện ngắn đó ngay lập tức đã gây ra nhiều dư luận trái chiều nhau, bởi cái cốt truyện của nó rất "ly kỳ rùng rợn". Đó là chuyện nàng dâu theo chồng về làm giỗ cho nhà bố chồng ở nhà quê, cách thành phố khoảng 3 giờ tàu hỏa. Thế rồi nàng dâu cứ luôn luôn bị ông bố chồng từ sau tấm màn đỏ trên bàn thờ chui ra "hiếp dâm". Hiếp liên tục, thậm chí cả đến buổi trưa cũng không tha.
Đấy chỉ là bố cục của truyện. Nhưng tất nhiên, đối với phong
tục tập quán ngàn xưa đến nay của người VN chúng ta thì đó là một hành động vô
luân. Nhưng với tác giả thì chỉ là mượn một cái bố cục "tàn bạo" để
diễn tả được hết ý mình.
Lối viết của Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ, đầy cá tính, tự tin, văn phong của cô mới mẻ tạo thành một sắc thái rất đặc trưng của Đỗ Hoàng Diệu. Lối diễn tả của cô trắng trợn, không nề hà bất cứ một hành động nào trong một cuộc ái ân giữa một cặp trai gái hoặc ngay khi bị ông bố chồng như cái bóng nhào ra ghì lấy cô con dâu với đầy đủ những thú tính cuồng nộ. Hãy nghe tác giả diễn tả một đoạn ngắn:
"… Lúc đôi tay quờ xuống rà rẫm, tôi biết trước chiếc bóng muốn gì, thứ mà mọi người đàn bà trên thế gian khi nằm ngửa đều biết. Tôi dang rộng chân lúc nghe tiếng ho trong buồng dội lại. Tiếng ho càng lớn tôi càng dang rộng chân như muốn thách thức. Chính tôi cũng không hiểu vì sao mình có thể dang rộng chân trong lúc tứ chi bất động, muốn vùng dậy mà không được. Cơ thể tôi không vâng phục trí não nhưng vâng phục thèm khát của cái bóng. Những tiếng ho đứt rời cằn cọc, tiếp tục cay thét, làm như mẹ chồng tôi muốn biểu lộ ganh ghét với chỗ tôi đang nằm. Hai bàn tay thả xuống mạnh bạo, riết róng, hơi thở dồn dập. Cái bóng luồn sâu bóp từng mạch máu chảy sôi huyết quản con gái đôi mươi. Gương mặt sà sát vùng cổ như muốn hút sức sống tôi căng cứng. Rồi vùng ngực tôi bỏng rát, tôi vỡ vụn. Nó đang banh trái tim tôi ra. Tôi hét, tôi van xin, hổn hển, oằn oại. Ông muốn gì ở tôi. Tôi biết phận dâu con, tôi sẽ làm tròn bổn phận…."(trang 31)
Lối viết của Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ, đầy cá tính, tự tin, văn phong của cô mới mẻ tạo thành một sắc thái rất đặc trưng của Đỗ Hoàng Diệu. Lối diễn tả của cô trắng trợn, không nề hà bất cứ một hành động nào trong một cuộc ái ân giữa một cặp trai gái hoặc ngay khi bị ông bố chồng như cái bóng nhào ra ghì lấy cô con dâu với đầy đủ những thú tính cuồng nộ. Hãy nghe tác giả diễn tả một đoạn ngắn:
"… Lúc đôi tay quờ xuống rà rẫm, tôi biết trước chiếc bóng muốn gì, thứ mà mọi người đàn bà trên thế gian khi nằm ngửa đều biết. Tôi dang rộng chân lúc nghe tiếng ho trong buồng dội lại. Tiếng ho càng lớn tôi càng dang rộng chân như muốn thách thức. Chính tôi cũng không hiểu vì sao mình có thể dang rộng chân trong lúc tứ chi bất động, muốn vùng dậy mà không được. Cơ thể tôi không vâng phục trí não nhưng vâng phục thèm khát của cái bóng. Những tiếng ho đứt rời cằn cọc, tiếp tục cay thét, làm như mẹ chồng tôi muốn biểu lộ ganh ghét với chỗ tôi đang nằm. Hai bàn tay thả xuống mạnh bạo, riết róng, hơi thở dồn dập. Cái bóng luồn sâu bóp từng mạch máu chảy sôi huyết quản con gái đôi mươi. Gương mặt sà sát vùng cổ như muốn hút sức sống tôi căng cứng. Rồi vùng ngực tôi bỏng rát, tôi vỡ vụn. Nó đang banh trái tim tôi ra. Tôi hét, tôi van xin, hổn hển, oằn oại. Ông muốn gì ở tôi. Tôi biết phận dâu con, tôi sẽ làm tròn bổn phận…."(trang 31)
Xin nói rõ hơn, cái bóng đó là bóng của ông bố chồng từ sau tấm vải đỏ trên bàn thờ lần xuống. Tiếng ho là của bà mẹ chồng từ trong buồng bên cạnh. Sự thù hận được mượn giữa nàng dâu mẹ chồng quả là cay nghiệt. Và cô con dâu bị hiếp nhưng vẫn thỏa mãn dục tính nhất thời, để trả thù đời và trả thù cả chính mình. Cô con dâu "làm tròn bổn phận dâu con" như thế đấy. Nhưng cô đã giải thích "Tôi biết phải chấp nhận để tồn tại" (trang 28).
Không phải chỉ có một đoạn như thế, còn rất nhiều đoạn rải rác trong 38 trang của truyện ngắn này. Có những đoạn còn táo bạo hơn để diễn tả về cái thật của "bóng đè", về cái thật trong cơn cuồng nộ. "Bàn tay bắt đầu mạnh bạo hơn gỡ lớp vai kết mồ hôi, bóc tách thuần thục. Mồ hôi tướp ướt đùi non, rãi rà rề xuống mặt phản trơn rít. Rồi khi bàn tay túm trọn lụa nhiễu đen óng, mảng đen bỗng tan loãng hiện rõ một con người nghênh ngáo. Tôi hiểu mình phải yên lặng, im lặng trong sợ hãi tột tận đời người….(trang 20)
Sự yên lặng ở đây không chỉ là sự yên lặng để cho cái bóng đè mình với tất cả những thú tính man rợ nhất của nó. Nhưng là chấp nhận để tồn tại. Và sự yên lặng, câm nín, cam chịu của thân phận con người. Ai cũng có thể thấy rõ điều tác giả muốn nói.
Ẩn dụ cứ rõ dần
Còn hình ảnh ông bố chồng ra sao mà khiến cô con dâu khiếp sợ đến thế, khiếp sợ mà lại phải hiểu rằng mình "sướng" quá vì bị bóng đè.
"Trong tư thế ưỡn ngửa, tôi trơ cứng bất động. Sau tấm màn đỏ, bóng đen thản nhiên bước ra. Lần nay hiện rõ hình hài con người. Tôi không còn sợ hãi mà nghêng ngang ngắm nhìn. Nó mang trong mình dáng hình của một lão già Tàu nào đó đầy quyền uy trên cái nền lát gạch tàu. Lão Tàu xa xăm, bí ẩn, vừa đen tối vừa có sức hút kỳ lạ, quyến rũ khác thường, vừa giông giống bố chồng tôi…" (trang 30).
7 truyện ngắn đúng như 7 món ăn trong một mâm cỗ trong 16 ngày giỗ một năm ở nhà bố chồng. Nói về 16 ngày giỗ này, cô giải thích:
"Tôi băn khoăn về chuyện 16 đám giỗ, sao chỉ có 11 mộ
phần? Giọng Thụ (chồng cô - NV) có vẻ buồn: "Cô em gái bố do hận tình nên trẫm mình xuống sông sâu năm vừa tròn 18
tuổi không tìm thấy xác. Hai ông trẻ làm thầy phù thủy đi khắp nơi cùng chốn
rồi không quay trở về, nhà lấy hai ngày ông bỏ đi làm ngày giỗ. Hai ông khác, xương
hốt về bằng đầu đũa, chôn chung một mộ. Thụ im lặng đột ngột, tiếng liềm xén có
mạnh hơn.
– Thế còn một ngôi nữa đâu anh?
– Ông nội bị đấu tố hồi cải cách ruộng đất, chết thảm trên tổ kiến lửa. Sáng mai bà nội chỉ tìm thấy vài cọng tóc ở nơi cột trói, xác không biết đi đường nào" (trang 8).
Với những dẫn chứng như trên tôi tin rằng bạn đọc đã có thể hiểu được những gì tác giả Đỗ Hoàng Diệu muốn nói. Riêng tôi sau khi đọc xong 7 truyện ngắn này, tôi thấy cô gái trẻ chưa chồng này quả là rất nhiều kinh nghiệm trong những cuộc mây mưa. Còn khá nhiều đoạn cô chứng tỏ "tài năng phong phú cuồng nhiệt" này của mình rất bài bản và cũng rất lôi cuốn. Rồi những ẩn dụ cứ rõ dần, rõ dần như một cuốn phim quay chậm về một thân phận đau xót tận cùng của một con người và cũng là của nhiều con người.
– Thế còn một ngôi nữa đâu anh?
– Ông nội bị đấu tố hồi cải cách ruộng đất, chết thảm trên tổ kiến lửa. Sáng mai bà nội chỉ tìm thấy vài cọng tóc ở nơi cột trói, xác không biết đi đường nào" (trang 8).
Với những dẫn chứng như trên tôi tin rằng bạn đọc đã có thể hiểu được những gì tác giả Đỗ Hoàng Diệu muốn nói. Riêng tôi sau khi đọc xong 7 truyện ngắn này, tôi thấy cô gái trẻ chưa chồng này quả là rất nhiều kinh nghiệm trong những cuộc mây mưa. Còn khá nhiều đoạn cô chứng tỏ "tài năng phong phú cuồng nhiệt" này của mình rất bài bản và cũng rất lôi cuốn. Rồi những ẩn dụ cứ rõ dần, rõ dần như một cuốn phim quay chậm về một thân phận đau xót tận cùng của một con người và cũng là của nhiều con người.
Hiện tượng thứ ba
Sau đó một tháng trên "thi đàn" lại thấy xuất hiện một nhóm thơ được mệnh danh là nhóm "ngựa trời". Nhóm này gồm 5 cô gái chưa quá 25 tuổi, đã tốt nghiệp các trường Đại học. Tập thơ được mang tên là "Dự báo phi thời tiết" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam xuất bản, phát hành cuối năm 2005.
Ngay khi vừa xuất bản, tập thơ này đã nhận được khá nhiều phản ứng bởi những thứ lạ lẫm của chữ nghĩa.
Với những đốm giấy trắng dán lởm chởm, để vẽ lại những khuôn mặt trông “lạ hoắc”, Lynh Bacardi (tên thật Phạm Thị Thùy Linh, sinh năm 1981 tại Lâm Đồng) đã không ngần ngại tự giới thiệu về "tiểu sử của nhà thơ" như sau :
"Một sinh vật có nhiều răng và móng vuốt, khi thần kinh bị kích động thì thơ tiết ra từ các lỗ chân lông”. Và với những câu cú cũng không kém phần quái dị: “Nàng được phát hiện bị giết trong phòng ngủ, tay cầm... giả chạy pin”. (Cái gì chạy pin, tôi không dám nói hết, xin bạn đọc hiểu ngầm)
Khương Hà, 21 tuổi, cũng giới thiệu chân dung mình một cách quái đản và diễn tả các nhân vật cổ tích dễ thương như Bạch Tuyết, hoàng tử tai lừa, công chúa ngủ trong rừng, ông thần đèn, nàng tiên cá và Aladin đều được tác giả diễn tả ngược hẳn lại những gì người ta thường biết đến, bằng những cảnh hoan lạc: “Công chúa ngủ trong rừng giật mình thức dậy vì bị muỗi cắn, phát hiện ra tia nhìn thèm khát bất lực của Aladin... Thần đèn đang mê mải động phòng với nàng tiên cá...”.
Thi sĩ thứ ba là Thanh Xuân tường thuật qua thơ: “Bên cửa sổ tôi thấy một thằng sinh viên thiếu tiền trọ học đang cố nhòe nhoẹt giới tính của mình tưởng tượng tình ái với một ông già bị hoại tử phần tất yếu nhất của cuộc sống”.
Ý nghĩa "sâu sắc" của ngựa trời
Ngoài ra còn Nguyệt Phạm, tức Phạm Thị Ngọc Nguyệt, và Phương Lan cũng cứ cái giọng thơ văn như thế, các cô gái phô bày hết những ý tưởng lạ lùng gần như quái đản của mình. Hãy lấy một thí dụ: để giải thích về cái tên “ngựa trời” tiêu biểu cho cái nhóm của 5 cô gái, các cô thản nhiên diễn giải về ý nghĩa cái "bảng tên" của nhóm mình:
“... Nếu nhìn kỹ, nó (ngựa trời) rất đẹp, mạnh mẽ và tự do. Sau khi làm tình xong mà thấy tâm hồn sảng khoái, nó sẽ nhai luôn đầu con đực...”
Đấy là tất cả "ý nghĩa sâu sắc" trong văn thơ của 5 cô gái. Các đấng mày râu đọc xong lời giải thích "tóe máu" này chẳng biết làm gì hơn là co dò chạy tuốt, sợ sẽ bị nhai luôn cái đầu, không còn chỗ đội nón.
Nhưng sau khi bị phản ứng thì "ngựa trời" đã bị
thu hồi. Tuy nhiên, các cô cũng có những phản ứng rất dữ dội: Nguyệt Phạm tuyên
bố: “Tôi thất vọng bởi cái cách mà những kẻ gác cánh cửa văn chương đối xử với
một tác phẩm và với những tác giả còn rất trẻ...”. Phương Lan thì: “Tôi thấy
tội nghiệp cho những người yêu văn chương ở cái nước mình”. Lynh Bacardi nói:
“... Một dịp để chúng tôi hiểu rõ hơn cái thực tế của nền văn chương nước nhà,
một đất nước không có chỗ cho những kẻ muốn được tự do nói lên điều họ
nghĩ...”.
Cũng can đảm lắm đấy chứ, phải không bạn?
Trong một xã hội tinh thần lung lay, tình cảm vật vờ, câm nín, phải sống giả dối để tồn tại và quanh mình là những kẻ sống sa đọa, gian manh như một lũ quan tham cùng những cô gái cẳng dài sẵn sàng bán rẻ danh giá và lương tri thì ảnh hưởng tới văn học là chuyện dễ hiểu. Phải chăng "các cô ngựa trời" này là hậu quả tất yếu của tình trạng tha hóa đó?
Tôi không làm công việc của nhà phê bình, ở đây tôi chỉ tường trình về những hiện tượng văn hóa tiêu biểu của một số nhà văn nữ trong thời điểm hiện tại để bạn đọc hiểu đúng bản chất của nó như thế nào.
Cũng can đảm lắm đấy chứ, phải không bạn?
Trong một xã hội tinh thần lung lay, tình cảm vật vờ, câm nín, phải sống giả dối để tồn tại và quanh mình là những kẻ sống sa đọa, gian manh như một lũ quan tham cùng những cô gái cẳng dài sẵn sàng bán rẻ danh giá và lương tri thì ảnh hưởng tới văn học là chuyện dễ hiểu. Phải chăng "các cô ngựa trời" này là hậu quả tất yếu của tình trạng tha hóa đó?
Tôi không làm công việc của nhà phê bình, ở đây tôi chỉ tường trình về những hiện tượng văn hóa tiêu biểu của một số nhà văn nữ trong thời điểm hiện tại để bạn đọc hiểu đúng bản chất của nó như thế nào.
No comments:
Post a Comment