Điểm Sách, Nhạc
& CD-DVD
GS-Nhạc Sĩ Lê Mộng Nguyên giới thiệu tác phẩm và tác giả CD Tình
Khúc Phạm Đình Liên (RM Chiều 18/03/2012 tại FIAP- Paris
14)
Đời người viễn du thầm
mong
Chờ một kiếp mai trở về
Về đây cùng kề với giai nhân
Là người yêu vẹn đời
Nào những lúc tim còn ghi
Vạn lời thề ước năm nào
Mong sao cho tiếng thời gian qua
Đời lạnh lùng trôi theo
Nhớ những chiều ánh dương thu tàn người ơi…ta chỉ vấn vương
Hẹn một ngày mai về…
Đời người viễn du thầm mong
Chờ một kiếp mai trở về
Về đây cùng kề với giai nhân
Là người yêu vẹn đời
Về đây lúc tim còn say
Nhịp theo mơ khúc ân tình
Tiếng tơ lòng phím đàn lướt theo
Đầy những chuỗi ngày nhạc vời…
« Hẹn Một Ngày Về » là bài ca duy nhất của Phạm Đình Liên, viết trong năm 1957, được cho vào CD Việt Nam Mến Yêu, phần lớn để dành cho các tác giả tiền chiến như : Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Văn Phụng, Từ Phác-Lương Ngọc Châu vân vân, mà Phạm Đình Liên trình bày trong chiều Văn Học & Nghệ Thuật ngày 13 tháng 06 – 2004 tại FIAP (Phòng Bruxelles), do CLB Văn Hóa VN Paris tổ chức để đón tiếp học giả Đỗ Thông Minh đến từ Tokyo, với mục đích làm nổi bật giọng ca của Minh Cầm người vợ hiền, với nhiều nhung nhớ quá nhẹ nhàng như một thoáng hương xưa…Minh Cầm mà dạo ấy tôi đã táo bạo so sánh với Joan Baez lúc nữ ca sĩ này đặc biệt trình bày những bài hát bất bạo động chiều thứ sáu 15 th.07-1983 trước 150 000 khán thính giả tại Place de la Concorde-Paris với tự mình hòa âm qua cây đàn Tây Ban Nha huyền diệu, lợi khí của người hành hương… Trong CD Tình Khúc Phạm Đình Liên Ra Mắt ngày 18 tháng 03 năm 2012, HMNV lấy Số 01 thật đúng lý :
Chờ một kiếp mai trở về
Về đây cùng kề với giai nhân
Là người yêu vẹn đời
Nào những lúc tim còn ghi
Vạn lời thề ước năm nào
Mong sao cho tiếng thời gian qua
Đời lạnh lùng trôi theo
Nhớ những chiều ánh dương thu tàn người ơi…ta chỉ vấn vương
Hẹn một ngày mai về…
Đời người viễn du thầm mong
Chờ một kiếp mai trở về
Về đây cùng kề với giai nhân
Là người yêu vẹn đời
Về đây lúc tim còn say
Nhịp theo mơ khúc ân tình
Tiếng tơ lòng phím đàn lướt theo
Đầy những chuỗi ngày nhạc vời…
« Hẹn Một Ngày Về » là bài ca duy nhất của Phạm Đình Liên, viết trong năm 1957, được cho vào CD Việt Nam Mến Yêu, phần lớn để dành cho các tác giả tiền chiến như : Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Văn Phụng, Từ Phác-Lương Ngọc Châu vân vân, mà Phạm Đình Liên trình bày trong chiều Văn Học & Nghệ Thuật ngày 13 tháng 06 – 2004 tại FIAP (Phòng Bruxelles), do CLB Văn Hóa VN Paris tổ chức để đón tiếp học giả Đỗ Thông Minh đến từ Tokyo, với mục đích làm nổi bật giọng ca của Minh Cầm người vợ hiền, với nhiều nhung nhớ quá nhẹ nhàng như một thoáng hương xưa…Minh Cầm mà dạo ấy tôi đã táo bạo so sánh với Joan Baez lúc nữ ca sĩ này đặc biệt trình bày những bài hát bất bạo động chiều thứ sáu 15 th.07-1983 trước 150 000 khán thính giả tại Place de la Concorde-Paris với tự mình hòa âm qua cây đàn Tây Ban Nha huyền diệu, lợi khí của người hành hương… Trong CD Tình Khúc Phạm Đình Liên Ra Mắt ngày 18 tháng 03 năm 2012, HMNV lấy Số 01 thật đúng lý :
Sáng tác nguyên thủy theo cung
ré majeur - 2 dấu thăng, HMNV được Mai Thảo trình bày với hòa âm Đỗ Đình
Ân (là người giữ trách nhiệm này cho những bài từ Số 01 đến Số 08), rất
hay ! Gồm tất cả 40 trường canh, theo lối hành nhạc Blues hoặc C : mỗi đoạn lời
kết thúc cuối trường canh 4, áp dụng kỹ càng luật nhạc lý dẫn giải. Bài Số 2 «
Tình Người Viễn Xứ » (sáng tác năm 2011) do Thu Lan hát trong CD (Cung Si
bémol majeur, hành nhạc Slow) mở đầu với những lời nhung nhớ :
Xa vắng
quê hương nay đã từ lâu
Chân bước đi thênh thang khắp nẻo đường
Chiều
thương nhớ, lại nhớ rồi thương
Tiếng ta đàn đêm giã từ
Bao tháng năm miệt
mài chân trời Âu
Nơi chốn xa âm thầm như vạn lời
Lòng ấp ủ một mối tình
sâu
Tình cho quê hương…
Hành trình trí thức văn hóa của GS Phạm
Đình Liên thật lẫy lừng ở trong nước cũng như hải ngoại. Sinh năm 1935 tại Huế
và sau khi đậu Tú Tài toàn phần ban Toán tại trường Trung Học Khải Định
năm 1954, anh trúng tuyển kỳ thi Học Bổng Quốc Trưởng Toàn Quốc vào tháng 07 năm
1954 nên được Chính Phủ gửi sang du học tại Paris bắt đầu niên khóa 1954-1955…
Từ đó anh thi đậu bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat 3ème Cycle) về Vật Lý Hạt
Nhân năm 1962, và bằng Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Vật Lý (Doctorat d’Etat ès
Sciences Physiques) tại Đại Học Grenoble, năm 1969. Anh đã từng hành chức Giáo
Sư 2 năm tại Đại Học Minnesota (Hoa Kỳ) và trong suốt 35 năm tại Đại Học
Grenoble (Pháp).
Giáo Sư Phạm Đình Liên về hưu từ
năm 2000 và ngụ tại Maisons-Alfort (Ỵle-de-France) với phu nhân Nguyễn Thị Minh
Cầm mà anh đã kết hôn năm 1964 tại Grenoble… Về phần tập luyện âm nhạc, từ thời
theo học Sorbonne với tư cách sinh viên, anh PĐL đã học Guitare espagnole (độc
tấu nhạc cổ điển và đệm đàn hòa âm) trong nhiều năm với GS nổi tiếng Romain
Worschech. Kế đó, anh ghi tên theo học một khóa đàn điêu luyện dưới sự điều
khiển của bà GS Ida Presti là một Tây Ban Cầm lừng danh trên thế giới, sau
Andrès Ségovia. Lẽ dĩ nhiên là anh đã có dịp tham dự những buổi văn nghệ sinh
viên tại Paris và Grenoble với cây đàn Tây Ban Nha hoặc độc tấu (nhạc cổ điển)
hoặc đàn đệm cho nam nữ VN ca hát.
GS Phạm Đình Liên cũng là một
nhà soạn nhạc, một nhạc sĩ (compositeur). Bài HMNV làm năm 1957 là một tỉ
dụ rõ ràng, để âu yếm tặng Minh Cầm, trở thành phu nhân PĐL 7 năm sau. Bẵng đi
một dạo, công việc sáng tác của PĐL trở lại trong dịp RM sách « Hoạn Nạn
Ca » của nhà thơ-học giả Phạm Quang Minh tại FIAP ngày 03 tháng 05 -2008,
với bài « Thương » (Thơ Phạm Quang Minh do PĐL phổ nhạc hôm ấy được nữ ca sĩ Kim
Thu hát). Bài THƯƠNG lấy Số 3 trong CD do nữ danh ca Thùy Dương trình bày một
cách âu yếm, thanh nhã, dễ thương) :
Tặng em một đóa hoa hồng
Mong đời em
đẹp như hồng anh trao
Ngày mai dẫu cách xa bao
Kết lời thệ ước chung trao
thiệp hồng
Ra đi lòng nghĩ đến em
Cho anh gởi một niềm tin về Trời
Mong
người thế cả quyền cao
Kết đôi chim nhạn thúy hào bồng lai
Tim em là đóa
hoa hồng
Ngày xưa anh ước được hồng lắm thay
Bây giờ hồng đã trong
tay
Thương đi cho thỏa những ngày nhớ mong
Sướng nhất là kẻ được
thương
Và người đã có được người để thương
Phúc nhất là kẻ được
thương
Người thương Trời kết phu nương mãn đời
Lời thơ quí phái và gọt dũa
của học giả Phạm Quang Minh do Phạm Đình Liên phổ nhạc, đã trở thành một tác
phẩm để lại cho đời vì rất trong sáng trong tình thương, một tán dương ca tình
nghĩa vợ chồng qua người thi sĩ mà cũng qua người nhạc sĩ : đôi uyên ương ca
sĩ-nhạc sĩ MC-PĐL là chứng minh của một mối « tình muôn thuở » tràn đầy hạnh
phúc, trái lại với mối tình âm thầm đau khổ của Félix Arvers đối với Marie
Nodier : « Lòng ta chôn một khối tình / Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
/ Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu / Mà người gieo thảm như hầu không hay… » (Khái
Hưng, dịch giả Sonnet d’Arvers). Trong 10 bài TK-PĐL, có lẽ bài « Thương »
là một trong những bài thanh khiết nhất ! Trong thuyết trình về « Hoạn Nạn Ca »
ngày 03 th.05-2008, tôi đã nói nhiều khen ngợi về cách viết nhạc và lời ca của
tuyệt phẩm này.
Từ dạo ấy, Phạm Đình Liên đã bỏ
hẳn dạng nhà khoa học để bắt đầu ôm mộng trở thành một nhà soạn nhạc trữ
tình, lãng mạn đi sâu vào tình yêu với nhiều hứng cảm nhẹ nhàng, như lời thơ đẹp
của Quỳnh Liên mà anh đã phổ nhạc trong dịp Hè 2009 và cho vào CD-TKPĐL dưới chủ
đề THU – bài Số 04 cũng với giọng ca Thùy Dương :
Lác đác vàng rơi khắp ngã
đường
Thu về đem lại cảnh thê lương
Đã nghe tiếng gió hờn mây khói
Và
thấy dãi dầu với tuyết sương
Chiều thu, thu ngắm bóng tà dương
Xao xuyến
trong lòng nỗi vấn vương
Dòng nước sông Seine hờ hững chảy
Vàng thu nghe
tiếng nhạn kêu sương
………………………………………
Nhà khoa học tiếp tục đội lốt
nhà soạn nhạc của tình thương bằng cách phổ nhạc một bài thơ tứ tuyệt độc vận
ương « Thu Tình Thương » của Phương Du Nguyễn Bá Hậu. Bài thơ được BS Hậu đọc
trong Chiều THU TAO NGỘ do CLB Văn Hóa VN-Paris tổ chức ngày chủ nhật 04
th.10-2009 tại La Crypte ARAFAT đường Martin Bernard-Paris Quận 13, để đón tiếp
một phái đoàn văn nghệ sĩ lẫy lừng đến từ Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và các nước trong
Liên Hiệp Âu Châu :
Ngọn gió heo may lạnh phố phường
Se lòng lữ khách
sống tha hương
Chiều nay chào đón Thu Tao Ngộ
Tấp nập tao nhân chật hội
trường
Vỗ cánh đoàn chim vượt giới cương
Tìm nơi hòa khí đượm yêu
đương
Đất lành chim đậu chung làm tổ
An hưởng thanh bình dưới ánh
dương
……………………………………………..
Và kết thúc :
Mai về Mỹ quốc vượt trùng
dương
Cảnh đẹp tình nồng gợi vấn vương
Khấn nguyện Trời Cao thương rọi
chiếu
Khắp nơi nhân thế lửa tình thương
Phạm Đình Liên quả thật là một
nhạc sĩ của Tình Thương (bài Số 05 « THU TÌNH THƯƠNG » trong CD do Thu Lan trình
bày). Bài Số 06 : VƯƠNG VẤN của CD được PĐL sáng tác trong dịp hè để
Thương Tặng M.C. – Paris 2010, một nhạc phẩm viết tự đáy lòng tác giả, được
giọng ca tha thiết của Thùy Dương làm xúc động nhiều tình cảm dạt dào
:
Tháng ngày trôi theo biết bao nhiêu tình trong lòng nhung nhớ
Thấy thấy
đôi ta gần nhưng còn vượt dặm ngàn bể khơi
Sống xa em nhưng vẫn ước mơ một
chuỗi dài đầm ấm
Đời ta như thế chẳng trông mong mơ mộng thêm gì nữa
đâu
Em dầu xa em quá đi
Nhưng vẫn thấy em quanh mình
Rồi
vương vấn biết bao tình
Nụ cười tươi như đóa hoa hồng thắm
Anh lặng lẽ ôm
mối tình đầu đầy ngập niềm vương vấn
Em tuy vẫn xa xôi nhưng trong lòng vẫn
một niềm tin
Ngày mai kia ôm ấp tình yêu qua muôn ngàn dặm sơn khê
Mong
mối tình đẹp như làn mây xanh thẳm tận bên trời Âu…
Bài Số 07 : XUÂN VÀ TÌNH YÊU
(cũng do Thùy Dương trình bày), hành nhạc hơi chậm (theo lời chỉ dẫn của tác
giả) nhưng giọng hát uyển chuyển, rất quyến rủ của người nữ danh ca, làm cho
thính giả theo rõi lời và nốt nhạc với lòng cảm kích, biết ơn :
Ngày tươi
thắm mãi bừng lên
Cùng chung vui đón hưởng xuân vừa sang tưng bừng
Lòng ta
say đắm với muôn tình yêu ngàn năm
Tình yêu vẫn mãi không phai
Cùng nhau
ta hát đàn ca
Ước gì xuân về mang lại cho người tình thương
Tình thương
yêu đó bao trùm cảnh vật quê hương…
Bài Số 08 : NGƯỜI TÔI YÊU (Cung
sol majeur, hành nhạc slow) của Phạm Đình Liên Thương Tặng M.C. – Paris 2011 là
một trong những bài hay nhất, êm đẹp nhất của tác giả. Trong CD-Tình Khúc PĐL,
Thu Lan với giọng Mezzo soprano tuyệt vời đã diễn tả một cách thiết tha, vừa sâu
đậm vừa nhẹ nhàng nỗi lòng của tác giả và người yêu dấu :
Nàng muôn vạn ánh
sao
Người ấp ủ bao tình
Xuân tưng bừng đẹp xinh quá em
Xuân mơ màng
mừng đón bình minh
Làn tóc mượt thiết tha
Đôi mắt đẹp mỹ miều
Đôi ta còn chung sống tình yêu quá đẹp
Lòng ta vui đón ngày về Xuân thắm
tươi
Sống dưới muôn vàn ánh dương bên trời Âu với bao tình thương
Quê
hương đẹp lắm em
Mong sao được thanh bình
Ta cùng về cùng xây đắp giang
sơn
Ta cùng về vui sống triền miên
Làn môi đẹp trữ tình
Khi nắng đẹp
vương thềm
Hạnh phúc đến tô thắm mãi người tôi yêu
Bài Số 09 : ĐỜI NGHỆ SĨ sáng tác
năm 2011, do Thụy Khanh trình bày trong CD qua hòa âm Viết Dũng, với những lời
ca tươi sáng :
Ánh nắng hồng tươi thắm tràn ngập buổi bình minh
Tiếng sáo
diều êm lắng nghe mơ màng từ đâu
Một ngày vui vụt bừng lên làm tươi sáng
không gian mênh mông cõi đời
Người nghệ sĩ đang tìm nét nhạc đầy mộng
mơ
Người nghệ sĩ đang tìm nốt vần thơ đáng yêu
Kết vần thơ cùng với nhạc
điệu để hiến cho đời…
Bài Số 10 : NỖI LÒNG ANH được
sáng tác để Thương Tặng M.C. - Huế 2011, do Bích Lan ca với hòa âm Viết Dũng
(Cung do majeur, Hành nhạc Slow), là một bài ca thanh thoát và thanh thú trong
diễn tả mối tình vợ chồng rất khăng khít :
Anh yêu em muốn cho
đời cùng chia xẻ lòng
Em tôi ơi đó là một dạng người giai nhân
Là người
con gái mỹ miều của miền thần kinh
EM LÀ CỦA ANH…
Em nhớ anh đặt niềm
thương vào cõi mộng mơ
Anh của em đó là một chàng trai anh hùng
Là người
yêu dấu muôn vàn tài ba, anh muôn đời của chính em…
Nói tóm lại : CD Tình Khúc Phạm
Đình Liên ra đời mười ngày sau « Ngày Quốc Tế của Người Phụ Nữ » : Journée
Internationale de la Femme (08 tháng 03 – 2012), để vinh danh tình nghĩa vợ
chồng của đôi uyên ương Minh Cầm – PĐL nói riêng & tình yêu người phụ nữ nói
chung, là một thành công mỹ mãn. Ngoại trừ hai nhạc sĩ hòa âm (Đỗ Đình Ân &
Viết Dũng), những giọng ca trình bày 10 tác phẩm của PĐL trong CD : Mai Thảo
(bài số 01), Thu Lan (bài Số 02, Số 05 & Số 08), Thùy Dương (bài Số
03, Số 04, Số 06 & Số 07), Thụy Khanh (bài Số 09) và Bích Lan (bài Số
10), toàn là những giọng nữ ca sĩ danh tiếng ở quốc nội.
GS
Nhạc Sĩ-TS LÊ MỘNG NGUYÊN (Paris)
Hân-hạnh giới-thiệu
Sách Mới
TÚI VẪN CÒN THƠ
Ông được Song Nhị giới-thiệu là
một Nhà Thơ mà hai Tác Giả,
vì ngoài những bài thơ tình và thơ chính khí
ông còn làm thơ trào phúng với bút danh Tú Lắc.
“... Loạn chốn văn chương. loạn chính trường
Phe này phe nọ mãi khoa trương
Tài năng chưa xứng ba đồng kẽm
Cũng múa, cũng may, cũng dở tuồng...”
Cung Diễm có phong thái của một nhà tu tiên
lưng đeo bầu rượu túi thơ:
Bầu luôn còn rượu và túi vẫn còn
thơ.
Hy vọng đọc được trong thơ trào phúng
của Cung Diễm = Tú Lắc
những bài vạch trần căn bệnh thời đại, như
chưa đọc sách (của Lê Xuân Nhuận) mà đã chê
bai...
TÚI VẪN CÒN THƠ
sách dày 218 trang, cỡ 4.5” x 5.1/4”
ấn phí 15 Mỹ kim
Liên lạc:
Cơ sở thi văn Cội Nguồn
P.O. Box 3648
San Jose, CA 95156
DIÊN NGHỊ
Túi Vẫn Còn Thơ – Thơ Và Rượu
Tháng 09/2011
Từ ngàn xưa thi nhân đã gắn kết rượu với thơ.
Rượu gieo hứng khởi đẩy thơ bay bổng...
Cõi ảo thực lênh đênh đang chờ đón âm sắc của thơ
"Thi nhân thủ đắc" một túi thơ kèm theo bầu rượu
Bầu rượu túi thơ - tri âm tri kỷ - trở nên lẽ sống giữa cuộc đời thường muôn hình muôn vẻ.
Bạch Cư Dị đời Đường thường luận "Tửu hàm khí ích chân". Cụng vài ly rượu Lục Nghị thời bấy giờ tăng sảng khoái tinh thần vững vàng ý chí, vì cuộc đời vốn chẳng được bao lâu - không đụng đến hương vị rượu nồng nàn, sẽ không còn cơ hội, thế có hoài công!
"Quy khứ lai đầu dĩ bạch
Điển tiền tương dụng mãi tửu khiết"
Trải qua bao thế hệ thi nhân, rượu và thơ hôm nay vẫn nguyên hình tương tại, chẳng những riêng đồng điệu thi ca, mà còn cho cả tao nhân mặc khách.
CUNG DIỄM gửi một tín hiệu "TÚI VẪN CÒN THƠ" hàm ý bầu rượu xưa của Bạch Cư Dị, Lý Bạch vẫn canh cánh bên lòng, cho dù dòng đời trôi giạt, chuyển hóa, thử thách nhục vinh, mất còn...
TÚI VẪN CÒN THƠ ngày càng chứa nặng nên phải được trang trải, ấn hành, phổ biến, trao gửi đến bạn yêu thơ. Mỗi lần tương ngộ, trà dư, tửu hậu, cũng là lúc văn chương thi phú qua lại bàn luận giữa môi trường thanh khí dung thông.
Những giai đoạn riêng tư, quá khứ, cũng không thể che giấu bởi tất cả phần sâu kín tận đáy lòng đã thành thơ qua khoảnh khắc cảm xúc chân thành Từ Quảng Nam, sử tích "Năm chim phụng" soãi cánh đo trời, đã sản sinh khá nhiều tài hoa thi sĩ hơn bất cứ địa phương nào trên ba miền Trung, Nam, Bắc.
Lược điểm văn học cận đại đầu thập niên 50, đất Quảng đã có Tạ Ký, Bùi Giáng, Tường Linh, Hoàng Lộc.. v.v...
Và nay CUNG DIỄM tiếp nối, bước tới nơi không gian ngoại xứ. Ở đó, suy gẫm, ưu tư, nhìn về nhớ lại cuộc đổi đời nghiệt ngã, khe khắt, một tai họa khó lường.
TÚI VẪN CÒN THƠ chứa đựng những sáng tác theo từng thời điểm, từng cảnh ngộ thông qua những đoạn thơ, những dòng thơ chở nặng thao thức về tình yêu, tình bạn, tình thơ, đan quyện hòa trộn chất nhớ thương, đậm đặc kết tụ khó loãng tan "Em ơi ta nhớ trời phương ấy" và tình rượu duyên thơ thưở nào "Tình rượu đã bén duyên thơ mất rồi.."
Nét khắc chạm khéo léo, tinh xảo đã trổ ra trong thơ bong hình cụ thể, để cùng tác giả tâm sự, kể lể, hồi niệm giữa rỗng lặng bao la...
Nếu TÚI VẪN CÒN THƠ dừng ngay đây thì ly rượu cay có khi đã chan hòa nước mắt. Nỗi buồn thơ đủ gửi gắm đến kẻ nòi tình. Tiếc nỗi CUNG DIỄM còn ly rượu đắng nồng độ vẫn thơ vẫn thơ đến tận mặt bằng xã hội đa đoan, đa sự bằng những tiếng cười -Tiếng cười cũng chua, cũng đắng, châm chọc, kê kích những thói tật lạc hậu, nghịch lý của người và việc thời nào cộng đồng xã hội nào nhiều hoặc ít cũng mắc phải. Mỗi đề tài, mỗi điển hình, xuất phát từ bản chất hoặc chỉ là hiện tượng cấu tạo, nếu có tật ắt giật mình – Đòi hỏi tự nhận diện, nhận thức, kiểm điểm và hóa giải.
Lời thơ châm biếm linh hoạt, nhẹ nhàng, gọn ghẽ cống hiến người đọc những tiếng cười rộng mở thích thú.
Tính nhân văn phổ quát, ý tưởng xây dựng, điểm đúng mặt đúng việc bằng ngôn từ chính xác, tạo ấn tượng rõ nét, lưu cửu lâu dài trong vùng cảm thụ.
Hai phần thơ cùng một tập thơ: Trữ tình và châm biếm. Đủ tiếng khóc lẫn tiếng cười. Biểu tượng bi hài treo trên sân khấu dân gian phóng chiếu đeo đẳng hình hài con người muôn thuở.
Trữ tình hoặc châm biếm CUNG DIỄM chỉ cho thấy cảm xúc toát ra từ chất liệu nghệ thuật - Làm chủ được ngôn từ thơ - Hồn thơ phong phú. Thơ đầy đặn và trong túi vẫn mãi còn thơ.
Song Nhị
Cung Diễm
Hai Tác Giả, Một Nhà Thơ
Cung Diễm, tác giả của thi phẩm "Túi Vẫn Còn Thơ". Bút danh này ông chỉ sử dụng cho những bài thơ tình và thơ chính khí do ông sáng tác. Thơ tình của Cung Diễm cũng "ướt át", mượt mà lắm. Thơ chính khí toát ra từ tấm lòng của một kẻ sĩ. Ông từng có tên trong một số tuyển tập thơ nhiều tác giả và trong những tập biên khảo nhận định, trong tác phẩm Lưu Dân Thi Thoại - bút luận (Diên Nghị-Song Nhị, Cội Nguồn 2003).
Trong "Túi Vẫn Còn Thơ" thật ra còn có phần thơ của một bút danh khác, của một... "người thứ hai" không nêu tên đó là tác giả Tú Lắc (và vài bút danh nữa như Đoản Côn, Đả Cẩu..) Đó là phần hai – Thơ Trào Phúng – Phần thơ này hầu hết đã được phổ biến trong mục thơ "Ngược Nguồn" của tạp chí Nguồn, trên Thời Báo (Trang Văn Học Nghệ Thuật cuối tuần) và trên một số tuần báo, tạp chí khác. Trong các bút danh vừa kể, bút hiệu TÚ LẮC đã trở nên danh tiếng trên thi đàn và đã làm nên tên tuổi của một nhà thơ trào phúng hiếm hoi trong dòng văn học VN từ nhiều thập niên qua, sau Tú Mỡ,...
Nhận định về thơ Cung Diễm và Tú Lắc đã có Diên Nghị trong bài Tựa ở đầu, và phong Thu trong bài viết và cuối quyển sách này. Do tác giả ngỏ ý muốn tôi viết Lời Bạt cho tác phẩm, trong chỗ thân tình cùng đi chung trên "hành trình văn học" gần 20 năm kể từ ngày Cội Nguồn bắt đầu vận động thành lập, năm 1994. Từ đó đến nay ông là một trong những người liên tục sinh hoạt, gắn bó với Cội Nguồn, với anh em trong mọi hoàn cảnh, mọi "buồn vui với chữ nghĩa".
Năm 1994, sau hơn một năm đến Mỹ, định cư tại vùng Vịnh - Thung lũng Silicon, Cung Diễm là một trong mấy nhà thơ đầu tiên cùng chúng tôi dựng nên "ngôi nhà Cội Nguồn" tại San Jose này. Ông là một nhà thơ có nhiều nghệ sĩ tính, chơi đàn Mandoline điêu luyện, ngâm thơ, ca hát, kể chuyện… món nào cũng hào hứng, tạo không khí sôi nổi vui nhộn trong những buổi sinh hoạt thơ văn.
Bên cạnh đó, ông là một nhân cách cặn kẽ, điềm đạm nhưng thẳng thắn trong cư xử với mọi người. Nơi ông là một con người thật thà hơn kiểu cách, dễ gần gũi và dễ thân tình... Bấy nhiêu đủ để tạo nên nhân dáng một nhà thơ đã có phần đóng góp đáng kể vào dòng văn học nước nhà từ hơn nửa thế kỷ qua.
Song Nhị
San Jose, tháng 11-2011
[Liên lạc tác giả: songnguyentm@gmail.com]
Túi Vẫn Còn Thơ – Thơ Và Rượu
Tháng 09/2011
Từ ngàn xưa thi nhân đã gắn kết rượu với thơ.
Rượu gieo hứng khởi đẩy thơ bay bổng...
Cõi ảo thực lênh đênh đang chờ đón âm sắc của thơ
"Thi nhân thủ đắc" một túi thơ kèm theo bầu rượu
Bầu rượu túi thơ - tri âm tri kỷ - trở nên lẽ sống giữa cuộc đời thường muôn hình muôn vẻ.
Bạch Cư Dị đời Đường thường luận "Tửu hàm khí ích chân". Cụng vài ly rượu Lục Nghị thời bấy giờ tăng sảng khoái tinh thần vững vàng ý chí, vì cuộc đời vốn chẳng được bao lâu - không đụng đến hương vị rượu nồng nàn, sẽ không còn cơ hội, thế có hoài công!
"Quy khứ lai đầu dĩ bạch
Điển tiền tương dụng mãi tửu khiết"
Trải qua bao thế hệ thi nhân, rượu và thơ hôm nay vẫn nguyên hình tương tại, chẳng những riêng đồng điệu thi ca, mà còn cho cả tao nhân mặc khách.
CUNG DIỄM gửi một tín hiệu "TÚI VẪN CÒN THƠ" hàm ý bầu rượu xưa của Bạch Cư Dị, Lý Bạch vẫn canh cánh bên lòng, cho dù dòng đời trôi giạt, chuyển hóa, thử thách nhục vinh, mất còn...
TÚI VẪN CÒN THƠ ngày càng chứa nặng nên phải được trang trải, ấn hành, phổ biến, trao gửi đến bạn yêu thơ. Mỗi lần tương ngộ, trà dư, tửu hậu, cũng là lúc văn chương thi phú qua lại bàn luận giữa môi trường thanh khí dung thông.
Những giai đoạn riêng tư, quá khứ, cũng không thể che giấu bởi tất cả phần sâu kín tận đáy lòng đã thành thơ qua khoảnh khắc cảm xúc chân thành Từ Quảng Nam, sử tích "Năm chim phụng" soãi cánh đo trời, đã sản sinh khá nhiều tài hoa thi sĩ hơn bất cứ địa phương nào trên ba miền Trung, Nam, Bắc.
Lược điểm văn học cận đại đầu thập niên 50, đất Quảng đã có Tạ Ký, Bùi Giáng, Tường Linh, Hoàng Lộc.. v.v...
Và nay CUNG DIỄM tiếp nối, bước tới nơi không gian ngoại xứ. Ở đó, suy gẫm, ưu tư, nhìn về nhớ lại cuộc đổi đời nghiệt ngã, khe khắt, một tai họa khó lường.
TÚI VẪN CÒN THƠ chứa đựng những sáng tác theo từng thời điểm, từng cảnh ngộ thông qua những đoạn thơ, những dòng thơ chở nặng thao thức về tình yêu, tình bạn, tình thơ, đan quyện hòa trộn chất nhớ thương, đậm đặc kết tụ khó loãng tan "Em ơi ta nhớ trời phương ấy" và tình rượu duyên thơ thưở nào "Tình rượu đã bén duyên thơ mất rồi.."
Nét khắc chạm khéo léo, tinh xảo đã trổ ra trong thơ bong hình cụ thể, để cùng tác giả tâm sự, kể lể, hồi niệm giữa rỗng lặng bao la...
Nếu TÚI VẪN CÒN THƠ dừng ngay đây thì ly rượu cay có khi đã chan hòa nước mắt. Nỗi buồn thơ đủ gửi gắm đến kẻ nòi tình. Tiếc nỗi CUNG DIỄM còn ly rượu đắng nồng độ vẫn thơ vẫn thơ đến tận mặt bằng xã hội đa đoan, đa sự bằng những tiếng cười -Tiếng cười cũng chua, cũng đắng, châm chọc, kê kích những thói tật lạc hậu, nghịch lý của người và việc thời nào cộng đồng xã hội nào nhiều hoặc ít cũng mắc phải. Mỗi đề tài, mỗi điển hình, xuất phát từ bản chất hoặc chỉ là hiện tượng cấu tạo, nếu có tật ắt giật mình – Đòi hỏi tự nhận diện, nhận thức, kiểm điểm và hóa giải.
Lời thơ châm biếm linh hoạt, nhẹ nhàng, gọn ghẽ cống hiến người đọc những tiếng cười rộng mở thích thú.
Tính nhân văn phổ quát, ý tưởng xây dựng, điểm đúng mặt đúng việc bằng ngôn từ chính xác, tạo ấn tượng rõ nét, lưu cửu lâu dài trong vùng cảm thụ.
Hai phần thơ cùng một tập thơ: Trữ tình và châm biếm. Đủ tiếng khóc lẫn tiếng cười. Biểu tượng bi hài treo trên sân khấu dân gian phóng chiếu đeo đẳng hình hài con người muôn thuở.
Trữ tình hoặc châm biếm CUNG DIỄM chỉ cho thấy cảm xúc toát ra từ chất liệu nghệ thuật - Làm chủ được ngôn từ thơ - Hồn thơ phong phú. Thơ đầy đặn và trong túi vẫn mãi còn thơ.
Song Nhị
Cung Diễm
Hai Tác Giả, Một Nhà Thơ
Cung Diễm, tác giả của thi phẩm "Túi Vẫn Còn Thơ". Bút danh này ông chỉ sử dụng cho những bài thơ tình và thơ chính khí do ông sáng tác. Thơ tình của Cung Diễm cũng "ướt át", mượt mà lắm. Thơ chính khí toát ra từ tấm lòng của một kẻ sĩ. Ông từng có tên trong một số tuyển tập thơ nhiều tác giả và trong những tập biên khảo nhận định, trong tác phẩm Lưu Dân Thi Thoại - bút luận (Diên Nghị-Song Nhị, Cội Nguồn 2003).
Trong "Túi Vẫn Còn Thơ" thật ra còn có phần thơ của một bút danh khác, của một... "người thứ hai" không nêu tên đó là tác giả Tú Lắc (và vài bút danh nữa như Đoản Côn, Đả Cẩu..) Đó là phần hai – Thơ Trào Phúng – Phần thơ này hầu hết đã được phổ biến trong mục thơ "Ngược Nguồn" của tạp chí Nguồn, trên Thời Báo (Trang Văn Học Nghệ Thuật cuối tuần) và trên một số tuần báo, tạp chí khác. Trong các bút danh vừa kể, bút hiệu TÚ LẮC đã trở nên danh tiếng trên thi đàn và đã làm nên tên tuổi của một nhà thơ trào phúng hiếm hoi trong dòng văn học VN từ nhiều thập niên qua, sau Tú Mỡ,...
Nhận định về thơ Cung Diễm và Tú Lắc đã có Diên Nghị trong bài Tựa ở đầu, và phong Thu trong bài viết và cuối quyển sách này. Do tác giả ngỏ ý muốn tôi viết Lời Bạt cho tác phẩm, trong chỗ thân tình cùng đi chung trên "hành trình văn học" gần 20 năm kể từ ngày Cội Nguồn bắt đầu vận động thành lập, năm 1994. Từ đó đến nay ông là một trong những người liên tục sinh hoạt, gắn bó với Cội Nguồn, với anh em trong mọi hoàn cảnh, mọi "buồn vui với chữ nghĩa".
Năm 1994, sau hơn một năm đến Mỹ, định cư tại vùng Vịnh - Thung lũng Silicon, Cung Diễm là một trong mấy nhà thơ đầu tiên cùng chúng tôi dựng nên "ngôi nhà Cội Nguồn" tại San Jose này. Ông là một nhà thơ có nhiều nghệ sĩ tính, chơi đàn Mandoline điêu luyện, ngâm thơ, ca hát, kể chuyện… món nào cũng hào hứng, tạo không khí sôi nổi vui nhộn trong những buổi sinh hoạt thơ văn.
Bên cạnh đó, ông là một nhân cách cặn kẽ, điềm đạm nhưng thẳng thắn trong cư xử với mọi người. Nơi ông là một con người thật thà hơn kiểu cách, dễ gần gũi và dễ thân tình... Bấy nhiêu đủ để tạo nên nhân dáng một nhà thơ đã có phần đóng góp đáng kể vào dòng văn học nước nhà từ hơn nửa thế kỷ qua.
Song Nhị
San Jose, tháng 11-2011
[Liên lạc tác giả: songnguyentm@gmail.com]
No comments:
Post a Comment