Saturday, May 26, 2012

HOA KỲ & BIỂN ĐÔNG


Xác định lợi ích Hoa Kỳ tại Châu Á

2012-05-20
Thượng nghị sĩ John McCain, một người được đánh giá là thấu hiểu và có nhiều hoạt động ở Châu Á trong sự nghiệp chính trị, một lần nữa xác định lợi ích của Hoa Kỳ tại vùng Châu Á Thái Bình Dương.
AFP
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama duyệt hàng quân danh dự khi đến Úc. 16/11/2011



Trong cuộc thảo luận mang tên “Xác định lợi ích của Hoa Kỳ tại Châu Á” do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS, trụ sở tại Washington tổ chức hôm thứ Hai, ngày 14 tháng 5, một lần nữa giới chức cao cấp của Hoa Kỳ khẳng định sự hiện diện của mình tại Châu Á.
Là một trong những nhà lập pháp hàng đầu của Hoa Kỳ cũng như có nhiều kinh nghiệp tại vùng Châu Á Thái Bình Dươn, ông John McCain được mời nói chuyện và trả lời câu hỏi của báo giới.
Buổi nói chuyện diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia Châu Á cho rằng hệ thống chính trị của Hoa Kỳ không giải quyết được vấn đề tài chính của nước này cũng như vấn đề thế giới. Sự việc này theo ông John McCain là một vấn đề khổng lồ và làm dấy lên nghi ngờ về sự cam kết của Washington tại vùng Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, vị thượng nghị sĩ đến từ bang Arizona khẳng định: “Cuối cùng thì mặc dù bối cảnh Châu Á thay đổi, nhưng lợi ích của Hoa Kỳ tại đây luôn không thay đổi”.

Những lợi ích cốt lõi

 

Lợi ích cũng như sự quan tâm của Hoa Kỳ là khả năng ngăn chặn xung đột, bảo vệ đồng minh, mở rộng thương mại, và phát triển dân chủ nhân quyền. Đây là những vấn đề cốt lõi cũng đã được Tổng thống Barack Obama khẳng định trước hội Úc vào năm ngoái, khi quyết định triển khai 2500 quân tại Darwin. Ông John McCain cũng khẳng định lợi ích và sự quan tâm của Hoa Kỳ không nhằm kiềm chế bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo ông John McCain, thách thức mà Hoa Kỳ đối mặt khi trở lại Châu Á Thái Bình Dương là làm thế nào để sự cân bằng này có ý nghĩa. Ngoại giao, kinh tế và quân sự được xem là sức mạnh của Hoa Kỳ và nước này không muốn có những hành động ảnh hưởng đến những giá trị đó.
Ông John McCain khẳng định mở rộng thương mại là một trong những mục tiêu lớn nhất của Hoa Kỳ. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hoa Kỳ; tuy nhiên nước này chưa có một khuôn khổ thương mại mở rộng và năng động đối với khối ASEAN. Điều này cho thấy Washington đã làm kinh doanh ở Châu Á từ lâu nhưng về thương mại, Hoa Kỳ chỉ là một nhân tố bên lề. Trong nhiệm kỳ của ông Barack Obama, chưa có một hiệp định tự do thương mại nào được chốt lại hay thông qua. Trong khi đó, theo một thống kê năm ngoái, các quốc gia Châu Á đã đúc kết hoặc thảo luận đến 300 thỏa thuận thương mại, và dĩ nhiên không có một thỏa thuận nào có bao gồm Hoa Kỳ trong đó.
Một chiến lược thương mại tại Châu Á là điều bắt buộc cho sự thành công kinh tế lâu dài của Hoa Kỳ.
TNS John McCain
Cho nên hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương -TPP được Hoa Kỳ vô cùng chú trọng và tạo nỗ lực để tất cả các nước ASEAN có thể tham dự. Nếu điều này không thực hiện được, có khả năng Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy một hiệp định tự do thương mại riêng giữa Washington và ASEAN. Nói tóm lại, ông John McCain cho rằng “Một chiến lược thương mại tại Châu Á là điều bắt buộc cho sự thành công kinh tế lâu dài của Hoa Kỳ”.

Về quân sự, ông John McCain khẳng định vùng Châu Á Thái Bình Dương là một nơi chủ yếu liên quan đến biển. Việc thêm sức mạnh của Hoa Kỳ vào khu vực này chủ yếu sẽ tập trung vào lực lượng hải quân. Ông cũng cho biết việc triển khai 2500 quân ở Úc “có thể là một ví dụ điển hình cho việc triển khai quân Mỹ đến các nước khác tại Châu Á, chẳng hạn như Philippines”.
Hiện tại, hải quân Hoa Kỳ đang thiếu 313 tàu. Mới đây, chính phủ đưa ra ý kiến cho về hưu một số lượng tàu dùng trong hải quân, trong đó có 7 tuần dương hạm, tàu ngầm tấn công. Đây là có thể được xem là một thách thức đối với Hoa Kỳ nói chung và đối với kế hoạch can dự vào vùng Thái Bình Dương nói riêng. Vì nếu thất bại, kết cục của Hoa Kỳ là hứa nhiều hơn làm.

Vấn đề Biển Đông

 
Khi hiện diện tại Châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ vướng phải ít nhất là 3 thử nghiệm, trong đó đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Một trong những câu hỏi Hoa Kỳ phải đối mặt là vai trò nước này sẽ như thế nào và Hoa Kỳ liên quan gì đến những thách thức trong vùng.
Mặc dù không có tranh chấp tại vùng Biển Đông, nhưng hơn 1 ngàn tỷ đô la giá trị thương mại của Hoa Kỳ qua vùng Biển Đông hàng năm. Philippines, đồng minh lâu năm của Washington lại là nước có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc tại Trường Sa cho thấy Hoa Kỳ có lý do để biện minh cho sự hiện diện của mình tại vùng biển tranh chấp phức tạp này.
Ông John McCain khẳng định ngoài những lý do trên, sự hiện diện của Hoa Kỳ “là quan trọng cho một Châu Á đang lên nhằm tránh mặt tối của một lối chính trị thực dụng. Đó là lối chính trị mà nước lớn làm những gì họ hài lòng còn nước nhỏ phải chịu đựng”.
Vị Thượng nghị sĩ này còn nói rằng Hoa Kỳ phải “hỗ trợ những đối tác ASEAN như họ yêu cầu” và giải quyết những bất đồng theo hướng hòa bình và đa phương. Lời nói của ông John McCain không ám chỉ vào nước nào, cũng không chính thức ủng hộ lối giải quyết đa phương như một số nước ASEAN yêu cầu, nhưng có thể được xem là một thông điệp mạnh mẽ khẳng định vai trò của Hoa Kỳ tại biển Đông, mặc dù chưa ai rõ tình hình biển Đông sẽ được giải quyết như thế nào.
Ngày 9 tháng 5 vừa qua, phát biểu với các công ty Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta ủng hộ việc phê chuẩn Công ước LHQ về Luật biển 1982 – UNCLOS. Có hiệu lực từ năm 1994, UNCLOS được 157 nước thông qua, nhưng Hoa Kỳ không nằm trong số đó. Phát biểu của ông Leon Panetta trong lúc này có thể làm hài lòng một số quốc gia, trong đó có Philippines. Tuy nhiên, theo ông John McCain, hiện tại cấp nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ chưa nói gì về việc thông qua UNCLOS. Riêng bản thân ông , ông ủng hộ việc này.

Việt Nam và nhân quyền

Liên quan đến Việt Nam, tại buổi nói chuyện này, ông John McCain cho biết ông hiểu rằng “Việt Nam dĩ nhiên lo sợ Trung Quốc” dựa vào những gì xảy ra trong lịch sử. Tuy nhiên, ông cho biết ông quan ngại về “cách thức mà chính phủ đối xử với các nhóm tôn giáo, các sắc tộc thiểu số, tình trạng tham nhũng ở mức cao”. Ông cho rằng vì tình trạng đàn áp nhân quyền vẫn đang diễn ra, Hoa Kỳ chưa thể cung cấp vũ khí tấn công cho Việt Nam.
Tuy nhiên, ông cho biết ông quan ngại về “cách thức mà chính phủ đối xử với các nhóm tôn giáo, các sắc tộc thiểu số, tình trạng tham nhũng ở mức cao”.
Hồi đầu năm nay, sau khi cùng ba nhà lập pháp khác đến Việt Nam, ông John McCain đã tiết lộ rằng Việt Nam đưa cho ông một danh sách các vũ khí cần mua. Tuy nhiên, lúc đó ông cũng khẳng định lập trường của mình là không đáp ứng yêu cầu của Việt Nam khi tình trạng nhân quyền chưa cải thiện.
Khẳng định can dự vào Châu Á trong vấn đề kinh tế, ngoại giao, quân sự có lẽ không phải là một điểm mới. Nhưng ít ra nó cho thấy sự quyết tâm và đồng thuận của Hoa Kỳ tại biển Đông. Mặc dù Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định “không cố tình kiềm chế nước nào”, nhưng theo các nhà quan sát đây là động thái trấn an đồng minh, đối tác cũng như đối trọng với Trung Quốc.

Video Hoa Kỳ và Biển Đông


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/defining-american-interest-in-asia-qchi-05202012153152.html 

Thượng viện Mỹ xem xét khả năng phê chuẩn Công ước về Luật Biển

Nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Nguồn:wikipedia

Trọng Nghĩa
Sau gần 30 năm làm ngơ, ngày 23/05/2012, Thượng viện Hoa Kỳ, định chế quyết định trong vấn đề phê chuẩn các hiệp định của nước Mỹ, sẽ bắt đầu xem xét việc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 dưới góc độ an ninh và chiến lược. Tiến trình xem xét được mở đầu bằng một phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ở Washington DC.

Cuộc điều trần - do Thượng Nghị Sĩ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện chủ trì - sẽ nghe tham luận của bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng, ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng, và Tướng Martin Dempsey, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân.

Sự kiện Thượng viện Hoa Kỳ xem xét khả năng phê chuẩn Công Ước về Luật Biển là một thay đổi quan trọng trong đường lối của Hoa Kỳ vốn đã tẩy chay văn kiện ra đời từ năm 1982, đã được 162 quốc gia phê chuẩn, và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1994.
Quan điểm trước đây của Mỹ là không phê chuẩn Công ước này, vì cường quốc kinh tế và hải quân số một thế giới muốn được quyền tự do khai thác lòng biển, cũng như tung hoành trên đại dương mà không bị ràng buộc.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, khi quyết định dấn thân sâu hơn vào vùng Châu Á trước đà vươn lên mạnh mẽ về mặt quân sự của Trung Quốc, chính quyền Hoa Kỳ đã thấy rằng cần phải gia nhập công ước này để có thêm tiếng nói. Ngoại trưởng Clinton đã tuyên bố rằng thúc đẩy việc phê chuẩn UNCLOS là một trong những ưu tiên của bà tại Bộ Ngoại giao. Đó cũng là quan điểm của Tổng thống Obama.
Quân đội Mỹ cũng cần có một cơ sở pháp lý để khỏi phải nhức đầu với các quốc gia hàng hải đã tự đòi hỏi chủ quyền trên các vùng biển, và đặt ra những quy định riêng biệt, hạn chế quyền tự do hàng hải. Công ước Liên Hiệp Quốc sẽ cho phép các nước giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình mà không cần đến sự can thiệp của quân đội Mỹ

No comments: