Thursday, May 10, 2012

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM


(The Vietnamese version of this article was posted before this email)
A struggle strategy aiming to change the mechanism of the socialist/communist system in VN will lead to a genuine democracy

Prof. Dr. NGUYEN PHUC LIEN

In this article, Prof. Dr. NGUYEN PHUC LIEN advocates for a struggle approach which aims at economic rights to guarantee living standards for each individual; then, each individual contributes his/her part to build a rule-of-law democracy for the society. In VN today, a minority of groups manipulated their dictatorial political power to control economic activities, opportunities and businesses, leading to exploitation and sweating of the majority of the people. The writer raised and explained the following points in his article:
* Principles for the mass movement to succeed:
- There is a need to set the ultimate objective for a struggle movement. Once the objective is unclear, the masses are still in doubt and are not confident in the struggle. The ultimate objective of the mass movement(s) these days in VN is to eliminate the communist mechanism to terribly affect the economy in order to develop the country. This is not a matter of extreme anti-communist attitude, but this is a need for the development of the nation, currently and for the future.
- The struggle movement attacks on the bottle-necks and the down fall of the economy as well as corruption as a result of the communist mechanism (market economy under the socialist directions).
- The struggle movement does not mention anything in politics, to avoid having the communists bring false accusations of "plotting to overthrow the regime" and arrest or suppress the movement’s activists.
- Does the struggle movement apply violent or non-violent method? At first, the masses usually applied non-violent courses of action. But then the dictatorial regime violently suppressed them. A non-violent turning to violent course of action was what happened in Libya, and can happen in Vietnam; as Vietnam’s security forces and police suppressed the demonstrations of Victims of Injustice who came to Saigon and Hanoi to claim for their losses of houses and lands, only received the disperse violently by police with the help of gangs or mobs. So, violent risings can happen in VN in the future to respond to the violent suppressions of the authorities.
* China and Vietnam’s socialist market economy allows the dictatorial political power to exclusively control the mechanism of the economy and the society. This is why corruption did occur. The economy has to go down because of corruption, and it is incurable, as corruption is what should have happened due to mono-politics.
Please refer to the original in Vietnamese for more information.
Prof. Dr. NGUYEN PHUC LIEN, Economist
Geveva, 4/5/2012


ĐẤU TRANH KINH TẾ ĐỂ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ THỰC SỰ KHẢ THI

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế (Prof. Dr. NGUYEN PHUC LIEN, Economist)
Geneva, 05.04.2012
Bài này không phải là một bài giáo khoa từ chương, cũng không phải là bài khảo luận đào sâu những lý thuyết, mà là bài cỗ võ cho một Phong trào đấu tranh trước hết dành lại quyền sống Kinh tế cho mỗi Cá nhân và trên con đường phát triển Kinh tế, mỗi Cá nhân trong Cộng đồng cùng góp công xây dựng một nền Dân chủ Pháp trị cho Xã hội. Một nền Dân chủ phải có sự đóng góp xây dựng của từng Cá nhân dựa trên mức phát triển của đời sống Kinh tế, thì nền Dân chủ ấy mới có điều kiện khả thi thực sự. Với quan điểm viết như vậy, nên bài này đặt nặng về phần thời sự Kinh tế trong đó một thiểu số nhóm đảng dùng quyền Chính trị độc tài để nắm trọn quyền làm ăn và khai thác, thậm chí đến bóc lột đại đa số quần chúng. Mô hình Kinh tế bóc lột của Trung quốc và của Việt Nam đang tụt giốc làm cho đời sống của đại đa số quần chúng phải mang cuộc sống cực khổ về vật chất. Chính những lãnh đạo Chính trị của mô hình Kinh tế bóc lột này tự ý thức thấy mình đứng trước sự sụp đổ nếu không có những cải tổ kịp thời. Quần chúng bị bóc lột và đói nghèo thấy mình quá cùng khổ cũng không còn có thể ngồi yên nữa, mà phải NỔI DẬY, dù bằng BẠO ĐỘNG, để dành lại quyền làm ăn nuôi sống thân xác mình. Đó là tình trạng căng thẳng Kinh tế và Chính trị trong đó một cuộc ĐẤU TRANH đối chọi giữa một thiểu số Nhóm đảng cầm quyền cướp bóc Kinh tế và đại đa số quần chúng đói nghèo bị tước đoạt quyền làm ăn. Trong khung cảnh ấy, chúng tôi xin trình bầy những khía cạnh thời sự sau đây:
=> Phong trào quần chúng đấu tranh và một số nguyên tắc
=> Cơ chế CSTQ và CSVN đang đưa Kinh tế đến tụt giốc
=> Những lời kêu gọi cấp bách cải tổ mô hình Kinh tế
=> Những lưỡng nan cải tổ tận gốc vì cố níu lấy quyền độc tài Chính trị
=> Quyết tâm đấu tranh của quần chúng dành lại quyền Kinh tế  và xây dựng nền Dân chủ cho Xã hội

Phong trào quần chúng đấu tranh và một số nguyên tắc

Đây là PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH cần một số nguyên tắc để tạo sự đoàn kết của Phong trào, để nhằm yếu điểm của đối phương mà tấn công, để chọn phương pháp bất bạo động hay BẠO ĐỘNG và để vừa tấn công vừa thủ thân trước một đối phương gian manh, ác độc, tàn bạo.
* Nguyên tắc tạo sự đoàn kết
Không phải hô hào khản cổ mà tạo được đoàn kết cho một Phong trào. Yếu tố chính yếu tạo đoàn kết, mà không cần phải khản cổ kêu gọi, đó là đặt rõ rệt ra cái MỤC ĐÍCH TỐI HẬU của Phong trào đấu tranh. Khi cái mục đích còn hoang mang, thì quần chúng còn nghi ngờ và từ đó nẩy sinh mặc nhiên hay minh nhiên sự chia rẽ. MỤC ĐÍCH TỐI HẬU của Phong trào quần chúng đấu tranh lúc này là DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC. Khi đặt mục đích như vậy, thì không ai có thể nghi ngờ về Hòa Giải Hòa Hợp hay về một số người Chính trị muốn mượn đầu heo nấu cháo để ăn riêng, thậm chí còn chia cho CSVN cùng húp. Việc DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN cũng không bị công kích là thái độ chống Cộng quá khích hay vì hận thù quá khứ, mà đây là việc PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC trong tương lai.
* Nguyên tắc chọn yếu điểm của đối phương mà tấn công
Hai Cơ chế CSTQ và CSVN đang ở trong tình trạng tụt giốc Kinh tế mà nguyên chính yếu là THAM NHŨNG phát sinh từ Cơ chế làm cho Kinh tế quốc gia phá sản. Phong trào đấu tranh đánh vào yếu điểm tụt giốc Kinh tế và nhược điểm THAM NHŨNG phát xuất từ Cơ chế. Đánh vào những điểm này, CSVN khó lòng gian trá trốn tránh được.
* Nguyên tắc chọn phương pháp bất bạo động hay BẠO ĐỘNG
Quần chúng thực sự đã kiên nhẫn lựa chọn phương pháp bất bạo động. Nhưng chính CSVN đã trở thành côn đồ đàn áp và đẩy dân đến chỗ phải BẠO ĐỘNG để tự vệ. Không thể kêu gọi dân bất bạo động để CSVN tách lẻ những người đấu tranh ra và đến tận gia đình để khủng bố, thủ tiêu.
* Nguyên tắc vừa tấn công vừa thủ thân
Phong trào đấu tranh không nhắc gì đến những vấn đề liên quan đến Chính trị để CSVN vu khống cho tội “ý đồ lật đổ chế độ“ mà bắt tù tội. Không cần phải nhắc ra hai chữ Dân Chủ, mà chỉ đấu tranh dành lại quyền sống, nghĩa là đấu tranh cho quyền Kinh tế. Thực ra khi người dân nắm vũng đời sống Kinh tế rồi thì một Môi trường Chính trị-Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico-Juridique Démocratique adéquat) chỉ là hệ luận tất yếu của một nền Kinh tế đã được tư nhân hóa. Tấn công CSVN về mặt Kinh tế như chúng tôi nói ở phần trên, mà không cần phải động chạm đến Chính trị, đó là Phong trào vừa tấn công vừa thủ vậy.

Cơ chế CSTQ và CSVN đang đưa Kinh tế đến tụt giốc

CSTQ và CSVN đã chủ trương một mô hình Kinh tế cho Chính trị độc tài nắm trọn độc quyền Kinh tế. Chính cái mô hình này làm phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG ăn ruỗng nền Kinh tế. Kinh tế tụt giốc là vì đại nạn THAM NHŨNG này. Những lãnh đạo mô hình Kinh tế đã tuyên bố ra điều này dựa trên những kết quả cụ thể của Kinh tế. Chúng tôi xin nhắc về phần Lý thuyết cho thấy rằng mô hình Kinh tế độc tài phải thất bại.

1) Từ phương diện Lý thuyết và Thực tế Lịch sử, việc đổ vỡ mô hình Kinh tế độc tài là tất yếu

Chúng tôi gọi đây là Mô hình Kinh tế độc tài. Chúng tôi đã xuất bản 3 cuốn sách liên tiếp trong ba năm để chứng minh rằng trên Lý thuyết và trong Thực tế Lịch sử, những Mô hình Kinh tế độc tài tự dẫn đến đổ vỡ là điều tất yếu.

Năm 2009, cuốn DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2009, với 216 trang).  Cuốn sách trình bầy chính yếu về Lý thuyết của chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và kết quả thực tế Lịch sử của mô hình này là sự sụp đổ TẤT YẾU của Cộng sản Nga và Đông Âu.

Năm 2010, cuốn DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2010, với 305 trang). Cuốn sách nói về mô hình Kinh tế Trung quốc, nhất là Việt Nam. Hai mô hình này được gọi bằng tên “Kinh tế Thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa), nhưng thực ra bản chất của nó vẫn là mô hình Kinh tế độc tài được ngụy tạo để có thể bắt tay với Kinh tế Tự do Thị trường thực sự nhằm thủ lợi. Vì bản chất vẫn là mô hình Kinh tế độc tài, nên sự bấp bênh và sụp đổ của nó vẫn là tất yếu. Phải Dân chủ hóa đích thực Kinh tế mới có phát triển bền vững.

Năm 2011, cuốn DÂN TRÊN ĐƯỜNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2011, với 465 trang). Cuốn sách không bàn về Lý thuyết nữa mà cho thấy thực tế xuống giốc của hai nền Kinh tế độc tài CSTQ và CSVN. Tình trạng xuống giốc này tạo hố sâu Giầu—Nghèo mỗi ngày mỗi trầm trọng đẩy quần chúng nghèo NỔI DẬY để dứt bỏ cái mô hình Kinh tế độc tài ấy. Sự sụp đổ vẫn là tất yếu. Dân NỔI DẬY để tiếp tay đẩy Cơ chế độc tài Kinh tế này xuống hố cho mau.

2) Báo hiệu của Thủ tướng ÔN GIA BẢO về đổ vỡ mô hình Kinh tế Trung quốc từ năm 2010:

Từ năm 2010, Thủ tướng ÔN GIA BẢO không thể không nhìn thấy tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu, làm Kinh tế Trung quốc vẫn bấp bênh, phải chao đao. Vì vậy, trước Quốc Hội Trung quốc họp ngày 14.03.2010, Ôn Gia Bảo tuyên bố:

“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement”
(Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).

Với câu nói tóm gọn này, Oân Gia Bảo nói lên cái mô hình Kinh tế Trung quốc mang lại những kết quả điển hình sau đây:
* Phân phối không đồng đều thu nhập: Đó là những nhóm lợi ích thuộc đảng cầm quyền độc tài thu vào nhiều cho mình, còn dân chúng được chia cho phần rất nhỏ. Đó là việc đào sâu hố Giầu—Nghèo.
* Tham nhũng: Khi mà Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế, thì Tham nhũng tất nhiên nẩy sinh và lan tràn. Đây là Tham nhũng phát sinh từ Cơ chế, chứ không phải từ lòng cá nhân.
* Việc phân phối thu nhập không đồng đều và Tham nhũng sẽ đưa đến bất ổn xã hội và nhà nước. Về điểm này, Ôn Gia Bảo như báo trước việc cải tổ mô hình kinh tế và thanh trừng chính trị để tránh dân NỔI DẬY.

3) Liên tục tụt giốc Xuất cảng Trung quốc, nhất là tiếng sét tụt giốc 23.6% chỉ trong tháng 2/2012

Đài Truyền Hình EuroNews trong ngày 01.02.2012 lập đi lập lại rằng Bộ trưởng Tài chánh Trung quốc tuyên bố  XUẤT CẢNG của Trung quốc đã tụt dốc liên tục trong bốn tháng nay. Điều này gây khó khăn cho những vấn đề Tài chánh của một số Công ty không có trường vốn. Lý do của tụt dốc này, theo ông, đó là việc giảm đặt hàng không phải chỉ từ Hoa kỳ, Liên Âu, mà tổng quát từ những Thị trường khác.

Như chúng tôi viết nhiều lần rằng Kinh tế Trung quốc không độc lập, mà tùy thuộc vào các Thị trường nước ngoài, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu. Có hai lý do ngoại tại khách quan dẫn đến tụt giốc xuất cảng của Trung quốc:
* Trung quốc đã khai thác Mãi lực dân chúng Hoa kỳ và Liên Âu để làm khả năng tiêu thụ của hai Thị trường này giảm hẳn xuống. Việc giảm Mãi lực này trực tiếp làm giảm mua hàng Trung quốc, nhất là khi chính Trung quốc làm cho Thương hiệu Made In China của mình kém giá trị.
* Các Chính phủ Hoa kỳ và Liên Aâu, để bảo vệ cho Thị trường mình, bắt đầu những Biện pháp Che chở Mậu dịch (Mesures de Protectionnisme commercial). Tỉ dụ như:
=> Liên Âu và Hoa kỳ mới thắng kiện Trung quốc tại WTO (OMC) về gian giảo mậu dịch trong một số hàng hóa.
=> Hoa kỳ, Liên Aâu và Nhật đang đe dọa kiện Trung quốc về đầu cơ Đất hiếm
=> Quốc Hội và TT. OBAMA mới tuyên bố tăng thuế trên một số mặt hàng đến từ Trung quốc và Việt Nam.

Việc tụt giốc xuất cảng này đưa đến tiếng SÉT ngày 10.03.2012 về thâm thủng cán cân mậu dịch trong tháng 2/2012 mà chính yếu là do việc tụt giốc Xuất cảng tới 23.6% sánh với tháng trước. Ký giả Dave SHELLOCK viết trong tờ Financial Times, ngày 13.03.2012, trang 26, như sau:
“Figures released over the weekend  showed China’s trade deficit reached $31.5bn in February—the biggest since 1998—as exports from the country tumbled 23.6 percent from the previous month.” (Những con số thống kê cuối tuần rồi cho thấy thâm thủng thương mại Trung quốc đạt tới 31.5 tỉ Đô la trong tháng Hai—thâm thủng lớn nhất từ năm 1998—vì xuất cảng của Trung quốc tụt xuống 23.6% sánh với tháng trước)

Đây đúng là tiếng SÉT đánh trên mô hình Kinh tế Trung quốc vậy.

4) Quan điểm của TẬP CẨM BÌNH, Lãnh tụ tương lai nắm giữ Kinh tế và Chính trị tại Trung quốc

TẬP CẨM BÌNH, Phó Chủ tịch Trung quốc, cũng đã phát biểu những nhận định của mình trước Quốc Hội Trung quốc  về ý hướng Cải cách mô hình Kinh tế và thanh lọc Chính trị. Cuộc viếng thăm Hoa kỳ của Oâng mới đây như chứng tỏ khuynh hướng cải cách thân với Tây phương. Cuộc viếng thăm này đã bị một số cánh bảo thủ công kích.

Chúng tôi xin trích lại đây bài viết của Ký giả TÚ ANH (RFI) dựa trên những bản tin từ Bắc Kinh (REUTERS/Jason Lee) về những tuyên bố của TẬP CẨM BÌNH trước Quốc Hội:
“Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định là nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố này mới được công bố hôm nay 16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở cấp thượng tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ xảy ra một vụ « Cách mạng văn hóa » như trong thập niên 60.

Theo tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì đảng Cộng Sản mà ông sắp lên lãnh đạo vào  cuối năm nay chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được « trong sạch hóa ».

Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.

Bài phát biểu của lãnh đạo tương lai Trung Quốc được trình bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ ».

Theo AFP, vào lúc tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên, ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng Cộng sản đã biến thành nơi chia chác đỉnh chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân.

Lãnh đạo tương lai của Trung Quốc nhận định : "Nhiều người gia nhập Đảng không phải vì chủ nghĩa Mác hay để nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Hoa, hoặc là để chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho chính nghĩa cộng sản, mà họ vào Đảng vì được hưởng đặc quyền đặc lợi cá nhân".

Những lời kêu gọi cấp bách cải tổ mô hình Kinh tế

Từ Ngân Hàng Thế Giới đến chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo, lời kêu gọi cấp bách cải tổ mô hình Kinh tế TQ (cũng như VN) đã được nhấn mạnh

1) Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế họp báo tại Bắc Kinh yêu cầu Trung quốc phải cải tổ mô hình Kinh tế

Hai Tổ chức Tài chánh và Tiền tệ mang tầm ảnh hưởng Thế giới đã phải họp báo tại Bắc Kinh  để nhấn mạnh rằng Trung quốc đã đến lúc phải cải tổ mô hình Kinh tế vì đã đi đến khúc ngoặc có thể làm sụp đổ toàn diện nền Kinh tế. Oâng Robert ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, họp báo vào cuối tháng 2/2012, thì ngày 18.03.2012, Bà Christine LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng họp báo tại Bắc Kinh. Hai người cùng đưa ra những đòi hỏi phải cải tổ mô hình Kinh tế. Oâng Robert ZOELLICK đòi hỏi gay gắt hơn Bà Chrtistine LAGARDE.

Bản Tin của Allison JACKSON (AFP) đánh đi từ Bắc Kinh ngày 27.02.2012 về cuộc Họp báo của Oâng Robert ZOELLICK. Theo Bản Tin này, đích thân Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới cảnh cáo Trung quốc về tình trạng tụt giốc Kinh tế nếu không kịp thời và can đảm cải cách trong lựa chọn giữa độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế. Oâng nhấn mạnh về việc Trung quốc đang gặp phải một khúc ngoặc trên đường phát triển Kinh tế khiến việc cải cách tận gốc là một dòi buộc không thể tránh né. Bản tin viết:
“La Chine a atteint un tournant dans son développement économique et va devoir mettre en oeuvre de profondes réformes, avec un rythme de croissance qui va diminuer de moitié en 20 ans, ont estimé lundi des experts de la Banque mondiale et du gouvernement“.
“La nécessité de réformes est indiscutable parce que la Chine est désormais à un tournant de son développement" 
(Trung quốc tiến đến một khúc ngoặc trong việc phát triển Kinh tế và sẽ buộc phải thực hiện những cải cách tận chiều sâu, với một đà phát triển sẽ tụt xuống phân nửa trong 20 năm, những chuyên viên của World Bank và của Chính phủ ước tính như vậy ngày thứ Hai mới đây).
 (Sự cần thiết của những cải cách là điều không thể chối cãi bởi vì hiện giờ Trung quốc đang gặp khúc ngoặc trong việc phát triển của mình).

Điều đặc biệt là Chủ tịch World Bank báo trước những trở ngại của Cải cách Kinh tế và việc thanh trừng Chính trị
"Les réformes ne sont pas faciles, souvent elles provoquent des rejets", a dit le président de l'institution internationale.
La résistance pourrait notamment venir des entreprises d'Etat, dont le rapport veut réduire les privilèges et le poids économique.”
(Những cải cách không dễ dàng, thường nó tạo những đối kháng, Oâng Chủ tịch của World Bank nói như vậy.
(Việc chống đối đến chính yếu từ những Công ty Nhà nước mà bản báo cáo này muốn họ phải giảm đi những đặc quyền và trọng lượng kinh tế của ho).

2) Thủ tướng ÔN GIA BẢO thôi thúc cấp bách cải tổ mô hình Kinh tế Trung quốc bắt đầu năm 2012

Sau những tụt giốc liên tiếp xuất cảng, Oân Gia Bảo đã thôi thúc cải cách Kinh tế ngay từ đầu năm 2012. Và sau tiếng SÉT thâm thủng cán cân Mậu dịch, Oân Gia Bảo còn hối thúc cải cách mạnh hơn trước Quốc Hội.

Bản Tin này của Thông Tấn Pháp AFP đánh đi từ Bắc Kinh ngày 21.01.2012. Bản Tin có nội dung thuật lại lời tuyên bố của ÔN GIA BẢO, Thủ tướng, trong cuộc Họp những Lãnh đạo cao cấp của đảng và Nhà Nước. Ôn Gia Bảo nói rõ rệt trong năm Con Rồng này, nền Kinh tế Trung quốc sẽ gặp những bấp bênh lớn nhất. Ông nói nền Kinh tế Trung quốc buộc phải thay đổi để tránh những bấp bênh tụt giốc có thể đưa đến xáo trộn Xã hội và Chính trị. Những bấp bênh ấy là do sự phân chia không đồng đều những kết quả Kinh tế. Ông nhấn mạnh về điểm này bởi vì đó là nguồn gốc xáo trộn xã hội, rồi chính trị. Trong tình hình Khủng hoảng Kinh tế hiện nay, những bấp bênh Kinh tế Trung quốc càng bị đẩy dồn dập và chất chồng. Việc cải tổ nền Kinh tế do đó là vấn đề cấp thiết nhất trong năm Con Rồng. Ông dẫn chứng ra sự tụt giốc của Kinh tế như sau: độ tăng trưởng 10.4% năm 2010 giảm xuống 9.7% trong Tam cá nguyệt đầu của năm 2011, rồi 9.5% Tam cá nguyệt thứ hai, 9.1% Tam cá nguyệt thứ ba và 8.9% Tam cá nguyệt thứ tư. Tóm lại nền Kinh tế đang tụt giốc và việc tụt dốc sẽ mạnh hơn và nhanh hơn trong năm Con Rồng 2012. Việc tụt giốc chắc chắn tác động lên dân chúng đang phải chịu cảnh phân phối thu nhập không đồng đều.

Đợi đến cuộc Họp tuần đầu tháng 3 này, ÔN GIA BẢO nhắc lại trước Quốc Hội sự cần thiết cải tổ mô hình Kinh tế như Oâng đã từng báo trước từ năm 2010 và đầu năm 2012. Lần này Ông nhấn mạnh thêm những điểm:
* Có thể có một cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Tiếng Văn Hóa theo ý nghĩa của CSTQ là Chính trị. Có thể đây là báo trước cuộc thanh trừng BẠC HY LAI.
* Hạ mức Tăng trưởng Kinh tế xuống 7.5%.
Mức Tăng trưởng Kinh tế của Trung quốc thường được ca tụng là hai con số. Nay mức đó rút xuống còn 7.5% cho năm 2012. Việc rút mức Tăng trưởng này không phải là việc tùy thích của Chính trị Kinh tế do Nhà Nước quyết định mà là việc buộc phải hạ xuống vì hai lý do khách quan:
=> Đối với Thị trường tiêu thụ nước ngoài: Việc tụt giốc xuất cảng có nghĩa là bán hàng ở Thị trường nước ngoài không được nữa. Nếu việc tụt giốc xuất cảng cứ theo đà đi xuống hiện nay, thì đà Tăng trưởng Kinh tế còn phải hạ xuống dưới 7.5%.
=> Đối với Thị trường tiêu thụ nội địa: Mãi lực còn rất kém. Việc tăng Mãi lực dân nội địa không thể làm một sớm một chiều. Vì vậy nếu Sản xuất vẫn giữ ở mức độ cao mà xuất cảng giảm, thì hàng hóa sản xuất ra bán cho ai. Trung quốc, nếu giữ mức Tăng trưởng cao, sẽ gặp Khủng hỏang Surproduction tạo Giá cả hạ xuống thành lốc xoáy (Spirale déflationniste) và tàn phá hệ thống sản xuất của Trung quốc.

Trung quốc trong những năm trường đã làm Surprodution (sản xuất quá đà) về Địa ốc. Nay đang gặp cảnh tụt giốc Địa ốc. Ký giả Patti WALDMEIR, từ Thượng Hải, viết trong tờ Financial Times ngày 19.03.2012, trang  2, như sau: “Home prices in nearly two thirds of China’s  big cities fell in February from the previous month.” (Giá nhà của những thị trấn lớn Trung quốc đã hạ xuống gần 2/3 trong tháng Hai sánh với tháng trước.)

Chính bậc Thầy Cơ chế CSTQ đã phải than lên về THAM NHŨNG làm tụt giốc Kinh tế như trên, thì kẻ đầy tớ CSVN rập nguyên vẹn mô hình Kinh tế Trung quốc không thể nói được gì trước thảm trạng Kinh tế Việt Nam tụt giốc. Nhưng gì nói về mô hình Kinh tế CSTQ thì cũng là nói về Kinh tế Việt Nam.

Những lưỡng nan cải tổ tận gốc vì cố níu lấy quyền độc tài Chính trị

Liệu Trung quốc có làm trọn được cải tổ mô hình Kinh tế và thanh trừng được Chính trị, hay viễn tượng Tự nổ (Implosion) sẽ diễn ra ?
Việc cải tổ tận gốc mô hình Kinh tế Trung quốc sẽ gặp hai cái LƯỠNG NAN chính yếu được tóm gọn trong câu nói của Thủ tướng ÔN GIA BẢO trước Quốc Hội năm 2010 về chính cái mô hình này:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).

Cái LƯỠNG NAN thứ nhất hàm ngụ trong những tiếng: redistribution inéquitable des revenus. Đó là cái Lưỡng nan nằm chính trong Cơ chế CSTQ hiện hành. Cái LƯỠNG NAN thứ hai hàm ngụ trong một chữ: corruption

LƯỠNG NAN THỨ NHẤT: redistribution inéquitable des revenus (phân phối không đồng đều thu hoạch).
Đảng vẫn giữ Chính trị độc tài nắm trọn độc quyền Kinh tế, nghĩa là vẫn giữ mô hình Kinh tế độc tài để thu lợi Kinh tế cho nhóm đảng, mà không phân phối đồng đều giữa Dân và Đảng. Nếu không DÂN CHỦ HÓA Kinh tế thì cái cách biệt Giầu—Nghèo do việc không phân phối đồng đều vẫn tồn tại và vẫn lớn dần để có ngày DÂN NỔI DẬY dành lấy quyền lợi Kinh tế.
=> Nếu tăng mãi lực dân chúng nội địa, dân chúng giầu lên, sẽ chiếm hữu một số những phương tiện sản xuất và đòi quyền Tự do sử dụng những phương tiện ấy trong sinh hoạt Kinh tế. Phạm vi chủ đạo Kinh tế của Nhà Nước bị hạn hẹp lại. Có thể nói là tăng Mãi lực cho dân chúng có nghĩa là dân chủ hóa dần dần Kinh tế. Khi Kinh tế được dân chủ hóa, thì  sự phát triển của nó đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ cho phù hợp. Một nền Chính trị chủ trương độc tài độc đảng tất nhiên không cho dân Mãi lực, phương tiện làm cho Dân đứng lên lật đổ quyền lực độc tài độc đảng của mình.
=> Như đã nói về việc nới rộng tư hữu trong nền Kinh tế Trung quốc, nhưng cái tư hữu này lại chỉ dành cho nhóm đảng và những kẻ liên hệ với nhóm đảng bởi vì chính nhóm đảng này vẫn nắm  quyền lực Chính trị và chủ đạo Kinh tế. Phải nói rằng quyền tư hữu này là dành riêng cho nhóm đảng có quyền Chính trị độc tài. Chính vì vậy, khi Kinh tế được dân chủ hóa do tăng Mãi lực và quyền Tự do nới rộng, thì việc quyền lực Chính trị nắm độc quyền Kinh tế để thủ lợi cho nhóm đảng không cón nữa, nghĩa là Cơ chế bị tan rã.

LƯỠNG NAN THỨ HAI: corruption (tham nhũng)
Khi cái Cơ chế độc đảng độc tài Chính trị còn nắm độc quyền Kinh tế, thì tự nó làm phát sinh và lan tràn Tham nhũng. Chính cái Tham nhũng này tạo những nhóm Lợi ích trong lòng của đảng. Đây là sự bất ổn trong chính nội bộ của đảng để một là Thanh trừng chính trị thành công hai là phân tán Tự nổ (Implosion), những Lãnh đạo đảng ra thành những Lãnh chúa.

Tình trạng Nợ Công của các Tỉnh tại Trung quốc sẽ là nguồn tranh chấp giữa các vùng Kinh tế. Chính quyền địa phương các Tỉnh lại độc tài và tham nhũng, thì việc lạm chi để mang nợ công từng Tỉnh tất nhiên xẩy ra. Từ Khủng hoảng 2008, những chương trình Kích cầu Kinh tế được chia về các Tỉnh, nhưng việc Kích cầu không được thực hiện. Những Chi nhánh Ngân hàng địa phương đã dùng những món tiền ấy để cho vay kiếm lời. Chính quyền địa phương vay tiền để xây dựng những dự án nhà cửa và thế chấp bằng chính đất đai thuộc nhà nước. Với thế chấp như vậy, thì không thể nào tiền cho vay được hoàn trả.

Theo thẩm định của ngân hàng Anh, Standard Chartered nợ công của Trung Quốc hiện lên tới 28 000 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 3 200 tỷ euro và tương đương 68 % tổng sản phẩm nội địa. Đáng lo ngại hơn cả là ngành ngân hàng Trung Quốc đang nắm trong tay đến 9 000 tỷ nhân dân tệ nợ khó đòi. Khoản tiền tương đương với 22 % GDP của Trung Quốc .

Tại Trung Quốc 3/4 các khoản chi tiêu công cộng là do các chính quyền địa phương tài trợ và chủ yếu giới lãnh đạo dồn tiền vào khu vực địa ốc.

Theo thống kê chính thức, hiện tại nợ công tại các cấp vùng lên tới 1 250 tỷ euro, tương đương với 20 % của cải làm ra và 80% khoản nợ khổng lồ này do các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ. Vấn đề càng thêm nghiêm trọng khi biết rằng, khối nợ công hơn 1200 tỷ euro vừa nêu, trên thực tế có thể cao hơn gấp đôi so với thống kê chính thức.

Theo nhận xét của giáo sư đại học Northwestern, Chicago, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, ông Victor Shil, do các công ty nhà nước được các ngân hàng quá ưu đãi nên rủi ro nợ khó đòi của giới ngân hàng lại càng cao.

Một tiếng nói uy tín khác từ viện nghiên cứu kinh tế độc lập Unirule tại Bắc Kinh cũng cho rằng : Trung Quốc đang lâm vào "hội chứng Hy Lạp". Tình trạng nợ nần tại quốc gia châu Á này còn nguy ngập hơn cả so với ở Hoa Kỳ và châu Âu bởi lẽ các tỉnh thành Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh nghèo và kém phát triển đã dễ dàng được cấp tín dụng để mở mang kinh tế. Vốn được dồn cho các công ty doanh nghiệp nhà nước nhưng các đơn vị đó lại làm ăn kém hiệu quả.

Cuối năm ngoái, chính quyền trung ương vì lo ngại nợ công ở cấp địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát đã cho tiến hành một cuộc kiểm toán và theo đó thì nhiều tỉnh thành đang bị đe dọa mất khả năng thanh toán. Trong số đó phải kể đến đảo Hải Nam, thiên đường du lịch của các nhà tỷ phú đỏ Trung Quốc.

Cả hai LƯỠNG NAN thứ nhất và LƯỠNG NAN thứ hai đều do việc dùng quyền chiếm đoạt tài sản không đồng đều. Người ta có thể giải quyết dễ dàng việc phân chia quyền hành Chính trị độc tài hơn kém. Nhưng giải quyết việc phân chia Tài sản cho đồng đều mới là việc cam go. Thử quan sát trong các Gia đình, phân chia quyền hành Chồng—Vợ không phải to tiếng. Nhưng đụng đến Tiền bạc, thì giữa Vợ—Chông khó tránh những gay go cãi vã !

Quyết tâm đấu tranh của quần chúng dành lại quyền Kinh tế và xây dựng nền Dân chủ cho Xã hội

Theo những nguyên tắc mà chúng tôi nhắc ra ở phần đầu cho Phong trào đấu tranh ở Việt Nam, chúng ta bắt đầu đấu tranh dành lại quyền Kinh tế. Khi nắm được quyền Kinh tế, thì việc xây dựng Dân chủ là hệ quả.

Hai Xã hội có nền Dân chủ được thực hiện đứng đắn ở cao độ, đó là Thụy sĩ và Hoa kỳ. Chúng tôi muốn trình bầy tóm gọn con đường xây dựng Dân chủ của hai Xã hội này để làm tỉ dụ trước khi nói đến TIẾN TRÌNH ĐẤU TRANH VÀ XÂY DỰNG DÂN CHỦ THỰC SỰ TẠI VIỆT NAM.

1) Mẫu Dân chủ tại Hoa kỳ và Thụy sĩ từ những cá nhân tìm sống mà tạo nên

Hai Xã hội này có những điểm tương đồng trong tiến trình xây dựng Dân chủ. Hoa kỳ và Thụy sĩ không phải là những Xã hội quy tụ sẵn quần chúng đông đảo để những Trí thức Chính trị đến lấy một mẫu mực Dân chủ bắt quần chúng ấy phải theo. Từ nguồn gốc, hai Xã hội được quy tụ dần dần những cá nhân mạo hiểm đi tìm phương tiện sống. Những cá nhân đến từ mọi xứ sở khác nhau. Xã hội Thụy sĩ bắt đầu những cá nhân mạo hiểm từ những nước lân cận như Đức, Áøo, Pháp, Ý... đến những vùng núi đồi vắng vẻ tìm sống cho cá nhân mình. Điều quan trọng hơn cả của những cá nhân này là tuyệt đối tôn trọng quyền tư hữu những vùng đất khai phá và những phương tiện làm ăn mà họ tạo ra. Khi sống lân cận, có những va chạm quyền lợi, thì chính những cá nhân ấy định với nhau những luật lệ sống chung phân định quyền lợi minh bạch. Họ tạo nên những Cộng đồng nhỏ (Communes), rồi thành những Tổng (Cantons), để dần dần những Cantons hợp lại với nhau thành Liên Bang Thụy sĩ. Vì vậy Luật lệ Dân chủ của Liên Bang Thụy sĩ phải tôn trọng những gì đã được chấp thuận từ những Cộng đồng nhỏ, từ những Tổng đã được quy định trước khi lên tới Liên Bang. Xem như vậy, những Luật lệ quy định những tương giao Xã hội phát xuất từ những Cá nhân làm ăn, những Cộng đồng nhỏ và những Tổng,

Xã hội Hoa kỳ cũng không phải là một tổ hợp quần chúng đã có sẵn đông đảo, mà nó được cấu tạo dần dần từ những người mạo hiểm từ gốc Tây phương sang “Tân Thế giới“ tìm sống. Mỗi Cá nhân chiếm hữu đất đai để tự khai thác. Tinh thần tôn trọng tư hữu phương tiện làm ăn là tuyệt đối. Những nhóm đồng hương từ gốc Aâu châu tìm lại với nhau lập những Cộng đồng nhỏ để rồi tiến lên thành những Bang. Họ có những Luật lệ của Tiểu Bang trước khi có những quy định phổ quát Liên Bang Hợp Chủng quốc. Những Luật lệ được kiện toàn lên từ đời sống làm ăn cụ thể của Cá nhân, của Cộng đồng nhỏ, của Tiểu Bang.

Tóm lại con đường đấu tranh xây dựng mẫu Dân chủ tại Thụy sĩ và tại Hoa kỳ đến từ cuộc làm ăn kiếm sống của từng Cá nhân mà tiến lên một Chính quyền phải tôn trọng những gì mà những Cá nhân kiếm sống đã quy định với nhau.  Mẫu Dân chủ này không phải là một mẫu Nhân quyền, Dân chủ trong ý niệm đã có sẵn để chụp lên một khối quần chúng.    

2)  Tiến trình đấu tranh và xây dựng Dân chủ thực sự tại VN

Người Việt tỵ nạn tại những nước tân tiến và Dân chủ trên thế giới. Lớp Trí thức Hải ngoại, nhất là giới trẻ dễ mang những mẫu Nhân quyền, Dân chủ từ những nước tân tiến này học từ Đại học để chụp lên quần chúng nghèo khổ tại Việt Nam. Vì quần chúng nghèo khổ này đang bị tước đoạt những phương tiện sinh sống, nên quần chúng dễ thấy mình bị hổng chân khi đem những ý niệm Nhân quyền, Dân chủ ra thực hiện cụ thể, nhất là lại có bàn tay của một đảng Chính trị độc tài luôn tìm cách ngụy tạo Nhân quyền và Dân chủ.

Cuộc đấu tranh của quần chúng Quốc nội hiện nay có những điểm cụ thể và thực tế hơn những hô hào mang mẫu mực Nhân quyền, Dân chủ từ những Xã hội tân tiến Tây phương nhập nội vào Việt Nam. Cuộc đấu tranh của Quốc nội đi từ những chặng cụ thể liên hệ trực tiếp đến cuộc sống làm ăn để từ đó xây dựng Luật lệ Dân chủ khả thi và áp dụng thiết thực. Có thể nói đây là Tiến trình bắt đầu từ Dân chủ hóa Kinh tế để đi đến Dân chủ hóa Chính trị.

Những chặng đấu tranh của Quốc nội có thể tóm như sau:

Chặng 1: Đòi TƯ HỮU phương tiện làm ăn, nhất là Đất Đai
Đây là chặng bắt đầu mà Dân Oan đang khởi động với quyết tâm có thể bạo động để bảo vệ Tư hữu Đất đai. Khối nông dân chỉ muốn “Người Cầy có Ruộng“. Họ sẵn sàng bạo động chống lại những quyền lực đến cướp đất đai của họ. Đó là những người, giống như những thành phần đầu tiên của Xã hội Hoa kỳ và Thụy sĩ, đòi hỏi việc tôn trọng TƯ HỮU phương tiện làm ăn, nhất là Đất đai.

Chặng 2: Đòi LUẬT LỆ rõ rệt về tư hữu Đất đai
Hiện nay, Luật lệ của CSVN về Đất đai là “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng do Nhà Nước (tức đảng CSVN) quản trị !” Đây là Luật lệ trá hình để CSVN chiếm giữ mọi tài nguyên từ Đất đai cho riêng đảng. Quyền TƯ HỮU luôn luôn hàm ngụ quyền tự do sử dụng TƯ HỮU. Nói rằng cái Cầy là tư hữu của nông dân tên A, thì nông tên A phải có quyền tự do sử dụng cái Cầy ấy, nếu không, hai chữ TƯ HỮU không có ý nghĩa chính yếu của nó. Nói rằng Đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân, mà quyền sử dụng lại do đảng CSVN chỉ định, thì cái quyền SỠ  HỮU ấy chỉ là việc chơi chữ để đảng CSVN đánh lừa nhân dân mà chiếm lấy Đất đai cho mình.

Chặng 3: Đấu tranh BẢO VỆ quyền Kinh tế
Khi nhân dân có TƯ HỮU, có quyền sử dụng TƯ HỮU để làm ăn mà Nhà nước phải tôn trọng, những cá nhân sinh hoạt Kinh tế tiến tới những Luật Lệ bảo  đảm phân định quyền lợi Kinh tế giữa họ và đặt để cho Nhà nước những lãnh vực can thiệp vào đời sống Kinh tế tư nhân cho hợp lý. Kinh tế tư nhân lớn mạnh, thì tư nhân có lực để đòi hỏi Nhà nước phải tôn trọng. Gọi “Sĩ“ là Chính giới, gọi “Nông“ là lớp người làm ăn Kinh tế tư nhân. Câu nói “Nhất Sĩ nhì Nông !”, nhưng hết gạo chạy rông, thì “Nhất Nông nhì Sĩ “. Đây là chặng DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (Démocratisation Economique) để có lực thực hiện DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ (Démocratisation Politique). Xã hội Hoa kỳ và Xã hội Thụy sĩ, từ những Cá nhân đi tìm sống, đã thực hiện Dân Chủ hóa Kinh tế trước khi tiến tới Dân chủ hóa Chính trị, thì nền Dân chủ của họ mới vững chắc và khả thi.

Những chặng đấu tranh của đồng bào quốc nội là thực tiễn và cụ thể. Nó đang trên đường tiến tới một mẫu mực NHÂN QUYỀN và DÂN CHỦ “Made in Vietnam“, chứ không phải là “Made in USA “ hay “Made in France “...
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

No comments: